CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ......................................................
1. Tên sáng kiến: “Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trải
nghiệm”.
(Lê Thị Xuân Diễm, Lê Thanh Thủy, Võ Hoàng Lâm Trúc, Nguyễn Văn Bé,
Nguyễn Thành Sang, @THPT Lê Quí Đôn)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Bác Hồ kính yêu có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đạo đức là sợi chỉ hồng xuyên suốt trong
quá trình suy nghĩ và hành động của một con người. Người có đạo đức tốt ắt hẳn
suy nghĩ và hành động đúng.
Trong trường học giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếu của quá
trình giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh. Đạo đức được coi là nền tảng trong
phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người. Vì thế, trong nhà trường phải luôn
chú trọng cả đức lẫn tài: Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy người nhằm rèn luyện
học sinh trở thành con người phát triển toàn diện.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập khu vực và
quốc tế, tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước thắng lợi, yêu cầu đòi hỏi nhân tài cho đất nước ngày càng cao
hơn, chất lượng hơn.
Vì vậy, hơn bao giờ hết nhận thức và hành động của việc “giáo dục tư tưởng
chính trị, đạo đức phải chiếm vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục học
sinh”.
Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức,
kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn.
Từ nhận thức đó, chúng tôi luôn suy nghĩ, trăn trở cố tìm ra các biện pháp hữu
hiệu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Đó là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài “Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1 Mục đích của giải pháp
Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, học
tập các kiến thức về khoa học, xã hội, lịch sử trên lớp, học sinh còn phải tu dưỡng
và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng
ứng xử, … trong đó trau dồi rèn luyện đạo đức là vấn đề hàng đầu, vì đạo đức là nền
tảng của gia đình, nền tảng của xã hội
Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm
là một hoạt động góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em
có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có lý tưởng, có
ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống.
3.2.2 Nội dung của giải pháp
* Điểm mới của giải pháp
Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm
là một hoạt động góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em
có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có lý tưởng, có
ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống.
* Cách thức thực hiện
1. Ý tưởng thực hiện.
- Hoc sinh đưa ý tưởng muốn tham gia hoạt động trải nghiệm bằng việc cả
tập thể sẽ trồng và chăm sóc hoa vạn thọ để bán vào dịp Tết Nguyên Đán.
- Thông qua trải nghiệm, các em sẽ hình thành nên kĩ năng kinh doanh, cách
tính vốn đầu tư, lợi nhuận, hay thiệt hại .
2. Cách tiến hành
a. Huy động vốn.
2
- Vốn đầu tư ban đầu được huy động từ các cá nhân trong tập thể. Với mục
đích rằng một khi các bạn bỏ vốn vào thì sẽ tự giác, tích cực tham gia hoạt động,
cũng như nâng cao ý thức tập thể và trách nhiệm cộng đồng.
b. Phân chia công việc.
- Mỗi cá nhân sẽ có trách nhiệm, công việc, trong hoạt động trải nghiệm, các
ban sẽ làm chung các công việc ban đầu như làm đất, bỏ đất vào chậu, trồng cây,…
- Có bảng phân công rõ ràng việc tưới cây hàng ngày, chăm sóc cây, bón phân
hữu cơ cho cây.
c. Cách tiến hành.
- Tháng 11: Bắt đầu làm đất. Mua phân bò, mụn dừa, ủ với đất trong thời gian
2 tháng.Cả tập thể tham gia.
- Tháng 1: Mua 200 cây vạn thọ và 70 chậu nhựa. Tiến hành trồng cây, chăm
sóc cây.
- Tháng 2: Bắt đầu bán cây, thu hoạch.
d. Kết quả thu được.
- Nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên chủ nhiệm nên việc phân công, thực
hiện của các bạn trong lớp rất tốt. Qua hoạt động các bạn trở nên gần gũi hơn, đoàn
kết hơn.
- Nhờ có giáo viện hướng dẫn kỹ thuật bô môn Sinh mà các em học sinh biết
được kỹ thuật chăm sóc hoa, sử dụng các loại phân hữu cơ, chế phẩm sinh học
chống lại sâu bọ, hạn chế sử dụng phân hóa học.
- Học sinh biết yêu thiên nhiên, hăng say lao động.
- Trong lúc bán hoa, các em có được kỹ năng chào mời, tính toán lãi, góp
phần giáo dục kỹ năng giao tiếp.
- Trong quá trình trải nghiệm, các em biết phân công lao động, có tinh thần
trách nhiệm, luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, tránh ảnh hưởng đến tập thể.
- Học sinh đưa ra ý tưởng tìm nguồn phân bón hữu cơ, để đưa ra thị trường
trồng các loại rau sạch, an toàn.
3
- Học sinh đưa ra nhiều ý tưởng, mạnh dạn tự tin trình bày quan điểm của
mình, qua đó ta thấy được hoạt động trải nghiệm đã giúp học sinh trở nên tự tin, bản
lĩnh, và năng động.
- Các em thích lao động, tránh xa được các cám dỗ như game online, rượu
bia, đánh bài…
- Lãi thu được các em sử dụng vào mục đích đầy ý nghĩa, giúp đỡ các bạn
trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh. Tinh thần tương thân tương ái được đẩy
mạnh, các em biết quan tâm nhau hơn, chia sẻ động viên nhau giúp bạn vượt qua
khó khăn.
- Tuy nhiên, Trong quá trình thực hiện, còn gặp một số khó khăn về thời tiết,
vì vậy có một vài chậu hoa phát triển chưa tốt, chưa đẹp.
e. Chi Phí
STT Nội dung
1
Huy động vốn từ các bạn
Thu
1.000.000
Chi
2
40*25.000
Mua phân bò
80.000
3
10 bao * 8.000
Mụn dừa
150.000
4
5
6
7
5 bao * 30.000
Cây giống
200 * 1.500
Chậu 70* 4.000
Phân bón dưỡng cây
Tổng cộng
300.000
280.000
100.000
910.000
1.000.000
f. Thu hoạch và doanh thu
Bán hoa loại 1: 40 * 30.000 = 1.200.000
Bán hoa loại 2: 20 * 20.000 = 400.000
Bán hoa loại 3: 10 * 15.000 = 150.000
Tổng thu: 1.750.000
Lãi: 840.000
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
4
5
6
3.3 Kết quả nghiên cứu:
3. Kết luận
- Sau khi tham gia hoạt động, các em học sinh trở nên trưởng thành hơn. Các
em biết và thấm thía hơn nỗi vất vả của Cha mẹ khi lao động chân tay, chăm sóc cây
- Trong quá trình làm việc tập thể, các em trở nên đoàn kết, trách nhiệm, biết
chia sẻ.
- Thông qua hoạt động kinh doanh nhỏ này, các em rút ra được nhiều bài học
cho bản thân về khởi nghiệp, các em càng có nhiều ý tường hơn khi rời khỏi mái
trường THPT.
- Các em trở nên quyết đoán, mạnh dạn , dám nghĩ dám làm.
Thống kê chất lượng học tập của lớp chủ nhiệm với chất lượng học tập chung
của trường học kì I năm học 2017-2018.
Sĩ
Giỏi
LỚP 12C5
số
41
SL
3
%
7.3
Trường
754
96
12,7
Khá
SL
%
56.1
23
235 31,2
Trung Bình
Yếu
Kém
SL
13
%
31.7
SL
4.9
%
0
SL
0
%
0
298
39,5
122
16,2
3
0,4
Đồ thị so sánh xếp loại học lực lớp 12C5 so với mặt bằng chung của trường
7
Thống kê chất lượng hạnh kiểm của lớp chủ nhiệm với chất lượng hạnh
kiểm chung của trường học kì I năm học 2017 - 2018.
Sĩ
Tốt
LỚP 12C5
số
41
SL
39
%
95.1
Trường
754
577
76.5
Khá
SL
%
4.9
2
142 18.8
Trung Bình
Yếu
Kém
SL
0
%
0
SL
0
%
0
SL
0
%
0
18
2.4
17
2.3
0
0
- Sau khi tham gia hoạt động, các em học sinh càng hào hứng hơn và phát sinh
nhiều ý tưởng sáng tạo hơn, góp phần mang lại nhiều giải thưởng cho bản thân và
nhà trường qua cuộc thi khoa học kĩ thuật các cấp ( trong năm 2017-2018 này các
em đã đạt được 1 giải nhất - 1 giải nhì cấp Huyện và 2 giải khuyến kích cấp Tỉnh.)
Học sinh tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh
-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Các em đã lập nhóm để xây
dựng mô hình trồng trọt tại nhà bằng cách tận dụng khoảng đất trống phía sau nhà
8
và những phế liệu bị hư hoặc bỏ của gia đình, mô hình trồng rau mầm sạch trong
trường; vừa phục vụ nguồn thức ăn sạch cho bản thân, gia đình vừa mang lại kinh
tế. Đây cũng là cơ sở thúc đẩy cho cho đề án nghiên cứu khởi nghiệp cho học sinh.
Mô hình trồng rau sạch tại nhà do học sinh tự thiết kế
9
Mô hình trồng rau mầm sạch trong nhà
Mô hình trồng rau mầm ở trường
3.4 Khả năng ứng dụng triển khai
10
- Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong sinh hoạt lớp.
- Các hoạt động ngoại khóa .
- Thực tiễn lao động sản xuất ở trường và ở nhà
3.5 . Những bài học rút ra
- Nhìn chung nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm nhằm
giáo dục đạo đức học sinh hết sức phong phú và phức tạp. Đòi hỏi ngoài những
phẩm chất và năng lực của giáo viên bình thường thì giáo viên chủ nhiệm lớp còn
phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc, chấp nhận gian khó và rèn luyện
năng lực hoạt động xã hội, đoàn thể, chính trị,... để làm tốt công tác chủ nhiệm của
mình.
- Trong công tác này giáo viên chủ nhiệm không nên nóng vội, áp đặt, mà cần
có lòng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học
sinh lên trên hết, đối xử và xếp loại công bằng, công khai, minh bạch, giành nhiều
thời gian và tâm sức thì khi đó công tác chủ nhiệm sẽ không còn khó khăn phức tạp
mà sẽ là niềm vui cho mỗi giáo viên khi đến trường.
- Có được kết quả này là sự chỉ đạo của Ban giám hiệu kết hợp mối quan tâm
đồng lòng hiệp sức của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn thể, và cả sự
nỗ lực phấn đấu tiến bộ của học sinh, sự quan tâm của cha mẹ học sinh.
- Trong thời gian tham gia hoạt động trải nghiệm, chúng tôi có những nỗi lo
lắng, trăn trở, nhiều lúc cũng khó khăn, bế tắc. Nhưng đổi lại chúng tôi nhận được
rất nhiều tình cảm từ phía học sinh, sự tin yêu của phụ huynh.
- Kết quả thực nghiệm bước đầu đã chứng tỏ tính hiệu quả và khả thi của đề
tài, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài
3.6 Tài liệu kèm theo (không)
Bến Tre, ngày 12 tháng 3 năm 2018
11