Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh cầu trùng ở gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ
BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ
BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Ngành: Thú y
Mã ngành: 8.64.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Quang

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Văn Quang. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn
trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và sau 1 năm thực hiện đề tài tại cơ sở, đến
nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng
đào tạo, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, Bộ môn Bệnh động vật, Bộ môn
Dược lý và Vệ sinh an toàn thực phẩm, các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn,
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Nguyễn Văn Quang, người đã trực tiếp hướng dẫn và đã giúp đỡ tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân, trạm thú y và nhân dân các xã
của huyện Phú Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành đề tài
tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp
đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.


Thái Nguyên, tháng năm 2018
Học viên

Ngô Thị Trang


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 3
1.1.1. Những hiểu biết về cầu trùng ký sinh ở gà ............................................... 3
1.1.2. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng gà và các động vật khác .................... 7
1.2. Nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................................... 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 26

2.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 27
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng gà ......................... 27
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh cầu trùng ở gà ............. 27
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và điều trị bệnh cầu trùng ........................ 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp đánh giá thực trạng công tác phòng bệnh cầu trùng
cho gà ................................................................................................................ 27
2.4.2. Phương pháp bố trí lấy mẫu .................................................................... 28
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu ............................................................................... 30
2.4.4. Phương pháp xét nghiệm mẫu và xác định cường độ nhiễm .................. 30


iv
2.4.5. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh cầu trùng ở gà ............. 30
2.4.6. Sử dụng thuốc phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho gà ......................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 35
3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác phòng bệnh cầu trùng cho gà tại các xã
của huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 35
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng gà ở huyện Phú
Lương - tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 38
3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà ở huyện Phú Lương - tỉnh
Thái Nguyên ..................................................................................................... 38
3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà ........................ 42
3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo phương thức chăn nuôi........... 46
3.3. Nghiên cứu sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở ngoại cảnh ................................ 56
3.3.1. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng và vườn chăn thả gà .......... 56
3.3.2. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn, nước uống của gà ............. 57
3.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh cầu trùng gà ......................................... 59
3.4.1. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của gà bị bệnh cầu trùng ở một số xã

thuộc huyện Phú Lương.................................................................................... 59
3.4.2. Tổn thương đại thể ở cơ quan tiêu hóa do cầu trùng gây ra .................... 60
3.4.3. Tổn thương vi thể ở cơ quan tiêu hóa của gà bị bệnh cầu trùng ............. 62
3.5. Nghiên cứu biện pháp phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho gà ................... 63
3.5.1. Hiệu lực của thuốc phòng bệnh cầu trùng ............................................... 63
3.5.2. Hiệu lực của thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho gà .................................. 64
3.5.3. Đánh giá độ an toàn của thuốc điều trị cầu trùng cho gà ........................ 66
3.5.4. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho gà ................................ 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGH,...................................................................................... 68
1. Kết luận ............................................................................................................. 68
2. Đề nghị .............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs.

:

Cộng sự

E. coli

:

Escherichia coli

E. tenella


:

Eimeria tenella

g

:

Gam

Nxb

:

Nhà xuất bản

tr.

:

Trang


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thực trạng công tác phòng bệnh cầu trùng gà tại các hộ chăn nuôi
trên 100 gà ở 5 xã của huyện Phú Lương ................................................ 35
Bảng 3.2: Thực trạng công tác phòng bệnh cầu trùng gà tại các hộ chăn nuôi
trên 100 gà ở các xã của huyện Phú Lương ............................................. 36

Bảng 3.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà tại một số xã................................ 38
Bảng 3.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà ......................... 43
Bảng 3.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức chăn nuôi ............. 47
Bảng 3.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo quy mô đàn ......................... 53
Bảng 3.8: Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng và vườn chăn thả gà ........... 56
Bảng 3.9: Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn, nước uống của gà ............... 58
Bảng 3.10: Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của gà nhiễm cầu trùng .................. 59
Bảng 3.11: Tỷ lệ các tổn thương đại thể chủ yếu ở cơ quan tiêu hóa gà
nhiễm cầu trùng........................................................................................ 60
Bảng 3.12: Tổn thương vi thể ở cơ quan tiêu hóa của gà bị bệnh cầu trùng ............ 62
Bảng 3.13: Hiệu quả của thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà .................................. 63
Bảng 3.14: Hiệu lực của thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho gà ................................. 65
Bảng 3.15: Đánh giá độ an toàn của thuốc điều trị cầu trùng ................................... 66


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện Phú Lương ............. 41
Hình 3.2: Biểu đồ cường độ nhiễm cầu trùng tại huyện Phú Lương ........................ 42
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà .................................. 45
Hình 3.4: Biểu đồ cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi gà ................................. 46
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo phương thức chăn nuôi gà...................... 48
Hình 3.6: Biểu đồ cường độ nhiễm cầu trùng theo phương thức chăn nuôi .................. 49
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng theo mùa ....................................... 51
Hình 3.8: Biểu đồ cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng theo mùa vụ ......................... 52
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng theo quy mô đàn .......................... 54
Hình 3.10 : Biểu đồ cường độ nhiễm cầu trùng theo quy mô đàn ............................ 55


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1: Tế bào viêm xâm nhập lớp niêm mạc ruột (Tiêu bản nhuộm HE, độ phóng
đại 150 lần) .................................................................................................. 62
Ảnh 2: Oocyst cầu trùng trong niêm mạc ruột (Tiêu bản nhuộm HE, độ phóng đại
150 lần) ........................................................................................................ 62
Ảnh 3: Biểu mô ruột xuất huyết (Tiêu bản nhuộm HE, độ phóng đại 400 lần) ..................................63
Ảnh 4: Niêm mạc ruột thoái hóa, long tróc (Tiêu bản nhuộm HE, độ phóng đại
100 lần)........................................................................................................ 63


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn
nuôi và luôn được quan tâm hàng đầu vì nó có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu
về thịt và trứng. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn cung cấp các sản phẩm phụ cho
ngành công nghiệp chế biến và ngành trồng trọt... Chính vậy đó mà trong những
năm gần đây, chăn nuôi gia cầm đã và đang có những bước phát triển vượt bậc
cả về số lượng và chất lượng.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành trong cả nước có số lượng trang
trại chăn nuôi lớn. Có những trang trại có quy mô 16 nghìn gà/lứa; 10 nghìn gà đẻ
trứng. Các trang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Phú Bình,
Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, thành phố Sông Công. Tính đến nay, toàn tỉnh có
hơn 750 trang trại chăn nuôi, trong đó có trên 380 trang trại chăn nuôi gia cầm, tổng
đàn gia cầm trên 9 triệu con, bình quân mỗi trang trại nuôi 2,5 nghìn con gia cầm.
Trong đó, Phú Lương là huyện có nghề chăn nuôi phát triển, với tổng đàn gia cầm
trên 2,5 triệu con, có rất nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm nhưng hình thức chăn
nuôi hộ gia đình là chủ yếu.
Cùng với sự phát triển của chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Thái Nguyên nói chung,
huyện Phú Lương nói riêng thì dịch bệnh cũng xảy ra rất nhiều (đặc biệt là ở các trại

chăn nuôi theo phương thức tập trung công nghiệp) đã gây thiệt hại không nhỏ về
kinh tế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng chăn nuôi. Ngoài những bệnh
truyền nhiễm thường gặp như bệnh tụ huyết trùng, newcastle, gumboro, cúm gia
cầm,... còn thấy nhiều bệnh ký sinh trùng. Các bệnh ký sinh trùng tuy không làm
phát sinh thành dịch lớn, gây chết hàng loạt như bệnh truyền nhiễm nhưng làm cho
gà ăn kém hoặc bỏ ăn, giảm chất lượng thịt, trứng, nếu không được phòng trị kịp
thời sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, trong đó có bệnh cầu trùng. Cầu trùng ký sinh
và phá hủy tế bào biểu mô ruột làm cho gà bỏ ăn, lông xù, cánh xã, phân loãng lẫn
máu tươi, giảm năng xuất và hiệu quả chăn nuôi, tạo cơ hội cho những bệnh kế phát
xâm nhập.


2
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của chăn nuôi hiện nay, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh cầu trùng ở
gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm dịch tễ chủ yếu của bệnh cầu trùng gà ở
một số xã của huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh cầu trùng.
- Xác định được thuốc phòng và điều trị cầu trùng có hiệu quả cao, từ đó làm
cơ sở khoa học đề ra các biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho gà hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài để có những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện về
đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng, biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho gà có
hiệu quả tại huyện Phú Lương và các địa phương khác.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi gà áp dụng các biện
pháp phòng trị bệnh cầu trùng, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm cầu trùng cho gà, hạn chế

thiệt hại do cầu trùng gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi gà.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Những hiểu biết về cầu trùng ký sinh ở gà
1.1.1.1. Phân loại cầu trùng gà
Vị trí của cầu trùng trong hệ thống phân loại động vật học, các loài cầu trùng
ký sinh ở gà Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cập đến.
Levine và cs (1980) (dẫn theo Lương Văn Huấn và cs, 1997) [9] đã phân loại
cầu trùng ký sinh ở gà như sau:
Ngành nguyên sinh động vật Protozoa.
Phân ngành Apicomplexa
Lớp Sporozoasida
Phân lớp Coccidiasina
Bộ Eucoccidiorida
Phân bộ Eimeriorina
Họ Eimeriidae
Giống Eimeria (Schneider, 1875)
Loài Eimeria tenella (Railliet and Lucei, 1891),
(Fantham , 1909)
Loài Eimeria maxima (Tyzzer,1929)
Loài Eimeria acervulina (Tyzzer,1929)
Loài Eimeria mivati (Edgar and Seibold, 1964)
Loài Eimeria brunetti (Levine, 1942)
Loài Eimeria mitis (Tyzzer, 1929)
Loài Eimeria hagani (Levine, 1938)
Loài Eimeria necatrix (Jonson, 1930)

Loài Eimeria praecox (Jonson, 1930)
Ở nước ta, bệnh cầu trùng gà và các loài cầu trùng ký sinh ở gà đã được
nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ 70. Theo Dương Công Thuận (1975) [34],
có 4 loài cầu trùng gây bệnh ở các trại gà: E. tenella, E. maxima, E. mitis, E.


4
necatrix. Hồ Thị Thuận (1985) [36] cho biết, gà nuôi công nghiệp ở một số trại gà
phía Nam nhiễm 5 loài cầu trùng: E. tenella, E. maxima, E. mitis, E. brunetti, E.
necatrix. Hoàng Thạch (1999)[28] xác định rằng, có 6 loài cầu trùng ký sinh ở gà
tại TP. Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận, đó là các loài: E. tenella, E. maxima,
E. acervutina, E. mitis, E. brunetti, E. necatrix. Phạm Văn Chức và cs (1991) [3]
đã tìm thấy 4 loài: E. tenella, E. maxima, E. mitis, E. necatrix và đã thử nghiệm sản
xuất vắc xin phòng bệnh cầu trùng bằng phương pháp chiếu xạ gama với 4 loài này.
Bệnh cầu trùng là một loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất nguy hiểm ở
động vật nuôi thuần chủng, thú hoang và con người do một nhóm nguyên sinh động
vật đơn bào ngành Protozoa, lớp Sporozoa, bộ Coccidae, chủng Eimeria, 2 giống
Eimeria và Isospora. Bệnh có thể gây chết nhiều súc vật, tỷ lệ chết cao, đặc biệt là ở
súc vật non. Ở gà và thỏ, bệnh gây thiệt hại lớn nhất (tỷ lệ chết cao ở gà con, thỏ
con có thể lên tới 80-100 %).
Cầu trùng là động vật đơn bào có hình thái đa dạng phụ thuộc vào từng loài
cầu trùng như hình hơi tròn, hình trứng, hình bầu dục…, chúng ký sinh chủ yếu ở tế
bào biểu bì ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và kể cả con người.
Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh cầu
trùng cũng như bệnh cầu trùng gà đó là Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Thị Kim
Lan (2005) [24], Nguyễn Quang Tính (2013) [32],...
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái một số loài cầu trùng
* Cấu trúc của Oocyst cầu trùng
Hình dạng và cấu trúc của Oocyst cầu trùng thay đổi tùy theo từng loài cầu
trùng khác nhau.

Theo Tyzzer (1929) [51] đã mô tả hình thái một số loại Oocyst như sau:
- Loài Eimeria tenella (Orlov, 1975): Oocyst hình bầu dục, kích thước 14,2 20,0 x 9,5 - 24,8µ không có lỗ noãn, màu xanh nhạt. Đây là loài gây bệnh mạnh
nhất ở gà con. Thời gian sản sinh bào tử là 18 - 48 giờ. Loài này ký sinh ở manh
tràng gà.
- Loài Eimeria maxima: Oocyst hình bầu dục, kích thước 21,4 - 42,5 x 16,5 29,8µ không có lỗ noãn, màu hơi vàng, vỏ hơi xù xì. Thời gian sản sinh bào tử là 30
- 48 giờ. Loài này ký sinh ở phần giữa ruột non.


5
- Loài Eimeria acervulina: Oocyst hình bầu dục, kích thước 16,0 - 20,3 x
12,7 - 16,3µ, có lỗ noãn, không màu. Thời gian sản sinh bào tử là 13 - 17 giờ nhiệt
độ 28 - 30oC (ngắn nhất so với thời gian sinh bào tử của các loài cầu trùng khác).
Loài này ký sinh ở đoạn đầu ruột non.
- Loài Eimeria mivati: Oocyst hình trứng, kích thước 10,7 - 20,0 x 10,1 15,3µ có lỗ noãn, không màu. Thời gian sản sinh bào tử là 18 - 21 giờ. Loài này ký
sinh ở tá tràng.
Loài Eimeria mitis: Oocyst hình hơi tròn, kích thước 11 - 19 x 10 - 17µ
không màu, không có lỗ noãn. Thời gian sản sinh bào tử là 24 giờ. Sau khi nhiễm
vào cơ thể 36 giờ, trong các tế bào biểu bì nhung mao thấy những thể phân lập
thành thục, thường có 6-21 thể phân đoạn và các giao tử được hình thành vào ngày
thứ 5. Loài này ký sinh ở ruột non và ruột già.
- Loài Eimeria brunetti (Johnson, 1930): Oocyst hình bầu dục, kích thước
20,7 - 30,3 x 18,1 - 24,2µ không có lỗ noãn, không màu. Thời gian sản sinh bào tử
là 24 giờ. Thời kỳ phát triển nội sinh chủ yếu trong ruột già, đôi khi ký sinh ở phần
cuối ruột non, trực tràng, lỗ huyệt.
- Loài Eimeria hagani (Levine, 1942): Oocyst hình bầu dục, kích thước 15,8
- 29,9 x 14,3 - 29,5µ, không có lỗ noãn, không màu. Thời gian sản sinh bào tử là 48
giờ. Loài này ký sinh ở phần đầu ruột non.
- Loài Eimeria necatrix: Oocyst hình bầu dục, kích thước 13 - 20 x 13,1 18,3µ không màu, không có lỗ noãn. Thời gian sản sinh bào tử là 24 - 36 giờ. Loài
này ký sinh ở ruột non và manh tràng.
- Loài Eimeria praecox: Oocyst hình bầu dục, kích thước 16,6 - 27,7 x 14,8 19,4µ, không màu, không có lỗ noãn. Thời gian sản sinh bào tử là 24 - 36 giờ. Loài

này ký sinh ở đoạn đầu ruột non.
1.1.1.3.Vòng đời phát triển của cầu trùng
Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trùng là nhờ vào cấu trúc và vòng đời phức
tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên.
Vòng đời và sinh sản được tính từ khi gà ăn phải nang bào tử của cầu trùng
có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm từ nền chuồng vào.


6
Theo Johannes Kaufmann (1996) [45] ,vòng đời của cầu trùng diễn ra rất phức tạp.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12] cho biết, cầu trùng sinh sản theo 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony)
+ Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony)
+ Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony)
Hai giai đoạn đầu diễn ra bên trong cơ thể ký chủ nên còn được gọi là giai
đoạn nội sinh sản. Giai đoạn sau diễn ra bên ngoài cơ thể ký chủ là giai đoạn ngoại
sinh sản.
Các Oocyst có sức gây bệnh được gà nuốt vào cùng thức ăn, nước uống.
Dưới tác dụng của men tiêu hoá trong dạ dày và ruột non (đặc biệt là men
Trypsin), vỏ của Oocyst bị vỡ, giải phóng ra các bào tử con (Sporocyst) (Goodrich,
1944 và Pugatch, 1968). Long P. L (1979) đã mô tả Sporozoit thoát ra qua lỗ noãn
(Micropyle) dưới tác động của men Trypsin.
Sporozoit được giải phóng ra có hình thoi, dài 10 - 15µ có một hạt nhân.
Braunius (1982) [42] cho rằng, Sporozoit của loài E. necatrix chui vào đỉnh các
nhung mao ruột non, qua biểu mô, vào tuyến ruột. Nhiều tác giả đã chứng minh
rằng Sporozoit của các loài cầu trùng khác cũng xâm nhập vào tế bào biểu mô của
các đoạn ruột khác nhau.
* Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony)
Quá trình sinh sản vô tính theo hình thức trực phân diễn ra liên tục, lặp đi lặp
lại nhiều lần để tạo ra các Schizont thế hệ III, IV,V,…

Sau khi tạo thành các Schizont thế hệ cuối ( tùy từng loài mà có thể dừng lại ở
các Schizont thứ II, thứ III, thứ IV,…) thì chúng bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh
sản thứ 2, giai đoạn sinh sản hữu tính.
* Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony)
Sau một số đợt sinh sản vô tính (tuỳ loài cầu trùng), các Schizont thế hệ II,
III, IV… chuyển sang sinh sản hữu tính, mà bắt đầu là tạo ra các thể Gamet có
hình dạng giống Schizont nhưng phát triển hoàn toàn khác. Từ thể Gamet hình
thành các Gametocyte đực và Gametocyte cái. Các Gametocyte đực và cái lớn lên,
qua nhiều lần phân chia sẽ hình thành các tế bào cái (đại phối tử), các tế bào đực


7
(tiểu phối tử). Sau đó, giao tử đực di chuyển đến gặp giao tử cái, chui vào giao tử
cái. Trong giao tử cái diễn ra quá trình đồng hoá nhân và nguyên sinh chất để tạo
thành hợp tử. Hợp tử phân tiết một màng bao bọc bên ngoài, lúc này nó được gọi là
noãn nang (Oocyst).
Thời gian sinh sản nội sinh kết thúc, Oocyst theo phân gà ra ngoại cảnh. Thời
gian sinh sản vô tính kéo dài 3 - 22 ngày tuỳ loài cầu trùng.
Bessay (1995) đã nghiên cứu và thấy rằng, thời gian từ khi gà nhiễm Oocyst
có sức gây bệnh đến khi gà thải Oocyst trong phân là 4,5 - 5 ngày (đối với loài
E. acervulina, Emitis), 6.5 ngày (đối với loài E. tenella). Levine (1942) cho biết, có
87 - 91 % Oocyst loài E. hagani thải ra ban ngày nhưng tập trung nhất trong
khoảng 1 5 - 2 1 giờ (dẫn theo Lương Văn Huấn và cs, 1997 [9]).
Theo Shirley (1979) [50], có 70 - 80% Oocyst cầu trùng được thải ra vào thời
điểm ban ngày và tập trung vào khoảng 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều, mặc dù thời
gian này chỉ có 25% lượng phân được thải ra. Sự thải ra Oocyst ra môi trường ngoại
cảnh tăng lên cao nhất rồi giảm xuống và hết nếu gà không bị tái nhiễm.
Pugatch (1968) [49] đã nghiên cứu cơ chế phá vỡ vỏ Oocyst cầu trùng trong
ruột gà và cho biết, nguyên nhân cơ giới và men Trypsin đóng vai trò quan trọng
trọng việc phá huỷ vỏ Oocyst để giải phóng bào tử con.

* Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony)
Giai đoạn sinh sản ngoài cơ thể (giai đoạn ngại sinh): Sau khi hợp tử hình
thành thì biến thành noãn nang (Oocyst), nguyên sinh chất và nhân lại phân chia
thành bào tử và hình thành nên bào tử con. Giai đoạn này diễn ra ở môi trường bên
ngoài gọi là sinh sản ngoại sinh. Khi ký chủ nuốt phải noãn nang đã phân chia thành
8 bào tử con vào đường tiêu hóa, noãn nang sẽ giải phóng các bào tử con ra, các bào
tử con lại tiếp tục xâm nhập vào biểu mô ruột, lớn dần lên và tiếp tục sinh sản vô
tính, hữu tính, vòng đời lại tiếp tục như trên.
1.1.2. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng gà và các động vật khác
Bệnh cầu trùng gà nói riêng và bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm nói chung là
loại bệnh phổ biến trên khắp thế giới. Bệnh được Luvenhuch A. phát hiện cách đây
khoảng 379 năm và các nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng, bệnh lý, miễn dịch và


8
thuốc điều trị đã được các nhà khoa học dày công nghiên cứu và khám phá (Lê Văn
Năm, 2003) [21].
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (1999) [12], bệnh cầu trùng gà được coi
là vấn đề lớn thứ hai sau bệnh do vi trùng gây nên. Bệnh cầu trùng gà có vòng đời
ngắn (5 - 7 ngày) và không cần ký chủ trung gian. Bệnh cầu trùng gây thiệt hại
lớn cho chăn nuôi gà, nhất là chăn nuôi công nghiệp mật độ cao (tỷ lệ chết từ 50 70% số gà nhiễm bệnh). Bệnh thường gây hậu quả nghiêm trọng ở gà từ 5 - 90
ngày tuổi. Gà con sau khi bị mắc bệnh rất khó hồi phục, chậm lớn, còi cọc, gà
trưởng thành chủ yếu là mang trùng và giảm tỷ lệ đẻ.
Bệnh cầu trùng gà do cầu trùng ký sinh gây ra thấy ở khắp các nước trên thế
giới. Đây là một bệnh khó kiểm soát, ngay cả những nước có trình độ khoa học kỹ
thuật thú y phát triển cũng chịu nhiều tổn thất do cầu trùng gây ra. Cầu trùng ký
sinh gây tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hóa, làm cho gà dễ chết. Bệnh lây lan
nhanh trong các đàn gà, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi tập trung, điều kiện
vệ sinh thú y kém, công tác quản lý và chăn nuôi không đảm bảo. Ở nước ta bệnh
phổ biến ở khắp các tỉnh thành.

* Căn bệnh, ký chủ và vị trí ký sinh
Căn bệnh: bệnh cầu trùng gà do các loài cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra.
Ở nước ta, kết quả phân loại cầu trùng tìm được cho thấy tùy từng khu vực,
có thể có từ 5 đến 8 loài cầu trùng gây bệnh cho gà.
Theo Hoàng Thạch và cs (1999) [28], đã tìm thấy 8 loài cầu trùng gây bệnh
trên gà nuôi tại miền Nam nước ta. So với 9 loài cầu trùng tìm thấy của các tác giả
trên thế giới thì ở Việt Nam chưa thấy nói tới E. paraecox. Phân loại cầu trùng trên
các đàn gà nuôi tại các tỉnh phía Bắc, các tác giả Phan Lục, Bạch Mạnh Điều (1999)
[18] đã cho biết, có 6 loài cầu trùng gà đã được phát hiện là: E. tenella, E. necatrix,
E. maxima, E. mitis, E. bruneti, E. acervulina.
Ký chủ: tất cả các giống gà đều cảm nhiễm với cầu trùng
Vị trí ký sinh: cầu trùng gà ký sinh ở tế bào biểu mô ruột, tùy từng loài cầu
trùng mà ký sinh ở các vị trí khác nhau trên biểu mô không tràng, hồi tràng, tá tràng.


9
* Đặc điểm dịch tễ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự nhiễm bệnh cầu trùng ở gà: thời tiết khí
hậu, độ ẩm, điều kiện chuồng trại, công tác quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng.....
Các yếu tố trên đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình nhiễm và
sự lây lan bệnh cầu trùng ở gà.
Noãn nang cầu trùng ở trong đất có thể duy trì sức sống 4 - 9 tháng, có thể
sống được 15 - 18 tháng ở sân, nơi dâm mát. Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hòa
là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển, nhiệt độ 22 - 30oC chỉ mất 18 36 giờ cầu trùng phát triển thành những bào tử con. Sức đề kháng của noãn nang
đối với nhiệt độ cao và khô hạn tương đối yếu. Khi độ ẩm 21 - 30%, nhiệt độ 18 40oC thì E. tenella sẽ chết sau 1 - 5 ngày.
Đường nhiễm bệnh là do gà nuốt phải noãn nang có sức gây nhiễm. Noãn
nang cầu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống, đất, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi trở
thành nguồn lây nhiễm bệnh. Các loài chim, gà, gia súc, động vật gặm nhấm, côn
trùng, người… đều có thể là nguồn gieo rắc căn bệnh. Người ta đã nghiên cứu thấy
khi ruồi hút máu phải noãn nang vào tới ruột ruồi thì nó có thể duy trì sức gây

nhiễm trong 24 giờ.
Thời gian nhiễm bệnh cầu trùng được chia thành 2 thời kỳ:
- Thời kỳ tiền phát kéo dài từ khi gà nhiễm phải noãn nang trứng cầu trùng
cho tới khi xuất hiện noãn nang trong phân.
- Thời kỳ phát bệnh: kéo dài từ khi xuất hiện noãn nang trong phân cho đến
khi noãn nang hoàn toàn không có trong phân gà.
- Điều kiện chuồng trại chăn nuôi gà
Chuồng trại chăn nuôi là yếu tố quan trọng liên quan đến dịch tễ bệnh cầu
trùng gà. Nuôi gà trong lồng và nuôi trên nền chuồng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khác nhau.
Hoàng Thạch (1996, 1997, 1999) [26], [27], [28] đã khảo sát tỷ lệ nhiễm cầu
trùng, thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà nuôi lồng là 0,37%, gà nuôi trong chuồng có
đệm lót là trấu nhiễm 22,49 - 57,38%. Như vậy, gà nuôi trong lồng không tiếp xúc
với phân thì tỷ lệ nhiễm cấu trùng giảm rất thấp.
Tuổi gà cũng là yếu tố cần chú ý trong đặc điểm dịch tễ của bệnh.


10
Đào Hữu Thanh và cs (1978) [29] đã nhận xét, bệnh cầu trùng gà có tính lây
lan mạnh, đặc biệt ở gà dưới 2 tháng tuổi, được coi như một bệnh truyền nhiễm của
gà con 10 - 49 ngày tuổi. Theo Hồ Thị Thuận (1985) [38], gà nuôi công nghiệp ở
một số tỉnh phía Nam nhiễm cầu trùng chủ yếu ở giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi.
Lương Tố Thu và cs (1993) [33], Lê Văn Năm và cs (1996) [19] cho biết, gà
nhiễm cầu trùng nặng nhất ở giai đoạn 20 - 56 ngày tuổi, nếu không được điều trị
kịp thời có thể chết tới 100%
- Điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt thuận lợi cho Oocyst cầu trùng phát
triển ở ngoại cảnh, làm cho bệnh cầu trùng dễ lây lan.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [10], Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [12], Dương Công Thuận (2003) [35], môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn
hoà là những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của cầu trùng. Vì vậy, mùa
xuân và mùa hè gà bị nhiễm cầu trùng nhiều và nặng hơn các mùa khác trong năm,

việc phòng bệnh cầu trùng cho gà ở mùa xuân và mùa hè cũng cần chú ý hơn.
- Nguồn bệnh là những gà ốm hoặc khỏi nhưng vẫn mang cầu trùng, hoặc
những gà lớn mang cầu trùng nhưng không phát bệnh. Oocyst hàng ngày được
những gà này thải ra theo phân, phát tán trên nền chuồng, đệm lót, lẫn vào thức ăn,
nước uống, gà dễ nuốt vào và bị bệnh.
Lê Văn Năm (1996) và cs [19], Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], Nguyễn
Thị Kim Lan và cs (1999) [12] đều thống nhất rằng, gà bị bệnh cầu trùng là nguồn
phát tán Oocyst cầu trùng. Ngoài ra, những gà mang cầu trùng nhưng không thể
hiện triệu chứng lâm sàng là nguồn mang căn bệnh nguy hiểm, vì chúng là đối
tượng mà người chăn nuôi ít chú ý (do không thể hiện triệu chứng lâm sàng).
- Vật môi giới truyền bệnh
Một số động vật sống trong chuồng nuôi gà hoặc xung quanh chuồng nuôi có
khả năng mang Oocyst cầu trùng gà, như: ruồi, gián, kiến, chuột. Chúng mang
Oocyst cầu trùng ở chân, trên lông, da, cánh...., trong khi di chuyển sẽ truyền
Oocyst cầu trùng vào thức ăn, nước uống của gà, làm cho gà nhiễm cầu trùng.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], khi Oocyst bị ruồi nuốt vào, trong
đường tiêu hoá của ruồi, chúng vẫn sống và còn khả năng gây bệnh trong vòng 24 giờ.


11
Dụng cụ chăn nuôi cũng là các yếu tố mang Oocyst cầu trùng, góp phần gây
nhiễm cầu trùng cho gà.
Hoàng Thạch (1999) [28] đã khảo sát các mẫu thu thập từ dụng cụ chăn nuôi,
kết quả thấy, có 11,20% số mẫu phát hiện có Oocyst, trong đó ủng bảo hộ của công
nhân chăn nuôi nhiễm 5,60%, nhiều dụng cụ khác sử dụng để chăn nuôi gà cũng có
khả năng mang và truyền Oocyst cầu trùng từ gà bệnh sang gà khoẻ.
* Ảnh hưởng của các tác nhân vật lý, hoá học đến sự phát triển Oocyst ở
ngoại cảnh
+ Ảnh hưởng của các tác nhân vật lý
Nhiệt độ, ẩm độ và môi trường nói chung đều tác động vào Oocyst. Điều

này có ý nghĩa trong nghiên cứu dịch tễ học và phương pháp phòng chống bệnh
cầu trùng cho gà. Theo Wamar (1937), Oocyst bám trên vỏ trứng sẽ chết khi ấp
trứng ở 38 – 40oC, ẩm độ 40 - 70%. Ellis (1938) cho rằng, nhiệt độ tối ưu cho sự
phát triển Oocyst cầu trùng E. tenella là 26,6 - 32,2oC. Ở nhiệt độ 48oC trong 15
phút, độc lực của Oocyst giảm rõ rệt. Theo Glullough (1952), Oocyst bị diệt ở
400oC Sau 96 giờ, 45oC Sau 3 giờ và 50oC Sau 30 phút. Ở nhiệt độ 12 - 20oC,
oocyst có sức gây bệnh tồn tại được 14 ngày, nhưng Oocyst chưa có sức gây bệnh
chỉ tồn tại trong 56 giờ.
Oocyst của loài cầu trùng E. tenella có thể sống qua mùa đông lạnh giá,
nhưng không chịu được điều kiện nhiệt độ cao và ánh nắng chiếu trực tiếp, xong cỏ
dại đã che phủ và bảo vệ Oocyst. Cầu trùng gà có thể tồn tại đến 14 tuần ở sân nuôi
ngoài trời.
Kay M. W. (1976) [46] cho biết, Oocyst loài E. tenella và E. maxima không
chịu tác động của quá trình lên men chất độn chuồng.
+ Ảnh hưởng của tác nhân hoá học
Oocyst cầu trùng gà có sức đề kháng với một số hoá chất khử trùng, tẩy uế
chuồng trại. Đây là vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh cầu
trùng gà. Oocyst loài E. tenella có sức đề kháng khá tốt với dung dịch muối, axit,
bazơ ở nồng độ tương đối cao, còn dung dịch formol, H2SO4 NH4OH, crezol gây
ảnh hưởng đến sự hình thành bào tử. Tuy nhiên, một số hoá chất có tác dụng diệt


12
Oocyst nên đã được sử dụng tiêu độc chuồng trại, ví dụ như dung dịch amoniac
(NH3) 10%, methyl bromid.
* Cơ chế sinh bệnh:
Cơ chế sinh bệnh được hình thành từ những tác động trực tiếp của mầm bệnh,
các giai đoạn phát triển nội sinh của cầu trùng trong cơ thể gà và các yếu tố thứ phát
nhờ khả năng tái sinh sản nhanh ở tất cả các loài, đặc biệt các loài có độc lực cao,
gây tổn thương lan tràn niêm mạc ruột. Từ đó một số lượng lớn tế bào biểu bì, lớp

dưới niêm mạc, các mạch quản, thần kinh bị hủy hoại. Đã hình thành các điều kiện
thuận lợi cho các vi sinh vật khác nhau phát triển, xâm nhập vào cơ thể làm cho
bệnh càng nặng và có thể gây bội nhiễm với các bệnh khác.
Williams và cs (1996) [52] đã theo dõi tác động gây bệnh của cầu trùng, thấy
rằng: sau khi gà nhiễm E. tenella 3 ngày, niêm mạc manh tràng đã phù nề, xung
huyết. Tác giả cho biết, ngày thứ nhất sau khi nhiễm, trong ruột chứa nhiều bào tử
con (Sporozoit) được giải phóng ra từ Oocyst gây bệnh. Các Sporozoit xâm nhập tế
bào biểu mô ruột, lập tức sinh sản vô tính nhiều đợt, tạo ra các Schizont thế hệ I, từ
đó tạo ra vô số Merozoit. Ngày thứ 2, các Merozoit lại tiếp tục xâm nhập tế bào biểu
mô ruột lành, lại sinh sản vô tính tạo ra các Schizont thế hệ II, từ đó tạo ra hàng loạt
các Merozoit thế hệ tiếp theo. Sau vài ngày, các Merozoit thế hệ cuối cùng của quá
trình sinh sản vô tính sẽ phát triển trong tế bào biểu mô thành các Schizont và biệt
hoá thành các tiểu phối tử (Microgamete) và các đại phối tử (Macrogamete). Tiểu
phối tử và đại phối tử giải phóng ra khỏi tế bào biểu mô sẽ kết hợp với nhau thành
hợp tử.
Quá trình sinh sản vô tính và hữu tính trong tế bào biểu mô ruột thoạt đầu gây
hiện tượng sung huyết, sau đó là hoại tử và xuất huyết niêm mạc ruột. Sự phá vỡ
hàng loạt tế bào niêm mạc ruột gây xuất huyết lan tràn, tế bào biểu mô bong tróc. Ở
các giai đoạn phát triển tiếp theo, cầu trùng xâm nhập sâu vào vách ruột gây hoại tử,
xuất huyết cả lớp tế bào hạ niêm mạc và tuyến ruột. Ngày thứ 6 bắt đầu thấy xuất
hiện Oocyst trong phân.
Các giai đoạn phát triển nội sinh, nhất là các thể phân lập đời 2, phát triển
thành số lượng lớn trong các vách ruột sẽ phát huỷ màng niêm mạc ruột, gây ra


13
chảy máu nhiều. Lớp dưới niêm mạc, xoang ruột chứa đầy những tế bào biểu bì bị
huỷ hoại. Do tổn thương nhiều đám lớn trong ruột nên chức năng tiêu hoá bị rối
loạn, màng niêm mạc bị tổn thương là cửa mở cho vi khuẩn, các độc tố tạo ra khi
phân huỷ các chất chứa trong manh tràng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm trùng,

nhiễm độc tố.
Cầu trùng sinh ra độc tố làm gà bị trúng độc, thể hiện ở những rối loạn về
thần kinh: sã cánh, lờ đờ, kém nhanh nhẹn. Cầu trùng chiếm đoạt dinh dưỡng là
dịch tổ chức tế bào biểu mô ruột làm cho gà thiếu dinh dưỡng.
Những điều trên cho thấy sự biến đổi sâu sắc diễn ra trong cơ thể gà bị bệnh
cầu trùng. Sự phát triển quá trình bệnh lý cuối cùng dẫn tới suy sụp trạng thái chung
của gà ốm, cuối cùng là gà chết.
Gà bị nhiễm bệnh cầu trùng có thể dẫn đến kế phát bệnh bại huyết – gà ỉa ra
máu tươi. Nguyên nhân là do các chủng cầu trùng phá vỡ niêm mạc ruột tạo cơ hội
cho E.coli có yếu tố bám dính và sinh độc tố kết hợp gây bệnh. Bệnh luôn xuất hiện
ở thế cấp hoặc quá cấp (Lê Văn Năm, 2014 [56]).
* Sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng
Tyzzer (1929) [51] cho biết, có 2 mức miễn dịch trong bệnh cầu trùng:
- Mức 1, miễn dịch được sinh ra khi gà nhiễm một số lượng ít Oocyst có sức
gây bệnh. Trường hợp này ở gà có miễn dịch yếu, nếu gây nhiễm cho chúng một
liều Oocyst cao thì gà sẽ mắc bệnh.
- Mức 2, miễn dịch được sinh ra khi gà bị nhiễm một số lượng lớn Oocyst có
sức gây bệnh. Trường hợp này ở gà có miễn dịch rõ rệt, gà không bị bệnh khi nhiễm
cầu trùng.
Miễn dịch được tạo ra tương đối bền vững đối với loài cầu trùng, khi các giai
đoạn phát triển của chúng tiến triển và xâm nhập sâu trong mô bào và miễn dịch
kém bền vững khi các giai đoạn phát triển của chúng chỉ phát triển trong lớp biểu bì
niêm mạc ruột. Với những loài gây bệnh yếu như E. mitis, E. acervulina ký sinh
trong tế bào biểu bì ruột non thì tạo ra miễn dịch ngắn, không bền vững đối với lần
cảm nhiễm sau. Ngược lại, các thời kỳ nội sinh của E. tenella phát triển không chỉ
trong biểu bì mà còn xâm nhập vào lớp dưới biểu bì của niêm mạc và đôi khi còn


14
thấy chúng cả dưới lớp sâu màng niêm mạc. Với loài cầu trùng đó thì chỉ cần một

liều nhỏ noãn nang, trong thời gian ngắn cũng đã đủ gây ra miễn dịch vững chắc.
Thời gian miễn dịch trong bệnh cầu trùng là tương đối dài và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, đặc biệt là phương pháp miễn dịch. Nếu tiêm cho gà con một liều lớn nang trứng
cầu trùng thì tới ngày thứ 14 ở chúng có sức đề kháng với bệnh và tới ngày thứ 42 thì sức
đề kháng đó giảm đi một ít. Sau khi tiêm cho gà con 3 liều noãn nang, mỗi liều cách
nhau một tuần thì chúng có đủ sức đề kháng và có thể tự bảo vệ khi tiêm cho chúng một
liều trên liều chết. Hơn nữa, gà còn được bảo vệ không bị tái nhiễm.
Trong các điều kiện sản xuất, ở gà lớn không cảm thụ với bệnh cầu trùng do
chúng đã bị nhiễm nhiều lần ở những ngày tuổi còn non, về sau sức đề kháng phát
sinh được củng cố bằng sự tái nhiễm cầu trùng thường xuyên.
Miễn dịch cầu trùng gồm hai loại: miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
Theo Horton Smith (1963) [44], đáp ứng miễn dịch của gia cầm với cầu trùng
là tổng hợp của miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
- Miễn dịch tế bào
Miễn dịch tế bào đóng vai trò chính trong việc chống lại cầu trùng. Hệ thống
miễn dịch hỗn hợp ở ruột bao gồm các tế bào thực thể, các tế bào điều hoà miễn
dịch và các tế bào hiệu ứng miễn dịch. Vai trò thực bào của các tế bào đại thực bào rất
quan trọng trong quá trình ức chế sự phát triển của Schizont (Adams và cs, 1984) [40].
Ngoài đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu
ái kiềm cũng có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch cầu trùng, gà bị cầu
trùng thì số lượng bạch cầu tăng lên.
- Miễn dịch dịch thể
Theo cơ chế đáp ứng miễn dịch, khi bị cầu trùng kích thích thì cơ thể gà sinh
ra kháng thể. Miễn dịch cầu trùng Eimeria chỉ hình thành khi có sự hiện diện của
cầu trùng Eimeria (Lillehoj, 1996) [47]. Gà nhiễm cầu trùng sẽ có kháng thể trong
máu và dịch tiết của niêm mạc. Kháng thể trong máu có chứa IgM và IgA. Đặc biệt,
IgA còn được phát hiện thấy trong ruột và mật của gà nhiễm cầu trùng. Kháng thể
IgM và IgG trong huyết thanh gà cao nhất vào tuần thứ 2 và 3 sau khi nhiễm
Eimeria tenella, còn IgA được phát hiện trong mật sau khi nhiễm E. acervulina 1



15
tuần. Sự xâm nhập của Schizont và Merozoil vào các tế bào biểu mô ruột xảy ra rất
nhanh, vì vậy, đáp ứng miễn dịch dịch thể càng đóng vai trò quan trọng. Dưới sự
kích thích của Merozoit và Schizont, sự hỗ trợ của tế bào lymphô T, tế bào lymphô
B phân chia rồi biệt hoá thành tương bào (plasma) tương bào tiết ra kháng thể chống
lại các Merozoit và Schizont. Ngoài ra, cytokin và lymphokin cũng có vai trò trong
miễn dịch ở gà.
Ở gia cầm, thuỷ cầm và chim, túi Fabricius phát triển và tạo ra một quần thể
tế bào lymphô B rất phong phú. Các tế bào lymphô B sau khi nhận diện kháng
nguyên cầu trùng, một nhóm sẽ biệt hoá để tạo ra kháng thể, một nhóm có vai trò là
các tế bào "trí nhớ miễn dịch" để khi cầu trùng xâm nhập vào lần sau thì kháng thể
được sinh ra nhanh và nhiều hơn. Các tế bào lymphô T sinh ra lymphokin để tiêu
diệt cầu trùng, một số có vai trò điều hoà miễn dịch, một số tế bào lymphô T mẫn
cảm cũng trở thành "tế bào nhớ",.
Theo Tyzzer (1929) [51], miễn dịch được tạo ra tương đối bền vững đối với
những loài cầu trùng phát triển sâu trong mô bào, và kém bền vững đối với các loài
cầu trùng chỉ phát triển trong lớp biểu mô niêm mạc ruột. Thời gian miễn dịch kéo
dài hay ngắn còn phụ thuộc vào sự tồn tại của cầu trùng trong cơ thể.
Ở Việt Nam, miễn dịch ở gà với cầu trùng E. tenella có thể duy trì được 60
ngày. Sức miễn dịch với cầu trùng là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu chế tạo
vắc xin phòng bệnh cầu trùng cho gà.
* Triệu chứng của gà bị bệnh cầu trùng:
Bệnh cầu trùng ở gà biểu hiện bằng triệu chứng đặc trưng nhất là ỉa chảy, có
máu, có dịch nhầy, ủ rũ, mệt mỏi, lông xơ xác, thần kinh không vững, gầy, yếu sức,
gà thường tụ lại thành nhóm. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào
mức độ nhiễm từ môi trường và loài Eimeria nhiễm, trạng thái sức khoẻ cơ thể gà.
Thời kỳ nung bệnh 4 - 5 ngày, triệu chứng phát ra thường trùng với sự phát
triển các thể phân lập đời 2 trong cơ thể gà bị nhiễm. Bệnh tiến triển có thể cấp tính,
mãn tính hay không có triệu chứng điển hình.

- Thể cấp tính: Bệnh diễn biến từ vài ngày đến 2 - 3 tuần lễ thường thấy ở gà
con. Lúc đầu con vật lờ đờ, kém nhanh nhẹn, lông dựng đứng, ít ăn, phân dính


16
quanh hậu môn. Tiếp theo do hàng loạt tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ, cơ thể bị
trúng độc nặng thêm, vận động không bình thường mất thăng bằng, cánh gà bị tê
liệt, uống nhiều nước, diều có nhiều dịch thể, bỏ ăn hoàn toàn. Thiếu máu, niêm
mạc và mào nhợt nhạt, con vật gầy dần, phân loãng như nước có lẫn máu. Giai đoạn
cuối con vật bị tê liệt, sau đó bị chết (tỷ lệ chết từ 50% trở lên). Tỷ lệ gà chết nhiều
hay ít phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc quản lý, thức ăn, sức đề kháng của con vật
đối với cầu trùng, cường độ nhiễm cầu trùng...
- Thể mãn tính: thường thấy ở gà dò từ 4 - 6 tháng tuổi hoặc gà trưởng
thành. Triệu chứng lâm sàng về cơ bản giống thể cấp tính nhưng không rõ và
không điển hình như trên. Bệnh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Gà gầy còm
dần, chân và cánh bị tê liệt nhẹ, lượng trứng đẻ giảm, thỉnh thoảng bị kiết lỵ, rất
ít gà bị chết.
- Thể không có triệu chứng lâm sàng: thấy ở những gà mang trùng. Gà bị
bệnh bề ngoài không có biểu hiện bệnh vì gà ăn uống đi lại bình thường, thỉnh
thoảng mới thấy gà bị ỉa chảy và tỷ lệ đẻ trứng giảm sút.
* Bệnh tích:
Xác gà chết gầy xơ xác, niêm mạc và mào nhợt nhạt, phân tích xung quanh
lông lỗ huyệt, phân lỏng thường trong phân có lẫn máu. Bệnh tích cơ bản là ở ruột,
các cơ quan khác không thấy có bệnh tích rõ. Mức độ những biến đổi ở ruột phụ
thuộc vào loài cầu trùng và số lượng cầu trùng xâm nhập.
Màng niêm mạc đường tiêu hoá xanh tím, phủ chất nhầy màu vàng xám.
Diều và dạ dày tuyến trống rỗng, màng niêm mạc phủ niêm dịch. Trong dạ dày cơ
có một ít thức ăn, tá tràng viêm chứa đầy chất niêm dịch hơi vàng, vách ruột dầy lên
rõ rệt, màng niêm mạc trương lên, lớp nhung mao nằm bẹp, một số chỗ thấy rõ
những điểm xuất huyết. Bệnh tích do các loài cầu trùng gây ra như sau:

- E. tenella: gây bệnh tích chủ yếu ở manh tràng. Manh tràng viêm xuất huyết,
phình to, chứa đầy chất dịch có máu, trong đó có những cục máu nhỏ, xốp, vách manh
tràng mỏng đi. Màng niêm mạc bị huỷ hoại, phủ đầy những vết loét từ ngoài có thể
nhìn thấy rõ. Ở giai đoạn cuối của bệnh, niêm mạc ruột hơi trắng, dầy và có các cục
máu. Ở gà con có hiện tượng ỉa chảy lẫn máu.


×