Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phát triển kỹ năng đánh giá người khác và năng lực tự đánh giá, tự giáo dục của học sinh qua trò chơi “hộp QUÀ HẠNH PHÚC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.82 KB, 13 trang )

Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:..................................................................
1. Tên sáng kiến: Phát triển kỹ năng đánh giá người khác và năng lực tự
đánh giá, tự giáo dục của học sinh qua trò chơi “HỘP QUÀ HẠNH PHÚC”
(Nguyễn Văn Ngon, Trần Minh Thiện, Nguyễn Thị Kim Chi, Phạm Thị Bé Thúy,
Đỗ Thị Ngọc Châu, @THPT Nguyễn Đình Chiểu)

2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Học sinh ở khu vực thành thị có nhiều thuận lợi cho việc học tập, tuy nhiên
những vấn đề như tiếp cận và sử dụng nhiều sản phẩm công nghệ thông tin, áp lực
học, cha mẹ lo kiếm tiền không quan tâm chăm sóc,... dẫn đến nhiều học sinh ít gần
gũi bạn bè, cơ hội quan tâm, chia sẻ giữa bạn bè bị hạn chế. Đặc biệt, sự hạn chế kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng đánh giá người khác cũng như năng lực đánh giá bản thân
dẫn đến hiện tượng “anh hùng bàn phím phiến diện”, không định vị được bản thân,
quay lại với tất cả mọi người khi bị “nhận xét” thẳng,... từ đó làm cho bạn bè ít dám
gần gũi và chia sẻ. Một số hiện tượng gây gỗ, mất đoàn kết giữa các học sinh cũng
xuất phát từ hạn chế kỹ năng giao tiếp, đánh giá người khác của học sinh.
Từ thực tế đó, tác động tích cực nhằm định hướng cho học sinh phát triển kỹ
năng đánh giá người khác và năng lực tự đánh giá bản thân là rất cần thiết. Tuy
nhiên tác động như thế nào để các em tự nguyện tham gia, thực hiện một cách thoải
mái, vừa chơi, vừa học mới mang lại hiệu quả.

SKKN 2018


1


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi thực hiện sáng kiến: Phát triển kỹ năng
đánh giá người khác và năng lực tự đánh giá, tự giáo dục của học sinh qua trò chơi
“HỘP QUÀ HẠNH PHÚC”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Tạo sân chơi lành mạnh, tạo không khí vui tươi cho một khoảng thời gian
trong giờ sinh hoạt lớp thay cho việc sinh hoạt, nhận xét, đánh giá một chiều từ
phía giáo viên chủ nhiệm đến học sinh.
Tạo điều kiện cho học sinh chia sẻ, góp ý nhau từ đó hạn chế hiện tượng học
sinh nói về nhau trên mạng xã hội.
Thông qua trò chơi này giáo viên chủ nhiệm xác định hình thức phù hợp cho
học sinh phát triển kỹ năng đánh giá người khác và năng lực tự đánh giá bản thân
để các em nâng cao ý thức tự giáo dục và hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong của học
sinh trong nhà trường.
3.2.2. Nội dung giải pháp trình bày sau đây chính là điểm mới của sáng kiến
kinh nghiệm:
- Xác định các cơ sở để xây dựng giải pháp của sáng kiến.
- Xây dựng phiếu khảo sát làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho triển khai giải pháp.
- Xây dựng quy định của trò chơi “Hộp quà hạnh phúc” và cách tổ chức trò
chơi trong tiết sinh hoạt lớp.
- Thiết kế phiếu ghi nhận và theo dõi học sinh theo từng cặp đôi để làm cơ sở
theo dõi, ghi nhận sự thay đổi, tiến bộ của các học sinh tham gia trò chơi.
- Cách nhận xét, đánh giá hoạt động, tuyên dương và động viên học sinh.
3.2.3. Giải pháp SKKN được nêu tóm tắt sau đây:


SKKN 2018

2


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

a. Xác định các cơ sở để xây dựng giải pháp của sáng kiến
Trong mọi hoạt động giáo dục, việc xác định và giải quyết một vấn đề luôn
đòi hỏi tính phù hợp và sự đồng thuận cao trong học sinh, do đó việc xác định các
cơ sở để xây dựng giải pháp của sáng kiến là điều cần thiết. Giải pháp của sáng
kiến được xây dựng trên các cơ sở sau:
- Cơ sở lý thuyết:
+ Các tài liệu về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT.
+ Các phương pháp giáo dục tích cực.
+ Các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên về sinh hoạt lớp, tổ chức ngoại khóa,
giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của
học sinh THPT.
- Cơ sở thực tiễn:
+ Thực trạng học sinh ít quan tâm góp ý xây dựng lẫn nhau trong lớp nhưng
lại hay nói về nhau trên các trang mạng xã hội.
+ Học sinh có nhu cầu được góp ý và nhận xét nhau nhưng chưa tự tin và chưa
có cơ hội vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan.
+ Nhu cầu đổi mới hoạt động nhằm tạo không khí vui tươi trong tiết sinh hoạt
lớp là phù hợp trong đổi mới giáo dục theo hướng thân thiện và tích cực.
b. Xây dựng phiếu khảo sát làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho triển khai giải
pháp
Đối với mỗi câu hỏi, người trả lời có thể check vào nhiều ý trả lời.
Câu 1. Bạn nhận xét về bản thân mình như thế nào?

 hoàn hảo

 ưu điểm nhiều hơn hạn chế  nhiều hạn chế

Câu 2. Bạn có nhận xét về ưu điểm, hạn chế của người khác bao giờ chưa?
 Chưa bao giờ

 Rất ít

 Rất thường xuyên

SKKN 2018

 Đôi khi
 Muốn nhưng không dám góp ý

3


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Câu 3. Bạn có thích người khác góp ý về ưu điểm, hạn chế của bản thân mình hay
không?
 Có

 Đôi khi

 Không

Câu 4.1. Học sinh trong lớp bạn có thường hay góp ý cho bạn khác về ưu điểm,

hạn chế của họ hay không?
 Có

 Đôi khi

 Không

Câu 4.2. Nếu có họ thường góp ý bằng hình thức nào?
 Trực tiếp

 Ghi giấy

 Thông qua người khác  Qua cuộc họp

Câu 5. Theo bạn hình thức góp ý nào dễ được người khác chấp nhận?
 Trực tiếp

 Ghi giấy

 Thông qua người khác  Qua cuộc họp

Câu 6. Theo bạn hình thức và nội dung góp ý sẽ có tác dụng như thế nào?
 Người được góp ý cảm thấy được tôn trọng và sẽ tự khắc phục hạn chế.
 Người được góp ý cảm thấy vui và hạnh phúc vì có người quan tâm.
 Có tác dụng hoặc không tác dụng gì còn tùy thuộc đối tượng được góp ý.
 Không có tác dụng gì.
Qua hệ thống câu hỏi này, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng thống kê và nắm bắt được
thực trạng, thái độ của các học sinh trong lớp đối với vấn đề quan tâm nhau, góp ý xây
dựng cho nhau từ đó đề ra giải pháp cụ thể để định hướng các em tham gia trò chơi với
tinh thần, thái độ tích cực. (Kết quả thăm dò trong tài liệu kèm theo).

c. Xây dựng quy định của trò chơi “Hộp quà hạnh phúc” và cách tổ chức trò
chơi trong tiết sinh hoạt lớp
Để tổ chức trò chơi hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn học sinh
thực hiện các khâu sau đây:
1. Chuẩn bị:
- 2 hộp đựng quà, trang trí đẹp và dán bên ngoài chữ “quan tâm-yêu thươngchia sẻ”, hộp có chừa 1 khe để bỏ giấy (giống thùng phiếu).

SKKN 2018

4


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

- Giấy màu, cắt giấy thành hình trái tim diện tích bằng 1/4 tờ giấy A4. Số
lượng = sỉ số lớp x 2.
- Chọn những học sinh tiêu biểu và những học sinh cá biệt.
2. Nội quy trò chơi:
- GVCN phải giải thích cho học sinh hiểu việc được góp ý chân tình của
mọi người xung quanh chính là “món quà hạnh phúc” cho mỗi cá nhân con
người, mọi người còn góp ý còn chia sẻ chứng tỏ mọi người còn quan tâm còn
yêu thương chúng ta. Các em tham gia với thái độ tích cực, vui tươi để quên đi
mệt nhọc sau 1 tuần học tập.
- Trong mỗi tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm sẽ đề nghị 2 học sinh có thể
1 học sinh tiêu biểu và 1 học sinh cá biệt hoặc cả 2 là học sinh cá biệt.
- Phát cho mỗi học sinh (cả 2 học sinh được chọn) 2 tờ giấy hình trái tim.
- Yêu cầu các học sinh ghi nhận xét về ưu điểm và hạn chế của mỗi học sinh
lên tờ giấy hình quả tim (mỗi bạn ghi trên 1 tờ giấy riêng). Lưu ý: Ghi ưu điểm
lên 1 mặt và hạn chế lên 1 mặt; số ưu điểm phải nhiều hơn số hạn chế; góp ý
nhẹ nhàng, vui tươi; góp ý trên tinh thần xây dựng, tích cực. Ngoài việc ghi

góp ý bằng chữ, học sinh có thể góp ý bằng hình vẽ có ý nghĩa, người xem hiểu
đúng nghĩa muốn truyền đạt. Nếu tờ giấy nào thể hiện không đúng yêu cầu thì coi
như phạm luật chơi và không có giá trị góp ý cho bạn, bị loại ra. Học sinh góp ý
không cần ghi thông tin cá nhân của mình.
- Sau khi tất cả học sinh bỏ giấy góp ý vào thùng, GVCN cùng học sinh được
góp ý kiểm tra số tờ giấy và giao cho học sinh được góp ý mang về nhà. Nếu học
sinh muốn chia sẻ với lớp nội dung góp ý mình nhận được thì cho chia sẻ luôn càng
tốt. Hoặc học sinh chỉ công bố ưu điểm của bản thân, hạn chế về nhà xem.
- Học sinh về nhà xem các góp ý, đến giờ sinh hoạt tuần sau liền kề GVCN
mời học sinh lên cảm ơn các bạn đã góp ý. Trong đó xác định bạn bè nhận xét đúng
về mình bao nhiêu ưu điểm, hạn chế và hứa với lớp sẽ khắc phục các hạn chế.

SKKN 2018

5


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Thông qua hoạt động này học sinh có thể chia sẻ thêm về hoàn cảnh của bản thân
để các bạn khác chia sẻ và cảm thông, có sự giúp đỡ nếu cần thiết.
- Đại diện Ban CB lớp chia sẻ, động viên các bạn có nhiều hạn chế, phân công
các thành viên trong lớp quan tâm giúp đỡ bạn khắc phục hạn chế, đặc biệt là hoàn
cảnh sống, học tập,...
- GVCN sẽ ghi nhận vào sổ theo dõi và theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua
mỗi tuần.
- Mỗi tuần sẽ chọn 2 học sinh và cứ tiếp tục xoay vòng cho đến khi hết học
sinh trong lớp. Tùy điều kiện chuẩn bị mà GVCN có thể tăng số học sinh được
nhận xét mỗi tuần nhưng tối thiểu phải 2 để em học sinh được chọn không cảm
thấy buồn vì chỉ 1 mình bị đem ra nhận xét.

(Hình ảnh tổ chức hoạt động tại lớp thể hiện trong tài liệu kèm theo)
d. Thiết kế phiếu ghi nhận và theo dõi học sinh theo từng cặp đôi để làm cơ sở
theo dõi, ghi nhận sự thay đổi, tiến bộ của các học sinh tham gia trò chơi.
Để ghi nhận sự đóng góp của các học sinh trong lớp đối với một học sinh mà
giáo viên chủ nhiệm quan tâm cũng như làm cơ sở và thông tin để theo dõi sự tiến
bộ của học sinh thì việc thiết kế phiếu ghi thông tin là rất cần thiết.
Sau đây là một phiếu đã được chúng tôi thực hiện tại trường:
Nội dung
Thông tin cá nhân
Ưu điểm

Nhược điểm
Nhận xét về các
góp ý

SKKN 2018

Học sinh 1
Trần Tấn Phúc
- HL: khá; Hạnh kiểm: tốt
- Tích cực tham gia phong
trào của lớp, trường
- Giúp đỡ bạn bè.

Đi học trễ, nói chuyện nhiều
- Các bạn trong lớp góp ý
đúng tất cả nhược điểm và
khen đúng tất cả ưu điểm.
- Các bạn chia sẽ, động viên


Học sinh 2
Trần Ngọc Bích Ngân
- HL: TB; Hạnh kiểm: tốt
- Tích cực tham gia phong trào
của lớp, trường
- Có năng khiếu múa, làm biên
đạo múa cho lớp
- Tham gia đi đầu các phong
trào của lớp
Không thuộc bài, tính dễ tự ái
- Các bạn trong lớp góp ý
đúng 1 nhược điểm và khen ưu
điểm của bạn
- Các bạn chia sẽ, động viên
6


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

(hoàn cảnh của bạn là cha Ngân học bài chăm chỉ hơn,
mẹ buôn bán nên việc đưa không nên học tủ
bạn đi học trễ)
Những biểu hiện
Phúc đã khắc phục việc đi Ngân đã tiến bộ trong học tập,
tích cực của học
trễ, quan tâm chú ý lắng chăm chỉ, hòa đồng cùng các
sinh sau khi tham nghe thầy cô giảng bài, học bạn.
gia trò chơi
nghiêm túc.
e. Cách nhận xét, đánh giá hoạt động, tuyên dương và động viên học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cho Ban cán bộ lớp tổ chức để các em tham
gia thoải mái đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên ngồi quan sát theo dõi tổng quát
hoạt động của lớp. Sau mỗi hoạt động giáo viên chủ nhiệm cần tuyên dương thái độ
của học sinh, khen ngợi sự quan tâm của các em dành cho bạn bè trong lớp để các
em cảm nhận được sự tôn trọng đối với những lời góp ý tích cực của mình.
- Đối với học sinh nhận được hộp quà hạnh phúc, bản thân các em phải thể
hiện sự trân trọng đối với các nhận xét, góp ý tích cực của bạn bè, giáo viên qua
hành động chia sẻ thêm về hoàn cảnh và biết nói lời cảm ơn.
- Từ những thông tin ghi nhận được, giáo viên thông qua Ban cán bộ lớp, bạn
thân của em học sinh để động viên em khắc phục các hạn chế của mình. Riêng giáo
viên sẽ nêu những ưu điểm của học sinh trước lớp, cuối tiết mời em ở lại để chia sẻ
và hướng dẫn em cách khắc phục hạn chế, đặt niềm tin vào sự tiến bộ ở em. Cuối
cùng là sự ghi nhận của giáo viên về từng trường hợp để làm cơ sở giáo dục học
sinh về sau.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp được đưa ra xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và phù hợp nhu cầu thực
tiễn qua thực tế tổ chức tại trường chúng tôi trong thời gian qua. Yêu cầu về khâu
tổ chức rất đơn giản, những vật dụng để tổ chức trò chơi học sinh đều tự tay làm
được, không tốn kém chi phí. Trò chơi chỉ mất khoảng 5-7 phút nên sẽ không ảnh
hưởng nhiều đến thời gian tiết sinh hoạt lớp. Từ những thuận lợi trên chúng tôi có
thể khẳng định rằng giải pháp chúng tôi đưa ra là dễ dàng triển khai áp dụng rộng
rãi, góp phần tạo thêm một hoạt động tích cực cho tiết sinh hoạt lớp hàng tuần.
SKKN 2018

7


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

Về công tác quản lý và giáo dục đạo đức học sinh thì giải pháp này đã giúp
giáo viên chủ nhiệm ghi nhận được các thông tin như ưu điểm, hạn chế cũng như
hoàn cảnh của học sinh để từ đó có giải pháp giáo dục riêng cho từng cá nhân để có
những tác động tâm lý phù hợp nhằm giúp học sinh tiến bộ trong học tập và rèn
luyện. Kết quả thực tiễn mang lại sau thời gian chúng tôi áp dụng giải pháp cho 3
lớp tại trường (2 lớp 10 và 1 lớp 11) đạt trên 90% các trường hợp học sinh có thái
độ tích cực trong khắc phục hạn chế, có nhiều tiến bộ và được tập thể lớp ghi nhận.
Về không khí lớp học, hoạt động đã tạo được không khí vui tươi, học sinh
tham gia rất hào hứng và tích cực, tạo điều kiện cho các em được nhận xét về bạn
từ đó xây dựng tình đoàn kết, gắn bó giữa các học sinh trong lớp, các em biết quan
tâm nhau hơn.
Đối với từng học sinh, các em đã hình thành được cho mình kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng nhận xét, đánh giá người khác, thái độ tích cực trong xây dựng tình bạn,
xây dựng tập thể để cùng nhau tiến bộ, hạn chế việc “anh hùng bàn phím” khi bức
xúc bạn bè. Học sinh đã tự giáo dục và tiến bộ sau khi tham gia trò chơi.
Những hiệu quả trên cho thấy giải pháp đưa ra phù hợp, có hiệu quả tốt trong
đổi mới hoạt động chủ nhiệm, sinh hoạt lớp theo hướng thân thiện, tích cực.
3. 5. Tài liệu kèm theo:
- Số liệu, biểu đồ về thực trạng nhu cầu của học sinh trong việc góp ý xây
dựng cho bạn bè, cho bản thân.
- Hình ảnh tổ chức trò chơi tại lớp.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về những thông tin trên.
Bến Tre, ngày 12 tháng 3 năm 2018

SKKN 2018

8



Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Module 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT
2. Tài liệu Tập huấn phương pháp dạy học tích cực của Bộ Giáo dục và Đào Tạo
3. />4. />5. />
SKKN 2018

9


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

TÀI LIỆU KÈM THEO
I. Số liệu thống kê
Câu 1. Bạn nhận xét về bản thân mình như thế nào?

Câu 2. Bạn có nhận xét về ưu điểm, hạn chế của người khác bao giờ chưa?

SKKN 2018

10


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Câu 3. Bạn có thích người khác góp ý về ưu điểm, hạn chế của bản thân mình hay
không?

Câu 4.1. Học sinh trong lớp bạn có thường hay góp ý cho bạn khác về ưu điểm,

hạn chế của họ hay không?

Câu 4.2. Nếu có họ thường góp ý bằng hình thức nào?
SKKN 2018

11


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Câu 5. Theo bạn hình thức góp ý nào dễ được người khác chấp nhận?

Câu 6. Theo bạn hình thức và nội dung góp ý sẽ có tác dụng như thế nào?

SKKN 2018

12


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

II. Hình ảnh tổ chức trò chơi

SKKN 2018

13




×