Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn giáo dục tình yêu biển đảo qua hoạt động ngoại khóa thi vẽ tranh, thuyết trình tranh vẽ và viết bài cảm nhận về tiểu thuyết mini “đảo chìm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.12 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………..

1. Tên sáng kiến: Giáo dục tình u biển đảo qua hoạt động ngoại khóa
Thi vẽ tranh, thuyết trình tranh vẽ và viết bài cảm nhận về tiểu thuyết mini
“Đảo chìm”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn – môn Ngữ văn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ra đời vào tháng 07/1980, Đảo chìm là tiểu thuyết mini nổi tiếng của Trần
Đăng Khoa. Tác giả đã dựa trên những câu chuyện có thật về người lính hải quân
ngày đêm giữ đảo để viết nên những trang “thần bút” – (Đảo chìm, trang 130). Đọc
Đảo chìm, người đọc vơ cùng xúc động trước tình đồng đội, trước sự hy sinh, trước
tinh thần lạc quan, hồn nhiên, tếu táo của những người lính ngày đêm “xúc từng
tảng đá san hơ chìm sâu dưới mấy mét nước, đắp quanh chân đảo để mở mang bờ
cõi”. Qua những trang viết không dài, nhưng đủ độ ngấm sâu vào tâm thức, chúng
ta thêm một lần nữa yêu người Mẹ Tổ quốc, tự hào về những người lính đảo và
thấm thía hơn bao giờ hết giá trị thiêng liêng của hai chữ chủ quyền.
Đất nước ta đã 43 mùa xuân độc lập, nhưng “Nếu Tổ quốc hơm nay nhìn từ
biển; Mẹ Âu Cơ hẳn khơng thể n lịng”. Những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Việt
Chiến đã nêu lên một thực tế về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc ta luôn bị đe dọa
bởi thế lực ngoại bang. Và trên thực tế, suốt mấy năm qua, chủ quyền biển đảo luôn
là vấn đề thời sự nóng được dư luận quan tâm sâu sắc.
Là những người dạy học Ngữ văn, chúng tôi thấu hiểu giá trị của môn học
không chỉ đem đến cho người học kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà cịn phải khơi
dậy ở tâm hồn thế hệ trẻ những giá trị nhân văn để các em yêu đời, yêu người thêm
1



chút nữa. Trong bối cảnh chủ quyền Tổ quốc bị đe dọa, nhận thấy trách nhiệm của
mình là truyền đến các em thơng điệp về tình u nước, ý thức bảo vệ chủ quyền,
giúp các em cảm nhận, thấu hiểu phần nào cuộc sống gian khổ và sự hy sinh thầm
lặng nhưng lớn lao của người lính đảo, chúng tơi lựa chọn Đảo chìm, một tác phẩm
văn học viết về Trường Sa, để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
Thơng qua hoạt động ngoại khóa Thi vẽ tranh, thuyết trình tranh vẽ và viết
bài cảm nhận về tiểu thuyết “Đảo chìm”, mục đích người dạy muốn hướng đến
chính là:
+ Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn, bảo vệ chủ quyền
Tổ quốc, đặc biệt là chủ quyền biển đảo.
+ Giúp các em học sinh hiểu biết hơn về những gian khổ, hy sinh của người
lính đảo. Từ đó, biết trân trọng, nâng niu cuộc sống hịa bình.
+ Đổi mới phương pháp dạy học nhằm “phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học” cho học sinh.
+ Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ văn bản; củng cố kỹ năng tạo lập văn bản
cho học sinh.
+ Phát triển một số phẩm chất và năng lực cơ bản cho người học.
+ Tạo sân chơi để học sinh bộc lộ năng khiếu, năng lực.
+ Hình thành thói quen đọc sách và đọc “chìm lắng vào nội dung văn học để
phát triển trí tuệ, cảm xúc”.
3.2.2 Điểm mới của giải pháp:
+ Việc lồng ghép giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục ý thức giữ
gìn chủ quyền biển đảo...khơng khơ khan, áp đặt. Đưa vấn đề chủ quyền biển đảo
vào hoạt động học tập một cách tự nhiên.
+ Sử dụng một tác phẩm văn học chưa có trong sách giáo khoa hiện hành để
học sinh tiếp cận (học sinh tự giải mã văn bản dựa trên đặc trưng thể loại).
2



+ Dung lượng của tác phẩm không dài, rất phù hợp cho người đọc thời @ (vì
lí do thời gian).
+ Giáo viên không truyền thụ tri thức. Học sinh được trải nghiệm qua lớp vỏ
ngơn từ, thơng qua đó các em chủ động lĩnh hội kiến thức và tự do sáng tạo, tự do
nêu lên quan điểm cá nhân mà khơng bị áp đặt cách hiểu.
+ Góp phần hình thành các năng lực cho học sinh: năng lực ngôn ngữ, năng
lực đọc hiểu văn bản; các kỹ năng: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,
kỹ năng trả lời phỏng vấn....
3.2.3 Các bước thực hiện giải pháp:
Hoạt động ngoại khóa Thi vẽ tranh, thuyết trình tranh vẽ và viết bài cảm
nhận về tiểu thuyết mini “ Đảo chìm” được tiến hành qua các hoạt động
sau:
- Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch
Kế hoạch này được triển khai, thống nhất trong tổ bộ môn,
bộ phận quản lý chuyên môn của trường (kế hoạch được triển khai
vào tháng 10/2017, sau một tháng để các thành viên trong tổ
nghiên cứu tác phẩm, đóng góp ý kiến, kế hoạch được điều chỉnh
và triển khai đến học sinh).
Phổ biến kế hoạch đến toàn thể học sinh của trường (trong
giờ sinh hoạt cờ, sinh hoạt lớp). Thời gian để học sinh thực hiện
hoạt động từ tháng 12/2017 – hết tháng 01/2018.
- Hoạt động 2: Lập danh sách học sinh đăng ký tham
gia thi vẽ tranh, thuyết trình tranh vẽ và viết bài cảm
nhận.
- Hoạt động 3 : In tác phẩm “Đảo chìm” và giới thiệu
đến học sinh.
Tác phẩm được lấy trên mạng internet, không có tranh minh
họa, sau đó tổ chun mơn sẽ đọc, kiểm dò, đối chiếu với bản gốc
3



(tiểu thuyết mini Đảo chìm; Nhà xuất bản Kim Đồng; Quyết định
xuất bản số: 21/QĐKĐ kí ngày 4/2/2016).
- Hoạt động 4: Nhận tranh vẽ và bài cảm nhận của học sinh.
- Hoạt động 5: Tổ chức chấm thi và khen thưởng cho học sinh.
+ Chia tổ chuyên môn thành 2 nhóm, mời thêm 1 thành viên Ban giám hiệu
phụ trách chun mơn. Các nhóm họp thống nhất định hướng chấm với biểu điểm.
+ Nhóm 1 sẽ chấm và phân loại bài cảm nhận của các em. Bài cảm nhận sẽ
được quy đổi thành điểm cộng vào bài viết 1 tiết ở học kỳ hai.
Loại

A

B

C

Điểm cộng

1.5

1.0

0.5

Loại B
58

Loại C

30

KẾT QUẢ:
Số bài
129

Loại A
41

+ Nhóm 2 sẽ chấm tranh vẽ:
Chấm sơ tuyển để chọn những tác phẩm đẹp vào vòng chung kết.
Chấm phần thuyết trình tranh vẽ ở vịng chung kết. Ở vịng này, thí sinh sẽ
thuyết trình về tác phẩm của mình trong thời gian 5 phút (chất liệu để vẽ tranh, nội
dung bức tranh, cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc tác phẩm “Đảo chìm”).
Giám khảo sẽ đặt câu hỏi phỏng vấn và nhận xét, góp ý cho tác phẩm của các
em.
Số lượng

Số tranh

tranh vẽ

vào

Giải thưởng
Nhất

Nhì

Ba


chung kết
150

20

1

1

3

Khuyến

Tập thể

khích

vẽ nhiều

10

tranh
1

4


- Hoạt động 6: Trưng bày tranh vẽ.
Các tác phẩm vào chung kết được trưng bày trong giờ sinh hoạt cờ, sau đó

được trưng bày tiếp tục trong phịng truyền thống 1 tuần.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đề tài Giáo dục tình yêu biển đảo qua hoạt động ngoại khóa Thi vẽ
tranh, thuyết trình tranh vẽ và viết bài cảm nhận về tiểu thuyết mini “Đảo
chìm” có khả năng áp dụng hiệu quả vì:
- Vẽ tranh, thuyết trình tranh vẽ theo tác phẩm văn học và viết bài cảm nhận
là một hoạt động thiết thực, khơi gợi hứng thú đối với người học bộ môn Ngữ văn.
- Giáo dục tình yêu biển đảo, ý thức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc là điều hết
sức cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
- Hoạt động dạy và học gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
- Nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn chủ quyền biển đảo.
- Giáo viên khơng thuyết giảng những bài học về đạo đức mà người học tự
lĩnh hội và tự chuyển biến trong nhận thức, trong tình cảm.
- Phát triển một số kỹ năng cơ bản cho người học, trong đó có kỹ năng đọc
hiểu văn bản.
- Tạo hứng thú cho môn học vốn không được nhiều học sinh yêu thích ở thời
@.
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Ngữ văn.
- Tạo tâm thế sẵn sàng để tiếp nhận chương trình giáo dục phổ thơng mới
(người dạy chủ động lựa chọn một số văn bản để dạy học, người học chủ động giải
mã những kiến thức mới và phát huy được tính sáng tạo của mình ).

5


3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Phụ lục 1: Một vài bài cảm nhận của học sinh


6


7


Phụ lục 2: Tranh vẽ của học sinh
- Vị tướng già và chàng lính trẻ

- Chuyện trên boong

8


- Phụ lục 3: Thuyết trình tranh vẽ và trao giải

9


Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018
10


Nguyễn Thị Huỳnh Mai,
Phạm Quốc Bình,
Bùi Thị Hồng Anh,
Phạm Nguyễn Tuấn Anh,
Võ Mạnh Huỳnh,

Trường THPT Phan Liêm, Ba Tri


11



×