Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN một số BIÊN PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN về NGÔN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.91 KB, 13 trang )

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIÊN PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN VỀ NGÔN NGỮ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 với sự thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội để tiếp
thu một nền văn minh phát triển cao, đó là nền văn học công nghiệp và chính
xác hơn đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó có người đứng ở vị trí trung tâm,
con người vừa là cứu cánh của sự phát triển xã hội, đồng thời là nhân phối quá
trình đó. Trong nền văn minh, trình độ khoa học phát triển cao cùng với sợ bùng
nổ thông tin đòi hỏi con người phải có phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc biệt là
phải mở rộng các mối quan hệ, mở rộng khả năng giao tiếp để cải tạo thế giới,
cải tạo chính mình và bảo tồn bản sắc dân tộc vì vậy:
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam. Giáo dục cho trẻ phát triển một cách toàn diện từ giai đoạn đầu tiên
của cuộc đời, vì thế từ ngàn đời xưa ông cha ta đã dạy:
“ Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”
Thấm nhuần lời dạy đó của cha ông ta ngày nay thế hệ trẻ Việt Nam nói
chung, trẻ Mầm non nói riêng đang nhận sự quan tâm chăm sóc của toàn thể xã
hội với tinh thần “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ”. Vì trẻ em không chỉ
là nièm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của đất nước.
Vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay không chỉ là trách nhiệm của
mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó trường Mầm non đóng
vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, theo đúng phương pháp
khoa học. Đặc biệt là trẻ, nhà trẻ vừa bước vào môi trường hoạt động mới, bỡ
ngỡ nên tôi chọn môn “Nhận biết tập nói của trẻ 24 - 36 tháng” để làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm.
Bên cạnh việc công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi học hỏi và sáng
tạo các hình thức các phương pháp giáo dục trẻ dựa trên tư liệu sẵn có trong kho
tàng văn hóa dân tộc. Vì vậy để tiếp tục thực hiện tốt sự nghiệp trồng người của
mình, năm học 2015 – 2016 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nhận biết tập nói”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn


nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo
dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kì lạ, thần tiên .
Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như: Hoạt động với đồ vật,
nhận biết phân biệt......Sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con
người “Nhận biết tập nói” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở
lứa tuổi mầm non. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống
chan hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà... và
đó chính là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức, tập nói cho trẻ.

1


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ khi lọt lòng đến khi chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, biết
đọc thì ngôn ngữ là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng
nói, đi những bước đi đầu tiên, kể chuyện và tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng
nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu
thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người
thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán
những việc xấu, thật thà, ngoan ngoãn...và còn là phương tiện hình thành các
phẩm chất đạo đức trong sáng mà đặc biệt ở trẻ nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ
của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói đúng câu,
đúng từ và đúng ngữ pháp.
Tuổi mầm non là tuổi cần được sự quan tâm đặc biệt của gia đình và cô giáo.
Ở giai đoạn này, những mối quan hệ có những sự vật, hiện tượng sảy ra xung
quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô giáo đều
mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và hành vi có
đạo đức để hình thành đạo đức cho trẻ sau này. Là giáo viên mầm non, tôi nhận
thấy việc giáo dục trẻ thông qua“Nhận biết tập nói” rất quan trọng đối vơi trẻ ở
lữa tuổi nay

Như trong thực tế ta đã biết giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Giáo viên mầm non tức là phát triển các khả
năng của trẻ, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách con người tạo cho
trẻ nhiều cơ may thành công trên con đường học hành, với lứa tuổi Mầm non 24
- 36 tháng sự phát triển tâm lý của trẻ rất mạnh, ảnh hưởng đến cả qúa trình phát
triển sau này. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói ở giai đoạn này trẻ phát âm
chưa chuẩn, nói ngọng, nói lắp nhiều, trẻ chưa nói được thành câu trọn vẹn mà
chỉ nói được từ cuối của câu, tính hiếu động, thích tò mò đòi hỏi phải có sự uốn
nắn kịp thời của người lớn nhất là cô giáo, cô giáo dạy các cháu thông qua các
môn học khác nhau, dạy cháu học mọi lúc mọi nơi và hoạt động hàng ngày đặc
biệt với môn “Nhận biết tập nói”. Bởi môn này giúp trẻ tư duy giao tiếp với bạn
bè. Chính vì tầm quan trọng của môn “Nhận biết tập nói”cho lứa tuổi nhà trẻ nên
tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy. Nhận biết tập nói cho trẻ 24 - 36 tháng
tuổi”. Trường mầm non Khuôn Lùng - Xín Mần - Hà Giang.
1. Lý do khách quan.
Căn cứ vào một số văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ
năm học 2015 - 2016.
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của Trường
mầm non của xã Khuôn Lùng.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi tôi đang phụ
trách
2. Lý do chủ quan.

2


Trong những năm qua công tác giáo dục mầm non của huyện Xín Mần nói
chung và trường Mầm non Khuôn Lùng nói riêng đa số trẻ em đều là con em
dân tộc thiểu số, bất đồng về ngon ngữ, bên cạnh đó các bậc phụ huynh ở thôn
bản chưa hiểu rõ về tầm quan trong của bậc học mầm non.

Là một giáo viên mầm non tôi luôn tự học hỏi và tự bồi dưỡng chuyên môn
tìm tòi phương pháp giảng dạy mới phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức
của trẻ giúp trẻ có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày,
đồng thời phát triển nhân cách cho trẻ.
Xuất phát từ những lí do chủ quan và khách quan đó là giáo viên giảng dạy tôi
mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số hình thức cho trẻ làm quen với
môn học nhận biết tập nói” tôi mong muốn rằng sáng kiến kinh nghiệm này
phần nào giúp tôi có thêm một số biện pháp và kinh nghiệm trong một số việc
nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ lĩnh hội và tiếp thu giữa trẻ và cô,
giữa trẻ với trẻ
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi nghiên cứu.
“ Một số biện pháp giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ”
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng : Là trẻ nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi trường chính thuộc trường
Mầm Non Khuôn Lùng Huyện Xín Mần Tỉnh Hà Giang.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ”cho
trẻ nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi nhằm mục đích. Tìm ra một số biện pháp, hình
thức để rèn luyện ngôn ngữ ban đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải
mãi, tự nhiên trong hoạt động không gò bó để việc rèn luyện những hình thức
làm quen với ngôn ngữ đạt kết quả tốt nhất.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ phát triển về
ngôn ngữ”tôi thấy cụ thể như sau:
Trẻ phát triển được vốn từ của mình tốt hơn, rèn luyện cho trẻ không nói
ngọng, nói lắp nữa, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số phát triển được ngôn ngữ
tốt hơn. Trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp với cô giáo và các bạn hơn. Chính vì vậy
nên kết quả trong giờ học đạt kết quả rất tốt.
B. PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẪN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận.
+ Tâm lý: Trẻ thích giao tiếp với mọi người xung quanh là nhu cầu bằng trực
quan cần giải đáp thắc mắc khi trẻ gặp phải, trẻ thích được người lớn động viên,
khen ngợi kịp thời.Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy,
3


tưởng tượng mà hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các
góc chơi ở lớp, qua mảng chủ đề, qua các giờ học,qua các tranh ảnh, hình ảnh và
trẻ được tếp xúc ở bên ngoài với những sự vật hiện tượng. Để việc cảm thụ và
nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho đủ câu,tròn trịa câu thì cô giáo phải
là người củng cố lại cách phát âm cung cấp thêm vốn từ cũng như hiểu biết để
trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho chuẩn, cũng như trả lời chính xác các câu
hỏi của cô một cách mạch lạc to,rõ ràng,đủ câu
+ Sinh lý: Trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thì đây là giai đoạn bắt đầu
của ngôn ngữ chủ động, do vậy trong quá trình phát triển ngôn ngữ còn mắc một
số hạn chế. Đồng thời do kinh nghiệm còn ít ỏi nên trẻ còn nhầm lẫn khi tri giác
dựa vào những đặc điểm bên ngoài của đồ vật.Như tư duy trực quan,trẻ tiếp thu
các kiến thức được một cách dễ dàng nhất là thông qua các
hình ảnh, trò chơi, mọi vật xung quanh trẻ …Muốn việc tiếp thu các kiến thức
mà cô cần cung cấp cho trẻ được dễ dàng thì hình thức truyền đạt gây sự chú
ýcủa trẻ là vô cùng quan trọng, chính vì nhận thức được tầm quan trọng của bộ
môn này nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số hình thức,hiện trong các tiết học
NBTN theo từng chủ đề
2. Cơ sở pháp lý.
Căn cứ váo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 “ Năm
học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” của sở GD&ĐT
tỉnh Hà Giang. Đã đưa nội dung giáo dục toàn diện cho lứa tuổi mầm non chủ
yếu liên hệ với các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị trường, của địa phương. Thực

hiện tốt kế hoạch chỉ đạo của cấp trên về chỉ tiêu số lượng chăm sóc giáo dục
trẻ. Đặc biệt chất lượng giáo dục đặt lên hàng đầu.
Căn cứ vào Điều lệ trường Mầm Non đã ban hành và quyền hạn của giáo
viên Mầm non có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ để trẻ phát triển một cách
toàn diện về 5 lĩnh vực.
3. Cơ sở thực tiến:
Là một giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy tại lớp 24 – 36 tháng tuổi
tại trường Mầm Non Khuôn Lùng, tôi nhận thấy ngành học Mầm Non đang
được các cấp các ngành và nhân dân, phụ huynh quan tâm, đóng góp tu sửa các
lớp học, mua sắm đồ dùng phục vụ giảng dạy và học tập, các cháu được chăm
sóc nuôi dạy chu đáo, giúp các cháu phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ.
Đặc biệt tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ vốn từ, sửa nói ngọng, nói lắp,
nói chưa đủ câu, ý cho trẻ.
II. THỰC TRẠNG VỀ NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
Qua những năm công tác tại trường tôi nhận thấy việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ là rất quan trọng. Đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng
tuổi. ở lứa tuổi này sự phát triển tâm lý và hình thành nhân cách con người phát
triển mạnh mẽ. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói, trẻ nói, phát âm chưa chuẩn,
4


nói ngọng nói lắp nhiều, trẻ chưa nói được câu chọn vẹn mà chỉ có thể nói được
câu cuối, nhưng cũng vào thời điểm này các cháu cũng rất hiếu động, rất thích
được khám phá thế giới xung quanh mình luôn đạt ra những câu hỏi: Tại sao? Vì
sao? đối với người lớn. Chính vì vậy việc phát triển vốn từ đối với trẻ là rất quan
trọng giúp các cháu bước đầu hình thành một nhân cách toàn diện.
1. Thuận lợi.
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng
phương pháp mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục Mầm non tạo điều kiện
bảo ban và học hỏi.

Đa phần phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình và nhiệt tình ủng hộ
cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu nhất là môn nhận biết tập nói phụ huynh
thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ chơi và thường xuyên
trao đổi với giáo viên về đặc điểm tâm sinh lý của con, em mình.
2. Khó khăn.
Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển khác nhau nên dẫn đến nhận
thức của trẻ không đồng đều
Một vài phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới con em mình, nhiều người
chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nên thường hay cho con
nghỉ học tự do không xin phép cô giáo.
Do một số trẻ nhà xa và có hoàn cảnh khó khăn không cho trẻ ăn bán trú
tại trường cả ngày được nên dẫn đến tình trạng trẻ hay nghỉ học và khó khăn cho
giáo viên thường xuyên tới vận động trẻ tới trường.
Với những khó khăn như thế tôi cần phải dần khắc phục, thường xuyên
tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và hay đổi phương pháp dạy và rèn khả năng
phát âm làm quen với môn học nhận biết tập nói cho trẻ.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
. 1. Biện pháp thực hiện đề tài:
- Cô giáo luôn gần gũi với trẻ, trò chuyện cùng trẻ nhiều hơn.
- Tích hợp “nhận biết tập nói” vào các môn học, ở mọi lúc, mọi nơi.
- Phải có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học.
- Phải phối kết hợp với phụ huynh
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài.
Theo dõi và quan sát trẻ trong nhóm lớp do tôi phụ trách, quan sát các hoạt
động của trẻ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, kết hợp trò chuyện với trẻ để
đánh giá mức độ nhận biết của trẻ.
Thông qua việc nắm chắc phương pháp các môn học như: “Nhận biết tập
nói” xâu hạt, nặn. Tôi luôn tham khảo thêm các tài liệu phát triển ngôn ngữ của
5



trẻ và nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, chuẩn bị lời nói, giáo án khi lên lớp một
cách khao học và lô gích; kết hợp giữa đạo đức trực quan, tranh ảnh, vật thật có
mầu sắc, chất liệu bền đẹp với cử chỉ âu yếm, gần gũi, lời nói nhẹ nhàng, phát
âm chuẩn chính xác, ngắn gọn, rễ hiểu, phù hợp với thực tế nội dung của từng
bài, từng tiết.
a. Hình thức cho trẻ làm quen với môn nhận biết tập nói trong các giờ hoạt
động chung.
- Khi lên lớp cô sử dụng các thủ thuật như bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu
đố, trò chơi gây hứng thú để lôi cuốn trẻ vào giờ học như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài
một cách thoải mãi nhẹ nhàng không bị gò ép.
VD: Cho trẻ nhận biết, tập nói từ “Gà trống” sau khi cô đọc câu đố:
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o...
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dạy
- Cô để trẻ đoán
- Sau đó cô đưa tranh con gà trống cho trẻ quan sát và hỏi:
Đây là con gì ?
- Cô chính xác cho trẻ “Đây là con gà trống”
Cho cả lớp nói “Con gà trống” 2- 3 lần và gọi 5 – 6 cá nhân trẻ nhắc lại
+ Con gà trống sống ở đâu ?
+ Gà trống ăn gì ?
+ Nuôi gà trống có lợi gì ?
+ Gà trống gáy như thế nào ? Cho trẻ bắt trước tiếng gà trồng gáy
+ Gà trống có những bộ phận gì ? (Để trẻ lên chỉ và nói lên bộ phận đó. Cô
chính xác lại)
- Cứ như vậy cô giáo gợi mở bằng những câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời, nhằm
phân tích sự phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.
- Liên hệ thực tế: Gia đình cháu nuôi những con vật gì ? (Để trẻ kể, cô

chính xác lại)
- Củng cố giáo dục trẻ phải biết yêu quý và chăm sóc các con vật đó
- Kết thúc cô cho trẻ hát và vận động bài “Con gà trống”

6


Tất cả các môn học nói chung và môn “nhận biết tập nói”, nói riêng giáo
viên luôn phải linh hoạt trong mọi cử chỉ hành vi lời nói từ khi vào bài đến khi
kết thúc tiết học giữa các phần phương pháp có sự liên kết với nhau thì giờ học
mới sinh động hấp dẫn và đạt kết quả cao.
b. Hình thức cho trẻ làm quen với môn học nhận biết tập nói qua các hoạt
động ngoài giờ
Để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện, tôi còn dạy trẻ trong
các tiết học khác như: Giờ kể chuyện, giờ thể dục, âm nhạc, thơ và mọi lúc mọi
nơi (VD trên tiết học khác). Dạy trẻ đọc thơ, cô hỏi trẻ tên bài, tên các con vật,
đồ vật trong bài thơ cho trẻ đọc thơ nhất là cá nhân trẻ sau đó cô chú ý đến
những trẻ đọc sai, nói sai, ngọng, lắp và tiết học khác cũng vậy, cô luôn uốn nắn
giúp trẻ phát âm được chính xác và rõ ràng nhất.
Hàng ngày đi dạo với giáo viên thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ gọi tên các
đồ vật, đồ chơi xung quanh, tên ông bà, bố mẹ tên cô giáo, nhà các cháu ở đâu ?
Cây gì đây ? Đây là con gì ? Kêu như thế nào ? hoặc khi đang chơi với bạn thì
cô hỏi trẻ, cháu đang chơi với bạn gì ? Cháu chơi đồ chơi gì ? Màu gì ?
Trong giờ đón và trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông bà, bố mẹ, chào cô
giáo, các bạn, như vậy kích thích trẻ trả lời trống không, vì cô giáo phải thường
xuyên nhắc nhở trẻ hoặc nói mẫu cho trẻ nghe, động viên khuyến khích trẻ nhắc
lại, tôi luôn đáp ứng mọi câu hỏi của trẻ, không trả lời quá quắt hoặc quát mắng
trẻ, thái độ nhẹ nhàng từ tốn, giải đáp câu hỏi của trẻ một cách tỉ mỉ chu đáo
ngắn gọn dễ hiểu.
Ngoài những việc chăm sóc giáo dục ở trường học, việc chăm sóc, giáo dục

trẻ ở mỗi gia đình là rất cần thiết tôi luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, trao
đổi thống nhất về cách chăm sóc nuôi dạy trẻ và kế hoạch hoạt động dạy học
trong từng tháng, tuần, ngoài ra tôi phô tô thêm tài liệu, thơ, chuyện, một số loại
rau củ quả..., bài hát để phụ huynh nắm được chương trình, kết hợp dạy trẻ, phát
triển tư duy với môi trường xung quanh, ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt, như vậy
việc thực hiện được các biện pháp này là khoa học và hợp lý.
Nhắc phụ huynh học sinh thường xuyên nói tiếng phổ thông với trẻ tại gia
đình, nhận biết gọi tên đồ dùng, vật dụng trong gia đình.
Muốn biết được kết quả trong một giờ “Phương pháp phát triển ngôn ngữ”
các cháu đã tiếp thu và phát triển ngôn ngữ thế nào các giáo viên ghi vào sổ theo
dõi hàng ngày để các tiết học sau hoặc các tiết học khác giáo viên cần quan tâm
khắc phục những hạn chế đó của trẻ.
c. Hình thức cho trẻ làm quen với ngôn ngữ qua góc nhận biết tập nói.

7


Để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện, tôi còn dạy trẻ trong
các tiết học khác như: Kể chuyện, giờ thể dục, âm nhạc, thơ và mọi lúc mọi
nơi(VD trên tiết học khác). Dạy trẻ đọc thơ, cô hỏi trẻ tên bài, tên tác giả, cô hỏi
trẻ về nội dung bài thơ, cô cho trẻ đọc thơ cá nhân trẻ sau đó cô chú ý đến trẻ
đọc sai, nói ngọng, nói lắp và trên tiết học khác cũng vậy, cô uốn nắn giúp trẻ
phát âm được chính xác và rõ ràng nhất.
Hàng ngày đi dạo giáo viên thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ gọi tên các
đồ vật, đồ chơi xung quanh,tên ông bà, tên bố mẹ và tên cô giáo, nhà các cháu ở
đâu?Cái gì đây?Đây là con gì?Kêu thế nào?...Hoặc khi chơi với bạn thì cô hỏi
trẻ, cháu đang chơi với bạn nào?Cháu chơi đồ chơi gì?Màu gi?
Trong giờ đón và trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ chào người thân, chào cô giáo
và các bạn, như vậy kích thích trẻ không trả lời trống không, vì vậy cô giáo phải
thường xuyên nhắc nhở trẻ hoạc nói mẫu cho trẻ nghe, động viên và khuyến

khích trẻ nhắc lại, chúng tôi luôn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ, không trả lời
trống không hoặc quát mắng trẻ, thái độ nhẹ nhàng từ tốn, giải đáp câu hỏi của
trẻ,một cách tỉ mỉ chu đáo ngắn gọn dễ hiểu.
d. Hình thức cho trẻ làm quen với ngôn ngữ qua việc kể truyện sáng tạo
Hình thức này rất có tác dụng kích thích tư duy của trẻ đồng thời cũng giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực tri giác cụ thể và chí nhớ tức thì.
Suất phát từ một hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ hay một truyện bất chợt xảy
ra, cũng có thể là truyện bịa cô gợi ý, khuyến khích trẻ kể lại sự vật hay sự việc
đó theo cách trình bày của mỗi trẻ
VD1: Trẻ bất chợt khoe cô hôm chủ nhật được bố mẹ cho đi chơi trang trại
nhà bác, xem các con vật và trẻ trả lời và tiến trình của buổi đi chơi, những cảm
nhận của trẻ nhìn thấy các con vật trong trang trại, cho trẻ tả đặc điểm nổi bật
của các con vật mà trẻ thích. Sau đó cô giúp trẻ khái quát lại lời trẻ nói, cô kể
thêm một số hoạt động mà trẻ chưa biết
Đây là một hình thức mới, việc thử nghiệm còn chưa đồng đều, hình thức
này sẽ còn tiếp tục nghiên cứu vào những thời gian tiếp theo.
e. Hình thức cho trẻ làm quen với ngôn ngữ qua tuyên truyền với các bậc
phụ huynh.
Ngoài những việc chăm sóc giáo dục ở trường học, việc chăm sóc, giáo dục
ở mỗi gia đình là rất cần thiết tôi luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, trao đổi
thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng và kế hoạch hoạt động dạy trong từng
tháng, tuần, ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm một số tài liệu về thơ, truyện, để dạy
trong và ngoài tiết học nhăm phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ như vậy việc
thực hiện được các biện pháp này là khoa học và hợp lý.
* Tóm lại: Dạy trẻ nhận biết tập nói ở giai đoạn này vô cùng quan trọng
và cần thiết đòi hỏi mỗi cô giáo mầm non phải tỉ mỉ chu đáo thật sự chu đáo có
tâm huyết với nghề, xong việc tổ chức giờ học còn phụ thuộc vào khả năng của
trẻ ở từng địa phương nhưng vẫn phải có tính sáng tạo hấp dẫn đối với trẻ,mục
đích cung cấp kiến thức không chỉ ở một môn học khác trong trường mầm non,


8


nhằm nâng cao chất lượng và tính hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, từ đó
phát triển nhân cách cho trẻ.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Một số hiệu quả đã đạt được
a. Đối với trẻ:
Qua việc khảo sát trong hai lần, lần 1 vào tháng 9, lần 2 vào tháng 10 đã cho tỉ
lệ đạt khá, tốt cao. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động nhận biết tập nói,
phát âm chuẩn, thuộc thơ, kỹ năng giao tiếp phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích nghe
trò chuyện, đọc thơ, hoạt động nhận biết tập nói...Biết đọc thơ diễn cảm, thuộc.
Để thấy rõ kết quả này tôi đã lập bảng biểu so sánh để khảo sát trẻ trong từng
giai đoạn:
Họ và tên trẻ

Kỹ năng nghe
L1

Nói

L2

L1

L2

1. Phạm Hoàng Hải


TB

K

K

T

2. Hoàng Văn Hoành

K

T

K

T

3. Hoàng Long Huy

K

T

TB

T

4. Hoàng Tuấn Anh


K

T

K

T

5. Hoàng Gia Bảo

TB

T

TB

K

6. Hoàng Hằng Nga

K

T

K

T

7. Hoàng Thị Linh An


TB

K

TB

K

b. Đối với cha mẹ trẻ:
Nhiều phụ huynh đã tích cực phối hợp với giáo viên trong việc cho trẻ làm
quen với ngôn ngữ bằng cách sử dụng các bài thơ, đồng dao để ôn luyện
c. Đối với giáo viên:
Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho thấy hiệu quả cho việc
thay đổi, vận dụng một số hình thức cho trẻ làm quen với ngôn ngữ rất cần thiết
và không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động của cô và trẻ. Tôi thấy việc
thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai ở các
nhóm lớp trẻ khác
Như lứa tuổi nhà trẻ nói chung và có thể tiếp tục thực hiện trong những năm
sau. Được nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi dễ dàng trong việc thực hiện các yêu
cầu, kỹ năng cần đạt trong độ tuổi trẻ, tạo cho trẻ niềm vui, sự hững thú khi
tham gia các hoạt động cũng như sự gần gũi, yêu thương giữa cô và trẻ.
9


2. Một số tồn tại:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi thấy một số tồn tại như sau: Đề tài này
không chỉ để thử nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động của tôi mà còn dựa
trên sự đánh giá góp ý của Hiệu phó phụ trách chuyên môn và một số hoạt động
chung của giáo viên cùng lớp, do đó việc đánh giá có thể còn chung chung.Vì
vậy việc nghiên cứu đề tài này vào những năm sau sẽ giúp tôi đánh giá được kết

quả của đề tài một cách cụ thể hơn. Trong năm nay đề tài được thử nghiệm chủ
yếu ở một nhóm lớp. Trong năm sau khi tiếp tục thực hiện đề tài này tôi sẽ có sự
thử nghiệm đối với trẻ lớp khác.
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Những bài học kinh nghiệm.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy trẻ giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi có tầm quan
trọng rất lớn, giai đoạn này ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển về sau của trẻ,
cô giáo là người đóng vai trò chủ đạo trong giáo dục trẻ để không ngừng nâng
cao trình độ chuyên môn cũng như thực hiện tốt các đề tài, người giáo viên Mầm
Non phải tích cực tham gia vào các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn học hỏi qua sách vở, bạn bè, đồng nghiệp nhất là tổ chuyên môn, Ban giám
hiệu thường xuyên tổ chức cho các giáo viên dự giờ và góp ý kiến bổ sung rút
kinh nghiệm nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ. Tổ chức tốt các hoạt động trong
ngày, như dạo chơi, thăm quan phải được sắp xếp thời gian hợp lý phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương của nhà trường.
- Giúp giáo viên có phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.
- Giúp trẻ nhận thức được bài học dễ dàng hơn
- Giúp phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ
- Giúp rèn luyện kỹ năng phát âm, kỹ năng kể ở trẻ
* Bài học rút ra và giải quyết vấn đề:
Khi thực hiện đề tài này tôi rút ra kinh nghiệm khi dạy trẻ về môn nhân biết
tập nói như sau:
+ Cô giáo cần nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách học hỏi các đồng
nghiệp có kinh nghiệm rèn làm quen với văn học cho trẻ.
+ Cô giáo cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học qua các tiết học, dạy
mẫu ở trường, ở internet và thường xuyên làm đồ dùng phục vụ dạy học.
+ Cô giáo phải thực sự nhẫn nại và có tinh thần yêu nghề.
Để đạt được kết quả giáo viên phải thường xuyên phối hợp với phụ huynh
trong công tác giảng dạy...
- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.

10


Qua nghiên cứu đề tài “nhận biết tập nói của trẻ 24-36 tháng” đã trình
bày trên tôi rút ra kết luận sau:
Môn “nhận biết tập nói” là rất quan trọng đối với trẻ, qua môn học này
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho các môn học khác là các hoạt động trẻ chơi, vì
lứa tuổi này ngôn ngữ của trẻ đang bắt đầu phát triển rất nhanh. Muốn kết quả
môn học “nhận biết tập nói” đạt kết quả cao phải tiến hành ở phạm vi nhà trường
cùng gia đình kết hợp chăm sóc giáo dục đặc biệt là cô giáo trực tiếp đứng lớp
phải có năng lực chuên môn từ trước, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy chu đáo
sẵng sàng mội câu hỏi của trẻ, dễ dàng ,chính xác dê hiêu luôn tạo điều kiện để
trẻ được nói, được biết được tìm hiểu thế giới xung quanh giúp trẻ được giao
tiếp qua đó trẻ phát âm chuẩn tiếng việt ngay từ khi trẻ bước đầu học nói là tiền
đề cho sự phát triển ngôn ngữ và nhân cách trẻ sau này.
- Những Kiến nghị , đề xuất:
Để thực hiện tốt đề tài nay chúng tôi là những người làm công tác giáo dục
trực tiếp giảng dạy. Rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa
trong việc bổ sung thêm các thiết bị dạy học, phục vụ cho môn học để trẻ được
phát triển vốn từ một các tốt hơn
Đề nghị Phòng GD&ĐT cung cấp thêm một số tài liệu về chương trình
Mầm non mới và thường xuyên tổ chức cho giáo viên được tham quan, học hỏi
kinh nghiệm các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã được áp dụng vào giờ dạy
“nhận biết tập nói của trẻ 24-36 tháng” và đã đạt kết quả tốt. Với tinh thần trao
đổi kinh nghiệm và học hỏi bạn bè đồng nghiệp, rất mong sự quan tâm của ban
Giám hiệu và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi
được hoàn thiện hơn,góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục Mầm
non nói riêng.
Tôi xin trân thành cảm ơn.

Khuôn Lùng, ngày 20 tháng 11 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Người viết

Dương Thị Mẩy

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi Mầm non - NXBGD.
2. Tài liệu tham khảo qua các mạng internet, các hoạt động cho trẻ làm quen với
văn học.
PHẦN MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan
2. Lý do chủ quan
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Phạm vi nghiên cứu
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở pháp lý
3. Cơ sở thực tiễn
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẪN ĐỀ

II. THỰC TRẠNG VỀ NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Những bài học kinh nghiệm
- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
- Những kiến nghị đề xuất
- Tài liệu tham khảo
- Mục lục

12


13



×