Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị liệt dây thanh hai bên tư thế khép sau phẫu thuật tuyến giáp bằng phương pháp treo dây thanh một bên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.91 KB, 6 trang )

1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THANH HAI
BÊN TƯ THẾ KHÉP SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP BẰNG
PHƯƠNG PHÁP TREO DÂY THANH MỘT BÊN
Lê Hoàng Anh*, Nguyễn Việt Phương**,Lê Minh Kỳ***
*Trung tâm GĐYK Hà nội,**Bệnh viện Quân y 103, ,
***Bệnh viện Tai Mũi Họng TW
Email:
Mobile: 0918852888
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một số đặc điểm lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị liệt dây
thanh hai bên tư thế khép sau phẫu thuật tuyến giáp bằng phương pháp treo dây thanh một bên tại
bệnh viện Tai Mũi Họng TW (1/2018 – 8/2019). Đối tượng và phương pháp: Phương pháp
nghiên cứu mô tả can thiệp hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 43 bệnh nhân được chẩn đoán là liệt
dây thanh âm hai bên tư thế khép sau PTTG. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình 57,1 ± 8,7.
Tỷ lệ nữ giới chiếm 93,0%. Trước phẫu thuật: Triệu chứng lâm sàng thường gặp, khó thở
100%, khàn tiếng 44,2%; Biểu hiện khó thở, khởi phát từ từ, tăng dần 83,7%; khó thở độ I
74,4%, độ II 25,6%; khó thở > 1 năm 34,9%; Độ rộng thanh môn < 1mm chiếm tỷ lệ cao nhất
51,2%, từ 1 - 2 mm 25,5%. Sau phẫu thuật: Còn khó thở 11,6%; độ rộng thanh môn được cải
thiện rõ, đa số thanh môn mở tốt (> 5mm) chiếm 79,1%, trung bình (3 – 5 mm) 9,3%, chỉ số
khuyết tật giọng cải thiện rõ rệt so với trước phẫu thuật, tỷ lệ VHI từ mức nhẹ đến mức vừa sau
phẫu thuật 67,5%. Tỷ lệ có biến chứng sau phẫu thuật 11,6%; trong đó 100% tuột chỉ.
Từ khóa: Liệt dây thanh âm hai bên, phẫu thuật tuyến giáp, treo dây thanh âm 1 bên
ASSESSMENT OF THE EFFECTIVENESS OF SUTURE LATERALIZATION
IN PATIENTS WITH BILATERAL VOCAL FOLD PARALYSIS AFTER
THYROIDECTOMY
SUMMARY
Objectives: To describe some clinical manifestations and initially assess the result
of suture lateralization in patients with bilateral vocal fold paralysis after thyroidectomy
at National Otorhinorarynology Hospital of Vietnam (from January 2018 to August


2019). Subjects and methods: A retrospective and prospective interventional study in 43
patients diagnosed with bilateral vocal fold paralysis after thyroidectomy. Results and
conclusions: Average age was 57.1 ± 8.7; the proportion of women was 93.0%. Before
surgery: Clinical symtoms: shortness of breath (100%), hoarseness (62,8%); Shortness of
breath with some manifestations: gradually increased onset was 83.7%; dyspnea grade I was
74.4%, grade II was 25.6%; the difficulty of breathing over 1 year was 34.9%. The glottis
width < 1mm accounted for the highest rate of 51.2%, from 1-2 mm was 25.5%. After surgery:
shortness of breath was 11.6%; glottis width is significantly improved, most glottis open well
(> 5mm) accounted for 79.1%, moderately (3-5 mm) was 9.3%, Voice handicap index
increased significantly, rate of from mild to moderate scale was 67.5%. The rate of
complications after surgery was 11.6%; in which, slipping off the sewing thread accounted for
100%.
Keywords: Bilateral vocal fold paralysis, Thyroidectomy, Suture lateralization
suture lateralization
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong phẫu thuật tuyến giáp, liệt dây thanh hai bên là một tai biến hiếm gặp , tuy nhiên
thường để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân. Các tổn thương này gây cho bệnh nhân mất
giọng nói, nói khàn, uống sặc, khó thở thậm chí là mở khí quản tạm thời hay vĩnh viễn.
Hiện nay trên thế giới đã nhiều phương pháp phẫu thuật đã được phát triển để điều trị
liệt thần kinh thanh âm hai bên với mục đích giúp bệnh nhân hồi phục các chức năng thanh
quản tốt nhất có thể. Hiện nay, tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, ngoài các thực hiện
các kỹ thuật kinh điển từ trước, chúng tôi còn ứng dụng thêm phương pháp phẫu thuật nội soi
treo dây thanh trong điều trị. Kỹ thuật này đang ngày được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và


2

Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu trong nước đã công bố về đánh giá hiệu quả
điều trị và những hạn chế của phương pháp này.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: “Mô tả đặc điểm một số đặc

điểm lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị liệt dây thanh hai bên tư thế khép sau phẫu thuật tuyến
giáp bằng phương pháp treo dây thanh một bên”
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
43 bệnh nhân được chẩn đoán liệt dây thanh âm 2 bên tư thế khép sau phẫu thuật tuyến
giáp được điều trị bằng phương pháp treo dây thanh một bên tại Khoa ung Bướu và khoa Cấp
cứu Bệnh viện Tai Mũi Họng TW
Thời gian: 01/2018 - 8/2019
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Liệt dây thanh âm tư thế khép hai bên sau phẫu thuật tuyến giáp
Tiêu chuẩn loạitrừ
- Liệt dây thanh âm do các căn nguyên khác
- Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp, kỹ thuật khác
2.2. Phương pháp nghiêncứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả can thiệp hồi cứu kết hợp tiến cứu
Tất cả những bệnh nhân nghiên cứu đều được đăng ký theo một mẫu biểu thống nhất.
Thu thập thông tin theo bệnh án mẫu, kiểm tra nội soi trước và sau phẫu thuật, đánh giá chỉ số
khuyết tật giọng nói VHI (Voice Handicap Index) sau phẫu thuật,...
Xử lý số liệu theo phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu trước phẫu thuật
- Đặc điểm về tuổi, giới: Tuổi trung bình nghiên cứu 57,1 ± 8,7; thấp nhất là 42 tuổi,
cao nhất 81 tuổi. Nhóm tuổi 50 – 59 chiếm tỷ lệ cao nhất 46,5%, tiếp đến 60 – 69 tuổi
với 34,9%. Nữ giới chiếm đa số 93,0%
Nghiên cứu 30 bệnh nhân TKTQQN 2 bên tư thế khép sau PTTG của Francessco
Dispenza và các cộng sự, độ tuổi trung bình là 50,53 .
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu trong và ngoài
nước khác, độ tuổi hay gặp nhất là trong khoảng 50, đây là độ tuổi thường có những rối
loạn về nội tiết, đặc biệt là bệnh tuyến giáp.
Về sinh lý bệnh học của các bệnh lý tuyến giáp ngoài các tác nhân vên ngoài còn

có nguyên nhân có liên quan tới rối loạn về nội tiết chuyển hóa, nên các nghiên cứu
trong và ngoài nước, tỷ lệ nữ tỷ lệ mắc các bệnh tuyến giáp ở trong cộng đồng chủ yếu là
nữ giới. Kết quả tỷ lệ giới tính của nghiên cứu giới tính của chúng tôi tương tự nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo Lê Văn Chính,bệnh nhân nữ chiếm 90% , Quách
Thị Cần, tỷ lệ nữ giới cao gấp 4 lần nam giới .
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Khó thở
43
100
Khàn tiếng
19
44,2
Tổng
43
100,0
Triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu qua thăm khám, khó thở 100%; khàn
tiếng 44,2%.
Ở bệnh nhân liệt dây thanh tư thế khép, bệnh nhân có thể có ngủ ngáy, khàn tiếng, rối
loạn nuốt nhưng triệu chứng gây ảnh hưởng tới bệnh nhân nhiều nhất là khó thở và khàn tiếng,
đây là các triệu chứng điển hình của liệt TKTQQN 2 bên tư thế khép. Bệnh nhân ban đầu có
thể gặp các rối loạn khác tuy nhiên họ không đi khám, hoặc có đi khám ở các cơ sở y tế nhưng
không phát hiện ra bệnh.
Tương tự kết quả đánh giá lý do vào viện của chúng tôi, tác giả Trần Thị Thu Hiền và
Trần Văn Oai, 100% bệnh nhân vào viện có khó thở [17], [32]. Nghiên cứu của tác giả Lê Văn


3


Chính, đánh giá kết quả điều trị cố định dây thanh 2 bên ở tư thế khép bằng phương pháp cắt
2/3 sau dây thanh một bên, ngoài 100% lý do nhập viện vì khó thở, tỷ lệ khàn tiếng cũng ghi
nhận 10 trường hợp chiếm 33,3%, không phát hiện trường hợp nào nuốt đau, nuốt vướng, nuốt
nghẹn, và bị sặc [18].
Bảng 2. Đặc điểm triệu chứng khó thở trước phẫu thuật
Các biểu hiện
Số lượng (n=43)
Tỷ lệ (%)
Khởi phát
Từ từ
36
83,7
Đột ngột
7
16,3
Mức độ
Độ I
32
74,4
Độ II
11
25,6
Độ III
0
0,0
Thời gian
< 3 tháng
13
30,2

3 – 6 tháng
13
30,2
> 6 – 12 tháng
2
4,7
> 1 năm
15
34,9
Qua thăm khám lâm sàng, 100% bệnh nhân có biểu hiện khó thở với các mức độ và
cách khởi phát khác nhau. Đa số bệnh nhân có biểu hiện khởi phát khó thở từ từ, tăng dần
83,7%. Khó thở độ I chiếm tỷ lệ 74,4%, độ II 25,6%, không có trường hợp nào khó thở độ III.
Đa số bệnh nhân có biểu hiện khó thở < 6 tháng, trong đó dưới 3 tháng và từ 3 tháng đến 6
tháng đều chiếm 30,2%. Khó thở > 1 năm chiếm tỷ lệ 34,9%.
Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Oai, khó thở thanh quản độ I chiếm 50%, khó thở độ
II có 15 bệnh nhân chiếm 50%, không có bệnh nhân nào khó thở độ III .
Nasser xét mức độ khó thở bệnh nhân liệt TKTQQN 2 bên theo phân độ khó thở
NYHA (NewYork Heart Association) thấy có 2/20 bệnh nhân khó thở độ II, 11/20 bệnh nhân
khó thở độ III, 5/20 bệnh nhân khó thở độ IV và 2/20 khó thở độ V .
Theo nghiên cứu của Francesco Dispenza, có 26/30 bệnh nhân liệt dây thanh 2 bên
trong khoảng thời gian gần sau phẫu thuật tuyến giáp, có 4/30 bệnh nhân liệt 1 dây ngay sau
phẫu thuật và bên còn lại liệt sau khoảng 6 tháng.
Như vậy chúng ta thấy được, thời điểm xuất hiện khó thở thường là khi cùng liệt dây
thanh 2 bên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ khó thở sau hơn 1 năm chiếm đa số, đây là
hậu quả của việc xơ hóa, co kéo của các tổ chức vùng cổ sau phẫu thuật tuyến giáp, gây tổn
thương và thoái hóa thần kinh từ từ.

Biểu đồ 1. Độ rộng thanh môn trước phẫu thuật
Độ rộng thanh môn < 1mm chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2%, từ 1 - 2 mm 25,5%.
Kết quả chúng tôi khi đánh giá độ rộng thanh môn là: độ rộng thanh môn < 1mm chiếm

tỷ lệ cao nhất 51,2%, từ 1 - 2 mm 25,5%, từ 2 – 3 mm chiếm tỷ lệ 23,3%.
Theo Trần Văn Oai, độ rộng thanh môn trước phẫu thuật liệt thần kinh thanh quản quặt
ngược hai bên tư thế khép sau phẫu thuật tuyến giáp, kết quả: dưới 1mm có 2 bệnh nhân chiếm
6,67%, từ 1 đến dưới 2mm có 14 bệnh nhân chiếm 46,67% và từ 2 đến dưới 3mm có 14 bệnh
nhân chiếm 46,67% .


4

Theo Lê Văn Chính, có 16/30 bệnh nhân có độ rộng thanh môn 1 - 2mm, chiếm 53,33%.
Chỉ có 4/30 bệnh nhân có độ rộng thanh môn dưới 1mm chiếm 13,33% và 10/30 bệnh nhân có
độ rộng thanh môn 2 - 3mm chiếm 13,33% .
Như vậy độ rộng thanh môn chính là đặc điểm hình thái quan trọng, độ rộng thanh môn
càng hẹp thì mức độ khó thở càng nặng. Và 3mm là độ rộng thanh môn tối thiểu để bệnh nhân
có thể thở bình thường. Đây cũng là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả sau phẫu thuật của bệnh
nhân. Tuy nhiên có đây là một nhược điểm của nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu
trước, khi chưa có phương pháp đánh giá độ rộng thanh môn chính xác và khánh quan.
3.2. Kết quả sau phẫu thuật
Bảng 3. Đánh giá cải thiện khó thở sau phẫu thuật
Khó thở
Số lượng (n = 43)
Tỷ lệ (%)
Hết khó thở
38
88,4
Còn khó thở
Độ I
5
11,6
Độ II

0
0,0
Độ III
0
0,0
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, sau phẫu thuật tỷ lệ hết triệu chứng khó thở chiếm tỷ
lệ đa số 88,4%, ghi nhận 5 trường hợp còn khó thở nhẹ khí gắng sức chiếm 11,6%.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rõ rệt so với tác giả Trần Văn Oai,
sau phẫu thuật có 18/30 bệnh nhân hết khó thở hoàn toàn chiếm 60%, 5/30 bệnh nhân vẫn cảm
thấy khó thở khi làm việc gắng sức và 7/30 bệnh nhân khó thở thường xuyên khi bịt lỗ canuyn .
Theo Nasser và các cộng sự, trong số 20 bệnh nhân được phẫu thuật cắt phần sau dây thanh
bằng Laser và dao điện tại thời điểm sau phẫu thuật 6 tháng thì có 7/20 bệnh nhân không khó
thở, 10/20 bệnh nhân có khó thở nhưng không giới hạn hoạt động hằng ngày (độ II – NYHA)
và 2/20 bệnh nhân khó thở có ảnh hưởng ít đến sinh hoạt hằng ngày (độ III - NYHA) .
Phẫu thuật điều trị liệt liệt dây thanh 2 bên với mục đích đầu tiên là giải quyết tình
trạng khó thở. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều giải quyết được tình trạng
trên, chỉ một tỷ lệ nhỏ còn khó thở nhẹ khi gắng sức nặng. So sánh với các kỹ thuật khác, kết
quả của chúng tôi là tương đương nhưng xét về yếu tố kỹ thuật, rõ ràng bệnh nhân của chúng
tôi ít phải trải qua các thì can thiệp nặng nề như các nghiên cứu trên.
Bảng 4. Đánh giá độ rộng thanh môn sau phẫu thuật
Độ rộng thanh môn
Số lượng (n =43)
Tỷ lệ (%)
< 3mm
5
11,6
3 - 5mm
4
9,3
> 5mm

34
79,1
Độ rộng thanh môn sau phẫu thuật là yếu tố rất quan trọng để quyết định chức năng hô
hấp của bệnh nhân. Chúng tôi qui định điểm rộng nhất ở phần sau thanh môn là độ rộng thanh
môn sau phẫu thuật, kết quả độ rộng thanh môn được cải thiện rõ sau phẫu thuật, đa số thanh
môn mở tốt (> 5mm) chiếm 79,1%, trung bình (3 – 5 mm) chiếm 9,3%, tỷ lệ < 3 mm chỉ
11,6%.
Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với nghiên cứu của tác giả Trần Văn Oai, tỷ lệ độ rộng thanh
môn sau phẫu thuật:19/30 bệnh nhân chiếm 63,33% có độ rộng thanh môn trên 5mm và từ 3 –
5mm có 4/30 bệnh nhân chiếm 13,33%; 7/30 bệnh nhân chiếm 23,33% độ rộng thanh môn
dưới 3mm .
Kết quả này tương tự nghiên cứu như của Lê Văn Chính, khi độ rộng thanh môn trên
5mm chiếm đa số với 26 bệnh nhân chiếm 86,67%, có 2 bệnh nhân độ rộng thanh môn từ 35mm chiếm 6,67% và 2 bệnh nhân độ rộng dưới 3mm . Nghiên cứu Trần Thị Thu Hiền thì
100% bệnh nhân được tiến hành cắt dây thanh đều có độ rộng thanh môn trên 5mm .


5

Biểu đồ 2. So sánh chỉ số VHI trước và sau phẫu thuật
Tất cả những bệnh nhân sau phẫu thuật treo dây thanh đều có triệu chứng khàn với mức
độ khác nhau. Để đánh giá rõ rệt ảnh hưởng của khàn tiếng đối với cuộc sống của bệnh nhân,
trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi đánh giá giá chỉ số khuyết tật giọng nói
(VHI - Voice Handicap Index - theo Giorgio Perreti).
Qua đánh giá giọng nói bệnh nhân trên các mặt chức năng, thực thể và cảm xúc, đa số
bệnh nhân sau phẫu thuật đều ở mức điểm từ 0 -2, thang điểm nặng chiếm tỷ lệ nhỏ. So sánh
với trước phẫu thuật (27 ca tiến cứu), chỉ số VHI được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là nhóm nặng;
giảm từ 59,3% xuống 18,5%; nhóm mức độ nhẹ tăng từ 3,7% lên 18,5%. Tính chung đối tượng
nghiên cứu, VHI mức độ nhẹ đến vừa chiếm tỷ lệ đa số 67,5%, mức rất nặng chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ 7%.
So sánh với một số phương pháp phẫu thuật và nghiên cứu khác, tỷ lệ và mức độ khàn

tiếng của chúng tôi cũng khá tương đồng. Tỷ lệ khàn tiếng sau phẫu thuật của Trần Văn Oai
chiếm 100%, khàn nhẹ gặp ở 14/30 bệnh nhân chiếm 46,67%, khàn vừa có 13/30 bệnh nhân
chiếm 43,33% và 3/30 bệnh nhân khàn nặng chiếm 10% .
Theo tác giả Lê Văn Chính sau phẫu thuật có 30/30 bệnh nhân (100%) là bị khàn tiếng,
trong đó 24/30 bệnh nhân (80%) là bị khàn tiếng nhẹ. Khàn tiếng nặng chỉ có 2/30 bệnh nhân
(6,67%) và khàn tiếng vừa có 4/30 bệnh nhân (13,33%) .
Theo Nasser và các cộng sự, sau phẫu thuật cắt phần sau dây thanh 6 tháng, có 4/21
bệnh nhân không khàn, 8/21 bệnh nhân khàn nhẹ, 6/21 bệnh nhân khàn vừa và 3/21 bệnh nhân
khàn nặng .
Bảng 5. Một số biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Không
38
88,4

Tuột chỉ
5
11,6
Chảy máu
0
0,0
Tràn khí
0
0,0
Như đã bàn luận ở các phần trước, kỹ thuật treo dây thanh 1 bên áp dụng trong nghiên
cứu của chúng tôi là phương pháp phẫu thuật can thiệp tối thiểu, tổn thương ít nặng nề so với
các phương pháp can thiệp khác nên theo lý thuyết, tỷ lệ biến chứng sẽ ít gặp và ít nghiêm
trọng hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ có biến chứng sau phẫu thuật 11,6%. Tuy nhiên,
đây là các biến chứng nhẹ, đều là tuột chỉ, không ghi nhận trường hợp chảy máu nặng, tràn khí
sau phẫu thuật; thời gian xuất hiện tuột chỉ hay gặp từ 3 – 6 tháng 40%, sớm nhất là 1 tuần và
muộn nhất là 7 tháng. Qua thực tế lâm sàng, chúng tôi ghi nhận các trường hợp bị tuột chỉ này
ngoài các yếu tố khách quan như tổ chức xung quanh dây thanh phù nề, co kéo, cũng một phần
do kỹ thuật của phẫu thuật viên, đặc biệt quan trọng ở bước cố định nút chỉ ở mặt ngoài cánh
sụn giáp. Trong thời gian tới, khi khắc phục được kỹ thuật ở khâu cố định, tỷ lệ biến chứng,
thất bại của phương pháp này sẽ còn thấp hơn nữa.
Nghiên cứu của Trần Văn Oai, biến chứng hay gặp sau phẫu thuật là dính dây thanh với
6/30 bệnh nhân chiếm 20%, nhiều bệnh nhân tái phát dính nhiều lần .


6

Theo Lê Văn Chính, có 4/30 bệnh nhân xảy ra biến chứng sau phẫu thuật chiếm
13,33%. Trong đó có 2 bệnh nhân bị dính dây thanh, 1 bệnh nhân bị chảy máu ở chân
canule và 1 bệnh nhân bị sùi khí quản trên lưng canule .
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 43 bệnh nhân liệt dây thanh âm 2 bên tư thế khép sau phẫu thuật
tuyến giáp được điều trị bằng phương pháp treo dây thanh một bên tại BV Tai Mũi Họng TW
từ 1/2018 đến 8/2019, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tuổi trung bình 57,1 ± 8,7.
Tỷ lệ nữ giới chiếm 93,0%.
Trước phẫu thuật: + Triệu chứng khó thở 100%, khàn tiếng 44,2%; Biểu hiện khó thở:
khởi phát từ từ, tăng dần 83,7%; khó thở độ I 74,4%, độ II 25,6%; khó thở > 1 năm 34,9%. +
Độ rộng thanh môn < 1mm chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2%, từ 1 - 2 mm 25,5%.
Sau phẫu thuật: + Còn khó thở 11,6%; + Độ rộng thanh môn được cải thiện rõ, đa số
thanh môn mở tốt (> 5mm) chiếm 79,1%, trung bình (3 – 5 mm) 9,3%; + Chỉ số khuyết tật
giọng nói cải thiện rõ rệt, tỷ lệ từ mức nhẹ đến mức vừa 67,5%. + Tỷ lệ có biến chứng sau phẫu
thuật 11,6%; trong đó 100% tuột chỉ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rosato L., Avenia N., Bernante P., et al. (2004). Complications of thyroid surgery: analysis
of a multicentric study on 14,934 patients operated on in Italy over 5 years. World J Surg, 28
(3), 271-276.
2. Jeannon J. P., Orabi A. A., Bruch G. A., et al. (2009). Diagnosis of recurrent laryngeal nerve
palsy after thyroidectomy: a systematic review. Int J Clin Pract, 63 (4), 624-629.
3. Lê Văn Chính (2013). Đánh giá kết quả điều trị cố định dây thanh 2 bên ở tư thế khép bằng
phương pháp cắt 2/3 sau dây thanh một bên, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Quách Thị Cần (2014). Đánh giá kết quả điều trị liệt cơ mở thanh quản bằng phương pháp
cắt dây thanh quản bán phần tại khoa cấp cứu, bệnh viện Tai Mũi Họng. Bệnh viện TMHTW.
5. Trần Văn Oai (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị liệt thần
kinh thanh quản quặt ngược hai bên tư thế khép sau phẫu thuật tuyến giáp, Luận văn Thạc sĩ Y
học, Đại học Y Hà Nội.
6. Mohamed N. N., Sorour S. S., El-Anwar M. W., et al. (2013). Comparison between laser-and
diathermy-assisted posterior cordotomy for bilateral vocal cord abductor paralysis. JAMA
Otolaryngology–Head & Neck Surgery, 139 (9), 923-930.
7. Trần Thị Thu Hiền (2005). Nghiên cứu hình thái lâm sàng và phương pháp điều trị phẫu
thuật liệt cơ mở thanh quản 2 bên gặp tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Luận văn Tốt
nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.



×