Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 282 trang )

9ll………….l……………..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THANH TOÀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2019
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THANH TOÀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG
ĐỖ THỊ THANH TOÀN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT


ngành:
QuảnĐỊA
lý giáo
dục
Ở CÁCChuyên
TRƢỜNG
ĐẠI HỌC
PHƢƠNG
Mã số: TIẾP CẬN9.14.01.14
THEO
NĂNG LỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Ngô Quang Sơn
2. PGS.TS. Ngô Hiệu

Hà Nội - 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, kết quả nghiên
cứu của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một công trình
nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án


Đỗ Thị Thanh Toàn

iii


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Ngô Quang Sơn, PGS.TS Ngô
Hiệu, các thầy cô trong khoa Quản lý giáo dục - Trƣờng Đại học sƣ
phạm Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng và giúp đỡ em trong
suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong các Hội đồng, từ Hội
đồng bảo vệ đề cƣơng đến Hội đồng bảo vệ cấp bộ môn đã có nhiều ý
kiến đóng góp quý báu giúp em nghiên cứu và bổ sung trong quá trình thực
hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu các trƣờng Đại học Hải
Phòng, Đại học Hồng Đức, Đại học Hùng Vƣơng và các tạp chí khoa
học giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tạp chí giáo dục – Trƣờng Đại
học Hải Phòng,…đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn đồng nghiệp ở các cơ quan nghiên
cứu có liên quan, các anh chị em nghiên cứu sinh cùng khóa và đặc biệt
là gia đình tôi đã luôn ở bên tôi, khuyến khích, động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này.

Tác giả luận án

Đỗ Thị Thanh Toàn

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... xv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA
PHƢƠNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ......................................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học
theo tiếp cận năng lực............................................................................................. 9
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng
đại học theo tiếp cận năng lực .............................................................................. 15
1.1.3. Kinh nghiệm điển hình các nƣớc trên thế giới về đào tạo và quản lý đào tạo
ngành công nghệ kỹ thuật ……………………………………..……..………..21
1.1.4. Nhận xét chung về vấn đề đã nghiên cứu và cần tiếp tục nghiên cứu............ 22
1.2. Một số khái niệm ........................................................................................... 24
1.2.1. Năng lực và tiếp cận năng lực .................................................................... 24
1.2.2. Ngành công nghệ kỹ thuật.......................................................................... 30
1.2.3. Đào tạo và quản lý đào tạo ......................................................................... 31
1.2.4. Trƣờng đại học địa phƣơng ........................................................................ 34
1.3. Ðào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng ........... 37
1.3.1. Ðặc trƣng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học ........... 37
1.3.2. Trƣờng đại học địa phƣơng và đào tạo ở trƣờng đại học địa phƣơng ............ 40

1.4. Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo
tiếp cận năng lực .................................................................................................. 43

v


1.4.1. Quan điểm đào tạo theo tiếp cận năng lực ................................................. 43
1.4.2. Định hƣớng xác định nội dung đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo
tiếp cận năng lực .................................................................................................. 45
1.4.3. Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo
tiếp cận năng lực .................................................................................................. 48
1.5. Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa
phƣơng theo tiếp cận năng lực ............................................................................. 50
1.5.1. Một số cách tiếp cận quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các
trƣờng đại học địa phƣơng. .................................................................................. 50
1.5.2. Vận dụng tiếp cận quá trình CIPO và tiếp cận năng lực trong quản lý
đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng ................... 53
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các
trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực ............................................... 66
1.6.1. Tác động của yếu tố khách quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ
kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực ....................... 66
1.6.2. Tác động của các yếu tố chủ quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ
kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực ....................... 68
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................ 71
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ở CÁC TRƢỜNG ĐAIH HỌC ĐỊA
PHƢƠNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ....................................................... 73
2.1. Khái quát về trƣờng đại học địa phƣơng đƣợc khảo sát ............................... 73
2.1.1. Cơ cấu đội ngũ giảng viên.......................................................................... 73
2.1.2. Đội ngũ CBQL-GV giảng dạy ngành công nghệ kỹ thuật ......................... 75

2.1.3. Quy mô đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ................................................ 76
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................... 77
2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 77
2.2.2. Phạm vi và đối tƣợng khảo sát ................................................................... 77
2.2.3. Nội dung khảo sát....................................................................................... 78
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................................ 82

vi


2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát .......................................................................... 82
2.3. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của đào tạo ngành công nghệ kỹ
thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực ............................... 84
2.4. Thực trạng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa
phƣơng theo tiếp cận năng lực. ............................................................................ 86
2.4.1. Thực trạng phù hợp của chƣơng trình đào tạo với khung năng lực ngành
công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng .......................................... 86
2.4.2. Thực trạng kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại
học địa phƣơng so với yêu cầu năng lực của chuẩn đầu ra. ................................. 92
2.5. Thực trạng hợp tác đào tạo giữa trƣờng đại học địa phƣơng và nhà tuyển
dụng, cựu sinh viên .............................................................................................. 97
2.6. Thực trạng quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học
địa phƣơng theo tiếp cận năng lực ..................................................................... 103
2.6.1. Thực trạng quản lý đầu vào ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại
học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực .............................................................. 103
2.6.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các
trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực. ............................................ 113
2.6.3. Thực trạng quản lý đầu ra của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các
trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực ............................................. 117
2.6.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo ngành công nghệ

kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực ..................... 124
2.7. Đánh giá chung thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ
thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực .......................... 129
2.7.1. Điểm mạnh ............................................................................................... 129
2.7.2. Hạn chế..................................................................................................... 130
2.7.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 131
Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 133
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ
KỸ THUẬT Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC ....................................................................................................... 135

vii


3.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật
ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực ................................... 135
3.1.1. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục ........................... 135
3.1.2. Định hƣớng phát triển của các trƣờng đại học địa phƣơng ...................... 137
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................... 138
3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện ........................................................ 138
3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .......................................................... 138
3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................. 139
3.2.4. Đảm bảo tính khả thi ................................................................................ 139
3.3. Biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa
phƣơng theo tiếp cận năng lực ............................................................................. 140
3.3.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên
và sinh viên về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp
cận năng lực. ...................................................................................................... 140
3.3.2. Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo ngành công
nghệ kỹ thuật trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của địa phƣơng và

các tiêu chuẩn năng lực ..................................................................................... 147
3.3.3. Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo
tiếp cận năng lực ................................................................................................ 155
3.3.4. Quản lý đổi mới phƣơng thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo ngành
công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ................................................... 176162
3.3.5. Tăng cƣờng quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với các tổ chức, doanh nghiệp ..... 1761
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................. 1765
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ....................... 176
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................. 176
3.5.2. Các bƣớc thực hiện................................................................................... 176
3.5.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 177
3.6. Tổ chức thử nghiệm 01 biện pháp đề xuất .................................................. 180
3.6.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................... 181
3.6.2. Nội dung thử nghiệm ............................................................................... 181

viii


3.6.3. Địa bàn và thời gian thử nghiệm .............................................................. 181
3.6.4. Tổ chức thử nghiệm ................................................................................. 181
3.6.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm ................................................................... 182
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................... 189
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 190
1.Kết luận: ......................................................................................................... 190
2. Khuyến nghị: .................................................................................................. 191
2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc ............................................................. 191
2.2. Đối với UBND cấp tỉnh, thành phố ................................................................ 191
2.3. Đối với doanh nghiệp .................................................................................. 191
2.4. Đối với các trƣờng đại học địa phƣơng....................................................... 192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 193

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 194

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực ........................ 46
Bảng 1.2. So sánh giữa đào tạo theo TCNL và đào tạo truyền thống .................. 47
Bảng 1.3. Quan hệ giữa nội dung giảng dạy với năng lực cần đạt đƣợc khi kết
thúc học phần An toàn điện .................................................................................. 49
Bảng 2.1. Các trƣờng ĐHĐP nghiên cứu thực trạng ........................................... 73
Bảng 2.2. Thống kê đội ngũ CBQL-GV ở 03 trƣờng ĐHĐP, năm học 2018–
2019 ...................................................................................................................... 74
Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ CBQL-GV giảng dạy ngành công nghệ kỹ thuật ở
03 trƣờng ĐHĐP, năm học 2018 – 2019 ............................................................. 75
Bảng 2.4. Thống kê quy mô đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở 3 trƣờng ĐHĐP.... 77
Bảng 2.5. Thống kê đối tƣợng khảo sát ............................................................... 77
Bảng 2.6. Một số tiêu chí đánh giá quản lý đào tạo ngành CNKT ở các trƣờng
ĐHĐP ................................................................................................................... 79
Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL-GV, NTD, SVCQ và cựu SV về tầm quan trọng
của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL .............................................. 84
Bảng 2.8a. Ý kiến của CBQL-GV về sự phù hợp giữa chƣơng trình đào tạo
với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật .................................................... 86
Bảng 2.8b. Ý kiến của NTD về sự phù hợp giữa chƣơng trình đào tạo với
khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ........................................................... 88
Bảng 2.8c. Ý kiến của SVCQ về sự phù hợp giữa chƣơng trình đào tạo với
khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ........................................................... 89
Bảng 2.8d. Ý kiến của cựu SV về sự phù hợp giữa chƣơng trình đào tạo với
khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ........................................................... 90
Bảng 2.9a. Ý kiến của CBQL-GV về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ..... 92

Bảng 2.9b. Ý kiến của NTD về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ......... 93
Bảng 2.9c. Ý kiến của SVCQ về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ...... 95
Bảng 2.9d. Ý kiến của cựu SV về kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật .... 96
Bảng 2.10a. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng hợp tác đào tạo ngành công
nghệ kỹ thuật giữa trƣờng ĐHĐP và NTD, cựu SV ............................................ 97

x


Bảng 2.10b. Ý kiến của NTD về thực trạng hợp tác đào tạo ngành công nghệ
kỹ thuật giữa trƣờng ĐHĐP và NTD, cựu SV ..................................................... 99
Bảng 2.10c. Ý kiến của SVCQ về thực trạng hợp tác đào tạo ngành công nghệ
kỹ thuật giữa trƣờng ĐHĐP và NTD, cựu SV ................................................... 100
Bảng 2.10d. Ý kiến của cựu SV về thực trạng hợp tác đào tạo ngành công
nghệ kỹ thuật giữa trƣờng ĐHĐP và NTD, cựu SV .......................................... 101
Bảng 2.11. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý tuyển sinh ngành
công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng ĐHĐP ............................................................ 104
Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng chỉ đạo xác định mục tiêu đào
tạo, chuẩn đầu ra dựa theo năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng
ĐHĐP ................................................................................................................. 106
Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý thiết kế nội dung,
chƣơng trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng ĐHĐP ............... 108
Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý thiết kế phƣơng pháp
đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng ĐHĐP ..................................... 110
Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ
đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng ĐHĐP ..................................... 112
Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy
của giảng viên ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng ĐHĐP ......................... 114
Bảng 2.17. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý hoạt động học tập của
sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng ĐHĐP .................................. 116

Bảng 2.18. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh
giá kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ....................................................... 118
Bảng 2.19. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý cấp phát chứng chỉ,
văn bằng tốt nghiệp trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ........................... 120
Bảng 2.20. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng quản lý hợp tác giữa trƣờng
ĐHĐP và DN trong đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ..................................... 122
Bảng 2.21. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các
yếu tố khách quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật .................... 125

xi


Bảng 2.22. Ý kiến của CBQL-GV về thực trạng mức độ ảnh hƣởng của các
yếu tố chủ quan đến quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ....................... 127
Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đào tạo ngành
công nghệ kỹ thuật theo TCNL .......................................................................... 177
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành công
nghệ kỹ thuật theo TCNL ................................................................................... 178
Bảng 3.3. Sự khác biệt trong quản lý hoạt động đào tạo của nhóm thử nghiệm
và nhóm đối chứng ............................................................................................. 184
Bảng 3.4. Kết quả học tập của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng .............. 185
Bảng 3.5. Mức độ hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp ............................ 186
Bảng 3.6. Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ........................ 187

xii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Ý kiến của CBQL-GV, NTD, SVCQ và cựu SV về tầm quan
trọng của đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL .................................... 85

Biểu đồ 2.2. Ý kiến của CBQL-GV, NTD, SVCQ và cựu SV về sự phù hợp
giữa CTÐT với khung năng lực ngành công nghệ kỹ thuật ................................. 92
Biểu đồ 2.3. Ý kiến của CBQL-GV, NTD, SVCQ và cựu SV về kết quả đào
tạo ngành công nghệ kỹ thuật............................................................................... 97
Biểu đồ 2.4. Ý kiến của CBQL-GV, NTD về hợp tác đào tạo ngành công nghệ kỹ
thuật giữa trƣờng ĐHĐP và NTD, cựu SV ……………………….………..…102
Biểu đồ 2.5. Ý kiến của SVCQ và cựu SV về hợp tác đào tạo ngành công nghệ
kỹ thuật giữa trƣờng ĐHĐP và NTD, cựu SV ................................................... 103
Biểu đồ 3.1. Sự tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp .................................................................................................................... 180
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 3 tháng ............... 187

xiii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Năng lực ASK theo James Nottingham (2011) ...................... 29
Hình 1.2. Mô hình tiếp cận theo năng lực ............................................... 28
Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức điển hình của trƣờng đại học địa phƣơng ...... 36
Hình 1.4. Mô hình tiếp cận chức năng POLCI ....................................... 50
Hình 1.5. Mô hình tiếp cận quá trình CIPO ............................................ 51
Hình 1.6. Mô hình tiếp cận kết quả RBM ............................................... 52
Hình 1.7. Mô hình tiếp cận theo năng lực ............................................... 52
Hình 1.8. Mô hình CIPO trong QLĐT .................................................... 54
Hình 3.1. Quy trình nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, SV ............. 144
về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo TCNL .. 144
Hình 3.2. Quy trình quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT ........ 150
Hình 3.3. Quy trình chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp đào tạo ngành ....... 161
công nghệ kỹ thuật theo TCNL ............................................................. 161
Hình 3.4. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo ngành công nghệ kỹ

thuật theo TCNL .................................................................................... 168
Hình 3.5. Mô hình hợp tác giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp ........ 174

xiv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stt

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CMCN

Cách mạng công nghiệp

3

CTĐT


Chƣơng trình đào tạo

4

CSV

Cựu sinh viên

5

CSVC

Cơ sở vật chất

6

ĐBCL

Đảm bảo chất lƣợng

7

ĐHĐP

Đại học địa phƣơng

8

GDĐH


Giáo dục đại học

9

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

10

GV

Giảng viên

11

KHCN

Khoa học Công nghệ

12

KT-XH

Kinh tế - xã hội

13

NLKT


Năng lực kỹ thuật

14

NLTH

Năng lực thực hiện

15

NTD

Nhà tuyển dụng

16

PPĐT

Phƣơng pháp đào tạo

17

QLGD

Quản lý giáo dục

18

SV


Sinh viên

19

TCNL

Tiếp cận năng lực

20

UBND

Ủy ban nhân dân

xv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trƣờng đại học địa phƣơng là trƣờng đại học đào tạo tổng hợp dƣới sự
quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoạt động theo loại hình trƣờng
đại học công lập. Ở các trƣờng đại học địa phƣơng, một số ngành trọng điểm
chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thƣờng trú trong địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân
cận. Có thể nói, mô hình trƣờng đại học địa phƣơng đã hiện thực hóa ƣớc mơ
của rất nhiều ngƣời là đƣợc tiếp cận với nền giáo dục đại học. Tuy nhiên, điều
mà tác giả luôn trăn trở trong nhiều năm qua khi làm công tác quản lý đó là
chất lƣợng sinh viên tốt nghiệp từ các trƣờng đại học địa phƣơng có đáp ứng
đƣợc yêu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao của địa phƣơng và cả xã hội
trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu hay không? Nhất là trong bối
cảnh giáo dục đại học hiện nay đang chịu tác động lớn của các yếu tố khách

quan và chủ quan.
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với nguy
cơ phá vỡ thị trƣờng lao động trên cả thế giới và Việt Nam. Khi áp dụng các
thành tựu của CMCN 4.0, công nghệ tự động hóa dần thay thế con ngƣời, vì
vậy, nếu ngƣời lao động không nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng
nhanh với sự thay đổi của công nghệ sản xuất thì đƣơng nhiên sẽ bị đào thải
khỏi thị trƣờng lao động. Do đó, đối với các trƣờng đại học, CMCN 4.0 đòi
hỏi phải đào tạo ra nguồn nhân lực không chỉ có trình độ chuyên môn, thành
thục về kĩ năng mà cần phải có tƣ duy sáng tạo, năng lực thích ứng cao với
nghề nghiệp.
Hiện nay, các trƣờng đại học đang chịu tác động rất lớn từ những chủ
trƣơng, quyết sách, định hƣớng phát triển giáo dục đại học của Nhà nƣớc nhƣ:
Luật Giáo dục đại học(2012)[47], Điều lệ trƣờng đại học (2014)[69]... hay các
chính chính sách về tự chủ đại học có thể kể đến là: Nghị quyết số 77/NQ-CP
ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với
1


các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017[16], Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập[17]... Những chính sách bao gồm rất nhiều quy
định liên quan toàn diện tới các hoạt động của trƣờng đại học nhƣ: tổ chức và
nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất
lƣợng giáo dục đại học…
Theo tác giả, những tác động của bối cảnh đào tạo mang đến cho các
trƣờng đại học không chỉ cơ hội mà cả thách thức. Vì vậy, giải pháp đặt ra là
các trƣờng đại học cần xây dựng chiến lƣợc phát triển riêng, đồng thời thực
hiện đổi mới toàn diện trong công tác quản lý. Đặc biệt quan trọng là đổi mới
quản lý đào tạo vì đây là hoạt động trọng tâm của một trƣờng đại học. Do vậy,
các trƣờng phải có cách tiếp cận mới trong quản lý đào tạo; phải nghiên cứu,

tìm kiếm phƣơng thức đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao
phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả cho rằng quản lý đào tạo
theo tiếp cận năng lực không chỉ là xu thế tất yếu mà nhiều nền giáo dục tiên
tiến trên thế giới đã áp dụng thành công mà đó là yêu cầu và giải pháp để các
trƣờng đại học địa phƣơng nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học, tăng cƣờng
năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập. Đồng thời đáp ứng mục tiêu đổi mới
căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã đƣợc chỉ rõ trong
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI,
đó là: Đối với giáo dục đại học, cần tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao,
bồi dƣỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri
thức, sáng tạo của ngƣời học 1 .
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn và tâm huyết thực hiện đề tài
nghiên cứu “Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại
học địa phương theo tiếp cận năng lực”. Đề tài sẽ góp phần quan trọng đối
với các trƣờng đại học địa phƣơng nói riêng và hệ thống giáo dục đại học nói
2


chung trong nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào thực tiễn quản lý đào tạo theo
tiếp cận năng lực; đồng thời là tài liệu tƣ vấn cho Bộ GDĐT, UBND địa phƣơng
tham khảo trong công tác quản lý, chỉ đạo toàn diện; phát huy đƣợc vai trò, hiệu
quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trƣờng đại học địa phƣơng trong
hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đào tạo và quản lý đào
tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng, tác giả đề xuất
biện pháp quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng
theo tiếp cận năng lực
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa
phƣơng theo tiếp cận năng lực.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công
nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực.
4.2. Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo
ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực.
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các
trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
Ở Việt Nam, trƣớc yêu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực
chất lƣợng cao mà việc đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật
ở các trƣờng đại học địa phƣơng vẫn còn nhiều hạn chế. Yêu cầu đặt ra cho
3


các trƣờng đại học địa phƣơng là phải đổi mới phƣơng thức đào tạo và cơ chế
quản lý đào tạo.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chứng minh đào tạo theo TCNL và
tiếp cận CIPO là các phƣơng thức đào tạo tiên tiến và áp dụng hiệu quả ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý
đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo hai hƣớng tiếp cận trên một cách đồng
bộ và phù hợp thì sẽ tác động tích cực đến chất lƣợng đào tạo nhân lực cũng
nhƣ nâng cao uy tín, vị thế của các trƣờng đại học địa phƣơng trong giai đoạn
hiện nay.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật có đặc thù gì và nếu đi theo tiếp
cận năng lực thì quy trình phát triển chƣơng trình sẽ nhƣ thế nào để đem lại
hiệu quả?
- Mô hình quản lý ở các trƣờng đại học địa phƣơng đem đến thuận lợi,
khó khăn gì trong quản lý đạo tạo ngành công nghệ kỹ thuật? có thể dựa trên
tiếp cận năng lực và mô hình CIPO để xác định các nội dung quản lý nào?
- Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các
trƣờng đại học địa phƣơng hiện nay đã dựa theo tiếp cận năng lực chƣa và có
những điểm mạnh/ hạn chế nào?
- Có thể dựa theo tiếp cận năng lực và mô hình CIPO để đƣa ra các biện
pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa
phƣơng nhƣ thế nào nhằm cải thiện thực trạng?
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về đào tạo ngành công nghệ kỹ
thuật (ĐH chính quy) ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực.
- Giới hạn chủ thể quản lý: nghiên cứu biện pháp quản lý cho đối tƣợng
Hiệu trƣởng và đội ngũ CBQL trong các trƣờng ĐHĐP.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tại 3 trƣờng đại học
4


địa phƣơng: Đại học Hùng Vƣơng, Đại học Hải Phòng và Đại học Hồng Đức
- Giới hạn đối tƣợng khảo sát: khảo sát 500 đối tƣợng thuộc 5 nhóm
gồm: cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Khảo sát thực trạng đào tạo và quản lý
đào tạo ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực trong 3 năm
học gần đây (từ 2016 đến 2018).
7. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống:

Quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các
trƣờng đại học địa phƣơng bao gồm các thành tố có mối liên hệ và quan hệ
với nhau. Luận án sử dụng cách tiếp cận phân tích cơ cấu của hệ thống và
xem xét các mối quan hệ trong hệ thống các thành tố của quản lý đào tạo.
7.1.2 Tiếp cận CIPO:
Luận án nghiên cứu các thành tố của quản lý đào tạo theo tiếp cận hệ
thống (vận dụng kết hợp các yếu tố: Đầu vào – Input; quá trình - Process) và tiếp
cận phức hợp, đồng thời cũng chú trọng xem xét tác động của các yếu tố: Bối
cảnh – Context và Kết quả đầu ra – Output để đề xuất các biện pháp quản lý đào
tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận
năng lực.
7.1.3. Tiếp cận năng lực: Nghiên cứu quản lý đào tạo ngành công nghệ
kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực phải dựa trên
quan điểm phát triển năng lực ngƣời học. Do đó, các biện pháp đề xuất thực
hiện trong quản lý đào tạo không chỉ nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra mà
quan trọng nhất là thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất
nhân cách, rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức trong thực tiễn nhằm chuẩn bị
cho ngƣời học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp sau này.
5


7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu tài liệu về kinh nghiệm của thế giới trong việc quản lý
đào tạo.
+ Nghiên cứu các văn bản về đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc, các sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.
+ Đọc, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa tài liệu để xây dựng
cơ sở lý luận thực tiễn cho đề tài.

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra cơ bản:
Xây dựng bảng câu hỏi dành cho nhóm cán bộ quản lý, giảng viên, sinh
viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao động nhằm thu thập các thông tin, số
liệu: (1) Xác định thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ
thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng; phân tích các nguyên nhân của thực
trạng; (2) Nội dung, mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đào
tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo trong các trƣờng đại học địa phƣơng ở Việt Nam.
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn để thu thập đến mức tối đa thông tin, đồng thời bổ sung, kiểm
chứng và làm rõ những thông tin đã thu thập thông qua phỏng vấn một số đối
tƣợng nhƣ: Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng phụ trách đào tạo, ban chủ nhiệm khoa,
tổ trƣởng, sinh viên chính quy, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao động.
* Phương pháp chuyên gia:
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập các ý kiến của các chuyên
gia. Trực tiếp trao đổi những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu theo
chuyên ngành của các chuyên gia Bộ GDĐT, các viện nghiên cứu khoa học
giáo dục, các học viện và trƣờng đại học để bảo đảm tính khách quan, độ tin cậy
cho kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến về các biện pháp quản lý đào tạo

6


ngành công nghệ kỹ thuật trong các trƣờng đại học địa phƣơng ở Việt Nam.
7.2.3. Các phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Sử dụng phƣơng pháp thống kê nhằm xử lý và phân tích các số liệu,
thông tin đã thu thập đƣợc từ khảo sát, ứng dụng phần mềm thống kê SPSS để
xử lý dữ liệu.
7.2.4. Các phương pháp kiểm chứng

+ Phƣơng pháp khảo nghiệm: Mục tiêu khảo sát tính cấp thiết và tính
khả thi của các biện pháp.
+ Phƣơng pháp thử nghiệm: Ứng dụng các biện pháp quản lý đào tạo
ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trƣờng đại học địa
phƣơng. Triển khai thực hiện thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm một
biện pháp ở một trƣờng đại học địa phƣơng.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Việc áp dụng phƣơng thức đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo
tiếp cận năng lực trong các trƣờng đại học địa phƣơng ở Việt Nam tất yếu
phải đổi mới quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu cơ bản của đào tạo theo tiếp cận
năng lực.
8.2. Vận dụng các yếu tố của mô hình CIPO vào quản lý đào tạo ngành
công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực, cụ thể: yếu tố đầu vào, quá trình
đào tạo, yếu tố đầu ra, tác động của bối cảnh sẽ giúp cho quá trình quản lý đào
tạo ở các trƣờng đại học địa phƣơng đạt hiệu quả hơn.
8.3. Các biện pháp đƣợc đề xuất sẽ khắc phục hạn chế, yếu kém trong quản
lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực ở các trƣờng đại học
địa phƣơng, góp phần tạo ra sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực ngành
công nghệ kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Luận án đã tạo dựng đƣợc khung lý thuyết, làm sáng tỏ thêm lý
luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận
năng lực ở các trƣờng đại học địa phƣơng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

7


hiện nay. Theo tiếp cận năng lực, vận mô hình CIPO nhằm kiểm soát đầu vào,
quản lý quá trình, quản lý đầu ra và tính đến cả yếu tố môi trƣờng tác động
đến chất lƣợng nhân lực đƣợc đào tạo.

9.2. Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý đào tạo
ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực trong các trƣờng đại học địa
phƣơng ở Việt Nam nhằm phát hiện những điểm mạnh, hạn chế trong thực
tiễn quản lý đào tạo và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý đào
tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực trong các trƣờng đại học
địa phƣơng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phƣơng trƣớc tác động của bối cảnh.
9.3. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích, ít nhất là ở giai đoạn đầu áp
dụng phƣơng thức đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật theo tiếp cận năng lực
trong các trƣờng đại học và đặc biệt là các trƣờng đại học địa phƣơng; giúp
cho các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách giáo dục có cơ
sở xây dựng giải pháp chiến lƣợc cho các trƣờng đại học địa phƣơng nói riêng
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành công
nghệ kỹ thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực.
Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ
thuật ở các trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các
trƣờng đại học địa phƣơng theo tiếp cận năng lực.

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra
nhanh chóng bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nhiều cơ hội
thuận lợi cùng những thách thức mới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo. Đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học trở thành mối quan tâm
của mọi quốc gia bởi lẽ chất lƣợng giáo dục đại học là cơ sở để phát triển
nguồn nhân lực chất lƣợng cao, là ngọn nguồn để duy trì sự phát triển kinh tế
xã hội. Chính vì vậy, đã có nhiều học giả trong và ngoài nƣớc quan tâm
nghiên cứu, đƣa ra những luận điểm với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về
các công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực
đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động.
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại
học theo tiếp cận năng lực
* Các nghiên cứu ở nước ngoài
Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc tất cả các quốc gia trên
thế giới đặc biệt quan tâm, chú trọng và đã có nhiều nhà nghiên cứu về các
vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, trong đó phải kể đến các công trình của các
tác giả:
Theo Clark, F.W.(1976) trong cuốn“Characteristics of the competencybased curriculum” (Đặc điểm của chương trình giảng dạy dựa trên năng lực)
[90] đã chỉ ra đào tạo dựa trên năng lực (Competency based education) xuất
hiện đầu tiên ở Mỹ. Đạo luật Nông nghiệp Morrill Land 1862 đã cung cấp nền
tảng đầu tiên cho khái niệm nền giáo dục ứng dụng dựa trên nhu cầu của các

9


nông trại và nông dân, những ngƣời không thể theo học đại học và cao đẳng
danh tiếng của miền Đông nƣớc Mỹ. Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra,
việc sản xuất nông trại đƣợc máy móc hóa dẫn đến việc xây dựng các trƣờng
cao đẳng nông nghiệp ở vùng nông thôn, cung cấp cơ hội đào tạo nghề cho

nông dân tƣơng lai, trợ giúp cho các hoạt động và quản lý nền sản xuất nông
nghiệp quy mô lớn của Mỹ. Các chƣơng trình giảng dạy nhấn mạnh vào đào
tạo hơn là dạy và học theo lối truyền thống. Mục tiêu là hƣớng tới đánh giá
khả năng vận dụng kiến thức đƣợc học của học sinh vào các tình huống công
việc thực tế. Mô hình giáo dục này phát triển mạnh mẽ vào những năm 70 ở
Mỹ và sau đó lan rộng ra quốc gia khác. Tuy nhiên, mô hình này đầu tiên chủ
yếu đƣợc áp dụng trong lĩnh vực đào tạo nghề. Trong những thập niên gần
đây, các nền giáo dục tiến bộ đã đƣa mô hình này vào áp dụng trong giáo dục
phổ thông và đại học.
Tyler (1976) trong cuốn “Perspectives on American education: Reflections
on the past…challenges for the future” (Quan điểm về giáo dục Mỹ: Những phản
ánh về quá khứ… thách thức cho tương lai) [109] cho rằng “chƣơng trình giảng
dạy phải năng động, luôn đƣợc đánh giá và sửa đổi, chứ không phải là một
chƣơng trình thiết lập tĩnh”. Cách tiếp cận năng động này đã thay đổi chƣơng
trình giảng dạy từ một mô hình hƣớng nội dung sang một phƣơng pháp tiếp
cận tập trung vào ngƣời học. Phƣơng pháp học tập tập trung vào ngƣời học
này là một khái niệm nền tảng của CBE – đào tạo tiếp cận năng lực.
Kathleen Santopietro Weddel đã đƣa ra một phƣơng thức mới là giáo
dục - dạy học theo nhu cầu xã hội hay năng lực đƣợc quan tâm phát triển
mạnh và đã đƣợc chấp nhận, vận dụng một cách phổ biến ở Bắc Mỹ, nhu cầu
về giáo dục và dạy học đã tạo thành một áp lực và thách thức đối với giáo dục
đào tạo. Tại Mỹ từ những thập niên 1970 đã có những nghiên cứu triển khai
trong việc xây dựng các bộ mô đun đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp
dựa trên nhu cầu lao động và thực hiện (Performance Based Teachers’
10


×