Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.99 KB, 2 trang )

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Định hướng phát triển
Tính khả thi của đề án chiến lược đến năm 2010 được quyết định phần lớn từ công tác
tổ chức cán bộ, do vậy việc xác định chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ chính là công
tác trọng tâm trong mọi kế hoạch phát triển. Những năm tới, nhà trường quyết tâm phấn
đấu xây dựng đội ngũ cán bộ đạt chuẩn hóa vào năm 2010 về cả chất lượng lẫn số
lượng.


Về chất lượng: trong vòng 5 đến 7 năm tới, phấn đấu để hầu hết các chuyên ngành đào
tạo đều có giảng viên trình độ cao.



Về số lượng: bám sát nhu cầu thực tế để dự báo kế hoạch đào tạo và nghiên cứu khoa
học cho từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, trên cơ sở đó có
kế hoạch xây dựng quy mô đội ngũ cán bộ của trường.
Xác định hợp lý nhu cầu về đội ngũ cán bộ
Năm 2010 số lượng đào tạo thường xuyên của trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí
Minh khoảng 8000 sinh viên cho cả 2 cơ sở TPHCM và Vĩnh Long, do vậy dự kiến số
lượng cán bộ công chức của trường khoảng 683 người , bao gồm:



Đội ngũ giảng viên, giáo viên thực hành là 546 người có nghiệp vụ chuyên môn trình độ
cao (70 % có trình độ trên đại học) để phát huy hơn nữa hiệu quả của nhiệm vụ đào tạo,
nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.



Đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ 130 – 150 người, trong đó Đại học và trên Đại học đạt


80%. Số còn lại tối thiểu 15% có trình độ Cao đẳng hoặc tương đương.
Chiến lược Đầu tư phát triển và chính sách cán bộ.



Có kế hoạch đào tạo liên tục và thường xuyên đội ngũ cán bộ hiện có. Sử dụng hợp lý
năng lực chuyên môn. Bố trí cán bộ theo hướng chuyên sâu, nhưng đồng thời vẫn có
khả năng triển khai và thực hiện tốt các công việc của đơn vị khi cần thiết (đặc biệt là đội
ngũ giảng viên).



Xây dựng chính sách ưu đãi chuyên gia giỏi. Đặc biệt coi trọng chính sách thu hút các
chuyên gia hàng đầu, tạo sự chuyển biến mạnh về chất của đội ngũ giảng viên, phù hợp
với xu thế hội nhập quốc tế.



Xây dựng kế hoạch và chính sách đầu tư cho các sinh viên giỏi để đào tạo đội ngũ cán
bộ kế cận.



Tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để nâng
cao trình độ và khả năng hội nhập.



Cụ thể hóa các tiêu chuẩn tuyển dụng, đồng thời có chính sách đề bạt hợp lý tạo điều
kiện cho mọi cán bộ công chức phấn đấu và phát triển.



Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên
Để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng và số lượng hợp lý, trường
thực hiện các giải pháp sau:


Cử giảng viên đi học tập về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị theo chiến lược quy
họach, đào tạo đội ngũ cán bộ của trường.



Tạo mọi điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí cho giảng viên và cán bộ quản lý đi học
trong nước để đạt trình độ chuẩn hoá theo quy định.



Thực hiện chế độ tuyển giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài theo kế hoạch và đào tạo bồi
dưỡng giảng viên theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước, nhà Trường và cá nhân.



Thường xuyên tuyển chọn và có kế hoạch bồi dưỡng, giữ lại trường những sinh viên có
phẩm chất đạo đức tốt và thành tích học tập xuất sắc để đào tạo thành giảng viên.



Có kế hoạch bồi dưỡng các sinh viên giỏi là người địa phương thuộc các tỉnh ĐBSCL để
trở về giảng dạy tại cơ sở Vĩnh Long.




Kiên quyết thực hiện chế độ sàng lọc, tuyển chọn cán bộ công chức nhằm đảm bảo đội
ngũ có phẩm chất, có năng lực, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.



Đối với giảng viên đã nghỉ hưu theo chế độ, nhà trường chủ trương hợp đồng lưu dụng
giao trách nhiệm theo khả năng của họ trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ trên cơ sở
kinh nghiệm đã tích luỹ.
Một số chỉ tiêu cụ thể



Đến năm 2010 tổng số cán bộ công chức của trường là 683 người, trong đó có 546 giảng
viên( chiếm 80% số cán bộ công chức toàn trường).



Đội ngũ giảng viên đạt 70% có trình độ trên Đại học,



(10 - 15% có trình độ tiến sĩ), trong đó tỉ lệ Giáo sư, Phó Giáo sư đạt 5 đến 10%. Giảng
viên chính trên 20%.



Chủ nhiệm Bộ môn các môn chuyên ngành phải có trình độ Tiến sỹ. Các bộ môn cơ bản
chủ nhiệm bộ môn phải có trình độ thạc sĩ.




100% cán bộ công chức có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ A. Riêng giảng viên
80% sử dụng được ngoại ngữ chuyên môn, đọc sách chuyên môn, giao tiếp thông
thường.



100% cán bộ lãnh đạo, quản lý đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ theo chức danh đảm nhận;
100% nhân viên được đào tạo đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn đảm trách.



×