Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích quy định BLDS 2015 về thực hiện công việc không có ủy quyền. Sưu tầm một vụ việc có tranh chấp về thực hiện công việc không có ủy quyền và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.96 KB, 12 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Người Việt Nam luôn có quan niệm rằng Thương người như thể thương thân,
bầu ơi thương lấy bí cùng,… từ lâu việc giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau đã trở thành
truyền thống quý báu của dân tộc ta. Việc giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giúp con
người có thể vượt qua được khó khăn, nguy hiểm thể hiện tinh thần tương thân,
tương ái. Trong pháp luật dân sự Việt Nam cũng có quy định những trường hợp về
việc giúp đỡ người khác khi không có một sự thỏa thuận nào đó là trường hợp thực
hiện công việc không có ủy quyền.
Trong khuôn khổ bài tập học kỳ Môn Luật dân sự em xin lựa chọn đề bài “Phân
tích quy định BLDS 2015 về thực hiện công việc không có ủy quyền. Sưu tầm một
vụ việc có tranh chấp về thực hiện công việc không có ủy quyền và đưa ra cách
giải quyết theo quan điểm cá nhân”.

NỘI DUNG
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY
QUYỀN
1.

Quy định của pháp luật thực hiện công việc không có ủy quyền
Điều 574 BLDS 2015 quy định về khái niệm thực hiện công việc không có ủy

quyền như sau:
“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của

1


người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không
phản đối.”


Theo quy định của pháp luật, em xin được làm rõ 4 yếu tố để xác định một hành
vi có phải là trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền hay không:
Thứ nhất, người thực hiện công việc hoàn toàn tự nguyện khi thực hiện công
việc.
Yêu cầu này có thể được hiểu là việc thực hiện công việc không có ủy quyền
được xuất phát từ sự tự tâm, tự nguyện của người thực hiện hành vi, việc lựa chọn
thực hiện hoàn toàn là do ý thức và mong muốn của người thực hiện.. Hoàn toàn
không có yếu tố ép buộc, hay nghĩa vụ ở đây. Cũng không có một chế tài nào
nhằm xử lý người không có hành vi trong trường hợp này. Việc không có bất cứ
căn cứ để xử lý hành vi không thực hiện hành vi trong trường hợp thực hiện công
việc không có ủy quyền đó là người thực hiện hành vi không có trách nhiệm bởi
không có pháp luật quy định phải hành động và không có thỏa thuận với người có
công việc nên không có nghĩa vụ phải thực hiện.
Thứ hai, việc thực hiện công việc phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công
việc.
Việc thực hiện công việc của người thực hiện phải thể hiện ý chí là hành động
nhằm mang lại lợi ích cho người có công việc có thể thông qua việc ngăn chặn
thiệt hại, trợ giúp sức lực,… Nhưng việc xác định hoàn toàn vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện tương đối khó khăn, bởi lẽ lợi ích của các chủ thể trong
xã hội mang tính gắn kết với nhau, có thể thực hiện vì lợi ích người khác nhưng
trong đó bao gồm cả lợi ích của bản thân mình. Chính vì thế để xác định một hành
vi có phải là hành vi thực hiện công việc không có ủy quyền hay không còn phải

2


căn cứ cả vào tính chất khi người đó thực hiện công việc: có đòi hỏi thù lao không?
Có làm công việc đó thường xuyên liên tục mang tính nghề nghiệp không?...
Thứ ba, Người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối.
Thông thường khi công việc bắt đầu được thực hiện thì người có công việc

không biết về điều đó bởi lẽ nếu họ biết có thể họ đã tự thực hiện hoặc thực hiện
các hợp đồng nhằm thực hiện công việc đó. Bản chất việc quy định thực hiện công
việc không có ủy quyền nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự tương trợ lẫn nhau
trong xã hội. Do vậy nếu người có công việc có mặt hoặc biết việc người khác thực
hiện công việc cho mình thì họ sẽ không phản đối nếu công việc đó có lợi và mình
cũng không có khả năng thực hiện được tại thời điểm xét.
Thứ tư, việc thực hiện phải thực sự cần thiết.
Mặc dù mục đích cảu người thực hiện công việc không có ủy quyền là tốt.
Nhưng nhìn chung hành vi tác động vào công việc của người có công việc cũng
gây khả năng sẽ gây thiệt hại hoặc trái ý muốn của người có công việc được thực
hiện. hơn thế nữa việc thực hiện công việc không có ủy quyền không mang tính bắt
buộc nên nếu công việc đó không đe dọa lập tức gây các thiệt hại nhìn thấy cho
người có công việc thì đó khả năng cao sẽ không không được đánh giá là hành vi
thực hiện công việc không có ủy quyền, thậm chi sẽ bị coi là xâm phạm các quyền
của người có công việc.
2.

Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền.
Khi người thực hiện công việc bắt đầu vào thực hiện công việc sẽ phát sinh các

nghĩa vụ của ngươi thực hiện công việc đối với công việc đó bởi lẽ nếu không coi
việc thực hiện là nghĩa vụ thì rất có thể sẽ có sự vi phạm làm ảnh hưởng đến người
có công việc được thực hiện,.
3


Thứ nhất người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện
công việc phù hợp với khả năng và điều kiện của mình và phải thực hiện công việc
đó như chính công việc của bản thân việc quy định nhằm thể hiện yêu cầu đề cao
tính trách nhiệm và tận tâm trong công việc thực hiện không để trường hợp thực

hiện không tương xứng với sức lực hoặc không tận tâm dẫn đến thiệt hại hoặc kết
quả không được như mong muốn đối với người có công việc được thực hiện.
Yếu tố tốt nhất cho người thực hiện được thể hiện rõ bởi mục đích ban đầu của
việc thực hiện công việc không có ủy quyền là vì lợi ích của người có công việc
được thực hiện và ngoài ra còn thể hiện qua yêu cầu nếu đoán biết được mong
muốn hay suy nghĩ của người có công việc người thực hiện có trashc nhiệm thực
hiện theo mong muốn đó. Tuy nhiên việc quy định này khá khó áp dụng do khó
xác định được mong muốn của người có công việc do hình thức thể hiện ra bên
ngoài khó nắm bắt và ghi nhận.
Bên cạnh các nghĩa vụ kể trên, để đảm bảo quyền và lợi ích của người có công
việc được thực hiện pháp luật còn quy định việc nghĩa vụ thông báo của người
thực hiện công việc có ủy quyền đối với người có công việc nhằm đảm bảo khả
năng kiểm soát và nắm bắt cho người có công việc. Bởi lẽ nhiều công việc, hành vi
thực hiện của người thực hiện công việc sẽ có những tác động đến người có công
việc được thực hiện.
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền vốn xuất phát từ hai yếu tố đó là
công việc và cá nhân có công việc. Cũng mục đích giúp người có công việc không
có ủy quyền mà người thực hiện công việc mới thực hiện công việc đó. Chính vì
vậy,trong trường hợp người đó chấm dứt tư cách chủ thể thì công việc đó không
mặc nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, việc chấm dứt của người thực hiện công việc có
thể ảnh hưởng đến kết quả công việc và trong nhiều trường hợp là tài sản của
người có công việc được thực hiện. Để bảo đảm những quyền lợi đó cho người có
4


cong việc được thực hiện thì người thực hiện công việc vẫn tiếp tục thực hiện công
việc đó cho đến khi bàn giao lại cho người thừa kế hoặc đại diện cho người có
công việc đực thực hiện.
Trong trường hợp đang thực hiện công việc mà do các lý do bất khả kháng
không thể tiếp tục thực hiện đến cùng công việc thì người có công việc cũng được

xem xét cho dừng việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Các lý do bất khả
kháng đây có thể hiểu là các lý do khiến nếu tiếp tục thực hiện công việc sẽ có
những ảnh hưởng tiêu cực đến người thực hiện công việc không có ủy quyền.
Trong trường hợp dừng lại người thực hiện công việc có trách nhiệm báo cho
người có công việc hoặc người đại diện của người có công việc đó hoặc có thể nhờ
người khác thay mình thực hiện công việc không có ủy quyền trên.
3.

Nghĩa vụ thành toán của người có công việc được thực hiện
Mặc dù xuất phát điểm của việc thực hiện công việc không có ủy quyền là vì

mục đích hỗ trợ người có công việc được thực hiện. Người thực hiện công việc
thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc và thực hiện bằng
khả năng của mình. Có trách nhiệm đối với công việc đã thực hiện công việc. Việc
thực hiện công việc trong nhiều trường hợp có những tác động đến tài sản, và các
giá trị vật chất khác của người thực hiện công việc không có ủy quyền.
Ví dụ để ngăn chặn thiệt hại với A, B phải bỏ tiền ra để mua công cụ hỗ trợ
nhằm loại bỏ thiệt hại cho A. Hoặc trong quá trình giúp đỡ A, B không thể đi làm
dẫn đến thiệt hại khoản thu nhập do đi làm mà có.
Chính vì thế để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể Luật quy định người có công
việc được thực hiện có nghĩa vụ phải thanh toán cho người thực hiện công việc
không có ủy quyền, cụ thể:

5


Người có công việc phải thanh toán cho người thực hiện công việc khoản chi phí
hợp lý mà người thực hiện công việc bỏ ra nhằm mục đích thực hiện công việc, các
chi phi hợp lý là các chi phí cần thiết để có thể thực hiện được công việc đó. Kể cả
trong trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp mà kết quả không được như mong

muốn của người có công việc thì người có công việc vẫn phải thanh toán chi phí
cho việc thực hiện công việc.
Ngoài khoản chi phí trên người thực hiện công việc có quyền được nhận một
khoản tiền thu lao tương xứng với công sức bỏ ra. Gọi là quyền bởi người thực
hiện công việc có thể từ chối nhận. Nếu người thực hiện công việc từ chối nghĩa vụ
trả tiền thù lao của người có công việc được miễn.
4.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Pháp luật quy định về quyền được nhận thù lao và nhận lại các khoản tiền hợp lý

để thực hiện công việc không có ủy quyền nhưng cùng với đó để đề cao trách
nhiệm của người thực hiện công việc pháp luật cũng đặt ra các nghĩa vụ tương ứng.
Đó là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Điều kiện tiên quyết của bồi thường thiệt hại đó là có thiệt hại và có yếu tố lỗi.
Yếu tố lỗi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định có bồi thường thiệt hại
hay không? Và mức bồi thường là bao nhiêu.
Trong trường hợp người thực hiện công việc cố ý gây thiệt hại, người thực hiện
công việc phải chịu hoàn toàn trashc nhiệm với thiệt hại do lỗi mình gây ra.
Trong trường hợp thiệt hại gây ra bởi lỗi vô ý hoặc không hoàn toàn do lỗi của
người thực hiện công việc không có ủy quyền thì tùy theo mức độ lỗi xác định mức
độ bồi thường của người thực hiện công việc

6


5.

Chấm dứt công việc thực hiện không có ủy quyền
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền theo em phụ thuộc vào 2 chủ thể


chính. Đó là người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện.
Tại sao nói phụ thuộc bởi lẽ từ phát sinh đến chấm dứt cũng là từ 2 chủ thể này
mà ra.
Về chấm dứt việc thực hiện công việc không có ủy quyền luật quy định các
trường hợp sau:
1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện.
2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của
người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc.
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện
công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật này.
4. Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm
dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.
Theo quan điểm của em gồm 2 nhóm chính.
Một là, lý do xuất phát từ người có công việc được thực hiện: đó là trường hợp
vì các lý do hợp lý mà người thực hiện công việc không thể tiếp tục thực hiện công
việc. Thì người thực hiện công việc sẽ được chấm dứt thực hiện sau khi báo và bàn
giao lại công việc cho bên có công việc được thực hiện. Hoặc người thực hiện công
việc dược người thừa kế, người đại diện của người có công việc tiếp nhận thì từ đó
công việc sẽ do người thừa kế hoạch người đại diện của người có công việc làm,
chấm dứt quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền của người thực hiện
công việc.
7


Ngoài ra, trong trường hợp người thực thi công việc chết, thì công việc cũng
chấm dứt do không còn chủ thể thực hiện công việc. Lúc này công việc việc sẽ có
hai hướng, một là những người thừa kế hoặc đại diện của người thực hiện công
việc sẽ thông báo và bàn giao cho bên có công việc (nếu biết đến công việc) bởi
đây là một nghĩa vụ của người thực hiện công việc. Còn trường hợp nếu không ai

biết thì bên có công việc nếu biết được quyền yêu cầu bàn giao công việc đối với
bên thực hiện công việc còn nếu không biết thì trên thực tiễn sẽ không phát sinh
quan hệ yêu cầu.
Hai là, lý do xuất phát từ bên có công việc được thực hiện. Cụ thể gồm 3 trường
hợp.
Trường hợp một, người có công việc yêu cầu dừng thực hiện. Việc thực hiện
công việc không có ủy quyền là vì lợi ích của người có công việc. Mà lợi ích thì
chỉ có người có công việc mới có thể đánh giá. Quy định của pháp luật là đề cao ý
chí của người có công việc trong việc thực hiện công việc đó. Vì vậy nếu người có
công việc yêu cầu chấm dứt thì người thực hiện công việc phải chấm dứt.
II.
TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT THEO QUAN
ĐIỂM CÁ NHÂN
Chị Hòa có công việc phải đi công tác một thời gian dài, chị là người có nuôi
chó. Chính vì thế trước khi đi chị nhờ anh Bình hàng ngày cứ đến tầm 10 giờ và 19
giờ sang nhà cho chó của chị ăn và uống nước. Anh Bình đồng ý.
Nhưng trong quá trình chị đi, chó của chị mang bầu. Đến kỳ sinh nở chị vẫn
chưa về, anh Hòa có gửi thư nhưng không nhận được hồi đáp và anh cũng không
biết có gửi đúng địa chỉ không.
Anh đã bỏ tiền thuê bác sĩ thú ý về đỡ đẻ cho chó của chị Hòa, mua các dụng cụ
sưởi ấm để chăm sóc con chó.
8


Trường hợp trên được coi là trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền
vì chị Hòa và anh Bình không có thỏa thuận trước đó về việc anh Bình sẽ lo toan
việc sinh đẻ cho con chó của chị Hòa. Bởi lẽ cũng một phần do sự kiện sinh đẻ này
nằm ngoài dự tính của hai bên khi hai bên thỏa thuận anh Bình chỉ cho chó ăn và
uống mà thôi. Nếu anh Bình không thực hiện việc hỗ trợ cho chó sinh nở thì có thể
con chó sẽ chết và là thiệt hại với chị Hòa.

Anh Bình thực hiện hành động này hoàn toàn vì lợi ích của chị Hòa. Mong
muốn giúp đỡ chị Hòa chăm sóc và bảo vệ chú chó của chị.
Anh Bình có trách nhiệm chăm sóc chú chó như vật nuôi của mình bằng hết khả
năng có thể để đảm bảo không có thiệt hại gì xảy ra. Nếu xác nhận được thông tin
của chị Hòa anh có trách nhiệm thông báo về quá trình chăm sóc của mình cho chị.
Nếu biết chị Hòa mong muốn thế nào anh Bình có nghĩa vụ thực hiện đúng như
mong muốn ấy.
Trong trường hợp do có lý do chính đáng anh Bình không thể tiếp tục thực hiện
công việc của mình thì theo quy định của pháp luật anh có hai hướng giải quyết.
Một là, nếu chị Bình có người thân, đại diện hoặc anh có thể liên hệ với chị để bàn
giao công việc thì công việc đó sẽ chấm dứt, trong trường hợp hai, anh không liên
lạc được với chị Bình hay những người nói trên anh có thể nhờ người khác thực
hiện giúp mình công việc không có ủy quyền.
Sau khi thực hiện xong công việc không có ủy quyền. Chị Hòa có nghĩa vụ trả
cho Bình những khoản tiền chi cho việc mua các dụng cụ, thuê bác sĩ đỡ đẻ bởi
đây là những chi phí hợp lý để thực hiện công việc không có ủy quyền theo quy
định của pháp luật. Ngoài khoản tiền trên chị Hòa còn có thể trả cho anh Bình một
khoản tiền thù lao tương ứng với công việc mà anh Bình thực hiện, nếu anh Bình
từ chối nhận thì chị Hòa được miễn trách nhiệm trả thù lao.
9


Trong trường hợp chị Hòa biết chuyện yêu cầu anh Bình chấm dứt việc thực
hiện công việc không có ủy quyền thì anh Bình có nghĩa vụ phải dừng hành vi của
mình.
Ngoài ra trong trường hợp người thừa kế, người đại diện của chị Hòa đứng ra
để nhận đảm nhiệm, bàn giao công việc thì anh Bình có nghĩa vụ bàn giao và chấm
dứt công việc của mình, trong trường hợp này pháp luật quy định anh Bình được
nhận một khoản tiền thù lao và hoàn trả chi phí thực hiện công việc của mình.
Trong trường hợp anh Bình chết, thì đương nhiên công việc không có ủy quyền

sẽ dừng lại. Bởi lẽ người tiến hành thực hiện công việc là anh Bình. Tuy nhiên
trong trường hợp này để giảm thiểu thiệt hại cho bên có công việc cũng như căn cứ
vào các quy định pháp luật liên quan em nhận định rằng, người thừa kết của anh
Bình có nghĩa vụ thông báo và bàn giao do đây là nghĩa vụ của anh Bình trước khi
chết chưa thể thực hiện được.
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền có ý nghĩa rất to lớn đối với nhiều
chủ thể vì họ có khả năng trợ giúp lẫn nhau. Giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng
hơn.
Việc pháp luật không quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ dẫn đến
nhiều trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền gây ra những thiệt hại
cho các bên chủ thể tham gia vào quan hệ này.

KẾT LUẬN
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền là hành vi cần khuyến khích bởi
cuộc sống luôn cần có sự trợ giúp lẫn nhau. Nhưng mỗi chủ thể trong quan hệ này
cần ý thức đầy đủ về việc thực hiện công việc không có ủy quyền để tránh vi phạm
quy định của pháp luật gây thiệt hại đến các chủ thể liên quan.
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1 + 2, NXB Tư
pháp, 2015
2. Bộ Luật dân sư Việt Nam 2015
3. TS Nguyễn Văn Cừ, Ts Trần Thị Huệ, Bình luận Khoa học BLDS 2015, NXB
Tư pháp, 2016
4. />5.

/>
cong-viec-khong-co-uy-quyen.htm


11


MỤC LỤC



12



×