Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Chứng minh sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Trung Hoa và Đại Việt trong Pháp luật phong kiên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.26 KB, 8 trang )

BÀI TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

MỤC LỤC
Trang

1


BÀI TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân tộc Việt Nam có nề văn hóa riêng, có hoàn cảnh vị trí, thần dân cụ thể có
những điểm khác biệt so với Trung Quốc, những đặc điểm đó đòi hỏi phải có thể
chế nhà nước và Pháp luật phù hợp. Pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ
pháp luật Trung Hoa. Tuy nhiên ảnh hưởng không đồng nghĩa là sao chép toàn bộ,
Việt Nam có sự kết hợp một cách hài hòa để đưa ra những bộ Luật phù hợp điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Để tìm hiểu sự kết hợp này như thế nào, em xin chọn: Đề
bài số 12: “ Chứng minh sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Trung Hoa và Đại Việt
trong Pháp luật phong kiên Việt Nam”, làm nội dung bài tập học kì của mình.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Thế nào là kết hợp hài hòa

Hài là gì? Hòa là gì? có sự kết hợp cân đối giữa các yếu tố, các thành phần, gây
được ấn tượng, với đối tượng được tác động. sự kết hợp là sự lựa chọn, bắt nhau
giữa các đối tượng, sự vật với nhau tạo nên một chỉnh thể mới.
2. Pháp luật


Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được nhà nước ban hành ra để điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhằm thực hiện mục tiêu, chức năng của nhà nước.
II.

SỰ KẾT HỢP HÀI HÒA GIỮA YẾU TỐ TRUNG HOA VÀ ĐẠI
VIỆT TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM

1. Nguyên nhân của sự kết hợp
Trong quán trình hình thành và phát triển của mình, Trung Quốc là một đất nước
rộng lớn, họ bang trướng xâm lược và đó được coi là chức năng của đất nước họ,
và dĩ diên, một đất nước nhỏ bé như Việt Nam ta, nằm ở phía Nam của Trung Hoa,
họ cũng muốn đô hộ, xâm lược nước ta, và chúng đã tiến hành điều đó.
Mô hình này đã du nhập và áp đặt ở nước ta hơn 10 thế kỉ Băc thuộc, sau khi
Người Việt giành được độc lập giai cấp phong kiến Việt Nam đã tìm thấy mô hình
tổ chức sẵn có ở Trung Quốc và học tập kĩ thuật lập pháp của đát nước này. Hơn 10
Thế kỉ cũng đặt cơ sở nền tảng nhất định cho việc xây dựng luật.
Xuất phát từ quy luật lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước, luôn phải đề cao
giặc ngoại xâm và nhu cầu trị thủy, thủy lợi, pháp luật đặt ra để mọi người tôn theo
trật tự đó, để quản lí hành chính nhà nước một cách tốt nhất. Như chún ta đã biết
2


BÀI TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

+ Thể chế nhà nước Trung Quốc phát triển bậc cao nhất ở khu vực, thế giới..
+ Nhu cầu xây dựng quốc gia mạnh ở Phương Nam nhăm chống tái Bắc thuộc.
Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện lịch sử, địa lí, văn hóa, kinh tế đăc thù, Nhà
nước phong kiến VN không thể tiếp thu nguyên vẹn pháp luật của Trung Quốc mà
phải có sự lựa chọn những yếu tố phù hợp với mục tiêu cai trị, tình hình kinh tế, xã
hội, ruyền thống lịch sử, văn hóa của người Việt, tạo nên yếu tố đặc thù trong pháp

luật Đại Việt.
2.Biểu hiện của sự kết hợp:
2.1. Hệ thống ngũ hình trong Quốc triều Hình luật (QTHL) đã
tiếp thu chọn lọc và sáng tạo ngũ hình trong pháp luật phong kiến Trung
Hoa.
Xuy:
Hình phạt này được nêu rất rõ trong QTHL là có 5 bậc từ 10 đến 50 roi.
Phạm nhân sẽ bị đánh bằng roi mây nhỏ vào mông.Trong QTHL hình
phạt này không hề có sự thay đổi so với pháp luật phong kiến Trung Hoa và được
coi là một hình phạt nhẹ với các cấp độ cũng là 5 bậc từ 10 roi đến 50 roi.
Nhằm mục đích làm cho người phạm tội cảm thấy đau đ ớn , x ấ u h ổ
v à k h ô n g c ó ý đ ị nh p h ạ m t ộ i l ầ n n ữ a , h ì nh ph ạ t n à y v ừ a c ó t h ể
á p dụng độc lập(điều 570, 572…QTHL) vừa có thể là hình phạt áp dụng bổ sung
cùng với hình phạt tiền và biếm (điều 295,374…QTHL).
Trượng:Tr o n g ph á p l u ậ t P h o n g ki ế n Tr u n g H o a q u y đ ị n h
t r ư ợ n g c ó 5 c ấ p đ ộ s o n g h ì nh ph ạ t n à y c ò n đ ư ợ c á p d ụ n g v ới c ả n ữ
g i ớ i c h ỉ t r ừ t r ư ờ n g h ợ p phạm ngoài tội thập ác, thông gian, trộm cắp thì mới
được đổi trượng thành xuy.
Còn trong QTHL quy định trượng có 5 cấp độ từ 60 đến 100 roi. Ở
bộ luật này, hình phạt trượng chỉ áp dụng đối với nam giới còn nữ giới thì
được được đổi thành Xu.
Đồ:
−Tr o n g ph á p l u ậ t ph o n g k i ế n Tr u n g H o a đ ồ đ ư ợ c ch i a l àm 5
b ậ c đ ồ l à 1 năm với 60 trượng, 1,5 năm là 70 trượng, 2 năm là 80 trượng, 2,5
năm là 90 trượngvà 3 năm là 100 trượng. Khi bị tội này người phạm tội bị quản
thúc ở Trấn họ ở và bị bắt phải làm những việc nặng nhọc từ 1 đến 3 năm và trong
suốt thời hạn này họ bị xiềng chân. Ngoài ra pháp luật phong kiến Trung Hoa còn
có quy định nhận đồlà đối với một số tội sẽ được đổi từ 3 bậc lưu sang 4
năm đồ, tạp phạm bị treo cổ,chém được đổi sang 5 đồ.
− Trong QTHL đồ được quy định có 3 bậc và được phân biệt giữa nam

giớivà nữ giới:
+ Bậc thứ nhất là dịch đinh và dịch phu. Trong trường hợp áp dụng hình
phạtnày thì nam giới phải chịu 80 trượng còn nữ giới thì phải chịu 50 xuy.
3


BÀI TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

+ Bậc thứ hai là tượng phương fbinh và su thất tuỳ với hình phạt
dành chonam và nữ, cùng với hình phạt này thì nam giới còn bị đánh 80 trượng bị
thích vàocổ 2 chữ còn nữ giới thì bị đánh 50 xuy và cũng phải thích vào cổ 2 chữ.
+ Bậc 3 là chủng điền binh dành cho nam giới và chung thất tỳ dành cho
nữgiới, các hình phạt bổ sung là nam giới bị đánh 80 trượng thích vào cổ
4 chữ vàđeo xiềng, trong khi đó thì nữ giới bị phạt 50 xuy và thích vào cổ 4 chữ.
Lưu:
Trong pháp luật phong kiến Trung hoa cũng chia thành 3 bậc chia theo sốlý
tức là có 2000 lý, 2500 lý và 3000 lý tuỳ vào từng tội.Dưới triều đại nhà Lê thì lưu
gồm có 3 bậc được áp dụng cùng với suy, trượng,thích chữ hoặc đeo xiềng tuỳ
vào từng bậc cụ thể: Châu gần, châu ngoài và châuxa.
Tử :
Đây là mức hình phạt cao nhất trong Ngũ hình và có các hình thức tửhình
là giảo và trảm, chém bêu đầu và lăng trì. Các hình thức này đều khiến
chomọi người phạm tội đau đớn về thể xác.
Hình phạt
Quốc Triều Hình luật
Đường luật
5 bậc từ 10-50
Cây roi dài: 10-50
Xuy
Không áp dụng đôi với phụ nữ:

Dùng gậy đánh: 60-100
Trượng
xuất phát từ truyển thống âm
tính_nhẹ hơn;60-100 trượng
Căn cứ vào mức độ nặng nhọc của
Lao động khổ sai nặng nhọc
Đồ
công việc, phân ra công việc đàn
ông, đàn bà
3 bậc: nhẹ, nặng và nặng nhất
Đi đày: 1000, 1500. 2000 dặm.
Lưu
tương ứng với Cao bằng, nghệ an,
quảng bình. Lí do: do Việt nam k
có lãnh thổ rộng lớn như Trung
Quốc, mặt khác, đây được coi là
những khu vực biên giới, luuw đến
đây cũng là để bảo vệ lãnh thổ…
Có thêm lăng trì: Ngũ mã phanh
Trảm và giảm( treo cổ)
Tử
thay, dùng con dao nhọn xẻo từng
miếng thịt…
II.2.

Pháp luật Đại Việt thể hiện tính nhân đạo cao

Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng
nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng
lớp dưới, của nô tì, người cô quả, tật … Nhiều quy định của bộ luật tập chung bảo

vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại.

4


BÀI TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Đặc biệt bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định bảo vệ quyền lợi của
phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo,
truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền
tảng của quốc gia…
Tính dân tộc thể hiện đậm nét trong việc kế thừa và phát huy những thành
tựu pháp luật của các triều đại trước, kết hợp với những ưu điểm của pháp luật
phong kiến Trung Hoa để xây dựng lên một bộ luật phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể của Việt Nam.
Ngày nay, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người già yếu… được xếp vào
nhóm “đối tượng dễ bị tổn thương” cần có sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng thì
hơn 500 năm trước, trong bộ luật Hồng Đức đã có những quy định về trách nhiệm
của xã hội, nhất là của quan chức đối với nhóm người này. Đây chính là một trong
những điểm tiến bộ, nhân đạo của pháp luật thời Hậu Lê
Ví dụ: Đối với phụ nữ, quyền lợi của đối tượng này được đề cập chủ yếu trong hai
chương “Hộ hôn” và “Điền sản” với những quy định thể hiện sự coi trọng cá nhân
và vai trò của người phụ nữ cũng như bảo vệ quyền lợi của họ trong việc hương
hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản.
Người vợ, theo phong tục và quy định phải lệ thuộc vào chồng nhưng trong
bộ luật Hồng Đức địa vị của người vợ có những độc lập nhất định như họ có quyền
có tài sản riêng, có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp, ví dụ tại điều 308
quy định
Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, điều 320 quy định
như sau: “Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ

nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị. Trả người đàn
bà về chồng cũ…” hoặc “những nhà quyền thế mà ức hiếp để cưới con gái lương
dân thì xử phạt, biếm hay đồ” (điều 338).
Khi xảy ra tình trạng ly hôn, luật xác định tài sản của vợ chồng được hình
thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của
người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá
trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của
chung; khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản
chung của hai người.
Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân
thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào “hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền
tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho
người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương.
Nếu làm chết người đàn bà... bị chết” (điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ
12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (điều 404).
Nếu “chồng đánh vợ ...Đánh vợ bé bị thương, sứt gãy trở lên thì nhẹ tội hơn
đánh vợ 2 bậc…” (điều 482).

5


BÀI TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Trong trường hợp người phụ nữ có việc liên quan đến kiện tụng hoặc bị tội
thì họ vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định, nếu “quan coi ngục, lại ngục, ngục tốt
gian dâm với đàn bà, con gái có chuyện thưa kiện thì tội nặng hơn một bậc so với
tội gian dâm thông thường. Nếu có thuận tình thì giảm 3 bậc tội cho các gian phụ
ấy1.
II.3.
Lần đầu tiên, Pháp luật Việt Nam có pháp luật Tố tụng

Xét về nội dung, “Quốc triều hình luật” là một bộ “tổng luật”. Nếu xét theo
khoa học pháp lý hiện đại, bộ luật này sẽ bao gồm các quy phạm pháp luật ở nhiều
ngành luật khác nhau: luật hôn nhân – gia đình, luật dân sự, luật hành chính, luật
hình sự, luật tố tụng, … Tìm hiểu bộ luật, chúng ta thấy phạm vi điều chỉnh và sự
can thiệp của nó rất rộng, bao quát lên toàn bộ các mặt đời sống xã hội, từ những
quan hệ trong gia đình đến những quan hệ trong làng xã, từ quan hệ vua tôi đến
quan hệ vợ chồng cha con, mẹ con, từ các lĩnh vực kinh tế đến các lĩnh vực quản lí
hành chính, ngoại giao, quân sự trong nước, … Về cơ bản, các điều khoản được
quy định ở đây rất cụ thể, chi tiết, tinh vi, thậm chí đôi chỗ còn rơi vào sự vụn vặt,
liệt kê. Bộ luật xây dựng trên cơ sở có một sự nghiên cứu rất sâu sắc của các nhà
làm luật, về các vấn đề mà nó hướng tới điều chỉnh.
Ví dụ, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, các nhà làm luật nghiên cứu và đưa ra
rất nhiều trường hợp khác nhau để đưa ra các xử lý. Bộ luật quan tâm nhiều đến
vấn đề kết hôn, li hôn, các điều kiện, và thủ tục hình thức, hậu của pháp lý, …
Trong vấn đề kết hôn, bộ luật còn chỉ ra rõ các trường hợp cấm kết hôn như đang
có tang cha, mẹ, chồng, khi ông bà cha mẹ đang bị giam tù, … Hoặc trong vấn đề
về quyền thừa kế tài sản, chế độ tài sản gia đình, chế độ tài sản giữa vợ và chồng…
luật quy định rất rõ, từng trường hợp được đưa ra rất cụ thể và minh bạch, rõ ràng.
Như vậy, tính bao quát và tỉ mỉ của “Quốc triều hình luật” thể hiện rất rõ. Nó thể
hiện một khả năng làm luật rất đặc sắc và chu toàn của các nhà Lê vào thế kỷ XV.
Sự bao quát tỉ mỉ đó vưà tạo ra cho bộ luật một sự chặt chẽ, vừa tạo cho nó một tầm
vóc tương đối toàn diện bởi “toàn bộ kỉ cương phép nước của quốc gia Đại Việt đều
được đúc kết lại trong 722 điều.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua bài phân tích trên đây, phần nào giúp chúng ta hiểu được sự kết hợp giữa
yếu tố Trung Hoa trong Pháp luật phong kiến Đại Việt. Bài làm còn nhiều sự thiếu
sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy ( cô). Em xin chân thành cảm ơn.

1 />
6



BÀI TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb.Công An nhân dân,
2.
3.

4.
5.

trường Đại học Luật Hà Nội, 2012.
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb.Công An nhân dân, trường
Đại học Luật Hà Nội.
/>%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%E1%BB%9Di-l%C3%AA-s%C6%A1, ngày truy
cập 13/5/2018.
Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội
Bài viết Đánh giá mô hình nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông trên trang
ngày truy cập 13/5/2018.

7


BÀI TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

PHỤ LỤC
Một só hình ảnh liên quan

8




×