Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư theo luật đầu tư năm 2014 và cho ví dụ về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.85 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Các biện pháp bảo đảm đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thu
hút đầu tư và cũng là điều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi tiến hành đầu
tư vào nước ta. Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp được quy
định nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tất cả các nhà đầu tư trong
suốt quá trình đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết
từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà
nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư. Để hiểu
rõ hơn về các đặc điểm của biện pháp đầu tư, trong bài tập học kì lần này,
em xin chọn đề số 03: “Phân tích đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư
theo luật đầu tư năm 2014 và cho ví dụ về việc thực hiện các biện pháp
bảo đảm đầu tư ở Việt Nam”
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
1. Khái niệm biện pháp bảo đảm đầu tư
Luật Đầu tư năm 2014 (hiện hành) không đưa ra định nghĩa về biện
pháp bảo đảm đầu tư. Dưới góc độ khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo
đảm đầu tư được hiểu là những biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện
các hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Nói cách khác, các biện pháp
bảo đảm đầu tư chính là những cam kết của Nhà nước với các nhà đầu tư về
trách nhiệm của Nhà nước đối với việc tiếp nhận đầu tư trước một số quyền
lợi cụ thể, chính đáng của nhà đầu tư.
2. Vai trò của việc quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư trong hoạt
động đầu tư
Vấn đề đảm bảo đầu tư được quy định ở các văn bản pháp lý cao nhất của
Việt Nam, đó là bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản và các nguồn lợi
khác của các nhà đầu tư. Luật đầu tư cũng quy định, trong quá trình đầu tư, vốn


và các tài sản khác của nhà đầu tư được đảm bảo. Quy định này là cam kết đảm


bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, xoá bỏ tâm lý lo lắng khi bỏ vốn vào đầu tư.
Khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư được đảm bảo đối xử công bằng và
thoả đáng, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài không phân
biệt thành phần kinh tế.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có có
quy định khác với quy định của Luật và các và van bản liên quan thì áp dụng các
Điều ước quốc tế. Quy định này thể hiện thiện chí, cam kết tôn trọng và tôn
trọng pháp luật quốc tế của Việt Nam, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam .
So với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư
trong nước thì Luật đầu tư năm 2014 có nhiều điểm mới hơn trong việc quy định
về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư. Đó là nguyên tắc xây dựng
một chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, không phân biệt đối xử, loại
bỏ rào cản đầu tư… hướng tới xây dựng môi trường pháp lý bình đảng minh
bạch hơn cho tất cả các nhà đầu tư. Đây được coi là nguyên tắc chi phối toàn bộ
quá trình xây dựng và thông qua Luật đầu tư.
Nguyên tắc này thể hiện việc tạo lập một môi trường kinh doanh bình đảng
giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được hưởng những ưu đãi như nhau cùng thực hiện những nghĩa vụ giống nhau
đối với nhà nước.
Việc bảo đảm đầu tư nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các nhà
đầu tư. Doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả nhứng gì mà pháp luật không
cấm, chuyển từ cách tiếp cận “doanh nghiệp danh sách các ngành được phép
sang danh sách các ngành bị loại trừ và hạn chế ”.
Có thể nói, việc đảm bảo được một môi trường đầu tư bình đẳng thông
thoáng là biện pháp khuyến khích ưu việt nhất trong tất cả các biện pháp khuyến
khích để thu hút đầu tư.


II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ THEO

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Theo Luật Đầu tư hiện hành thì các biện pháp bảo đảm đầu tư (được
quy định từ Điều 9 đến Điều 14) bao gồm 6 biện pháp sau đây:
“Bảo đảm quyền sở hữu tài sản; Bảo đảm hoạt động kinh doanh; Bảo
đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; Bảo lãnh của
Chính Phủ đối với một số dự án quan trọng; Bảo đảm đầu tư kinh doanh
trong trường hợp thay đổi pháp luật và giải quyết tranh chấp trong hoạt động
kinh doanh”.
1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
Việc quy định về chế định này trong hệ thống pháp luật về đảm bảo đầu
tư của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Với nội dung chính
là lời cam kết thỏa đáng đối với nhà đầu tư về việc không quốc hữu hóa,
không tịch thu vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư bằng các biện
pháp hành chính, Chính phủ đã tạo lập được lòng tin cho nhà đầu tư về
quyền sở hữu chính đáng của họ đối với khối tài sản đem đầu tư kinh doanh
tại Việt Nam.
Nhà nước chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư trong
trường hợp thực sự cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng hay vì lợi ích quốc
gia. Khi đó, nhà đầu tư nhận được sự thanh toán hoặc đền bù theo giá thị
trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng, dựa trên tinh thần
đảm bảo lợi ích hợp pháp và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
Biện pháp này có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư triển khai dự án đầu
tư mà không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào, được
áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu
tư của Việt Nam, không phân biệt đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài.
Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch
thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng


dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng

khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường
theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Đây chính là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp năm 2013, theo đó Nhà
nước không được sự dùng quyền năng cưỡng chế đặc biệt của mình để xâm
phạm tới tài sản hợp pháp của nhà đầu tư. Quyền sở hữu tài sản của nhà đầu
tư được bảo hộ. Trong trường hợp trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu
tư vì những lý do đặc biệt, chính đáng (Quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc
gia…) Nhà nước sẽ có sự thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật
về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau
đây:
- Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
- Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số
lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng
trong nước;
- Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và
giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu
để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
- Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
- Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên
cứu và phát triển ở trong nước;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước
hoặc nước ngoài;


- Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội, chính sách quản lý ngoại
hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ
quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Mục đích của hoạt động đầu tư, kinh doanh suy cho cùng là hướng tới
lợi nhuận. Do vậy, Nhà nước ngoài việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản của nhà
đầu tư nước ngoài thì còn cam kết cho họ được chuyển tài sản hợp pháp của
mình ra khỏi Việt Nam, cụ thể Điều 10 Luật Đầu tư hiện hành quy định:
“Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt
Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra
nước ngoài các tài sản sau đây:
1.Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”
4. Bảo lãnh của Chính Phủ đối với một số dự án quan trọng
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp
đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước
tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương
đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng quan trọng khác. Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
5. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
Sự thay đổi của pháp luật tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của
các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn


cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư
kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể:

-Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư
được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời
gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
- Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi
đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà
đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời
gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án..
- Quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Đầu tư hiện hành không áp dụng
trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng, bảo vệ môi trường.
- Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư
theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Đầu tư hiện hành thì được xem xét
giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
+ Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
+ Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật
Đầu tư hiện hành, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03
năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
6. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh
Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư một cách tối
đa trong hoạt động đầu tư kinh doanh, pháp luật đưa ra cơ chế giải quyết
tranh chấp như sau:


- Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không
thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài

hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14 Luật Đầu tư hiện
hành.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động
đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng
tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 14 Luật Đầu tư hiện hành.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu
tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật
Đầu tư hiện hành được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ
chức sau đây:
+ Tòa án Việt Nam;
+ Trọng tài Việt Nam;
+ Trọng tài nước ngoài;
+ Trọng tài quốc tế;
+ Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
-

Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có

thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt
Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
III. VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tình hình việc thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư hiện nay ở
nước ta



Từ khi có quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư nó có sự ảnh
hưởng tích cực tới hiệu quả đầu tư của nước ta. Điều này thể hiện rất rõ qua
các con số, đặc biệt thông qua số liệu về đầu tư nước ngoài, nó có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta: Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 8/2017, cả nước đã có 165 khu công
nghiệp được thành lập. Các khu công nghiệp đã thu hút được 253 dự án đầu
tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD (chiếm trên 30% tổng
số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và tăng hơn 2,7 lần so với
cùng kỳ năm ngoái) nâng tổng dự án và vốn đầu tư nước ngoài tại các khu
công nghiệp là 2.600 dự án và 24,2 tỷ USD (chưa kể các dự án đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 976 triệu USD).
Từ năm 2012 đến 2017, mặc dù có giai đoạn dự án đầu tư và số vốn
đầu tư nước ngoài có chập chững, nhưng nhìn chung cũng có những hiệu
quả đáng kể.Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15 tháng 12 năm
2017 cả nước có 1100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký
7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 15 tháng 12 năm
2017, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng
thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng
58,5% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong
12 tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào
Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2016.
Thông qua các biệt pháp bảo đảm đầu tư, nhà nước ta cam kết tạo ra
môi trường pháp lý và môi trường đầu tư an toàn, năng động thu hút các nhà
đầu tư bỏ vốn và tài sản đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư
còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác, và dường như quy chế hiện tại
của nhà nước ta vẫn chưa đủ mạnh để lôi kéo các nhà đầu tư vào nước ta, nó
là tiền đề nhưng cần phải có yếu tố khác để xúc tiến hiệu quả đầu tư tăng
mạnh,vấn đề cấp thiết đó là phải cải thiện môi trường đầu tư.Trong 6 tháng
đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân tại Việt Nam tiếp

tục tăng 5,6% với cùng kỳ năm 2017, đạt 5,7 tỷ USD.


Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ tăng này chưa nói lên được
điều gì, vì các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang phải nhiều thách thức từ
các Quốc gia có nguồn FDI tăng trưởng vượt bậc như Thái Lan, Indonesia…
Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư
thông qua các chính sách ưu đãi, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chống tham
nhũng… thì chất lượng lao động đang là thách thức lớn cho Việt Nam trong
việc phát triển và thu hút FDI lên tầm cao hơn nữa.Như vậy, thông qua hiệu
quả đầu tư, điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà đầu tư khi đầu
tư tại Việt Nam. Mặc dù thu được những kết quả khá khả quan, nhưng nước
ta cần chú trọng vào việc cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa để thu được
những hiệu quả tốt nhất.
2. Đánh giá sự tác động của việc thực hiện các biện pháp đảm bảo đầu
tư trong hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay
Có thể nói những biện pháp đảm bảo đầu tư là những quy định tối
thiểu, là nền tảng, cơ sở mà dựa trên đó các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình
thức, lĩnh vực cũng như địa bàn đầu tư. Bằng các biện pháp cụ thể nêu trên,
pháp luật đầu tư đã tạo ra những đảm bảo cần thiết về mặt pháp lý để các
nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể yên tâm trong quá trình thành lập và
triển khai dự án. Các biện pháp này được xây dựng trên tiêu chí: tính đơn
giản minh bạch trong các quy định và cách thức áp dụng chúng trong thực
tế; tính công bằng trong tương quan so sánh với các nhà đầu tư khác và tính
hiệu quả đối với việc giảm bớt chi phí về tài chính và thời gian của các nhà
đầu tư.
Hơn nữa, quyền lợi của các nhà đầu tư được bảo vệ một cách tối đa và
nhất quán trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Như vậy, các biện
pháp đảm bảo đầu tư thường bao gồm các biện pháp đảm bảo về tài sản và
vốn hợp pháp của các nhà đầu tư, các biện pháp đảm bảo công bằng cho các

nhà đầu tư, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư khi tiến
hành thực hiện dự án đầu tư của mình.
Chính từ những mục đích đó mà có thể nhận thấy, việc ghi nhận các
biện pháp đảm bảo đầu tư trong các văn bản pháp lý thừa nhận trên thực tiễn


có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp tới hiệu quả đầu tư. Bởi khi có môi trường đầu tư thông thoáng và giàu
tiềm năng thì các biện pháp đảm bảo lại càng trở nên thiết thực. Mỗi một nhà
kinh doanh- một nhà đầu tư cần một lời hứa hẹn về sự an toàn cho vốn và tài
sản của họ thì họ mới xây dựng nên những dự án đầu tư có quy mô phù hợp
và chất lượng đảm bảo. Đồng thời, những biện pháp đảm bảo này còn xây
dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và tạo ra một một cơ chế thủ tục hành
chính thông thoáng, giúp cho các dự án đầu tư diễn ra minh bạch, hiệu quả,
công bằng.
Như vậy, các biện pháp đảm bảo đầu tư là những bằng chứng rõ ràng và
thuyết phục nhất cho sự an toàn cũng như sự ổn định của nguồn vốn đầu tư,
góp phần tăng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, là công cụ phản án rõ
nét nhất thái độ của Nhà nước đối với các nhà đầu tư và dự án của họ đồng
thời nhằm vào một mục đích cao hơn đó là thúc đẩy sự phát triển chung vào
nền kinh tế xã hội của đất nước.
Những biện pháp đảm bảo đầu tư nói trên theo thời gian sẽ còn được
cải thiện hơn nữa trước những đòi hỏi chung của quá trình hội nhập. Hiện
tại, với 6 biện pháp cụ thể nêu trên, Chính phủ Việt nam thực sự đã nổ lực và
cố gắng trong việc tạo ra một hàng lang pháp lý vững chắc cho các hoạt
động đầu tư, tạo thế mạnh cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời hội nhập sâu
vào nền kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó nó còn khẳng định một giá trị thực
tiễn, nâng cao uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, hội nhập sâu
vào sự phát triển của kinh tế toàn cầu, tạo môi trường đầu tư sôi động và
lành mạnh cho đất nước.

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy rằng, các biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần tạo
nên sự bình ổn trong môi trường đầu tư tại nước ta. Đây là công cụ thể hiện
rõ nét nhất thái độ của nhà nước đối với các nhà đầu tư và dự án của họ. Bên
cạnh đó, những biện pháp này chính là sợi dây nối liền các quy phạm pháp
luật với nhau trong lỗ lực nhằm tạo điều kiện cho chính nó được thực hiện
trên thực tế.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đầu tư, Nxb. CAND, Hà
Nội.
2. Luật đầu tư 2014;
3. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN
4.

Đào Vũ Khánh Linh, Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu pháp luật về các

biện pháp đảm bảo đầu tư ở Việt Nam”. Hà Nội, 2007.
5.

Hoàng Thị Phượng, Khóa luận tốt nghiệp “Các biện pháp đảm bảo đầu

tư theo luật đầu tư (2005)”. Hà Nội, 2008.
6.

Vũ Lê Quỳnh Ngân, Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật đảm bảo đầu tư ở

Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hà Nội, 2009.
7. />



×