Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 25 trang )

Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I- Lý do chọn đề tài.
II- Mục đích nghiên cứu.
III- Đối tượng, thời gian nghiên cứu.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- Cơ sở lý luận.
II- Cơ sở thực tiễn.
1. Tình hình nhà trường.
2. Thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi.

Trang
2
3
3

b. Khó khăn.
III- Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ
mẫu giáo bé 3- 4 tuổi thông qua hoạt dộng ngoài trời.
1. Biện pháp 1: Khảo sát tính tích cực của trẻ.
2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt về đồ dùng, đồ chơi, tâm lý, sức khỏe
cho buổi hoạt động.
3. Biện pháp 3: Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường
xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường sống.
4. Biện pháp 4: Đa dạng các trò chơi ngoài trời.
5. Biện pháp 5: Sưu tầm đồng dao, hò, vè, câu đố ứng dụng vào trò
chơi nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.


6. Biện pháp 6: Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức hoạt
động cho trẻ.
IV- Kết quả thực hiện.
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I- Kết luận.
II- Kiến nghị
PHẦN IV- HÌNH ẢNH MINH HỌA.

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1

4
4- 5
4
5
5
5
6- 15
6
7
7- 9
9- 11
11- 14
14- 15
16- 17
18- 19
18
19
20- 24



Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
I- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động
chủ đạo, nó chi phối đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ ‘‘Học mà chơi- Chơi mà
học’’. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, thẩm
mỹ, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Đối với trẻ hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít
thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, được tìm tòi, khám
phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ
được tự do hoạt động. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt
động vui chơi ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui chơi
ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán
khó. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ dàng tham gia
vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.
Trong thực tế, ở trường mầm non nơi tôi công tác nói chung và ở lớp tôi
đang giảng dạy nói riêng, việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan
tâm nhưng chưa đạt được kết quả cao, hình thức giảng dạy của nhiều giáo viên
mầm non còn chưa linh hoạt, sáng tạo, do đó chưa khơi gợi được hứng thú và sự
tích cực trong trẻ.
Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công lớp mẫu giáo bé
(3- 4 tuổi) tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động vui chơi
hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt
động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm
bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng
qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống.
Những câu hỏi như: Vì sao, làm thế nào…và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta sẽ
giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển toàn diện
nhân cách cho trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới

xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính
tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
ngoài trời” để làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.

II- Mục đích nghiên cứu:
2


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Đánh giá thực trạng tính tích cực chủ động của trẻ thông qua hoạt động vui
chơi.
- Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ nhằm phát huy tính tích cực chủ động của
trẻ thông qua hoạt động vui chơi phù hợp với tình hình thực tế ở trường, lớp, địa
phương.
III- Đối tượng, thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 3, trường mầm non Ninh Hiệp.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2017 đến tháng 2/ 2018.

PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
I- Cơ sở lí luận
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú
và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế
giới xung quanh. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu,
khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua

hoạt động ngoài trời trẻ được thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám
phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và sự
thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc
sống. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3- 4 tuổi nói riêng, vui chơi là hoạt
động chủ đạo vì vậy trẻ được học mà chơi, chơi mà học.
Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động
của mình. Đồng thời qua đó trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít
thở không khí trong lành của thiên nhiên tươi đẹp. Ở trường mầm non, trong những
giờ hoạt động ngoài trời mọi người có cảm giác như được trở về với làng quê với
những nhóm trẻ tụm năm tụm ba chơi các trò chơi dân gian, ngoài ra lại có những
nhóm trẻ ngồi chia sẻ những điều thú vị mà bản thân vừa khám phá được hay có
những nhóm trẻ được thỏa thích chơi các trò chơi ngoài trời như chơi cầu trượt,
xích đu, bập bênh…Chính vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt động cần thiết
không thể thiếu đối với trẻ mầm non.
II- Cơ sở thực tiễn:
1. Tình hình nhà trường:
Trường mầm non nơi tôi đang công tác là trường mầm non đạt chuẩn Quốc
gia, có quang cảnh sư phạm khang trang, sạch đẹp, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ
đô Hà Nội. Là một giáo viên giảng dạy ở một trường mầm non có số học sinh đông,
mỗi năm số học sinh của trường tôi ngày càng tăng, năm học này trường có hơn
874 học sinh được chia thành 22 nhóm lớp theo các độ tuổi, trong đó khối mẫu giáo
bé 3- 4 tuổi gồm có 5 lớp. Số giáo viên, nhân viên trong trường hiện nay gồm 74
đồng chí. Tất cả các cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều đạt trình độ chuẩn,
nhiều đồng chí có trình độ cao đẳng, đại học.
Thực tế hoạt động vui chơi ngoài trời được thực hiện thường xuyên liên tục
trong hoạt động một ngày của trẻ, trong chương trình soạn giảng.Tuy nhiên, các đề
tài hoạt động ngoài trời cho trẻ tham gia còn bó hẹp, nội dung chưa phong phú,
hình thức còn dập khuôn… khiến cho trẻ tham gia chưa thực sự hứng thú hoạt
động. Bản thân tôi luôn trăn trở làm như thế nào để trẻ thực sự say mê hoạt động,
4



Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
thực sự được “Học bằng chơi, chơi mà học”. Do đó, tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng
kiến kinh nghiệm cho năm học 2017- 2018 với đề tài “Một số biện pháp nhằm
phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi thông qua hoạt
động vui chơi ngoài trời”. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đối với trẻ tại
trường tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
2. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Trường mầm non nơi tôi đang làm việc là một ngôi trường có diện tích lớn,
khuôn viên rộng rãi, lại được BGH quan tâm cải tạo nên rất sạch sẽ, an toàn cho trẻ,
trẻ có được một sân chơi tập hoàn hảo, mà sĩ số học sinh mỗi lớp phù hợp, không
quá đông nên việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ rất thuận lợi.
- Trường cũng trang bị nhiều đồ dùng, đồ chơi ngoài trời đa dạng, phong phú
để cô và trẻ hoạt động.
- Giáo viên của lớp đều có trình độ đạt chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
Sĩ số học sinh của lớp là 35 cháu, trong đó hầu hết các cháu đều ngoan ngoãn, ham
học hỏi, thích tìm tòi khám phá.
- Bản thân thường xuyên học hỏi đồng nhiệp qua các buổi hoạt động ngoài
trời và tự tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động
vui chơi theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ.
- Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động và học sinh thì
tích cực tham gia các hoạt động.
b. Khó khăn
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng cuốn hút vào
các hoạt động nhưng cũng nhanh chóng phân tán tư tưởng, tự rút ra khỏi trò chơi
nếu nó không còn hứng thú.
- Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham

gia vào các hoạt động tập thể.
- Đa số phụ huynh ở lớp đều làm nghề buôn bán bận rộn đi làm nên thời gian
trò chuyện cùng trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế, đa phần là cô cung cấp cho
trẻ kiến thức.
- Tài liệu phổ biến về các trò chơi dân gian chưa nhiều.

5


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
III- Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính
tích cực chủ động cho trẻ mẫu giáo bé.
1. Biện pháp 1: Khảo sát tính tích cực của trẻ
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã căn cứ vào tình hình của lớp và đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ ở lớp mình (tổng số 35 cháu) vì vậy tôi đã tiến hành một số khảo
sát đối với trẻ. Thông qua khảo sát giúp giáo viên nhận biết được độ hứng thú (tính
tích cực, tính chủ động và khả năng chú ý) của trẻ khi tham gia hoạt động ngoài
trời, thông qua đó giúp giáo viên xây dựng lên kế hoạch hoạt động phù hợp với khả
năng của trẻ. Bảng 1:
Bảng khảo sát đầu năm đối với hứng thú của trẻ khi HĐNT
(Tổng số trẻ: 35 trẻ)
Mức độ hứng thú
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
của trẻ

1. Tính tích cực
13
37,1%
22
62,9%
2. Tính chủ động
11
31,4%
24
68,6%
3. Khả năng chú ý
15
42,8%
20
57,2%
của trẻ khi tham gia
( Bảng khảo sát trẻ tháng 8/2017)
* Từ việc đưa ra con số khảo sát chính xác và cụ thể như vậy sẽ giúp tôi có
biện pháp hiệu quả nhất đối với từng mục tiêu và từng nhóm trẻ cụ thể.
2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt về đồ dùng, đồ chơi, tâm lý, sức khỏe cho
buổi hoạt động:
- Để buổi hoạt động ngoài trời đạt kết quả cao trước hết người giáo viên
phải:
+ Xác định đối tượng, số lượng, vị trí các đối tượng, khu vực tổ chức hoạt
động của trẻ, dự kiến những ảnh hưởng của thời tiết đến các đối tượng trẻ sẽ quan
sát khám phá. Dự kiến về nội dung sẽ cho trẻ lao động, chăm sóc thiên nhiên
+ Chuẩn bị phương tiện cho trẻ hoạt động, ngoài các đối tượng đã có trên
sân, vườn, cần chuẩn bị các dụng cụ cho trẻ hoạt động như: Các đồ chơi cần thiết,
các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm. Những đồ chơi
cho trẻ chơi đóng vai, đồ chơi cát. (Hình ảnh 1)

6


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
+ Hoặc cũng có thể tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên (Lá vàng rơi,
cành cây khô…) hoặc những nguyên vật liêu mở (hột, hạt, cọng rau muống ngâm
nước..) để trẻ phát huy tối đa sự sáng tạo, tích cực hoạt động của mình.
+ Tìm hiểu tâm lí và tình trạng sức khoẻ của từng trẻ trước khi khám phá.
+ Tạo cơ hội để trẻ nói về những suy nghĩ của mình.
+ Nhắc trẻ uống nước, đi vệ sinh trước khi ra sân.
- Những công việc này tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, là
tiền đề quyết định sự thành công của buổi hoạt động ngoài trời.
3. Biện pháp 3: Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường xuyên
cho trẻ tiếp xúc với môi trường sống:
- Hoạt động ngoài trời là cơ hội tốt nhất để tổ chức các hoạt động đa dạng
tích cực của trẻ, trong quá trình hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên: với
mây, với nắng và gió, với hoa, lá, cỏ, cây… Vậy nên khi tổ chức cho trẻ quan sát
cần cho trẻ quan sát trực tiếp nhất là trẻ phải được thường xuyên quan sát môi
trường sống, trong quá trình quan sát, khả năng tri giác của trẻ chính xác hơn,
nhanh nhạy hơn, óc quan sát sắc nhọn và tinh tế hơn. Vì khi quan sát trẻ sẽ được
tận mắt nhìn thấy cây cỏ, hoa lá, các con vật và những công việc làm của con
người. Trẻ được nhìn, sờ tay, ngửi, ăn, nếm…những cái mới lạ trong thiên nhiên và
đích thực tai trẻ nghe thấy tiếng chim hót, gà gáy…nói chung trẻ sẽ được đắm mình
trong môi trường thiên nhiên và khám phá cuộc sống mới lạ.
Ví dụ: Khi khám phá các loại cây trẻ mẫu giáo bé sẽ hiểu sâu hơn, rõ hơn, và
cụ thể hơn về các loại cây (Hình dáng, màu sắc, môi trường sống…)
Tôi chọn đề tài “Quan sát cây bưởi” (Hình ảnh 2)
+ Môi trường: ngoài sân, rộng rãi, thoáng mát.
+ Chuẩn bị: Địa điểm: Khu vườn cây ăn quả của trường.

Đồ chơi ngoài trời: Sỏi, cát, chậu, đu quay, xích đu ...
Một số cây thật để cho trẻ trồng cây
+ Chuẩn bị trước khi ra sân:
• Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, nhắc trẻ sửa tư thế, đầu tóc quần áo gọn gàng.
• Cô giới thiệu nội dung buổi dạo chơi ngoài trời.
+ Cho trẻ ra sân
• Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Quả” và đến vị trí quan sát
• Tôi cho trẻ kể tên các loại quả có trong bài hát
7


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
• Tôi cho trẻ quan sát, trò chuyện với bạn xung quanh về cây bưởi.
• Cho trẻ kể lại những gì mà trẻ thấy được.
• Tôi đặt hệ thống câu hỏi mở nhằm phát triển tư duy, kĩ năng quan sát, nhận
xét đối tượng cho trẻ:
Tại sao trên cùng một cây (cùng một lá) lá bưởi có màu xanh khác
nhau?
Hoa bưởi sẽ cho chúng ta điều gì?
Cây bưởi cho chúng ta những gì?
Đê cây bưởi được tươi tốt thì chúng ta phải làm gì cho cây?
• Cuối cùng tôi giáo dục trẻ về cách chăm sóc và bảo vệ các loại cây. Từ đó trẻ
biết được những hành động nên làm và những hành động không nên làm. Với cách
này tôi nhận thấy trẻ hoạt động tích cực, hứng thú và không những thế tôi nhận
được sự tham gia nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
Hay khi khám phá về hiện tượng “gió”, tôi tạo tình huống, đặt câu hỏi cho
trẻ, giúp trẻ cảm nhận được “Gió” từ các giác quan: (Hình ảnh 3)
• Cho trẻ nhắm mắt và cảm nhận gió từ phía nào tới? Nhìn hướng lá bay
đoán hướng gió.

• Cho trẻ nói cảm nhận khi có gió thổi vào người.
• Từ đó, cho trẻ nói về nhưng ích lợi của gió mà trẻ biết.
• Cô giới thiệu thêm lợi ích, tác hại của gió cho trẻ mở rộng kiến thức. Đồng
thời hướng dẫn trẻ một số cách phòng chống tác hại của gió.
* Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp này, có 1 lưu ý quan trọng, đó là:
Không biến buổi hoạt động ngoài trời thành tiết khám phá môi trường xung quanh.
Khi tổ chức cho trẻ khám phá thiên nhiên giáo viên cần xác định rõ mục đích và
yêu cầu của giờ hoạt động, tổ chức cho trẻ hoạt động cần tự do thoải mái, tránh gò
bó áp đặt, cần tiến hành trên nền cảm xúc và sự hứng thú của trẻ với đối tượng
đang quan sát, không nhất thiết phải thực hiện các nội dung theo một trật tự cứng
nhắc mà phải linh hoạt tùy vào tình hình của trẻ và diễn biến của giờ chơi.
Ví dụ: Khi trẻ đang chăm chú quan sát những cây rau trong vườn trường, thì
một cái máy bay bay qua, tất cả trẻ đều nhìn lên cái máy bay, khi đó giáo viên phải
linh động chuyển mục đích quan sát cây rau sang quan sát máy bay theo sự hứng
thú của trẻ, không bắt trẻ phải tiếp tục quan sát cây rau khi trẻ không chú ý tới rau
nữa.
8


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Sau khi cho trẻ quan sát cần cho trẻ tự nói lên những điều mà trẻ quan sát
được, sau đó giáo viên sử dụng các câu hỏi để kích thích tính tò mò ham hiểu biết
của trẻ. Hệ thống câu hỏi đặt ra cho buổi hoạt động cần chuẩn bị chu đáo, chú ý câu
hỏi đàm thoại cần ngắn gọn, rõ ràng, đúng ngữ pháp có tác dụng rèn luyện, phát
triển tư duy của trẻ. Câu hỏi khó nên đặt đối với trẻ khá giỏi, câu hỏi dễ nên đặt cho
cho trẻ bình thường.
Ví dụ: Quan sát hoa đối với trẻ 3- 4 tuổi:
- Câu hỏi đặt cho trẻ bình thường.
+ Đây là cây gì?

+ Bông hoa hồng có màu gì?
+ Hoa hồng có thơm không?
+ Hoa hồng dùng để làm gì?
- Câu hỏi đặt cho trẻ khá giỏi.
+ Trong vườn có những loại hoa nào?
+ Có những hoa màu gì?
+ Ai là người trồng và chăm sóc cho cây hoa?
+ Để vườn hoa thêm đẹp, các con phải làm gì?
Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo
dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực…
4. Biện pháp 4: Đa dạng các trò chơi ngoài trời:
Trường tôi là một trường có diện tích sân chơi rộng, sĩ số cháu một lớp
không đông nên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời có nhiều
thuận lợi. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạt động tôi còn chủ
động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò
chơi dân gian gắn liền với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp:
* Các trò chơi phát triển giác quan:
Hoạt động ngoài trời là hoạt động phát huy tối đa sự tinh tế của các giác
quan trẻ. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh qua những tiếp xúc trực tiếp của các
giác quan với sự vật, hiên tượng. Do đó, tôi đã tìm tòi, thiết kế một số trò chơi phát
triển các giác quan cho trẻ như: cho trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng gió thổi, tiếng
kêu ở đâu, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng

9


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, đoán xem
tiếng động gì, ai thính tai…

Ví dụ: Trong giờ “Quan sát một số cây trong sân trường” (Cây bưởi, cây
xoài, cây khế), tôi cho trẻ chơi trò chơi “Đoán lá qua cây” (Hình ảnh 4)
+ Chuẩn bị: Lá cây (Lá bưởi, lá xoài, lá khế) đủ cho trẻ hoạt động.
+ Cho trẻ đoán tên cây qua lá.
+ Cho trẻ tự kiểm chứng kết quả bằng cách: Cầm lá đi tìm cây.
+ Cho trẻ nói những hiểu biết của trẻ về loài cây đó.
+ Cô chốt lại kiến thức cho trẻ, giới thiệu đặc điểm của nhóm cây ăn quả.
* Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ:
Ở nhóm trò chơi này tôi tổ chức cho trẻ được tham gia trồng cây và chăm sóc
vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự
thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng theo nhóm:
Nhóm cây có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả, nhóm cây cho bóng mát
nhóm cây lấy gỗ….
Khi tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ được chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ,
đất đá…. như: Trẻ chơi đong nước, vật chìm vật nổi, chơi đồ hình bằng cát, xây lâu
đài cát,…..qua đó trẻ biết được tính chất của chúng. Lá cây, hột hạt, các loại hạt….
cũng là phương tiện chơi rất hấp dẫn trẻ. Trẻ dùng lá cây, hột hạt để xếp thành
những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn
nhà, con bướm, con cá ….(Hình ảnh 5,6)
Thông qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng hơn mối quan hệ với
thế giới xung quanh, trẻ biết cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, đồng thời
rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người.
* Các trò chơi giúp phát triển vận động ở trẻ:
Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường: Thông qua hoạt động leo trèo trên
các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu trượt, các vận động bò, trườn, trèo
tung ném chuyền bắt, nhảy lò cò…. rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn
tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. (Hình ảnh 6)
Ngoài hoạt động ngoài tròi của lớp, tôi thường phối hợp với các lớp trong
khối mẫu giáo bé tổ chức các trò chơi thi đua giữa hai lớp để gây hứng thú cho trẻ.


10


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi
sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trò chơi kéo co, đoàn kết, trời nắng
trời mưa, bắn súng, đổi chỗ cho bạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ… hoặc cũng có thể cho
cháu hát theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, quả bóng
tròn, ra đây xem… (Hình ảnh 7)
Ngoài trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã linh
hoạt thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các
trò chơi.
Ví dụ:
- Trò chơi “Đổi chỗ có thể thay đổi tên là “Gió thổi”, “Tìm bạn”…
- Trò chơi “Kéo co” có thể thay đổi tên là “Kéo pháo”
Tôi cũng khuyến khích để trẻ cùng tham gia làm những đồ chơi ngoài trời với
cô như: Làm quả cầu từ dây nilon và nắp nhựa, hay nhặt những chiếc lá khô rồi
cùng đếm và so sánh với nhau xem đó là lá của loại cây nào…
Tôi cũng tận dụng tối đa những dụng cụ cho trẻ học trong giờ thể dục để cho
trẻ hoạt động ngoài trời đây cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho
trẻ đạt hiệu quả cao và rất hứng thú đối với trẻ.
5. Biện pháp 5: Sưu tầm đồng dao, hò, vè, câu đố ứng dụng vào trò chơi
nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
Kho tàng trò chơi dành cho lứa tuổi Mầm Non rất phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ là không giống nhau. Cùng một trò chơi nhưng cách tổ
chức ở mỗi một độ tuổi lại phải tổ chức ở một mức độ khác nhau. Nhận thức được
điều đó, tôi đã tìm tòi và sưu tầm được một số trò chơi cho trẻ ở lớp mình thông
qua các phương tiện: tạp chí, sách báo, mạng internet… Cụ thể đó là những trò chơi

sau:
Ở chủ đề gia đình tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ một số trò chơi như: Dung
dăng dung dẻ; Lộn cầu vồng; Kéo co; Đôi bạn; Tìm đúng nhà; Chim mẹ chim
con….(Hình ảnh 8)
Ở các chủ đề về môi trường tự nhiên tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ một số trò
chơi như: Mèo đuổi chuột; Đua ngựa; Bẫy chuột; Thả đỉa ba ba; Trời nắng trời
mưa; Mưa to mưa nhỏ; Câu ếch; Gà con tìm mồi, Cáo ơi cáo ngủ à? Trồng nụ
trồng hoa;……(Hình ảnh 9)
11


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
Ví dụ: Trò chơi “Câu ếch”
+ Chuẩn bị: Vẽ một vòng lớn ở giữa sân, đường kính từ 3- 5m để làm ao, cần câu
dài 1- 1.5m buộc dây câu (không có lưỡi câu) dài 1m.
+ Cách chơi: Tất cả các cháu đứng trong vòng tròn làm ếch, đứng ngoài vòng tròn
từ 1- 2m, tay cầm cần câu như kiểu thòng lọng. Giáo viên hướng dẫn chơi vỗ tay để
cuộc chơi bắt đầu.Những bạn làm ếch đồng thanh hát bài ca:
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oặp oặp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oặp oặp
Vừa hát vừa nhảy vừa chụm hai chân, hai tay chống hông nhảy lung tung
trong ao, nhảy cả lên bờ.Người đi câu đuổi theo, cố gắng chạm vào dây câu hoặc

ngoắc được vào thong lọng ếch.
+ Luật chơi: Nếu được thế vào ếch nào thì coi như bị bắt, ếch đó phải thay người đi
câu, trò chơi lại tiếp tục từ đầu.
Ở các chủ đề về môi trường xã hội tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ một số trò
chơi: Đá bóng vào gôn; Tung bóng; Gia đình nhà gấu; Về đúng bến;…
Ví dụ : Trò chơi “ Tung bóng ” – chơi tập thể theo nhóm 5-7 trẻ
+ Luật chơi: Trẻ ném và bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi bóng 2 lần thì phải ra
ngoài 1 lần chơi.
+ Cách chơi: 1 nhóm 5-7 trẻ đứng thành vòng tròn cùng chơi chung 1 quả
bóng. 1 trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt bóng xong lại tung cho bạn khác
trong nhóm trẻ được tung bóng cho phải chú ý bắt bóng, nếu để bóng rơi sẽ bị ra
ngoài 1 lượt chơi. Trong quá trình chơi, cho trẻ kết hợp đọc đồng dao:

12


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
Quả bóng con con
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ
Bạn tung em đỡ
Tung cao cao nữa
Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài
Em bắt rất tài.
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi

Hay khi tổ chức trò chơi: Dung dăng dung dẻ; Thả đỉa ba ba; Rồng rắn lên
mây; lộn cầu vồng….. đều có thêm lời đồng dao tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi
rất hiệu quả.
Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ đề:
Bảng một số trò chơi phát triển vận động
Chủ đề
Trò chơi vận động
Trò chơi dân gian
Bản thân
Đuổi bắt bóng.
Dung dăng dung dẻ.
Đuổi bắt.
Lộn cầu vồng.
Đi đi nhẹ hơn.
Kéo co.
Quả bóng tròn.
Chơi u.
Đôi bạn.
Gia đình
Gà tìm mẹ.
Thả đỉa ba ba
Chim mẹ chim con
Nhẩy bước
Tìm đúng nhà.
Câu cá (Câu ếch)
Ai ném xa hơn.
Môi trường xã hội
Lái máy bay.
Đá bòng trúng lỗ

Làm đoàn tàu.
Đẩy gậy
Phi công.
Chơi đồ
Ô tô và chim sẻ.
Thi vác củi chạy
Bác nông dân và đàn bò.
Môi trường tự nhiên Gà con tìm mồi.
Tập tầm vông
Nắng và mưa.
Thả đỉa ba ba
Thỏ con dạo chơi.
Mèo đuổi chuột
Cáo và thỏ.
Cướp lá
Gấu và ong.
13


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
Tìm tòi, sưu tầm và sáng tạo thêm một số bài vè, đồng dao…..và ứng dụng
vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục.
Để sưu tầm những đồng dao, hò vè, câu đố ứng dụng vào hoạt động ngoài
trời. Qua những câu hò, vè đó giúp trẻ kích thích hứng thứ khi hoạt động vùa hát
vừa vui vẻ chơi trò chơi, tưới cây hay thích thú nhặt những chiếc lá vàng rơi ở
trong sân trường. Đồng thời còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, ôn luyện các từ khó
thông qua các bài đồng dao, rèn cho trẻ phát âm chuẩn rõ ràng và nhận thức phải
giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp ở mọi nơi, đồng thời phát triển tính sáng tạo,
thẩm mỹ cho trẻ với mọi mặt ở thiên nhiên xung quanh mình.

Vè tưới cây
Ve vẻ vè ve
Tôi vè tôi kể
Thi đua tập thể
Tưới nước cho cây
Cho cây đó mà cho cây !
Tuổi nhỏ hăng say
Chăm cho cây lớn

Cây xanh tươi tốt
Bóng mát hoa thơm
Quả ngon mát ngọt
Mát ngọt thơm ngon
Thơm ngon cái mà thơm
ngon!

Vè nhặt lá cây
Ve vẻ vè ve
Thấy lá vàng rơi
Chúng ta cùng chơi
Thi đua nhặt thôi
Sân trường thêm sạch
Thêm sạch là sân thêm sạch

Ve vẻ vè ve
Này các bạn ơi
Cùng nhau thi đua
Ai nhặt lá nhiều
Sáng tạo bao nhiêu
Để làm đồ dùng

Cùng nhau chơi nhóm

6. Biên pháp 6: Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức hoạt động
cho trẻ:
14


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua
sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp
ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá
để hướng trẻ quan sát thử nghiệm.
Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi
xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.
Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu
mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát
triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.

IV- Kết quả đạt được

15


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
Sau 1 năm áp dụng những biện pháp trên tại lớp mẫu giáo bé 3 cùng với sự

chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường trong các buổi nhận xét và góp ý khi dự giờ
và sự góp ý của các đồng nghiệp cũng như học hỏi của trường bạn trong buổi đi
tham quan kiến tập. Lớp học của tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ như
sau:
1. Đối với trẻ:
- Trẻ rất hứng thú, tích cực, chủ động và tập trung chú ý trong giờ hoạt động
ngoài trời và khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn, biết thêm một số trò
chơi khi hoạt động ngoài trời ngoài ra trẻ còn sáng tạo một số trò chơi khác có tính
sáng tạo và khéo léo tham gia làm một số đồ dùng khi hoạt động ngoài trời để phục
vụ cho tiết học.
- Trẻ tích cực hưởng ứng theo hoạt động của trò chơi. Vốn từ của trẻ phong
phú, sử dụng ngôn ngữ mạch lạt, biết diễn đạt câu một cách lưu loát.
- Tôi nhận thấy đa số các cháu đã trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt
động rõ rệt, những cháu nhút nhát đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn
và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhát như lúc
đầu năm học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát
triển rõ rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về
thế giới xung quanh.
- Mặt khác những cháu khác trong lớp đã nắm đựơc một số kiến thức khoa học,
kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào những hoạt động thiên nhiên, hoạt động
ngoài trời.
- Biết thể hiện tình cảm giao lưu giúp đỡ bạn bè thích chơi cùng bạn có thái độ
tự giác và thích khám phá các hoạt động ngoài trời cùng cô, dần dần và phát triển
tư duy, ngôn ngữ cũng như thể lực để đáp ứng với những yêu cầu đặt ra và phát
triển toàn diện cho trẻ.
2. Đối với giáo viên:
- Nắm chắc nội dung phương pháp, linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức
một hoạt động ngoài trời cho trẻ.
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu, để
cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời và nâng cao tay nghề trong việc hướng dẫn

trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động ngoài trời.
16


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
3. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh có sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non chơi mà học, học mà chơi và hoạt động chơi ngoài trời của
con em mình.
- Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời và luôn sẵn lòng, hưởng
ứng sưu tầm những đồ dùng đồ vật như vỏ sữa chua, sách báo cũ, chai lọ đã bỏ
mang đến lớp để cho cô và trẻ được trải nghiệm cũng như sáng tạo ra các trò chơi,
đồ chơi mà trẻ yêu thích.
Bảng so sánh tỷ lệ đầu năm và cuối năm 2017- 2018
(Tổng số trẻ: 35 trẻ)
Mức độ hứng thú
Đầu năm
Cuối năm
của trẻ
( Tỷ lệ đạt )
( Tỷ lệ đạt )
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
1. Tính tích cực
13
36,1%
29

82,8%
2. Tính chủ động
11
30,5%
30
85,7%
3. Khả năng chú ý
15
41,7%
31
88,5%
của trẻ khi tham gia
Nhìn vào bảng so sánh số liệu cụ thể trên ta thấy trẻ có tiến bộ nhanh chóng
so với đầu năm, mức độ hứng thú khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ còn rất hạn
chế nhưng cuối năm tỷ lệ mức độ hứng thú của trẻ tăng lên rõ rệt. Qua đó tôi nhận
thấy một số biện pháp của tôi đã có tác dụng giúp trẻ hứng thú và phát huy tính tích
cực chủ động hơn trong hoạt động vui chơi ngoài trời.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN
17


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
Việc giúp trẻ phát huy tích cực chủ động của trẻ khi tham gia hoạt động vui
chơi ngoài trời là việc vô cùng quan trọng không thể thiếu được. Hoạt động ngoài
trời có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vì
vậy, một giáo viên mầm non phải xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng không
kém hoạt động khác, và rút kinh nghiệm hoạt động ngoài trời hàng ngày và tìm

những biện pháp hữu ích nhất cho trẻ quan sát và vui chơi hoạt động ngoài trời.
Qua một năm cho cháu hoạt động ngoài trời theo các phương pháp trên tôi
nhận thấy cháu trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động
trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Cháu biết suy nghĩ
và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời.
Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn
trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những
thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt
với các bạn, khả năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ
bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niềm vui lớn của
cô giáo mầm non như tôi, và những người làm công tác giáo dục chăm sóc giáo dục
để trẻ phát triển toàn diện.
Qua áp dụng các biện pháp trên.Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ cho lớp tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện
- Giáo viên không ngừng học hỏi tham khảo tài liệu, tham quan học tập các
trường bạn, và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
- Gây hứng thú cho trẻ và khen, chê, động viên kịp thời.
- Có kế hoach cụ thể xây dựng các giờ hoạt động ngoài trời. Sưu tầm nhiều hơn
nữa các nguyên vật liệu trong thiên nhiên để cho trẻ được chơi, được hoạt động và
trẻ được gần gũi hơn với thiên nhiên thông qua vật liệu đó. Sưu tầm, sáng tác nhiều
nữa các trò chơi, các bài đồng dao, thơ ca hò vè để giúp trẻ dễ thuộc.

II- KIẾN NGHỊ
Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên tham quan
học tập tại các đơn vị bạn, để trao đổi học hỏi kinh nghiệm,
18


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4

tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.
Thường xuyên họp chuyên môn, bồi dưỡng cho giáo viên về cách tổ chức
hoạt động ngoài trời theo hướng đổi mới để giáo viên cùng chao đổi và học hỏi.
Cung cấp nhiều tài liệu để giáo viên đọc tham khảo và nghiên cứu các biện
pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời
* Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công nhằm giúp trẻ 3 - 4
tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. Tuy
những kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tôi cũng mạnh dạn đưa ra để các đồng
nghiệp tham khảo. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm ủng hộ, góp ý chân
tình từ các đồng chí lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 13/3/2018

Nguyễn Thị Lệ

19


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.

Hình ảnh 1: Một số dụng cụ mà tôi thường chuẩn bị trẻ hoạt động ngoài trời

Hình ảnh 2: Trẻ quan sát cây bưởi.

20



Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.

Hình ảnh 3: Trẻ nhắm mắt để cảm nhận hướng của gió.

Hình ảnh 4: Trẻ chơi trò chơi “Tìm cây cho lá”

21


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.

Hình ảnh 5: Trẻ chơi xúc cát.

Hình ảnh 6: Trẻ chơi xếp hột hạt.
22


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.

Hình ảnh 7: Trẻ chơi với dồ chơi ngoài trời

Hình ảnh 8: Trẻ chơi trò chơi “Kéo co” giao lưu với lớp MGB4

23


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4

tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.

Hình ảnh 9: Trẻ chơi trò chơi “Lộn cầu vồng”

Hình ảnh 10: Trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
24


Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo bé 3- 4
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời.

25


×