Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật bác hồ 19 05 tại liên đội tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.5 KB, 17 trang )

PHẦN THỨ NHẤT:
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài :
Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện,
không chỉ học tập văn hoá, kiến thức mà trẻ cần học như tiếng Việt, toán, các
môn học khác . Trong đó việc xây dựng một số hình thức hoạt động ngoại khoá
tạo là một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính thời đại tạo khí vui tươi,
lành mạnh, bổ ích đồng thời phát triển những năng khiếu tiềm ẩn trong tâm hồn
tuổi thơ là một trong những công việc quan trọng không thể thiếu trong quá
trình giáo dục. Có rất nhiều hình thức để tổ chức cho các em hoạt động vui chơi
và thể hiện năng khiếu của mình. Tổ chức cho các em biểu diễn văn nghệ là một
trong những hoạt động mang tính vui nhộn, phát huy năng khiếu ca hát, rèn
luyện tính mạnh dạn tự tin trước đám đông. Nhưng để xây dựng được một
chương trình biểu hiễn văn nghệ như thế giáo viên không chỉ đơn thuần tổ chức
mà phải lựa chọn nội dung chương trình, địa điểm thích hợp mà cần lựa chọn
voà thời điểm quan trọng để chương trình tổ chức sao cho ý nghĩa và mang tính
giáo dục cao đó là tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học như ngày
nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành tập quân đội nhân dân 22-12, ngày thành
lập đoàn TNCS Hồ chi Minh, ngày sinh nhật Bác Hồ 19-05. Đó cũng chính là
nội dung của đề tài mà bản thân tôi xin trình bày dưới đây :
“Một số biện pháp xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày
sinh nhật Bác Hồ 19-05 tại liên đội tiểu học …”.
2. Lịch sử của vấn đề :
Từ thuở xa xưa, cha ông ta đã lấy văn nghệ làm món ăn tinh thần trong
cuộc sống hằng ngày, coi đó là công cụ thúc đẩy, vun đắp niềm vui cho cuộc
sống. Dù đói, dù rách, tiếng hát luôn đi theo con người hàng ngày. Khi đất nước
chiến tranh văn nghệ được coi là một thứ vũ khí lợi hại đối với quân thù và là
nguồn động viên an ủi lớn nhất đối với người chiến sĩ trên mọi mặt trận. Các


đoàn văn công đã không ngại vất vả khó khăn, thậm chí là hi sinh cả tính mạng
để mang tiếng hát đi khắp mọi miền của tổ quốc tuyên truyền, động viên kịp


thời đồng đội đồng chí và đồng bào tiến lên đấu tranh giành lại hoà bình độc
lập. Ngày nay khi đất nước ta đã hết chiến tranh và đang trong thời kỳ đổi mới
sự nghiệp phát triển về kinh tế, xã hội thì văn nghệ lại được toàn dân quan tâm
và phát triển mạnh mẽ hơn. Không những thế văn nghệ còn được coi trọng và
đưa vào trong các tổ chức hoạt động của nhà nước, trong đó có ngành giáo dục.
Giáo dục là một môi trường đào tạo con người phát triển toàn diện theo từng
thời kỳ đổi mới và đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo
dục con người. Văn nghệ trong trường tiểu học được xác định là một phong trào
bề nổi là một hoạt động ngoại khoá hết sức cần thiết trong việc giáo dục toàn
diện cho học sinh với mục tiêu là rèn luyện cho học sinh phát triển những năng
khiếu của các nhân, xây dựng tính độc lập, tự cường mạnh dạn trước đám đông.
Nhưng điều cốt lõi là văn nghệ trong trường tiểu học nói riêng phải được tổ
chức sao cho phù hợp với khả năng thực tế của đơn vị. Thời gian, địa điểm tổ
chức phải đảm bảo yêu cầu và mang tính giáo dục cao.
Đó cũng chính là nội dung của đề tài mà bản thân tôi đang đề cập đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu đề tài là tìm hiểu và xây dựng chương trình biểu diễn
văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ 19/05 tại trường tiểu học .
4. Phương pháp nghiên cứu :
Trong quá trình nghiên cứu về nội dung của đề tài bản thân tôi đã sử dụng một
số phương pháp để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế hiện
nay trong trong tiểu học :
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tham khảo thêm về tài liệu nghiên cứu để tìm hiểu và rút ra hình thức tổ chức
sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu cũng như phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương :


- Nghiên cứu tài liệu như kế hoạch tổ chức và các chương trình biểu biễn.
- Tài liệu tham khảo các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá ở tiểu học

- Báo tạp chí tuổi thơ, tạp chí Giáo dục.
b) Phương pháp điều tra :
Điều tra, Tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương việc tổ chức các phong trào
văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong trường tiểu học.
c) Phương pháp trò chuyện :
Trò chuyện với những giáo viên, những người thường tổ chức các hoạt động
phong trào trong trường tiểu học như giáo viên Tổng phụ trách Đội, Bí thư
Đoàn trường, tổ chức công đoàn trường nhằm thu thập thêm một số tài liệu, kế
hoạch tổ chức văn nghệ làm tư liệu cho vấn đề nghiên cứu.

PHẦN THỨ HAI :
I/ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC TẾ:
1/ Những thuận lợi và khóù khăn tại trường tiểu học …
a) Thuận lợi :
- Biểu diễn văn nghệ là một hoạt động ngoại khoá mang tính giáo dục cao
nên được sự quan tâm tối đa của Ban giám hiệu nhà trường cũng như các tổ
chức đoàn thể trong trường, hội cha mẹ học sinh. Đặc biệt là các em học sinh rất
nhiệt tình và sôi nổi.
- Môi trường giáo dục trong nhà trường là một khối đoàn kết thống nhất
chặt chẽ với mục tiêu giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về Đức, trí,
Thể, Mỹ nên chương trình văn nghệ luôn nhận được sự ủng hộ tối đa của các
cấp chính quyền địa phương, Phòng giáo dục và các tổ chức liên quan. Đây
chính là điều kiện lớn nhất khi tổ chức một chương trình có quy mô như văn
nghệ.


- Đặc biệt trường tiểu học ...... là một trường vùng sâu, vùng xa nên rất
thiếu thốn về thông tin văn hoá cũng như các chương trình văn nghệ quần
chúng. Vì thế tổ chức văn nghệ trong trường tiểu học là một không chỉ là một
chương trình tổ chức theo kế hoạch chỉ đạo hay phát triển năng khiếu cho học

sinh mà còn là một món ăn tinh thần cho cả học sinh, giáo viên và phụ huynh
học sinh. Nên rất được các tổ chức tập tể các bậc phụ huynh và cá nhân ủng hộ.
b/ Những khó khăn :
Trong Trường tiểu học nói chung và trường tiểu học đóng trên địa bàn
huyện hiện nay, việc tổ chức các hoạt hộng ngoại khoá trong đó có chương trình
tổ chức văn nghệ là một vấn đề còn gặp nhiều trở ngại. Nguyên nhân của việc tổ
chức này xuất phát từ nhiều phía :
- Nguyên nhân thứ nhất đó là việc hỗ trợ về nguồn kinh phí còn quá hạn
hẹp, mặc dù ban giám hiệu của nhà trường và các tổ chức trong trường rất quan
tâm đến việc xây dựng các phong trào bề nổi như văn nghệ, TDTT … Nhưng là
đơn vị giáo dục nguồn kinh phí sử dụng chủ yếu từ ngân sách nhà nước là tiền
lương và các khoản phụ cấp, các khoản phụ vụ cho công tác dạy và học, còn lại
rất hạn chế, thậm chí nhiều đơn vị không có khoản hỗ trợ này. Điều kiện kinh tế
của nhân dân trên địa bàn trường còn nghèo nên nguồn kinh phí từ phía cha mẹ
học sinh ít chủ yếu tập trung cho công tác chuyên môn dạy học. Chính vì thế mà
nhiều đơn vị trường không tổ chức hay chỉ tổ chức đơn sơ mang tính phong trào
để chào mừng các ngày lễ lớn.
- Nguyên nhân thứ hai là do điều kiện hạn chế về mặt thời gian, theo quy
định của Bộ giáo dục về việc phân bổ thời gian chương trình học đối với tiểu
học trong trường tiểu học hiện nay đối với chương trình mới thời gian học tập
văn hoá là 35 tuần/năm. Những thời gian nghỉ giữa các ngày lễ lớn là hữu hạn,
mặt khác trẻ tiểu học còn quá nhỏ không thể thực hiện được ở ban đêm mà việc
tổ chức một chương trình văn nghệ có chất lượng, quy mô và mang ý nghĩa giáo
dục cao thì cần một số thời gian nhất định như tổ chức cho học sinh tập luyện,


thi chọn các tiết mục hay, chuẩn bị kế hoạch biểu biễn… nên một số đơn vị
không tổ chức được hoặc tổ chức chưa đạt yêu cầu.
- Nguyên nhân thứ ba là điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị cơ sở còn
thiếu thốn như chưa có hội trường, sân khấu cố định, các vật dụng liên quan đến

việc tổ chức hội diễn. Thậm chí một số đơn vị còn chưa đủ phognf học cho các
em học tập mà còn phải học 3 ca hay học lớp ghép… Đây cũng là nguyên nhân
quan trọng gây ảnh hưởng đến việc tổ chức chương trình.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :
1/ Nội dung nghiên cứu và cách tiến hành:
Việc xây dựng một chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn nói
chung như chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 22/12 ngày thành lập quân
đôij nhân dân, ngày 26/03 ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ngày
19/05 ngày sinh nhật Bác Hồ… là một trong những hoạt động ngoại khoá có ý
nghĩa giáo dục cao, nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều công sức để tổ chức. Điều cốt
lõi ở đây là ban tổ chức hội diễn phải nắm được chính xác và cụ thể về điều
kiện thực tế của đơn vị mình thì việc tổ chức mới được thành công. Ví dụ khi tổ
chức chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ 19/05:
- Trước hết để việc tổ chức chương trình được diễn ra và thành công tốt
đẹp ban tổ chức (tuỳ thuộc vào điều kiện từng trường, từng đơn vị để cử một số
người tổ chức có kinh nghiệm trong việc tổ chức và điều hành chương trình
biểu diễn như Tổng phụ trách Đội, Bí thư chi đoàn hay Ban chấp hành công
đoàn trường…) phải tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo liên quan như
nhà trường, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh… để có hướng giải
quyết trên tinh thần chỉ đạo của cấp trên.
- Sau khi đã có ý kiến chỉ đạo của cấp trên ban tổ chức chọn chủ đề biểu
diễn để phổ biến cho học sinh và giáo viên biết để có hình thức tập luyện đầy đủ
thì mới có chương trình hội diễn đạt chất lượng cao, đồng thời mang ý nghĩa
giáo dục sâu sắc. Chủ đề của hội diễn là chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ


19/05, hình thức tham gia là hát đơn ca, song ca, đồng ca, múa, hát múa, kịch,
hài kịch, nội dung là ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước,
truyền thống đấu tranh của dân tộc, phê phán những thói hư tật xấu của người
học sinh.

- Bước tiếp theo phải nắm bắt cụ thể về thời gian (như thời gian tập luyện,
thời gian thi chọn các tiết mục hay để biểu diễn…) làm sao đảm bảo tốt để
không ảnh hưởng đến điều kiện học tập của các em bởi vì vào thời gian gần
ngày 19/05 là thời gian quan trọng nhất chương trình học đã đi về cuối , công
tác chủ yếu là ôn thi và thi cuối kỳ. Tổ chức phải đảm bảo thời gian sao cho hợp
lý vừa tạo được không khí vui tươi, lành mạnh bổ ích gây được sự chú ý và
hứng thú của các em và giáo viên chủ nhiệm đồng thời không ảnh hưởng đến
việc ôn và thi của các em và cũng tránh tình trạng không được sự hưởng ứng
tích cực của giáo viên (chỉ tham gia cho có trách nhiệm), làm thế chất lượng
buổi biểu diễn sẽ không cao.
- Tiếp đó phải dự toán mức kinh phí hợp lý để tổ chức, đay cũng là một
yếu tố hết sức quan trọng bởi vì về thời gian cuối năm học thì kinh phí rất hạn
hẹp nên cần có biện pháp để điều chỉnh thích hợp làm sao vừa tiết kiệm, tránh
lãng phí vừa đảm bảo được chi các khoản đủ để tổ chức như : Trang trí hội
trường, chuẩn bị âm thanh, trà nước phục vụ ban tổ chức hội thi, cơ cấu giải
thưởng và các hoạt động có liên quan.
- Phần tiếp theo là phải chuẩn bị về một số cơ sở vật chất như hội trường
biểu diễn, âm thanh, ánh sáng, an ninh trật tự… các thiết bị có liên quan. Điều
này phụ thuộc vào tình hình thực tế của dơn vị, nếu có điều kiện về mọi mặt có
thể tổ chức biểu biễn trên sân khấu ngoài trời, tổ chức vào ban đêm… nhằm làm
tăng thêm vẻ hấp dẫn, sôi động cho buổi biểu diễn.
- Sau khi chuẩn bị các bước cần thiết và trọng điểm cho buổi biểu diễn, lúc
này ban tổ chức phải lập kế hoạch chi tiết cụ thể phù hợp với các yếu tố như


trên và trình cấp trên tổng duyệt lần cuối để tiến hành tổ chức. Tổ chức thi chọn
các tiết mục đặc sắc để biểu diễn.
Sau đây bản thân xin trình bày một kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ
chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ 19/05 :


PHÒNG GD ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC ......

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

===***===

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ
CHÀO MỪNG ….. NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ 19/05/189019/05/20……
Kính gửi : - Ban giám hiệu trường..........................
- Hội cha mẹ học sinh trường.....................................
- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường đã đề ra đầu năm học
20… – 20… về việc xây dựng các phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ,
TDTT trong nhà trường chào mừng các ngày lễ lớn.
- Căn cứ vào chương trình hành động của Ban chấp hành chi đoàn trường
đã đề ra trong tháng 5/2018 về việc tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng ….
năm ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu. Đồng thời nhằm đẩy mạnh phong trào
“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, phong trào văn hoá, văn
nghệ, TDTT trong nhà trường, tìm tòi phát hiện những học sinh có năng khiếu
âm nhạc kịp thời đào tạo giúp đỡ các em phát huy tố chất, năng khiếu của các
nhân, rèn luyện tinh thần đoàn kết học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu
ngoan của Bác Hồ kính yêu.
- Xét điều kiện thực tế hiện nay của đơn vị có đủ điều kiện để tổ chức hội
diễn văn nghệ trong thời gian hiện nay.


Nay thay mặt ban tổ chức hội diễn, tôi lập kế hoạch này kính trình lên Ban

giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh cùng các cấp có thẩm quyền liên
quan xem xét cho ý kiến chỉ đạo để chúng tôi tổ chức hội diễn được thành công
tốt đẹp. Nội dung kế hoạch như sau :
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị địa điểm tổ chức :
Địa điểm dự kiến sẽ tổ chức làm sân khấu ngoài trời, trước cột cờ sân
trường,
2. Chuẩn bị trang trí, âm thanh :
- Trang trí : Giao cho Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm tổ chức trang trí
hội trường sao cho phù hợp với hội diễn.
- Âm thanh : Dự kiến thuê dàn nhạc Minh Đức biểu diễn, phục vụ cho hội
diễn văn nghệ.
II. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO :
1) Ban tổ chức :
Theo sự nhất trí của BCH Công Đoàn và ĐTN Ban tổ chức hội diễn gồm
có 3 đồng chí :
1 – Đồng chí : Nguyễn Văn Hoàng – Bí thư chi đoàn làm Trưởng ban
2 - Đồng chí : Trần Thị Xuân – Tổng phụ trách Đội làm Phó ban
3 - Đồng chí : Đào Thị Hoa – Giáo viên bộ môn Âm nhạc lớp 4, 5 làm uỷ
viên.
2) Ban Giám khảo :
Căn cứ vào khả năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nay đề cử các
đồng chí sau làm ban giám khảo :
1 – Đồng chí : ……. – Giáo viên bộ môn Âm nhạc lớp 4, 5 làm trưởng ban
giám khảo.
2 - Đồng chí : ……. – Giáo viên bộ môn Âm nhạc lớp 1, 2, 3 làm thành
viên ban giám khảo.


3 - Đồng chí : ……. – Khối trưởng khối 5 làm thành viên ban giám khảo.

III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA :
1. Thời gian tổ chức hội diễn :
Căn cứ vào số lượng tiết mục đã thi chọn vào ngày 10 tháng 05 năm
20….., Ban tổ chức dự kiến sẽ tổ chức hội diễn văn nghệ một buổi sáng, ngày
18/05/20….. ( Tức là ngày thứ 7 )
2. Đối tượng tham gia hội diễn :
Căn cứ vào các tiết mục đã được thi chọn trước ban tổ chức quyết định
chọn 30 tiết mục hay của các em từ khối 1 đến khối 5 tham gia hội diễn. Các
tiết mục biểu diễn được tổ chức xen kẽ lẫn nhau.
IV. DỰ TRÙ MỨC KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI DIỄN :
1) Dự trù kinh phí tổ chức :
- Kinh phí làm sân khấu :( Trang trí + Trà nước )

150.000đ

- Kinh phí thuê âm thanh : (thuê dàn nhạc)

500.000đ

- Kinh phí tổ chức trà nước hội diễn :

500.000đ

2) Cơ cấu giải thưởng :
+ 3 giải đơn ca (1 giải A, 1 giải B, 1 giải C), mỗi giải :

30.000đ

+ 3 giải đồng ca (1 giải A, 1 giải B, 1 giải C), mỗi giải :


50.000đ

+ 3 giải múa (1 giải A, 1 giải B, 1 giải C), mỗi giải : 80.000đ
+ 2 giải Kịch nói, mỗi giải (1 giải A, 1 giải B) :

60.000đ

Tổng cộng số kinh phí tổ chức là :

1.750.000Đ

(Một triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn)
3) Dự kiến nguồn kinh phí xin hỗ trợ như sau :
- Kinh phí trang trí, làm sân khấu, thuê dàn nhạc(650.000đ) được trích từ
quỹ hoạt động chi đoàn trường.
- Kinh phí tổ chức trà nước hội diễn văn nghệ (500.000đ) xin hỗ trợ từ quỹ
hoạt động Công đoàn trường .


- Kinh phí tổ chức trao giải thưởng (600.000đ) xin hỗ trợ từ quỹ hoạt động
tài năng của Hội cha mẹ học sinh trong trường .
Trên đây là toàn bộ nội dung kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ chào
mừng 117 năm ngày sinh nhật Bác Hồ của trường tiểu học..................................
Kính mong ban giám hiệu nhà trường, hội cha mẹ học sinh cùng các cấp có
thẩm quyền liên quan xem xét cho ý kiến chỉ đạo kịp thời để ban tổ chức tiến
hành tổ chức hội diễn được thành công.
Cư Klông, ngày 08 tháng 05 năm 20…
DUYỆT CỦA BGH TRƯỜNG

HỘI CMHS


NGƯỜI LẬP

Đó là kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ được lập ra làm cầu nối giữa các
tổ chức trong nhà trường nhằm thống nhất ý kiến để tiến hành xây dựng chương
trình hội diễn được thành công.
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết (như đã nêu trên) công việc cuối cùng
của ban tổ chức là lên chương trình hội diễn đảm bảo đúng kế hoạch, trhơif gian
cũng như số lượng tiết mục đã ấn định.
(Lưu ý : Hội diễn văn nghệ chỉ được phép tổ chức khi kế hoạch đã được
sự đồng ý của các cấp lãnh đạo phê duyệt. Mọi nội dung chương trình tổ chức
không được phép thay đổi trái với kế hoạch.
Chương trình hội diễn do ban tổ chức lập ra nhằm mục đích diễn đạt nội
dung hội diễn đúng tiến trình cũng như thời gian. Chương trình hội diễn không
cần phải thông qua các cấp lãnh đạo. Sau đây bản thân tôi xin trình bày chương
trình hội diễn văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ như sau :


PHÒNG GIÁO DỤC ….......

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC ......

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

===*****===

CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ
Chào mừng ….năm ngày sinh nhật Bác Hồ

===***===
I - TUYÊN BỐ LÝ DO:
-

Kính thưa Quý vị đại biểu

-

Kính thưa Ban giám khảo

- Kính thưa Quý thầy cô, Thưa các em đội viên, học sinh thân mến
Hoà chung trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng ….
năm ngày sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh – người cha già kính yêu của dân
tộc - vị lãnh tụ vĩ đại.
Đồng thời nhằm đẩy mạnh phong trào “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”, phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT trong nhà trường, phát huy
năng khiếu âm nhạc cho các em để kịp thời đào tạo giúp đỡ các em phát triển
toàn diện về mọi mặt, rèn luyện đạo đức, văn hoá, tinh thần đoàn kết học tập để
trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra về việc tổ chức hội diễn văn nghệ chào
mừng 117 năm ngày sinh nhật của Bác Hồ kính yêu. Được sự nhất trí của Ban
Giám Hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh cùng các cấp có thẩm quyền liên
quan. Trường tiểu học ...... tổ chức Hội diễn văn nghệ lần thứ V năm học …..
Đó chính là lý do của buổi lễ hôm nay.
II - GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU
Về dự hội diễn văn nghệ hôm nay hôm nay, thay mặt ban tổ chức tôi xin
trân trọng giới thiệu và nhiệt liệt chào đón :
- Thầy giáo …… – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường
- Cô giáo ……… – Phó hiệu trưởng nhà trường



- Bác : ……. – Đại diện hội cha mẹ học sinh trong nhà trường
- Quý thầy cô giáo đại diện cho các ban nghành, Quý thầy cô giáo chủ
nhiệm và các em đội viên học sinh thuộc 30 chi đội cũng về dự đông đủ với Hội
diễn văn nghệ hôm nay.
IV - GIỚI THIỆU BAN GIÁM KHẢO:
-

Kính thưa Quý vị đại biểu

- Kính thưa Quý thầy cô, thưa các em thân mến.
Ban giám khảo tham gia hội diễn văn nghệ hôm nay, tôi xin trân trọng giới
thiệu :
Vị giám khảo thứ nhất :
– Cô giáo : …… – Giáo viên bộ môn Âm nhạc lớp 4, 5 làm trưởng ban
giám khảo.
Vị giám khảo thứ hai :
- Cô giáo : ……. – Giáo viên bộ môn Âm nhạc lớp 1, 2, 3 làm thành viên
ban giám khảo.
Vị giám khảo thứ ba :
– Thầy giáo : …… – Khối trưởng khối 5 làm thành viên ban giám khảo.
Một lần nữa đề nghị hội diễn vỗ tay nhiệt nhiệt chào đón quý vị đại biểu,
ban giám khảo và quý thầy cô cùng các em học sinh đã về dự đông đủ với hội
diễn hôm nay.
IV- GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU PHÁT BIỂU Ý KIẾN:
-

Kính thưa Quý vị đại biểu

- Kính thưa Quý thầy cô, thưa các em thân mến.

Về dự với hội diễn văn nghệ hôm nay chúng ta nhiệt liệt chào đón thầy
giáo Phạm Doãn Hải – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường. Xin kính mời
thầy lên phát biểu với hội diễn, trân trọng kính mới thầy.
IV- GIỚI THIỆU BAN GIÁM KHẢO LÊN CÔNG BỐ THỂ LỆ THI :


Tiếp theo chương trình của hội diễn tôi xin trân trọng giới thiệu cô giáo
Đào Thị Hoa, trưởng ban giám khảo lên công bố thể lệ thi về các tiết mục hôm
nay. Xin trân trọng kính mời cô.
(Thể lệ chấm các tiết mục biểu diễn tuỳ thuộc vào cách thiết kế của từng
đơn vị như chấm về trang phục, chủ đề, phong cách biểu diễn, nhạc lý)
V- GIỚI THIỆU CÁC TIẾT MỤC BIỂU DIỄN :
Căn cứ vào số lượng và thể loại của các tiết mục các em đã đăng ký, người
dẫn chương trình giới thiệu tường tiết mục lên biểu diễn.
Để tăng thêm tính sống động, hấp dẫn của hội diễn có thể lấy 2 giáo viên
trẻ (một nam, một nữ) lên sân khấu điều hành hội diễn.
VI- BẾ MẠC HỘI DIỄN, CÔNG BỐ KẾT QUẢ :
1) Lời cảm ơn :
-

Kính thưa Quý vị đại biểu

- Kính thưa Quý thầy cô, thưa các em thân mến.
Sau một thời gian biểu diễn sôi nổi, hào hứng và vui tươi. Quý vị đại biểu,
quý thầy cô và quý khán giả đã được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc
sắc do các em học sinh trong trường thể hiện. Đến nay chương trình hội diễn
văn nghệ đã đến phần kết thúc. Phải nói rằng với tinh thần tham gia nhiệt huyết,
lòng hăng say của các em và sự đầu tư đúng mức của các thầy cô giáo chủ
nhiệm đã mang lại cho hội diễn văn nghệ hôm này một chương trình hết sức đặc
sắc và bổ ích. Chúng tôi tin rằng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đầu

tư đúng hướng của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường cộng với lòng nhiệt
tình sôi nổi của các em học sinh sẽ mang lại nhiều chương trình hay hơn, giá trị
hơn nữa. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý vị đại biểu, quý thầy cô đã bớt
chút thời gian quý báu của mình để đến dự buổi biểu diễn văn nghệ hôm nay.
Xin cảm ơn các thầy cô giáo chủ nhiệm, các em học sinh đã không quan vất vả
khó nhọc để tập luyện đầu tư những tiết mục hay phục vụ cho hội diễn hôm nay.


Xin cảm ơn ban nhạc Minh Đức đã cống hiến một buổi diễn thành công. Một
lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
2) Công bố kết quả :
Sau đây tôi xin kính mời cô giáo ……., trưởng ban giám khảo lên công bố
kết quả hội diễn.
Xin kính mời thầy giáo …… – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường lên
trao giải thưởng cho các tiết mục đặc sắc của hội diễn hôm nay.
Xin kính mời quý vị nghỉ
Trên đây là chương trình tổ chức hội diễn văn nghệ mà bản thân tôi đã
trình bày. Tuy nhiên đây chỉ là những nội dung mang tính tham khảo, tuỳ thuộc
vào thực tế của từng đơn vị mà chúng ta lập kế hoạch, chương trình có thể điều
chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện của trường.
2/ Phân tích kết quả nghiên cứu :
1.

Về kết quả của hội diễn:

Từ thực tế của hội diễn cho thấy việc tổ chức văn nghệ là một hoạt động
ngoại khoá rất thiết thực và cần thiết trong trường tiểu học. Đặc biệt là chương
trình được tổ chức vào các ngày lễ trong đại của đất nước sẽ tăng thêm ý nghĩa
trong giáo dục các em như giúp cho chúng ta tìm tòi phát hiện năng khiếu của
các em để có biện pháp hỗ trợ giáo dục nâng cao những kỹ năng đó. Giúp cho

các em nhớ và biết ơn sâu sắc tới những sự kiện mang tính lịch sử để từ đó các
em tích cực học tập, rèn luyện và noi gương; Tạo ra sân chơi bổ ích lành mạnh
cho các em phát huy hết những năng khiếu tiềm ẩn có trong tâm hồn các em;
xây dựng cho các em tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể tình đoàn kết trong học
tập… phấn đấu thi đua học tập tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan
của Bác Hồ.


2.

Về cảm nhận tinh thần

Thông qua hội diễn văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ nói trên,
các em đã thể hiện tinh thần thởi mái, lạc quan vui tươi hơn trong học tập cũng
như trong sinh hoạt. Niềm vui và hứng thú luôn thấy xuất hiện trên gương mặt
thơ ngay cảu các em trong cả thời gian dài.
PHẦN THỨ BA :
KẾT LUẬN
Bác Hồ đã từng nói : “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học
hành là ngoan. Thật đúng vậy tâm hồn trẻ tiểu học còn thơ ngây trong sáng như
tờ giấy trắng, chính vì thế chúng ta cần có biện pháp giáo dục thích hợp để giúp
các em tiếp nhận kiến thức một cách toàn diện và vững chắc. Mỗi môn học là
một nội dung về kiến thức. Giáo dục không chỉ ở mức độ giới hạn về kiến thức
mà nó còn được mở rộng ra nhiều hình thức giáo dục khác bởi tính giáo dục
toàn diện của nó về Đức, Trí, Thể, Mỹ.
Việc xây dựng chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn
trong năm học là một phong trào hết sức cần thiết đối với môi trường giáo dục.
Phong trào văn nghệ trong nhà trường có thể coi là một món ăn tinh thần cần
thiết cho các em, Thông qua phong trào này các em sẽ có dịp được thể hiện bản
thân mình và từ đó các em sẽ biết cách điều chình, phát huy những tố chất vừa

được khám phá, đưa nó ứng dụng vào cuộc sống của chính mình ngay trong khi
học tập và rèn luyện. vì vậy chúng ta cần xây dựng nhiều kế hoạch hoạt động
ngoài giờ hơn, nhiều phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT hơn. Vì đây là những
hoạt động rất cần thiết và bổ ích trong quá trình tiếp thu tri thức mới của các
em. Hoạt động phong trào không chỉ giúp các em Tạo ra sân chơi bổ ích lành
mạnh, phát huy hết những năng khiếu tiềm ẩn có trong tâm hồn các em mà còn
xây dựng cho các em tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể tình đoàn kết trong học


tập… phấn đấu thi đua học tập tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan
của Bác Ho.
Giáo dục là một công việc không phải chỉ do nhà trường hay một tổ chức
làm thành. Đây là công việc của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, cùng nhau
tham gia giáo dục dây dựng một nền tảng giáo dục vững chắc đảm bảo được
nhân tố con người của thời đại mới, đáp ứng được sự phát triển của nhân loại.
Vì sự phát triển phồn vinh của đất nước chúng ta hãy cùng nhau chung sức vào
xây dựng cho sự nghiệp giáo dục “vì tương lai con em chúng ta” “Vì thế hệ trẻ
ngày mai tươi sáng”
Với sự đổi mới chương trình, phương pháp dạy học cũng như sách
giáokhoa cộng với lòng nhiệt huyến của những con người đang mang trên người
một trong trách lớn, trọng trách “Trồng người”. Tôi tin rằng sự nghiệp giáo dục
nước nhà sẽ vươn lên một tầm cao mới bắt nhịp kịp thời với sử phát triền toàn
diện của toàn thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS-PTS Bùi Văn Huệ : Tâm lý học. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà
Nội, 1996.
2. GS . Đặng Vũ Hoạt : Giáo dục học tập 1, tập 2 – giáo trình đào tạo

CĐSP và ĐHSP. Nhà xuất bản giáo dục 1998.
3. Luật giáo dục – nhà xuất bản chính trị quốc gia – 2001
4. PTS. Đỗ Đình Hoan : hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu
học.



×