Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI làm QUEN với CHỮ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.47 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI.

1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời Bác Hồ từng nói:
“ Vì sự nghiệp mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Lời dạy của Bác đã thấm nhuần vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.
Chính điều đó mục tiêu của giáo dục Mầm non hiện nay nhằm tạo điều kiện phát huy hiệu
quả của lực lượng hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hoá tạo tiền đề phát
triển nhân lực lao động cho tương lai. Mà trẻ em hôm nay là thế hệ mầm non tương lai của
đất nước, là những chủ nhân sẽ kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người.
Vì thế việc quan tâm, chăm sóc cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện
là một vấn đề mà toàn xã hội cần quan tâm. Đặc biệt là những giáo viên mầm non, những
người trực tiếp chăm sóc dạy dỗ trẻ. Với lứa tuổi mầm non, chúng ta cần quan tâm nhất là
trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn, vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1. Chính vì thế mà
không những Tôi mà tất cả chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi đứa trẻ
sinh ra rất vô tư hồn nhiên và trong sáng như trang giấy trắng. Nhìn những đứa trẻ đang
dần lớn lên trong vòng tay của mình, sự hồn nhiên ngây thơ đáng yêu của chúng luôn là
nguồn động viên Tôi đã tìm tòi, sáng tạo trong quá trình dạy học.
Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là: Hình thành và phát triển ở trẻ khả
năng nghe, đọc, phát âm và một số kĩ năng cần thiết cho việc học đọc, tô nối chữ cái như:
cách lật, mở sách, khả năng phối hợp tay mắt và tri giác trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn
tả sự việc và ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách rõ ràng, mạch lạc.
Mặt khác việc dạy cho trẻ làm quen với chữ cái là việc làm rất cần thiết. Bởi vậy mà
qua nhiều năm tham gia hoạt động dạy trẻ, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm tòi
những biện pháp tối ưu nhất, có hiệu quả nhất để giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
làm quen với chữ cái. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và quyết định lựa chọn đề tài “Một số
giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái” nhằm


mục đích đem đến cho trẻ những giờ làm quen chữ cái thật hấp dẫn và phong phú, đó là
những giờ học giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi mong rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ
đạt được kết quả cao trên trẻ, trẻ sẽ tham gia hoạt động một cách tích cực, mạnh giạn tự tin
trong giao tiếp, hy vọng rằng chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai đầy triển vọng.
1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng của đề tài:
1


1.2.1. Điểm mới của đề tài:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi mới viết lần đầu, điểm mới của đề tài
là: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ
cái” giáo viên chủ động tạo cơ hội phát huy tính tích cực của trẻ thông qua việc khai thác
sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi, đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm,
cô là người hướng dẫn trẻ hoạt động. Dạy trẻ nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái Tiếng
Việt, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường tiểu học. Giáo
viên có thêm kĩ năng trong việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, lựa chọn phương pháp
truyền thụ kiến thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, mặt khác lập kế hoạch cho
những trẻ cá biệt hạn chế về phát triển ngôn ngữ mà lâu nay chúng ta chưa làm được hoặc
làm chưa có hiệu quả.
1.2.2 Phạm vi áp dụng đề tài:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái” được áp dụng cho các giáo viên trong khối, trong
nhà trường, các trường bạn trên toàn huyện. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi
vọng rằng sẽ có những đóng góp không nhỏ vào sự chăm sóc giáo dục và quá trình tổ chức
các hoạt động cho trẻ, nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói chung
và dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái nói riêng. Mong rằng các bạn đồng nghiệp sẽ bổ sung
góp ý để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn.

2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của đề tài

2


Như chúng ta đã biết đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi này chủ yếu nhằm
khám phá tìm tòi và chúng không thể ngồi lâu để nghe giảng. ở lứa tuổi
này trẻ hay nói nhiều, tuy nhiên khả năng sử dụng từ của trẻ vẫn còn
hạn chế nhưng khả năng chú ý phát triển rất cao. Trẻ có thể nghe và học
được những câu từ mà trẻ chưa hề biết hay đã được học từ trước để đưa
ra những ý tranh luận cho riêng mình. Đối với trẻ 5-6 tuổi tư duy của trẻ
đã phát triển ở mức độ cao hơn trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt
rõ ràng mạch lạc những ý nghĩ sự hiểu biết của mình về sự vật, hiện
tượng nào đó. Trẻ có thể bắt chước cô giáo về tất cả cử chỉ, điệu bộ,
dáng đi, lời nói. Cô giáo là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn
luyện và phát triển ngôn ngữ rõ ràng trong sáng của trẻ. Vì vậy ngôn
ngữ của cô phải chuẩn mực để các cháu nói theo. Một điều đáng quan
tâm hơn nữa là trẻ ở lứa tuổi này đang có sự thay đổi đáng kể về mặt
tâm sinh lý, một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời trẻ đó là khi trẻ
bước sang trường Tiểu học.
Hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải
chuẩn bị, là một hoạt động rất quan trọng và thiết thực đối với trẻ Mầm non nói chung và
trẻ 5 tuổi nói riêng. Thông qua hoạt động cho trẻ Làm quen với chữ cái giúp trẻ phát triển
trí tuệ và hình thành các thao tác tư duy, trí nhớ, phân tích tổng hợp. Làm quen chữ cái góp
phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung
quanh, làm cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng mở rộng. Trẻ giao tiếp mạch lạc hơn, tự tin
hơn khi tham gia các hoạt động.
Một trong những thực trạng mà chúng ta cần quan tâm đó là đa số phụ huynh ở nông
thôn, làm nông nghiệp, ít quan tâm đến con cái của mình, một số phụ huynh còn xem nhẹ
việc học hành của các con. Một số phụ huynh còn rất nôn nóng khi con chuẩn bị vào lớp
một nên dạy cho con đọc trước, viết trước mà không theo phương pháp giáo dục của nhà
trường chính vì vậy dẫn tới việc trẻ tiếp thu không đồng đều, trẻ không tập trung chú ý vì

cho rằng mình đã biết rồi, còn khi tô, nối do phụ huynh bày trước nên khi thực hiện theo
hướng dẫn thì trẻ làm sai. Những thực trạng trên gây khó khăn trong quá trình dạy trẻ làm
quen với chữ cái.
Năm học 2018-2019 tôi được phân phụ trách đứng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Bản thân
đã xác định ngay từ đầu năm học luôn luôn tìm tòi, vận dụng những kết quả tốt nhất đã đạt
được của năm học trước để làm kinh nghiệm giảng dạy cho năm học này. Là giáo viên
giảng dạy trong nhà trường, tôi xác định được vai trò trách nhiệm của mình là phải làm gì
và làm như thế nào để cùng với nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. mỗi
cá nhân trong nhà trường trong đó có bản thân tôi phải thực sự nổ lực phấn đấu và phấn
3


đấu hết mình để xây dựng một tập thể lớn mạnh. Để đáp ứng yêu cầu phù hợp với chiến
lược giáo dục Mầm non, đòi hỏi nâng cao giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và tăng
cường hoạt động lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi
để nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất đảm bảo đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc
dạy và học như: tranh ảnh, máy vi tính, máy chiếu...vv. Mặt khác được sự quan tâm, giúp
đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành, bạn bè đồng
nghiệp về sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi. Thêm vào đó bản thân được nhà
trường tạo điều kiện đi dự các buổi bồi dưỡng thường xuyên, thao giảng nên đó học hỏi,
trau dồi kiến thức, biết sáng tạo lồng ghép nội dung phong phú vào các hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trong đó có giờ hoạt động
làm quen chữ cái.
Qua thời gian đứng lớp, nắm bắt được tình hình thực tế bản thân tôi gặp phải những
thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường đặc
biệt là đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn đã góp ý, bồi dưỡng cho
bản thân tôi.
Tôi rất vinh dự và tự hào khi được sống và làm việc trong đơn vị có bề dày thành

tích, được nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi theo
Thông tư 02 đầy đủ vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động
cho trẻ làm quen với chữ cái.
Bản thân tôi rất may mắn được tham gia tập huấn do Sở, Phòng tổ chức, cập nhật
đầy đủ và kịp thời các thông tin về đổi mới của ngành học Mầm non, đổi mới phương pháp
giảng dạy chú ý đến nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình như đưa con đi học đúng giờ, tham
gia tốt các ngày lễ, ngày hội do nhà trường tổ chức, phối hợp với nhà trường trong công tác
chăm sóc sức khỏe của trẻ, hỗ trợ nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi.....
Tôi được nhà trường phân dạy lớp mẫu giáo lớn nhiều năm mặt khác lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ dạy trẻ làm quen với chữ cái là lĩnh vực mà tôi yêu thích.
* Khó khăn
Đa số phụ huynh đều làm nghề nông thuần túy nên điều kiện kinh tế còn khó khăn,
địa bàn không tập trung, đường đến trường lại xa xôi, phụ huynh chưa có thời gian chăm
sóc cho con cái nên ảnh hưởng đến việc cho trẻ đi học.
Sự quan tâm của một số phụ huynh về cho trẻ làm quen chữ cái còn chưa đồng đều,
theo hướng cải cách.
Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ phát âm sai, nói lắp, nói ngọng.
4


Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá các đồ dùng đồ
chơi một số chủ đề chưa phong phú.
* Điều tra thực tiển:
- Nhằm thực hiện tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái tốt và biết được mức
độ, tiếp thu, nhận thức của trẻ vào đầu năm học tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái
dưới mọi hình thức khác nhau và tiến hành khảo sát đánh giá qua đó tôi nhận thấy một số
nhược điểm lớn là một số trẻ chưa tập trung chú ý và không hứng thú, nhận biết mặt chữ
cũng chậm, một số trẻ phát âm không rỏ ràng, kết quả khảo sát như sau:
Nội dung

Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Nhận biết chữ SL
% SL
% SL
%
SL
%
9/33
27,3
10/33 30,3
10/33
30,3 4/33
12,1
cái
Phát âm
10/33 30,3
9/33
27,3
9/33
27,3 5/33
15,1
Từ kết quả thực tế như vậy, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ, tôi
luôn tự đặt câu hỏi: Mình phải làm gì? Làm như thế nào để tìm ra những biện pháp tối ưu
nhất cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường để tìm ra những giải pháp nâng cao
chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái vỡ thế tụi đó đưa ra một số giải pháp sau:
2.2 Giải pháp thực hiện:
1. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Học nữa, học mãi, học suốt đời” , học
là con đường đi tới thành công trong mọi lĩnh vực. Thấm nhuần lời dạy đó bản thân tôi
luôn đặt việc “học” lên hàng đầu. Học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp
ứng nhu cầu của sự nghiệp giáo dục. Không phải chúng ta cứ dạy trẻ theo lối củ giáo viên
đọc chữ cái cho trẻ đọc theo mà chúng ta phải tổ chức bàng hình thức giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm, trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm dưới mọi hình thức như: thông qua tổ
chức các trò chơi, thông qua các đồ vật, con vật hằng ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái,
tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi trên máy tính….Chính vì vậy mà chúng ta phải học tập để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Muốn thực hiện được điều đó bản thân tôi phải
xây dựng cho mình một kế hoạch học tập để năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôi
thiết nghĩ rằng học không cần phải đi đâu xa, không phải tốn kém nhiều tiền bạc mà mình
chỉ cần có ý chí, có nghị lực và sắp xếp cho mình một kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch
đó là đủ.
Ví dụ: Tháng 9 mình xem lại nội dung chương trình dạy học nắm bắt những thay
đổi, bổ sung của năm học trước, rút ra bài học kinh nghiêm cho mình. Thiết kế các trò chơi
tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái. Tháng 10 tham gia bồi dưỡng chuyên môn của
nhà trường, của Phòng, dự giờ đồng nghiệm, rút ra bài học kinh nghiệm trong tháng áp
dụng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ như thế nào, cứ như vậy mà xây dựng kế hoạch cho
suốt cả năm học.
5


Một trong những hình thức học đạt hiệu quả cao đó là nghiên cứu tài liệu về những
vấn đề cơ bản trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong đó nội dung về lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ có những điểm mới gì để mình đưa vào áp dụng, xem video các tiết dạy
mẫu trên các kênh truyền hình, rút kinh nghiệm qua tổ chức cho trẻ hoạt động, dự giờ đồng
nghiệp….vv. Tự liên hệ bản thân xem mình tổ chức dạy học như vậy đã thực sự giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm, mức độ đạt được như thế nào để cố gắng nhiều hơn.
Tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng thường xuyên, thực hiện các chuyên đề do
phòng, trường tổ chức, thiết kế các hoạt động để tổ chức các hoạt động học có hiệu quả,

thực hiện các giờ dạy thao giảng do nhà trường tổ chức.
Tham mưu với nhà trường để được tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi
kiến thức, học những điều bổ ích, điều mới lạ cho mình. Điều quan trọng nhất là phải nắm
chắc phương pháp của từng loại tiết, nghiên cứu các loại sách tham khảo về hướng dẫn bài
dạy để thực hiện có hiệu quả nhất.
Luôn nắm vững tâm - sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động cho
trẻ, giúp trẻ hoạt động tích cực vào các tiết học, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ. Tinh
thần học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải thường xuyên, liên tục và
phải trở thành tấm gương tốt, là phong trào thi đua trong nhà trường. Học để áp dụng vào
các tiết dạy cho trẻ làm quen chữ cái, mỗi tiết học phải có hình thức tổ chức khác nhau.
Việc làm đó xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ việc nghiên cứu khoa học hằng ngày, tự bồi
dưỡng để bản thân ngày càng có năng lực chuyên môn vững vàng hơn.
2. Làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường lớp học:
Đối với trẻ mẫu giáo, đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường phong phú là một vấn đề hết
sức quan trọng nhằm kích thích cho trẻ hoạt động, để trẻ dễ dàng lĩnh hội các biểu tượng
về chữ cái. Hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đòi hỏi chúng ta phải tạo được môi
trường cho trẻ hoạt động có hiệu quả. Đối với lĩnh vực này môi trường cần phong phú đa
dạng phù hợp với các chữ cái mà trẻ sẽ được làm quen qua các chủ đề. Mỗi chủ đề chúng
ta cần xây dựng môi trường khác nhau, đồ dùng đồ chơi khác nhau giúp trẻ có hứng thú
mỗi khi đến lớp, kích thích trẻ sáng tạo trong hoạt động.
Những đồ dùng đồ chơi sản phẩm qua các hoạt động hằng ngày như; vẽ, nặn, xé
dán, cắt dán …đều phải viết chữ để hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái đã
học, khi trẻ nhớ được các chữ cái đó trẻ có thể đọc dòng chữ một cách rõ ràng theo cách
riêng của mình. Thay vì những đồ dùng trước đây mình thường làm như bông hoa, lá gắn
chữ cái để cho trẻ giơ lên mỗi khi cho trẻ phát âm mà tôi đã sử dụng các con vật ngộ
nghĩnh cho trẻ sử dụng như vậy sẽ kích thích trẻ hơn. Các loại đồ dùng đồ chơi đều mang
tín mỡ cho trẻ dễ gắn vào, mỡ tra khi hoạt động. Ví dụ: Với chủ đề “tết và mùa xuân” tôi
xây dựng môi trường về mùa xuân có nhiều loại hoa mai, hoa đào, các loại bánh với các
6



hình dạng khác nhau tôi chỉ làm thân cây còn sau đó trẻ sẽ dùng các đồ dùng có gắn dính
âm dương để dính vào, gỡ ra khi có yêu cầu tìm và chọn nhanh trong tổ chức trò chơi. Có
thể sử dụng trong các hoạt động khác.
- Trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí ở các độ tuổi khác, trên mỗi
bức tranh, góc đồ chơi đều có chữ viết để trẻ có thể đọc ghi nhớ mặt chữ và tạo điều kiện
ban đầu cho trẻ làm quen với các chữ cái.
- Tôi đã xây dựng và hoạt động rất hiêu quả góc “ Bé làm quen chữ cái" trong góc
học tập theo từng chủ đề, hấp dẫn phù hợp với đầy đủ các loại tranh ảnh truyện tranh kèm
theo thơ chữ to, kí hiệu của từng cháu, kí hiệu các sự vật hiện tượng xung quanh được thay
đổi thường xuyên kích thích sự hứng thú của trẻ. Qua đó giúp cho trẻ khả năng ghi nhớ.
Sau khi trẻ đọc cô giáo gợi ý cho trẻ tìm các chữ cái đã học trên trang sách, rồi tìm những
chữ cái giống nhau, cho trẻ khoanh tròn hoặc gạch chân những chữ cái đã học trong tranh.
Ví dụ: Thông qua hình vẽ đồ dùng, con vật, đồ vật cho trẻ điền thêm chữ cái còn
thiếu trong từ bằng cách phát âm, gọi tên những đồ dùng, con vật, đồ vật đó… để trẻ nhận
biết những chữ cái vừa học có trong từ.
- Tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ bằng cách viết tên ở các đồ dùng,
đồ chơi, tên của mình, tên đồ dùng cá nhân, để trẻ nhận biết được các chữ cái đã học, tôi đã
chú trọng tạo ra những đồ dùng đồ chơi dễ làm dễ kiếm như: lịch báo cũ trang trí và ghi từ
phù hợp có gắn tranh, sưu tầm các bài ca dao đồng dao, câu đố ghi bằng chữ to với các
kiểu chữ phù hợp với trẻ. Đồng thời vận động trẻ tìm kiếm sưu tầm các loại hột hạt củ quả,
giấy loại, hoạ báo tranh ảnh
Ví dụ: Khi học nhóm chữ cái l, n, m thuộc chủ đề “thế giới thực vật” tôi chọn tranh
“quả lê”, “quả na”, “quả mận” và gắn từ tương ứng với tranh hoặc ghi thơ chữ to lên bìa,
những chữ cái đang học cô dùng bút màu để ghi các chữ cái đó giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ
những chữ cái đã học.
Tạo môi trường phải vừa tầm đối với trẻ, trẻ dễ thao tác và sử dụng, một vấn đề hết
sức quan trọng đó là môi trường đó phải được thay đổi thường xuyên, mỗi ngày đến lớp trẻ
phải nhận ra được sự mới lạ để kích thích trẻ hoạt động. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và giữ
gìn đồ dùng đồ chơi khi sử dụng. Phát huy có hiệu quả hoạt động “Học bằng chơi, chơi

bằng học”
3. X©y dùng kÕ ho¹ch ho¹t ®éng cho trẻ LQCC:
- Muốn giờ học đạt kết quả cao, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì phải phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Song yếu tố xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ làm quen với
chữ cái đóng vai trò rất quan trọng, nếu chúng ta chủ động lên kế hoạch trước một cách cụ
thể, rõ ràng thì kết quả giờ hoạt động mang lại hiệu quả cao. Một trong những kế hoạch mà
mỗi giáo viên cần lưu tâm để tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái đó là” Xây dựng kế
7


hoch ch C mi ch chỳng ta phi xõy dng k hoch, la chn ni dung trong
ch , xỏc nh mc tiờu, bao nhiờu mc tiờu a ra cho ch ú, mc tiờu phự hp vi
ni dung, vi nhn thc ca tr hay cha. lm th no tr t c mc tiờu... Lũng
ghộp cho tr lm quen ch cỏi vo cỏc hot ng khỏc nh th no. Tt c u th hin qua
vic xõy dng mc tiờu ca ch . Mun xõy dng k hoch t hiu qu cao cn phi
bit da vo cỏc yờu cu sau:
+ Xõy dng k hoch thỏng theo ch , tun, ỳng vi hỡnh thc thc tin ca lp.
+ Cú k hoch bi dng tr c th, ỳng i tng . Lng ghộp, tớch hp hat ng
lm quen vi ch cỏi vo cỏc hot ng khỏc trong ngy v mi lỳc mi ni.
+ Phi da vo ni dung hot ng lm quen ch cỏi theo tng ch .
+ Da vo kh nng ca tr trong quỏ trỡnh hot ng, s nhanh nhn, linh hot,
thớch thỳ hay nhm chỏn, khụng chỳ ý ca tr cú bin phỏp, a ra mc tiờu phự hp vi
tng tr.
Vớ d: Khi thc hin ch Gia ỡnh tụi xem k hoch hot ng vi ch
ny mỡnh cn chun b nhng dựng, chi gỡ v cú nhng bin phỏp s dng nh th
no. Da vo k hoch ú bn thõn tụi tỡm tũi, su tm tranh nh, dựng, chi, lm
v s dng cho phự hp vi ch mỡnh dy.
4. Tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái mọi lúc mọi nơi:
Mụi trng cho tr lm quen vi ch cỏi tt a dng v phong phỳ vỡ vy xõy dng
mụi trng l ni dung rt quan trng trong. Mt mụi trng ch vit phong phỳ

(k chuyn cho tr nghe, c vit li cỏc hot ng ca tr, cỏc sỏch
truyn...). Mt mụi trng ngụn ng núi phong phỳ. Cỏc hot ng tri
nghim vi vic vit (v, vit nột nguch ngoc, sao chộp ch, tụ ch...).
Cỏc hot ng tri nghim vi vic c (c núi theo trớ nh, c da
trờn cỏc cõu gi ý ca tranh nh, c truyn tranh ch to giỳp tr hiu
mi liờn h gia li núi v ch vit...) To mụi trng lm quen ch vit
phi bao gm cỏc ni dung nh: Dy tr lm quen vi ch cỏi di hỡnh
thc trũ chi sao cho tr c s dng cỏc giỏc quan ca tr nh: mt
nhỡn, tai nghe v cỏc giỏc quan khỏc. Dy tr lm quen vi vic c v
vit. Dy tr hiu mi liờn quan gia li núi v ch vit cú mi liờn quan
cht ch vi nhau. Dy tr bit hng ca ch vit trc khi hc c,
hc vit tr nhn ra s ni tip nhau gia cỏc ch vit trờn trang giy
t trỏi qua phi, t trờn xung di, t di lờn trờn.
Chớnh vỡ vy m ngoi gi hot ng chung ca cỏc lnh vc, tụi lờn k hoch a
chuyờn LQCC vo cỏc hot ng khỏc nh hot ng gúc, hot ng ngoi tri, hot

8


động chiều...lồng ghép chữ cái vào các môn học khác: văn học, môi trường xung quanh,
thể dục, tạo hình...
Tôi đã tìm tòi đưa chữ cái đến với trẻ bằng các trò chơi mới lạ hấp dẫn như: TC
“chuyển ô tô vào bến”, “rung chuông vàng”, '' quay xổ số", “hái quả trong vườn" Ô cữa bí
mật, chiếc túi kỳ lạ...tìm các chữ cái có trong tên của mình, tên của bạn, đồ dùng cá
nhân...Thông qua hoạt động góc, hoạt động tạo hình tổ chức cho trẻ dùng hột hạt, giấy, củ
quả, xếp, cắt dán tạo hình các chữ cái.....
Với những trẻ kỹ năng phát âm đúng đã là một vấn đề khá nan giải vì mỗi khi trẻ đã
nói chớt, nói ngọng thì rất khó sữa, do đó trước hết cô giáo phải dùng từ ngữ chính xác
phát âm rõ ràng ở mọi lúc mọi nơi. Khi cho trẻ làm quen một chữ cái mới cô phải tập trẻ
phát âm nhiều lần, trẻ làm quen không chỉ là chữ cái đơn thuần mà các chữ cái đó gắn liền

với các từ ngữ có nghĩa, với những âm khó dễ lẫn lộn như a-ă, s-x, b-p, d, b,v-r.....tôi chú
trọng vào cách so sánh phân tích phát âm đơn giản, dễ hiểu, dùng các hình ảnh đồ vật quen
thuộc có tên gọi chứa các chữ cái đó cho trẻ phát âm. Mặt khác, ở mọi lúc mọi nơi tôi
thường chú ý theo dõi luyện trẻ nói đúng, sữa sai kịp thời, đặc biệt các giờ hoạt động ngoài
trời: khi quan sát tôi chú trọng vào việc khuyến khích trẻ dùng các từ láy, từ mới như: rung
rinh, biêng biếc, nhanh nhẹn, xanh ngắt, xanh biếc, tim tím, ào ạt...vv để miêu tả hiện
tượng phù hợp đối tượng trẻ quan sát. Đồng thời tôi luôn tìm tòi sưu tầm các bài dồng dao,
ca dao, lời hát ru, câu nói vần về trò chơi dân gian ở địa phương để luyện thêm cho trẻ.
5. Lµm quen ch÷ c¸i trªn tiÕt häc:
- Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khô khan so với các hoạt động
khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia với cô một cách tích cực và để khắc sâu những
kiến thức vừa học, tôi đã lồng ghép phương pháp “ Học bằng chơi, chơi mà học” vào bài
dạy để cũng cố kiến thức cho trẻ, cung cấp những gì mà trẻ chưa biết ngay trên tiết học
bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.
Ví dụ: ở chủ đề “Thế giới động vật” tiết làm quen chữ cái b, d, đ thay vì đơn giản
gắn tranh có chứa từ: con bò, con dê, lạc đà….thì tôi đưa những hình ảnh động trong máy
tính qua chương trình papoi để tạo sự hấp dẫn cho trẻ như: bò mẹ dẫn đàn bò con đi ăn,
đàn dê ăn cỏ, bầy lạc đà đi chơi ….Sau đó cho trẻ gọi tên các con vật và trẻ trả lời chúng
đang làm gì? rồi mới gắn bằng từ có chữ cái đó. Hình ảnh “động” trẻ được quan sát trên
máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo cô khéo léo đặt
những câu hỏi và dẫn dắt đưa trẻ vào bài một cách say mê nhẹ nhàng.
- Song song với viêc cho trẻ làm quen vơi mặt chữ còn phải hướng dẫn trẻ cách phát
âm đối với các chữ cái khác nhau chính xác. Chú ý đến những trẻ cá biệt, những trẻ hạn
chế về ngôn ngữ, nói lắp, nói ngọng tôi phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn, sữa sai cho trẻ.
Để cho trẻ phát âm chính xác thì giáo viên phải phát âm chuẩn, thay đổi các hình thức cho
9


trẻ phát âm giữa các chữ cái để trẻ hứng thú tham gia và tập trung chú ý khi nghe cô, các
bạn phát âm. Bên cạnh đó tôi luôn nhận ra khả năng đọc - phát âm khác nhau của từng trẻ

để dẫn dắt trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái mà không làm trẻ cảm thấy nặng nề.
- Sau khi trẻ đã nhận biết và phát âm đúng các chữ cái, để giúp trẻ cũng cố và khắc
sâu thêm tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi ôn luyện, các trò chơi được thiết
kế với các hình thức khác nhau phù hợp với các chữa cái mà trẻ đang nhận biết, lựa chọn
số lượng trò chơi trên mỗi tiết học phù hợp, các trò chơi phải xen kẽ động, tĩnh. Đồ dùng
hấp dẫn thu hút trẻ tham gia
Ví dụ: Với chữ cái h, k tôi lựa chọn trò chơi “rung chuông vàng”; “xếp hột hạt”, “thi
ai chọn nhanh”, khi tổ chức tôi xen kẻ động động để giúp trẻ tiếp thu nhẹ nhàng và thoải
mái hơn.
Các tiết học được tổ chức với các hình thức khác nhau, phối hợp với các phương
pháp khác sao cho phù hợp..., mục đích cuối cùng của hoạt động làm quen chữ cái trên tiết
học phải đạt được mục tiêu đề ra, trẻ hứng thú tham gia hoạt động trải nghiệm, cũng cố
kiến thức mà trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi. Nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm phải phát huy hiệu quả. Có thể nói rằng tổ chức cho trẻ làm chử cái trên tiết học là hoạt
động không thể thiếu được trong chương trình dạy học. Chính vì thế chúng ta phải lựa
chọn nội dung phù hợp, đưa ra mục tiêu rõ ràng, tổ chức bằng nhiều hình thức để cho trẻ
lĩnh hội một cách tốt nhất.
6. Công tác phèi hîp víi phô huynh:
- Để thực hiện hoạt động làm quen với chữ cái công tác phối hợp với phụ huynh
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình, nhà trường, đều là môi trường giáo dục trẻ
nên cần có sự giáo dục đồng bộ, kết hợp chặt chẽ để thống nhất biện pháp giáo dục có kết
quả cao. Trước hết, tôi nhanh chóng nắm bắt tình hình, điều kiện, đặc điểm của lớp mình
phụ trách rồi lên kế hoạch triển khai họp phụ huynh, tuyên truyền tầm quan trọng của việc
làm quen chữ cái đối với trẻ. Báo cáo tình hình chất lượng của trẻ qua đợt khảo sát đầu
năm, thông báo chương trình kế hoạch, thời gian hoạt động của trẻ ở lớp, ở nhà, nội dung
mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng phục vụ bộ môn. Có thể vận động mỗi phụ huynh mua
bộ chữ cái, sách truyện... để bồi dưỡng thêm cho trẻ học ở nhà.
- Điều chú ý quan trọng là quán triệt với phụ huynh biện pháp giáo dục mọi lúc,
mọi nơi, bố mẹ người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trong lời nói phải luôn
dùng từ ngữ đầy đủ chính xác, nếu trẻ có biểu hiện nói lắp, nói ngọng, chớt...người lớn

phải kịp thời sữa ngay, tuyệt đối không dạy trẻ bằng cách nói chớt nói lắp theo trẻ., không
cho trẻ viết chữ cái và làm thay cho trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi kịp thời tình hình của
trẻ vào giờ đón, trả trẻ để nắm bắt thông tin từ hai phía để có biện pháp giáo dục kịp thời.

10


- Tạo cho trẻ môi trường học tập lành mạnh ở gia đình để trẻ có cơ hội tham gia hoạt
động trải nghiệm, cũng có kiến thức. Tuyệt đối không chê trẻ mà luôn động viên sự nổ lực
phấn đấu của trẻ cho dù nổ lực đó chưa lớn.
2.3. Kết quả đạt được
Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, triển khai áp dụng các biện pháp nêu trên vào
hoạt động cho trẻ làm quen vái chữ cái tôi đã thu được kết quả như sau.
* Đối với bản thân:
- Bản thân đã nắm chắc nội dung, phương pháp hình thức thiết kế tổ chức linh hoạt
vào các giờ cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái. Có kỹ năng tốt trong tổ chức hoạt
động cho trẻ làm quen chữ cái.
- Mặt khác bản thân đã có kinh nghiệm trong việc sữ dụng và làm các loại đồ dùng
đồ chơi cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái. Đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng thay
đổi theo từng chủ đề, đã tập trung được sự thu hút của trẻ vào hoạt động "Làm quen với
chữ cái" được nhiều trẻ thích vào tham gia hoạt động, trẻ tích cực quan sát tìm tòi, khám
phá phát hiện ra những câu trả lời chính xác.
- Môi trường trong và ngoài lớp học phong phú và đa dạng hơn thu hút được nhiều
trẻ tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.
* Đối với trẻ
- Nhờ có sự vận dụng phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm
quen chữ cái, 100% trẻ đã tự nắm bắt một số kĩ năng nghe, nhìn và đọc. Nhận ra chữ cái
đã học, cách phát âm rõ, nhận biết từ đúng và nhanh, cách đưa mắt đọc ngày càng linh
hoạt. Trẻ nhận biết chữ cái với nhiều kiểu chữ khác nhau như: chữ in thường, chữ in hoa,
viết thường và phát âm rõ ràng chính xác. 100% trẻ thích thú tham gia hoạt động trải

nghiệm.
- Kết quả ở trẻ lĩnh hội, làm quen chữ cái ngày càng được nâng cao. Cụ thể là:
Nội dung
Tốt
Khá
Trung bình
`Yếu
Nhận biết chữ SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
23
69,7
9
27,3 1
3,0
cái
Phát âm
22
66,7
9
27,3 2
6,0
* Đối với phụ huynh:
- Đa số phụ huynh tin tưởng và nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn làm
quen chữ cái. Phụ huynh thể hiện sự chăm lo đến phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ

khi trẻ ở nhà, có ý thức trong việc sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi và nêu ý
kiến hay trong việc làm đồ dùng đồ chơi.
- Thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ với giáo viên, từ đó kết hợp giữa nhà
trường với gia đình trẻ ngày càng gắn bó.
11


3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái là một hoạt
động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang tính giáo dục cao đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đồng thời đó là một nhân tố quyết định sự hình thành cơ sở ban đầu và phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi Mầm non, tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp một.
Vì thế mổi một giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ phát âm chính xác, rỏ ràng mạch lạc 29 chữ cái tiếng Việt, làm
giàu vốn từ cho trẻ.
Qua quá trình thực hiện và đã đạt được kết quả như trên. Bản thân tôi đã rút ra được
những bài học kinh nghiệm bổ ích sau:
- Trước hết giáo viên phải luôn tự học hỏi và có ý thức và tự bồi dưỡng cho bản
thân. Thường xuyên nghiên cứu trao đổi với bạn bè đồng nghiệp về các phương pháp biện
pháp tối ưu để thực hiện có hiệu quả trong quá trình hoạt động.
- Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm dễ kiếm sẵn có ở địa phương để
làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ vào tất cả các
hoạt động.
- Cung cấp, củng cố kiến thức làm quen chữ cái thông qua các hoạt động khác.
- Nghiên cứu kĩ và soạn bài nắm chắc mục tiêu của từng loại tiết.
- Tạo môi trường trong và ngoài lớp học với nhiều hình thức hấp dẫn và được thay
đổi thường xuyên theo từng chủ đề trong tháng.
- Thường xuyên theo giỏi về chất lượng để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ.
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và các tổ chức khác.

- Luôn có kế hoạch trao đổi với phụ huynh trong việc bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà,
tạo sự gần gủi, niềm tin và sự thống nhất trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái.
Qua quá trình thực hiện tôi đã vận dụng những phương pháp, biện pháp có hiệu quả
trẻ thích thú, nhanh nhẹn, tiếp thu bài nhanh tạo cho giáo viên thêm khéo léo, sáng tạo
trọng việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ mà bản thân tôi đang thực hiện và tiếp tục nghiên cứu lâu dài
để bổ sung những kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn với mục đích mang lại kết quả
cho trẻ trong việc làm quen chữ cái.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
- Nhà trường, PGD tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Tăng cường công
tác dự giờ, thao giảng học hỏi chuyên môn ở đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên
môn. Nhất là những tiết dạy có hiệu quả trong việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.
12


- Đề nghị PGD tham mưu với các cấp hổ trợ kinh phí để nhà trường mua sắm bổ
sung đồ dùng theo thông tư 02/BGD&ĐT đầy đủ nhằm cải thiện điều kiện cơ sở vật chất
lớp học tạo môi trường học tập tốt cho các cháu.
Trên đây là một vài kinh nghiệm qua đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái” mà bản thân tôt đã rút ra từ thực tiễn
dạy học. Đề tài này tôi đã rút ra từ kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy và
thực hiện nhiệm vụ được giao, do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây, tôi rất
mong nhận được sự góp ý, xây dựng bổ sung của các cấp lãnh đạo, Phòng giáo dục và Ban
giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp tôi có được bài học kinh nghiệm tốt
hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, trong việc nâng cao chất lượng hoạt
động tạo hình cho trẻ mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

13




×