Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.18 KB, 18 trang )

SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
*******************

ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU
TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
GV: NGUYỄN THỊ BÉ
TỔ: NGỮ VĂN

Bắc Trà My, Tháng 5 năm 2018

1

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tầm quan trọng của vấn đề
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội con
người. Có thể nói nhiệm vụ chủ yếu của văn học là sự phản ánh hiện thực, vinh dự lớn
lao nhất của nhà văn là sự phản ánh cho được đời sống chiến đấu và sản xuất của nhân
dân.


Nhìn vào tiến trình phát triển của văn học Việt Nam ta thấy, trước thế kỉ X (thời
kì Bắc thuộc), nền văn học nước ta chưa có văn học viết, chỉ có văn học dân gian. Đến
thế kỉ thứ X (thời kì độc lập tự chủ), dòng văn học viết hay còn gọi là văn học trung
đại với tư cách là một dòng văn học viết mới có điều kiện xuất hiện. Những tác phẩm
văn học viết ra đời đáp ứng nhu cầu của thời đại trong buổi đầu của nền tự chủ nước
nhà. Có thể nói sự ra đời của văn học trung đại là bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử
dân tộc. Khác với văn học dân gian, văn học trung đại hình thành đã “mở ra một thời
kì lịch sử mới oanh liệt, rực rỡ” (Đặng Thai Mai) cho nền văn học nước nhà. Là một
thời kì lớn của văn học nước nhà (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), ra đời và phát triển
dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, vì vậy theo quy luật phản ánh của văn học nói
chung, văn học là tấm gương phản chiếu xã hội Phong Kiến Việt Nam. Vì thế nền văn
học trung đại là một mảng lớn trong cấu trúc chương trình ngữ văn Trung học Phổ
thông và được phân phối giảng dạy chủ yếu ở lớp 10 và 11. Là nền văn học cổ, có vị
trí hết sức quan trọng trong tiến trình vận động của văn học nước nhà, vì vậy nhiệm vụ
của người giáo viên là làm thế nào để học sinh có thể tiếp cận và hiểu được vai trò, vị
trí, giá trị của nền văn học trung đại nước nhà.
2. Thực trạng chung
Trên thực tế, việc giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở trường
THPT lại gặp không ít khó khăn, phần lớn giáo viên rất ngại giảng dạy giai đoạn văn
học này bởi đa số giáo viên ngữ văn hiện nay thuộc thế hệ 7X, 8X, 9X, vốn kiến thức,
hiểu biết về văn hóa, văn học thời trung đại có phần hạn chế. Do đó, dẫn đến tình trạng
không ít giáo viên đã hiện đại hóa tác phẩm, giảng dạy văn học trung đại cũng như
giảng dạy văn học hiện đại, lí giải tác phẩm một cách chung chung rồi qui vào các giá
trị yêu nước, nhân đạo mà không giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của tác
phẩm, không hiểu được cái độc đáo của nhà văn. Một số giáo viên lại nặng về giảng
giải nội dung, phân tích các sự kiện lịch sử, giảng dạy văn học trung đại như các hiện
tượng lịch sử, nên không khai thác hết các giá trị thẩm mỹ của văn chương cổ. Về phía
học sinh, có một hiện tượng phổ biến là học sinh không có hứng thú khi học văn học
2


GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

Việt Nam trung đại. Cái hay mỗi thời mỗi khác, có những cái mà quan niệm xưa cho là
hay là đẹp thì nay đã trở nên xa lạ, nếu không có vốn tri thức nhất định về văn hóa,
văn học thì không thể hiểu được.
Là một giáo viên dạy văn, tôi luôn mong muốn học sinh mình có khả năng cảm
thụ, say mê các tác phẩm văn học trung đại nói riêng, với bộ môn văn học nói chung
để có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa dân tộc.
3. Lí do chọn đề tài:
Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính
yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Trong những năm gần đây, việc đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được cả xã hội quan tâm. Theo tinh thần Nghị
quyết 29 - NQ/TƯ về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo thì phương
pháp dạy học văn cũng cần phải thay đổi để kịp với yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa sự
cách biệt giữa hai thời đại: trung đại và hiện đại khiến cho cả người dạy (giáo viên) lẫn
người học (học sinh) đều có cái nhìn có phần hạn hẹp về văn hóa, văn học thời trung
đại.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn như hiện nay, với sự phát triển hối hả của thời
buổi kinh tế thị trường, của công nghệ số, việc tiếp cận và tìm hiểu tác phẩm văn học
cổ, văn học trung đại không tạo nên mấy hứng thú với các em học sinh phổ thông.
Nhìn lại thực tế dạy học tác phẩm văn học trung đại lớp 11 thì thấy rằng cả giáo
viên lẫn học sinh đều chưa chủ động trong việc tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm văn học
trung đại, những tác phẩm có khoảng cách khá xa với chúng ta về thời gian lịch sử.
Với tư cách là một giáo viên nhiều năm giảng dạy môn ngữ văn lớp 11, tôi luôn
trăn trở làm thế nào để có thể giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đạt

hiệu quả? Xuất phát từ những thực tế trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Phương pháp dạy
đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin nêu ra các phương pháp dạy đọc hiểu tác
phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11 mà tôi đã áp dụng trong hai
năm học 2017 – 2018. Tuy những phương pháp này còn nhiều hạn chế nhưng đã góp
3

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

phần đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng bộ môn ngữ văn ở những lớp tôi đã giảng
dạy và áp dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận: dựa vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn
ngữ văn trong trường THPT.
- Nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, tổng kết kinh nghiệm.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là kẻ bỏ đi, người có đức
mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Từ xưa đến nay, vấn đề đạo đức, lối sống luôn
được dân tộc ta đề cao, xem trọng và răn dạy con cháu sau này. Trong hệ thống giáo
dục Việt Nam, bộ môn ngữ văn giữ vai trò rèn luyện tâm hồn trong sáng, sống lành
mạnh, có ích cho những em học sinh. Hơn nữa văn học tái hiện những vấn đề đời sống
xã hội, con người. Do đó môn ngữ văn được xem là cây cầu nối văn hóa, lịch sử giữa
các thời đại với người đọc, trong đó có văn học trung đại, nền văn học kéo dài suốt
mười thế kỉ của dân tộc.
1.1. Đặc điểm nội dung của văn học trung đại.

Văn học trung đại là thời kì văn học lớn của dân tộc (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
XIX), được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học phong kiến, văn học bác
học, văn học thành văn, văn học cổ điển. Bởi từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, văn học
trung đại phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo,
lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức. Văn học trung đại tồn tại và phát triển
trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách khỏi chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa
nhân đạo và cảm hứng thế sự.
- Chủ nghĩa yêu nước:
Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển
của văn học trung đại Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng “trung
quân ái quốc”. Nó được thể hiện rất phong phú, đa dạng, có khi là âm điệu hào hùng
khi đất nước chống giặc ngoại xâm, có khi là âm điệu bi tráng lúc nước mất nhà tan,
có khi là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình.
4

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

- Chủ nghĩa nhân đạo:
Chủ nghĩa nhân đạo cũng là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình phát triển của
văn học trung đại Việt Nam. Khi vận mệnh cá nhân con người, quyền sống, quyền
hạnh phúc của con người bị đe dọa thì chủ nghĩa nhân đạo lại thăng hoa rực rỡ. Văn
học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người. Chủ nghĩa nhân đạo có
hàm chứa chủ nghĩa yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn,
day dứt trước số phận con người, qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi
kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng con người, lên án các thế lực tàn
bạo.
- Cảm hứng thế sự:

Cảm hứng thế sự biểu hiện khá rõ nét từ văn học cuối đời Trần, văn học hướng
tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân. Cảm hứng
thế sự trong văn học trung đại đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện
thực trong thời kì sau.
1.2. Đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.
Do tồn tại dưới ý thức hệ nho giáo, lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí
thức nho giáo, do đó văn học trung đại mang nét đặc trưng riêng về nghệ thuật đó là
tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, tính trang nhã và khuynh hướng bình dị,
tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
+ Tính quy phạm là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam, là sự quy
định chặt chẽ theo khuôn mẫu mà người sáng tác văn học phải tuân theo trong sáng tác
của mình. Tính quy phạm thể hiện ở: quan điểm văn học, ở tư duy nghệ thuật, ở thể
loại văn học và ở cách sử dụng thi liệu.
+ Sự phá vỡ tính quy phạm là do các tác giả phát huy cá tính sáng tạo trong cả
nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm như khai thác ngôn ngữ dân gian, sáng
tạo ra các thể thơ mới... Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là những tác giả tài
năng một mặt vừa tuân thủ tính quy phạm, mặt khác vừa phá vỡ tính quy phạm, phát
huy cá tính sáng tạo cả trong nội dung cảm xúc lẫn hình thức biểu hiện.
- Tính trang nhã và khuynh hướng bình dị.

5

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

+ Văn học trung đại có đề tài hướng đến cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ
thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trao chuốt, hoa mĩ.

+ Tuy nhiên trong quá trình phát triển văn học trung đại có xu hướng ngày càng
gắn bó với hiện thực đã đưa văn học gắn với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
Văn học trung đại Việt Nam phát triển theo qui luật vừa tiếp thu vừa dân tộc
hóa văn học nước ngoài, chủ yếu là văn học Trung Quốc về ngôn ngữ, về thể loại, về
thi liệu.. Văn học trung đại đã sáng tạo ra chữ Nôm, biểu đạt nghĩa tiếng Việt dùng chữ
Nôm trong sáng tác, sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân trong sáng
tác.
1.3. Kết luận.
Với nội dung và đặc điểm như thế, có thể nói lâu nay văn học trung đại vẫn là
một mảng khó tiếp cận đối với số đông người học, bởi rào cản về ngôn ngữ, văn tự,
khoảng cách về văn hóa giữa quá khứ và hiện tại dẫn đến việc dạy và học phần văn
học trung đại gặp nhiều khó khăn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Văn học trung đại là một thời kì lớn của nền văn học dân tộc, là nền tảng hình
thành nên nền văn học hiện đại của nước nhà. Đây là thời kì văn học phát triển trong
thời gian dài, phong phú, đạt được nhiều thành tựu với những đỉnh cao như Nguyễn
Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương...
Nhìn lại chương trình ngữ văn 11, những tác phẩm văn học trung đại chiếm số
lượng không nhỏ, việc dạy cho hay, hiểu cho đúng những tác phẩm này vẫn là thách
thức và mục tiêu phấn đấu của mỗi giáo viên, học sinh. Bởi lẽ trong quá trình tiếp
nhận cả giáo viên và học sinh đều gặp phải những khó khăn cơ bản như:
- Thứ nhất: văn học trung đại viết theo hệ thống thi pháp cũ, dùng nhiều điển
tích, điển cố, thủ pháp ước lệ tượng trưng, có nhiều từ cổ mà hiện nay ít sử dụng, khó
thuộc, khó nhớ.
- Thứ hai: vấn đề ngôn ngữ. Cả giáo viên lẫn học sinh hầu như chỉ tiếp nhận tác
phẩm thông qua các bản dịch nghĩa và dịch thơ. Do đó việc hiểu sai hoặc chưa đầy đủ
các lớp nội dung, ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của các tác phẩm rất hay xảy ra.
6


GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

- Thứ ba: rất nhiều tác phẩm văn học trung đại là những văn bản hành chính,
được sáng tác theo các thể loại mang tính chức năng như chiếu, hịch, cáo nên ít gây
hứng thú với học sinh ngày nay.
- Thứ tư: Những tác phẩm văn học thời kì này đã trở nên cũ kĩ và xa lạ với tâm
lí tiếp nhận của học sinh ngày nay bởi đời sống được phản ánh trong văn học trung đại
là bối cảnh xã hội từ thế kỉ trước .Ngoài việc vận dụng về sự phát triển của lịch sử xã
hội góp phần vào việc lí giải các tác phẩm văn học thời kì này cũng gặp rất nhiều khó
khăn, nhất là các sự kiện lịch sử cụ thể liên quan đến sự ra đời của các tác phẩm văn
học.
- Thứ năm: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể mà còn
chung chung, đại khái. Vấn đề được giao chưa hấp dẫn học sinh tìm tòi. Trong khi đó,
khả năng tự lập để phát hiện vấn đề của học sinh còn hạn chế, mang tính chất ỷ lại
cho giáo viên khi đi tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Đặc biệt đối với học sinh miền
núi, vùng sâu, vùng xa.
Từ những thực tiễn trên, đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy đọc
hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11” góp phần khắc phục,
hạn chế những khó khăn trên, kéo các tác phẩm thời kì trung đại lại gần với thời đại
các em sống.
3. Nội dung, biệp pháp thực hiện.
Văn học trung đại là một thời kì văn học dài, chiếm thời lượng lớn trong chương
trình phổ thông trong đó có chương trình 11. Đồng thời đây là thời kì văn học khó tiếp
nhận, khó giảng dạy vì những lí do đã nêu ở trên. Cho nên làm thế nào để giảng dạy
tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ ở cả
người dạy lẫn người học. Căn cứ vào tình hình thực tế ở trường phổ thông và nhu vầu
học tập của bộ môn, tôi xin đề ra một số giải pháp để dạy đọc hiểu tác phẩm văn học

trung đại nhằm giúp học sinh có một số định hướng chung làm nền tảng để tiếp cận và
phân tích các tác phẩm văn học tốt hơn.
3.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
- Muốn bài dạy đạt hiệu quả cao, trước hết người giáo viên cần chú trọng và
thực hiện nghiêm túc các khâu chuẩn bị trước khi lên lớp. Đồng thời bằng các nghiệp
vụ sư phạm có tính giáo dục cao, giáo viên rèn cho học sinh một cách nề nếp ý thức
chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần, thái độ học tập trên lớp.
7

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

- Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà là một khâu quan trọng vì vừa
củng cố lại kiến thức cũ (học lại bài cũ), đồng thời bước đầu tự tìm hiểu, khám phá
kiến thức mới (soạn bài mới). Nhưng bước này có thu được hiệu quả hay không không
chỉ tùy thuộc vào học sinh và còn tùy thuộc vào cả giáo viên vì nếu giáo viên không tổ
chức hướng dẫn công việc cụ thể cho học sinh thì học sinh sẽ rất lúng túng. Do vậy
yêu cầu quan trọng là giáo viên phải giao việc cụ thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà.
+ Nhằm tạo hứng thú thu hút học sinh chuẩn bị bài ở nhà giáo viên cần dành
khoảng 2 phút để tóm tắt (thật ngắn gọn) hoặc đọc diễn cảm một đoạn thơ (đoạn văn)
của văn bản sắp học hoặc kể lại một điển tích, điển cố được nói đến trong văn bản.
Tùy vào từng bài cụ thể để chọn hình thức cho hấp dẫn. Có nhiều cách, nhưng dù là
cách nào thì cũng phải làm cho học sinh có ấn tượng về văn bản sắp học.
+ Căn cứ vào đặc trưng của thể loại, dung lượng kiến thức của từng bài cụ thể,
giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chi tiết từ nội dung như: tìm hiểu bối cảnh
lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, điển cố của văn bản; cho đến cách thức và phương
pháp chuẩn bị: đọc phần mục tiêu bài học, đọc nhiều lần phần văn bản, tìm hiểu phần
chú thích và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong sách giáo khoa. Nếu có

điều kiện tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến tác phẩm.
- Ví dụ :
Để chuẩn bị tiết sau học bài “Bài ca ngất ngưỡng” của Nguyễn Công Trứ, giáo
viên dành khoảng thời gian thích hợp (khoảng 2-3 phút) từ tiết học trước tạo tâm thế
và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
+ Đầu tiên để thu hút học sinh, giáo viên có thể kể lại giai thoại cụ Nguyễn
Công Trứ với “tấm mo che miệng thế gian”: khi cụ Nguyễn Công Trứ được vua Tự
Đức cho về trí sĩ, cụ thường ngồi ngất ngưỡng trên một chiếc xe bò cái, cổ bò lại đeo
nhạc ngựa, long nhong đến từng nhà giã từ những người quen. Khi đến nhà Hà Tôn
Quyền, vị đại thần trước kia đã từng dèm pha gây cho ông nhiều bước thăng trầm lận
đận. Nguyễn Công Trứ lấy cái mo cau, chép vào đó bài thơ, buộc sau đuôi bò, che ...
lại. Thiên hạ xúm lại xem, rúc rích cười khiến Hà Tôn Quyền thêm tò mò. Nguyễn
Công Trứ gạt mọi người và úp xấp mo cau lại. Hà Tôn Quyền đòi coi cho kì được, sấn
lại, lật ngửa mo cau lên. Hóa ra trên mo cau có bài thơ:
Xuống ngựa lên xe lọ tưởng nhàn
Lợm mùi giáng chức với thăng quan
8

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

Điền viên dạo chiếc xe bò... cái
Sẵn tấm mo che miệng thế gian.
Hà Tôn Quyền đỏ ngay mặt, hiểu ra là Nguyễn Công Trứ chơi xỏ mình, “miệng
thế gian” hay dèm pha có khác chi miệng họ Hà.
Khi đã về hưu, cụ Nguyễn Công Trứ mặc kệ thế gian bảo mình là ngạo thế, cụ
chỉ ngất ngưỡng, nghêu ngao thơ, bất tận chơi mà chẳng bận lòng. Và bài thơ “Bài ca
ngất ngưỡng” đã thể hiện phong cách sống ngất ngưỡng, khác người, khác đời của cụ.

+ Sau đó hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị bài theo gợi ý:
• Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
• Hiểu khái niệm “ngất ngưỡng” nghĩa là gì?
• Các điển tích, điển cố trong bài thơ.
• Những đóng góp của Nguyễ Công Trứ đối với đất nước.
• Cuộc đời đầy thăng trầm “lên voi xuống chó” của Nguyễn Công Trứ...
+ Sau đó trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa.
+ Cuối cùng yêu cầu học sinh phải có cách hiểu của mình về phong cách sống
“ngất ngưỡng” của Nguyễn Công Trứ. Từ đó học sinh đưa ra phong cách sống của bản
thân mình hiện nay.
3.2. Cách tiếp cận tác phẩm văn học trung đại.
Mỗi tác phẩm văn chương luôn ra đời trong bối cảnh văn hóa, lịch sử nhất định.
Vì vậy nếu không đặt trong môi trường hình thành tác phẩm thì không thể có cơ sở để
khẳng định hay ngợi ca về những giá trị hiện thực, nhân đạo mà nó thể hiện. Do đó khi
giảng dạy tác phẩm văn học trung đại, giáo viên phải dựng lại được không khí văn
hóa, lịch sử của thời đại, phải tạo được sự đồng cảm về văn hóa, văn học.
- Giáo viên phải giúp cho học sinh tái hiện cách cảm, cách nghĩ của người xưa.
Đặc biệt tác phẩm phải được đặt trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của nó, bởi lẽ sáng tạo
văn học thường bắt nguồn từ một yếu tố có thực nào đó trong lịch sử ở một thời kì ,
một giai đoạn, một biến cố nào đó. Do đó việc tiếp nhận văn học trung đại Việt Nam
nói riêng và văn học Việt Nam nói chung phải gắn với hoàn cảnh lịch sử của sự ra đời,
9

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

bởi bất kì một sáng tác nào cũng đều có nguồn gốc sâu xa từ bối cảnh văn hóa, lịch sử
của thời đại.

- Việc dạy và học văn học trung đại phải dựa trên thi pháp văn chương trung đại.
Đây sẽ là điều kiện tốt nhất để giúp giáo viên và học sinh có thể tiếp cận, hiểu và phân
tích tác phẩm văn chương một cách thấu đáo nhất.
- Đối với học sinh giỏi, việc đặt tác phẩm trung đại trong bối cảnh xã hội hôm
nay càng có ý nghĩa quan trọng để các em có thể chủ động tiếp cận nhiều tác phẩm
cùng loại, cùng một chủ đề, cùng một phạm trù văn học. Từ đó các em có thể so sánh,
đối chiếu với tác giả, tác phẩm trong văn học hiện đại làm phong phú kiến thức văn
học cho riêng mình.
- Ví dụ:
Dạy bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn đình Chiểu, đây là tác phẩm
tương đối khó, thể hiện sâu sắc nội dung cơ bản của văn học trung đại là chủ nghĩa yêu
nước, chủ nghĩa nhân đạo. Vì vậy giáo viên phải dành thời gian để hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài ở nhà.
+ Đầu tiên giới thiệu sơ qua bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: ngày
1/9/1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược Việt Nam tại cảng Sơn Trà,
Đà Nẵng nhưng thất bại. Sau đó đầu năm 1859, lấy cớ triều đình Huế cấm đạo thiên
chúa, thực dân Pháp đem quân vào can thiệp Việt Nam, chúng tấn công lần lượt ba
tỉnh miền đông Nam kì rồi ba tỉnh miền tây Nam kì. Đến năm 1867, lục tỉnh Nam kì
đã rơi vào tay Pháp, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược đã từng bước can tâm bán nước
ta cho thực dân Pháp. Trong khi đó, đối lập với sự hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn,
nhân dân khắp nơi trên cả nước đã tổ chức chống Pháp. Vào đêm ngày 16/12/1861,
những con người vốn chỉ là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã tập kích đồn
Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân Pháp và viên quan người Việt làm việc
cho Pháp. Họ làm chủ đồn giặc được hai ngày thì bị phản công, hơn hai mươi nghĩa
quân đã hy sinh. Trận đánh tuy thất bại nhưng đã gây tiếng vang lớn không chỉ trong
lục tỉnh Nam kì, mà còn cổ vũ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân
cả nước. Để tỏ lòng tôn kính các nghĩa quân và cổ vũ nhân dân cả nước, tuần Phủ Gia
Định Đỗ Quang yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế để đọc lễ truy điệu các
nghĩa sĩ. Sau khi bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời, vua Tự Đức đã cho phổ biến bài
văn tế trong cả nước để ca ngợi những người nông dân – nghĩa sĩ sống anh dũng, chết

vẻ vang trong sự nghiệp cứu nước của dân tộc.
10

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

+ Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu những biến cố trong cuộc đời Nguyễn Đình
Chiểu, thời đại và hoàn cảnh ra đời bài văn tế đã chi phối nội dung tư tưởng, nghệ
thuật của tác phẩm như thế nào? Tìm hiểu các từ cổ, thể văn biền ngẫu trong bài văn tế
vốn bây giờ ít khi sử dụng.
+ Cảm xúc trước tiên của em sau khi đọc xong bài văn tế?
+ Sau đó trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa.
+ Cuối cùng yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước anh dũng của
nhân dân ta trong buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược. Liên hệ với tinh thần yêu
nước của nhân dân ta trong thời hiện đại này.
3.3. Vận dụng các phương pháp giảng dạy.
Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam có một hệ thống thi pháp riêng, sử
dụng nhiều điển cố, điển cố, ước lệ, sử dụng chữ Hán, chữ Nôm... làm cho học sinh
khó học tập hơn so với các tác phẩm văn học hiện đại. Vì Thế để đạt hiệu quả tốt trong
việc dạy và học, giáo viên có thể vận dụng những phương pháp quen thuộc để nâng
cao hiệu quả việc dạy học văn học trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn 11
hiện nay.
3.3.1. Vận dụng phương pháp đọc diễn cảm.
- Vận dụng phương pháp này để đọc các tác phẩm thơ. Những văn bản thuộc thể
loại thơ trung đại thường có dung lượng ngắn, đọc diễn cảm là khâu quan trọng, tạo ra
tác dụng lớn, tạo ra những ấn tượng thẩm mĩ cho học sinh.
- Đọc diễn cảm thể hiện được cảm xúc, giọng điệu của nhân vật, của tác giả sẽ
phần nào sáng rõ được ý nghĩa của tác phẩm, tạo nên những rung động sâu sắc cho học

sinh.
- Ví dụ:
Dạy bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương, giọng đọc góp phần thể hiện tâm
trạng bi kịch của nữ sĩ vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa khao khát
cháy bỏng yêu thương hạnh phúc.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
11

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
+ Bốn câu đầu đọc nhịp 4/3 (trừ câu 2 nhịp 1/3/3), giọng chậm, buồn, ai oán thể
hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi, đau xót của người phụ nữ trước duyên tình hẩm hiu.
+ Câu 5-6 nhịp nhanh, mạnh dứt khoát thể hiện sự bướng bĩnh, mạnh mẽ, tâm
trạng phẫn uất của nữ sĩ.
+ Hai câu cuối trở lại giọng chậm, buồn, chì chiết như một lời than, bên trong là
cả khao khát yêu thương, hạnh phúc của người phụ nữ khi duyên tình không đến,
duyên phận không thành.
3.3.2. Vận dụng phương pháp gợi mở.
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này để dẫn dắt học sinh từng bước
tham gia phát hiện, phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm.

- Việc áp dụng phương pháp gợi mở vào quá trình dạy học có hiệu quả khi giáo
viên bám sát vào các dấu hiệu đặc trưng của từng tác phẩm, vào đặc trưng thể loại,
ngôn từ hàm súc, biểu cảm, mang tính ước lệ, bố cục của văn bản, vào hình tượng
nhân vật hay những tri thức lịch sử văn hóa liên quan đến văn bản để đặt câu hỏi gợi
mở cho học sinh tìm hiểu vấn đề.
- Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính chất gợi mở dần dần để giúp học sinh tìm
hiểu từng yếu tố, từng chi tiết, lí giải được từng phần , từng vấn đề, từ đó cảm thụ tổng
thể văn bản.
- Vận dụng phương pháp này trong việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
văn học trung đại Việt Nam là thực sự cần thiết vì chúng có sự khác biệt khoảng cách
thời gian, không gian sáng tạo nghệ thuật, quan điểm và tiêu chuẩn thẩm mĩ, đặc trưng
thi pháp.
- Ví dụ:
12

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

Dạy tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.giáo viên
có thể đặt câu hỏi theo hệ thống sau:
+ Căn cứ vào bố cục thể loại văn tế nói chung có thể rút ra nội dung chính từng
phần trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:
Một bài văn tế nói chung bố cục gồm 4 phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát
về người được tế); Thích thực (hồi tưởng về cuộc đời, công đức của người được tế); Ai
vãn (lời thương tiếc của tác giả và người thân người được tế); Kết (tình cảm của người
đứng tế). Từ đây học sinh có thể tìm, chia bố cục và nêu nội dung chính của tác phẩm.
+ Dựa vào bối cảnh thời đại, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế? Vị trí bài
văn tế trong sáng tác Nguyễn Đình Chiểu và trong văn học trung đại Việt Nam?

+ Trước khi là nghĩa sĩ, họ là ai, có nguồn gốc, suy nghĩ như thế nào?
+ Khi quân giặc xâm phạm bờ cõi, thái độ, hành động của họ ra sao?
3.3.3. Vận dụng phương pháp so sánh.
- Với phương pháp này, giáo viên dựa vào những nét tương đồng và khác biệt
của các hiện tượng, yếu tố văn học có liên quan để giúp học sinh nhận rõ hơn đối
tượng đang phân tích, mở rộng về phạm vi hiểu biết, đồng thời tìm hiểu một cách sâu
sắc hơn về nội dung kiến thức cụ thể.
- Trong văn học trung đại có rất nhiều yếu tố về ngôn ngữ, nghệ thuật, đề tài,
chủ đề, nhân vật.... có những mối liên hệ tương hỗ nhau nên việc so sánh sẽ phát huy
hiệu quả.
- Ví dụ:
Đối với bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, giáo viên yêu cầu học sinh so
sánh với các bài thơ trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Cả ba bài đều miêu tả
bức tranh nhưng mỗi bài có đặc trưng riêng:
+ Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu.
+ Thu điếu dừng lại ở một không gian và thời gian cụ thể: trên một ao thu, vào
một chiều thu, một ông già trên chiếc thuyền câu thả mồi đợi cá.
+ Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những
nét nên thơ nhất.
13

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

Như vậy có thể thấy so với “Thu vịnh” và “Thu ẩm” thì “Thu điếu” là đặc trưng
cho bức tranh thu làng cảnh Việt Nam.
3.3.4. Dạy học theo hướng tích hợp
- Dạy học theo hướng tích hợp liên môn là phương pháp phát huy hiệu quả trong

dạy học văn học trung đại Việt Nam hiện nay. Đối với văn học trung đại, người dạy
cần có những tri thức về lịch sử, địa lí, về văn hóa, triết học, ngôn ngữ...
- Các nội dung tích hợp cụ thể như sau: tích hợp văn bản đọc thêm hoặc tham
khảo, đối chiếu với tác phẩm văn học hiện đại, tích hợp những tri thức về lịch sử, địa
lí,, văn hóa, triết học, ngôn ngữ...
- Ví dụ:
Với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên có thể tích
hợp môn lịch sử, khái quát bối cảnh lịch sử thời đại để học sinh hiểu được ý nghĩa
hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần yêu
nước của nhân dân ta, tích hợp bài đọc thêm “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu để
hiểu hơn tâm trạng, nỗi đau của người nông dân, sự xót thương của tác giả khi kẻ thù
xâm lược để từ đó thấy được vẻ đẹp trong hành động xả thân vì nghĩa lớn của những
người nông dân nghĩa sĩ và tấm lòng của tác giả đối với sự hi sinh của họ.
3.3.5. Tăng cường thực hành và bài tập luyện tập.
- Giáo viên sau khi dạy xong kiến thức trọng tâm cần dành thời gian (khoảng 35 phút) củng cố bài dạy bằng cách giao nhiệm vụ cho học sinh làm và báo cáo kết quả
hoàn thành nhiệm vụ ngay trước lớp. Giúp học sinh tìm tòi mở rộng kiến thức bằng
cách vẽ sơ đồ tư duy bài học, sưu tầm thêm các tác phẩm khác của tác giả vừa học,
hướng dẫn bài tập về nhà thực hiện.
- Ví dụ:
Với tác phẩm “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm, để học sinh thấy được tấm
lòng coi trọng và cầu hiền tài của vua Quang Trung, giáo viên có thể đưa ra bài tập để
học sinh luyện tập và về nhà làm như sau:
+ Việc xác định vai trò và nhiệm vụ của người hiền tài có tác dụng gì?
+ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ vai trò của người hiền
trong cuộc sống hôm nay.
14

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn



SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

+ Vẽ sơ đồ tư duy bài Chiếu cầu hiền
+ Tìm đọc các bài Thiên đô chiếu ( Lí Công Uẩn), Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia( Thân Nhân Trung).
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trên đây là một số phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại
trong chương trình ngữ văn 11 tiêu biểu có thể áp dụng trong tiết dạy làm văn thuộc
chương trình Ngữ văn 11.Có thể nói đây không phải là phương pháp mới trong chương
trình giảng dạy Ngữ văn 11 nói riêng và chương trình ngữ văn THPT nói chung.
Nhưng đối với đối tượng học sinh miền núi như trường chúng ta, đặc biệt là thực trạng
hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh không còn coi trọng và đầu tư đúng mức
cho môn học này, chất lượng bộ môn trong các kỳ thi ngày càng giảm sút. Tôi hi vọng
rằng đây là cách để chúng ta có thể tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học. Mặt
khác, phương pháp này có thể tạo điều kiện để các em tự tin tiếp cận một tác phẩm văn
học trung đại, cách xa thời đại các em mà không sợ khó. Cùng với đó, rèn luyện kĩ
năng bình giảng, phân tích và chứng minh một số bài tập luyện tập qua việc cảm thụ
tác phẩm văn học trung đại, ra bài tập luyện tập để học sinh viết, sửa chữa, rèn luyện
kĩ năng
Tóm lại, phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong
chương trình ngữ văn 11 là phương pháp có thể đem lại hiệu quả trong quá trình giảng
dạy bộ môn, tạo cho các em sự hứng thú với môn học, đồng thời góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
Sau đây là thống kê chất lượng bộ môn ngữ văn đầu năm, bài kiểm tra giữa kì
và cuối kì I liên quan đến phần văn học trung đại năm học 2017 -2018.

15

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn



SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

- Lớp 11/1+ 11/5 + 11/8 ( tổng số 97 học sinh)
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

≥ TB

SL

TL SL
%

TL
%

SL

TL
%

SL TL

%

SL TL SL
%

TL%

Đầu năm

1

1
%

20

21%

38

39
%

33

34
%

5


5
%

59

60%

Giữa kỳ I

2

2
%

31

32%

42

43
%

20

21
%

2


2
%

75

76%

Cuối kỳ I

6

6
%

43

44%

40

41 80
%

0%

0

0

89


90%

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Văn học trung đại lớp 11 là phần khó, nếu không tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ
và cách dạy – học phù hợp thì khó đạt yêu cầu. Nhiệt tình và công sức của người giáo
viên xin dồn chủ yếu vào công việc tổ chức cho các em học ở nhà, học trên lớp, học
ngoại khóa thì nhất định sẽ thành công.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi nêu lên một vài suy nghĩ và kinh nghiệm
trong giảng dạy của mình. Thiết nghĩ, những kinh nghiệm trên ít nhiều có thể giúp quý
Thầy, Cô tham khảo, bổ sung và ứng dụng trong quá trình dạy học. Những thiếu sót
trong quá trình viết đề tài là điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân
thành của quý Thầy, Cô.
Chân thành cảm ơn!

16

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Từ điển văn học. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983, 1984
- Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, NXB Giáo dục.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, NXB Hà Nội.
- Giáo trình văn học trung đại Việt Nam – Nguyễn Văn Đoàn chủ biên.

18


GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn


SKKN: “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 11”

PHỤ LỤC
TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
I. Đặt vấn đề.
1. Tầm quan trọng của vấn đề.
2. Thực trạng chung.
3. Lí do chọn đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
II. Tổ chức thực hiện đề tài.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Đặc điểm nội dung của văn học trung đại.
1.2. Đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.
1.3. Kết luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
3. Nội dung, biện pháp thực hiện.
3.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
3.2. Cách tiếp cận tác phẩm văn học trung đại.
3.3. Vận dụng các phương pháp giảng dạy.
3.3.1. Vận dụng phương pháp đọc diễn cảm.
3.3.2. Vận dụng phương pháp gợi mở.
3.3.3. Vận dụng phương pháp so sánh.
3.3.4. Dạy học theo hướng tích hợp.
3.3.5. Tăng cường thực hành và bài tập luyện tập.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
20

GV NGUYỄN THỊ BÉ – Tổ Ngữ Văn



×