Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 36 trang )

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

UBND HUYỆN GIA LÂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Bảng quy ước viết tắt

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN
VD: Ví dụ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
GDKNTBV: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
CSGD: Chăm sóc giáo dục.
HĐC: Hoạt động chung
HĐG:Hoạt động góc
HĐNT: Hoạt động ngoài trời.
LĐTT: Lao động tập thể
Nguyễn Thị Mai Anh
PTGT: Phương tiện Tác
giaogiả:
thông.
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
KNTBV: Kỹ năng tự bảo vệ
Cấp học: Mầm non

NĂM HỌC: 2017 - 2018
1


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Bìa sáng kiến
Mục lục
Danh mục viết tắt
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu:
3 . Đối tượng nghiên cứu
4 . Phương pháp nghiên cứu
5 . Phạm vi nghiên cứu
6 . Kế hoạch nghiên cứu
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm tình hình nhà trường
2. Thuận lợi – khó khăn
III.
CÁC BIỆN PHÁP:
3.1. Biện pháp 1: Bản thân tự bồi dưỡng , nâng cao, chia sẻ
với đồng nghiệp về các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bản thân cho trẻ.
3.2. Biện pháp 2: Khảo sát kỹ năng TBVBT của trẻ 5-6 tuổi
khi chưa thực hiện đề tài:
3.3 Biện pháp 3: Xây dựng và đưa nội dung giáo dục
KNTBV cho trẻ vào các hoạt động tại trường mầm non:
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng tình huống trong các hoạt động
hàng ngày để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ:
5.Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi học tập, trò chơi đóng vai
và tạo tình huống cho trẻ thực hành trải nghiệm để giáo dục

kỹ năng TBVBT cho trẻ.
6. Biện pháp 6: Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và
tự đánh giá bản thân
7. Biện pháp 7: Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
IV. KẾT QUẢ
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Bảng quy ước viết tắt
VD: Ví dụ
2

TRANG
1
2
3
4
4,5
6
6
6
6
6
7
7
8
8
8, 9
10
10


11
12
14
16

19
21
23
25


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

CSGD: Chăm sóc giáo dục.
HĐ: Hoạt động
PTGT: Phương tiện giao thông.
KNTBV: Kỹ năng tự bảo vệ

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài:

3


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Xu hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến vấn đề giáo dục và trang bị
cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giải quyết các
vấn đề quan hệ xã hội, để tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến môi trường giáo

dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiện cho trẻ em trên cơ sở các giá trị sống.
Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải
mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều
này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính
bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn
cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của
mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt
đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính
tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều
trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến
thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc
trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và
tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
Lứa tuổi mầm non- đặc biệt là giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo (5-6
tuổi) là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân
cách và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường phổ thông, do đó cần sớm giáo
dục các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ có nhận thức
đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non góp phần giúp trẻ
tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm.
Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, phát triển các mối
quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân. Khi được trang bị kỹ năng tự bảo vệ
phù hợp đứa trẻ được đảm bảo về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ
hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Nhưng thực tế hiện nay tình
trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp,
không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm, tìm kiếm sự
giúp đỡ... để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều
trong xã hội.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi thì sự nhận thức và quá
trình lĩnh hội, tích lũy kinh nghiệm, biểu tượng, vốn sống so với các lứa tuổi

trước đã khá phong phú hơn. Điều đó giúp trẻ có những nhận biết cơ bản về một
số đồ vật không an toàn, những nơi nguy hiểm, một số tình huống khó khăn… và
có những cách ứng phó và bảo vệ bản thân. Nói cách khác, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
4


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

đã có những hiểu biết nền tảng và có kỹ năng tự bảo vệ cho bản thân trẻ. Tuy
nhiên, kỹ năng tự bảo vệ của trẻ còn nhiều hạn chế.
Thực tế chúng ta thấy rằng, do đặc trưng tâm lí lứa tuổi mẫu giáo, trẻ 5-6
tuổi thường hay bắt chước các hành động của người lớn. Trẻ rất dễ bị mất tập
trung bởi những cảnh vật mới lạ hoặc những đồ vật trong tay trẻ nếu thình lình
rơi xuống đất hoặc lăn vào những nơi nguy hiểm như hồ, ao, bể chứa nước,
giếng, bụi rậm,… Trẻ sẽ tìm cách đuổi theo mà không chú ý đến những nguy
hiểm trước mắt. Hơn nữa, trẻ tuổi mẫu giáo ít khi ghi nhớ những điều gì nếu chỉ
nói một lần với trẻ. Để trẻ có thể nhớ những gì người lớn dạy, hãy nhẹ nhàng
nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho đến khi trẻ nhớ.
Nhu cầu khám phá thế giới, môi trường xung quanh là một trong các nhu
cầu rất lớn của trẻ. Trẻ luôn khao khát tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh bất
kể chúng có an toàn hay không. Đặc biệt, đối với những đồ vật hàng ngày bị
người lớn cấm đoán, không cho phép được tiếp xúc hoặc chơi thì khi không có sự
giám sát của người lớn trẻ sẽ tò mò muốn khám phá xem chúng như thế nào.Vì
thế, trẻ không lường trước được những nguy hiểm có thể gặp phải. Các nguy cơ
đó có thể đến từ: đồ chơi trơn trượt, đồ chơi bị gãy hỏng một mắt xích nào đó,
hoặc chơi các trò chơi nguy hiểm: trèo cây, vin cành, ném cát – đất vào mặt nhau,
trêu nghịch các con vật, chạm vào bô xe máy đang nóng….
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tư duy của trẻ vẫn mang tính trực quan, sự quan
sát và đánh giá của trẻ còn mang đậm màu sắc chủ quan, cảm tính rất dễ bị thuyết
phục, nếu những người xấu nắm được đặc điểm tâm lí của trẻ như: thích ăn kẹo,

thích xem phim hoạt hình, nhận quà, chơi đồ chơi,… là cơ hội cho kẻ xấu lợi
dụng và dụ dỗ trẻ.
Hay trong những tình huống, hiện tượng bất thường nào đó xảy ra như: đi
lạc, đám cháy, động đất, bắt cóc, một tai nạn hay một vật gì đó bất ngờ đổ sập
xuống trẻ … trẻ thường không đủ bình tĩnh để phán đoán, để quyết định hành
động, xử trí như thế nào trong những tình huống như vậy. Với những đặc điểm về
kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nêu trên thiết nghĩ vấn đề giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ là rất cấp thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung ngiên cứu, tìm tòi để
tìm ra “Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” làm
đề tài sang kiến kinh nghiệm của mình. Tôi mong mình có thể góp 1 phần nhỏ
vào việc trang bị những kiến thức cho các con 5 -6 tuổi cách tự bảo vệ bản thân
trước những nguy hiểm.
2. Mục đích nghiên cứu:
5


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Hình thành tri thức và kỹ năng của giáo viên mầm non là tiền đề cơ bản
đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy về kỹ năng phòng tránh xâm hại
tình dục cho trẻ 5-6 tuổi thực sự có hiệu quả.
- Phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi .
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi
- Phát triển kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua
các hoạt động.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tìm tòi, sáng tạo.
- Phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm và đánh giá.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu bắt đầu vào đầu tháng 9/2017 và kết thúc vào giữa
tháng 4/2018.
- Cô và trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
6. Kế hoạch nghiên cứu:
- Tháng 9/2017
: Xác định đề tài, sưu tầm tài liệu.
- Tháng 10/2017
: Xây dựng đề cương.
- Tháng 11 – 12/2017: Tiến hàng sáng tạo và thực nghiệm.
- Tháng 1 – 3/2018
: Đánh giá kết quả, sửa chữa bổ sung.
- Tháng 4/2018
: Viết đề tài, in theo mẫu.

6


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Vậy chúng ta cần tìm hiểu kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì? Đó là những
hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để
hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết
cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong
phạm vi an toàn.

Mục tiêu của giáo dục Mầm non trong Chương trình Giáo dục mầm non
ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã xác định: “Giúp trẻ
em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở
trẻ em những chức năng tâm lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những
kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc
học suốt đời
Đặc biệt Chương trình Giáo dục mầm non 2009 đã đưa ra nội dung giáo
dục an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Năm 2010 Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt
Nam đã ban hành Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Trong đó, Chuẩn 6 đã đưa ra
chỉ số đánh giá “Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân”
Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng t ự
bảo vệ bản thân.
Giáo viên nên dạy cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ ngay từ khi tr ẻ
còn nhỏ để có thể hạn chế tối đa nguy hiểm cho trẻ. Tùy theo độ tu ổi và s ự
hiểu biết của các bé mà giáo viên có thể dạy cho bé những kỹ năng dù đ ơn
giản nhất nhưng vẫn có thể tạo được hiệu quả bất ngờ giúp các bé tự bảo
vệ mình, tránh xa nguy hiểm khi cần thiết
Kỹ năng an toàn khi tự chơi
Trong quá trình chơi, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ
vật như phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật
nhỏ. Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là
đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,…
Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể
Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm
đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để
đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như
7



Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, cần trang bị cho trẻ những kiến thức cần
thiết. Người lớn nên giúp trẻ hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể,
nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao.
Kỹ năng ứng xử khi bị lạc
Với nhu cầu vui chơi giải trí hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc xảy ra
nơi công cộng. Trẻ cần có những kiến thức ứng xử cần thiết khi bị lạc như: Con
nên gọi sự trợ giúp của ai? Nếu gặp người lạ muốn đưa con về con nên làm gì?
Chúng ta nên dạy trẻ ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Tuy
nhiên khi trẻ đang hoảng sợ chưa chắc trẻ đã nhớ chính xác những thông tin này,
vì thế tốt hơn hết nên cho trẻ mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố
mẹ trong trường hợp khẩn cấp.
Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông
Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội. Trẻ cần hiểu
được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai
trò trong việc điều hành giao thông, cách sang đường cũng như cách đi qua các
ngã ba, ngã tư.
Nhưng thực tế hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó
trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình
huống nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... để lại những hậu quả thật thương tâm và
đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội.
Việc trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân
và xã hội. Việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ chính là những nhịp cầu giúp trẻ biến
kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Trẻ có kỹ năng tự
bảo vệ phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử,
giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp hơn.
Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng nền tảng góp phần giúp trẻ mầm

non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách, sẵn sàng đi học lớp 1.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
Là một trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia thuộc một xã ngoại thành Hà
Nội, nằm ở phía Bắc sông Đuống của huyện Gia Lâp. Trường có 21 lớp, trong
đó có 03 lớp nhà trẻ và 18 lớp mẫu giáo. Gồm có 780 trẻ
Toàn trường có 74 đồng chí (Đ/c) CB- GV- NV.
Trong đó:
- CBQL
: 03/03 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ100%.
- Giáo viên : 48 đ/c, trong đó:
8


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

+ 37/48 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 77 %;
+ 11/48 đ/c trình độ chuẩn đạt tỷ lệ 23%.
2. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:
a. Thuận lợi:
- Môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của
lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng, thân thiện gần gũi đảm
bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Lớp học được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính,
Internet phục vụ cho việc tìm kiếm tài liệu.
- Trẻ của lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi
không nhiều, trẻ rất ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ từ cuộc sống
hàng ngày. Trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên đã có kiến thức và kỹ năng
nhất định.
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Luôn

cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện và tổ chắc tốt các hoạt động CSGD trẻ.
- Phụ huynh của lớp đa phần kinh doanh buôn bán nên việc kêu gọi hỗ trợ về
cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của trẻ rất dễ dàng.
Bên cạnh những thuận lợi thì không sao tránh khỏi những khó khăn do chủ
quan và khách quan mang lại.
b. Khó khăn:
– Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ chưa có nhiều trong kế
hoạch giáo dục của trẻ. Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ mẫu giáo trong chương trình còn ít. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa được đặt
ra như một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục.
– Kiến thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ còn hạn
chế. Giáo viên chưa nắm được hết các kỹ năng giải quyết vấn đề xảy ra cho trẻ
khi gặp nguy hiểm để hướng dẫn cho trẻ.
- Các tình huống nguy hiểm xảy ra bất kỳ lúc nào mà không có dự báo
trước nên trẻ khó giải quyết được một cách an toàn.
- Một số trẻ khi ở nhà được bố mẹ nuông chều chưa quan tâm đến việc rèn
kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ nên kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ còn
hạn chế. Một số trẻ trong lớp còn thụ động chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt
động.
- Đa số các bậc phu huynh mải buôn bán làm kinh tế nên ít có thời gian
quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh còn chủ quan, còn nhận thức chưa
sâu về việc trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho con trước những nguy hiểm.

9


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, Ban giám hiệu và bản thân
tôi đã không ngừng đưa ra các mục tiêu, những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và

phát huy mọi thuận lợi để giúp trẻ có được những kỹ năng tự bảo vệ cần thiết.
III. CÁC BIỆN PHÁP:
3.1. Biện pháp 1: Bản thân tự bồi dưỡng , nâng cao, chia sẻ với đồng nghiệp
về các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
Để có thể thực hiện tốt “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ 5-6 tuổi” trước hết bản thân tôi phải nắm chắc các kỹ năng cần
thiết để có thể dạy trẻ. Không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của
hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp
thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt,
giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của
trẻ.
Vì vậy, để giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng tự bảo vệ bản thân
đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và
nghiên cứu kỹ chương trình dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ mầm non 5- 6 tuổi. Cụ thể như sau:
- Tôi đăng kí và tham gia vào lớp học giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm
non tại Citysmart để có thể học được các kỹ năng bảo vệ bản thân cần thiết từ
các chuyên gia có kinh nghiệm. VD: Qua lớp học kỹ năng sống cho trẻ tôi học
được các kỹ năng cơ bản để dạy trẻ bảo vệ bản thân như các kỹ năng xử lý nguy
cơ bị hỏa hoạn, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, kỹ năng phòng tránh các
vật nguy hiểm…. ( Hình ảnh minh họa 1)
- Tôi học qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm, qua dự giờ thăm lớp, qua
tham dự các buổi chuyên đề, tập huấn, hội thảo do trường, Phòng giáo dục - đào
tạo, các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức…vào hè hoặc trong năm học.
( Hình ảnh minh họa 2)
- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống, các kỹ năng tự bảo vệ
bản thân dành cho trẻ mầm non trên sách báo, tạp chí mầm non, internet.
VD: Qua Tác phẩm: “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” của tác giả Yoon Yeo
Hong được nhà xuất bản Thông tin và truyền thông dịch và xuất bản năm 2011
tôi học được cách giúp trẻ nhận biết các mối nguy hiểm, nâng cao cảnh giác và

bảo vệ an toàn cho chính mình cũng như hướng dẫn trẻ cách đối phó hoặc thoát
khỏi nguy hiểm tạm thời
+ Hay cuốn: “Protecting the Gift – Keeping Children and Teenagers Safe (and
Parents Sane)” (Giúp trẻ em và thiếu niên an toàn) của tác giả Gavin De Becker
giúp tôi có được những giải pháp thiết thực giúp phụ huynh hướng dẫn trẻ biết tự
10


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm: Cha mẹ sẽ làm gì nếu con mình
bị lạc nơi công cộng; làm thế nào để nhận diện một kẻ lạm dụng tình dục; làm thế
nào để nhận biết con của mình bị lạm dụng tình dục; làm thế nào để cải thiện sự
an toàn cho trẻ
+ Hoặc cuốn: “Raising the kids who can protect them self” (Nuôi dạy những
đứa trẻ có thể tự bảo vệ mình) của tác giả Debbie và Mike Gardnert tôi đã có
được phương pháp dạy trẻ xác định và thoát khỏi những tình huống nguy hiểm;
cách nhận dạng những đặc điểm vị trí thoát hiểm cụ thể từ sân chơi đến những
nơi mua sắm; và trẻ làm thế nào có được những quyết định thông minh về sự bảo
vệ an toàn cho bản thân khi không có người lớn bên cạnh.
Ngoài ra còn có các cuốn khác như: “Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà”
và “Cẩm nang tự vệ an toàn ra ngoài” của nhà xuất bản Thanh niên. “Giúp bé có
kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn” của tác giả Vũ
Ngọc Minh….
Sau quá trình tự học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về các biện
pháp, kỹ năng dạy trẻ tự bảo vệ bản thân tôi nhận thấy mình có đủ kinh nghiệm,
kiến thức và kỹ năng để có thể dạy trẻ cách phòng tránh và sử lý những nguy
hiểm có thể đến với bản thân trẻ.
3.2. Biện pháp 2: Khảo sát kỹ năng TBVBT của trẻ 5-6 tuổi khi chưa thực
hiện đề tài:

Để nắm chắc và có phương pháp giáo dục trẻ đúng nhất tôi đã tiến hành
khảo sát trên trẻ ngay từ đầu năm. Tôi tiến hành khảo sát về kiến thức cũng như
kỹ năng TBVBT của trẻ. Tôi nhận thấy trẻ chưa nắm được kiến thức cũng như kỹ
năng TBVBT cụ thể:
Bảng hỏi nhận thức về kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi:
Câu hỏi
1. Số điện thoại khẩn cấp là gì?
2. Con hiểu thế nào là TBVBT?
3. Con hiểu thế nào là bị xâm hại?
4. Con hiểu thế nào về nguy hiểm khi có cháy?
5. Tác hại của việc chơi với các đồ dùng có sử dụng điện?
6. Những nơi như thế nào thì con có thể chơi?
7. Nếu bị lạc con sẽ gặp những nguy hiểm nào?
8. Khi tham gia giao thông con có thể sẽ có những nguy hiểm gi?
Bảng hỏi về kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi:
11


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Câu hỏi
1. Khi ai đó cố gắng nói về vùng kín với con , con sẽ làm gì?
2. Khi ai đó con đi theo, con sẽ làm gì?
3. Khi gặp hỏa hoạn, con sẽ làm gì?
4. Khi bị lạc ,con sẽ làm gì?
5. Khi ai đó cố gắng dụ dỗ con đi đến nơi vắng người, con sẽ làm gì?
6. Con làm gì khi người lạ muốn vào nhà?
7. Khi tham gia giao thông con phải làm gì?
8. Khi gặp tình huống khản cấp con sẽ làm gì?
Qua hai bảng khảo sát trên tôi tổng hợp được bẳng kết quả như sau:

Kết quả
Chưa đạt/tỉ
STT
Các kiến thức, kỹ năng.
Đạt/tỉ lệ
lệ
1
Kỹ năng an toàn khi chơi
4/11%
33/ 90%
2
Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục
3/ 8%
34/ 92%
3
Kỹ năng phòng tránh nguy cơ bị bắt cóc
4/11%
33/ 89%
4
Kỹ năng xử lý nguy cơ bị hỏa hoạn
5/14%
32/ 86%
5
Kỹ năng tham gia giao thông
7/19%
30/ 81%
Kết quả khảo sát cho thấy số trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân đạt yêu cầu
còn quá thấp, số trẻ chưa đạt yêu cầu rất cao. Trẻ chưa biết nhận định các tình
huống, chưa biết cách xử lý. Kiến thức của trẻ về vấn đề an toàn đối với bản thân
còn hạn chế. Khi nắm được tình hình thực tế ở từng trẻ tôi đã lên kế hoạch xây

dựng lồng ghép các kỹ năng TBVBT cho trẻ vào trong chương trình của trẻ tại
lớp.
3.3 Biện pháp 3: Xây dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ vào trong các hoạt động tại trường mầm non:
Xây dựng kế hoạch là vấn đề hết sức quan trọng, kế hoạch giúp ta nắm bắt
được công việc của mình để thực hiện đúng tiến độ và mang lại hiệu quả cao
trong công việc. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ tôi cùng với các động nghiệp trong khối cùng xây dựng kế hoạch
để lồng ghép nội dung này vào trong kế hoạch giáo dục của mình. Chúng tôi đã
cùng nhau bàn bạc, thảo luận để lồng ghép nội dung này vào chương trình một
cách khoa học và hợp lý nhất phù hợp với từng chủ đề và sự kiện.
Trong chương trình giáo dục mẫu giáo, nội dung TBVBT chưa được đưa ra
thành một hoạt động học, như thế trẻ sẽ không được hiểu sâu và chưa có kỹ năng
để tự bảo vệ bản thân trong thực tế .Chính vì vậy ta nên đưa nội dung này vào

12


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

chương trình giáo dục đồng thời lồng ghép giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi thì sẽ
đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi rà soát toàn bộ chương trình giáo dục mầm non, xem xét nội dung nào
có thể lồng ghép nội dung kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Tuỳ vào những chủ đề theo
tuần, tháng, học kỳ mà tôi lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để giáo dục cho
trẻ. VD: trong chủ đề về “Bản thân” chúng ta có thể giáo dục giới tính và kỹ năng
tránh bị xâm hại tình dục. Chủ đề “ Gia đình” dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi gặp
hỏa hoạn. Hay trong chủ đề “ Giao thông” Dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông.
Tùy vào từng tháng, từng chủ đề mà tôi đưa các kỹ năng TBVBT vào để
không bị trùng lặp hoặc chồng chéo nhau.

Cụ thể :
Tháng
Chủ đề tháng Nội dung giaó dục kỹ năng Thời gian
tự bảo vệ bản thân
Tháng 9
Trường mầm - Dạy trẻ kỹ năng an toàn khi HĐNT, HĐ góc
non
chơi.
Mọi lúc, mọi nơi
- Dạy trẻ biết và không ăn một Giờ ăn, HĐC.
số loại thức ăn có hại cho cơ
thể.
Tháng 10
Bản thân
- Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh HĐ khám phá
nguy cơ xâm hại tình dục
- Kỹ năng phòng tránh nguy cơ HĐ khám phá
bị bắt cóc
Tháng 11

Gia đình

Tháng 12

Nghề nghiệp

- Nhận ra và không làm một số
việc có thể gây nguy hiểm.
- Biết và không làm một số
việc có thể gây nguy hiểm.

- Không đi theo nhận quà của
người lạ khi chưa được người
thân cho phép
- Trò chuyện về tác hại của
thuốc lá và không lại gần người
đang hút thuốc lá.
- Dạy trẻ biết kêu cứu và chạy
khỏi nơi nguy hiểm
- Kỹ năng xử lý khi gặp hỏa
hoạn
13

HĐ đón – trả trẻ
Hoạt động góc
Mọi lúc, mọi nơi.
HĐ chiều

HĐ chiều
HĐ đón trẻ.
HĐ ngoài trời.
HĐ chiều.
HĐ khám phá


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tháng 1

Giao thông


- Kỹ năng an toàn giao thông.
HĐ khám phá
- Kỹ năng tham gia giao thông HĐ khám phá.
an toàn.
-Kỹ năng an toàn khi sử dụng HĐ ngoài trời.
PTGT

Tháng 2

Thực vật

- Nhận biết một số loại cây có HĐ khám phá
lợi và có hại cho con người.
- Dạy trẻ không trèo lên cây HĐ ngoài trời
cao.

Tháng 3

Động vật

-Tìm hiểu một số con vật hung HĐ khám phá,
dữ, hiền lành.
-An toàn khi đi sở thú.
HĐNT
Tháng 4
Hiện tượng tự -Không chơi ở những nơi mất HĐ lao động tập
nhiên
vệ sinh, nguy hiểm
thể.
-Kỹ năng ứng phó với biến đổi HĐ khám phá

thời tiết.
Tháng 5
Quê hương đất -Kỹ năng xử lý khi bị lạc.
HĐ khám phá.
nướcViệc xây dựng, lồng ghép các kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào trong các
hoạt động của trẻ tại trường mầm non giúp cho trẻ trang bị rất tốt cho mình
những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trong cuộc sống hàng ngày.
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng tình huống trong các hoạt động hàng ngày
để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ:
Tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; hoặc tạo
tình huống hấp dẫn mang tính có vấn đề để tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ. Việc giáo dục kỹ năng của trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm bằng thực tế
sinh động mà chỉ có thể thông qua những tình huống giả định. Và với việc giải
quyết một cách thuần thục những tình huống giả định này trẻ sẽ không bị lúng
túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải. Do đó,
việc tạo những tình huống hấp dẫn, mang tính có vấn đề là một biện pháp có vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng cho trẻ. Những vốn kinh
nghiệm này sẽ là "vật liệu" để trẻ ứng dụng giải quyết những tình huống trong
thực tế có thể trẻ sẽ gặp phải.
Thông qua các tình huống và cách xử lý trong từng tình huống trẻ sẽ có
biểu tượng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm
14


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

của trẻ giúp trẻ biết lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào trong cuộc
sống của mình. Việc lựa chọn và xây dựng những tình huống có vấn đề gần gũi,
thực tế, dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú
và duy trì được hứng thú trong suốt quá trình hoạt động góp phần kích thích sự tò

mò ham hiểu biết và là cơ hội để trẻ trải nghiệm những kinh nghiệm của bản
thân.
Tôi cung cấp cho trẻ những tình huống mà trẻ thường gặp phải trong cuộc
sống liên quan đến kỹ năng tự bảo vệ như tình huống trẻ bị lạc mẹ trong siêu thị,
trẻ bị người lạ dụ dỗ, bị người khác tấn công, trẻ bị lạm dụng…
VD: Cô đặt câu hỏi giả định: Con đi chơi siêu thị mà bị lạc mất bố mẹ thì
con sẽ làm gì? ( Hình ảnh minh họa 3)
Từ câu hỏi tình huống mà cô đưa ra, trẻ sẽ trả lời theo suy nghĩ của trẻ về
cách xử lý của mình khi bị lạc như: Đứng im một chỗ, đi tìm bố mẹ, nhờ người
khác gọi điện cho bố mẹ hoặc người thân. Qua câu trả lời của trẻ tôi sẽ đưa ra
những nhận xét về cách xử lý như thế nào là an toàn nhất cho trẻ.
Ngoài ra tôi còn gợi ý để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến
khích trẻ tự chia sẻ, xây dựng những tình huống mà trẻ đã gặp phải hoặc quan sát
thấy trong cuộc sống hàng ngày như: Khi con ở nhà một mình con có thể sẽ gặp
những tình huống nguy hiểm nào? Qua đó giáo viên tận dụng những tình huống
mà trẻ gặp phải trong thực tế để xây dựng các hoạt động phù hợp nhằm giáo dục
kỹ năng như : Kỹ năng xử lý khi gặp hỏa hoạn, Kỹ năng xử lý khi sử dụng kéo,
Kỹ năng xử lý khi có nguy cơ bị bắt cóc…..
Tôi cung cấp kiến thức, làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ thông qua việc
tạo điều kiện và cơ hội để trẻ có thể làm quen với môi trường xung quanh, trong
đó có cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thông qua việc quan sát tranh
ảnh, đọc và kể chuyện, tham quan…VD: Khi tổ chức cho trẻ đi tham quan, trước
khi cho trẻ đi cô có thể trò chuyện với trẻ về những lưu ý khi đi tham quan, các
tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết tình huống đó như thế nào .
(Hình ảnh minh họa 4)
VD: Khi đi tham quan, dã ngoại các con nhớ phải chú ý điều gì? (Học
thuộc số điện thoại của ít nhất 1 người thân. Đi theo hàng, luôn đi cùng cô và các
bạn, không chạy nhảy lung tung…) Hay: Khi bị lạc mất cô và các bạn con sẽ làm
gì? ( Nhờ chú bảo vệ, công an hoặc một người lớn nào đó gọi điện cho bố mẹ,
hoặc gọi vào số điện thoại của cô giáo ghi ở tay, đứng im tại nơi bị lạc để cô có

thể tìm thấy khi quay lại tìm trẻ….). Để trong quá trình tham quan, dã ngoại nếu
như trẻ bị rơi vào một tình huống nào đó thì trẻ có thể biết cách xử lý.
(Hình ảnh minh họa 5)
15


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Khi xây dựng tình huống, tôi không đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo
điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Trong quá
trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ mà có thể nâng cao
yêu cầu với trẻ cho phù hợp. Tôi tạo ra các tình huống phù hợp với vốn kinh
nghiệm, sự hiểu biết và hứng thú của trẻ, trẻ có thể tự mình hoặc với sự gợi ý của
giáo viên có thể giải quyết được. Các tình huống tạo ra không gò bó, áp đặt trẻ.
Tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên, gắn liền với cuộc sống thực hàng ngày
của trẻ, phản ánh mối quan hệ đa dạng, phong phú trong xã hội. Tôi luôn tạo sự
giao tiếp gần gũi, thân thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau.
VD: Tôi đã đưa tình huống:“Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé
sẽ phải làm thế nào?”Qua tình huống này tôi dạy trẻ: Khi thấy có khói hoặc cháy
ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, Hãy hét to để báo với người nhà và
những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy
báo cho hàng xóm.
Khi trẻ giải quyết các tình huống giáo viên cần theo dõi cách giải quyết của
trẻ để kịp thời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn trẻ. Giáo viên phải
luôn quan sát và khích lệ cũng như tuyên dương những biểu hiện kỹ năng tốt của
trẻ. ( Hình ảnh minh họa 6)
VD: Hôm nay cô thấy cách xử lý của bạn A khi gặp tình huống người lạ dụ
dỗ rất thông minh và nhanh trí. Các con hãy học tập theo bạn và cùng thưởng cho
bạn một tràng pháo tay nào.
Khi thực hiện biện pháp này tôi thấy giáo viên và trẻ có vốn kinh nghiệm

sống phong phú về các mối quan hệ xã hội. Giáo viên có thể quan sát và phát
hiện kịp thời những tình huống có vấn đề mà trẻ đang gặp phải từ đó có hướng
giải quyết hợp lý và an toàn nhất cho trẻ. Giúp cho trẻ có những vốn kinh nghiệm
phong phú để có thể giải quyết vấn đề một cách thông minh nhất.
5.Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi học tập, trò chơi đóng vai và tạo tình
huống cho trẻ thực hành trải nghiệm để giáo dục kỹ năng TBVBT cho trẻ.
Sử dụng biện pháp trò chơi là tổ chức cho người học chơi một trò chơi nào
đó để thông qua đó tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành
động, việc làm. Trong đó trò chơi học tập và đóng vai của trẻ mẫu giáo rất thích
hợp để giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kỹ năng. Sự trải nghiệm trong
môi trường chơi phong phú, hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận sâu rộng hơn với
thế giới hiện thực của người lớn và được gia nhập vào đó thông qua lăng kính của
trẻ từ đó các kỹ năng được hình thành và phát triển.
* Trò chơi học tập: Hình thức trò chơi này giúp trẻ nhận biết được kỹ
năng tự bảo vệ qua việc tiến hành các hành động nhận thức để phân loại các hành
16


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

vi đúng và sai, nên và không nên. Từ đó, trẻ sẽ có kinh nghiệm thực tế để có thể
giải quyết trong tình huống cụ thể. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ em chơi nhiều hơn là
học, những nhiệm vụ trí tuệ đặt ra cho các em không nhiều nên các trò chơi học
tập cần độ khó vừa phải. Bên cạnh đó, đồ dùng, đồ chơi chuẩn bị cho trò chơi học
tập ở lứa tuổi này cần phải bắt mắt, đẹp đẽ để thu hút sự chú ý của các em. Khi
hướng dẫn trò chơi, GV phải trực tiếp làm mẫu 2 – 3 lần để trẻ có thể nắm bắt
được cách chơi và luật chơi. Một số trò chơi học tập dành cho lứa tuổi mầm non
là: Bù chỗ khuyết; Hãy xếp theo thứ tự; Kể theo yêu cầu của cô; Ai đúng ai sai;
Ghép lại cho Đúng; Về đúng nhà, Bé thông minh - nhanh trí…
( Hình ảnh minh họa 7)

+ Nguyên tắc xây dựng và thiết kế trò chơi học tập:
- Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện và thời gian mỗi giờ học.
- Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.
- Trò chơi phải phù hợp với tâm lý trẻ, khả năng của người hướng dẫn và
cơ sở vật chất của nhà trường.
- Trò chơi phải tạo được hứng thú với trẻ .
- Trò chơi phải có mục đích rõ ràng: nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ
năng nào hay giới thiệu kiến thức nào.
- Trò chơi phải có luật.
- Dự trù đồ dùng đồ chơi, số lượng người tham gia chơi và những tình
huống có thể xảy ra.
- Chuẩn bị phần thưởng cho người thắng cuộc, đây là một yếu tố quyết
định sự hứng thú của trẻ đối với trò chơi.
+ Cách tiến hành trò chơi:
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn trẻ tham gia chơi.
- Tổ chức lớp thành các nhóm chơi. Cả lớp có thể chia thành 4 nhóm thi
đua tương ứng 4 tổ, hoặc 2 nhóm, hoặc chơi theo cá nhân…
- Giới thiệu luật chơi và các dụng cụ phục vụ trò chơi.
- GV nên làm mẫu hoặc cho một vài trẻ lên chơi thử.
Bước 3: Trẻ thực hiện trò chơi dưới sự giám sát của GV.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi.
VD: Trong giờ học “ Dạy trẻ một số kỹ năng xử lý nguy cơ bị xâm hại
tình dục” Khi cô tổ chức trò chơi ôn luyện, trò chơi “ Ai đúng ai sai”
+ Cô giới thiệu tên trò chơi “ Ai đúng ai sai”

17


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi


+Cô chia trẻ thành 3 đội thi đua nhau. Trên đây cô có các bức ảnh về hành
vi đúng – sai và nhiệm vụ của 2 đội chơi là tìm những bức ảnh thể hiện hành vi
đúng, sai của người lạ đối với trẻ em.
+ Cô đọc câu đố và có các đáp án, các đội sẽ nhấn chuông để giành quyền
trả lời. Đội nào trả lời được nhiều câu đúng nhất đội đó giành chiến thắng
( Hình ảnh minh họa 8)
Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát trẻ . Kết thúc trò chơi cô kiểm tra kết
quả, tuyên dương, tặng quà cho đội chiến thắng. Động viên, khích lệ đội thua để
trẻ cố gắng hơn trong những lần sau.
* Trò chơi đóng vai:
Đóng vai là hình thức tổ chức cho trẻ thực hành, làm thử một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là biện pháp giúp trẻ suy nghĩ sâu
sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà trẻ quan
sát được. Đồng thời tạo hứng thú cho trẻ và điều đặc biệt là trẻ có thể cảm nhận
thấy những tác động của lời nói và việc làm của các nhân vật mà trẻ đóng vai, từ
đó dẫn đến thay đổi thái độ hoặc hành vi của mình trước một tình huống bất kỳ.
Ví dụ: tình huống đóng vai “Đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ sẽ làm gì?”; “Trẻ làm gì
khi một người lạ mặt cho kẹo?”…
( Hình ảnh minh họa 9)
+ Cách tiến hành:
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng
nhóm. Qui định thời gian chuẩn bị, thời gian diễn của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận, luyện tập chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm diễn.
- Cả lớp nhận xét, thảo luận. Thông thường thảo luận bắt đầu về cách ứng
xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn sau đó mở rộng phạm
vi thảo luận sang những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn
chứng minh.
* Tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập, tương tác với người lớn,

với bạn ở mọi lúc mọi nơi.
Để giáo dục và phát triển các kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thì điều quan trọng
nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập các hành vi thường
xuyên, mọi lúc, mọi nơi có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một cách
bền vững. Kỹ năng của trẻ không thể được hình thành qua việc nghe giảng. Việc
nghe giảng chỉ mới giúp trẻ có nhận thức về một vấn đề nào đó. Trẻ chỉ hình
thành kỹ năng khi trẻ được cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một kỹ năng
18


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

nào đó. Việc hình thành kỹ năng được hình thành thông qua tương tác với người
lớn, với bạn cùng học. Trong khi tương tác trẻ được thể hiện các ý tưởng của
mình, được trải nghiệm, được đánh giá, xem xét về những kinh nghiệm mà mình
đã có trước đây.
( Hình ảnh minh họa 10)
Hơn nữa, việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm những tình huống thực tế sẽ vừa
tạo hứng thú cho trẻ đồng thời nhiều kinh nghiệm quý báu được hình thành, kể cả
khi trẻ chưa thực hiện đúng trong quá trình thao tác. Việc tạo cơ hội cho trẻ trải
nghiệm có thể được tiến hành thông qua việc xây dựng các tình huống và tổ chức
các hoạt động phù hợp, cũng có thể được thực hiện bằng cách cho trẻ trực tiếp
quan sát trong thực tế
Theo các nhà khoa học: Trẻ hiểu được 10% những gì trẻ nghe; 40% những
gì nhìn thấy; 60% những gì trẻ nhắc lại (nói) và khoảng 90% những gì trẻ nói và
làm. Do vậy, đây có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những tình
huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thông minh
nhất.
6. Biện pháp 6: Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh
giá bản thân

Việc tiến hành đánh giá kết quả hoạt động của trẻ có vai trò quan trọng
trong quá trình giáo dục. Nó vừa là khâu cuối nhưng đồng thời lại là sự mở đầu
cho một quá trình giáo dục tiếp theo. Dựa trên kết quả đánh giá, tôi có thể xác
định chất lượng và hiệu quả của những tác động giáo dục của mình. Những ưu
điểm và hạn chế của từng hoạt động cũng được bộc lộ, từ đó có sự điều chỉnh phù
hợp để cho quá trình tổ chức sau được hoàn thiện.
Đánh giá trẻ có ý nghĩa thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức, thái độ
và các biểu hiện hành vi của trẻ. Chính nội dung đánh giá sẽ góp phần định
hướng cho các kỹ năng của trẻ vì sự đánh giá bên ngoài thường sẽ được chuyển
vào đánh giá bên trong thành quá trình tự đánh giá. Tự đánh giá là yếu tố bên
trong của sự tự điều chỉnh- điều khiển hành vi và đó cũng là yếu tố của tự giáo
dục.
Thông qua việc nhận xét sẽ giúp trẻ củng cố thêm kinh nghiệm sống của
mình và biết điều chỉnh hành vi theo những chuẩn mực yêu cầu chung. Từ đó
hình thành và phát triển các kỹ năng cho trẻ một cách hiệu quả. Từ kết quả nhận
xét, đánh giá bạn, trẻ đối chiếu với khả năng của bản thân, từ đó xác định được
khả năng của mình, từ đó có thái độ đúng đắn để tự điều chỉnh hành vi và cách
ứng xử của mình cho phù hợp.
19


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Việc đánh giá được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học
tập và hoạt động vui chơi…Tôi quan sát phát hiện ra những sai lệch đưa ra những
gợi ý để trẻ thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện điều này, tôi đưa ra các yêu cầu
một cách cụ thể.
Đặc biệt trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi phân vai,
giải quyết các bài tập tình huống, tôi đưa ra các yêu cầu cụ thể về vai chơi và yêu
cầu của việc thực hiện kỹ năng tự bảo vệ. Trên cơ sở này làm điểm tựa giúp trẻ dễ

so sánh, đánh giá và tự đánh giá từ đó điểu chỉnh hành vi phù hợp để kỹ năng tự
bảo vệ ngày càng hoàn thiện và thuần thục hơn.
VD: Khi cho trẻ thực hiện kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc từ phía sau. Tôi yêu
cầu trẻ đóng vai kẻ bắt cóc phải thể hiện đúng vai, giữ chặt trẻ và cố lôi trẻ đi.
Còn trẻ đóng vai em bé bị bắt cóc phải kêu cứu thật to, vùng vẫy, bám chặt vào
chân kẻ bắt cóc để kẻ bắt cóc không thể đi xa được. Khi trẻ thực hiện kỹ năng
này tôi quan sát các cặp trẻ làm với nhau, nhận xét những trẻ làm tốt, nhắc nhở
những trẻ chưa thể hiện đúng hành động vai của mình, còn cười đùa như là chưa
đúng . “Tình huống bắt cóc rất nguy hiểm vì vậy các con phải thật nghiêm túc,
bởi vì khi gặp trường hợp như vậy mà các con cười đùa thì người khác sẽ không
biết con bị bắt cóc thật và sẽ không giải cứu được con”.
Trước khi đánh giá trẻ tôi tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào quá trình
nhận xét và tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn. Sau khi trẻ đã đánh
giá thì giáo viên tổng hợp lại các ý kiến đúng, bổ xung thêm ý kiến nhận xét nếu
chưa đủ ý. Tôi khuyến khích trẻ huy động những kinh nghiệm trong cuộc sống
của trẻ vào quá trình nhận xét và đánh giá trong các hoạt động do tôi tổ chức.
( Hình ảnh minh họa 11)
VD: Ở kỹ năng xử lý khi gặp hỏa hoạn cô cho trẻ thực hành kỹ năng lăn
qua lăn lại trên sàn để dập lửa khi bị lửa bén vào quần hoặc áo. Sau khi cho 1
nhóm trẻ lên thực hành cô cho các trẻ khác nhận xét về kỹ năng của bạn: “ Bạn
lăn như vậy đã được chưa? Chưa được ở chỗ nào?” Sau khi trẻ trả lời giáo viên
mới nhận xét chung những điểm được và chưa được.
Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành thông qua những tình
huống giả định với hy vọng rằng, khi trẻ gặp những tình huống thật trong cuộc
sống trẻ sẽ có thể áp dụng để giải quyết nhiệm vụ của mình. Do vậy, việc huy
động những kinh nghiệm sống này của trẻ sẽ khiến những hoạt động của trẻ trên
lớp gần gũi với thực tế của mình. Muốn làm được điều này, trước khi tổ chức một
hoạt động nào đó cho trẻ, tôi nói rõ các yêu cầu mà trẻ cần quan sát, nhận xét và
đánh giá bạn mình.
20



Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tôi cung cấp cho trẻ những tiêu chuẩn, thang đánh giá. Trên cơ sở này trẻ
sẽ đánh giá một cách công bằng, khách quan.
Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân bằng cách cô cho trẻ nhìn nhận lại
việc thể hiện các vai mà mình tham gia, việc tham gia các hoạt động của trẻ đã tốt
hay chưa. Việc yêu cầu trẻ tự đánh giá đòi hỏi trẻ phải so sánh kết quả của bản
thân với yêu cầu của hoạt động, so sánh hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
hiện tại so với những buổi trước như thế nào, so sánh trẻ với các bạn cùng lớp…
Muốn biện pháp này đạt kết quả giáo tôi tạo được không khí vui vẻ, thoải
mái khi tiến hành đánh giá, nhận xét, khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của mình
để xem trẻ đã hiểu vấn đề đến đâu, các cách giải quyết của trẻ đã phù hợp hay
chưa. Tôi nhận xét và đánh giá các nhận thức, thái độ, kỹ năng của trẻ từ đó giúp
trẻ những cách giải quyết tốt nhất.
Biện pháp này giúp trẻ chủ động tích cực hơn khi hoạt động, trẻ được bày
tỏ ý kiến của mình, nhận ra được điều được và chưa được ở bạn của mình khi
đánh giá, nhận xét, từ đó trẻ tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Còn với tôi thì biện
pháp này giúp tôi biết, đánh giá được khả năng hiểu biết của trẻ về các kỹ năng
mà mình dạy trẻ thông qua việc đánh giá nhận xét bạn.
7. Biện pháp 7: Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
Điều đầu tiên trước khi thực hiện phối hợp nhà trường và gia đình về việc
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là phải nâng cao nhận thức của phụ huynh về
sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
Song song với việc thực hiện biện pháp giáo dục trên lớp, là giáo viên chủ
nhiệm lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia
đình và nhà trường. Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa chú ý đến việc rèn luyện
các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi phải tuyên truyền đến các bậc

phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện các kỹ năng
cần thiết cho trẻ, phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải
mái, tự nhiên. Việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ
đón, trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan
hoặc tham ra trực tiếp vào các hoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ huynh.
Cụ thể:
* Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức
khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng
của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động.
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập
từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự bảo vệ bản thân , nhận
21


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt
qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ
thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ
bản thân.
Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh cho
rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ
mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ, làm hết tất
cả mọi việc cho con. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên
con khi có tình huống xấu.
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại, thủ phạm lại
chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết. Chính vì vậy,
người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây
hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ
huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể.

Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến
cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và tự bảo vệ bản thân.
VD: Tôi tuyên truyền đến phụ huynh để cùng dạy trẻ quy tắc năm ngón tay
( Hình ảnh minh họa 12)
Sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường giúp cho phụ huynh nắm được nội
dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mà trẻ được dạy ở trên lớp. Phụ huynh được
chia sẻ về phương pháp tác động cũng như phương pháp đánh giá mức độ kỹ
năng của trẻ. Từ đó phụ huynh có thể dạy thêm những kỹ năng tự bảo vệ cần thiết
cho con khi ở nhà vì thực hiện ở nhà tùy vào hoàn cảnh của từng trẻ mà có cách
dạy xử lý phù hợp hơn.
VD: Khi ở nhà phụ huynh có thể dạy con kỹ năng xử dụng vòi nóng – lạnh
an toàn. Hay giáo dục trẻ không chơi gần nơi có phích nước, bếp ga….những khu
vực an toàn và không an toàn khi ở nhà.
Bên cạnh đó, tôi yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc
thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:
+ Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
+ Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình.
+ Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa âu
hỏi để trẻ tự tìm tòi.
+ Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận
và có thể đưa ra kết luận của mình.
Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh: Bảng được thiết kế đẹp, kích
thước to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao
22


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng chủ đề tôi có đánh máy nội
dung giáo dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp để phụ

huynh cùng dạy trẻ và cùng rèn luyện.
Ví dụ: Ở chủ điểm “Gia đình” tôi ghi nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bản thân cho trẻ như sau: “Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ khi người lớn
vắng nhà”.
Hay chủ điểm “ Giao thông” tôi ghi nội dung: “ Dạy trẻ biết một số loại biển báo
cơ bản, đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải, cách sang đường khi qua ngã ba, ngã
tư”
Bên cạnh việc ghi nội dung các kỹ năng cần dạy con tôi còn để các tranh hình
ảnh, cách hướng dẫn từng kỹ năng đúng nhất mà mình sưu tầm được treo tại đó
để phụ huynh có thể tìm hiểu thêm. (Hình ảnh minh họa 13)
Ngoài ra tôi còn mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào một
vài hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tại lớp. Có rất nhiều phụ huynh
đã không khỏi ngỡ ngàng vì những bài học kỹ năng của con mình trên lớp.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng,
không chỉ giúp
trẻ phát triển tư duy, óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định. Mà còn giúp trẻ so
sánh, phân tích, tổng hợp… Còn là những kinh nghiệm bổ ích đối với cuộc sống
thực tiển hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ. Giúp trẻ có một hành trang vững
vàng, một tâm thế tự tin để bước vào cuộc sống.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non như kỹ năng tự bảo vệ bản thân tuy
không khó nhưng cần sự kiên trì của ba mẹ và người thân để hạn chế tình huống
xấu với trẻ.
IV. KẾT QUẢ:
* Về phía nhà trường:
- Khi xây dựng kế hoạch lồng ghép kỹ năng TBVBT cho trẻ vào chương
trình, chúng tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Trường tôi được tham gia xây
dựng chuyên đề kiến tập về “ Kỹ năng xử lý nguy cơ bị bắt cóc lứa tuổi 5-6 tuổi”
và “kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. Sau khi
thực hiện chuyên đề trường tôi đã được Phòng giáo dục cũng như các đồng
nghiệp trường bạn hết sức khen ngợi và lấy đó làm điểm mẫu cho trường của

mình.
- Cơ sở vật chất của trường được bổ sung nhiều hơn nhờ sự đóng góp của
phụ huynh.
* Đối với trẻ:
23


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sau khi áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu
nhà trường và sự đóng góp của chị em đồng nghiệp tôi đã tiến hành khảo sát 37
trẻ lớp tôi và đạt được kết quả như sau:
Kết quả
Chưa đạt/tỉ
STT
Các kiến thức, kỹ năng
Đạt/tỉ lệ
lệ
1
Kỹ năng an toàn khi chơi
35/ 95%
2/ 5%
2
Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục
34/ 92%
3/ 8%
3
Kỹ năng phòng tránh nguy cơ bị bắt cóc
34/ 92%
3/ 8%

4
Kỹ năng xử lý nguy cơ bị hỏa hoạn
35/ 95%
2/ 8%
5
Kỹ năng tham gia giao thông
35/ 95%
2/ 8%
Nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ có kết quả
tăng lên rõ rêt.
- Với những hình thức cô đưa ra trẻ nhận thức rất nhanh và có ứng dụng
trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong hoạt động vui chơi,
học tập.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ giúp trẻ
phát triển ở nhiều mặt.
- Trẻ phát riển được các kỹ năng phán đoán, suy luận biết đưa ra kết luận
của mình.
- Trẻ nắm được các kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống nguy hiểm và
làm tiền đề phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ sau này trong cuộc sống
* Đối với bản thân:
Bản thân tôi sau khi thực hiện áp dụng các biện pháp này tôi thấy mình đút rút
được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình giáo dục trẻ.
- Tôi nắm chắc phương pháp, có kiến thức, kỹ năng tốt hơn để dạy trẻ.
- Tôi có nghệ thuật lên lớp mềm dẻo hơn.
- Có những phương pháp, hình thức mới lạ thu hút trẻ vào hoạt động.
- Bản thân có được sự tin yêu tín nhiệm của đồng nghiệp cũng như của phụ
huynh.
- Có những kinh nghiệm ứng phó với các nguy hiểm khi xảy ra với trẻ.
*Đối với phụ huynh:
Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều phụ huynh cũng nhận thấy rằng trẻ có

rất nhiều điều con mình có thể làm được nhưng trước đó phụ huynh vẫn cho là
con còn nhỏ và chưa thể phòng tránh được những nguy hiểm. Phụ huynh cảm
thấy yên tâm hơn, tin tưởng và mạnh dạn trao đổi với con về các kỹ năng bảo vệ
bản thân của trẻ. Cũng như các vấn đề tế nhị mà lâu nay phụ huynh không đề cập
với trẻ.
24


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Các tình huống đưa ra không chỉ giúp trẻ có kỹ năng ứng biến ngay khi
gặp tình huống tương tự mà còn giúp trẻ có kỹ năng biết cách suy luận, suy đoán
tìm ra cách giải quyết ở các tình huống khác và hình thành những kỹ năng sau
này ở trẻ

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
25


×