1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục Mầm non là bậc học nhỏ nhất và cũng là bậc học đầu tiên trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Vị trí này tưởng chừng đơn thuần là việc trông giữ
trẻ, song nó lại là vị trí quan trọng là phần không nhỏ quyết định sự phát triển
toàn diện về nhân cách của một con người sau này. Đây là bước khởi đầu, là nền
móng vững chắc cho những chặng đường tiếp theo của cấp học khác. Vì thế
ngay từ khi còn trong độ tuổi mầm non chúng ta phải giáo dục trẻ để nền móng
ấy thực sự vững chắc cho tương lai.
Người giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc
đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai, có điều tùy theo mỗi thời đại
mà giáo dục sẽ được tổ chức theo các hình thức khác nhau. Tùy theo mỗi độ tuổi
mà giáo dục khác nhau. Tuổi mẫu giáo, trẻ mới bắt đầu quá trình học nói, tìm
hiểu về các mối quan hệ xung quanh chính vì vậy mà hoạt động làm quen với
văn học có vai trò rất quan trọng đối với trẻ.
Theo Điều 23.1 Luật giáo dục ngày 14/6/2005 có ghi: “Nội dung giáo dục
mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài
hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân
đối khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà cha,
me, thấy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà,
mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học”.[1]
Có thể nói rằng văn học là ngọn lửa hồng sưởi ấm tâm hồn và thắp sáng
những ước mơ cho trẻ về tương lai. Nó đem đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên
về cuộc sống xung quanh. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững biết đi, tập nói
đến lúc tập đọc, tập viết thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ.
Văn học có vai trò tích cực trong việc hình thành đạo đức cho trẻ, mỗi tác phẩm
văn học đem đến cho trẻ tâm hồn phong phú giàu tình thương yêu chân thực,
giúp cho trẻ biết được cái tốt, cái xấu, cái thiện cái ác, biết cái đẹp và làm theo
cái đẹp…….
Quá trình cho trẻ làm quen với văn học đã góp phần hình thành và phát
triển nhân cách ngay từ thuở ấu thơ, để phát huy được vai trò của văn học đòi
hỏi sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là cô giáo mầm non vậy làm
thế nào để giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học một cách tốt nhất ?
Từ những cơ sở trên tôi nhận thấy rằng việc giáo dục tốt môn văn học cho
trẻ trong trường mầm non là cần thiết để góp phần vào sự phát triển toàn diện
cho trẻ.
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm
non Lương Trung – huyện Bá Thước – tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là nhằm nâng cao chất lượng
tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, để giúp trẻ tiếp thu và
hiểu được nội dung giáo viên cần truyền đạt cho trẻ những gì thông qua các tác
phẩm văn học. Đánh giá chính xác tính cách các nhân vật qua việc chuẩn bị chu
1
đáo về nội dung, hình ảnh được thể hiện qua các tác phẩm văn học, để lôi cuốn
trẻ hứng thú vào trong hoạt động.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với tác
phẩm văn học ở trường mầm non Lương Trung – huyện Bá Thước – tỉnh Thanh
Hóa”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ năng dạy học tích cực nói chung và
phương pháp, kỹ năng sử dụng các đồ dùng trực quan. Tham khảo sách hướng
dẫn thực hiện chương trình theo Thông tư 28/2016/TT/BGDĐT. Sử dụng giáo
án điện tử trình chiếu powerpoit.
- Phương pháp trực quan hành động: Phương pháp dạy và học qua các
hoạt động tiếp xúc với đồ vật trực quan và qua tranh ảnh, vật thật, mô hình liên
quan đến tiết dạy. Giúp trẻ tiếp thu hiệu quả và học một cách tự nhiên thoải mái
không có sự căng thẳng, trẻ được hoạt động kết hợp với lời bài hát, bài thơ và
một số trò chơi.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm: Lựa chọn phương pháp này là giúp
trẻ được thực hành trải nghiệm vào các hoạt động của cô. Được hòa mình vào
những câu truyện những bài thơ, câu đố, cao dao, đồng dao, tạo sân khấu đóng
kịch để trẻ có thể nhớ và hiểu sâu hơn về nội dung tác phẩm văn học.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, mức độ tích cực của
trẻ khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN...
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo chương trình giáo dục mầm non “Mục tiêu của giáo dục mầm
non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hình thành
những yếu tố ban đầu của nhân cách con người”[2] do đó trong chương trình
giáo dục mầm non “Làm quen với tác phẩm văn học” là một hoạt động không
thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì thông qua các hoạt động làm
quen với các tác phẩm văn học nhằm phát triển ngôn ngữ bao gồm việc làm giàu
vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ
pháp tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Truyện và
thơ giúp cho trẻ làm quen dần với ý hay lời đẹp hình tượng trong sáng. Đặc biệt
nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hòa trong tình
thương qua lời ru “ầu ơ” đầy tình cảm ân cần của mẹ, của bà… và đó cũng là
cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ, hình thành nhân cách cho trẻ. Trẻ
được nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ đầu tiên của trẻ.
Ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là
phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê
hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm
tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính
yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… và còn là phương tiện hình thành các phẩm
chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ
2
được phát triển mạnh mẽ, trẻ đang tập nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói đúng câu,
đúng từ và đúng ngữ pháp.
Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm
đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng
yêu thiên nhiên cây, hoa, lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ
những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em.
Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác
phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự
hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện
được. Chính vì thế để đạt được mục đích của hoạt động làm quen với văn học
bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một biện pháp nâng cao chất lượng
cho trẻ hoạt động với tác phẩm văn học.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
Năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu
giáo 5-6 tuổi với tổng số trẻ là 24 cháu. Hầu hết các cháu đều khỏe mạnh, nhanh
nhẹn và yêu thích hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Trường nằm ở
trung tâm xã, thuận lợi cho việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường nên các cháu
đi học chuyên cần đạt tỉ lệ cao. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của
các cháu. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa
phương, tạo điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp cho cán bộ giáo viên công
tác.
Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng
đội ngũ nên thường xuyên thăm lớp dự giờ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, thực hiện nghiêm túc các chuyên đề, tổ chức các giờ thực hành cho
chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
Lớp tôi đang phụ trách được trang bị có ti vi, nối mạng Internet ...rất
thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Bản thân
tôi là giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có lòng yêu nghề, mến
trẻ, nhiệt tình trong công việc. Tôi rất thích tìm tòi, khám phá về tin học, nhất là
những gì có liên quan đến giáo dục mầm non.
100% trẻ trong lớp đã học qua lớp mẫu giáo 4-5 nên trẻ có nề nếp trong
học tập và đa số trẻ nói thạo tiếng phổ thông.
2.2.2. Khó khăn:
- Tuy là địa bàn trung tâm nhưng đa phần trẻ là con em dân tộc thiểu số,
Bố mẹ làm nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, trẻ vẫn còn nhút nhát, sợ sệt, chưa tự tin trong giao tiếp và thể hiện.
- Lớp tôi phụ trách là lớp 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 nên đa số phụ huynh
thường trú trọng đến việc dạy chữ và số cho con, ít quan tâm đến các hoạt động
khác.
- Trẻ ít được tiếp xúc với công nghệ thông tin, nếu có thì chỉ là xem hoạt
hình, siêu nhân…
3
- Trẻ chưa hứng thú tham gia giờ hoạt động làm quen với văn học, hoặc sự
tập trung chú ý chỉ được ở những phần đầu của giờ học, sau đó trẻ nhanh
chóng nhàm chán hoặc mất tập trung.
Đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú, chưa đa dạng
về chủng loại và màu sắc, hầu hết là đồ dùng, đồ chơi tự làm nên tính khoa học
và thẩm mỹ chưa cao.
Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của mỗi trẻ khác nhau, chưa được
đồng đều vì vậy việc giảng dạy có nhiều bất cập, khó khăn trong việc truyền đạt
mọi kiến thức đến cho trẻ.
Làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động thực hiện khó đạt kết
quả cao vì làm quen với tác văn học cần đến sự sáng tạo và khéo léo có giọng đọc
giọng kể hay của giáo viên cũng như năng khiếu của trẻ còn hạn chế.
2.2.3. Kết quả khảo sát chất lượng vào đầu năm học:
Qua thực tế tổ chức một số giờ hoạt động cho trẻ làm quen với các tác
phẩm văn học đầu năm tôi đã phân loại học sinh theo bảng khảo sát tháng 9 năm
2017 như sau:
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa
đạt
Tốt - Khá
TB
Nội dung
TST Số
Tỉ Số
Tỉ Số
Tỉ lệ
lượng lệ
lượng lệ
lượng %
%
%
-Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên 24
8
33
10
42
6
25
bài thơ tên tác giả.
- Hiểu nội dung tác phẩm.
24
6
25
10
42
8
33
- Đọc thuộc thơ, ca dao 24
6
25
8
33
8
33
đồng dao, kể lại truyện 1
cách diễn cảm, có cử chỉ
điệu bộ phù hợp.
- Biết đóng kịch, kể chuyện 24
5
21
12
50
7
29
sáng tạo.
Từ những thực trạng trên làm tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể
truyền đạt các tác phẩm văn học đến trẻ một cách tốt nhất. Chính vì thế mà tôi
đã quyết định tìm tòi nghiện cứu và tìm ra những biện pháp thực hiện nhằm
nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học ở trường mầm non.
2. 3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và tạo môi trường phong
phú hấp dẫn cho trẻ tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
Như tôi đã nói thực trạng của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi phụ trách, tuy
cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều nhau, tính của mỗi trẻ
cũng khác nhau, nhiều trẻ chưa quen với trường, lớp nên chưa chú ý học, có
nhiều trẻ còn nhút nhát, chậm chạp, sợ sệt... Vì vậy để cho trẻ có nề nếp, thói
quen trong học tập là một điều khó. Với tất cả lòng yêu thương đối với trẻ tôi đã
gần gũi tìm hiểu tâm, sinh lý của từng trẻ. Ngoài những giờ học, giờ chơi ở lớp
tôi còn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, để hiểu được sở thích, cá tính của mỗi trẻ.
4
Từ đó để có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ được phù hợp. Dần dần tôi đã đưa
ra các hoạt động, học tập, vui chơi của lớp sao cho hợp lý.
Ngay đầu năm học tôi đã chú ý đến vấn đề tạo môi trường phong phú hấp
dẫn cho trẻ hoạt động. Vì vậy tôi và trẻ cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi,
trang trí lớp phù hợp với từng chủ đề nhằm giúp trẻ lĩnh hội, khám phá, tìm tòi
và phục vụ cho quá trình học tập của trẻ. Tôi vận động phụ huynh sưu tầm sách,
báo có các câu chuyện, bài thơ phù hợp đối với trẻ và theo từng chủ đề để những
lúc trẻ hoạt động ở góc sách, trẻ mang ra xem hình ảnh để trẻ kể chuyện sáng
tạo…. Bên cạch đó, trong lớp tôi trang trí làm nổi bật góc “Cùng bé kể chuyện”
với nhiều nội dung câu chuyện, bài thơ phong phú theo chủ đề thực hiện. Tôi
trang trí theo hình thức mở để trong khi chơi trẻ có thể tự mình lựa chọn những
bức tranh phù hợp với nội dung câu chuyện, bài thơ và dắt theo thứ tự nội dung
của câu chuyện, bài thơ và các cháu nhì theo tranh để kể chuyện một cách sáng
tạo.
VD: Ở chủ đề: “Thế giới thực vật” tôi chuẩn bị các câu truyện tranh phù
hợp với chủ đề treo lên bảng góc “Cùng bé kể chuyện” để khi chơi ở hoạt động
góc, hoạt động mọi lúc, mọi nơi trẻ có thể dễ dàng lấy truyện và kể chuyện, đọc
thơ theo tranh.
(Hình ảnh minh họa: Các bé đang hoạt động ở góc cùng bé kể chuyện)
2.3.2. Giáo viên phải tự rèn luyện cho mình các thủ thuật ngữ âm khi
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn học chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi giáo viên biết
chuyển tải được tư tưởng, cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua
các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú và đa dạng.
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù
hợp, hấp dẫn như hội thi, tham quan đặc biệt chọn các hình ảnh đẹp, sinh động
đưa vào giáo án điện tử.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen Bài thơ “Em yêu nhà em” Chủ đề gia đình với
đoạn thơ:
5
“Chẳng đâu bằng chính nhà em....
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong”
Tôi thiết kế một slide với những hình ảnh, màu sắc kết hợp các hiệu ứng
sinh động. Ngôi nhà của em bé có 1 đàn chim đang đậu bên thềm và chú gà mái
đang đẻ trứng kêu cục tác.... Khi xem phần trình chiếu này trẻ tỏ ra rất chăm
chú.
Mỗi bài dạy tôi cố gắng dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài
tạo cho trẻ sự hứng khởi ngay. Ví dụ: Tôi vào vai bác sĩ với áo blu trắng, ống
nghe khám bệnh cho trẻ sau đó dẫn dắt trẻ làm quen bài thơ “Làm bác sĩ.”
Có những tình huống bất ngờ xảy ra nếu giáo viên biết tận dụng tốt thì
hiệu quả của việc tiếp nhận bài thơ của trẻ đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen bài thơ “Mưa” mà ngoài trời cũng đang mưa, tôi
có thể tận dụng tình huống đó cho trẻ quan sát trời mưa và giới thiệu tác phẩm
tới trẻ.
Với phương châm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” tôi rất chú ý đến hệ
thống câu hỏi trong quá trình đàm thoại. Các câu hỏi mang tính gợi mở đòi hỏi
trẻ phải suy nghĩ, phát huy năng lực tư duy của mình, hồi tưởng lại những sự vật
sự việc đã được mô tả. Khi trẻ trả lời tôi yêu cầu trẻ nói đủ câu, rõ ràng mạch
lạc.
Ngoài ra, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ về nội
dung của tác phẩm bằng cách hướng trẻ vào nhân vật chính với những hành
động của nhân vật, phát hiện ra phẩm chất, đưa ra nhận xét về nhân vật và xác
định thái độ, tình cảm của mình với nhân vật.
Giọng điệu cơ bản là tính chất chung của giọng đọc, giọng kể khi trình
bày một tác phẩm văn học nghệ thuật, giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào thể loại,
nội dung tư tưởng phong cách ngôn ngữ của tác phẩm.
Ví dụ: Câu chuyện Ba cô gái:
* Thanh điệu cơ bản là vừa phải, tình cảm, vui tươi.
* Về ngữ điệu: Đoạn đầu nhẹ nhàng tình cảm, hơi kéo dài.
Đoạn 2. Thay đổi theo diễn biến câu chuyện.
Bà mẹ: Giọng trầm, yếu ớt, thấp, ngắt quãng.
Giọng sóc: Mới đến: - cao, hồn nhiên trong trẻo.
Sau: - Giận giữ giễu cợt.
Sau nữa: - Trong trẻo hồn nhiên.
Cô chị Cả, cô Hai giọng thản nhiên giả dối.
Giọng người dẫn chuyện: Tình cảm, chậm rãi, vui tươi biến đổi theo câu
chuyện.
Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Ảnh Bác” trẻ đã biết đọc với giọng trang trọng thể
hiện được tình cảm sắc thái trên nét mặt. Trẻ chú ý thể hiện một số động tác
minh hoạ cho nội dung bài thơ.
Việc lựa chọn và thể hiện giọng điệu cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong
việc rèn kỹ năng đọc kể diễn cảm cho trẻ, bởi vì một trong những yêu cầu của
việc rèn kỹ năng đọc kể diễn cảm cho trẻ cũng là việc giúp trẻ cảm nhận và thể
hiện các giọng điệu khác nhau khi trình bày trang trọng hay vui vẻ, êm dịu hay
hóm hỉnh…
6
Ví dụ: với câu chuyện “Quả táo của ai” giọng điệu cơ bản là trong sáng,
sôi nổi thể hiện nội dung là Thỏ, Quạ, Nhím, cùng muốn nhận một quả táo và
cuối cùng quả táo đó về ai. Trong câu chuyện này, ngữ điệu khi thể hiện ngôn
ngữ của thỏ, nhím, quạ, cần phải cao, thậm chí có phần gay gắt thể hiện được ý
thức tranh chấp của các con vật này. Như giọng điệu của nhím phải có tính chất
khẳng định: “Quả táo chín rụng, tôi bắt được mà”.
Giọng của thỏ đòi hỏi khẳng định hơn “Tôi tìm thấy quả táo chứ! Quả táo
này của tôi”.
Còn giọng của quạ đen quyết liệt không kém “Quả táo này tôi hái đấy”.
Đối lập với ngữ điệu cao, có tính gay gắt đó là ngữ điệu trầm, ôn hòa của gấu,
thể hiện một tính cách chậm rãi, sáng suốt: “Các cháu đừng tranh cãi nữa ! Cả
ba cùng nói đúng, song không nên tranh giành nhau như vậy, hãy bổ quả táo ra
làm ba phần, mỗi cháu một phần”.
Giáo viên là nhịp cầu nối giữa tác phẩm văn học với các độc giả nhỏ tuổi.
Vì vậy giáo viên phải là người đọc đúng, phát âm chuẩn, rõ ràng mạch lạc. Nâng
cao hơn nữa là đọc diễn cảm. Để đọc diễn cảm tôi tìm hiểu, xác định thể loại của
bài thơ câu chuyện sắp dạy. Từ đó xác định nhịp ngắt, nghỉ lời thoại các nhân
vật trong các bài thơ câu chuyện. Tôi thường luyện đọc bằng cách đứng trước
gương đọc kết hợp với dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu, ngữ điệu ngôn ngữ.
Nhìn qua gương tôi tự nhận xét cử chỉ, điệu bộ nào là phù hợp, cử chỉ nào cần
phải chỉnh sửa.
Ngôn ngữ, hình thể, tư thế, nét mặt, cử chỉ của cô giáo luôn gắn với đọc
diễn cảm. Ngôn ngữ đọc diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm hòa quyện giữa
giọng điệu và sự biểu lộ trên nét mặt, ánh mắt, phong thái tự nhiên của cô giáo
sẽ làm hiện lên trong óc trẻ những hình ảnh sáng tỏ. Vì vậy cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học tôi rất chú ý tới điều này.
Trước đối tượng là trẻ em giáo viên phải hết sức khéo léo trong việc sử
dụng cử chỉ, nét mặt để trẻ không bị phân tán bới các yếu tố bên ngoài tác phẩm.
Ngoài yếu tố ngôn ngữ tôi còn chú ý tới trang phục của mình và cố gắng
tạo môi trường giàu chất thẩm mĩ gắn với tác phẩm.
Như vậy là các thủ thuật về ngữ âm có vai trò rất quan trọng đối với việc
rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ tác phẩm văn học có cuốc hút được trẻ và
trẻ có cảm thụ đầy đủ những giá trị nghệ thuật hay không là phụ thuộc vào cách
kể của cô.
Do đó, giáo viên cần phải trang bị cho mình các thủ thuật đọc kể diễn cảm
tác phẩm văn học, để tiết học đạt kết quả cao.
2.3.3. Sử dụng linh hoạt các đồ dùng trực quan kết hợp với công nghệ
thông tin trong tổ chức giờ hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học.
Làm quen với tác phẩm văn học không thể đạt hiệu quả cao nếu không có
đồ dùng. Việc sử dụng đồ dùng, đồ vật, mô hình sân khấu trong văn học là rất
quan trọng, nó kích thích tính tò mò, chủ động và khả năng hoạt động của trẻ.
Khi lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn
học tôi cân nhắc những điểm sau: Đồ dùng có màu sắc đẹp, hấp dẫn đối với trẻ,
dễ phục hồi hoặc sửa chữa, dễ kiếm như: vải vụn, rơm, rạ, xốp màu….., dễ bảo
7
quản hay cất giữ, an toàn ( không độc hại, không có cạnh sắc, không nhọn..), rẻ
tiền ( tận dụng nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương….).
Với điều kiện đồ dùng, đồ chơi của trường còn hạn chế tôi đã lên kế
hoạch tìm kiếm nguyên liệu phế thải sẵn có ở địa phương. Thông qua việc tổ
chức các hoạt động góc, hướng dẫn và cùng trẻ làm đồ dùng, đồ chơi, trẻ rất
hứng thú vì tự tay trẻ đã làm ra được những con vật, hình ảnh cùng với cô.
Ngoài việc sử dụng các đồ dùng thông thường khi dạy trẻ làm quen với tác
phẩm văn học đạt hiệu quả thì có thể nói công nghệ thông tin đã mang lại nhiều
thành công trong giảng dạy nhưng không vì thế mà tôi lạm dụng công nghệ
thông tin trong giờ học. Để cho giờ hoạt động với tác phẩm văn học được sinh
động tôi luôn sử dụng hợp lí giữa ứng dụng công nghệ thông tin với các đồ dùng
trực quan để cho giờ học được sinh động và cho trẻ được trải nghiệm thực tế
hơn.
Ví dụ: Chủ đề: Giao thông
Đề tài Truyện: Qua đường
Khi xác định được mục đích yêu cầu của đề tài tôi đã sử dụng phần mềm
Photoshop, đây là phần mềm nhằm hỗ trợ cho phần mềm PowerPoint để có một
bài giảng hoàn chỉnh. Phần mềm này cho phép cắt, chỉnh sửa ảnh để có được
ảnh động tạo ra các nhân vật hoặc đối tượng chuyển động theo ý muốn, nó còn
có thể di chuyển đối tượng đến bất kì vị trí nào, phông nền phù hợp với yêu cầu
bài giảng để tôi xây dựng những hình ảnh nhân vật trong câu truyện phù hợp với
nội dung câu truyện, để khi kể truyện cho trẻ tôi lật từng slie trong máy tính và
những hình ảnh trong các slie luôn động và có sự di chuyển nên luôn tạo được
sự hứng thú cho trẻ khi cô kể chuyện bé nghe.
8
Hình ảnh minh họa: Các slie
trongtruyện “Qua đường”
Ngoài những hình ảnh được thiết kế để khi kể chuyện cho trẻ nghe tạo hứng thú
cho trẻ, tôi còn xây dựng hoạt động đàm thoại một cách linh hoạt dưới dạng trò
chơi như “Vòng quay kì diệu”, “Chiếc nón kỳ diệu”...... để khi lên chơi trẻ sẽ
được trải nghiệm được làm quen với công nghệ thông tin được hứng thú hơn
trong hoạt động.
Với mục đích giúp trẻ củng cố, nhận thức, rèn luyện thành thạo các kỹ
năng thao tác tư duy cần thiết như phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của
trẻ, tính liên hệ thực tế, sáng tạo phù hợp với nội dung của bài mà trẻ không bị
áp đặt, gò bó….Quan điểm tích hợp lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ thực sự được hoạt
động, được trải nghiệm một cách tích cực, chủ động và sáng tạo, làm theo ý
thích, khả năng của mình nhưng không có nghĩa là trẻ làm theo tự do, thoải mái
mà phải làm theo sự hướng lái của cô, cô là người hệ thống hóa, chính xác hóa
lại thông tin từ đó mà trẻ tiếp nhận được, phân loại từng nhóm trẻ để trẻ dễ hoạt
động và phù hợp với khả năng của mình..
9
Như vậy ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hứng thú cho trẻ, nhưng
sử dụng nó một cách linh hoạt thì sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho tiết dạy. Sự
kết hợp hài hòa giữa máy tính, Tranh minh họa làm cho giờ học sôi động và bản
thân tôi thấy rất tự tin hơn rất nhiều so với 1 tiết hoạt động bình thường.
2.3.4. Tổ chức môi trường phát huy tính tích cực cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học trên giờ hoạt động học.
Bất cứ một tiết học nào thì giáo viên đều phải thực hiện đúng phương
pháp đặc trưng của môn học đó tùy vào mỗi giáo viên mà có cách tổ chức sáng
tạo và linh hoạt khác nhau, trên nền tảng kiến thức chung áp dụng phương pháp
tích hợp tôi tiến hành tổ chức tiết dạy như sau:
VD: Đối với tiết truyện chủ đề “Giao thông” tôi đã áp dụng phương pháp
tích hợp như sau:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu
truyện, thuộc lời thoại của nhân vật.
- Trẻ chơi trò chơi linh hoạt, sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nghe và cảm nhận nội dung câu truyện, trẻ biết kể thể hiện hành
động và ngữ điệu của các nhân vật.
- Kể chuyện theo nội dung chuyện.
- Có kỹ năng trả lời câu hỏi của cô.
3. Thái độ
- Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
- Giáo dục trẻ khi đi ra đường phải chú ý xe, sang đường phải có người
lớn dắt, ngồi trên xe không được đùa nghịch.
- Tích cực tham gia hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
- Ti vi, máy tính.
- Các slie có nội dung câu truyện.
- Tranh truyện.
- Tranh trẻ chơi trò chơi.
- Các đèn tín hiệu giao thông.
- Bảng cài.
- Mũ các loại PTGT.
- Các hình ảnh PTGT.
- Bài hát, trò chơi kết hợp trong bài.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1. Ôn định tổ chức gây hứng thú.
- Đến giờ vào lớp rồi nghe tin lớp mình rất ngoan
nên cô đến dạy lớp mình và đem đến cho lớp mình
một trò chơi các con có muốn biết trò chơi đó là gì - Lắng nghe
không?
- Đó là trò có tên gọi là “ Bức tranh bí ẩn”.
10
- Trên màn hình cô có một bức tranh nhưng bức
tranh ấy đã bị che lấp bởi các hình ảnh về các loại
phương tiện giao thông, bây giờ cô và các con sẽ
cùng nhau lật từng hình ảnh về các loại phương tiện
giao thông để tìm ra bức tranh bí ẩn ngày hôm nay
là gì nhé?
- Cô lật phương tiện đầu tiên (các đội có dự đoán gì
không?
- Cô và trẻ lần lượt mở các mảnh ghép
+ Các con đoán xem bức tranh nói lên điều gì?
- Có 2 chị em nhà Thỏ đang đi qua ngã tư đường
nhưng không chú ý đến đèn tín hiệu giao thông nên
sắp gây ra tai nạn đáng tiếc cho mình và cho mọi
người, đó cũng là nội dung của câu chuyện cô sẽ
tặng lớp mình ngày hôm nay.
* Hoạt động 2: Kể chuyện bé nghe
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm bằng cử chỉ,
điệu bộ
- Cô vừa kể các con nghe truyện qua đường
+ Cô kể cho trẻ nghe lần 2: kết hợp với tranh nội
dung truyện
-Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
* Giảng nội dung: Truyện Qua đường nói về hai chị
em thỏ xin mẹ ra phố chơi, mẹ đồng ý và dặn các
con cẩn thận, hai chi em được đi chơi rất vui và
thích nên đã chạy ngang qua đường mà không để ý
đèn tín hiệu giao thông suýt nữa gây ra tai nạn làm
cho cả đoàn xe phải dừng lại, lúc đó có chú cảnh sát
giao thông chạy tới dẫn 2 chị em thỏ vào vỉa hè và
đã nhắc nhở chị em thỏ khi qua đường phải chú ý
đến đèn tín hiệu giao thong, và khi ra đường phải có
người lớn đi cùng, kể từ đó 2 chị em nhà thỏ luôn
nhớ lời dặn của chú cảnh sát giao thông thỏ xám.
* Giảng từ khó
- Khi xin phép mẹ ra phố chơi mẹ thỏ bảo “ Các con
đi đường cẩn thận nhé, 2 chị em vâng dạ rồi “nhảy
chân sáo ra khỏi nhà” trong đoạn truyện trên có từ
“chân sáo” có con có hiểu nghĩ của nó không?
+ “Chân sáo” có nghĩa nhảy nhót tung tăng, nhảy
một chân, vui mừng vì được đi chơi
- Cho trẻ đọc từ “ Chân sáo”
- Khi đi chơi thỏ trắng nhìn thấy bên kia đường có
vườn hoa nên Thỏ trắng đã kéo chị thỏ nâu “chạy
ào” sang đường mà chẳng chú ý gì cả.
- Các con có biết “chạy ào” có nghĩa là gì không ?
- Quan sát, lắng nghe.
- Tranh hai bạn thỏ đang
qua đường
- Nghe cô kể truyện
- Truyện qua đường
- Nghe cô giảng nội dung
- trẻ đọc từ “Chân sáo”
11
->Cô giải nghĩa : “chạy ào” à chạy rất nhanh, không
chú ý trước sau.
- Đọc từ “Chạy ào”
+ Kể chuyện lần 3: Kết hợp với các sile trên máy
tính
- Cô thấy lớp mình học rất ngoan cô cho các con
một trò chơi “Bánh xe kỳ diệu”
* Đàm Thoại: Chơi trò “Vòng quay kì diệu”
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội chơi,Trên
màn hình cô có một vòng quay trên vòng quay có
các loại phương tiện giao thông mà các con đã được
học.
- Các con sẽ cử ra một bạn làm đội trưởng lên quay
vòng quay, kim dừng ở phương tiện giao thông nào
thì phía sau phương tiện giao thông nào có những
điều bí mật các con sẽ được khám phá, đội nào đưa
ra tín hiệu lắc xắc xô trước đội đó sẽ giành quyền trả
lời trước, nếu đội đó không trả lời được thì quyền trả
lời thuộc về đội khác.
- Trò chơi bắt đầu.
Lượt chơi đầu tiên giành cho đội ô tô
- Trong câu truyện có những ai?
( Một phút hội ý bắt đầu- thời gian hội ý kết thúc tín
hiệu cho 3 đội,)
+Trước khi đi chơi thỏ mẹ dặn các con điều gì?
( Một phút hội ý bắt đầu- thời gian hội ý kết thúc tín
hiệu cho 3 đội,)
-Bác gấu nói gì với 2 chị em thỏ?
- Trẻ đọc từ “ Chạy ào”
- Nghe cô phổ biến luật
chơi
- Thỏ mẹ thỏ nâu, thỏ
trắng....
- Nhớ đi cẩn thận
- Tại sao qua đường mà
không nhìn đèn tín hiệu
- Ai đã xuất hiện giúp 2 chị em?
gt
- Nhớ lời chú cảnh sát thỏ xám dặn 2 chị em thỏ đã - Chú cảnh sát thỏ xám
làm gì?
- Luôn chú ý tín hiệu đèn
- Giáo dục trẻ: ở miền núi chúng ta không có ngã tư giao thông khi qu đường
đường, không có đèn xanh, đèn đỏ nên khi các con
muốn qua đường thì phải có người lớn dắt đi, không
tự ý chạy sang đường như vậy sẽ rất nguy hiểm.
Ngồi trên xe bố mẹ đưa đi học phải thì không được
đùa nghịch trên xe các con rõ chưa.
- Các đội đã chơi trò chơi rất giỏi rồi các lượt chơi
các đội đều trả lời được cô khen cả 3 đội.
- Các đội đã chơi trò chơi rất giỏi rồi giờ cùng nhau
thi xem ai là người diễn xuất kể lại chuyện rất hay.
* Hoạt động 3:Thử tài diễn xuất
- Cho cả lớp kể chuyện 1 – 2 lần
- Cô cho cá nhân trẻ lên kể chuyện.
12
- 1 - 2 trẻ kể chuyện
- Trẻ kể chuyện cùng cô
-Chị em nhà thỏ đã không chú ý đèn tín hiệu giao
thông nên chút nữa gây ra tai nạn, chú cảnh sát giao
thông thỏ Xám đã giải thích cho chị em nhà thỏ hiểu
về tín hiệu các đèn màu giao thông, nhưng 2 chị em
Thỏ chưa nhớ lắm, bây giờ các con giúp chị em Thỏ
ghi nhớ sâu hơn về các đèn tín giao thông bằng một
trò chơi nhé.
* Hoạt động 4: Trò chơi
- Trò chơi thi ai nhanh:
+ Cách chơi: 3 đội chơi lên chơi đi qua đường hẹp
lên gắn các cột đèn tín hiệu giao thông.
- Đội xe đạp gắn cột đèn giao thông màu xanh bật
sáng.
- Đội xe máy gắn cột đèn giao thông màu đỏ bật
sáng.
- Đội xe tô lên gắn cột đèn giao thông màu vàng bật - Nghe cô phổ biến luật
sáng.
chơi.
- Đội nào gắn được nhiều, đội đó giành chiến thắng.
+Luật chơi: Giẫm vào vạch phải quay lại, gắn sai
đèn màu không được tính.
- Cô kiểm tra và nhận xét trẻ chơi.
- Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan, chơi trò
chơi rất giỏi kể chuyện rất hay và rất hấp dẫn, cô
khen cả lớp.
* Kết thúc: Cô cho trẻ hát “Em đi qua ngã tư đường
phố" đi ra ngoài.
- Hát và đi cùng cô
2.3.5. Dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua hoạt động ngoài giờ.
* Làm quen tác phẩm văn học thông qua các môn học khác:
Trong mọi giờ hoạt động học có chủ định khác như: Tạo hình, làm quen
với toán, âm nhạc, môi trường xung quanh, thể dục….đều có thể tích hợp môn
làm quen văn học có thể là những bài thơ, bài đồng dao, câu chuyện đã học hoặc
chưa học.
Ví dụ: Với môn Khám phá khoa học ở chủ đề: “Thế giới thực vật” với đề
tài “Tìm hiểu một số loài hoa”. Cô vào bài bằng cách cho trẻ đọc bài thơ hoa kết
trái sau đó trò chuyện với trẻ về các loại hoa trong bài thơ. Hỏi trẻ ngoài những
loài hoa trong bài thơ còn có những loài hoa nào khác…Hoặc khi dạy trẻ hoạt
động âm nhạc ở chủ đề: “Gia đình” với đề tài:
Hát và vận động: Cháu yêu bà
Nghe hát: Chỉ có một trên đời
Trò chơi: Ai nhanh nhất
Tôi cho trẻ đọc bài thơ:“Lấy tăm cho bà”. Đàm thoại với trẻ về bài thơ
như
hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? Em bé trong bài thơ được
cô giáo dạy như thế nào?...rồi giáo dục trẻ phải biết kính trọng, yêu quý bà, đi
13
hc v cú nhng bi th, cõu chuyn, bi hỏt hay thỡ biu din li cho b xem,
sau ú dn dt tr vo bi hc mi.
* Vi hot ng lm quen vi toỏn: Vi hot ng lm quen vi toỏn giỏo
viờn cng cú th tớch hp cỏc tỏc phm vn hc vo hot ng ny.
Vớ d: Khi cho tr t i ly dựng v ch ngi vi ch Ngh
nghip cho tr va i va c bi th Chic cu mi em dựng v ch
ngi hay cú th k 1 cõu chuyn sỏng to dn dt vo bi.
Tựy vo tng hot ng m tụi ó lng ghộp tớch hp hot ng lm quen
vi tỏc phm vo cỏc mụn hc khỏc mt cỏch phự hp.
* Dy tr lm quen vn hc mi lỳc, mi ni.
Trong bt c iu kin hon cnh no chỳng ta cng cú th giỳp tr lm
quen vi tỏc phm vn hc. Vi tr mụi trng xung quanh tr u vụ cựng bớ
him v kỡ diu. Vỡ th cụ giỏo tn dng mi c hi dn dt tr n vi tỏc
phm vn hc mt cỏch nh nhng bng con ng k diu ny mt cỏch hiu
qu.
Vic cho tr lm quen vi tỏc phm vn hc khụng nhng cú gi hot
ng hc cú ch ớch m cũn cú th dy tr lm quen vi vn hc mi lỳc, mi
ni, cú th cho tr lm quen vn hc trong gi ún tr, hot ng t chn, th
dc sỏng, hot ng ngoi tri, hot ng gúc, gi ng tra
Vớ d: Vào mỗi buổi sáng đón trẻ, tôi nhắc trẻ chào tạm
biệt bố, mẹ bằng một bài thơ nh bài: Lời chào buổi sáng
hoặc trong giờ ngủ tra tôi cho trẻ đọc bài thơ: Giờ đi ngủ
c bit trong quỏ trỡnh cho tr lm quen vi vn hc mi lỳc, mi ni
tụi chỳ trng ti phỏt trin kh nng sỏng to ca tr. Tr cú th k chuyn sỏng
to theo suy ngh ca mỡnh hoc cú th t tờn cho cõu chuyn cụ va k.
Cú th núi rng vic phỏt trin kh nng sỏng to ca tr l rt quan trng.
Cú th cho tr k chuyn sỏng to theo tranh, k chuyn sỏng to theo chi,
k chuyn sỏng to theo ch kớch thớch s sỏng to ca tr.õy l mt
trong nhng nhõn t quan trng phỏt huy ti nng ca tr sau ny nh tr
thnh cỏc nh vn, nh th, nh biờn kch
* T chc cho tr lm quen vi tỏc phm vn hc thụng qua hot ng
chi theo ý thớch.
c im tõm lý ca tr d nh v chúng quờn vỡ vy vi khong thi
gian 30- 40 phỳt/ trờn tit hc chớnh l khong thi gian tr c nm bt kin
thc cũn rt m h cú th ú mi ch l nh hng i vi tr. cng c
thờm, cung cp thờm, to iu kin cho tr nm bt chớnh xỏc rừ rng hn thỡ
thi gian thun li v phự hp nht l gi hot ng theo ý thớch vo bui chiu.
Ti õy cụ giỏo cú th chia t, chia nhúmT chc bng nhiu hỡnh thc khỏc
nhau ụn luyn nhng kin thc m tr ó tip thu trc trờn tit hc chớnh.
Vớ d: Vi truyn Ba cụ gỏi ch gia ỡnh tr mi ch mi hiu
ni dung v nh c cỏc nhõn vt trong truyn hot ng chung, vo bui
chiu cụ cho tr ụn luyn, cho tr k li chuyn, hoc chi úng kch khc
sõu kin thc cho tr.
* T chc cho tr lm quen vi tỏc phm vn hc qua do chi tham
quan.
14
Có thể coi việc tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan là một trong những
biện pháp hỗ trợ đắc lực trong khả năng nhận biết của trẻ về thế giới xung
quanh, bởi lẽ khi được dạo chơi tham quan trẻ được mở rộng tầm mắt, tạo ra cho
trẻ sự thoải mái tinh thần. Đi dạo được hít thở không khí trong lành, trẻ nhảy
nhót phát triển thể lực với mục đích giúp trẻ có thêm quỹ kiến thức về văn học.
Ví dụ: Với chủ đề: “Thế giới thực vật” khi tham quan vườn rau cô gợi cho
trẻ nhớ lại nội dung câu truyện “Cây rau của thỏ út”, Hay với chủ đề “nghề
nghiệp” khi tham quan cánh đồng lúa cho trẻ đọc bài thơ “Bác nông dân”
“Bác nông dân
Chăm cày cấy...”
Tùy vào chủ đề thực hiện cô cho trẻ đọc thơ hoặc kể truyện phù hợp với
chủ đề.
* Trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua chơi hoạt động ở các
góc
Ngoài việc các góc phù hợp với không gian của lớp, phù hợp với tâm sinh
lý lứa tuổi và phù hợp chủ đề. Các góc chơi tôi luôn thay đổi tạo các hình nét
cho trẻ cảm giác gần gũi thân thiện, ngoài ra các góc chơi là nơi lý tưởng để thể
hiện các hình vẽ các nhân vật, con vật có trong bài thơ câu truyện... giúp trẻ làm
quen với tác phẩm văn học tốt hơn.
Chẳng hạn: ở góc học tập - sách tôi gắn các tranh ảnh câu truyện bài
thơ ... tùy thuộc vào chủ đề.
Góc “kể chuyện cùng bé” tôi treo 1 số bức tranh các câu chuyện cho trẻ
kể chuyện sáng tạo theo ý thích của mình......
Vào giờ hoạt động góc trẻ có thể cùng nhau xem tranh truyện và cùng
nhau kể theo tranh…
Như vậy việc tạo ra các góc chơi và trang trí các hình ảnh phù hợp cũng là
những bài học bổ ích giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
2.3.6. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để tuyên truyền các
phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học trong hội nghị
họp phụ huynh tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh tầm quan trọng của thơ ca đến
sự phát triển về nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giới
thiệu cho phụ huynh một số tài liệu giúp trẻ phát triển các kĩ năng kể chuyện,
đọc thơ diễn cảm, kĩ năng cảm thụ tác phẩm.
Trong giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về việc giúp trẻ đọc thơ
kể chuyện diễn cảm, củng cố nội dung bài, đặc biệt coi trọng việc chuẩn bị ở nhà
cho các bé. Sau mỗi giờ làm quen với tác phẩm văn học ở trên lớp tôi dặn dò trẻ
về đọc lại bài thơ, kể lại chuyện cho bố mẹ nghe, trao đổi với phụ huynh giành
thời gian nghe trẻ đọc kể chuyện, sửa ngọng, sửa nói lắp, giúp trẻ có cách diễn
đạt câu rõ ràng, mạch lạc. Việc chuẩn bị đọc, kể diễn cảm ở nhà có tác dụng vô
cùng thuận lợi đối với những trẻ hay e thẹn, ngượng ngùng, nhút nhát. Ngoài ra
tôi còn tuyên truyền với các phụ huynh có thể đọc thơ kể chuyện trước khi ngủ
cho trẻ nghe để tạo tình yêu của trẻ đối với các bài thơ câu chuyện. Những bài
thơ, câu chuyện dài, khó tôi phô tô và gửi phụ huynh mang về đọc và dạy trẻ
15
những lúc rảnh dỗi. Những bài thơ có phổ nhạc thành bài hát tôi cũng phô tô để
phụ huynh có thể học hát cùng con.
Ngoài ra tôi huy động phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu như: tranh
ảnh, họa báo, vỏ hộp, .. để cô và trẻ cùng làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động học tập và vui chơi.
Nhân dịp những ngày lễ hội như ngày 20/11, ngày 22/12, ngày 8/3... tôi
mời phụ huynh đến tham quan và tham dự các hoạt động đọc thơ diễn cảm của
trẻ. Thưởng thức những tiết mục do các “nghệ sĩ tí hon” thể hiện trên sân khấu,
các bậc phụ huynh thêm tin tưởng, yên tâm về sự chăm sóc, giáo dục của cô
giáo đối với các con.
Qua quá trình tuyên truyền phụ huynh lớp tôi đã có nhận thức rất cao tới
việc phối hợp cùng cô giáo rèn luyện chăm sóc, giáo dục cho các cháu đặc biệt
là việc dạy trẻ đọc kể diễn cảm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .
2.4.1 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
Bằng sự nỗ lực phấn đấu và thời gian nghiên cứu tìm tòi, học hỏi đồng
nghiệp, đưa ra một số kinh nghiêm trao đổi với tổ chuyên môn nhà trường. Tôi
đã đưa ra một số kinh nghiệm vào việc giúp trẻ học tốt môn văn học và thu nhận
kết quả thực sự khả quan phần lớn số trẻ tham gia một cách hăng say hứng thú.
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng trong thời gian qua và chất lượng trẻ
đã được cải thiện rõ rệt.
Kết quả cụ thể như sau: Trước khi áp dụng SKKN:
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa
đạt
Tốt- Khá
TB
Nội dung
TST
Số
Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ
lượng lệ lượng lệ lượng lệ
%
%
%
-Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên 24
8
33
10
42
6
25
bài thơ tên tác giả.
- Hiểu nội dung tác phẩm.
24
6
25
10
42
8
33
- Đọc thuộc thơ ca dao đồng 24
6
25
8
33
8
33
dao, kể lại truyện 1 cách
diễn cảm, có cử chỉ điệu bộ
phù hợp.
- Biết đóng kịch, kể chuyện 24
5
21
12
50
7
29
sáng tạo.
*Kết quả khảo sát chất lượng sau khi áp dụng các biện pháp thực hiện
trên:
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa
đạt
Tốt- Khá
TB
Nội dung
TST Số
Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ
lượng lệ lượng lệ lượng lệ
%
%
%
16
-Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên 24
20
83
4
17
0
0
bài thơ tên tác giả.
- Hiểu nội dung tác phẩm.
24
19
79
5
21
0
- Đọc thuộc thơ ca dao đồng 24
20
83
4
17
0
dao, kể lại truyện 1 cách
diễn cảm, có cử chỉ điệu bộ
phù hợp.
- Biết đóng kịch, kể chuyện 24
15
63
8
33
1
4
sáng tạo.
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học của trẻ 5-6 tuổi bằng những biện pháp trên đạt kết quả cao
hơn rất nhiều so với những tiết dạy bình thường. Sở dĩ có kết quả như vậy là có
sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện cho tiết dạy, sáng tạo trong phương pháp giảng
dạy, lồng ghép tích hợp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ..
2.4.2. Đối với bản thân:
Tôi đã có được một số lượng các bài giảng, về các tác phẩm văn học tạo
hứng thú cho trẻ hoạt động.
Tôi đã có một vốn kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ hoạt động cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học.
Tôi đã nắm vững được các cách phối hợp sử dụng hợp lý đồ dùng trực
quan, sự kết hợp linh hoạt giữ tranh ảnh và trình chiếu powerpoint tạo cho hoạt
động thêm hứng thú hơn.
2.4.3 Hiệu quả của sáng kiến đối với đồng nghiệp và nhà trường.
Từ những kinh nghiệm được áp dụng thực tế ở lớp mẫu giáo lớn A1 nói
riêng tôi đã phổ biến rộng rãi cho chị em đồng nghiệp trong toàn trường nói
chung để từ đó giúp trẻ có hứng thú trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
Trẻ mạnh dạn tự tin, hăng say trong hoạt động. Chất lượng của các lớp
khối mẫu giáo lớn nói riêng và toàn trường nói chung được nâng lên rõ rệt.
Phụ huynh luôn phối kết hợp với nhà trường và sẵn sàng ủng hộ về kinh
phí và nguyên vật liệu làm đồ dùng cho con em mình học tập tốt hơn.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận.
Quan điểm giáo dục trẻ theo hướng mới giáo viên là người hướng dẫn, tạo
cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi tìm tòi khám phá.Trẻ hoạt động không bị áp
đặt để phát huy năng lực bản thân, được nhận xét nên trẻ trở nên năng động hơn.
Sau khi thực hiện chuyên đề làm quen văn học bản thân tôi không ngừng
phấn đấu học tập, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. Qua các tiết học trẻ rất
hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc
hơn.
So sánh giữa 2 lần khảo sát cho thấy tỉ lệ trẻ đạt rất cao so với việc trước
khi chưa áp dụng các biện pháp vào hoạt động với các tác phẩm văn học.
3.2. Kiến nghị.
Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi là những người làm công tác giáo
dục trực tiếp giảng dạy ở những nơi có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh chưa
quan tâm đến tình hình học tập của các cháu. Để trẻ tiếp thu văn học ngày càng
17
tốt hơn, hứng thú hơn. Rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn
nữa trong việc bổ sung thêm thiết bị đồ dùng dạy học cho nhà trường.
Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa làm
thêm đồ dùng đồ chơi, tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài được tốt hơn.
Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo các chuyên đề về
phát triển ngôn ngữ đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
ở trong trường mầm non.
Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang phục, phụ kiện để trẻ được tham
gia hoạt động đóng kịch theo các câu chuyện trong chương trình giáo dục mầm
non để tham gia vào ngày hội ngày lễ.
Khi viết sáng kiến này tôi đã rất cố gắng để hoàn thành và mong muốn
đem lại tính khả thi cao nhưng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp
ý của đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Bá Thước, ngày 21 tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
HIỆU TRƯỞNG
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Đinh Thị Phương
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số 38/2005/QH11 – Luật giáo dục ngày 14/6/2005 của Quốc hội.
2. Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số
28/2016/TT- BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016).
19
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đinh Thị Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Lương Trung
Tên đề tài SKKN
Tên đề tài,
Sáng kiến
Năm
Hướng dẫn kỹ năng xé Giám đốc
dán theo đề tài cho trẻ sở GD và
mẫu giáo 5-6 tuổi.
ĐT
Một số biện pháp nâng Giám đốc
cao chất lượng thông qua sở GD và C
hoạt động tạo hình cho trẻ ĐT
5-6 tuổi ở trường MN
Lương Trung.
C
Xếp loại
2008-2009
2014-2015
Số, ngày, tháng,
năm của quyết
định công
nhận, cơ quan
ban hành QĐ
Quyết định số
12/QĐSGD&ĐT ngày
5 tháng 1 năm
2010 của Giám
đốc sở GD và
ĐT
Quyết định số
988/QĐSGD&ĐT ngày
03 tháng 11 năm
2015 của của
Giám đốc sở GD
và ĐT
20