Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên trường mầm non sông âm nâng cao chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.52 KB, 14 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với trẻ mầm non thì "Sách giáo khoa" của trẻ chính là đồ dùng, đồ
chơi. Đồ dùng, đồ chơi là một thứ không thể thiếu đối với trẻ mầm non, đặc biệt
trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, đồ dùng, đồ chơi
đóng vai trò rất quan trọng là cầu nối giúp trẻ được tham gia vào các hoạt động
góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thẫm
mỹ cho trẻ. Như chúng ta đều biết, trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” trẻ
được trực tiếp tham gia hoạt động, thao tác với các loại đồ dùng đồ chơi dưới
nhiều hình thức khám phá, trải nghiệm để tìm hiểu về cấu trúc, hình dáng, màu
sắc, công dụng qua đó để hiểu thêm về đời sống, sinh hoạt, môi trường, làm
quen dần với các kỹ năng lao động của xã hội loài người. Do đó đồ dùng, đồ
chơi phải được coi là một phương tiện không thể thiếu được trong các hoạt động
hàng ngày của trẻ mầm non. Và đặc biệt hiện nay chương trình giáo dục mầm
non đang giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là nhu cầu
không thể thiếu. Không thể có một tiết dạy tốt khi không có đồ dùng đồ chơi
phục vụ tiết dạy, trẻ không thể phát huy tính tích cực, tự lực học tập khi không
có đồ dùng đồ chơi để trẻ nhận thức nhiệm vụ học tập.
Việc cho trẻ hoạt động với đồ dùng, đồ chơi là rất cần thiết. Tuy vậy, không
phải ở trường nào, địa phương nào cũng có điều kiện để mua sắm được đủ các
loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ theo chủ đề, chủ điểm
để thỏa mãn được nhu cầu của trẻ. Thực tế hiện nay, ở đơn vị chúng tôi, đồ dùng
đồ chơi tự làm để phục vụ cho trẻ hoạt động còn hạn chế về số lượng, cũng như
các chủng loại chưa đa dạng, phong phú và chưa có tính sáng tạo. Vì đặc thù
công việc quá bận rộn nên đa số giáo viên chưa có nhiều thời gian nghiên cứu
cách làm, tìm kiếm những nguyên vật liệu và phế liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ mà còn phụ thuộc nhiều vào đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, vì vậy chưa
tạo được môi trường giáo dục hấp dẫn trẻ và tổ chức các hoạt động hiệu quả
chưa cao. Bởi vậy, đòi hỏi người cán bộ quản lý cũng như giáo viên trong nhà
trường phải luôn sáng tạo, để làm ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và
phù hợp với từng chủ đề, từng nội dung bài dạy, từng độ tuổi, phù hợp với đặc


thù của địa phương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường.
Mà hiện nay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình chúng ta,
thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng như: Các loại chai lọ,
vỏ hộp sữa các loại, bìa lịch cũ, hộp cat tông, các loại vỏ trai, vỏ sò, vỏ hến, lốp
xe ô tô, lốp xe máy… Mỗi loại mang một kiểu dáng khác nhau, kích thước khác
nhau, đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có thể tận dụng để làm ra
những đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Mà việc tận dụng những
nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm
non hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm
nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú
vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá
cao. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, thực hiện tốt tiêu chí 17
về môi trường trong chương trình quốc xây xây dựng nông thôn mới giảm chi
phí cho công tác vệ sinh môi trường.
1


Xuất phát từ những lý do trên tôi đã quyết định giành nhiều thời gian để
tìm ra: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên trường mầm non Sông Âm nâng
cao chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm ra các giải pháp hay, chỉ đạo tổ chức thực
hiện có hiệu quả công tác tự làm đồ dùng, đồ chơi bằng phế liệu, nguyên vật liệu
sẵn có ở trường mầm non Sông Âm năm học 2018 – 2019
Trong quá trình thực hiện nhằm để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho đội
ngũ giáo viên trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi bằng phế liệu, nguyên liệu
sẵn có tại địa phương. Tạo ra được nhiều đồ chơi đảm bảo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính sư phạm: Có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm,
khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ, trẻ có thể thao tác với

đồ chơi trong nhiều trò chơi.
- Đảm bảo tính phù hợp, an toàn: Màu sắc kích thước phù hợp, không độc
hại, không nguy hiểm.
- Đảm bảo tính phổ biến: Các nguyên liệu phải sẵn có, dễ tìm ở địa phương,
có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau.
- Đảm bảo tính sáng tạo: Từ một loại nguyên vật liệu có thể tao hình thành
nhiều loại đồ chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên trường mầm non Sông Âm nâng cao
chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu:
Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả
đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp

2


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết: Luật giáo dục Việt Nam năm 2018 đã chỉ rõ:
“Phương pháp giáo dục mầm non: Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi
cho trẻ em được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, tạo sự gắn bó của người
lớn với trẻ; được hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các
giác quan và các chức năng tâm sinh lý”.[1]. Vì vậy: Giáo dục mầm non hiện
nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có

nhu cầu về vui chơi và vai trò của việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho
các hoạt động vui chơi khám phá của trẻ.
Đồ chơi đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động chơi.
Đúng như nhà tâm lý học Nguyễn Ánh Tuyết đã khẳng định: “Vui chơi là dạng
hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp
dẫn của trò chơi, đồ chơi”[2]
Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ
chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được nhu cầu
đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ
dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình
huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
trong trường mầm non.
Thông qua nhiều phương pháp và phương tiện, chúng ta có thể giúp cho bé
phát triển toàn diện hơn, sáng tạo hơn và vững chắc hơn. Và một trong những
phương pháp truyền thống và hiệu quả nhất đó chính là việc lựa chọn các loại đồ
chơi mầm non, thiết bị mầm non giáo dục phù hợp với quá trình phát triển trí tuệ
của bé.
Song thực tế hiện nay ở trong trường mầm non vẫn còn một số nhóm lớp
đồ chơi còn nghèo, bản thân giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu, chưa chịu khó
tìm tòi các thiết kế những mẫu đồ chơi, chưa khai thác những mẫu đồ chơi mới
lạ, chủ yếu là sử dụng các đồ chơi có sẵn, chưa khai thác sử dụng các nguyên vật
liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi. Chưa duy trì những kỹ
năng trẻ đã có ở trường mầm non, một số đồ chơi có tính bền vững chưa cao. Vì
vậy cần phải đưa ra một số biện pháp để chỉ đạo giáo viên tăng cường làm đồ
dùng, đồ chơi từ phế liệu sẵn có ở địa phương, từ đó tạo ra được nhiều đồ dùng,
đồ chơi phong phú phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
2. Thực trạng về chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu, nguyên
vật liệu sẵn có ở trường mầm non Sông Âm trước khi áp dụng sáng kiến.
2.1. Thuận lợi
Được Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức chuyên đề, xây dựng giờ dạy

mẫu... Phòng giáo dục đã tổ chức các cuộc thi phát huy tính tích cực của giáo
viên như: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và “Hội thi làm đồ
dùng đồ chơi”..
Được sự quan tâm giúp đỡ từ phía phòng giáo dục và đào tạo, lãnh đạo địa
phương cùng với phụ huynh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục
vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
3


- Các lớp được phân chia học đúng độ tuổi nên thuận lợi trong việc chỉ đạo
thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết trẻ trẻ đều phát triển bình
thường, nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Tất cả phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên đưa đón
trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập, vui chơi của trẻ khi
ở nhà cũng như ở trường với giáo viên phụ trách lớp.
- Giáo viên được tham gia chuyên đề về công tác làm đồ dùng, đồ, hướng
dẫn cách sử dụng trang thiết bị dạy học và đồ dùng đồ chơi do trường, Phòng
giáo dục tổ chức.
Giáo viên yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
2.2. Khó khăn
- Trường mầm non còn ở 2 điểm trường và khoảng cách giữa 2 điểm trường
xa nên khó khăn cho việc trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn...
- Là một xã nông thôn, kinh tế còn nghèo, thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho công tác chăc sóc và giảng dạy chưa đầy đủ theo yêu cầu.
- Một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi, chưa có kỹ năng làm đồ
dùng, đồ chơi.
- Đa phần phụ huynh làm nông thu nhập không ổn định nên chưa có điều
kiện để làm, mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở gia đình.
- Là một xã thuộc miền núi, hầu hết phụ huynh là nông dân, làm ruộng
nên họ nhận thức rằng: Việc giáo dục con cái chỉ là dạy trẻ học đếm, học chữ

cái… còn đồ chơi đối với trẻ là không cần thiết.
- Trình độ giáo viên không đồng đều, năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi của
giáo viên còn hạn chế.
- Thời gian mà giáo viên giành cho việc làm đồ dùng, đồ chơi hay giành để
tìm hiểu về cách làm đồ dùng đồ chơi còn ít.
2.3. Kết quả thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành đánh giá, khảo sát thực tế ở đơn vị tôi
với kết quả như sau:
Kết quả đánh giá trước
khi áp dụng sáng kiến
TT
Các nội dung đánh giá
Số lượng
Tỷ lệ
1 Đồ chơi được làm bằng nguyên vật liệu
80 bộ
30%
sẵn có.
2
Giáo viên sáng tạo, có kỹ năng làm đồ
5/21
24 %
dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có.
3 Giáo viên tích cực sưu tầm nguyên vật liệu
7/ 21
33 %
sẵn có làm đồ dùng, đồ chơi.
4 Trẻ mẫu giáo biết tự làm đồ chơi.
70/ 230
30,4 %

Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem
mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi
bằng phế liệu, nguyên liệu sẵn có ở địa phương góp phần làm phong phú thêm
nguồn đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại đơn vị.
4


3. Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên trường mầm non Sông Âm nâng cao
chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương
3.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tích cực nghiên cứu, học hỏi cách
làm, đồ dùng, đồ chơi.
Ngay từ tháng 8, tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng, xây dựng kế
hoạch, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn - Tổ trưởng tổ chuyên môn của
2 khối về kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi trong năm học 2018-2019 và triển khai
kế hoạch ngay từ đầu tháng 8/2018. Yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn và tất cả
giáo viên bám sát vào kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi chung của nhà trường để
xây dựng kế hoạch cho tổ, cho cá nhân sát với tình hình thực tế nhóm, lớp mình
phụ trách để thực hiện có hiệu quả cao. Sau đó tôi trực tiếp duyệt kế hoạch làm
đồ dùng, đồ chơi cả năm học của các tổ và cá nhân, đồng thời tham mưu với
Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch đó hàng tháng. Trong kế
hoạch làm đồ dùng, đồ chơi thì có sự thi đua giữa các tổ chuyên môn và có sự
tham gia của ban giám hiệu góp phần cổ vũ, động viên giáo viên tích cực hơn.
Bên cạnh đó; để nâng cao chất lượng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi bằng
phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có đạt kết quả cao thì tôi đã xác định bản thân mình
phải học tập nghiên cứu cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật
liệu sẵn có ở địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện. Và sau đây
là những cách để tôi nghiên cứu, học hỏi cách làm đồ dùng, đồ chơi:
Học cách làm đồ dùng, đồ chơi qua ti vi,qua mạng internet, sách báo, tập
san giáo dục mầm non. Tôi thấy một trong những cách giúp tôi biết được cách

làm đồ dùng đồ chơi nhiều: Tôi tìm đến các trang của “Đồ chơi sáng tạo từ phế
liệu”, “Đồ chơi tự tạo mầm non”, “Handmade” (làm bằng tay)… sau đó, ấn
“Thích trang” đồng thời “Theo dõi” thì tôi dễ dàng tiếp cận với những cách làm
đồ chơi mới hấp dẫn, khi có những video về cách làm đồ chơi mới thì tự động sẽ
báo về trang fabook cá nhân của mình với những video mới lạ, hướng dẫn dễ
hiểu và có thể áp dụng vào thực tế đơn vị thì tôi chia sẻ cho giáo viên trong đơn
vị để cùng nhau cho ra sản phẩm.

Các trang mạng hướng dẫn làm đồ chơi từ nguyên liệu sẵn có.
Học cách làm đồ dùng, đồ chơi qua việc tham quan học tập các trường
bạn trong, ngoài cụm và ngoài huyện. Cho một số giáo viên đến đơn vị mầm non
Phùng Minh, mầm non Kiên Thọ là đơn vị thực hiện mô hình điểm chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của cụm, trường mầm non
Hoa Mai là trường mầm non điểm của Tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra,
bản thân tôi đã từng được đi tham quan môi trường học tập của một số đơn vị
bạn ở các đơn vị trong huyện và ngoài huyện những gì tâm huyết đều được tôi
lưu lại bằng hình ảnh đồng thời tham khảo về cách làm để về làm hướng dẫn
giáo viên tại đơn vị.
Qua việc tìm hiểu các cách làm đồ dùng, đồ chơi trên sách, báo, qua mạng
internet…. Qua việc tham qua các đơn vị bạn, cùng chia sẻ kinh nghiệm cách là
5


đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên đã tích lũy cho mình nhiều cách làm hay, nhiều ý
tưởng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm từ nguyên vật liệu sẳn có, phục vụ cho
các hoạt động.
3.2. Lựa chọn nguyên vật liệu, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ
năng làm đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên và học sinh.
Hiện nay yêu cầu của việc tìm kiếm vật liệu làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
đang có một vai trò nhất định trong việc giáo dục trẻ, bởi nó tạo nên cho trẻ

những ý tưởng sáng tạo, trẻ làm quen với thế giới xung quanh một cách chi tiết
cụ thể hơn. Điều này đặc biệt quan trọng là góp phần hạn chế mua sắm đồ dùng
đồ chơi mà trẻ vẫn có nhiều đồ dùng đồ chơi để hoạt động thỏa mãn nhu cầu của
trẻ.
Việc lựa chọn nguyên liệu, đồ chơi để đưa vào các góc là một trong các
trọng trách của cô giáo. Nguyên liệu, đồ dùng, đồ chơi được chọn cần an toàn,
bền, rẻ tiền, đa dạng, mang ý nghĩa giáo dục và thu hút trẻ.
Muốn việc làm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có trong nhà
trường có hiệu quả cao thì trước hết phải tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
làm đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức
định kỳ hàng tháng của nhà trường. Tôi vẫn thường nói với giáo viên trong các
buổi sinh hoạt chuyên môn rằng: “Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như
lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho
người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người” (Voltaire). Chúng ta
hãy cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay trong giáo dục để ngọn lửa tri
thức, ngọn lửa nhiệt huyết đối với giáo dục luôn cháy sáng. Chính vì thế mà tôi
đã:
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, có kỹ năng, kỹ
thuật tốt về công tác tự làm đồ dùng, đồ chơi, chia sẻ những kinh nghiệm, ý
tưởng sáng tạo đã làm đồ dùng học tập đồ chơi từ phế liệu, nguyên vật liệu sẵn
có của địa phương cho tập thể giáo viên cùng tham khảo từ đó họ trao đổi, bàn
bạc, thảo luận phổ sung ý kiến cho nhau để tạo ra được những sản phẩm có tính
ứng dụng cao.
Ở mỗi chủ đề cùng cho giáo viên trao đổi, thảo luận và định hướng để giáo
viên làm các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề từ những nguyên vật liệu
sẵn có tại địa phương.
Ví dụ: Chủ đề gia đình: Làm đồ dùng gia đình.
+ Nguyên liệu: Phế liệu chai, lọ các loại, quả bóng, bình sữa zinzin, bình
comfort, dây điện, gỗ vụn, keo dán, sơn, cọ,… Làm thành ngôi nhà, bộ bàn ghế,
bộ nồi, ấm chén….


6


* Chủ đề thế giới động vật: Làm con vật, côn trùng từ các phế liệu chai, lọ
các loại, quả bóng, hộp sữa chua, vỏ thạch rau câu, vỏ cao hoàn tán, hột hạt, vỏ
ngêu, sò, ốc, hến… keo dán, sơn, cọ…

* Chủ đề thế giới thực vật: Làm các loại rau, củ, quả. Được làm từ chai
nước ngọt 1,5 lít, những quả bóng to, nhỏ các loại, vỏ cao hoàn tán, bột năng,
keo dán, sơn, cọ…

Tương tự ở các chủ đề tiếp theo, tôi hướng cho giáo viên sưu tầm nguyên
vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ
đề. Qua việc tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, tôi thấy rằng môi trường giáo dục
ở lớp phong phú hơn về thể loại, phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng, đặc
biệt đồ dùng đồ chơi tự làm mang tính mở, kích thích trẻ hoạt động và phát huy
được tính sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy của trẻ.
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải
nghiệm cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô như: cắt dán, tô màu, vẽ, làm đồ
chơi… qua đó giúp trẻ phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước, so sánh phân
loại con vật, đồ vật theo đặc điểm, suy luận nếu… thì…hay suy luận nhân quả…
thay vì đưa cho trẻ một “sản phẩm đã hoàn thành”, tạo ra thử thách trẻ là phải
hoàn thành sản phẩm từ những công cụ, thành phần cơ bản nhất được cung cấp
từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương để trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi.
Ví dụ: Cho trẻ 1 bộ xếp hình khối gồm những thanh gỗ chữ nhật, tam giác,
vuông tròn, cô gợi mở để trẻ có thể sáng tạo xếp thành những ngôi nhà, vườn
thú, con vật, cây cỏ tùy theo trí tưởng tượng của chúng...
Giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ chơi.
Để làm được đồ chơi thì trẻ phải sử dụng những vật dụng như dao, kéo

hoặc những đồ vật sắc nhọn để làm đồ dùng đồ chơi dưới sự giám sát của cô
giáo. Để bảo đảm an toàn và trẻ sử dụng đúng phương pháp cô giáo luôn ở bên
7


cạnh để hỗ trợ và hướng dẫn. Chỉ cần hướng dẫn, làm mẫu và trông chừng trẻ
chứ tuyệt đối không làm hộ trẻ. Cô giáo luôn cố gắng tạo điều kiện tối đa cho
các bé phát huy tính tự lập và học cách làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm
cần thiết phải dạy để các bé hiểu và làm chủ được cuộc sống, kiểm soát được
các mối nguy hiểm chứ không tránh né.
Có thể trong giờ chơi tự do cho bé đang vẽ tranh, một số khác đang cắt dán
các vỏ hộp giấy để ghép thành hình nhà, thuyền… qua việc cho trẻ làm đồ chơi,
đồ dùng học tập này trẻ biết giúp đỡ và hỗ trợ nhau từ khi còn rất nhỏ.
Việc tổ chức cho trẻ làm đồ chơi được xem như là một phương thức giáo
dục có hiệu quả về mặt tư duy, óc sáng tạo cũng như đạo đức tính thẩm mỹ ở trẻ,
trong quá trình làm đồ chơi trẻ có cơ hội được tìm tòi, hiểu biết về thế giới xung
quanh, sử dụng các giác quan của mình để tự sáng tạo ra những đồ chơi sống
động, những sản phẩm do chính bàn tay trẻ làm ra. Từ việc khuyến khích trẻ làm
đồ dùng, đồ chơi cùng cô tôi nhận thấy trẻ tự tin, tiếp xúc với mọi người xung
quanh, không còn rụt rè nhút nhát. Trẻ còn nhanh nhẹn, khéo léo hơn trong các
hoạt động tạo hình.
3.3. Tổ chức đánh giá công tác làm đồ dùng, đồ chơi qua các phong trào
thi đua làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương
Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi bằng
nguyên liệu sẵn có tại địa phương đối với đơn vị nên tôi đã mạnh dạn đề xuất
đưa tiêu chí này vào làm một trong những tiêu chí xếp loại giáo viên hàng tháng.
Đồ dùng được đánh giá cao sẽ là những đồ dùng có tính ứng dụng cao, đảm bảo
nguyên tắc tiết kiệm tận dụng được những nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương…
Trước thềm mỗi năm học, tôi tham mưu với hiệu trưởng nhà trường phát

động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên gắn với
các ngày kỷ niệm, ngày lễ của dân tộc, bảo đảm tính ứng dụng trong giảng dạy.
Năm học: 2018- 2019 nhà trường phối hợp với công đoàn tổ chức hội thi “
Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có tại địa phương” để chào mừng
kỷ niệm 20/11.
Qua hội thi tạo cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách
làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm làm đồ dùng. Đồng thời học
tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm
đồ dùng, đồ chơi. Qua hội thi mỗi một giáo viên có điều kiện để rút kinh nghiệm
cho bản thân, biết vận dụng và phát huy những kỹ năng, khả năng tự làm đồ
dùng, đồ chơi của mình trước đồng nghiệp và từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn.
Nhà trường đã tổ chức tốt hội thi “Giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi bằng phế
liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương” cấp trường kết quả đạt được: 100%
giáo viên tham gia hội thi.
Với sự cần cù chịu khó và sự tỉ mỉ, khéo léo của mình, các giáo viên nhà
trường đã làm được những bộ đồ chơi sáng tạo, phù hợp với các chủ đề, phù hợp
với trẻ ở từng lứa tuổi. Qua kết quả hội thi đã có:
3/21 bộ xếp giải xuất sắc;
5/21 bộ xếp giải nhất;
7/16 bộ xếp giải nhì;
8


6/21 bộ giải ba.
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp đạt giải cao trong hội thi:

Từ cuộc thi, ban tổ chức đánh giá các đơn vị đã đầu tư công sức, trí tuệ và
thời gian gia công, tập luyện, làm ra nhiều loại đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, bền,
đẹp, có tính giáo dục cao, bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với trẻ.
Ngoài ra từ những chủ đề cụ thể, mỗi giáo viên đã phát huy tính sáng tạo,

tạo ra những đồ dùng, đồ chơi không những bền, đẹp, mà còn có giá trị sử dụng
cao. Đồng thời, nhà trường cũng rất chú trọng việc khen thưởng, động viên kịp
thời những giáo viên điển hình, sáng tạo ra các sản phẩm đồ dùng, đồ chơi có
tính giáo dục cao. Chính vì thế, giáo viên nhà trường rất tích cực tìm tòi, sáng
tạo để làm ra sản phẩm đồ dùng, đồ chơi có chất lượng".
Qua việc thiết kế sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi mới đa dạng, phong phú,
lạ mắt giúp trẻ hứng thứ tham gia trải nghiệm khám phá các đồ chơi trong các
hoạt động
Với tấm lòng yêu nghề và yêu trẻ, sự sáng tạo, bàn tay khéo léo, chăm chỉ
các cô giáo mầm non đã biến những nguyên vật liệu phế thải trở thành những
sản phẩm đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác dạy và học thêm sinh động và lý
thú. Chính vì vậy, những món đồ dùng, đồ chơi do các giáo viên tự làm trong
thời gian qua đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà
trường.
3.4. Mời nghệ nhân đến tham gia thực hiện chuyên đề “Hướng dẫn cách
làm đồ chơi từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương”
Để tổ chức thành công chuyên đề “Hướng dẫn cách làm đồ dùng đồ chơi
bằng phế liệu, nguyên liệu sẵn có tại địa phương”. Đầu tiên tôi rất trăn trở: Làm
thế nào để tổ chức chuyên đề này có hiệu quả?. Sau khi tham khảo ý kiến của
các giáo viên thì tôi quyết định tìm đến ông Bùi Hiển người mà nhân dân địa
phương nơi đây gọi bằng cái tên yêu thương đó là “Nghệ nhân Bùi Hiển”.
Không phải tự nhiên mà nhân dân nơi đây gọi như thế mà bởi bằng khối óc trừu
tượng và đôi tay tài hoa của mình cụ đã “biến” những gốc tre thành những con
“phi long”, con phượng, con gà… đẹp mê hồn.
Không chỉ từ những gốc tre, cành tre mà cụ còn tìm cả những lõi cây, khúc
gỗ, thậm chí là những mảnh sắt vụn mọi người không cần dùng tới và "phù
phép" thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. Cụ bây giờ đã 80 tuổi nhưng
khi tôi tìm đến cụ đặt vấn đề về việc nhờ cụ đến trường để hỗ trợ thực hiện
chuyên đề “Hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi bằng phế liệu, nguyên liệu có sẵn
ở địa phương” cho các cô và thì cụ vui vẻ nhận lời.

Sau khi giới thiệu một số sản phẩm tự làm của cụ thì cụ đã hướng dẫn cho
từng giáo viên hoàn thành sản phẩm của mình. Cách tạo hình các con vật từ các
nguyên liệu đơn giản như gốc cây, rễ cây, khúc gỗ…
Trong một hoạt động ngoại khóa thì tôi còn cho trẻ gặp gỡ cụ, cụ dùng các
sản phẩm của mình làm ra để trò chuyện cùng trẻ, trẻ say sưa với những món đồ
chơi của cụ làm ra. Theo như mong muốn của các giáo viên và các bé thì cụ sẽ
9


tiếp tục đến với trường mầm non để cùng truyền ngọn lửa đam mê vào trong thế
hệ trẻ.
Nghệ nhân Bùi Hiển trong buổi chuyên đề
Nghệ nhân Bùi Hiển trong buổi trò chuyện với trẻ
Qua hoạt động hướng dẫn làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẳn có tại địa
phương. Cụ Bùi Hiển đã giúp tôi thực hiện thành công chuyên đề một cách trọn
vẹn, giáo viên, học sinh hứng thú với từng lời nói, từng hành động của cụ. Một
thành công nữa là cụ là người thổi vào chúng tôi niềm đam mê, lòng nhiệt huyết
khi làm các sản phẩm đó..
3.5. Huy động lực lượng của đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh.
Với cuộc sống bề bộn ngày nay đã làm cho không ít phụ huynh không còn
có thời gian chăm sóc con cái, không có thời gian chơi cùng với con mà thay
vào đó là mua sắm những đồ chơi mầm non ngoài trời hiện đại, trên thị trường
đồ chơi mầm non Trung Quốc và nước ngoài chiếm đa số. Bên cạnh có những
đồ chơi mầm non mang tính giáo dục, phát huy được trí tuệ, sự thông minh của
trẻ thì cũng có đồ chơi mầm non không an toàn, kích động tính hiếu chiến, bạo
lực như súng, gươm, mặt nạ dữ dằn, không có tính chân, thiện, mỹ đã gây tác
hại không tốt đến tâm lý trẻ.
Việc tuyên truyền đến phụ huynh về ý nghĩa của việc làm đồ dùng, đồ chơi
mầm non từ nguyên vật liệu có sẵn với trò chơi dân gian, gần gũi, sử dụng các
nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền. Đồ chơi, trò chơi truyền thống chính là một phần

của văn hóa dân tộc, từ việc giáo dục cho trẻ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân
tộc qua đồ chơi mầm non, trò chơi dân gian được phục hồi sẽ cho trẻ có cơ hội
tiếp cận với văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Ví dụ: như các trò chơi ném còn, ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu…
Bên cạnh việc tuyên truyền về đồ chơi mầm non, trò chơi truyền thống, đồ
chơi mầm non tự tạo là loại đồ chơi mầm non làm bằng nguyên vật liệu đơn
giản, dư thừa mà ở bất cứ đâu cũng có. Phụ huynh có thể dễ dàng tự làm cho con
và hướng dẫn con cùng chơi.
Phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi.
Đây là một quá trình sáng tạo cần thiết, tập cho trẻ nhiều kỹ năng tự mình
có thể làm và sáng tạo trong quá trình học mà chơi, chơi mà học. Với việc trò
chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu và cách làm ra đồ dùng, đồ chơi mầm non
đó, trẻ trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền đến phụ
huynh về các đồ dùng, đồ chơi mầm non có tính chất giáo dục phù hợp với trẻ.
Từ đó, phụ huynh tích cực hơn trong việc hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải, và
nguồn nguyên liệu này rất phong phú, có nhiều nguyên vật liệu là phế thải từ đặc
thù ngành nghề của phụ huynh. Mặt khác phụ huynh cũng hứng thú trong việc
làm các đồ dùng, đồ chơi mầm non từ các vật liệu sẵn có thay cho các đồ dùng
mua trôi nổi trên thị trường.
Ngoài ra, Đoàn thanh niên là một lực lượng đầy nhiệt huyết, sáng tạo đã
thu gom các loại phế liệu như lốp xe, tấm gỗ, thanh tre, nứa, quả khô…để làm ra
10


các phẩm đồ chơi bổ ích dành cho các em. Dưới bàn tay khéo léo những đoàn
viên thanh niên các phế liệu tưởng chừng như vứt đi lại trở thành đủ trò chơi
như ngựa, bập bênh, ghế ngồi… vừa đảm bảo an toàn, gần gũi với thiên nhiên,
vừa kích thích sự phát triển vận động, tư duy sáng tạo cho trẻ.
Đồng hành với phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương đoàn
thanh niên của trường kết hợp với đoàn thanh niên của xã đã tận dụng được rất

nhiều lốp xe, tre, gỗ … và làm được một số đồ chơi cho trẻ an toàn, thân thiện,
thẩm mỹ và đặc biệt là trẻ rất hứng thú..
4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến
Sau một năm thực hiện đề tài, tôi đã thu được một số kết quả sau:
* Đối với trẻ:
Trẻ có kỹ năng làm được đồ dùng, đồ chơi đơn giản phục vụ vui chơi và
làm môi trường trong lớp theo chủ đề.
Chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt
* Đối với giáo viên:
Bản thân tôi và đồng nghiệp biết cách làm nhiều loại đồ dùng đồ chơi từ
nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, kỹ năng cũng như khả năng làm đồ
dùng, đồ chơi tốt hơn.
100% giáo viên trong trường đã hưởng ứng cao với phong trào tự làm đồ
dùng đồ chơi, số lượng đồ dùng, đồ chơi trong toàn trường tăng lên rõ rệt.
Mỗi giáo viên nhóm lớp đã tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các chủ đề.
Mỗi chủ đề đã làm được 3-4 bộ đồ chơi
* Đối với nhà trường
Tiết kiệm được nhiều kinh phí trong việc mua sắm đồ dùng, đồ chơi trong
nhà trường.
Trường học an toàn, thân thiện, học sinh tích cực. Chung sức với địa
phương hoàn thành tiêu chí 17 về môi trường trong chương trình quốc gia về
xây dựng nông thôn mới.
* Đối với phụ huynh
Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình, cung cấp nhiều nguyên vật liệu, phế liệu để
làm đồ dùng đồ chơi.
Kết quả đánh giá sau khi áp dụng sáng kiến như sau:
Kêt quả trước
Kết quả sau khi
khi áp dụng sáng
áp dụng sáng

TT
Các nội dung đánh giá
kiến
kiến
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lượng
lượng
Đồ chơi được làm bằng
1
80 bộ
30%
330 bộ
90%
nguyên vật liệu sẵn có.
Giáo viên sáng tạo, có kỹ
2 năng làm đồ dùng, đồ chơi từ
5/21
24 %
21/21
100%
nguyên vật liệu sẵn có.
Giáo viên tích cực sưu tầm
3 nguyên vật liệu sẵn có làm đồ
7/ 21
33 %
21/21
100%

dùng, đồ chơi.
11


4

Trẻ mẫu giáo biết tự làm đồ
70/ 230
chơi.

30,4 %

200/230

87%

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên mà trong năm học 2018 -2019 nhà
trường đã có nhiều chuyển biến mới trong việc nâng cao chất lượng làm đồ
dùng, đồ chơi bằng phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có. Đội ngũ giáo viên hăng say
trong công việc tìm kiếm nguyên vật liệu và tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ
cho các hoạt động, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ, chất lượng tổ chức
các hoạt động có hiệu quả cao hơn. Giáo viên có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi
bằng phế liệu, nguyên liệu sẵn có tại địa phương mang lại kết quả đáng ghi
nhận.
Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. Trẻ được tham
gia thực hành, trải nghiệm, có kỹ năng trong giải quyết vấn đề.
Các bậc phụ huynh phối hợp tốt với nhà trường để cùng xây dựng môi
trường học tập cho con.

Qua việc làm và kết quả đã đạt được như vậy chúng tôi đã rút ra được bài
học kinh nghiệm như sau:
- Phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ, dùng đồ chơi một cách cụ thể, chi
tiết, giao chỉ tiêu tới từng giáo viên và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá
kết quả của giáo viên.
- Vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh sưu tầm, tìm
kiếm các nguyên vật liệu, phế liệu từ thiên nhiên sẵn có ở địa phương để giúp
giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi.
- Tổ chức tốt hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” nhằm phát huy tính tích
cực, khả năng sáng tạo của giáo viên. Có động viên khen thưởng kịp thời.
- Cán bộ quản lý cần phải chịu khó nghiên cứu, học hỏi cách làm một số đồ
dùng đồ chơi để phổ biến cho giáo viên.
- Sáng tạo trong việc thực hiện chuyên đề: Mời nghệ nhân đến trực tiếp
hướng dẫn cho giáo viên, học sinh cách làm đồ dùng, đồ chơi.
- Phát huy hiệu quả của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội để phục
vụ cho đề tài.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với nhà trường:
Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học tập trường bạn để học hỏi kinh
nghiệm nhiều hơn.
2.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo:
Tổ chức Hội thảo, tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ
năng về công tác làm đồ dùng, đồ chơi bằng phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có tại
địa phương.
Liên hệ và tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên đi tham quan, học hỏi ở
các huyện khác.
12


Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên

trường mầm non Sông Âm nâng cao chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi từ phế
liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương”. Trong quá trình thực hiện đề tài
này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp, bổ sung ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp, các ban ngành, các đồng
nghiệp để đề tài tôi được hoàn thiện hơn và tôi có kinh nghiệm hơn trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

……………………………………………….
……………………………………………….
……………………………………………….
……………………………………………….
……………………………………………….
……………………………………………….
……………………………………………….

Nguyệt Ấn, ngày tháng năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của bản thân, không sao
chép nội dung của người khác.

Người viết sáng kiến

Ninh Thị Tuệ

13



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Điều 23 luật giáo dục, ban hành theo QĐ số: /2018 QH14 ngày 27 tháng 9
năm 2018 ( Dự thảo)
[2] Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Chương 6: bài 5: Các dạng hoạt động của trẻ
mẫu giáo, Tâm lý học trẻ em. Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội

14



×