Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học đông hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.93 KB, 24 trang )

STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1

MỤC LỤC
Nội dung

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Cơ sở lí luận
Thực trạng công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học Đông
2.2
Hưng
2.2.1 Thuận lợi
2.2.2 Khó khăn
2.3 Các biện pháp để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ
2.3.1
nhiệm
Biện pháp 2: Phân tích những khó khăn và thuận lợi
2.3.2
trong công tác chủ nhiệm lớp


Biện pháp 3: Xây dựng tiêu chí thi đua và nề nếp lớp
2.3.3
học
Biện pháp 4: Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh
2.3.4
tích cực”
Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, hoạt
2.3.5
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.3.6 Biện pháp 6: Xây dựng chất lượng vở sạch chữ đẹp
2.3.7 Biện pháp 7: Giáo dục phẩm chất đạo đức.
Biện pháp 8: Chú trọng việc dạy của giáo viên và việc
2.3.8
học của học sinh.
Biện pháp 9: Giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học
2.3.9
sinh noi theo.
2.3.1 Biện pháp 10: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục
0
trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh
Biện pháp 11: Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả giáo
2.3.11
dục và tích cực động viên, khen thưởng học sinh.
2.3.1 Biện pháp 12: Một số giải pháp khác
2
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
3
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị


Trang
2
2
3
3
3
3
3
4
4
5
6
6
6
7
9
11
13
14
15
16
16
19
20
20
21
21
21


1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đang đứng trước những thử
thách lớn, đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng
một nền giáo dục cho tất cả mọi người, đó là nền giáo dục mang tính toàn diện,
nhân văn, hiện đại.
Trong đó bậc Tiểu học được xác định là nền tảng trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiện
để phát triển các bậc học tiếp theo. Mặt khác, đây là bậc học bắt buộc đối với
mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi và là bậc học “Nhằm giúp đỡ học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mỹ,
kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở”.
Với vị trí quan trọng như vậy có thể nói đây là bậc học đầu tiên có nhiệm
vụ và xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông “Đặt cơ sở
vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Vì vậy dạy học và giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ không chỉ đặt nền móng cho giáo
dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho sự hình thành toàn bộ nhân cách của
con người Việt Nam.
Đặc điểm của học sinh Tiểu học “Nhân cách đang hình thành và phát
triển”. Nội dung giáo dục Tiểu học cũng được xây dựng gồm những tri thức
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho nên giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học
có vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học
sinh. Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên bậc Tiểu học phải là những “Ông
thầy tổng thể, là người thầy mẫu mực, là những tấm gương sáng cho học sinh
noi theo”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà
trường và cha mẹ học sinh quản lí tập thể học sinh lớp mình, phụ trách phấn
đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của mỗi nhà trường. Giáo viên

chủ nhiệm là những người có kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức công
tác dạy học và giáo dục của một lớp.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt
động sinh hoạt, học tập của học sinh, chịu trách nhiệm đối với tình hình học
tập, giáo dục của học sinh. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm
trước Hiệu trưởng về khuynh hướng chính trị, tư tưởng về nội dung và việc tổ
chức công tác giáo dục trong lớp mà nhà trường đã giao phó. Có thể nói hoạt
động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm rất đa dạng và phong phú nhằm mục
đích “phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh” theo mục tiêu cơ bản của sự
nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Là người giáo viên, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của
mình trong sự nghiệp trồng người. Muốn các em trở thành những con ngoan
trò giỏi thì trước hết người giáo viên không những phải đảm nhiệm việc giảng
dạy nhiều môn học mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vấn đề này từ
trước tới nay đã được rất nhiều giáo viên quan tâm bởi nó góp phần tích cực
trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh.
2


Tuy vậy hiện nay ở một số trường Tiểu học còn có nhiều đồng nghiệp
chưa nhận thức được đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của công tác chủ nhiệm lớp,
hoặc chưa có kinh nghiệm nên chưa có sự quan tâm thỏa đáng tới công tác này
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì vậy
việc nhìn nhận đúng đắn và Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học
hiện nay là vấn đề cần thiết.
Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. Đó là
vấn đề không đơn giản. Làm thế nào để đổi mới và nâng cao hiệu quả của công
tác chủ nhiệm lớp? Đây chính là điều đầu tiên mà mỗi giáo viên cần quan tâm
khi nhận lớp chủ nhiệm.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác ở trường Tiểu

học cùng với lòng ham thích, muốn tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp đã thôi thúc tôi viết sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hưng”, với hi vọng sẽ đóng
góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục toàn diện trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học nói chung, của lớp 3
nói riêng và học sinh của vùng khó khăn có nhiều học sinh nghèo, để có những
phương pháp phù hợp trong quá trình dạy và học.
Đưa ra một số biện pháp công tác chủ nhiệm lớp giúp học sinh phát triển
tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
Tìm hiểu đặc điểm học sinh, phương pháp để hình thành chuẩn mực hành
vi đạo đức, khắc sâu và vận dụng công tác chủ nhiệm.
Phương pháp điều tra. Phương pháp trắc nghiệm. Đọc tài liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
“Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tụê, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” ( Điều 27, Mục 2,
chương II, luật giáo dục 2005). Do đó trường Tiểu học phải có đủ điều kiện cần
thiết để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phù hợp với phát triển của xã hội.
Một số đặc điểm của học sinh Tiểu học là: Nhân cách của học sinh Tiểu
học là nhân cách đang được hình thành. Trong mỗi học sinh Tiểu học tiềm tàng
khả năng phát triển. Mỗi học sinh Tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn
nhiên.
Ba đặc điểm cơ bản này tạo nên cho học sinh Tiểu học có tính chất dễ tiếp

thu sự nuôi dưỡng, sự giáo dục, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập. Học
sinh Tiểu học phát triển theo hướng hình thành nhân cách, định hình và hoàn
3


thiện dần con người mình theo hướng mục tiêu giáo dục. Chính vì vậy những gì
ta đưa đến cho học sinh Tiểu học phải được chon lọc, đảm bảo sự đúng đắn, lành
mạnh. Phương pháp giáo dục trẻ cũng phải đúng và phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ. Trong giáo dục, chúng ta phải cư xử với học sinh Tiểu học như
một chỉnh thể, một nhân cách đang hình thành. Nhà trường cần thực hiện
phương châm giáo dục toàn diện, đảm bảo chuẩn mực về mọi mặt để có thể tạo
được sự phát triển ở mỗi học sinh.
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của
giáo viên Tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của
giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã
hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo
đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo
viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường
quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách
cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã
hội.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự
dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát
triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh,
bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục
con cái cho nhà trường.
2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông
Hưng:
Năm học 2017-2018 tôi nhận chủ nhiệm lớp 3B. Thông qua công tác chủ
nhiệm ở lớp. Tôi rút ra thực trạng ở trường Tiểu học Đông Hưng nói chung và

lớp 3B nói riêng trước khi áp dụng các giải pháp này :
2.2.1. Thuận lợi:
Đầu năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
3B. Lớp có 28 em, trong đó có 15 em nữ và 13 em nam. Một số phụ huynh trong
lớp rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn động viên nhắc nhở và
hướng dẫn các em chuẩn bị bài đầy đủ ở nhà. Đa số học sinh ở gần nhà nhau nên
việc xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến” rất thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn:
Trường Tiểu học Đông Hưng là trường vừa mới sáp nhập vào thành phố
Thanh Hóa (thuộc vùng ven của thành phố Thanh Hóa). Do hoàn cảnh địa lí và
tình hình đời sống văn hóa ở đây không có điều kiện nên môi trường văn hóa
không thuận lợi các em học sinh không có điều kiện giao tiếp, tiếp xúc nhiều.
Về cơ sở nhà trường trang thiết bị đã được đầu tư, xong chưa đáp ứng được nhu
cầu dạy và học: Thiếu phòng học, thiếu các phòng chức năng, dụng cụ để vui
chơi có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Toàn trường có tới 56
học sinh là con em hộ nghèo. Một số học sinh bố mẹ đi làm ăn xa (đi bán đá ở
các tỉnh thành khác trên toàn quốc) con cái gửi cho ông bà người thân nên phần
nào còn thiếu sự quan tâm của gia đình. Bởi vậy các em không được mạnh dạn,
thiếu tự tin trước đám đông.
4


Giáo viên Tiểu học phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm
tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn
hạn chế. Chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Bên
cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cũng
chưa đầy đủ.
Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư
duy suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức
của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt

được lượng kiến thức bài học. Năng lực tư duy còn nhiều hạn chế, chưa thực
hiện tốt nội quy nhà trường, tham gia trò chơi nguy hiểm như: trèo cây hái bàng,
trèo tường, chơi súng bắn đạn nhựa, chơi đấu kiếm như trong phim kiếm hiệp,
những trò chơi không hợp vệ sinh như bắn bi, tạt dép, vẽ bậy lên tường, dán
hình … Trong lớp có những em hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quan tâm sâu sát
của gia đình như: (Em Lê Đức Duy, em Ngyễn Hoành Tú). Học sinh chưa hoàn
thành về các môn học và hoạt động giáo dục, chưa đạt về phẩm chất (Em
Nguyễn Văn Thuân, em Nguyễn Lê Tiến Đạt...). Một số học sinh chưa đạt về
năng lực nên có tâm lí chán học, hay nghỉ học: (Em Phạm Ngọc Hưng, em Lê
Thị Hà My...). Một số em có tính hiếu động thường trêu ghẹo bạn, nói chuyện,
đùa giỡn trong giờ học (Em Lê Đức Anh, Lê Huy Đăng...)
Đầu năm, khi được Ban giám hiệu giao cho chủ nhiệm lớp 3B, tôi đã tổ
chức khảo sát và thu được kết quả chung như sau:

SL
12

TL%
42,8

Chưa hoàn
thành
SL
TL%
8
28,6

SL
12
10

11

Đạt
TL%
42,9
35,7
39,3

Cần cố gắng
SL
TL%
6
21,4
11
39,3
9
32,1

Tốt
Đạt
SL
TL%
SL
TL%
35,714504Chăm học, chăm làm
Tự tin, trách nhiệm10
8
28,6
12
42,8

Trung thực, kỉ luật
10
35,7
13
46,4
Đoàn kết, yêu thương
10
35,7
15
53,6

Cần cố gắng
SL
TL%

Các môn học và hoạt động giáo
dục

Hoàn thành
tốt
SL
TL%
8
28,6

Hoàn thành

Các năng lực, phẩm chất
Năng lực
Tự phục vụ, tự quản

Hợp tác
Tự học, giải quyết vấn đề
Phẩm chất

Tốt
SL
TL%
10
35,7
7
25
8
28,6

8
5
3

28,6
17,9
10,7

Qua những thực trạng và nguyên nhân đã nêu trên, bản thân tôi là một
giáo viên chủ nhiệm, với trách nhiệm của mình bản thân tôi suy nghĩ và áp dụng
những điều mình được học hỏi ở sách vở (quá trình tự học) và tham khảo của
5


các đồng nghiệp, đã đề ra được những giải pháp sau nhằm khắc phục những
thực trạng trên, góp một phần vào việc nâng cao thể chất, giáo dục đạo đức cho

học sinh lớp mình hoàn thành được công tác của nhà trường giao.Từ thực tế
trên, tôi thấy mình càng phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm
và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với học sinh. Đặc biệt là cần có những
biện pháp hữu hiệu trong công tác chủ nhiệm lớp.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi đã thực hiện một số biện pháp
sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm:
Ngay từ khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu về đặc điểm
tình hình học sinh lớp mình phụ trách. Nắm các thông tin cần thiết về từng học
sinh.Tìm hiểu xem những học sinh nào bị khuyết tật, hoặc bị tật về các giác
quan, khả năng tiếp thu chậm và nguyên nhân.
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh. Những đối tượng học sinh có
các hoàn cảnh như: kinh tế khó khăn, nếp sống gia đình, sự quan tâm của cha mẹ
đối với con cái để từ đó giáo viên tìm ra nguyên nhân các hiện tượng tâm lí của
học sinh.
Tìm hiểu xu hướng, hứng thú, động cơ học tập của học sinh trong học tập
và các hoạt động khác từ đó giúp giáo viên hiểu được nguyên nhân để hướng
dẫn giáo dục học sinh đạt kết quả tốt.
Ví dụ: Trong thực tế có một số em học yếu các môn toán hoặc Tiếng việt
nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục thì học rất tốt do
các em hứng thú say mê đối với những môn này. Từ đó, giáo viên phải biết vận
dụng phương pháp dạy học phù hợp để giúp các em hứng thú với môn Toán,
môn Tiếng việt.
* Để nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, tôi thực
hiện công tác điều tra thông qua sổ liên lạc
Tuỳ theo đặc điểm, nội dung giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể
có nhiều cách phân loại.
Ví dụ: Căn cứ vào trình độ nhận thức, vào năng lực hoạt động tập thể,
hoạt động xã hội của học sinh, tôi phân học sinh của lớp thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: Gồm những học sinh tích cực, ủng hộ các giải pháp của nhà giáo
dục.
Nhóm 2: Gồm những học sinh không có biểu hiện gì xấu, nhưng không
thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể.
Nhóm 3: Đó là những học sinh có nhiều biểu hiện chưa hoàn thành về học
tập hoặc tư cách đạo đức; những em này cần được quan tâm đặc biệt.
2.3.2. Biện pháp 2: Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong
công tác chủ nhiệm:
2.3.2.1. Về phía học sinh:
Giáo viên cần nắm vững được trình độ, năng lực, phẩm chất chung của
từng em và những học sinh đặc biệt cần quan tâm của năm học trước để từ đó
vạch ra các biện pháp tác động phù hợp.
6


2.3.2.2. Về phía cha mẹ học sinh:
Giáo viên cần nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của cha mẹ, lựa
chọn những người tiêu biểu, có khả năng tuyên truyền và biết thu hút mọi
người cùng quan tâm đến các phong trào chung của lớp. Như công tác vận
động xã hội hoá giáo dục, trang trí lớp học...để bầu làm phụ huynh trưởng của
lớp.
2.3.2.3. Về cơ sở vật chất lớp học:
Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất của lớp đầu năm học để giáo viên có
kế hoạch tham mưu với nhà trường, hội cha mẹ, kêu gọi phụ huynh học sinh hỗ
trợ, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tập. Mở rộng phong trào xã hội hoá
giáo dục trong lớp.
2.3.2.4. Về tình hình kinh tế, chính trị địa phương:
Việc nắm bắt các thông tin này sẽ giúp cho giáo viên thực hiện tốt công
tác tuyên truyền, phát huy có hiệu quả phong trào xã hội hoá giáo dục, thực
hiện tốt việc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác

giáo dục.
2.3.2.5. Về phía bản thân giáo viên:
Từ những thuận lợi và khó khăn của lớp, giáo viên sẽ thấy được mình
cần phải làm gì, có kế hoạch như thế nào để thực hiện chỉ tiêu được giao. Qua
đó giáo viên thấy được mình còn gặp những khó khăn gì để từ đó đề nghị sự
giúp đỡ từ phía nhà trường, đồng nghiệp.
2.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng tiêu chí thi đua và nề nếp lớp học
2.3.3.1. Xây dựng tiêu chí thi đua của lớp :
Căn cứ vào tình hình thực tế và các chỉ tiêu chung của nhà trường, từ đó
giáo viên sẽ xây dựng chỉ tiêu phấn đấu của lớp chủ nhiệm về các mặt như:
năng lực, phẩm chất, chất lượng giáo dục, lao động vệ sinh, văn nghệ thể thao,
công tác đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các mặt hoạt động khác.
Trên cơ sở các chỉ tiêu này giáo viên chủ nhiệm sẽ vạch ra các biện pháp
thực hiện, phân công phụ trách và tổ chức thực hiện.
2.3.3.2. Xây dựng nền nếp lớp học:
2.3.3.2.1. Bầu chọn ban cán sự lớp:
- Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi
nhận lớp mới. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của
người lớp trưởng, lớp phó.
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh
tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1
phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn:
ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu. Chọn bạn a hay b hay c theo quy định của
tôi vào phiếu.
- 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ”
của mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).
7



Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của
mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm
thấy “oai”, thấy tự hào
2.3.3.2.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp.
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng em như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau
khi xếp hàng vào lớp.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp
hàng tập thể dục.
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi
lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài,
làm bài.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học
khi giáo viên yêu cầu.
- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt
đèn, quạt khi ra về.
- Phân công các bạn tưới cây, chăm sóc bồn hoa và chậu cây cảnh của lớp.
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp
tổ chức.
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.

- Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó
báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm
được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp
Ban cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi
những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các
em cách khắc phục.
2.3.3.2.3. Xây dựng nội qui lớp học
Nội qui lớp học như một công thức, như những lời nhắc nhở học sinh
cần thực hiện và áp dụng.
Vì vậy bản thân tôi đã không áp dụng đưa nội qui ra, rồi yêu cầu học
sinh thực hiện như việc làm trước đây, mà tôi đã tổ chức cho chính học sinh là
người xây dựng ra nội qui đó với qui trình tổ chức cho học sinh trong lớp trả
lời câu hỏi “Nên - Không nên”.
Ví dụ: Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi sau: “Những việc
học sinh nên làm và những việc không nên làm”
Từ đó học sinh sẽ suy nghĩ và phát biểu ý kiến. Giáo viên ghi bảng các ý
kiến trả lời của các em đồng thời cùng học sinh phân tích chắt lọc những ý kiến
8


hay nht, ỳng nht a vo ni qui thc hin. Vi cỏch xõy dng ni qui
lp hc nh trờn, tụi thy hc sinh rt ho hng, chớnh cỏc em l ngi tỡm ra
vic nờn lm v khụng nờn lm cỏc em nh lõu hn v ớt b vi phm.
2.3.3.2.4. Xõy dng nn np hot ng v hc tp:
* N np hc tp:
Hc sinh cú ý thc hc bi v lm bi nh. Chun b sỏch v theo ỳng
thi khoỏ biu. Rốn nn np truy bi u gi, n np gi tay phỏt biu trong
lp, nn np lm vic trong ban, trong nhúm hot ng, .
*N np chuyờn cn:
Rốn ý thc i hc y , ỳng gi, ngh hc phi xin phộp,

* N np sinh hot lp, sinh hot i:
õy l nhng n np hot ng quan trng nhm rốn ý thc tp th cho
hc sinh. Giỏo viờn cn hng dn cho hc sinh cỏch bỡnh nht, bỡnh tun,
cỏch t chc v tham gia sinh hot i, ý thc khi cho c. Xõy dng i vn
ngh, th thao ca lp, cú k hoch tp luyn tham gia cỏc hot ng chung
ca nh trng hay tham gia sinh hot theo ch im.
* N np lao ng - v sinh:
Rốn ý thc gi gỡn v sinh cỏ nhõn, n mc theo ỳng quy nh ca nh
trng.Tớch cc tham gia cỏc bui lao ng v sinh trng lp, lao ng trng
v chm súc cõy.Thc hin tt vic lm trc nht theo s phõn cụng ca t
trng. Cú ý thc gi gỡn v sinh chung, gn gng, ngn np.
* N np hot ng ngoi gi lờn lp:
Bao gm cỏc hot ng th dc gia gi, vui chi v ca mỳa hỏt tp th:
Giỏo viờn ch nhim cn rốn cho hc sinh tớnh t giỏc, tớch cc tham gia
cỏc hot ng th dc, th thao, vui chi v ca mỳa hỏt tp th, cú tỏc phong
nhanh nhn, thc hin ỳng v chớnh xỏc cỏc bi th dc, bi mỳa hỏt sõn
trng theo quy nh. Ngoi cỏc n np trờn, giỏo viờn ch nhim cn quan
tõm n cỏc n np hot ng khỏc nh hot ng giỏo dc theo ch im, nn
np cho c u tun, nn np xp hng ra v lp, nn np cho hi, nn np
theo dừi thi ua trong lp, ý thc tham gia cỏc hot ng thm ving, giỳp ,
ng h,
Mt khỏc giỏo viờn ch nhim phi bit xõy dng tit hot ng ngoi
gi lờn lp cú ni dung phong phỳ, phự hp vi ni dung ch im ca tng
thỏng theo k hoch hot ng ngoi gi lờn lp ca nh trng ó xõy dng.
Mt bui/tun.
Vớ d: Trong thỏng 9: cú ch im Mỏi trng ca em nờn tụi chn
ni dung:
Gii thiu ni qui trng lp, gii thiu v mỏi trng, i ng cỏc thy,
cụ giỏo v nhim v ca hc sinh cui cp. Vic ny giỳp cỏc em thờm yờu
trng, lp cỏc thy cụ giỏo hn.

2.3.4. Bin phỏp 4: Xõy dng lp hc thõn thin, hc sinh tớch cc
Nm hc 2017- 2018 là năm học tiếp tục thực hiện phong tro
Xõy dng trng hc thõn thin, hc sinh tớch cc nhm nõng cao cht lng
giỏo dc ton din, c bit l giỏo dc o c, nhõn cỏch v k nng sng cho
hc sinh. Qua đó phong tro ó cú sc lan ta mnh m c chiu sõu ln chiu
9


rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Muốn
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường
đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân
thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì
mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là
một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích
cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ
lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh.
Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến
hành từng bước như sau:
Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo 5 nhiệm vụ của người học
sinh và 10 yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh
chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học
sinh và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ
vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội qui của nhà
trường, của lớp ngày càng giảm dần.
Số học sinh của lớp, tôi chia thành 3 tổ ứng với 9 buổi học trong tuần, mỗi
tổ có một tổ trưởng. Lớp phó lao động phân công theo dõi các tổ làm trực nhật
hàng ngày. Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ

làm trực nhật. Nhưng ngµy nµo, tôi còng phải đi sớm để hướng dẫn các em
làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng
xuống dưới; cách cầm chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi;
cách trải khăn bàn, cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi giờ ra
chơi, tổ trực phải đổ rác. Tổ nào không làm tốt, lớp phó lao động có quyền phạt
tổ đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện
tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt
buổi học.
2.3.4.1. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp
* Xây dựng mối quan hệ thầy - trò:
Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn- ban ơn; bề trên- kẻ dưới;
giảng giải - ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công hợp tác. Thầy thiết kế - trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc - trò làm theo mẫu
của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi
yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu
học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng
mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không
phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan
hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - học trò làm; tôi hướng dẫn - học trò thực
hiện.
Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ
các em sửa chữa.
10


* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các
em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và
sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học tèt sẽ giúp những em cha tèt; ngược

lại, em học cha tèt cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải
e ngại, xấu hổ .
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng
giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự
hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc
làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào dó trong lớp chứ
không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là
những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn
những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nẵm rõ đúng hay sai. Sau đó
mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi
bạn và phải sửa chữa.
2.3.4.2. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành
mạnh
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở
thích của hầu hết các học sinh Tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh
hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi,
chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em.
Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và
hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc
tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại
với nhau.
Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi
có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt
ngoài giờ lên lớp.
2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp:
2.3.5.1. Tổ chức các hoạt đông vui chơi bổ ích:
Sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích

của hầu hết các học sinh Tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập
thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà
học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách
nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ
chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân
cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Các hoạt động sinh hoạt tập thể
và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học
chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
Trong các tiết Tự nhiên – xã hội, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi
như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống để biết phòng một số bệnh
11


thông thường , giữ vệ sinh môi trường, bảo vệ các thú hoang. Trong môn Đạo
đức, các em được đóng vai xử lí các tình huống giúp các em hình thành và rèn
luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em
nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến
khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học
chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt
động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống
thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một
cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
Tôi còn tổ chức chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” về các câu hỏi xoay
quanh những kiến thức các em đã học nhằm giúp các em hứng thú và khắc sâu
kiến thức hơn. Cụ thể trong môn Tiếng việt ở tuần 27, các em ôn tập và kiểm tra
kỹ năng giữa học kì 2. Tôi chuẩn bị những câu hỏi v à chuẩn bị một cây hoa để
các em lên hái hoa dân chủ.
2.3.5.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kĩ năng
sốngcho học sinh.

- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh củng cố, bổ
sung, mở rộng thêm tri thức đã học; phát triển óc thẫm mĩ, tăng cường thể chất,
nhận thức xã hội và ý thức công dân, thêm yêu quê hương đất nước; giáo dục
thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể; rèn
cho học sinh các kĩ năng tự quản…Do đó tôi đã tổ chức cho các em tham gia các
hoạt động ngoài giờ lên lớp như:
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật: Chăm sóc
gia đình liệt sĩ, thương binh, giúp đỡ gia đình neo đơn, giúp đỡ các bạn học sinh
nghèo vượt khó; tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp…
- Tìm hiểu, ứng dụng khoa học kĩ thuật, phục vụ học tập như: Tìm hiểu
dân số bảo vệ môi trường; câu lạc bộ: Thơ văn, Ngoại ngữ, nhạc, hoạ…
- Tham gia các hoạt động lao động công ích, xã hội như: Tham gia trồng
và chăm sóc cây xanh xung quang trường, vườn hoa; lao động giúp đỡ gia
đình…
- Tham gia các hoạt động văn hoá - nghệ thuật như: Tổ chức hội diễn văn
nghệ, triển lãm, trưng bày về truyền thống nhà trường và tranh ảnh của học
sinh…
- Tham gia các hoạt động thể thao, tham quan du lịch như: Bóng đá, bóng
bàn, cờ vua, cầu lông, đá cầu.
- Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ
tranh chào mừng các ngày lễ lớn. Thi tìm hiểu về An toàn giao thông...
+ Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tuyên truyền về luật an toàn giao
thông - phòng chống tai nạn giao thông.Trong năm học này phòng giáo dục và
đào tạo Thành phố đã yêu cầu học sinh từ lớp 1 khi ngồi trên xe mô tô xe gắn
máy phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn.Và lớp tôi chủ nhiệm đã thực hiện
nghiêm túc 100%.
+ Tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi dân gian bổ ích. Phòng chống
tai nạn thương tích học đường, có ý thức tiết kiệm năng lượng.
12



+ Lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống trong từng bài học, môn học hoặc
tổ chức riêng từng tiết học, buổi học để giáo dục cho các em các kĩ năng sống cơ
bản cho mỗi bản thân học sinh như kĩ năng hợp tác , kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
phòng chấng tai nhạn thương tích…. Hình thành kĩ năng biết ra quyết định và
giải quyết vấn đề. Kĩ năng tự bảo vệ mình, tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
Ngoài các nề nếp trên, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến các nề
nếp hoạt động khác như hoạt động giáo dục theo chủ điểm, nền nếp chào cờ
đầu tuần, nền nếp xếp hàng ra và lớp, nền nếp chào hỏi, nền nếp theo dõi thi
đua trong lớp, ý thức tham gia các hoạt động thăm viếng, giúp đỡ, ủng hộ,…
Mặt khác giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng tiết hoạt động ngoài
giờ lên lớp có nội dung phong phú, phù hợp với nội dung chủ điểm của từng
tháng theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã xây dựng.
Một buổi/tuần.
Ví dụ: Trong tháng 9: có chủ điểm “Mái trường của em” nên tôi chọn
nội dung:
Giới thiệu nội qui trường lớp, giới thiệu về mái trường, đội ngũ các thầy,
cô giáo và nhiệm vụ của học sinh . Việc này giúp các em thêm yêu trường, lớp
các thầy cô giáo hơn.
Giáo dục kĩ năng sống: “Kĩ năng giao tiếp cộng đồng” từ đó giáo dục
học sinh có kĩ năng ứng xử rất văn minh
Kĩ năng an toàn giao thông: “Biển báo giao thông đường bộ” giáo dục
học sinh khi tham gia giao thông, luôn thực hiện và nhắc nhở mọi người cùng
thực hiện theo biển báo giao thông để đảm bảo an toàn.
2.3.6. Biện pháp 6: Xây dựng chất lượng vở sạch chữ đẹp
Để xây dựng tập thể vững mạnh và giúp học sinh học tập tốt, giáo viên
cần phát động phong trào “ Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp”. Bởi vì, “Nét chữ, nết
người”. Vì thế trong môi trường giáo dục đặc biệt là các trường Tiểu học đã
nhận thấy đây là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và
học. Vì vậy phong trào “ Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” đã được giáo viên chủ

nhiệm thực hiện nghiêm túc và thường xuyên bằng cách:
Ngay đầu năm, giáo viên kiểm tra, phân loại chữ viết cho học sinh, phát
hiện những tật phổ biến để có biện pháp rèn luyện học sinh trong từng tháng.
Phải chăm lo thường xuyên đến sách vở viết của học sinh, nhắc nhở các
em viết đúng độ cao, viết đúng kiểu chữ, đủ nét, đủ dấu, uốn nắn cho các em
từng tư thế ngồi viết ở trường, phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em tư thế
viết ở nhà.
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra xếp loại hằng tháng vở sạch chữ đẹp.
Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh tham gia giữ gìn sách ở, viết chữ
đẹp thông qua các buổi họp phụ huynh lớp. Giáo viên có thể giới thiệu vở học
sinh đạt chuẩn vở sạch chữ đẹp để cùng phụ huynh có biện pháp rèn luyện cho
học sinh.
Trong khi giảng bài, giáo viên cố gắng trình bày bảng như cách trình bày
trong vở của học sinh, làm cho bảng đen trở thành trang giấy mẫu cho học sinh
noi theo. Để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp tôi đã làm tốt một số việc sau:
2.3.6.1. Rèn chữ viết cho học sinh
13


Ngay sau khi nhận lớp tôi đã khảo sát đồ dùng học tập, vở viết và chất
lượng “vở sạch chữ đẹp” của học sinh.
Hướng dẫn học sinh mua vở viết và đồ dùng học tập như: Quy định các
loại vở viết là vở ô li 80 trang; vở tập viết; bảng con, bút…
Rèn chữ viết thông qua môn tập viết: Ngay đầu năm tôi cho học sinh xem
lại mẫu chữ hiện hành và giới thiệu mẫu chữ nâng cao. Hướng dẫn học sinh tư
thế ngồi viết, cách cầm bút,vị trí đặt vở khi viết... Cho học sinh làm quen với
chữ nâng cao (đối với lớp 5): Cuối giờ thực hành Tiếng việt tôi cho học sinh tập
viết chữ nâng cao…
Rèn chữ viết thông qua môn chính tả như: Khi chấm bài cho học sinh nếu
phát hiện thấy học sinh viết sai tôi dùng bút đỏ gạch chân những chữ viết sai và

viết chữ viết đúng bên cạnh chữ viết sai của học sinh và ghi lời nhận xét ngắn
gọn. Hình thành các quy tắc chính tả thông qua giờ chính tả và các bài luyện tập
có liên quan đến mẹo luật chính tả…Để học sinh viết đúng chính tả.
Rèn chữ viết cho học sinh thông qua các môn học khác như: Khi chấm vở
Tập làm văn, Toán, Luyện từ và câu…tôi kịp thời phát hiện các lỗi sai của học
sinh, từ đó hướng dẫn học sinh sửa từng loại lỗi mà các em viết sai. Đặc biệt
trong các giờ ôn luyện Tiếng Việt tôi đã hướng dẫn học sinh luyện viết theo từng
nhóm chữ: Nhóm chữ nét cong, nhóm chữ nét móc…
2.3.6.2. Giúp học sinh giữ vở sạch, đẹp
Song song với viêc rèn chữ tôi đã hướng dẫn học sinh cách giữ vở sạch và
trình bày vở đẹp như: Dùng thước vuông để gạch các đề mục, gạch ngay ở hàng
kẻ dưới của đề mục, không dùng tay để gạch các đề mục. Ghi đầu bài đầy đủ và
làm bài theo từng môn học của thời khoá biểu, không bỏ giấy không làm nhoè
bẩn, giây mực, tẩy xoá , vẽ bậy và tẩy xoá vào vở.Viết xong để sống lưng quyển
vở vào cặp để tránh tình trạng vở bị quăn mép…
2.3.7. Biện pháp 7: Giáo dục phẩm chất đạo đức
Giáo viên chủ nhiệm cần giáo dục cho các em những chuẩn mực về thái
độ, đối với xã hội, với lao động, với người khác và với chính bản thân mình.
Ví dụ: Trong giờ học, có em Thuận lấy giấy nháp ra gấp máy bay, không
chú ý nghe giảng. Vậy ta phải xử lí như thế nào? Theo tôi giáo viên phải làm sao
để em Sơn ngừng ngay việc làm của mình mà không ảnh hưởng dến lớp học.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi trong nội dung mình vừa giảng và gọi em Thuận
đứng lên trả lời. Nếu em Thuận không trả lời được thì giáo viên tiếp tục gọi em
khác ngồi gần em Thuận trả lời, chắc chắn em bên cạnh sẽ trả lời đúng. Giáo
viên sẽ tuyên dương em đó và nhắc nhở em Thuận cần chú ý trong giờ học. Nếu
em này vẫn lặp lại hành động đó thì cuối buổi học giáo viên phải phê bình em
trước lớp.
Trường hợp giáo viên phát hiện trong lớp mình có hiện tượng nói tục và
cãi nhau, giáo viên nên phát động ngay phong trào: “Nói lời hay, làm việc tốt”
để khắc phục tình trạng này. Hằng ngày, giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ

trưởng theo dõi thi đua từng các nhân, cán bộ lớp theo dõi cả lớp. Đến cuối tuần,
có tiết sinh hoạt lớp sẽ tổng kết xếp loại thi đua cho từng tổ. Nếu trong số những
em hay nói tục, em nào có chuyển biến tốt, giáo viên nên động viên , khen ngợi
14


các em. Vì thế, muốn khắc phục tình trạng này, giáo viên phải tác động nhiều lần
và tác động thường xuyên.
2.3.8. Biện pháp 8: Chú trọng việc dạy của giáo viên và việc học của
học sinh.
2.3.8.1. Giáo viên luôn bồi dưỡng và đổi mới phương pháp dạy học.
Hiện nay đất nước ta đang thực hiện đề án thay đổi căn bản và toàn diện
giáo dục. Chính vì người giáo viên chủ nhiệm cần được bồi dưỡng thường xuyên
về :
- Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học đang giảng
dạy vào cuộc sống.
- Những tri thức khoa học công cụ như: Tin học, ngoại ngữ.
- Những hiểu biết về khoa học xã hội, nhân văn, tri thức về lịch sử, văn
hoá, pháp luật…
- Ngoài những kiến thức xã hội nói chung, để làm tốt công tác chủ nhiệm,
giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…
* Đồng thời mỗi giáo viên luôn phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học như:
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Thực hiện đúng theo thông tư 22 về việc chấm, chữa bài cho học sinh
nhằm kích thích hứng thú học tập của các em.
- Luôn tìm sự tiến bộ của học sinh để khen, tránh chê học sinh ...
2.3.8.2. Sát sao với việc học tập của học sinh

- Để thực hiện tốt việc học của học sinh giáo viên phải sử dụng nhiều biện
pháp, cụ thể là:
- Việc truy bài đầu giờ: Mỗi buổi học đều có 15 phút truy bài đầu giờ. Vì
vậy giáo viên chủ nhiệm phải yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc, thường
xuyên. Các tổ trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ, Ban cán sự kiểm tra các
tổ trưởng, giáo viên kiểm tra Ban cán sự lớp.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần phân “ Nhóm học tập” ở nhà và phân công “
Đôi bạn cùng tiến” để thúc đẩy phong trào học tập.
- Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn phương pháp học để giúp các em
học tập có hiệu quả, tạo không khí hứng thú cho các em. Trong học tập cần có
thái độ học tập đúng, không bỏ học, không nhìn bài, chép bài khi thi cử. Chuẩn
bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Các hoạt động trong tổ
được chấm chéo giữa các tổ.
- Sau mỗi tháng, giáo viên chủ nhiệm cùng với ban cán sự lớp tổng kết ưu
nhược điểm của mỗi tuần, mỗi tháng công khai trên bảng thi đua của lớp.
- Sau mỗi học kỳ, để khuyến khích, động viên các em, giáo viên chủ
nhiệm tổng kết, xếp loại và phát thưởng cho những tổ, các nhân đạt thành tích
tốt Từ đó, các tổ và cá nhân các em sẽ có hướng phấn đấu cho học kỳ II và
phong trào học tập sẽ ngày càng tiến bộ hơn.
2.3.9. Biện pháp 9: Giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo.
15


Giáo viên là thần tượng của các em nhỏ, là tấm gương đạo đức cho các
em noi theo. Do đó mỗi lời nói, việc làm của giáo viên phải tế nhị, dịu dàng.
Muốn học sinh cẩn thận không cẩu thả khi trình bày thì khi viết bảng, giáo
viên cần viết chữ rõ ràng, dùng thước gạch chân bất kì trường hợp nào. Hoặc khi
giáo viên phê bình học sinh đi học muộn thì bản thân giáo viên không nên đến
lớp muộn.

Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình
thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng,
nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo.
Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa
trước mặt học sinh.
Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ
các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em.
Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói, cử chỉ xúc phạm
các em sẽ khiến lòng tự trọng của các em bị tổn thương và có thể làm tan nát
tâm hồn trẻ thơ và các em sẽ căm ghét, xa lánh chính thầy cô dạy dỗ mình.
Trau dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, thực hiện theo khẩu lệnh
“Tất cả vì học sinh thân yêu”. Quan tâm tới mọi mặt của từng học sinh lớp chủ
nhiệm, và quan trọng là giúp các em rèn luyện ý thức, thái độ, hình thành những
phẩm chất trong sáng…Chỉ có thể phát huy ảnh hưởng tốt tới học sinh khi bản
thân giáo viên chủ nhiệm là một nhân cách tốt.
Chỉ có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt khi thực sự là một tấm
gương mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ không chỉ đối
với lớp chủ nhiệm mà còn đối với gia đình, đồng nghiệp, với mọi người ở cộng
đồng nơi ở và toàn xã hội.
Có thể nói, mọi cử chỉ, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng của giáo viên chủ
nhiệm đối với mọi hiện tượng xã hội lúc có mặt hay không có mặt học sinh đều
có ảnh hưởng đến nhân cách học sinh lớp chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm nên theo dõi tình hình thời sự, chính trị trong và
ngoài nước nhằm nâng cao trình độ và hoàn thiện nhân cách.
2.3.10. Biện pháp 10: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường để giáo dục học sinh
Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo sự thống nhất, phối hợp các tác
động, nội dung giáo dục.Qua đó giáo viên chủ nhiệm vừa nắm được tình hình
học tập của học sinh, vừa thông báo được các nội dung, các trọng tâm công tác

của lớp trong từng thời kì.
2.3.10.1. Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường
* Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường:
Giáo viên chủ nhiệm là người thừa lệnh Hiệu trưởng - ban giám hiệu, thay
mặt nhà trường để tổ chức quản lí, giáo dục học sinh một lớp. Để giáo dục học
sinh lớp mình phụ trách, giáo viên chủ nhiệm phải dựa vào kế hoạch chung của
trường, đồng thời dựa vào tình hình cụ thể của lớp để đề ra các biện pháp giáo
dục học sinh lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm chủ động trao đổi, báo cáo tình
hình lớp, kết quả giáo dục, nguyện vọng của học sinh với ban giám hiệu. Đề
16


xuất, xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường về biện pháp giáo dục và đề nghị ban
giám hiệu cùng phối hợp và thống nhất tác động sư phạm đối với cả lớp và từng
học sinh.
Ví dụ: Tôi đề nghị nhà trường về việc khen thưởng hay kỉ luật; đề xuất
nội dung hình thức và tạo mọi điều kiện phương tiện để thực hiện nội dung giáo
dục của lớp chủ nhiệm.
* Phối hợp với tổ chức Đoàn,Đội:
Để giáo dục học sinh có hiệu quả giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với
Đoàn và Đội một cách thường xuyên để tiến hành các hoạt động giáo dục toàn
diện cho học sinh.
Ở các hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp tổ chức,
giúp đỡ, điều khiển, quản lí các hoạt động, còn tổng phụ trách Đội, bí thư chi
Đoàn là người chỉ đạo chung.
* Phối hợp với các giáo viên dạy các môn học.
Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc một phần quan trọng vào phẩm
chất của giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn của lớp. Vì vậy giáo
viên chủ nhiệm phải là hạt nhân của sự kết hợp với các viên khác cùng thực hiện
các tác động sư phạm đồng bộ tới học sinh và tập thể học sinh. Cụ thể như sau:

Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của học sinh nói riêng,
cả lớp nói chung đối với từng môn học.
Dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dò, phát hiện những
khó khăn của học sinh trong học tập.
Trao đổi với giáo viên bộ môn về những học sinh có khó khăn trong học
tập và rèn luyện (hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, sức khoẻ yếu, ý thức kỉ
luật kém…) đồng thời tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn phản ánh để cùng hỗ
trợ, phối hợp tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng.
* Phối hợp với các lực lượng khác như: bảo vệ, thư viện, văn thư, y tế nhà
trường… để giáo dục học sinh.
Thông qua các lực lượng này giúp cho giáo viên chủ nhiệm hiểu học sinh
một cách khách quan. giáo viên chủ nhiệm cần đề xuất yêu cầu và đề nghị họ
cùng thống nhất biện pháp tác động sư phạm đối với học sinh khi cần thiết. Sự
quan tâm giáo dục học sinh trên tinh thần trách nhiệm chung đối với sự nghiệp
giáo dục và sự mẫu mực trong ứng xử đối với học sinh của các lực lượng này
cũng hết sức quan trọng, góp phần tạo thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm nói
riêng và nhà trường nói chung phối hợp giáo dục học sinh có hiệu quả.
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm phải là người tổ chức, liên kết hoạt động và
thống nhất tập thể sư phạm dạy lớp mình chủ nhiệm.
2.3.10.2. Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
Kết quả giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm không chỉ phụ thuộc vào sự
thống nhất tác động sư phạm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, mà
còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng giáo dục
ở ngoài nhà trường, trước hết là gia đình.
- Giáo viên chủ nhiệm thực hiện liên kết với gia đình:
Gia đình là môi trường giáo dục - lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng
đến đứa trẻ - trước hết là ảnh hưởng của cha mẹ một cách sâu sắc. Vì vậy, giáo
17



dục gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ
em. Song giáo dục gia đình vốn có những đặc trưng riêng của nó. Vấn đề đặt ra
là nhà trường phải liên kết với gia đình như thế nào để đảm bảo được tính thống
nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục, thì giáo dục gia đình mới phát huy được
ảnh hưởng và cùng với nhà trường giáo dục học sinh có hiệu quả. Chính giáo
viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết này.
Trước hết giáo viên chủ nhiệm phải giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ
trương, kế hoạch giáo dục của trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp.
Trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm thống nhất với gia đình về yêu cầu, nội
dung, biện pháp, hình thức giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm cũng có thể đề nghị
gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện ở nhà theo
mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Ví dụ: Ngay ở phiên họp cha mẹ học sinh lần thứ nhất tôi đã giúp phụ
huynh nắm được:
+ Vai trò của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con em họ.
+ Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 22 (về năng lực,
phẩm chất,...).
+ Nhiệm vụ của học sinh Tiểu học.
+ Một số quy định của lớp, của nhà trường.
- Nội dung liên kết giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình:
+ Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với gia đình về năng lực,
phẩm chất… của con em họ.Ngược lại gia đình cũng thông tin kịp thời cho giáo
viên chủ nhiệm biết về tình hình học tập, phong cách sinh hoạt, ứng xử và diễn
biến tư tưởng, hành vi của con em mình ở gia đình, ở cộng đồng dân cư…Việc
làm này giúp cho giáo viên chủ nhiệm cũng như gia đình kịp thời hiểu các em và
có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em đạt kết quả
tốt, có hành vi tốt, nhắc nhở kịp thời khi các em có những biểu hiện hành vi cần
uốn nắn.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải tư vấn cho các bậc cha mẹ về kiến thức tâm lí
học, giáo dục học để cùng nhà trường giáo dục học sinh, tổ chức bồi dưỡng

phương pháp giáo dục gia đình cho cha mẹ học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh cùng
với nhà trường chăm lo cơ sở vật chất để giáo dục học sinh.
- Hình thức liên kết: Các nội dung trên được thực hiện bằng nhiều hình
thức sau:
+ Liên lạc giữa nhà trường và gia đình; hình thức này hợp với học sinh.
+ Họp phụ huynh theo định kì: đầu năm, giữa học kì, cuối học kì một, đầu
học kì hai và cuối năm… là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất. Bởi lẽ họp
phụ huynh sẽ giúp họ nắm đầy đủ chủ trương, mục tiêu của lớp, của trường,
cùng thảo luận góp ý kiến thống nhất biện pháp giáo dục cũng như phương pháp
giải quyết tối ưu nhất để đạt được mục đích giáo dục.
+ Qua hội nghị cha mẹ học sinh sẽ bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh.
Họ là những người có điều kiện, thời gian, có uy tín trong cộng đồng dân cư, là
những người sẽ thay mặt phụ huynh quan tâm giúp đỡ lớp.
18


+ Qua hội cha mẹ học sinh và qua việc thăm gia đình học sinh, thăm góc
học tập của học sinh (để hiểu rõ hoàn cảnh, thiết lập tốt mối quan hệ với gia đình
học sinh để giáo dục học sinh nhất là học sinh cá biệt…)
+ Qua việc mời cha mẹ học sinh đến trường trao đổi trực tiếp để bàn biện
pháp giáo dục học sinh, tuy nhiên không nên quá lạm dụng hình thức này.
+ Ngoài ra nếu có điều kiện có thể trao đổi qua điện thoại. Đây là phương
tiện liên lạc nhanh nhất, trực tiếp nhất cần tận dụng hoặc có thể trao đổi qua thư
từ, qua cộng đồng hay cơ quan đoàn thể của bố mẹ học sinh đang công tác…
Ví dụ: Lớp tôi có em Đạt ngồi trong lớp hay nói chuyện riêng, không chú
ý học tập, hay quên sách sách vở và đồ dùng học tập. Tôi đã đến nhà trao đổi với
phụ huynh vài lần.
Lần 1: Tôi đến gặp phụ huynh, qua tìm hiểu tôi biết là gia đình em Đạt là
một trong những gia đình khó khăn (bố bị tật câm điếc bẩm sinh, nhà rất đông

anh chị em, mẹ phải đi làm thuê kiếm tiền nhưng vẫn không đủ ăn…). Sau khi
biết hoàn cảnh nhà em Đạt không thuận lợi lắm, nhưng tôi đã đến nhà mạnh dạn
trao đổi với phụ huynh về việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện của em Đạt. Đồng
thời tôi đã trao đổi biện pháp giáo dục với phụ huynh và động viên phụ huynh
cố gắng khắc phục khó khăn, giành nhiều thời gian hơn nữa cho việc giáo dục
con em mình. Động viên em đến trường học tập luôn có nhiều niềm vui.
Lần 2: Tôi đến nhà phụ huynh cùng với ban cán sự lớp. Tôi đã trao đổi
cụ thể hơn về cách thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường cho phụ biết.
Đồng thời nhờ ban cán sự lớp giúp đỡ em Đạt và gia đình trong học tập cũng
như trong sinh hoạt…
Sau lần gặp gỡ đó tôi thấy em Đạt đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Đi học và ăn
bán trú đầy đủ, sách vở và đồ dùng em đã chuẩn bị chu đáo hơn, trong lớp chú ý
học tập - làm bài tốt hơn.
2.3.11. Biện pháp 11: Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả giáo dục và
tích cực động viên, khen thưởng học sinh:
2.3.11.1. Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh:
Để đánh giá học sinh một cách khách quan ,chính xác giáo viên chủ
nhiệm cần thực hiện đúng theo thông tư 22: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,
coi trọng , động viên, khuyến khích sự cố gắng học tập, rèn luyện của học
sinh,giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, đảm bảo công bằng, khách
quan và thông qua nhiều kênh đánh giá như: Tự đánh giá; tập thể, tổ, lớp đánh
giá; cha mẹ học sinh; một số giáo viên giảng dạy ở lớp, nề nếp tự quản, cán bộ
phụ trách các mặt hoạt động có học sinh lớp chủ nhiệm tham gia như: thể dục
thể thao, văn nghệ, ngoại khoá, cán sự môn học,…
Trong việc đánh giá học sinh, giáo viên “không nên độc quyền” mà phải
tạo điều kiện cho học sinh được tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau cả về năng lực
và phẩm chất.
2.3.11.2.Tích cực động viên, khen thưởng học sinh.
Động viên khen thưởng là phương pháp không thể thiếu được trong công
tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì: động viên, khen thưởng giúp cho học sinh phấn khởi,

có chí hướng phấn đấu hơn nữa trong học tập và rèn luyện.
19


Sau mỗi đợt phát động thi đua, cuối kì, cuối năm học cần có tổng kết,
đánh giá và khen thưởng kịp thời để động viên các em, kích thích các em vươn
lên và khẳng định mình trước tập thể.
Giáo viên chủ nhiệm cần tạo nhiều cơ hội để các em có thể lập công giành
được nhiều phần thưởng.
Việc khen thưởng phải được tiến hành một cách thường xuyên, dân chủ,
công bằng và hợp lí.
2.3.12. Biện pháp 12: Một số giải pháp khác
Ngoài những biện pháp nêu trên để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp,
GVCN cần phải:
2.3.12.1. Thực hiện tốt việc tổ chức sinh hoạt cuối tuần.
Tiết sinh hoạt cuối tuần là một hình thức hoạt động tập thể của học sinh,
được bố trí thời gian chính thức 1tiết/ tuần. Để thực hiện có hiệu quả các tiết
sinh hoạt cuối tuần thì giáo viên chủ nhiệm phải đổi mới nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức sinh hoạt, tránh sinh hoạt hình thức một cách chiếu lệ. Mỗi
giáo viên chủ nhiệm, phải xây dựng nội dung, hình thức phong phú, hấp dẫn
(kiểm điểm, nhận xét, hội thảo, hoạt động văn hoá văn nghệ…) để thu hút học
sinh tham gia.
2.3.12.2. Cần hiểu và sử dụng tốt phương pháp giáo dục cá nhân
Tức là khi giáo dục cá nhân không phải là tập trung vào một vài cá nhân
riêng lẻ như những em chưa hoàn thành, hoặc những em hoàn thành mà quên đại
bộ phận những em khác trong lớp. Mà phải hiểu phương pháp giáo dục cá nhân
là chuyên biệt hoá phương pháp và mức độ tác động đến mỗi cá nhân sao cho
phù hợp với từng đối tượng.
Ví dụ: Một em học chưa hoàn thành không thể yêu cầu học hoàn thành
ngay. Những em học chưa hoàn thành do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình khó

khăn không thể sử dụng các phương pháp như đối với những em chưa hoàn
thành do lười, không chăm chỉ.
2.3.12.3. Thực hiện tốt các nội dung giáo dục toàn diện
- Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ HS.
- Tổ chức các hoạt động lao động và hướng nghiệp.
- Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi
Một việc làm không thể thiếu được trong công tác giáo dục toàn diện
học sinh là phải dạy đúng, đủ chương trình thời khoá biểu - dạy đúng theo chuẩn
kiến thức kĩ năng.
2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện “Một số biệ pháp nâng cao chất
lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hưng” với những biện
pháp nêu trên, tôi thấy kết quả về năng lực và phẩm chất của học sinh ngày càng
tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan, tích cực tham gia các hoạt động
giáo dục, tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước tập thể...
Đánh giá chất lượng giữa học kì II: Kết quả về năng lực, phẩm chất, các
môn học và hoạt động giáo dục của lớp tôi đã có sự chuyển biến. Cụ thể:
20


Các môn học và hoạt động giáo
dục

Hoàn thành
tốt
SL
TL%
24
85,7


SL
4

TL%
14,3

Chưa hoàn
thành
SL
TL%
0
0

SL
3
8
8

Đạt
TL%
10,7
28,6
28,6

Cần cố gắng
SL
TL%
0
0

0
0
0
0

Hoàn thành

Các năng lực, phẩm chất
Năng lực

SL
25
20
20

Tốt
TL%
89,3
71,4
71,4

Tự phục vụ, tự quản
Hợp tác
Tự học, giải quyết vấn đề
Phẩm chất
Chăm học, chăm làm
25
89,3
3
10,7

0
0
Tự tin, trách nhiệm
22
78,6
6
21,4
0
0
Trung thực, kỉ luật
24
85,7
4
14,3
0
0
Đoàn kết, yêu thương
25
89,3
3
10,7
0
0
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Sau thời gian áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thấy học sinh lớp tôi có
những chuyển biến rõ rệt. Được sự động viên, hỗ trợ của đồng nghiệp tôi mạnh dạn
đưa ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp như sau:
Tìm hiểu nắm vững đối tượng học sinh. Có kế hoạch, biện pháp cụ thể kịp
thời. Phải nhiệt tình, hăng say, nắm được công tác giáo dục, nắm được hoàn

cảnh của từng học sinh. Luôn có mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh. Phải
yêu nghề, yêu trẻ, thực sự đi sâu vào tâm hồn các em, nâng cao ý thức trách
nhiệm, thực sự xứng đáng là người giáo viên tâm huyết với nghề. Tinh thần vượt
khó là đòi hỏi cần thiết đối với mỗi giáo viên. Trong khi giảng dạy phải thường
xuyên quan tâm, theo dõi các em, luôn hoà mình vào tập thể lớp. Đánh giá học
sinh theo tinh thần của thông tư 22. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,
nhà trường và xã hội. Thực hiện đúng kế hoạch của trường và lớp đề ra.
Những kinh nghiệm đó đã được mọi người ủng hộ thực hiện có hiệu quả, với
tôi đó là niềm vui trong công tác chủ nhiệm.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên: - Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kiến
thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức khác.
* Đối với nhà trường: - Tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học,
các tài liệu tham khảo . Tổ chức cho giáo viên tham quan ở các trường bạn.
Trên đây là một số việc đã làm được của tôi trong công tác chủ nhiệm mấy
năm qua, nhằm góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện. Hiệu quả trên sẽ
đạt cao hơn nếu mỗi giáo viên thể hiện hết lương tâm, trách nhiệm, lòng yêu nghề
mến trẻ. Những kinh nghiệm trên cũng còn những hạn chế nhất định nên rất mong
được đón nhận những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp cũng như Ban
giám hiệu nhằm giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
Thanh Hóa, ngày 5 tháng 4 năm 2018
21


TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Cù Thị Lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên Modul 34, modul 35
- Điều lệ trường Tiểu học
- Hướng dẫn đánh giá học sinh Tiểu học

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
------------------------------------------------------Họ và tên tác giả: Cù Thị Lý
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Đông Hưng
23


TT Tên đề tài SKKN

1
2
3

Cấpđánhgiá
Kết quả
xếp loại(Phòng, đánh giá

sở,…)
xếp loại(A,B
hoặc C)
Cấp huyện
Loại B

Kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi
Tiếng Việt lớp 5
Kinh nghiệm thiết kế Cấp huyện
trò chơi trong dạy học
Toán lớp 3
Kinh nghiệm hướng Cấp huyện
dẫn tổ chức trò chơi
trong dạy học Toán lớp
3

Nămhọc
đánh giá
xếp loại
2002 -2003

Loại B

2005 -2006

Loại B

2008 -2009


24



×