SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TIẾN
Người thực hiện: Hoàng Ngọc Cảnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp
THANH HÓA NĂM 2018
1
MỤC LỤC
1- MỞ ĐẦU
Trang
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4. Hiệu quả
17
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
19
2
1. M U
1.1. Lý do chn ti
Nh chỳng ta ó bit, Giỏo dc tiu hc nhm giỳp hc sinh hỡnh thnh
nhng c s ban u cho s phỏt trin ỳng n v lõu di v o c, trớ tu,
th cht, thm m v cỏc k nng c bn hc sinh tip tc hc trung hc c
s (Theo iu 27 - Lut Giỏo dc -2005).Vỡ th, bờn cnh vic cung cp nhng
kin thc nn tng khoa hc ca cỏc mụn hc, cỏc trng Tiu hc phi c bit
chỳ trng n vic giỏo dc bi dng cho tr em nhng phm cht o c,
nhng nột tớnh cỏch, nhng hnh vi v thúi quen cn thit gúp phn hỡnh
thnh v phỏt trin ton din nhõn cỏch cho tr. thc hin cỏc nhim v ú
khụng ai khỏc l nhng ngi thy, ngi cụ - nhng ngi lỏi ũ cn mn
khụng qun khú khn, mt mi trờn con thuyn tri thc.
Nh vy, ngi giỏo viờn Tiu hc l mt ngi thy tng th, khụng ch
dy ch m cũn dy ngi, khụng nhng l ngi dn dt a cỏc em vo th
gii tri thc, khoa hc, vn hoỏ, ngh thut m cũn cú nhim v xõy dng tp th,
t chc cỏc hot ng khỏc ca hc sinh giỳp cỏc em m rng tri thc, rốn
luyn k nng, giỏo dc ý thc v ng x, tho món nhu cu v hng thỳ, phỏt
trin nng lc. c bit, giỏo viờn ch nhim lp l linh hn ca lp, l ngi t
chc, c v t tng cho hc sinh. Giỏo viờn ch nhim cng l ngi phi hp
vi cỏc t chc, on th trong trng trong ú quan h nhiu l tng ph trỏch
i, hi cha m hc sinh, lm tt cụng tỏc dy- hc-giỏo dc hc sinh trong lp
ph trỏch. Ngi giỏo viờn ch nhim lp hu nh chu trỏch nhim hon ton v
lp mỡnh ph trỏch, l ngi chu trỏch nhim v cụng tỏc giỏo dc tr em trc
nh trng, gia ỡnh v xó hi. (Tham kho ti liu Module TH 34-Cụng tỏc ch
nhim lp trng Tiu hc)
Vi la tui hc sinh bc Tiu hc l la tui ngõy th, trong trng. Tr
d dng tip thu cỏi hay, cỏi p nhng cng d b lụi kộo vo nhng vic lm
khụng ỳng. Nhng iu rn dy ban u n vi tr bao gi cng in du n sõu
m nht. Trong tõm trớ tr nu khụng cú giỏo dc sm, tr cng tip thu mt cỏi
gỡ ú ngoi d kin ca chỳng ta. Nhng cỏi ú nu l iu sai trỏi, vic giỏo
dc li khú khn gp bi. Kinh nghim ca ụng cha xa ó ỳc kt:" Bộ khụng
vin, c góy cnh!"
L mt giỏo viờn trc tip giỏo dc cỏc em bc Tiu hc, trc ht phi
xỏc nh c vai trũ ca mỡnh. Bờn cnh vic giỏo dc o c v truyn th
kin thc cho hc sinh, giỏo viờn ch nhim lp cũn phi qun lý vic hc tp v
rốn luyn ca hc sinh.
Trong thực tế cũng có giáo viên đến trờng chỉ quan tâm
nhiều đến việc dạy, cha quan tâm đến việc hình thành nề
nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các emDo ú, cht
lng giỏo dc cha ng u, vn cũn nhiu hc sinh cha ngoan. Để có một
lớp học sinh ngoan, chịu khó học tập, đội ngũ tự quản tốt, biết
vâng lời thầy cô, biết yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp
1
khã kh¨n, biÕt gi÷ g×n cña c«ng, biÕt giao tiÕp, øng xö v¨n
minh, lÞch sù…thì người thầy, người cô cần phải làm gì cho có hiệu quả?
Vậy phải làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Đó là một câu hỏi
khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Từ những vấn đề trăn trở nêu trên,
bản thân đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra ” Một số biện pháp làm tốt công tác
chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nga Tiến ”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận và thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp, lựa chọn
những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chủ
nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiªn cøu mọi hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp.
- Nghiên cứu tâm lí đối tượng học sinh Tiểu học để tìm ra biện pháp tốt
nhất giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Tập thể học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Tiến.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động, biểu hiện tâm lí của học
sinh lớp 5..
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Điều tra, thu thập các thông tin
của từng phụ huynh, học sinh trong lớp.
- Phương pháp trao đổi: Dùng để trao đổi các đồng nghiệp có kinh
nghiệm; trao đổi với học sinh; trao đổi với phụ huynh…
- Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra
cái tốt để phát huy, cái hạn chế để khắc phục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 5 .
Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức
của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông.
Giai đoạn học sinh ở bậc Tiểu học với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính
là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá
trình phát triển nhân cách của học sinh sau này. Nội dung và tính chất hoạt động
cũng như mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội của học sinh Tiểu học đã có
những thay đổi cơ bản. Học tập trở thành hoạt động chủ đạo. Nhưng tư duy của
các em vẫn còn mang tính trực quan, cụ thể. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt
chước, hiếu động, chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Do đó, các
em dễ nhớ nhưng cũng mau quên. (Tham khảo tài liệu Tâm lí lứa tuổi và tâm lí
học sư phạm).
Học sinh Tiểu học còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có
hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác
nhau. Đặc biệt là khi các em học ngày hai buổi thì phần lớn thời gian trong
ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè. Do đó,
2
vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự hình thành nhân cách của các em ở
giai đoạn này là rất quan trọng.
b. Vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm.
Như chúng ta đã biết, Bộ giáo dục đã ban hành một số Quyết định, Thông
tư quy định đối với Công tác chủ nhiệm lớp như Quyết định số 14/2007/QĐBGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 43/2012/TTBGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo
dục thường xuyên. Điều đó chứng tỏ rằng công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất
quan trọng trong nhà trường nhất là trường Tiểu học.
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo
viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên
và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt
việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức
quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực
tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối
giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học.(Tham khảo tài liệu Module TH 34Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Đặc điểm tình hình trường Tiểu học Nga Tiến.
Trường Tiểu học Nga Tiến là trường thuộc xã bãi ngang của huyện Nga
Sơn nên kinh tế rất khó khăn .Song được sự quan tâm của các cấp ,các ban
ngành đoàn thể nhất là UBND xã Nga Tiến và sự đồng thuận của hội cha mẹ
học sinh cùng với sự cố gắng , nỗ lực của cán bộ giáo viên và các em học sinh
trong nhà trường nên trường Tiểu học Nga Tiến đã đạt trường chuẩn quốc gia
mức độ 2. Là một trường có bề dày thành tích trong công tác giáo dục, trường
được tặng giấy khen, bằng khen của các cấp. Dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao, tận
tình của Ban giám hiệu nhà trường, thành tích dạy và học của giáo viên và học
sinh không ngừng nâng cao trong các năm học. Chất lượng giáo dục của các
hoạt động phong trào khác cũng không kém. Nhà trương luôn được phụ huynh
học sinh tin yêu, tín nhiệm.
b. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nga Tiến.
* Về phía giáo viên:
-Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Nga Tiến đều đạt chuẩn và trên chuẩn.
Phần lớn giáo viên đều có tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo nhiệt tình
trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục học sinh. Nhà trường luôn đặt mục
tiêu giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh lên hàng đầu “ Tiên học lễ - Hậu
học văn”. Chính vì vậy, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp luôn được phần lớn các
giáo viên trong trường chú trọng.
3
Song không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng nhận ra được điều đó.
Vẫn còn có một số giáo viên chưa coi công tác chủ nhiệm là việc làm quan trọng
đối với bậc học này.
- Một số giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn nặng về “dạy chữ” hơn “dạy
người”. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ tập trung động viên các em học
tập tốt mà quên đi việc động viên khuyến khích các em có tinh thần giúp đỡ
tương trợ bạn trong học tập, vui chơi cũng như trong sinh hoạt khác.
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự sát sao với hoạt động của lớp.
Giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinh
hoàn thành tốt và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh chưa hoàn thành; chưa
gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết lắng
nghe các em làm cho học sinh cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em chưa dám
thổ lộ, tâm tình với giáo viên.
- Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh. Chưa
tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu , điểm còn hạn chế của từng
học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo
và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược
điểm về ý thức và nhận thức của trẻ .
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa biết phối hợp với giáo viên bộ môn,
với các tổ chức khác trong nhà trường, phụ huynh học sinh để giáo dục các em.
Có thể coi đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc giảng dạy và giáo dục
học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
*. Đối với học sinh
- Năm học 2017 – 2018 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A.
Lớp có 32 em. Trong đó có 12 em nam và 20 em nữ.Lớp có tới 10 em thuộc
diện hộ nghèo và cận nghèo.
- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học
sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh hoàn thành tốt là mạnh dạn tham
gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia.
- Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống…
do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính.
Chất lượng môn học và hoạt động giáo dục; năng lực và phẩm chất của
lớp vào đầu năm như sau:
Chất lượng các môn học
Năng lực và phẩm chất
Sĩ số
32
Hoàn
thành tốt
Hoàn
thành
Chưa HT
Đạt mức
tốt
Đạt
Chưa đạt
12
13
7
8
14
10
4
Bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đạt về năng lực và phẩm
chất còn cao. Vì vậy cần phải có giải pháp để phát triển về mọi mặt chất lượng
giáo dục toàn diện học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về việc giáo dục toàn diện một
lớp học. Muốn quản lí, giáo dục toàn diện một lớp học người giáo viên chủ
nhiệm phải làm tốt tất cả những công việc để phối hợp tổ chức tốt việc khai thác
tiềm năng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện học sinh một lớp học. Mỗi giáo viên có những biện pháp cụ thể riêng,
những cách làm riêng để giáo dục học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
của mình, tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
- Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp.
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
- Xây dựng nề nếp lớp học:
- Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp.
-Xây dựng lớp học thân thiện, sạch sẽ; bồn hoa xanh, đẹp.
- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội để xây dựng
lớp thành một lớp tập thể tốt.
- Tổ chức đánh giá kết quả, thi đua, khen thưởng
*Giải pháp 1: Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp.
Đối tượng của công tác giáo dục là con người. Mỗi con người lại là một
thế giới tâm hồn phong phú, đa dạng. Dù rằng có những quy luật chung, nhưng
mỗi lứa tuổi, mỗi cá nhân lại mang đặc điểm riêng. Chỉ có hiểu biết tường tận
từng học sinh, giáo viên mới có thể điều khiển tối ưu quá trình giáo dục trong
những tình huống sư phạm cụ thể. Từ đó, giáo viên mới lựa chọn và vận dụng
phương pháp, hình thức giáo dục cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh.
Chính vì thế, ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi phải tìm hiểu và nắm vững
học sinh lớp mình phụ trách như:
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh :
-Việc tìm hiểu gia đình học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phối
hợp giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu, nghiên cứu đặc
điểm gia đình và phải coi là một nhiệm vụ để phục vụ cho công tác giáo dục. Từ
đó, tìm ra các biện pháp khai thác, phối hợp với gia đình thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện.
Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, trong buổi họp phụ huynh đầu
năm học, tôi đã phát cho mỗi phụ huynh một phiếu điều tra về đặc điểm của bố
mẹ (tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chuyên môn,...), địa chỉ liên hệ, lí lịch
của học sinh, tình trạng sức khỏe của học sinh, khả năng nhận thức- năng khiếu
của từng em,...Mặt khác tôi còn tim hiểu các em thông qua các kênh:
-Giáo viên chủ nhiệm lớp dưới.
-Các học sinh trong lớp.
5
-Xóm trưởng, bí thư các xóm trong xã.
Ngoài ra, tôi còn trực tiếp đến gia đình học sinh để tìm hiểu về nếp sống
gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đối với vấn đề giáo dục con cái để từ đó tìm ra
nguyên nhân và hiện tượng tâm lí của học sinh.
Phiếu điều tra dành cho cha mẹ học sinh
1.Họ và tên học sinh:..................................Ngày sinh:...................Giới tính:.........
- Tình trạng sức khỏe của học sinh:......................Chiều cao:..........Cân nặng:.......
- Khả năng nhận thức:.............................................................................................
- Năng khiếu của học sinh.:................................Sở thích.:......................................
2. Họ tên cha;.................................................... Tuổi.:............................................
- Nghề nghiệp:................................Nơi công tác:...................................................
-Trình độ văn hóa:..........................Trình độ chuyên môn:......................................
3. Họ tên mẹ:............................................... Tuổi:..................................................
- Nghề nghiệp;................................Nơi công tác.:..................................................
-Trình độ văn hóa:..........................Trình độ chuyên môn:........................
4. Địa chỉ liên lạc với phụ huynh.........................................................................
- Số điện thoại...............................
- ........................
Qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với phụ huynh,qua các thông tin thu
thập được, tôi đã nắm được hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Tôi đã phân
loại đối tượng học sinh và đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn (em Hòa, em Đạt, em Kiều,em Thêm, ...)
- Học sinh chưa ngoan (em Hòa, em Quỳnh ,...)
- Học sinh có sức khỏe yếu ( em Sen, em Minh,…)
- Học tiếp thu chậm (em Hòa, em Phong, em Vũ,...)
-Học sinh nhút nhát ngại giao tiếp (em vân,em Hưng,em Huyền....)
Qua đó, tôi đề ra các biện pháp giáo dục đối với nhóm đối tượng học sinh,
cá thể học sinh, đồng thời tôi tiếp thu ý kiến phụ huynh, cùng tìm hiểu tâm
huyết, thái độ của phụ huynh, tạo ra sự đồng thuận thống nhất hành động trong
sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
-Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn :Tôi thường
xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Để vừa giúp đỡ học sinh
khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và
tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh. Tôi kêu gọi
học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề bạt với chi hội phụ
huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó.
- Đối với học sinh chưa ngoan : Dùng phương pháp tác động tình cảm,
nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tôi gần gũi chuyện trò
cùng em và thường xuyên nhắc nhở động viên, khen - chê kịp thời. Giao cho
em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước
điều chỉnh mình.
6
- Đối với những học sinh có sức khỏe yếu: Tôi luôn dành tình cảm ưu ái
hơn. Động viên các em chú ý giữ gìn sức khỏe, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp.
Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và
học tập của các em.
- Đối với học sinh tiếp thu chậm: Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó
tiếp thu chậm những môn nào. Tôi dành thời gian luyện đọc, luyện viết, làm
toán thêm cho em, ra bài tập phù hợp với mức độ tiếp thu của các em. Tổ chức
cho học sinh học theo nhóm để học sinh hoàn thành tốt giúp đỡ học sinh chưa
hoàn thành tiến bộ. Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập,
cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho
các em. Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí,
xấu hổ trước bạn bè.
-Đối với học sinh nhút nhát ngại giao tiếp tôi tim hiểu nguyên nhân, hoàn
cảnh gia đình và có biện pháp khắc phục, phân công một số em quan tâm động
viên chơi cùng chuyện trò để em mạnh dạn hòa đồng bên cạnh đó tôi thường gọi
em lên bảng và trả lời câu hỏi mỗi lần em làm bài hoặc trả lời tôi thường khen
em trước lớp để em tự tin và mạnh dạn hơn.
Những việc làm rất đỗi bình thường đó đã giúp các em trong lớp có sự
tiến bộ về cả học tập lẫn rèn luyện đạo đức, nhân cách.
b. Tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm lí, tính cách của từng học sinh:
Ngay ở bậc tiểu học, mỗi lứa tuổi ứng với mỗi lớp (năm học), từ lớp 1 đến
lớp 5 đã có sự khác nhau đáng kể về mặt tâm lí. Mặt khác mỗi trẻ em trong cùng
một lứa tuổi cũng có những nét tính cách khác nhau. Do vậy, người giáo viên
nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng, trong công tác giáo dục cần chú ý đến
đặc điểm lứa tuổi và cá nhân học sinh để lựa chọn phương pháp, hình thức giáo
dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra tìm hiểu trình độ nhận thức,
năng lực học tập và các năng lực khác, mối quan hệ với tập thể, với những người
xung quanh,…để tìm cách giúp các em.
Chẳng hạn: Mới ngày đầu nhận lớp, tôi thấy có em Xuân Hòa luôn gây gổ
đánh nhau với bạn, lời nói với người lớn chưa lễ phép, trong lớp chưa tập trung
nghe giảng, chuyên làm việc riêng, thích thì học, không thích thì thôi,.. Qua tìm
hiêu thực tế, tôi biết em là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ li hôn, em
sống cùng với bố và mẹ kế, nhưng gia đình mới của em cũng không mấy hòa
thuận, bố mẹ lục đục hay cãi nhau, … Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến
tâm - sinh lí của em. Trước học sinh như vậy, tôi luôn gần gũi hỏi han, động
viên em, nhẹ nhàng chỉ cho em thấy những việc nào làm đúng, việc nào chưa
đúng để em sửa chữa. Mặt khác, tôi giao cho em theo dõi các bạn trong lớp xem
có những bạn nào chưa ngoan và báo cáo thầy vào cuối buổi học. Để làm tốt
nhiệm vụ này, em phải gương mẫu. Từ đó em dần dần thay đổi về hành vi, nhận
thức, học tập tiến bộ và đặc biệt là em đã biết thân thiện với bạn bè.
Tâm lí của trẻ em là rất thích được khen nên dù học sinh có tiến bộ chỉ
một chút thôi tôi cũng tuyên dương, động viên để các em cố gắng hơn nữa.
Chẳng hạn, lớp tôi có em Tuân nhà ở xa luôn đi học muộn. Thầy giáo nhắc nhở
7
nhiều lần mà chưa tiến bộ. Đột nhiên có hôm em đi học đúng giờ, vậy là tôi
khen em trước lớp. Được Thầy giáo khen, các bạn khích lệ, từ hôm đó, số buổi
đi học muộn của em giảm hẳn và dần dần em đã có thói quen đi học đúng giờ.
Hay như em Thêm, em Hòa, em Đạt, em Kiều… khả năng nhận thức chậm nên
các em đọc còn yếu, viết và làm tính chậm. Tôi thường xuyên gọi các em đọc
bài, lên bảng. Khi các em có tiến bộ hơn, tôi gần gũi động viên, khen các em có
cố gắng. Được cô quan tâm, các em đã có tiến bộ hơn nhiều.
Biết các em thích làm người lớn, tôi hướng dẫn các em tự thực hiện tiết
sinh hoạt cuối tuần. Dưới sự điều hành của lớp trưởng, các em được thoải mái
trình bày những suy nghĩ, những thắc mắc của mình, đến những phút cuối thì tôi
là người giải đáp những thắc mắc đó. Chính vì thế, nhận thức của các em được
nâng lên và kĩ năng giao tiếp của các em cũng dần được hoàn thiện.
Bạn lớp trưởng đang điều khiển lớp sinh hoạt
*Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm việc làm rất quan trọng đối với mỗi giáo
viên chủ nhiệm. Đó chính là mục tiêu giáo dục toàn diện mà sau mỗi năm học
mỗi lớp phải thực hiện được. Sau khi tìm hiểu những đặc điểm của tập thể học
sinh, tôi có cơ sở để thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của lớp trong
một năm học.
Kế hoạch chủ nhiệm chung của một năm học được Ban giám hiệu nhà
trường duyệt. Hàng tháng tôi lại lên kế hoạch theo chủ điểm, phù hợp với nhiệm
vụ trong tháng của nhà trường, của Đội, đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc
điểm của học sinh trong lớp. Cuối mỗi tháng, tôi tổng kết các mặt đã làm được
và chưa làm được để lên kế hoạch cho tháng sau. Từ đó đề ra các biện pháp giáo
dục thích hợp.
Ví dụ, tháng 9 là khai giảng mở đầu năm học mới cần giáo dục cho học
sinh thái độ, nề nếp. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, căn cứ vào đặc điểm của học
sinh, tôi đặt ra chủ đề: Em yêu trường em. Tôi tìm các biện pháp, hình thức hoạt
8
động, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, làm quen với thầy, với bạn với
không gian sinh hoạt của trường như tổ chức trò chơi: Vòng tròn giới thiệu, hay
thăm quan phòng truyền thống của nhà trường trong giờ học ngoại khóa để các
em được khám phá, được thể hiện mình,...Qua hoạt động học sinh bộc lộ sự cởi
mở, vui vẻ, hồn nhiên.
Hay trong tháng 10 có chủ đề: “ Kính yêu Bác Hồ, bà, mẹ và cô giáo”.
Tôi kết hợp với giáo viên dạy nhạc tổ chức cho các em thi trong lớp (trong tiết
ngoài giờ lên lớp) theo 2 phần:
+ Phần 1: Nghe nhạc đoán tên bài hát về Bác Hồ, thầy cô, bà và mẹ.
+ Phần 2: Thi hát, đọc thơ (theo chủ đề).
Qua đó, giáo dục học sinh truyền thống kính yêu Bác Hồ, bà, mẹ và cô;
rèn luyện cho học sinh kĩ năng hợp tác, tự tin, trình bày thơ, hát, trả lời câu hỏi
trước đám đông.
Nhờ có kế hoạch cụ thể, sát với tình hình, đặc điểm của lớp nên trong các
phong trào tập thể do Đội phát động, lớp tôi chủ nhiệm thường đạt các giải cao
như giải Nhất thi văn nghệ, giải Nhì thi kể chuyện về Bác Hồ trong dịp kỉ niệm
ngày 20/11.
*Giải pháp 3: Xây dựng nề nếp lớp học:
Xây dựng nề nếp lớp học là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu
của người giáo viên tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc
giáo dục và dạy học sẽ không đạt hiệu quả cao.
a. Thành lập ban cán sự lớp- đội ngũ tự quản:
Ngay từ đầu năm, sau khi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm
lớp 5A, tôi bắt tay vào việc ổn định tổ chức lớp. Tôi thành lập ban cán sự lớpđội ngũ tự quản và phân công nhiệm vụ của hội động tự quản. Tôi chọn những
em cởi mở, biết nhường nhịn, biết lắng nghe, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, biết
thuyết phục bạn bè,…làm đội ngũ tự quản như em Mai, em Hằng, em Quốc, em
Vân,.. Sau đó tiến hành phát động thi đua giữa các tổ. Lớp tôi chia làm 3 tổ.
Nhiệm vụ của lớp trưởng, tổ trưởng được tôi phân công rất cụ thể:
- Em lớp trưởng: quán xuyến chung cả lớp, thay mặt giáo viên kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện những qui định của lớp, của trường; kiểm tra đồng phục,
việc xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng khi thể dục, sinh hoạt tập thể, theo dõi thi
đua giữa các tổ, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của
lớp.
- Em lớp phó học tập : Kiểm tra việc làm bài và học bài ở nhà của các bạn
và giúp đỡ các bạn khi các bạn chưa hiểu bài…
- Lớp phó phụ trách văn nghệ: thường xuyên giữ nề nếp hát đầu giờ, giờ ra
chơi vào, sinh hoạt văn nghệ cuối tuần, trong các đợt thi đua do trường tổ chức.
- Lớp phó phụ trách lao động: thường xuyên quán xuyến cả lớp khi làm vệ
sinh “1 phút sạch trường”, khi lớp lao động .
-Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động
hàng ngày của tổ về việc thực hiện nền nếp, nội quy, học tập, chăm sóc bồn hoa
do tổ mình phụ trách.
9
-Tổ phó: Cùng với tổ trưởng điều hành công việc chung nhưng thực hiện
phụ trách việc thực hiện nền nếp học tập và vệ sinh là chính.
Ngoài ra, các thành viên còn lại trong tổ kiểm tra chéo đồ dùng, sách vở
học tập và mặc đồng phục theo quy định nhà trường vào các ngày trong tuần.
Theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên chủ nhiệm phải phân
loại được trình độ học sinh và có kế hoạch tổ chức rèn luyện cho tất cả học sinh
có kĩ năng, phát triển năng lực của từng em thông qua các hoạt động tự quản. Vì
vậy mỗi một tháng, tôi lại cho các em bầu lại ban cán sự lớp để các em được
tham gia vào việc chung, được đánh giá và tự đánh giá, mạnh dạn, tự tin hơn và
quan trọng hơn cả là các em đều hiểu được vai trò của mình trong tập thể, các
em tích cực, tự giác trong các hoạt động.
b. Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật:
Trước tiên tôi cho họp lớp để học sinh thảo luận đưa ra nội quy lớp
mình.Sau đó giáo viên chủ nhiệm cùng cán sự lớp thống nhất nội quy và kẻ bảng
treo trong lớp mình.
Để các em thực hiện tốt các nề nếp, kỉ luật đó, Thầy giáo và ban cán sự
lớp cần thường xuyên nhắc nhở, động viên, khuyến khích các em tích cực tham
gia các hoạt động. Thực hiện tốt những quy định .Ví dụ:
NHỮNG QUY ĐỊNH NỀ NẾP ĐỐI VỚI HỌC SINH
1. Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. Giữ gìn trật tự, chú ý nghe thầy cô
giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến.
2. Giữ gìn sách giáo khoa, bàn ghế và các tài sản khác của lớp, của trường.
Không viết, vẽ lên sách vở, bàn ghế, lên tường. Không trèo cây bẻ cành, hái
hoa nơi công cộng.
3. Giữ vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ,
4. Mặc đúng đồng phục theo quy định . Không đi dép lê.
5. Đoàn kết giúp đỡ bạn. Không nói tục, chửi thề. Không gây gổ đánh nhau.
Biết cảm ơn và xin lỗi.
6. Thật thà trong học tập, trong sinh hoạt, không dối trá.
7. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi. Chào
hỏi, nói năng lễ phép với mọi người.
8. Tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi lớp
9. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động và rèn luyện của thầy cô
giáo, của nhà trường và của Đội.
Đặc biệt, học sinh mắc lỗi hoặc đánh chửi nhau. Với những lần như vậy tôi
luôn phải hỏi rõ ngọn nguồn. Cả hai đối tượng đều được trình bày cùng với nhân
chứng (nếu có). Từ đó giáo viên mới có cách giải quyết công bằng đối với các
em. Có những trường hợp giáo viên phải chỉ ra lỗi cụ thể của một em hay cả hai
đều mắc lỗi thì cần xin lỗi nhau để giải tỏa. Sau những lần như vậy giáo viên và
học sinh lại rút kinh nghiệm.
10
Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng thương
yêu chăm sóc các em. Song cũng cần thể hiện rõ sự nghiêm khắc không bỏ lửng
khi nhắc nhở, giao việc cho học sinh. Chẳng hạn, học sinh chưa hoàn thành bài
tập không phải vì lỗi chưa hiểu bài mà vì chưa chăm chỉ học bài, tôi dành thời
gian yêu cầu em đó hoàn thiện bài tại lớp. Tránh tình trạng giao việc cho học
học sinh song không có sự kiểm tra đôn đốc khiến cho lời nói của cô trở nên
kém trọng lượng, lần sau cô nói sẽ không có hiệu lực nữa.
Giáo viên kiên trì huấn luyện phong thái tự tin cho học sinh làm lớp trưởng,
luôn nghiêm túc trong công việc mà Thầy giáo giao. Giáo viên hướng dẫn thật
chi tiết, tỉ mỉ cho đội ngũ cán bộ lớp trong vài tuần đầu để các em quen thành
nếp và dần dần có đội ngũ tự quản tốt. Trên cơ sở đó giáo viên yên tâm quản lí
học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.
Ví dụ: Khi có tiếng trống trường báo hiệu giờ vào học, hay tập thể dục giữa
giờ lớp trưởng là người điều động các bạn xếp hàng sao cho thật nhanh, thật
ngay ngắn.
Tôi hướng dẫn học sinh tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ và hoạt động của
đội có hiệu quả.
Sau mỗi tuần, giáo viên cần tổ chức sinh hoạt lớp để nhận xét công việc
trong tuần qua: cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét
được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới.
Nhờ có đội ngũ tự quản tốt, cùng với sự động viên khích lệ kịp thời của
Thầy giáo chủ nhiệm, của ban cán sự lớp, học sinh lớp tôi tự giác tích cực thực
hiện quy định nề nếp của lớp học. Chính vì vậy mà lớp tôi thường xuyên đứng
đầu trong bảng điểm thi đua của Đội hàng tuần, hàng tháng, hàng kì.
c. Xây dựng nề nềp học tập
Một lớp học có nề nếp học tập tốt thì chất lượng giáo dục mới đạt kết quả
tốt được. Chính vì vậy, ngay từ khi mới nhận lớp, tôi đã chú ý xây dựng nề nếp
học tập cho các em.
Tôi khuyến khích tất cả học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Ví dụ: Khi gọi học sinh nhút nhát trả lời được câu hỏi đề nghị cả lớp động
viên bạn bằng tràng pháo tay. Còn để học sinh hoàn thành tốt không cảm thấy
buồn chán thì để các em nhận xét ý kiến .
Tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh phải chú ý lắng nghe Thấy giáo giảng
bài, không được nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. Không được
nhìn bài bạn kể cả khi học cũng như trong tiết kiểm tra.
Tôi sử dụng phương pháp học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế
mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh.
Ngay cả việc học tập ở nhà, tôi cũng có yêu cầu rất rõ ràng. Tôi phân tích
cho các em thấy, học là việc của chính bản thân các em. Bố mẹ, thầy cô không
thể học hộ các em được. Do đó về nhà các con phải tự giác ôn bài, tự tay soạn
sách vở, chuẩn bị đồ dùng cho ngày hôm sau. Nhờ đó, học sinh lớp một nhưng
tôi được phụ huynh phản ánh là các em rất tự giác học bài. Bố mẹ không cần
giục giã, nhắc nhở mà con em họ rất lo lắng đến bài vở của mình.
11
Để thực hiện được các nề nếp học tập trên không phải là nói xong là làm
được ngay mà đòi hỏi phải có cả một quá trình. Giáo viên phải có sự kiên trì dẫn
dắt, nhắc nhở các em thực hiện. Giáo viên “vừa dạy, vừa dỗ” vừa nghiêm khắc
nhưng cũng phải nhẹ nhàng mềm mỏng đối với các em. Thông qua các tiết thao
giảng, dự giờ, các đợt thi giáo viên giỏi, lớp tôi được các thầy cô đánh giá là lớp
có nề nếp học tập tốt, các thầy cô bộ môn đều khen ngợi.
* Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp.
Đối với trẻ em, mái trường là chỗ dựa tinh thần và bền vững nhất, tin cậy
nhất và có sức hấp dẫn nhất. Vì vậy phải làm sao cho trẻ em thích đến trường
học tập và cảm thấy “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày
vui .” Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người mẹ, là Thầy giáo, là anh,chị
phụ trách, là bạn.... người quản lý của học sinh, chứ không phải coi công tác
chủ nhiệm là khiển trách, kiểm điểm học sinh. Quan hệ thầy- trò là quan hệ thể
hiện ở lương tâm, trách nhiệm. Thầy phải thấm nhuần quan điểm của cuộc vận
động “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” đem hết khả năng và nhiệt tình
của mình chăm lo đến từng em học sinh như chính con em ruột của mình.
Việc tạo ra một môi trường học tập tốt, tạo cho các em sự gần gũi coi lớp
học như gia đình của mình, cô giáo như mẹ hiền, bạn bè là anh em là trách
nhiệm của mỗi thầy cô giáo chúng ta.
a.Xây dựng mối quan hệ thầy- trò .
Để gây ấn tượng đầu buổi học tôi đã tổ chức các hình thức như văn
nghệ,trò chơi,chúc mừng sinh nhật hay kể mẩu chuyện vui giúp các em có tinh
thần thoải mái gây hứng thú trong học tập.
Một số giáo viên luôn giữ khoảng cách với học sinh, ít quan tâm, gần gũi,
chuyện trò cùng với các em. Do đó, giáo viên không nắm bắt được tâm tư,
nguyện vọng của các em, không phát huy được hết các khả năng tích cực của
học sinh. Điều đó cũng gây nên hạn chế trong khả năng tiếp thu bài học cũng
như sự hình thành phẩm chất, năng lực của các em.
Chính vì thế, ngay từ đầu nhận lớp tôi đã đóng vai vừa là Thầy giáo, vừa
là anh, là chị, là bạn để dìu dắt, nâng đỡ các em giúp các em ,để các em học tập
và rèn luyện tốt hơn. Khi trao đổi, khi giảng bài, cũng như khi nhắc nhở, uốn
nắn những lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu
thương của một người thầy đối với học trò. Tôi quan tâm đến những điều nhỏ
nhặt nhưng lại rất cần thiết đối với các em. Chẳng hạn: Có học sinh khi đến lớp
cổ áo chưa bẻ tôi đi xuống bẻ cổ áo cho em, có em đóng cúc nọ vào khuyết kia
tôi nhẹ nhàng nhắc em ra ngoài để cài lại cúc. Nghe thời tiết biết trời lạnh nhắc
các em mặc ấm, đi tất, những hôm trời mưa tôi nhắc nhở các em không được
chạy ra sân chơi,nhắc nhở các em đội mũ nón khi đi học về,…Bằng những việc
làm nhỏ của mình tôi dần dần hình thành ở các em ý thức giữ gìn vệ sinh thân
thể, mặc quần áo gọn gàng, ngay ngắn,..
Tạo đựơc tâm thế cho học sinh trong buổi học là vô cùng cần thiết . Hiểu
điều đó nên tôi không bao giờ quở trách, trách phạt bất cứ một học sinh nào . Dù
hôm đó học sinh đi muộn hay quên đồng phục hoặc quên sách, vở, thiếu phần
12
chuẩn bị ...Nếu nặng lời mắng mỏ sẽ đem lại cho học sinh đó nỗi buồn, cảm giác
có tội sẽ đè nặng , phá tan sự tiếp thu của học sinh trong cả buổi học hôm ấy. Để
tránh tình trạng trên, sáng sáng khi bước chân vào lớp tôi thường nghĩ ra một
câu chào, một câu đùa hóm hỉnh hoặc một vài cử chỉ ân cần để sao cho học sinh
cảm nhận được một ngày học mới bắt đầu hết sức nhẹ nhàng và ấm áp.
Vào giờ ra chơi, tôi dành khoảng 5- 10 phút đầu ngồi lại lớp hỏi chuyện cho
các em thêm gần gũi. Có những em đầu tóc rối bù, tôi chải lại giúp em, có em
chân tay chưa cắt móng, tôi cắt giúp và nhắc nhở các em không nên để móng tay
dài.... Nhờ đó tình cảm thầy trò thêm gần gũi và các em cũng không còn ngần
ngại để bày tỏ những vấn đề riêng của mình. Tôi hạnh phúc vì được nghe học
sinh của mình tâm sự, được nghe những mong muốn của các em. Đôi khi học
sinh của tôi bày tỏ những bức xúc của các em về một sự hiểu lầm của thầy cô
nào đó hay những vướng mắc về một vấn đề của trường của lớp và tôi là chỗ
dựa tin cậy để giúp các em giải toả những vướng mắc đó
Học sinh đến trường thì phải vui chơi. Giờ ra chơi tôi hướng dẫn cho các em
trò chơi tập thể, mượn cho các em dây, cầu, bóng vv.. để học sinh được chơi hết
mình, được cười đùa thật vui vẻ, giảm bớt đi sự căng thẳng sau các tiết học.
Cả ngày học sinh ở trường, Thầy giáo trong thời gian đó thay vai trò người
mẹ ở nhà của các em. Mỗi khi có em kêu sốt, mệt hay đau bụng giữa tiết học tôi
không làm ngơ mà ân cần hỏi han bình tĩnh xử lý lúc thì xoa cho em này chút
dầu khi thì pha cho em khác cốc nước, có em mệt quá không đỡ tôi gọi điện
thông báo cho gia đình em đến..
Mang niềm vui đến cho con trẻ từ những việc làm bình thường như vậy
nhưng cũng khiến cho học sinh cảm thấy tình thương yêu và sự quan tâm săn
sóc của cô với các em . Từ sự cảm nhận này khiến cả phụ huynh lẫn học sinh
đều cảm thấy tin tưởng, các em cảm nhận được mỗi buổi đến trường là một ngày
vui, còn phụ huynh hoàn toàn yên tâm vững dạ khi gửi con cả ngày ở trường.
b. Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Không những xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò mà tôi còn chú ý
xây dựng tốt mối quan hệ giữa học sinh và học sinh. Sửa cho học sinh từ cách
xưng hô giữa các bạn trong lớp cho phù hợp, lịch sự. Trong lớp, tôi luôn khuyến
khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng
ngày như: Hướng dẫn bạn cách làm bài, xây dựng đôi bạn cùng tiến; nhóm học
tập, em hoàn thành tốt kèm em chưa hoàn thành để giúp các em theo kịp phong
trào của lớp; thăm hỏi khi có bạn trong lớp bị ốm...
Hướng dẫn và giáo dục các em xây dựng tinh thần tương thân, tương ái
nên các em trong lớp luôn giúp đỡ nhau trong học tập, trong các công việc của
lớp, của trường. Đặc biệt tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…
như ủng hộ các bạn trong dịp tết vì người nghèo được 350 000 đồng, chương
trình thắp sáng ước mơ ( ủng hộ đoàn nghệ thuật khuyết tật) được 300 000 đồng,
mua tăm ủng hộ người mù với số tiền là 320 000 đồng; ủng hộ chia khó với
vùng cao được 378 000 đồng, làm kế hoạch nhỏ bằng cách góp nhặt vỏ lon bia
13
sau dịp Tết nguyên đán với hơn 600 vỏ lon, ngoài ra các em còn tham gia nhiều
chương trình nhân đạo từ thiện khác…
Học sinh góp tiền ủng hộ các bạn trong đoàn“Nghệ thuật tình thương”
*Giải pháp 5:Xây dựng lớp học thân thiện, sạch sẽ; bồn hoa xanh, đẹp.
Để tạo ra một môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tích cực cho học
sinh, tôi đã hướng dẫn học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học thân thiện: học
sinh sẽ trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài học cần nhớ,
sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học. Qua đó các em được
học hỏi những điều hay từ bạn mình. Thông qua việc làm này, giúp các em tự
điều chỉnh, bổ sung trao đổi, hợp tác tốt hơn để xây dựng cảnh quan, vệ sinh lớp
học nói riêng và của nhà trường nói chung. Góp phần giáo dục các em thực hiện
quyền làm chủ của mình đối với nơi các em đang học. Từ đây tạo nền tảng cơ
bản giúp các em góp phần vào việc cải tạo cảnh quan, vệ sinh của gia đình, địa
phương .
14
Một góc trang trí lớp học thân thiện của lớp 5A
Bên cạnh đó, tôi còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự
tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo,
xem ti vi, nghe tin tức… . Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng
nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh.
Ngoài ra tôi khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt
động phong trào, vui chơi của nhà trường. Qua đó các em được rèn luyện một số
kĩ năng: hợp tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe…
Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc bồn hoa một tuần. Qui định
bồn hoa phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô. Từ đó
giáo dục các em biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
*Giải pháp 6: Thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
Giáo dục trẻ là nhiệm vụ chung của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Do
đó, để giúp cho có sự đồng thuận trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ tôi
rất chú trọng đến việc thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Để
dễ dàng trao đổi với phụ huynh những thông tin cần thiết, ngay từ đầu năm tôi
đã chủ động phối kết hợp với bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp, chủ động
xin số điện thoại của từng phụ huynh.
Tôi trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức như : gặp trực tiếp hoặc
trao đổi qua điện thoại mỗi khi có sự việc cần trao đổi ngay, đôi khi chỉ là
những thăm hỏi việc học tập sinh hoạt của học sinh ở nhà để tìm nguyên nhân
học sa sút hay cùng nhau phối hợp để giúp học sinh tiến bộ.
Thông qua các lần họp phụ huynh tôi lại có cơ hội được bày tỏ cách làm
việc của mình trên lớp, thông báo cụ thể tình hình của từng em về mọi mặt để
phụ huynh thấy ưu điểm và tồn tại của con em mình đồng thời tôi cũng lắng
nghe để hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ cùng nhau bàn bạc thống nhất
cách giáo dục con em mình cho phù hợp.
Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ như gia đình em Hòa.
Thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục,
động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt
để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực cho các em
*Giải pháp 7: Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, tổng phụ trách
đội để xây dựng lớp thành một lớp tập thể tốt
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm không chỉ là làm việc và tiếp xúc với
học sinh mà còn với giáo viên bộ môn khác. Việc kết nối này giúp cho giáo viên
bộ môn hiểu thêm tình hình của cả lớp nói chung của học sinh nói riêng. Qua đó
mọi người cũng nắm bắt được các thiếu sót cần phải khắc phục trong mỗi tiết
học và cùng nhau đưa ra các biện pháp thích hợp để giúp các em tiến bộ.
Để xây dựng lớp thành một tập thể tốt, ngoài sự tác động trực tiếp của thầy
và trò trong lớp,cần phải có sự chỉ đạo, định hướng của các tổ chức khác trong
15
trường như Đoàn, Đội. Chính vì vậy, để giúp các em phát triển toàn diện về mặt
trí tuệ và nhân cách, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải biết kết hợp chặt chẽ với
Tổng phụ trách đội, Đội cờ đỏ, Phụ trách các sao nhi đồng. Thường xuyên nắm
bắt thông tin và các kế hoạch của các đoàn thể trong nhà trường, tạo cho các em
cơ hội thực hiện các hoạt động như: tham gia văn hóa văn nghệ, thi năng khiếu,
sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa theo các chủ điểm,...
Thông qua các hoạt động của đội các em được tham gia vào sân chơi trí tuệ.
Tham gia đầy đủ các đợt thi đua, các phong trào của đội .Cùng toàn thể liên đội
tham gia tiết kiệm điện, tiết kiệm nước: ra khỏi phòng tắt điện, vặn vòi nước vừa
phải mỗi khi rửa chân tay, uống bao nhiêu rót từng ấy…Qua đó nhân cách của
các em được dần hình thành theo chiều hướng tích cực.
Thông qua các hoạt động tập thể các em sẽ bộc lộ được những mặt mạnh,
sở trường của mình, tạo cơ hội cho các em thỏa sức sáng tạo theo năng khiếu
của mình (hát, múa, kể chuyện, thể dục thể thao,...), tạo điều kiện cho các em có
cơ hội giao tiếp với thế giới xung quanh, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong
sinh hoạt. Qua đó cũng giáo dục cho các em tính tập thể, vì lợi ích tập thể không
vì lợi ích cá nhân
*Giải pháp 8: Tổ chức đánh giá kết quả, thi đua, khen thưởng
Đánh giá kết quả giáo dục học sinh là một trong những nội dung lớn và hết
sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Bởi lẽ nó không chỉ phản ánh kết
quả giáo dục học sinh mà còn phản ánh định hướng nội dung của công tác chủ
nhiệm. Đánh giá đúng sẽ là một động lực giúp học sinh nỗ lục rèn luyện tu
dưỡng, phát huy những ưu điểm, sẽ khích lệ, động viên học sinh không ngừng
rèn luyện phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình. Ngược lại, đánh giá không đúng,
không khách quan đối với học sinh sẽ đem lại hậu quả xấu- phản giáo dục.
Chính vì vậy , tôi luôn coi trọng việc đánh giá học sinh, đánh giá khách quan
công bằng với mọi học sinh. Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho học sinh tham gia
vào quá trình tự đánh giá và đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân mỗi em và
của cả lớp nói chung. Đánh giá hàng tuần, hàng tháng, trong cả học kì và cả năm
học.
Tiết sinh hoạt cuối tuần có vai trò quan trọng, giáo viên chủ nhiệm giúp
học sinh lớp mình điều chỉnh lại hành vi, nhân rộng điển hình, đồng thời hình
thành một số kĩ năng cho học sinh, tạo mối quan hệ đoàn kết, xây dựng sức
mạnh tập thể…. Do đó, tôi luôn coi trọng việc tổ chức tiết sinh hoạt cuối mỗi
tuần. Trước hết tôi tổ chức cho em lớp trưởng điều hành tiết sinh hoạt. Sau khi
các tổ nhận xét, lớp trưởng nhận xét, đánh giá tôi mới tiến hành nhận xét đánh
giá các mặt tích cực và tồn tại của học sinh trong tuần. Ví dụ : Lớp có bạn đi học
muộn nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ. Tuyên dương học sinh gương mẫu, tập
thể có nhiều cố gắng. Tôi ghi nhận những ý kiến đóng góp của các em và qua đó
giáo dục các em biết được hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt
mạnh sẵn có. Với những việc các em làm được giáo viên kịp thời khen ngợi,
tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giứp nhiều học sinh học hỏi
16
theo. Tôi động viên khích lệ các em bằng những món quà nhỏ như cái bút chì,
thước kẻ, khi thì quyển vở,..khi các em có tiến bộ.
Cuối mỗi tháng, tôi lại dành thời gian để thầy, trò cùng nhau tổng kết thi
đua sau đó bình chọn những bạn xuất sắc trong tháng. Về việc này tôi để học
sinh tự xếp loại theo sự bình chọn của tổ. Sau đó tôi xem lại và nếu thấy hợp lý,
tôi sẽ công bố xếp loại trước tập thể lớp. Và tự tay các em được dán tên mình
trong bảng thi đua của lớp. Tôi cũng chọn những bài viết đẹp, những bài làm tốt
trong tháng để các em tự tay găm vào bảng thành tích của lớp. Điều này sẽ giúp
các em thấy tự hào với những thành tích đạt được và tạo nên không khí thi đua
ngầm giữa các bạn trong lớp.Với những học sinh cá biệt tôi thường cho các em
cơ hội để sửa chữa nhưng những cơ hội ấy cũng được thông qua ý kiến của tập
thể. Nếu học sinh có tiến bộ, tôi khen kịp thời để động viên. Bởi tôi hiểu, công
tác động viên khen thưởng tạo ra động lực thi đua, phấu đấu, đặc biệt là với học
sinh tiểu học: các em thích được khen, được thưởng. Vì vậy để khích lệ phong
trào học tập và rèn luyện thì việc động viên khen thưởng là không thể thiếu, cho
dù là bất kì hoạt động nào, phần thưởng dù là nhỏ cũng cần kịp thời động viên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với tinh thần trách nhiệm cùng với lòng nhiệt huyết yêu nghề, mặc dù
những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường nhưng kết quả đạt được lại
rất khả quan. Tôi thấy chất lượng môn học và hoạt động giáo dục; năng lực và
phẩm chất của lớp được nâng lên rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan, tình
cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện.
- Học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt
động ngoại khóa. Chẳng hạn, trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam, lớp tôi được giải Nhất thi văn nghệ, giải Nhì thi kể chuyện về Bác Hồ,
được Đội xếp thứ nhất của Trường về thực hiện nề nếp, kỉ luật,...
- Lớp thường xuyên được xếp loại A trong tuần, trong tháng.
- Các em tự tin trong học tập và cởi mở trong giao tiếp.
- Các em có khả năng tự, học, tự phục vụ, biết hợp tác với bạn trong hoạt
động học tập cũng như hoạt động tập thể, biết kính trọng, lễ phép với người trên,
yêu quý gia đình, đoàn kết và giúp đỡ bạn, có tinh thần tương thân tương ái, ...
Chất lượng môn học và hoạt động giáo dục; năng lực và phẩm chất của lớp
vào giữa học kì 2 đạt được như sau:
Sĩ số
32
Chất lượng các môn học
Hoàn
Hoàn
Chưa HT
thành tốt
thành
28
4
0
Năng lực và phẩm chất
Đạt mức
Đạt
Chưa đạt
tốt
27
5
0
Nhìn vào bảng số liệu trên chứng tỏ rằng, những biện pháp tôi đã áp dụng có
hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp học sinh không những nắm vững
17
c kin thc c bn m cũn rốn luyn c phm cht, nng lc ca mt
ngi hc sinh. Gúp phn vo nõng cao cht lng giỏo dc, xõy dng Trng
hc thõn thin - Hc sinh tớch cc ca trng Tiu hc Nga Tin.
3. KT LUN V KIN NGH
3.1. Kt lun
Thc hin cụng tỏc ch nhim lp khụng phi l lỳc no chỳng ta cng thc
hin mt vic lm ging nhau vi tt c cỏc i tng v thc hin sut c nm
hc, nh th s gõy tõm lý nhm chỏn, khụng hiu qa. Mi giỏo viờn cn cú
nhng bin phỏp c th riờng, nhng cỏch lm vic riờng v luụn cú s i mi,
cú nhng bin phỏp tớch cc to s mi m, ham thớch i vi hc sinh nhm
thỳc y cỏc em thc hin tt nhng yờu cu m giỏo viờn a ra. Theo tụi,
mun tr thnh giỏo viờn ch nhim lp gii, khộo lộo, tinh t trong ng x v
thnh cụng trong vic giỏo dc hc sinh thỡ mi ngi giỏo viờn ch nhim cn
phi:
- Tỡm hiu bit v hiu rừ hon cnh gia ỡnh, tớnh cỏch, s thớch, thúi
quen,...ca tng hc sinh cú bin phỏp giỏo dc phự hp.
- Chỳ trng xõy dng v bi dng ban cỏn sca lp, o to cỏc em
tr thnh nhng ngi lónh o nh ti ba.
- Luụn bỡnh tnh trc li lm ca hc sinh, tỡm hiu cn k nguyờn nhõn
ca mi tỡnh hung xy ra cú cỏch x lớ ỳng n, hp tỡnh, hp lớ; trỏnh
trỏch nhm, trỏch oan hc sinh lm cỏc em hoang mang, thiu nim tin vo
ngi thy.
- Luụn bit khớch l biu dng cỏc em kp thi. Hóy khen ngi nhng u
im s trng ca cỏc em cỏc em thy giỏ tr ca mỡnh c nõng cao, cú
nim tin v hng thỳ hc tp hn.
- Luụn th hin cho hc sinh thy tỡnh cm yờu thng ca mt ngi thy
i vi hc sinh.
- Phi hp cht ch vi ph huynh hc sinh; kiờn trỡ vn ng ph huynh
tớch cc tham gia vo cụng tỏc giỏo dc hc sinh.
- Phi hp cht ch vi giỏo viờn b mụn, vi tng ph trỏch i trong
vic giỏo dc hc sinh.
3.2. Kin ngh
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp cần có sự quan tâm
giúp ỡ của nhiều các ban ngành đoàn thể và hội cha m học
sinh. Vì vậy tôi có một số ý kiến đề xuất nh sau:
- Nhà tròng cùng bên đội có phn thởng cho các em sau mỗi
đợt thi đua, cuối học kì I cho những em, những lớp có thành
tích cao.
- Đội cần tổ chức thêm nhiều hoạt động tập thể hơn nữa,
tổ chức nhiu sân chơi cho các em c tham gia.
- Cha mẹ học sinh phải chú ý chăm sóc con cái chu đáo hơn
nữa. Giáo dục, kèm cặp các em học đúng phơng pháp.
18
-Đối với chính quyền địa phương: Luôn tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất
cho nhũng học sinh khó khăn đến trường, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Trên đây chỉ là một số sáng kiến nhỏ của bản thân tôi về công tác chủ
nhiệm lớp. Rất mong đây sẽ là một trong những kinh nghiệm của bản thân được
chia sẻ cùng đồng nghiệp và cũng hy vọng được sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng khoa học; các cấp quản lí giáo dục và bạn bè đồng nghiệp để bản thân làm
tốt hơn công tác chủ nhiệm của mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Nga Tiến , ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi viết không lấy nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT
Hoàng Ngọc Cảnh
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục, 2005
2. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên tiểu học: Module TH 34 “Công tác chủ
nhiệm lớp ở trường Tiểu học”
3. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
tiểu học.
4. Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp
giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
5. Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Bùi Ngọc Oánh; Nguyễn Hữu
Nghĩa; Triệu Xuân Quýnh)
20