1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng, các em còn
rất nhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều, các em như “Tờ giấy trắng” viết như thế nào
thì nó in đậm, in sâu khó xóa mờ. Các em rất thơ ngây, hiếu động, dễ bị dụ dỗ,
nghe theo. Mặt khác trong học tập có một số em còn ham chơi, ít chú ý, học hay
quên, ý thức tự giác chưa cao. Người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi
hoạt động giáo dục ở nhà trường. Là người tổ chức và điều khiển quá trình hình
thành nhân cách trẻ em, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em
trước nhà trường, Nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, người giáo viên tiểu học hầu
như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình phụ trách.
Người giáo viên tiểu học có nhiệm vụ xây dựng tập thể trẻ em, tổ chức các
hoạt động khác của học sinh để mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý
thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực của học sinh.
Giáo viên tiểu học là người hướng dẫn, người đưa các em vào thế giới tri thức,
khoa học, văn hoá, nghệ thuật. Học sinh tiểu học còn chưa biết hành động độc
lập, giáo viên phải là người tổ chức hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có
được công việc thích hợp và bộc lộ khả năng của mình. Giáo viên tiểu học là
một trong những “thần tượng” của học sinh, là tấm gương của các em. Trong
những giờ tới trường, giáo viên tiểu học hầu như lúc nào cũng ở cạnh các em
nhỏ, rất sát học sinh, kiểm tra theo dõi được từng hành vi của các em. Bằng tấm
gương của mình kết hợp với việc truyền thụ những giá trị chuẩn mực thể hiện
trong nội dung các môn học, giáo viên tiểu học còn góp phần to lớn trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của các em qua công tác chủ nhiệm lớp.
Ngoài công việc phụ trách toàn diện trước học sinh, công tác chủ nhiệm lớp
cũng có một ý nghĩa quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, là
người tổ chức, cổ vũ tư tưởng cho học sinh.Người cùng với phụ huynh học sinh
tiến hành giáo dục các em. Nhưng công tác chủ nhiệm lớp không phải là công
việc đơn giản. Nó luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết các giáo viên tiểu học.
Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, khi thực hiện tôi phải rút kinh nghiệm
qua từng năm, xoay chuyển mọi cách, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi những đồng
nghiệp có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lí do đó nên bản thân đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp
1
nhỏ để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết
thành kinh nghiệm của bản thân.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong
công tác chủ nhiệm lớp.
- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Hội
đồng SKKN và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều
chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
- Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng
học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là một số biện pháp, mức độ hạn chế của
học sinh về các nề nếp trong khi đi học, việc thực hiện nhiệm vụ của người học
sinh, phẩm chất đạo đức chuẩn mực và các kĩ năng sống của từng đối tượng học
sinh trong tập thể lớp 5C của Trường TH Lê Văn Tám năm học 2017 - 2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp thu thập thông tin: Dùng để thu thập các thông tin của
từng học sinh.
2. Phương pháp trò chuyện: Dùng để hỏi chuyện các đồng nghiệp có kinh
nghiệm; hỏi chuyện với học sinh; hỏi chuyện với phụ huynh…
3. Phương pháp giao nhiệm vụ: Dùng để giao nhiệm vụ cho học sinh.
4. Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra
cái tốt, cái hạn chế và biện pháp khắc phục.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng vào công tác chủ nhiệm lớp
với các nội dung cơ bản sau đây: Các biện pháp giáo dục học sinh, mối quan hệ
giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh, xây dựng lớp học có nề nếp hiệu quả.
Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh.
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò thay mặt Hiệu Trưởng quản lý và giúp
lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, quản lý hành chính Nhà
nước, là người thầy giáo, người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. Bồi
dưỡng cán bộ lớp để các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp, là
chuyên gia trong việc tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp, tổng hợp
tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho nhà trường về công tác giáo
dục học sinh. Luôn nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độvà kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh, phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá học
sinh trở thành người tốt cho xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch
giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong từng tháng, học kỳ và năm
học. Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ
nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với
Ban Giám Hiệu và liên hệ với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục.
Qua nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh
nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu
học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ
nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà
tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế
nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề,
không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng
học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao?
Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc
giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai
trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thuận lợi.
Năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5C. Với tổng số:
34; nữ: 13. Các em phần đông được gia đình quan tâm nên việc quản lý, giáo
dục các em tương đối thuận lợi.
- Lớp được học 2 buổi/ngày, hết giờ học có 30 phút cuối giáo viên chủ
nhiệm có điều kiện quan tâm trao đổi với các em, kèm cặp thêm các em yếu.
3
- Các em được trang bị tương đối đầy đủ về trang phục, đồ dùng học tập,
sách giáo khoa,….
- Mặt khác phòng học mới được xây dựng khang trang, thoáng mát, cơ sở
vật chất đầy đủ.
- Hầu hết các em đều cố gắng học tập, biết vâng lời, lễ phép với cô giáo.
2.2.2 Khó khăn
Vào đầu năm, qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra về tình hình chung của tất cả
các em học sinh trong lớp. Tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về quá trình tiếp thu
bài, học bài và những hành vi ứng xử, giao tiếp, kĩ năng sống, sự hiểu biết,…
trong lớp học của 34 em học sinh lớp 5C, trường Tiểu học Lê Văn Tám. Tôi
nhận thấy:
- Lớp có một số em chưa tự giác học tập, trong giờ học còn lơ là, ít chú ý,
tiếp thu chậm, tự ti, mặc cảm, trầm tính, không năng động,…; Một số em còn
mang tính là quậy phá, hay chọc bạn, đánh bạn; Một số em chưa thực sự ngoan,
nói năng còn trống không, chưa lễ phép; Rất nhiều em viết chữ còn sai lỗi nhiều,
chưa đẹp.
- Một số em ham chơi, không chăm học, không tích cực, không biết, không
hiểu là các em càng không chịu học, không để ý gì đến những lời giảng giải phân
tích của cô. Khi cô giáo giảng xong, hỏi lại là không biết gì, chính vì vậy những em
đó thường hay tự ti, mặc cảm, sợ sệt, nhút nhát, chưa biết thể hiện mình.
- Một số em tâm trạng không được tốt, vốn giao tiếp không có, năng lực hạn
chế, sức khỏe không đảm bảo, thể trạng gầy, nhỏ so với các bạn đồng trang lứa.
- Với lứa tuổi lớp 5, các em đang chuẩn bước sang tuổi dậy thì, nên có sự
thay đổi về thể chất lẫn tâm sinh lý,…
- Gia đình các em đa số đi làm về, là nghỉ ngơi một lúc rồi đi ngủ, không
còn thời gian bảo ban các em xem ti vi, đọc báo, đọc sách,…để mở rộng tầm
hiểu biết, tầm nhìn.
Đó là thực trạng mà bản thân tôi luôn lo lắng, băn khoăn khi làm công tác
chủ nhiệm lớp 5C trong năm học này.
2.3. Các biện pháp thực hiên.
2.3.1 Biện pháp chung:
4
Giáo viên chủ nhiệm lớp tiểu học có chức năng cơ bản là quản lý, giáo dục
học sinh lớp mình phụ trách. Chức năng này được thể hiện như sau :
- Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp sẽ là động lực quan trọng tác động vào
việc dạy học tốt.
- Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một đơn vị vững mạnh.
- Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.
- Thiết lập và phát triển quan hệ với lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để giáo dục học sinh.
Nói chung để làm cho công tác giáo dục được hoàn chỉnh và đạt chất
lượng toàn diện thì người giáo viên phải coi trọng công tác chủ nhiệm lớp.
2.3.2 Những biện pháp cụ thể:
Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về việc giáo dục đạo đức học
sinh trong lớp. Muốn giáo dục hoàn thiện thì giáo viên chủ nhiệm phải thực
hiện tốt những nhiệm vụ sau :
2.3.2.1. Tìm hiểu để phân loại đối tượng học sinh.
Việc nắm các thông tin của học sinh đầu năm là rất cần thiết. Có được
thông tin học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm phục vụ cho việc ghi chép hồ
sơ giáo viên, nắm được hoàn cảnh gia đình, lực học của năm trước, việc liên lạc
với gia đình các em,…Vì thế ngay từ đầu năm, tôi đã làm Phiếu ghi thông tin
học sinh, phát cho từng em, hướng dẫn các em ghi đầy đủ, rõ ràng, sau đó thu
lại để phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp của mình:
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, hoàn cảnh kinh tế, địa vị bố
mẹ trong xã hội, nếp sống của gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo
dục con cái để từ đó giáo viên có thể tìm ra những nguyên nhân về hiện tượng
tâm lý của học sinh.
- Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của từng học sinh : tìm hiểu xem những
học sinh nào bị khuyết tật (cận, nói lắp, điếc…) để sắp xếp chỗ ngồi cho phù
hợp, tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, mối quan hệ với tập thể,
với những người xung quanh và năng lực trí tuệ của học sinh.
Ví dụ: Trong lớp 5 tôi chủ nhiệm năm học 2017 - 2018 có nhiều em như:
em Châu Anh, Nguyễn Phương Bảo Ngọc, Nhân Kỳ… nhận thức rất nhanh
5
nhưng sau đó lại quên ngay vì ghi nhớ của các em không bền. Từ đó giáo viên
cho học sinh rèn luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại kiến thức đã học nhiều lần
để ghi nhớ bền vững phối hợp cùng giáo viên bộ môn để giúp đỡ các em học
tập tốt hơn.
- Tìm hiểu về xu hướng, hứng thú và động cơ của học sinh trong học tập và
các hoạt động khác, từ đó giáo viên hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn, giáo
dục học sinh đạt kết quả tốt.
Ví dụ: Trong thực tế, có một số em học yếu các bộ môn như Toán hoặc
Tiếng Việt nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật,… Thì học rất tốt
do các em có hứng thú và say mê các môn học này. Từ đó, giáo viên tạo điều
kiện giúp các em có hứng thú với môn Toán, Tiếng Việt.
Tóm lại: Muốn thực hiện những điều nói trên yêu cầu người giáo viên phải:
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, lý lịch của học sinh ở lớp dưới).
- Quan sát hằng ngày các hoạt động và mối quan hệ của học sinh
- Thăm gia đình học sinh và trò chuyện trao đổi với phụ huynh học sinh.
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh.
2.3.2.2. Xây dựng nề nếp lớp học.
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi
nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn
lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng
và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với
tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của
lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người
lớp trưởng, lớp phó. Kết quả và trình độ tự quản lý của lớp, uy tín và năng lực
của đội ngũ cán sự.
+ Tự quản các giờ học trên lớp: Giữ trật tự và tham gia phát biểu xây dựng
bài. Lớp trưởng, lớp phó kịp thời nhắc nhở các bạn vi phạm, thông qua đó chấm
điểm thi đua các tổ và cá nhân...
+ Tự quản giờ trống giáo viên: Vì một lý do nào đó mà giáo viên bộ môn
vắng mặt, lớp vẫn phải giữ gìn kỉ luật trật tự để không làm ảnh hưởng đến các
6
lớp khác và không được ra khỏi lớp. Lớp trưởng hội ý với cán sự lớp sử dụng
giờ trống để chữa bài tập khó cho lớp.
+ Tự quản tiết sinh hoạt tập thể: Đây là tiết sinh hoạt hoàn toàn do lớp tự
quản. giáo viên chủ nhiệm chỉ giữ vai trò cố vấn và chỉ xuất hiện khi thật cần
thiết để học sinh giải quyết tình huống phức tạp mà các em lúng túng.
+ Tự quản trong hoạt động lao động, vui chơi, thể thao và các hoạt động
ngoài giờ lên lớp. Trong các loại hình hoạt động này đều có thể khai thác được
những tiềm năng, khả năng tự quản và hình thành các kĩ năng thuần thục cho các
em.
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu
biểu để cả lớp bầu chọn.
- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1
phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn:
ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu.
- 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của
mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).
Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của
mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm
thấy tự hào.
2.3.2.3. Phân công nhiệm vụ Ban cán sự lớp.
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng em như sau:
Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi
xếp hàng vào lớp.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp
hàng tập thể dục.
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi
lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
- Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc các Ban có thành
tích tốt.
7
Nhiệm vụ của lớp phó học tập (Phụ trách học tập; đối ngoại):
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài,
làm bài.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học
khi giáo viên yêu cầu.
- Theo dõi việc học tập của lớp.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
Nhiệm vụ của lớp phó văn thể (Phụ trách văn nghệ, lao động, thể dục thể
thao):
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt
đèn, quạt khi ra về.
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp
tổ chức.
Sau khi phân công nhiệm vụ ban Cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm không
trực tiếp làm thay cho ban sự, vì như vậy các em sẽ có tư tưởng ỷ lại và cảm
thấy mình không thực tốt vai trò, từ đó sẽ trông chờ, không còn động lực thể
hiện bản lĩnh của mình trước các nhiệm vụ được tin tưởng giao phó.Các em
được nhận nhiệm vụ được giao các thành viên trong Ban cán sự hứng thú tham
gia các hoạt động của trường, của lớp, gương mẫu trong học tập xứng đáng là
đầu tàu của lớp. Các em học sinh khác tuân thủ theo sự chỉ đạo của Ban cán sự
vì đó là những người do chính các em bầu ra.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm đến tình hình thực hiện nhiệm
vụ của ban cán sự lớp, không chỉ thông qua thành viên ban cán sự mà còn thông
qua các thành viên còn lại. Như vậy các em còn lại sẽ cảm thấy mình cũng có
trách nhiệm với công việc của lớp, sự thành công tốt đẹp trong các hoạt động
của lớp có một phần đóng góp của mình.
Thông qua ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu rõ hơn đặc điểm
của các học sinh nổi bật khác, thế mạnh của từng bạn, học sinh có cá tính, cá
biệt, cũng như hoàn cảnh… có những biện pháp phù hợp nhất đối với từng thành
viên, từ đó sẽ phát huy được thế mạnh riêng của từng thành viên trong các mảng
hoạt động, học tập của lớp.
8
2.3.2.4. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp.
Cô – trò trao đổi đặc điểm tuổi dậy thì
Mối quan hệ giữa thầy-trò: Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và
học, quan hệ thầy – trò đã trở thành thân thiện, gần gũi như là những người bạn
thực sự, người thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn cho các em trong quá trình
dạy học, thế nên việc xây dựng mối quan hệ thầy trò quả không khó đối với bản
thân tôi. Cụ thể là tôi luôn tạo cho các em mối quan hệ mật thiết, gần gũi, nói
năng nhỏ nhẹ, dịu dàng, không để các em phải sợ sệt khi đứng trước mặt giáo
viên, tôi luôn chủ động chỉ bảo, tôi thường nói: “Các em muốn có ý kiến gì thì
cứ mạnh dạn trao đổi với cô, cô sẽ luôn giúp đỡ, hỗ trợ các em trong học tập
cũng như trong cuộc sống”. Trong lớp có vấn đề xảy ra giữa các em, tôi luôn từ
từ giải quyết công bằng, hợp tình, hợp lý. Khen, thưởng những em có thành tích
cũng như răn đe rõ ràng đối với những phạm lỗi, nhưng trong quá trình răn đe,
giáo dục, tôi vẫn động viên, khuyến khích tìm những điểm tốt của các em để nêu
gương, sau đó mới đưa ra những lỗi phạm và yêu cầu các em không được vi
phạm nữa. Đối với những em học sinh khuyết tật và cá biệt, tôi luôn giáo dục
nhẹ nhàng, chỉ bày tỉ mỉ, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, sự nhân ái, bao dung
sẵn sàng tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm mà các em đã phạm. Chính vì thế mà tôi
9
luôn được các em kính trọng, yêu quý và vâng lời, từ đó các em rất tự tin, phấn
khởi, kích thích sự ham học, thích thú khi đến lớp.
Học sinh thảo luận cách giao tiếp trong mối quan hệ bạn bè.
Mối quan hệ bạn bè trong và ngoài lớp: Tình bạn là tình cảm quý nhất
của mỗi con người chúng ta, ở nhà chúng ta có tình cảm của ông bà, cha mẹ, anh
chị em, họ hàng,… đến lớp chúng ta không thể không có tình bạn. Có nhiều bạn
tốt thì chúng ta luôn tự hào và là điều kiện giúp chúng ta vươn lên trong cuộc
sống, người ta thường nói: “Học thầy không tày học bạn”, bạn bè cần phải giúp
đỡ lẫn nhau, vui buồn có nhau, phải biết thương yêu, đoàn kết, chia sẻ, cùng
nhau phấn đấu trong học tập, trong cuộc sống, sao cho có kết quả cao nhất. Để
xây dựng tốt mối quan hệ bạn bè trong và ngoài lớp của học sinh lớp tôi chủ
nhiệm, tôi đã giáo dục các em những điều sau:
- Trong học tập, các em phải biết giúp đỡ, hợp tác với nhau, bạn học giỏi
chỉ bài cho bạn học yếu, bạn học chưa giỏi nên hỏi, trao đổi với bạn biết hơn
mình. Các em không được ích kỉ, hẹp hòi.
- Trong giao tiếp các em phải nói năng lịch sự, dễ nghe, nói từ tốn, nói lời
hay ý đẹp, không được xúc phạm bạn, có điều gì không hài lòng hay bạn phạm
10
lỗi với mình thì nói cho bạn hiểu để bạn sửa sai, hoặc nữa là trình với cô để cùng
nhau giải quyết.
- Trong cuộc sống các em cần phải biết đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ những bạn
còn khó khăn hơn mình, chia sẻ nỗi buồn, niềm vui cùng bạn,…thương yêu nhau
như anh, chị em cùng một nhà.
- Tuyệt đối không được chọc bạn, đánh nhau với bạn, xúc phạm bạn, không
nói tục, chửi thề. Không được nói xấu về bạn, không chia rẽ, chia bè phái hoặc
không chơi với bạn này, bạn kia,…
2.3.2.5. Tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể:
Hoạt động tập thể là một sân chơi trí tuệ, giúp học sinh phát huy trí tuệ, tài
năng của mình tham gia các cuộc thi để rèn các kĩ năng sống và trải nghiệm thực
tế, từ đó có cách giải quyết các tình huống trong đời sống hàng ngày tạo cho các
em lòng tự tin, mạnh dạn khi tham gia sân chơi trí tuệ. Nó không những góp
phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc
sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh
rèn khả năng ứng xử văn hóa, có hứng thú trong học tập, không sa vào những
games trực tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội.
- Tham gia các hoạt động tập thể giúp cho các em rất nhiều về kĩ năng
sống, các em có cơ hội thể hiện mình trước đám đông, thể hiện những tài năng,
năng lực và kĩ năng giao tiếp của mình. Qua đó giáo dục các em về sự hiểu biết
nhiều lĩnh vực của cuộc sống, phẩm chất, nhân cách, đạo đức,…Chính vì thế
trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn chú trọng việc tham gia, tổ chức cho các em
hoạt động tập thể theo quy định, lịch của trường, lớp. Các giờ hoạt động tập thể,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, múa hát,…tôi
đều tạo điều kiện cho các em được luyện tập, tham gia đầy đủ và có hiệu quả
nhất.
- Kết hợp với hoạt động ngoại khóa giúp các em vui chơi, tìm hiểu thêm về
các danh lam thắng cảnh của quê hương, các vị Anh hùng của dân tộc góp phần
giáo dục, bồi dưỡng về nhân cách, kiến thức về văn hóa du lịch, văn hóa đọc,
trang bị thêm kỹ năng sống, cảm hứng học tập để các em học sinh có thêm hứng
thú, sáng tạo trong học tập và ý thức trách nhiệm với bản thân, ý thức tự rèn, tự
học.
11
Sinh hoạt ngoại khóa tại khu du tích lịch sử Lam Kinh
2.3.2.6 Phối kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, Đội và các giáo viên bộ
môn.
Công tác phối kết hợp, là một trong những biện pháp hữu hiệu, nhằm răn
đe, quán triệt có hiệu quả cao. Đôi khi có những công việc, nội dung hay tình
huống mà một mình giáo viên không thể giải quyết được thì cần phải nhờ sự hỗ
trợ của Ban giám hiệu nhà trường, hoặc Đội và các giáo viên bộ môn nếu có thể.
Vì vậy, khi làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn nhờ sự tư vấn, chỉ đạo từ phía Ban
giám hiệu nhà trường cho phép tôi mới thực hiện, gặp trường hợp nào cần đến
sự hỗ trợ xử lư của Ban giám hiệu là tôi lập tức báo cáo, cùng với Ban giám hiệu
để có biện pháp tốt và hay nhất.
Về phía Đội, tôi luôn kết hợp giáo dục các em cùng với Tổng phụ trách
Đội, vì chức năng của Đội là tổ chức lễ chào cờ, các buổi sinh hoạt tập thể, các
cuộc thi, các phong trào,…Cho nên để phát huy khả năng, năng lực của các em,
tôi luôn cộng tác với Tổng phụ trách tạo cơ hội, điều kiện cho các em thể hiện.
Bên cạnh đó, nếu có những những em chưa ngoan, phạm lỗi thì tôi cũng kết hợp
với Đội để tạo sức răn đe, giáo dục có hiệu quả.
Ngoài kết hợp với Ban giám hiệu, Đội tôi còn phối kết hợp với các thầy, cô
giáo bộ môn, như là hỏi thăm về tình hình học tập, các hoạt động khác mà các
12
thầy cô giáo bộ môn phụ trách, đồng thời kết hợp, đưa ra những biện pháp phù
hợp giáo dục các em trong tất cả các giờ học trên lớp dù không có giáo giên chủ
nhiệm, các em cũng vẫn ngoan, vâng lời, học tập và tham gia tốt mọi hoạt động
Sự kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, Đội và các giáo viên bộ môn đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thiếu
niên nhi đồng; tạo môi trường vui tươi, lành mạnh giúp các em đạt kết quả cao
hơn trong học tập và rèn luyện. Qua theo dõi tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt.
2.3.2.7. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
Trao đổi với phụ huynh học sinh
về tình hình học tập của con cuối buổi học.
13
Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi dành thời gian trao đổi về
phương pháp giáo dục con em ở trường, ở nhà, trong xã hội từ đó giúp các em
phát tiển toàn diện.
Để dễ dàng trao đổi với phụ huynh những thông tin cần thiết, ngay từ đầu
năm tôi đã chủ động xin số điện thoại của từng phụ huynh để dễ trao đổi. Đồng
thời tôi cũng tranh thủ trao đổi với phụ huynh vào giờ đưa, đón học sinh.
Hàng tháng tôi đều lên kế hoạch cụ thể để đi thăm hỏi những học sinh
trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh phạm lỗi, mắc lỗi nhiều cần
phối hợp với phụ huynh để giáo dục các em hoàn thiện hơn.
Hiệu quả của sự xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh giúp
các em tránh những tác động xấu của môi trường xã hội như ham chơi, đua đòi,
nghe bạn bè xấu rủ rê, dẫn đến lơ là việc học hành, không có kiến thức căn bản
gây nên chán nản, bỏ học. Không tạo sức ép quá lớn cho các em để các em phát
huy đúng khả năng của mình. Khi các em mắc lỗi cần được khuyên nhủ tránh
đánh đập, la mắng làm cho các em sợ sệt, ức chế khả năng học tập, lao động ở
các em, giảm đi niềm ham thích học tập. Các em có niềm tin học tập nhận thức
được học là một hoạt động đầy hứng thú, có sự ham thích mới học tốt được. Các
em thấy được từ những bài học trên lớp con sẽ học được rất nhiều điều thú vị mà
đều là những tri thức có lợi cho bản thân.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1 Hiệu quả đạt được.
Kết quả khi áp dụng sáng kiến đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách
làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em
ngày càng chăm ngoan, tôn trọng thầy cô giáo, kính già yêu trẻ, đoàn kết, hòa
nhã với bạn bè. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc.
Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. Cụ thể:
- Lớp có nề nếp tốt: Các em ngoan, hiền, biết vâng lời làm theo và làm
đúng với lời chỉ bảo của cô giáo, trong lớp chú ý nghe cô giáo giảng bài. Là lớp
rất đoàn kết, các em luôn thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong lao
động. Có tinh thần tự giác, trách nhiệm cao. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, 5
nhiệm vụ của người học sinh,…
14
- Đa số các em tích cực trong mọi hoạt động, nhất là trong học tập. Đặc biệt
ban cán sự của lớp rất có năng lực, các em mẫu mực, học giỏi, viết chữ đẹp,
nhanh nhẹn, luôn làm tốt mọi công việc được giao.
- Về rèn luyện giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp: Đa số các em có ý thức giữ
gìn sách vở sạch, đẹp luôn bao bọc, nhãn tên, viết bài đầy đủ, không quăn góc,
không bôi bẩn, không xé rách…, chữ viết luôn luôn trau dồi, rèn luyện dưới sự
uốn nắn, sửa sai của cô giáo. Đặc biệt có một số em viết rất đẹp như: em Vân
Anh, Nguyễn Đức Đạt, Trần Anh Quân,…Kết quả Phòng Giáo dục đánh xếp
hạng 1. Cụ thể:
+ Loại A: 75%
+ Loại B: 25%
- Về công tác Đội: Với ban cán sự năng động, nhiệt tình, với tinh thần tự
giác trách nhiệm ý thức cao cộng với sự rèn luyện tốt. Các em đã luôn thực hiện
và tham gia đầy đủ mọi phong trào của Đội đề ra: Kế hoạch nhỏ, Vòng tay bè
bạn, các phong trào từ thiện, Viết thư UPU, tham gia Câu lạc bộ kể chuyện, yêu
thơ,…đạt kết quả cao và tham gia 100%.
- Về trang trí lớp: Đạt giải A
Trong một thời gian thực tế áp dụng các biện pháp, giải pháp nêu trên từ
tháng 22/08/ 2017 đến 31/03/2018, kết quả thu được khả quan hơn rất nhiều. Kết
quả hai môn Toán, Tiếng Việt đạt chất lượng cao hơn so với đầu năm, số lượng
các em thuộc các nội dung trên giảm đáng kể, điều này cho tôi thấy được phần
nào an tâm hơn khi làm công tác chủ nhiệm lớp. Với kết quả này, tôi sẽ tiếp tục
duy trì, áp dụng và luôn giúp đỡ các em cho đến cuối năm học, tôi tin rằng kết
quả cuối năm sẽ đạt được như mong muốn.
2.4.2 Bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện đề tài: “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp”, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
- Giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện đầy đủ các công việc đầu năm của lớp
mình chủ nhiệm.
- Người giáo viên chủ nhiệm cần phải học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, vốn
sống, năng lực chủ nhiệm luôn được năng cao.
- Theo dõi, kiểm tra, quan tâm đến tất cả các hoạt động của học sinh lớp
mình chủ nhiệm. Tránh bỏ qua, mặc kệ, không phân giải rõ ràng khi các em trao
15
đổi hay thưa kiện việc gì đó. Mà ngược lại phải biết xử lý tốt trong mọi tình
huống.
- Quan tâm nhiều và đặc biệt đến các HS yếu kém, cá biệt, HS có hoàn cảnh
khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt.
- Thường xuyên theo dõi nề nếp 15 phút đầu giờ, giao nhiệm vụ cho ban
cán sự lớp kiểm tra, chữa bài tập cùng với lớp trưởng và lớp phó học tập. Ban
cán sự lớp tự tổ chức giờ Sinh hoạt cuối tuần, các tổ trưởng, lớp trưởng lên nhận
xét, đánh giá từng bạn trong tổ, để các em noi gương, học tập lẫn nhau và đặc
biệt là biết sửa chữa lỗi của mình trước tập thể.
- Giáo dục đạo đức, nề nếp học sinh thông qua các biện pháp thuyết phục,
nêu gương tốt, rèn luyện, khen thưởng và kỉ luật.
- Luôn bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân
của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh
trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào
người thầy.
- Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu
điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có
niềm tin và hứng thú học tập hơn.
Việc áp dụng vào đề tài này phải cần có thời gian, không phải chỉ trong thời
gian ngắn mà làm được. Cũng có những khó khăn nhất định của nó nhưng tôi đã
kiên trì và với lòng yêu nghề, mến trẻ, thật sự tâm huyết với đề tài nên tôi đã có
được những kết quả như mong muốn. Và tôi tin chắc rằng đồng nghiệp của mình
còn có kinh nghiệm hơn, đưa kết quả của đề tài này vươn cao hơn nữa.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản
và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người
giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động
của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng,
sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức
các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các
biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ
có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của
mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2. Kiến nghị.
16
3.2.1 Với Phụ huynh học sinh:
- Gia đình luôn phải là chỗ dựa vững chắc cho các em, cần nhận thức đúng
đắn về vai trò và trách nhiệm của mình trong vai trò giáo dục con cái. Gia đình
luôn luôn lắng nghe những suy nghĩ của con cái để từ đó có cách giáo dục tốt
nhất; phải phối hợp cùng nhà trường để theo dõi tình hình học tập của con em.
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc học tập của con em mình, tránh
tình trạng khoán trắng con em cho nhà trường mà phải có sự liên kết chặt chẽ
giữa giáo viên với phụ huynh trong việc giáo dục con em.
- Cần mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho các em, tránh tình
trạng thiếu thốn đồ dùng học tập gây cho các em sự mặc cảm với bạn bè. Ở nhà,
gia đình nên thiết kế cho các em một góc học tập sạch sẽ, thoáng mát, thuận lợi
nhất với đầy đủ tiện nghi để các em cảm thấy thích thú trong học tập.
- Gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học hành của con cái
nhiều hơn, theo dõi từng bài học, bài tập cụ thể của con em đang học, tránh tình
trạng học để đối phó với thầy trong buổi ngày mai; Phân bố thời gian biểu cho
các em lúc ở nhà phải phù hợp với độ tuổi, phù hợp với bài học, tránh tình trạng
nhồi nhét bài học quá mức sẽ tạo cho các em sự nhàm chán đối với việc học của
mình.
3.2.2 Với Nhà trường:
Hằng năm cần tổ chức các phong trào thi đua về một số nội dung liên quan
đến công tác chủ nhiệm giữa các lớp, các khối.
- Tổ chức những buổi sinh hoạt dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện liên quan đến công tác chủ
nhiệm,…cho nhau nghe để học hỏi, trau dồi lẫn nhau.
- Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm
động viên khuyến khích họ.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp các em có sân chơi bổ ích, rèn
kĩ năng sống.
3.2.3 Với phòng Giáo dục:
- Cung cấp tài liệu về công tác chủ nhiệm để giáo viên tham khảo, học tập.
Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi về công tác chủ nhiệm
lớp ở Tiểu học. Rất mong đây sẽ là một trong những kinh nghiệm của bản thân
được chia sẻ cùng đồng nghiệp và cũng hy vọng được sự đóng góp ý kiến của
Hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp gần xa.
17
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Lê Thu Hà
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên tiểu học: Module TH 34 “Công tác chủ
nhiệm lớp ở trường Tiểu học”
2. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên
phổ thông.
3. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường Tiểu học.
4. Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp
giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
19
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.5. Những điểm mới của SKKN.........................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..................................................... 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......................3
2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................3
2.2.2. Khó khăn.............................................................................................4
2.3. Các biện pháp thực hiện ................................................................................4
2.3.1. Giải pháp chung..................................................................................4
2.3.2. Những biện pháp cụ thể.......................................................................5
2.3.2.1 Tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách...........................................5
2.3.2.2. Xây dựng nề nếp lớp học:............................................................6
2.3.2.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:.........................7
2.3.2.4. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp...................9
2.3.2.5. Tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể...............................11
2.3.2.6. Phối kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, Đội và các giáo
viên bộ môn...........................................................................................12
2.3.2.7 Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh.................13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường........................................................................14
2.4.1. Hiệu quả đạt được............................................................................14
2.4.2. Bài học kinh nghiệm........................................................................15
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.......................................................................................................16
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................17
3.2.1 Với phụ huynh....................................................................................17
3.2.2 Với nhà trường....................................................................................17
3.2.3 Với phòng Giáo dục............................................................................17
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................19
20