Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn toán cho học sinh lớp 4c trường tiểu học vĩnh thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.47 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong tất cả các mơn học ở tiểu học, mơn Tốn là mơn học có vị trí quan
trọng, nó góp phần trong việc đặt nền móng để hình thành và phát triển nhân cách
học sinh và đây cũng là môn học mà đa số học sinh rất ngán học vì nó tn thủ theo
những ngun tắc, tính chất nên khó tiếp thu hơn những mơn học khác [3].
Chính vì vậy, một u cầu đặt ra cho giáo viên Tiểu học trong giai đoạn hiện
nay là cần quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành và bồi dưỡng hứng thú học tập
cho học sinh bằng các phương pháp dạy học mới, phù hợp và thực sự có hiệu quả.
Do vậy, mỗi giáo viên phải khơng ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách
thức, những con đường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó. Có thể nói làm thế
nào để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu tiết
dạy là sự trăn trở của tất cả giáo viên nói chung.
Có thể nói hứng thú học tập có vai trị to lớn trong việc nâng cao chất lượng
học tập của học sinh và sự phát triển nhân cách của các em. Hứng thú học tập mơn
Tốn của học sinh Tiểu học nhìn chung vẫn cịn bị hạn chế, khơng ít em sợ tốn, coi
việc học tốn là một cơng việc nặng nhọc, căng thẳng. Từ những lí do trên cho thấy
có thể do các em chưa nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tốn, chưa
được kích thích hành động tích cực, sáng tạo trong q trình giải tốn; cịn có thể
do nội dung mơn Tốn khơ khan, phương pháp dạy của giáo viên chưa thật sự hấp
dẫn. Nhất là mơn Tốn lớp 4 kiến thức nhiều, đòi hỏi sự suy luận cao. Mặt khác,
trên thực tế những nghiên cứu hình thành hứng thú học mơn Tốn cho học sinh
Tiểu học cịn chưa được nghiên cứu mang tính hệ thống, đặc biệt đối với học sinh
Tiểu học ở những vùng nông thôn. Vậy làm thế nào để học sinh có cái nhìn khác về
toán, giúp cho mỗi giờ học toán bớt đi sự căng thẳng, các em tìm thấy niềm vui
trong mơn học khơ khan này để từ đó chất lượng mơn Tốn dần được nâng cao là
điều mà lâu nay tơi trăn trở.
Chính vì lẽ đó, việc sử dụng những trị chơi, câu đố... khiến các em đào sâu
kiến thức, nhớ kiến thức một cách chắc chắn và được lâu. Từ những câu thơ có vần,
có điệu, học sinh có thể nắm các công thức, các khái niệm và dễ dàng vận dụng
thực hành. Nó cịn có tác dụng làm cho các em yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô,


bạn bè, làm cho các em thích đi học.
Thực tế qua giảng dạy, nhận thấy rõ yêu cầu, phức tạp, những vướng mắc của
học sinh trong q trình học tốn, tơi xin mạnh dạn nêu ra một số kinh nghiệm mà
tôi đã áp dụng để việc dạy - học mơn Tốn đạt hiệu quả tốt nhất. Đó là: Một số biện
pháp gây hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh lớp 4C ở Trường tiểu học
Vĩnh Thành.
2. Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu “Một số biện pháp gây hứng thú học tập mơn Tốn cho học
sinh lớp 4” nhằm nâng cao hiệu quả học tốn cho học sinh thơng qua các trị chơi,
câu đố….Từ đó giúp giáo viên xác định u cầu khi thiết kế và tổ chức các hoạt
động học tập Toán theo từng nội dung kiến thức cụ thể nhằm gây hứng thú cho học
sinh.
1


3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 4 và giáo viên dạy khối 4 của Trường tiểu học Vĩnh Thành.
- Nội dung, chương trình Tốn tiểu học nói chung và nội dung chương trình
Tốn lớp 4 nói riêng.
- Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.
- Nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên Tốn lớp 4.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nhằm nắm vững mục
tiêu, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của mơn Tốn lớp 4.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Nhằm có được
thơng tin cơ bản nhất về chất lượng học Toán ở lớp 4.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Để tính, phân tích số liệu và % số liệu
thu được.
- Phương pháp quan sát: Giúp thu được những thông tin trực tiếp về việc dạy
Toán lớp 4.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4
nói riêng rất ham chơi, thích tìm hiểu điều mới lạ nhưng lại rất nhanh chán, dễ nhớ
nhưng lại cũng chóng quên. Do vậy dạy học theo quan điểm “Thông qua hoạt động
vui chơi để tiến hành hoạt động học tập, học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với
đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em. Đồng thời đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo
hướng đổi mới hiện nay. Hơn nữa, mơn Tốn - một mơn học được coi là khó khăn
hóc búa thì việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là rất phù hợp.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai
trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, khơng có việc gì người ta khơng làm
được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình
u với cơng việc”[2]. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức,
giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự
sáng tạo. Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở Tiểu học bằng nhiều con
đường (lấy phiếu hỏi từ các cấp quản lí giáo dục, từ các giáo viên, các bậc phụ
huynh và học sinh, quan sát và làm các đo nghiệm khách quan trên học sinh) đã
cho thấy nhiều học sinh Tiểu học khơng có hứng thú trong học tập mơn Toán. Điều
này vừa được xem như là một biểu hiện, vừa được xem như một nguyên nhân cơ
bản của việc suy giảm chất lượng dạy học toán ở Tiểu học.
Hứng thú học tập có vai trị rất lớn trong hoạt động học tập của học sinh, làm
tăng hiệu quả của q trình nhận thức. Do đó, bồi dưỡng hứng thú học tập là một
việc làm thiết thực có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh. Bởi vì
khơng thể làm tốt một việc nếu ta khơng có hứng thú với việc đó. Đối với trẻ em,
đặc biệt là học sinh Tiểu học, hứng thú là động cơ mãnh liệt thúc đẩy sự phát triển
về nhiều mặt. Các em khơng thể học tốt nếu khơng có hứng thú với việc tiếp thu bài
trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà.
2



Tuy nhiên để tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học, người giáo viên cần
hiểu rõ những đặc điểm tâm lí của các em thì mới tìm được phương pháp tối ưu
trong quá trình giảng dạy. Học sinh Tiểu học có lối tư duy cụ thể, mang tính hình
thức, chưa bền vững. Ngồi đặc điểm chung về tâm lí thì học sinh Tiểu học cịn
mang tâm lí bất an, lo lắng, sợ sệt vì sức ép bài vở, thầy cô, bạn bè, áp lực từ những
người thân trong gia đình.
Hứng thú có vai trị qua trọng như vậy nên điều quan trọng và quyết định trước
hết trong việc giúp học sinh học tốt mơn Tốn là khơi dậy và phát triển hứng thú
của học sinh đối với môn Toán.
2. Thực trạng của việc dạy và học Toán lớp 4 trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm ở Trường tiểu học Vĩnh Thành.
2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên.
Trong những năm gần đây, bậc Tiểu học đã và đang tích cực đổi mới về nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho giờ học thoải mái, nhẹ
nhàng và đạt hiệu quả cao. Hiện nay việc dạy học Toán ở Tiểu học về cơ bản đã có
đổi mới về phương pháp nhưng chưa thực sự phát huy hết vai trò của người học
cũng như chưa phát huy hết tính tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học
sinh.
Mặt khác, một số giáo viên không sử dụng đồ dùng dạy học hoặc sử dụng
không triệt để, điều đó khiến các em tiếp thu kiến thức mới rất khó khăn. Các em ít
được quan sát trực quan mà khả năng tư duy trừu tượng của các em lại rất hạn chế.
Việc thiết kế, vận dụng trò chơi, câu đố toán học vào giảng dạy của một số
giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa đúng lúc, đúng chỗ, mang tính hình thức.
Trong q trình dạy học, giáo viên ln chú trọng làm thế nào để hồn thành
tiết dạy, hoàn thành mục tiêu bài học, học sinh nắm được kiến thức mà chưa chú ý
đến phương pháp, hình thức tổ chức lớp học để học sinh tiếp thu kiến thức một
cách dễ chịu, nhẹ nhàng nhất. Dẫn đến có em ngại giờ học tốn, sợ học tốn, ảnh
hưởng không tốt đến kết quả học tập của học sinh.
2.2. Thực trạng việc học của học sinh.
Từ việc dạy học theo kiểu áp đặt, khô khan của giáo viên mà học sinh tiếp thu

kiến thức một cách thụ động. Các quy tắc, cơng thức tốn học đều được thầy đưa ra
và học sinh có nhiệm vụ phải nhớ. Chính vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức
không vững, dễ nhớ nhưng lại chóng quên. Học sinh chưa thật sự tập trung học tập.
Trong khi cô giáo giảng bài vẫn có học sinh nói chuyện riêng, trêu bạn, chơi một số
trò chơi.
2.3. Kết quả của thực trạng.
a) Khảo sát mức độ hứng thú và chất lượng mơn Tốn của học sinh.
Năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy
lớp 4C. Ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành điều tra mức độ hứng thú học toán
(theo phụ lục 1) cho học sinh lớp 4C Trường tiểu học Vĩnh Thành, kết quả như
sau:

3


Sỉ số
35

Rất thích
SL
%
3
8.6

Mức độ hứng thú
Thích
Bình thường
SL
%
SL

%
5
14.3
9
25.7

Khơng thích
SL
%
18
51.4

Bên cạnh đó, tơi cũng tiến hành khảo sát chất lượng mơn Tốn đầu năm học
2018 - 2019 (theo phụ lục 2), tôi thu được kết quả như sau:
Sỉ số
35

Điểm 9-10
SL
%
8
22.9

Điểm 7- 8
SL
%
13
37.1

Điểm 5- 6

SL
%
14
40

Điểm dưới 5
SL
%
0
0

b) Kết quả:
Qua bảng thống kê cho thấy: Học sinh cịn ngại học mơn Tốn. Các em không
hứng thú với môn học này. Kết quả học tập mơn Tốn chưa cao. Tỉ lệ học sinh đạt
điểm 9, 10 chưa nhiều, vẫn còn nhiều học sinh chỉ đạt điểm 5.
Ngun nhân:
- Các em cịn sợ mơn Tốn vì thấy nó khơ khan, hóc búa, phải tính tốn nhiều
và suy luận cao.
- Các em chưa nắm vững kiến thức, chưa có phương pháp học tập, chưa chăm
học, chưa chịu khó suy nghĩ làm bài, ngại học, tiếp thu bài một cách thụ động.
- Giáo viên chưa có phương pháp tối ưu kèm cặp, giúp đỡ học sinh.
- Phụ huynh của những HS này chưa thực sự quan tâm tới các em, các em chỉ
học ở lớp, về nhà bố mẹ không nhắc nhở, bảo ban.
Là giáo viên trực tiếp dạy học lớp 4, tôi đã băn khoăn trăn trở rất nhiều về vấn
đề đó. Để việc dạy và học mơn Tốn lớp 4 đạt hiệu quả cao hơn, tơi mạnh dạn
nghiên cứu, tìm tịi và học hỏi đồng nghiệp để đưa ra một số biện pháp góp phần
gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục
toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Đưa các tình huống có vấn đề vào giới thiệu bài mới.

Việc này cần thiết ngay từ đầu giờ lên lớp để thu hút được học sinh, dẫn dắt
các em tự giác tìm hiểu nội dung.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” (Trang
47- SGK Tốn 4) [1].
Giáo viên giới thiệu bài bằng tình huống có vấn đề như sau: Mẹ cho hai anh
em 8 cái kẹo, mẹ bảo anh lớn nên nhường em phần hơn, em phải được nhiều hơn
anh 2 cái. Nếu là anh, em sẽ chia thế nào?
Học sinh sẽ nói ngay: Anh 3 cái, em 5 cái. Làm thế nào để chia như vậy?
Cách 1: Lấy 8 : 2 = 4; sau đó anh đưa cho em 1 cái.

4


Cách 2: Bỏ riêng 2 cái ra, còn 6 cái chia đều cho 2 anh em, mỗi người được 3
cái. Sau đó cho em 2 cái đã để riêng.
Các em có nhiều cách giải quyết. Nhưng làm cách nào nhanh, chặt chẽ và hiệu
quả chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học ngày hơm nay...
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Tính chất kết hợp của phép cộng” (Trang 45- SGK
Tốn 4) [1], giáo viên đưa ra bài toán khi vào bài mới:
3 bạn thi cắt hoa giấy: Bạn A cắt: 38 bông.
Bạn B cắt: 50 bông. 3 bạn cắt được ? bông hoa
Bạn C cắt: 50 bông.
Học sinh nêu phép tính: (38 + 50) + 50 = 88 + 50 = 138
Học sinh nêu cách tính nhanh hơn:
38 + (50 + 50) = 38 + 100 = 138
Hai cách làm trên đều đúng, ta nên chọn cách tính nào? Vì sao?
Cách tính thứ 2 đã áp dụng một tính chất của phép cộng và bây giờ chúng ta sẽ
đi tìm hiểu tính chất này nhé. Các em muốn tìm hiểu chứ?
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Phân số” (Trang 106 - SGK Tốn 4) [1], giáo viên đưa
ra các tình huống có vấn đề:

+ Giáo viên đưa ra 4 quả bóng bay và giơ từng quả lên hỏi:
- Đây là mấy quả? (1 quả)
- Biểu diễn bằng số mấy? (Số 1)
Giáo viên đưa 2 quả bóng và hỏi:
- Đây là mấy quả? (2 quả)
- Biểu diễn bằng số máy? (Số 2)
+ Giáo viên cắt 1 quả cam thành 4 phần bằng nhau và đưa ra từng phần hỏi:
- 1 miếng gọi như thế nào? Biểu diễn bằng số 1 (quả) được không?
Như vậy một miếng cam phải gọi như thế nào, hôm nay cô sẽ giới thiệu với
các em một loại số mới, khơng phải là số tự nhiên, đó là phân số.
Một bài tập nhỏ, một tình huống có vấn đề được nêu ra khi giới thiệu bài mới
là một cách làm có thể hơi mất thời gian nhưng điều đó sẽ tạo cho học sinh sự tị
mị, kích thích tính chủ động học bài mới của học sinh.
3.2. Xen những câu đố vui có liên quan đến nội dung bài học:
Đố vui toán học giúp học sinh thư giãn thoải mái trong lớp (đố vui có thể xem
là một hình thức giải lao tích cực). Đố vui tạo ra tình huống kích thích học sinh suy
nghĩ, góp phần rèn luyện năng lực, tư duy sáng tạo và gây hứng thú tốn học cho
học sinh.[6]
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tính chất giao hốn, tính chất kết hợp của phép
cộng” (Trang 42- SGK Toán 4) [1], giáo viên đưa ra câu đố: Đố bạn, khơng tính mà
trả lời được kết quả sau là đúng hay sai:
134 + 53 + 157 + 64 - 35 = 344
Học sinh sử dụng tính chất giao hốn, kết hợp và nhẩm hàng đơn vị để tìm ra
kết quả là sai.
5


Ví dụ 2: Khi dạy bài “Dấu hiệu chia hết cho 2” (Trang 94 - SGK Toán 4) [1],
GV đưa ra câu đố:
Một lớp học có số học sinh bé hơn 50 nhưng lớn hơn 30. Khi xếp thành hàng 2

hay hàng 5 đều không thừa không thiếu bạn nào. Hỏi lớp đó có mấy bạn?
Học sinh nêu cách làm: Vì khi xếp thành hàng 2 hay hàng 5 đều không thừa
không thiếu bạn nào nên số học sinh của lớp là 1 số chia hết cho 2 và 5. Vậy số học
sinh của lớp là 40 bạn.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Hình bình hành” (Trang 102 - SGK Toán 4) [1], GV
nêu câu đố:
Với 6 que diêm, con hãy xếp thành 6 hình bình hành.
Học sinh thực hành xếp, 1 em lên bảng xếp:
Hoặc

Ví dụ 4: Khi dạy dạng tốn “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”
(Trang 47 - SGK” [1], GV đưa ra câu đố củng cố bài: Nam và Lan hái được 10
bông hoa. Nếu Lan bớt đi 2 bông hoa thì số bơng hoa của 2 bạn bằng nhau. Vậy
mỗi bạn hái được bao nhiêu bông hoa?
Học sinh trả lời: Nếu Lan bớt đi 2 bơng thì số hoa của 2 bạn bằng nhau nên
Lan hái nhiều hơn Nam 2 bông
Hiệu của 2 số.
Hai bạn hái được 10 bông
Tổng của 2 số.
Vậy Lan hái được: (10 + 2) : 2 = 6 (bơng)
Nam hái được:
10 - 6 = 4 (bơng)
Ví dụ 5: Khi dạy bài “Bảng đơn vị đo khối lượng” (Trang 24 - SGK Toán 4)
[1], giáo viên nêu câu đố: Có 3 chú thỏ trơng giống nhau, nhưng có 2 chú nặng
bằng nhau và 1 chú nặng hơn. Các chú thỏ rất thích chơi bập bênh. Khơng cần dùng
cân, với chiếc cầu bập bênh đó hãy phát hiện ra 2 chú thỏ nhẹ hơn.
Học sinh giải câu đố: Đặt bất kì 2 chú thỏ lên cầu bập bênh, nếu:
- Cầu cân bằng thì suy ra chú thỏ cịn lại nặng hơn.
- Cầu lệch thì bên thấp hơn sẽ là chú thỏ nặng hơn.
Như vậy, việc sử dụng câu đố toán học và việc dạy toán là một nghệ thuât. Câu

đố sát với nội dung bài, đưa ra đúng lúc, đúng chỗ sẽ gây hứng thú cho học sinh.
Nên cho nhiều học sinh trình bày lời giải để các em được luyện tập và bảo vệ ý
kiến của mình. Lời giải câu đố tốn học khơng u cầu chặt chẽ như lời giải bài tập
tốn, nói chung chỉ cần học sinh nêu được đáp số và đưa ra lời giải cơ bản và ngắn
gọn. Giáo viên lắng nghe tất cả ý kiến, đánh giá động viên là chính, biểu dương tổ
nhóm có nhiều người tham gia.
3.3. Kể những câu chuyện Toán học hấp dẫn.
Truyện kể Toán học là câu chuyện có nội dung liên quan đến Tốn học hoặc
các nhà tốn học. Kể chuyện tốn học có thể xem là một hình thức hoạt động dạy
6


học. Kể chuyện một mặt làm thay đổi khơng khí lớp học như một hình thức nghỉ
ngơi tích cực, thư giãn đầu óc, chuẩn bị để tiếp tục học tập, mặt khác có tác dụng
hỗ trợ dạy học tốn thơng qua việc đưa học sinh vào tình huống có vấn đề cần phải
suy nghĩ để đề xuất cách giải quyết.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Dãy số tự nhiên” (Trang 19 - SGK Toán 4), giáo viên
kể chuyện về Gau-xơ - nhà toán học Đức, sống ở thế kỉ XIX [4].

Thủa nhỏ Gau-xơ đã thể hiện năng khiếu thiên tài về tốn học. Một lần thầy ra
đề tốn: Tìm tổng của các số tự nhiên từ 1 đến 100. Thầy giáo nghĩ học sinh phải
đánh vật với phép cộng dài dằng dặc, nhưng chỉ sau 1 phút cậu bé Gau-xơ đã tính
xong và giơ tay xin trả lời. Thầy nhắc cậu học trị nên suy nghĩ tiếp khơng được hấp
tấp kẻo dễ nhầm lẫn. Gau-xơ cam đoan với thầy là đã làm đúng và khẳng định tổng
cần tìm là 5050. Thầy giáo đành cho Gau-xơ trình bày ý kiến của mình:
Gau-xơ viết: 1 + 2 + 3 + ... + 98 + 99 + 100 và lập luận:
1 + 100 = 101
2 + 99 = 101
50 cặp
3 + 98 = 101

.......................
=> Tổng là: 101 x 50 = 5050
Cả lớp thán phục Gau-xơ, thầy giáo xúc động nói: Em giỏi lắm! Cám ơn em.
Thầy giáo tin vào khả năng của học trị mình, ơng hi vọng Gau-xơ sẽ trở thành một
nhà Tốn học. Và thầy đã khơng nhầm. Đó là câu chuyện nên kể vào tiết dạy luyện
tập về số tự nhiên.
Ví dụ 2: Khi dạy về “số đo thời gian, số đo độ dài”, giáo viên kể chuyện:
“Một người ưa chính xác” [4].
Một người khách đi về thành phố dự hội nghị. Gặp một thanh niên dáng thông
minh ngồi uống nước trong quán nước bên đường, người khách hỏi:
- Từ đây về thành phố đi hết bao lâu, người bạn trẻ?
Người thanh niên quay mặt về phía người khách, có ý dị xét nhưng khơng nói
gì. Người khách thấy vậy liền đi tiếp về phía thành phố. Khi người khách đi được
10 bước thì thì nghe thấy người thanh niên nói với theo:
- Ơng đi từ đây về thành phố hết 1 giờ 30 phút.
Thấy vậy bà cụ bán quán bèn hỏi chàng trai:
7


- Tại sao anh không trả lời người ta ngay mà lại để người ta đi rồi mới nói với
theo?
Theo các em, người thanh niên ấy trả lời như thế nào?
Cho học sinh phát biểu ý kiến.
Sau đó giáo viên kể tiếp:
Chàng trai nói:
- Cháu phải xem ơng ta đi 10 bước được bao nhiêu mét và hết bao nhiêu lâu
thì mới có thể trả lời chính xác cho ơng ấy được, cụ ạ.
Hoặc kể giai thoại “Trạng Lường cân voi” [4]:

Tương truyền, có lần, đồn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông

cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đồn sứ Minh vốn nghe tiếng
Trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, mà cịn có trí thức un
bác về khoa học, bèn hỏi: “Có phải ơng là người làm ra sách Đại thành toán pháp?”
Lương Thế Vinh khiêm tốn, đáp: “Vâng, đúng vậy!”
Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sơng lên, sứ Tàu bèn thách:
- Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
- Được chứ!
Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sơng để cân voi.
Sứ Tàu phì cười, nói:
- Xem ra chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đi voi thơi!
- Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân” - Lương Thế Vinh trả lời.
Sứ Tàu lại châm chọc:
- Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh khơng trả lời. Ơng sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền lớn
đang neo tại bờ sông, đợi khi con voi đã đứng yên thì sai người đánh dấu mép nước
bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên bờ. Sau đó, ơng ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ
vào thuyền, cho đến khi thuyền chìm xuống ngang mực nước đã đánh dấu thì thơi.
Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh:
- Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!
Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin,
muốn thử tài trạng thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho
trạng một chiếc thước, nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu. Tình huống đặt ra thật
khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa lớn, lại không rõ.
8


Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được cách đo. Ông
mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số
trang sách và tìm ra đáp số trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.
Có thể nói, những câu chuyện kể tốn học có nhiều song giáo viên nên lựa

chọn phù hợp nội dung bài với lứa tuổi học sinh. Sau câu chuyện, giáo viên có thể
nêu câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, trao đổi tạo khơng khí thoải mái và
hưng phấn làm việc cho học sinh. Truyện kể tốn học cũng góp phần giáo dục học
sinh ý thức sáng tạo trong lao động, tinh thần yêu nước, tính nhân đạo... Một câu
chuyện kể trong một vài phút nhưng có thể để lại ấn tượng sâu sắc, đậm nét suốt
đời học sinh.
3.4. Gây hứng thú bằng cách tổ chức trị chơi Tốn học:
Trong nhà trường trị chơi tốn học có thể tố chức như mọi hoạt động dạy học
tốn. Cơ sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học tốn dưới dạng trị chơi
tốn học rất phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Trị chơi tốn học có thể xen kẽ giữa giờ
để giảm căng thẳng và tạo hứng thú cho học sinh tiếp tục học hoặc chơi để củng cố
kiến thức.[7]
Ví dụ 1: Trị chơi: “Bịt mắt chọn hình”.
+ Mục tiêu: Học sinh luyện kĩ năng nhận dạng hình.
+ Chuẩn bị: 50 bìa cứng (gồm 10 hình vng, 10 hình chữ nhật, 10 hình tam giác,
10 hình bình hành, 10 hình tứ giác)
+ Cách tiến hành: 4 học sinh cùng chơi, đặt tên cho 1 em là “hình vng”, 1 em là
“hình chữ nhật”, 1 em là “hình bình hành”, 1 em là “hình tam giác”. Sau đó bịt mắt,
mỗi em phải lấy ra các miếng bìa trùng với tên mình. Bạn nào lấy đủ 10 miếng bìa
trước là người thắng cuộc.
Ví dụ 2: Trị chơi: “Phân số tìm bạn”.
+ Mục tiêu: Củng cố cách tìm phân số bằng nhau.
+ Chuẩn bị: - 10 tấm bìa đỏ, mỗi tấm bìa ghi 1 phân số:
1
2

3
5

2

3

1
3

4
5

3
4

5
6

1
5

1
4

- 50 tấm bìa xanh, trên mỗi tấm bìa ghi 1 phân số: có 5 phân số có giá trị bằng

2
7
1
;
2

1
3


5 phân số có giá trị bằng , .....
2
4

5
10

9
18

50
100

12
24

........

+ Cách tiến hành: Mỗi lần 10 người chơi, mỗi người nhận 1 tấm bìa màu đỏ và phải
tìm trong 50 tấm bìa màu xanh được những tấm bìa ghi phân số có giá trị bằng
phân số ghi trên tấm bìa đỏ. Sau 2 phút ai tìm được nhiều hơn người đó thắng cuộc.
9


Ví dụ 3: Trị chơi: “Gieo xúc xắc và phát biểu quy tắc”.
+ Mục tiêu: Luyện tập củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5,9
+ Chuẩn bị: 2 quân xúc xắc, các mặt chỉ có in số 2, 3, 5 hoặc 9.
+ Cách tiến hành: 2 đội chơi, mỗi đội 10 người chơi xếp theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, ...
10 và một người đại diện gieo xúc xắc. Đặt tên đội A và đội B. Đội A gieo xúc xắc

được mặt 3 thì người số 1 đội A phải nêu được dấu hiệu chia hết cho 3 và người số
1 của đội B đưa ra một số và hỏi người số 1 của đội A xem số đó có chia hết cho 3
khơng? Nếu trả lời đúng 2 ý thì được 2 điểm, sai ý nào trừ 1 điểm. Sau đó chuyển
cho đội B gieo xúc xắc. Giáo viên làm trọng tài.
Cứ làm như vậy cho hết 10 người. Mỗi đội lúc đầu đều được nhận 10 điểm.
Hết thời gian đội nào ghi được nhiều điểm đội đó thắng.
Như vậy, cứ mỗi mảng kiến thức, giáo viên có thể tự nghĩ ra được các trò chơi
phù hợp. Các trò chơi nên dễ hiểu, dễ chơi thì mới gây hứng thú cho học sinh và
làm cho tiết học bớt căng thẳng.
3.5. Giúp học sinh nắm vững các quy tắc và cơng thức tốn học trên các câu
thơ có vần, có điệu.
Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh vẫn mang nặng tính ham chơi, chưa ý thức được
việc học, vì thế người thầy phải hiểu được tâm lý lứa tuổi các em, phải làm sao kết
hợp được giữa việc học và chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh.
Mơn tốn là một mơn học khơ khan, tiếp thu kiến thức đã khó, ghi nhớ kiến
thức lại càng khó hơn. Học sinh ghi nhớ các cơng thức, các quy tắc một cách máy
móc thường chóng qn hoặc hay nhầm lẫn. Vì thế tơi quyết định tìm những câu
nói vần phù hợp với nội dung của từng quy tắc tính diện tích một số hình để củng
cố mỗi khi học xong nội dung của từng bài có liên quan. Các quy tắc, các cơng thức
bằng những câu nói vần thường dễ đi vào lịng người hơn do có vần, có điệu nên
học sinh rất thích, rất dễ nhớ, dễ học thuộc và từ đó cũng giảm áp lực mơn tốn cho
học sinh. Vì thế, học sinh tiếp thu bài cũng hiệu quả hơn.
Ví dụ: S Hình vng = a x a (S: diện tích, a: cạnh)
Muốn tính diện tích hình vng
Cạnh nhân với cạnh thật khơng khó gì.
PHình vng = a x 4 ( P: chu vi, a: cạnh)
Muốn tính chu vi hình vng
Cạnh nhân với 4 khó chi rườm rà.
S Hình chữ nhật = a x b (S: diện tích, a: chiều dài, b: chiều rộng)
Diện tích chữ nhật thì cần

Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào.
Hay: Hình chữ nhật vốn dễ tính
Rộng nhân dài nhất định phải ra.
Diện tích phải tính đâu xa
Làm xong mới biết rằng ta có tài.
P Hình chữ nhật = (a + b) x 2 (P: chu vi hình chữ nhật; a: chiều dài; b: chiều rộng).
Chu vi chữ nhật tính sao
Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai
10


S Hình bình hành =a x h (S; diện tích, a: đáy, h: chiều cao)
Muốn tìm diện tích bình hành
Chiều cao nhân đáy rành rành phải ghi.
Hay Bình hành diện tích khơng sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
SHình thoi = (m x n) : 2 (S: diện tích; m, n là độ dài của 2 đường chéo).
Hình thoi diện tích sẽ là
Tích hai đường chéo chia ra hai phần.
Cịn tính chu vi hình thoi: Chu vi gấp cạnh 4 lần.
Khó khăn chi nữa mà ngồi nghĩ lâu.
Ngay sau khi học xong, không những các em học thuộc được quy tắc vận dụng
rất tốt để làm bài mà nhiều em lúc ra chơi đọc lại như thể đang được đọc một câu
thơ tâm đắc. Các em khơng ngờ có cách học hay như vậy, tốn mà cũng có thể nhẹ
nhàng sinh động đến thế. Tơi thấy rằng đó chính là hiệu quả mà giáo dục đem lại
cho các em.
3.6. Gắn các bài toán vào thực tiễn.
Thực tế cuộc sống là những trực quan rất gần gũi, giúp học sinh tiếp thu bài
một cách dễ hiểu nhất, hiệu quả nhất. Vĩnh thành là một xã ở gần trung tâm của
huyện, học sinh phần lớn là con em của các gia đình lao động, bn bán nên rất am

hiểu việc nhà cũng như các vấn đề về mua, bán, thu hoạch thóc lúa, diện tích trồng
lúa, rau màu. Các em thường xuyên làm việc nhà như nấu cơm, quét nhà, đi chợ
cho bố mẹ,...cũng góp phần rất lớn vào việc gắn các bài toán vào thực tiễn hiệu quả
hơn.
a) Dạy học sinh bằng các bài toán thực tiễn.
Khi dạy bài “Giây, thế kỉ” (trang 25 SGK Tốn 4) [1], ngồi những kiến thức
và các bài tập mà sách giáo khoa đưa ra học sinh phải nắm được thì tơi cũng cho
học sinh liên hệ thực tế như:
- Năm 2018 là năm thường hay năm nhuận? Năm 2018 có mấy ngày?
- Tháng 2 năm 2018 có bao nhiêu ngày?
- Năm 2018 thuộc thế kỷ mấy?
.......
Hay khi dạy bài “Tìm số trung bình cộng” (trang 26 SGK Toán 4), với bài
toán: Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh. Hỏi
trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? (SGK tốn 4 - trang 27) [1].
Với đề bài này, thay vì cho học sinh làm bài với số liệu của 3 lớp nào đó tơi đã
cho các em làm với số liệu ngay chính khối lớp mình. Các em sơi nổi nêu ngay đề
tốn: Lớp 4A có 30 bạn, lớp 4B có 31 bạn, lớp 4C có 35 bạn. Hỏi trung bình mỗi
lớp có bao nhiêu học sinh?
b) Học sinh tự gắn thực tiễn vào bài học.
Khi các bài toán được gắn với thực tế các em đã rất hiểu đề thì việc tính tốn
và tìm ra cách giải là rất đơn giản. Tơi cho rằng tự học sinh gắn các bài toán vào
thực tế mới là cái đích tơi cần đến. Vì vậy tôi cho các em vận dụng thực tế tại cuộc
sống gia đình các em để đặt các bài tốn liên quan đến bài học.
11


- Khi học dạng toán “Tỉ số - Một số bài toán liên quan đến tỉ số” (Trang 146 SGK Toán 4) [1], các em đã đặt được các đề tốn như sau:
Ví dụ 1: Lớp 4C có 35 bạn. Số bạn nam bằng


2
số học sinh cả lớp. Hỏi:
5

a) Lớp 4C có bao nhiêu bạn nam?
b) Lớp 4C có bao nhiêu bạn nữ?
Ví dụ 2: Lớp 4C có 23 bạn nữ và 12 bạn nam.
a) Viết tỉ số của số bạn nam và số bạn nữ.
b) Viết tỉ số của số bạn nữ và số bạn cả lớp.
c) Viết tỉ số của số bạn nữ và số bạn nam.
d) Viết tỉ số của số bạn nam và số bạn cả lớp.
Ví dụ 3: Lớp 4C có 35 bạn. Biết số học sinh nam bằng

2
số học sinh nữ. Hỏi
3

lớp 4C có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?
- Khi học dạng toán liên quan đến “Tỉ lệ bản đồ” (Trang 154 - SGK Tốn 4)
[1], học sinh có thể đặt được các bài tốn sau:
Ví dụ 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100 000, quãng đường từ nhà Ngân đến trường
đo được 1 dm. Hỏi độ dài thật từ nhà Ngân đến trường là mấy m?
Ví dụ 2: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10 000, sân trường hình chữ nhật có chiều dài
5cm, chiều rộng 2 cm. Tính diện tích thực tế của sân trường.
Như vậy, sau khi dạy cho học sinh bằng cách vận dụng thực tiễn vào bài học
cũng như cho các em tự vận dụng thực tế để đặt đề toán, tơi thấy các em nắm rất
vững dạng tốn cũng như cách giải, các em rất sôi nổi hào hứng trong học tập. Tôi
cho rằng, học sinh cần được vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Học phải đi đơi với
hành, phải vận dụng kiến thức để phục vụ thực tiễn cũng như từ thực tiễn sẽ giúp
cho việc học tập của học sinh được đơn giản hơn, tốt hơn.

3.7. Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy.
Trong thực tế giảng dạy, sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ thiên về
giao tiếp một thầy - một trò sẽ dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, thụ động tiếp thu
kiến thức, ngại giao tiếp, khơng mạnh dạn và khơng linh hoạt. Do đó hiệu quả giáo
dục chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ giúp học sinh
tiếp thu kiến thức một cách trực quan sinh động, các em tự giác, tích cực hơn trong
học tập. Khi giảng dạy bằng bài giảng điện tử các nội dung kiến thức được minh
họa qua các hình ảnh sinh động có màu sắc, âm thanh sống động được xử lí bằng
cơng nghệ thơng tin. Nhờ đó mà học sinh hiểu bài nhanh hơn và nhớ lâu, kết hợp
lập luận suy diễn và minh họa, kiểm nghiệm bằng máy giúp hình thành kiến thức,
rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy của học sinh.
Trong q trình giảng dạy, tơi thường vận dụng bài giảng điện tử vào các tiết
hình thành kiến thức mới. Chẳng hạn khi dạy bài: “Góc nhọn, góc tù, góc bẹt”. Để
hình thành kiến thức bằng phương pháp thơng thường, giáo viên phải vẽ hình hoặc
12


chuẩn bị bảng phụ rất mất thời gian, nhưng với ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì
thật đơn giản, các góc được học sinh quan sát, nhận xét trực tiếp trên màn hình.

13


Nhờ ứng dụng cơng nghệ thơng tin, các hình vẽ được tô màu rất bắt mắt, rất
sinh động, dễ hiểu. Khơng thể nói hết hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy. Công nghệ thông tin giúp bài giảng được nhẹ nhàng, sinh động,
hấp dẫn hơn. Học sinh hứng thú học tập, kích thích phát triển tư duy.
Song khi giảng dạy bằng giáo án điện tử, giáo viên cần phải đặt ra các phương
án xử lí các tình huống xảy ra như mất điện hay sự cố kĩ thuật: máy hỏng, trơi hình,

mất âm thanh trong tiết học để có phương án xử lí hay thay thế phương pháp dạy
học kịp thời.
3.8. Cần tạo bầu không khí thân thiện trong tiết học.
Với học sinh Tiểu học, các em rất muốn được học theo kiểu “Học mà chơi,
chơi mà học” thích được mọi người khen mình, khơng thích bị phê bình. Điều này
cho thấy, khi truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên phải lựa chọn những
phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trị chào,
hãy nhìn vào ánh mắt từng em để hiểu được tâm trạng của chúng, vui thì chia vui,
buồn thì động viên. Vậy làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học?
Rõ ràng để làm được điều này, giáo viên phải đầu tư thật kĩ cho tiết dạy của mình.
14


Riêng tơi, khi dạy thường chọn cho mình một phương pháp tạo tình huống từ
những vấn đề thực tiễn như: Đưa ra một tình huống trong thực tế hoặc kể một câu
chuyện có liên quan mật thiết đến tốn học khi giới thiệu bài. Từ đó, học sinh tham
gia tiết học tích cực, hào hứng hơn, các em khơng cịn cảm giác bị gò ép, căng
thẳng và chán nản nữa, đồng thời các em sẽ nhận thức được tính thực tiễn của mơn
học. Đối với bài khó, giáo viên cần động viên, khuyến khích các em tự lực vượt
khó, khơng nản, khơng chép bài của bạn.
Ngồi ra, khi giảng xong từng phần hay toàn bài giáo viên nên đặt câu hỏi cho
học sinh cả lớp nhưng chú ý nhiều đến đối tượng học sinh tiếp thu bài hạn chế như:
Các em có điều gì thắc mắc khơng? Các em có muốn hỏi điều gì khơng? Qua bài
học này các em biết thêm về điều gì? Như vậy giáo viên mới tiếp nhận được thông
tin ngược từ học sinh, mới biết học sinh hiểu bài khơng, có thích hoạt động của
giáo viên tổ chức trong lớp khơng? Từ đó giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Đối tượng học sinh tiếp thu hạn chế thường
trả lời chậm khơng ngắn gọn vì vậy giáo viên nên kiên nhẫn lắng nghe.
Bên cạnh đó, giáo viên nên cùng học sinh trang trí lớp học sao cho lớp vừa
đẹp, vừa thân thiện, bắt mắt: có góc thư viện, cây xanh, hoa, tranh ảnh phục vụ bài

học, sản phẩm học sinh tự làm.

Hình ảnh học sinh lớp 4C trong giờ học Toán.

15


Hình ảnh lớp 4C trong đợt thi trang trí lớp học.

Hình ảnh học sinh lớp 4C trang trí lớp học thân thiện.
Đồng thời ở các buổi học câu lạc bộ Toán học, giáo viên nên giới thiệu tiểu sử
của một số nhà toán học xuất sắc nhất và các nhà toán học trẻ tuổi cùng với một số
phát minh toán học quan trọng để giáo dục tình cảm u thích mơn tốn và kính
trọng các nhà tốn học xuất sắc. Qua đó phần nào giúp các em ý thức vượt khó
trong học tập. Tổ chức các buổi thi đố tốn học, giao lưu câu lạc bộ Toán học tạo
điều kiện giao lưu giữa trị với trị và trị với cơ giáo. Cơ và trị tham gia mọi hoạt
16


động của lớp để trị thấy rằng cơ vừa là người thầy vừa là một người bạn lớn có thể
tâm sự, có thể sẻ chia...
3.9. Rèn cho học sinh phương pháp học tập và làm việc khoa học.
Để học tốt thì khơng chỉ cần sự chăm chỉ, óc tư duy sáng tạo mà còn cần
phương pháp và cách làm việc khoa học hợp lí. Vì thế giáo viên cần hình thành và
phát triển cho học sinh những phẩm chất cần thiết để học sinh có phương pháp học
tập, làm việc khoa học, sáng tạo. Các phẩm chất đó là:
- Hình thành nếp học tập và làm việc có kế hoạch.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chu đáo trong học tập.
- Rèn luyện tính chính xác trong diễn đạt.
- Rèn luyện ý thức vượt khó trong học tập.

Để có được những phẩm chất nói trên, học sinh cần phải lập ra thời gian biểu
học tập, sinh hoạt ở nhà như sắp xếp đồ dùng, bố trí góc học tập gọn gàng, ngăn
nắp, sạch sẽ.
Bồi dưỡng cho các em phương pháp học tốn như: Chú ý nghe giảng, hồn
thành bài tập trên lớp, tính tốn chính xác, cẩn thận, trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ.
Đọc kĩ đề bài, phân tích đề, biết lập hướng giải, nháp trước, soát lại, thử lại kết quả,
xem lại lí thuyết khi làm bài nếu thấy băn khoăn. Biết đặt đề toán dựa vào thực tế
cuộc sống. Học sinh nên có một cuốn số tay ghi chép lại những kiến thức cần ghi
nhớ. Ngồi ra có thể tham gia câu lạc bộ Toán học, giải toán trên các tạp chí Tốn
Tuổi Thơ. Giáo viên cũng nên thường xuyên trao đổi với gia đình học sinh để gia
đình tạo điều kiện cho các em học tập.
3.10. Khen thưởng, động viên, khích lệ học sinh kịp thời.
Học sinh Tiểu học là những đứa trẻ cần phải vừa dạy vừa dỗ. Trẻ rất thích được
khen, lời khen có tác động rất lớn tới ý thức, tinh thần học tập của các em. Các em
cảm thấy vui và thích học hơn. Để trẻ nghe lời dạy dỗ của mình thì phải đến với trẻ
bằng cả trái tim của người mẹ. Không hạn chế khen ngợi trẻ. Chỉ cần tiến bộ rất
nhỏ của trẻ là khen. Đồng thời khi chấm bài tơi ln nhận xét, động viên, khích lệ
em như: “Em đã có rất nhiều cố gắng, cần phát huy hơn nữa em nhé”. Khi thấy học
sinh làm bài chưa tốt, tôi giảng lại, cho học sinh làm lại rồi mới nhận xét với những
lời lẽ nhẹ nhàng để động viên, khích lệ như: “Em cần cố gắng hơn” hoặc “Em cần
ơn lại cách chia hai phân số” [5]. Bởi vì theo tôi nếu dùng những lời nhận xét chưa
nhẹ nhàng sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Hãy
cố gắng dùng những lời nhận xét nào đó để các em khơng những cảm thấy dễ chịu
mà cảm thấy có những sự động viên ân cần trong đó. Hãy chắp cho đứa trẻ đơi
cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với học sinh: Việc gây hứng thú trong quá trình dạy học ở Tiểu học là
cần thiết, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tiếp thu bài của học sinh.
Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và có thể vận dụng kiến thức ở mọi nơi mà không

cần phải nhìn vào cơng thức hay dở sách. Bên cạnh đó, khi áp dụng các biện pháp
trên, học sinh đều hứng thú khi học tốn, thích đến lớp, tạo được khơng khí thoải
17


mái, hào hứng trong giờ học tạo được sự gần gũi giữa thầy cơ và trị. Khi tham gia
các tiết học các em mạnh dạn, tự tin đưa ra ý kiến của mình, tích cực tham gia xây
dựng bài. Kết quả giáo dục đạt hiệu quả cao, học sinh học bài với tinh thần phấn
chấn. Điều đó thể hiện qua bảng thống kê kết quả kiểm tra hứng thú học tập của
học sinh lớp 4C giữa học kì II năm học 2018 - 2019 (theo phụ lục 1):
Mức độ hứng thú
Sỉ số
Rất thích
Thích
Bình thường
Khơng thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35
10
28.6
15
42.8
7

20
3
8.6
Kết quả khảo sát giữa kì II năm học 2018 - 2019 lớp 4C (theo phụ lục 3):
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
Sỉ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35
28
80
5
14.2
2
5.8
0
0
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, nếu so sánh với kết quả khảo sát đầu năm
học 2018 - 2019 thì kết quả kiểm chứng ở giữa học kì 2 của năm học này cao hơn
hẳn. Số lượng học sinh hứng thú với mơn học, nắm vững bài và hồn thành bài tốt
đã tăng lên nhiều. Kĩ năng sống cơ bản của các em được hình thành và rèn luyện.

Các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người. Tập thể lớp ln đồn kết,
sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong việc làm. Hơn thế
nữa, kết quả kiểm tra giữa kì II mơn Tốn cao hơn hẳn các lớp cùng khối. Các em
tích cực tham gia các câu lạc bộ học tập do nhà trường tổ chức. Lớp luôn dẫn đầu
khối về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Điều
đó chứng tỏ sáng kiến đã thực sự mang tính khả thi.
Có được kết quả khả quan đó là do tơi đã áp dụng các phương pháp và hình
thức dạy học theo hướng đổi mới một cách phù hợp:
+ Các em đã tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn và đã vận dụng vào bài tập
một cách linh hoạt. Khơng chỉ có vậy mà qua tiết học, các em còn thấy rất thoải
mái và vui vẻ. Điều đó chứng tỏ việc đổi mới các hình thức dạy học mà cụ thể là
tạo hứng thú trong dạy học tốn có tác dụng tích cực với học sinh.
+ Đổi mới nhận thức, trong đó cần trân trọng khả năng chủ động sáng tạo của
giáo viên và học sinh tiểu học.
+ Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp, nên khuyến khích
dạy theo từng đối tượng học sinh, dạy học ở hiện trường, tăng cường trị chơi học
tập.
+ Đổi mới cách trang trí, sắp xếp phịng học để tạo ra mơi trường học tập thích
hợp.
+ Đổi mới phương tiện dạy học, sử dụng các phương tiện hiện đại như giáo án
điện tử, băng hình...
Trên cơ sở sử dụng các giải pháp trên vào việc dạy và học toán ở tiểu học đật
được kết quả cao thì người giáo viên cần phải biết cách lựa chọn và áp dụng linh
hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để thực sự mang tính tích cực
18


trong mỗi tiết học. Bên cạnh đó cần phải biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh.
- Đối với đồng nghiệp: Các đồng chí giáo viên trong tổ, khối nhận thấy đây là

một phương pháp dạy học phù hợp, có tác dụng lớn trong việc gây hứng thú học
tập và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đồng thời nâng cao chất lượng dạy học
môn tốn theo hướng tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Cách
tổ chức dạy học đơn giản, nhẹ nhàng, dễ vận dụng.
- Đối với nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm góp phần làm cho phong trào
thi đua dạy tốt, học tốt và xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực diễn
ra sơi nổi, có chất lượng. Thúc đẩy phong trào vận dụng đổi mới phương pháp và
hình thức dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà
trường, tạo niềm tin với nhân dân, phụ huynh, xứng đáng là đơn vị dẫn đầu khối
Tiểu học trong huyện.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Sau thời gian vận dụng các biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong q
trình học tốn, tơi thấy hiệu quả học tập mơn tốn của học sinh được nâng lên rõ
rệt. Các em được phát triển toàn diện cả về kiến thức và năng lực, phẩm chất. Điều
đó đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, phù hợp với sự đánh giá học sinh
Tiểu học theo thông tư 22 của BGD&ĐT. Đồng thời bản thân tôi đã rút ra một số
bài học kinh nghiệm sau:
- Khi xây dựng kế hoạch bài học, giáo viên cần nghiên cứu bài học trong SGK
để xác định năng lực và phẩm chất cơ bản cần hình thành và phát triển cho học
sinh. Từ đó xác định những kiến thức, kĩ năng trọng tâm, trình tự logic của bài học
để điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp.
- Giáo viên nên sử dụng trị chơi trong dạy học tốn như một phương tiện để
phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Cần có một bộ sưu tập các trị chơi khác nhau
để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức thơng qua các trị chơi học tập. Nên để
học sinh phân tích và thảo luận cách chơi, ghi lại kết quả sau mỗi trò chơi. Song
giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo không nên quá lạm dụng việc
tổ chức các trò chơi vào dạy học.
- Trong quá trình dạy học cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các

hình thức dạy học tạo khơng khí hào hứng, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài một
cách nhẹ nhàng, thoải mái đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên cần tận dụng hết những khả năng vốn có của mình và học sinh để
đầu tư cho bài học, cần huy động mọi điều kiện vốn có của địa phương, nhà trường
và phụ huynh học sinh sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất.
19


- Hơn nữa, để nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên phải là người biết lắng
nghe ý kiến của đồng chí đồng nghiệp, tích cực dự giờ thăm lớp và khiêm tốn học
hỏi để đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào thực tế giảng dạy nhằm gây hứng thú học
tập, tạo niềm say mê, yêu thích của các em đối với môn học.
2. Kiến nghị:
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Đầu tư hợp lí cho việc mua sắm đồ
dùng dạy học và các tài liệu chuyên môn phục vụ cho dạy và học, thường xuyên tổ
chứa các chuyên đề tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
Sáng kiến được hoàn thành là tâm huyết, là nỗ lực của bản thân tôi và sự giúp
đỡ tận tình của Ban giám hiệu và đồng nghiệp. Với thời gian có hạn và kinh
nghiệm của bản thân chưa nhiều vì vậy sáng kiến sẽ khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Những vấn đề tơi đề cập đến là khía cạnh nhỏ để các đồng nghiệp tham khảo.
Vì vậy tơi mong hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp cho ý kiến đóng góp để
sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn, vận dụng tốt hơn trong những năm học sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng chí giáo
viên trong trường đã giúp đỡ tơi hồn thành sáng kiến này.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

VĩnhThành, ngày20 tháng 3 năm2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của

người khác.

Người viết

Vũ Thị Hảo

20


21



×