Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHIÊN cứu và đề XUẤT mô HÌNH QUẢN lý CHẤT THẢI rắn tại QUẬN 12, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 100 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
--------------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI QUẬN 12, TP.HCM

SVTH:

Nguyễn Thị Hồng Xuân

2009130007

Huỳnh Thị Diễm Sương

2009130012

Phạm Thị Hạnh

2009130016

Lớp:

04DHMT1

GVHD:


Th.S Trương Thị Diệu Hiền

TP.HCM, tháng 12 năm 2016


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................... 6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN............................................................. 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 7
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................................... 9
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 11
DANH SÁCH HÌNH ẢNH .......................................................................................... 12
MỞ ĐẦU

............................................................................................................... 13

1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................13
2. Phạm vi của đề tài..................................................................................................13
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................13
4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................14
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................14
5.1. Phương pháp luận ...........................................................................................14
5.2. Phương pháp cụ thể ........................................................................................14
CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN 12, TP.HCM
....................................................................................................................................... 16

1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................16
1.1.1.

Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới ............................................................16

1.1.1.

Địa hình, địa chất, thủy văn ...................................................................16

1.1.2.

Khí hậu thổ nhưỡng. ..............................................................................17

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ................................................................................17
1.2.1.

Kinh tế....................................................................................................17

1.2.2.

Xã hội .....................................................................................................18

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI RẮN .......................................................................... 19
2.1. Chất thải rắn .....................................................................................................19
2.1.1.

Khái niệm CTR ......................................................................................19

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)

– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 2


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

2.1.2.

Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTR .................................................19

2.1.3.

Thành phần của CTR .............................................................................24

2.1.4.

Tính chất của CTR .................................................................................26

2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường ..............................................................34
2.2.1.

Tác hại của CTR đến môi trường nước .................................................34

2.2.2.

Tác hại của CTR đến môi trường không khí .........................................35

2.2.3.


Tác hại của CTR đến môi trường đất ....................................................36

2.2.4.

Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng ......................37

2.3. Hệ thống quản lý và xử lý CTR .......................................................................38
2.3.1.

Hệ thống quản lý CTR ...........................................................................39

2.3.2.

Các phương pháp xử lý CTR .................................................................42

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR TẠI
QUẬN 12, TP.HCM .................................................................................................... 46
3.1. Hiện trạng chất thải rắn ở Quận 12 ..................................................................46
3.1.1.

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở Quận 12 .......................................46

3.1.2.

Khối lượng riêng và tốc độ phát sinh chất thải rắn................................47

3.1.3.

Thành phần chất thải rắn........................................................................49


3.2. Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại Quận 12 ..................................................56
3.2.1.

Công tác lưu trữ tại nguồn .....................................................................56

3.2.2.

Các hệ thống thu gom rác thải tại nguồn ...............................................57

3.2.3.

Phương tiện quét dọn thu gom ...............................................................60

3.2.4.

Hệ thống trung chuyển và vận chuyển CTR ở Quận 12 ........................62

3.2.5.

Khảo sát thực tế .....................................................................................65

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ
CTR TẠI KHU VỰC QUẬN 12, TP.HCM ............................................................... 74
4.1. Tình hình quản lý CTR tại Việt Nam và TP.HCM ..........................................74
4.1.1.

Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam ......................................................74

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)

– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 3


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

4.1.2.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Tình hình quản lý CTR ở TP.HCM .......................................................75

4.2. Đề xuất mô hình quản lý CTR tại Quận 12 .....................................................76
4.2.1.

Đề xuất mô hình quản lý CTR tại Quận 12 ..........................................76

4.2.2.

Những thách thức, khó khăn khi thực hiện mô hình .............................77

4.3. Tính toán mô hình quản lý CTR (hệ thống thu gom) ......................................77
4.3.1.

Xác định số thùng chứa rác của hộ gia đình ..........................................78

4.3.2.

Hình thức thu gom .................................................................................79


4.3.3.

Tính toán hệ thống thu gom, hệ thống vận chuyển ...............................80

4.5. Giải pháp hoàn thiện mô hình ..........................................................................90
4.5.1.

Thực hiện phân loại CTR tại nguồn ......................................................90

4.5.2.

Các giải pháp khác .................................................................................90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 95
PHỤ LỤC

............................................................................................................... 96

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 4


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

LỜI CẢM ƠN
Đồ án môn học là một bước khởi đầu của sinh viên trước khi thực hiện Khóa luận

– Đồ án tốt nghiệp. Nó thể hiện phần nào kiến thức mà mỗi sinh viên được trang bị trong
suốt gần 4 năm học tập tại trường. Để hoàn thành Đồ án môn học này cần vận dụng hết
tất cả những kiến thức mà sinh viên đã tích lũy học hỏi được. Chính vì vậy, những kiến
thức mà chúng em đã tích lũy được trong gần 4 năm vừa qua tại trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm TPHCM đã giúp chúng em hoàn thành Đồ án môn học này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Công nghiệp
Thực phẩm TP.HCM nói chung và Thầy Cô trong Khoa Công nghệ Sinh học và Kỹ
thuật Môi trường nói riêng, đặc biệt là quý Thầy Cô bộ môn Kỹ thuật Môi trường đã
giảng dạy kiến thức cho chúng em suốt thời gian qua để chúng em có kiến thức hoàn
thành được Đồ án môn học này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trương Thị Diệu Hiền đã định hướng cho
nhóm đề tài này và cũng là người tận tình hướng dẫn, truyền đạt, chỉ bảo để chúng em
thực hiện tốt Đồ án môn học.
Cuối cùng chúng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người luôn âm thầm
đồng hành và cổ vũ tinh thần cho chúng em có thể hoàn thành công việc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 5


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên)

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 6



Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2016
Giáo viên phản biện

(Ký tên)

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 7


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

BCL

Bãi chôn lấp

CHC

Chất hữu cơ

BVMT


Bảo vệ môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 8


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị .......................................................20
Bảng 2.2. Phân loại theo tính chất .................................................................................21
Bảng 2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát sinh ..................24
Bảng 2.4: Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý ....................................24
Bảng 2.5: Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTRSH .............................25
Bảng 2.6. Khối lượng riêng và độ ẩm các thành phần của CTR đô thị .........................27

Bảng 2.7. Số liệu trung bình về chất dư trơ và nhiệt năng của các hợp phần trong chất
thải rắn đô thị .................................................................................................................29
Bảng 2.8. Khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ dựa vào thành phần Lignin.
.......................................................................................................................................31
Bảng 3.1. Các nguồn phát sinh CTRSH tại Quận 12 (tính theo % khối lượng thu gom)
.......................................................................................................................................46
Bảng 3.2. Khối lượng CTR phát sinh từ năm 2004 – 2015 trên địa bàn Quận 12 ........47
Bảng 3.3. Tỉ lệ gia tăng chất thải rắn ở Quận 12 (2004-2015) ......................................48
Bảng 3.4. Dự đoán chất thải rắn phát sinh từ năm 2016 - 2030 ....................................49
Bảng 3.5. Khối lượng riêng và thành phần CTR hộ gia đình ........................................50
Bảng 3.6. Khối lượng riêng và thành phần CTR trường học ........................................51
Bảng 3.7. Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ các công sở, văn phòng 51
Bảng 3.8. Thành phần và khối lượng riêng CTR tại các chợ ........................................52
Bảng 3.9. Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ các khu công cộng .......54
Bảng 3.10. Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ nhà hàng, khách sạn ...55
Bảng 3.11. Thành phần và khối lượng riêng CTR phát sinh từ khu thương mại, siêu thị
.......................................................................................................................................55
Bảng 3.12. Số lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên và phương tiện thu gom tại Công
ty Dịch Vụ Công Ích Quận 12 .......................................................................................58
Bảng 3.13. Số hộ thu gom dân lập và số đường dây thu gom rác ở các phường trên địa
bàn Quận 12 ...................................................................................................................60
Bảng 3.14: Vị trí điểm hẹn ............................................................................................62
Bảng 3.15. Thống kê phương tiện phục vụ công tác thu gom, vận chuyển sau khi đầu tư
thêm ...............................................................................................................................64
Bảng 3.16. Số phường khảo sát .....................................................................................65
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 9



Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Bảng 3.17. Mức độ nhận thức của người dân địa phương về môi trường.....................65
Bảng 3.18. Tình hình thu gom rác thải ở Quận 12 ........................................................70
Bảng 4.1. Thế tích thành phần chất thải rắn ..................................................................78
Bảng 4.2. Tổng thể tích rác cần thu gom qua các năm..................................................81
Bảng 4.3.Bảng tổng kết số lượng thùng và số lượng công nhân (năm 2015) của 2 phương
án ...................................................................................................................................84
Bảng 4.4. Chi phí thùng của từng phương án ................................................................85
Bảng 4.5. Tiền lương công nhân 1 năm của từng phương án .......................................85
Bảng 4.6. Tổng chi phí của từng phương án .................................................................85
Bảng 4.7.Thông tin các phương tiện vận chuyển rác ....................................................86
Bảng 4.8. Thống kê chi phí cần đầu tư cho mỗi loại xe ................................................87

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 10


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện khối lượng CTR phát sinh ở Quận 12, TP.HCM (2004 –
2013) ..............................................................................................................................48
Biểu đồ 3.2. Khối lượng rác trung bình một ngày.........................................................67
Biểu đồ 3.3. Thành phần rác thải ...................................................................................67

Biểu đồ 3.4. Ý thức người dân về việc phân loại rác tại nguồn ....................................68
Biểu đồ 3.5. Nguồn thông tin được mọi người biết về phân loại rác tại nguồn ............68
Biểu đồ 3.6. Tác hại của rác thải qua đánh giá của người dân ......................................69
Biểu đồ 3.7. Đơn vị thu gom rác ...................................................................................71
Biểu đồ 3.8. Đánh giá mức phí thu gom........................................................................72
Biểu đồ 3.9. Góp ý về quản lý rác thải ..........................................................................72

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 11


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước do CTR ................................................34
Hình 2.2. Hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí do CTR ........................................36
Hình 2.3. Hình ảnh ô nhiễm môi trường đất do CTR....................................................37
Hình 2.4. Tác hại đến cảnh quan xung quanh ...............................................................38
Hình 3.1. CTR phát sinh từ chợ.....................................................................................53
Hình 3.2. CTR phát sinh ở nơi công cộng .....................................................................54
Hình 3.3. Công nhân thu gom rác nơi công cộng ở Quận 12 ........................................57
Hình 3.4. Xe tải 2,5 tấn của Công ty Dịch vụ công ích Quận 12 ..................................59
Hình 3.5: Phương tiện thu gom rác dân lập ...................................................................61
Hình 3.6. Phương tiện thu gom rác công lập .................................................................61
Hình 4.1. Mô hình quản lý thu gom, phân loại CTR tại nguồn và vận chuyển tới điểm
xử lý cuối cùng ..............................................................................................................76
Hình 4.2. Hệ thống thu gom CTR ở tuyến đường giao thông nhỏ, hẻm .......................79

Hình 4.3. Hệ thống thu gom CTR ở tuyến đường giao thông lớn .................................80

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 12


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Chính
vì thế, kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời
sống nhân dân từng bước cải thiện. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt
cũng tăng lên một cách đáng kể. Kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải tăng lên liên tục
tạo áp lực rất lớn trong công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Chất
thải rắn có thể gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: đất, nước, không khí và các
hệ sinh thái tự nhiên và xã hội. Việc quan tâm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải rắn
nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho nền kinh
tế là việc làm rất cần thiết.
Quận 12 cũng đã và đang phải đối mặt với những thách thức trên mặc dù đã được
tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người. Thế nhưng công tác
thu gom, xử lý chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân
gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải trên địa bàn Quận 12 chủ yếu là do ý thức người dân
chưa cao, công tác quản lý còn chậm. Nếu tình trạng ô nhiễm rác thải còn kéo dài và
ngày càng tiếp diễn thì nguồn tài nguyên nước sẽ bị ô nhiễm, cư dân xung quanh các bãi
rác tự phát dễ bị các bệnh truyền nhiễm, ngoài ra rác thải ứ đọng còn gây tắc nghẽn các
kênh rạch và còn rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Chính vì thế, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại Quận 12 là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực tế, đề tài
“Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận 12” được thực
hiện với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý chất thải rắn thích
hợp cho Quận 12.
2. Phạm vi của đề tài
Phạm vi nghiên cứu các đối tượng trên thuộc địa bàn 11 phường trực thuộc Quận
12 gồm: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Hưng
Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An, Trung Mỹ
Tây.
3. Mục đích nghiên cứu
 Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn tại Quận
12.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 13


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

 Đưa ra các số liệu đánh giá về khối lượng thành phần và mức độ ảnh hưởng của
chất thải rắn sinh hoạt trên Quận 12.
 Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn của Quận 12 đến năm 2030.
 Xây dựng các giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi
trường và nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn tại Quận 12.
 Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12.
4. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận 12.

 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh.
 Khảo sát công tác quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn trên địa bàn Quận 12.
 Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp tại Quận 12.
 Tính toán mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp luận
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được

nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó đánh giá phương án thực hiện cần
thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường hiệu quả.
Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ,
là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thải rắn ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và
đa dạng về thành phần. Trong khi đó, hệ thống quản lý chất thải rắn cũng như xử lý chưa
phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy
việc nghiên cứu hiện trạng công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là một
vấn đề cấp bách trong khoảng thời gian này.
5.2.

Phương pháp cụ thể
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập từ các nguồn có sẵn như:

 Từ Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM
 Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 12
 Công ty dịch vụ công ích Quận 12
 Từ sách báo, tài liệu tham khảo
Thu thập tài liệu liên quan: tham khảo nhiều tài liệu của tác giả, các nghiên cứu,
báo cáo khoa học trước đây và thu thập từ các tài liệu có liên quan.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)

– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 14


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: Số liệu được quản lý và phân tích với
phần mền Microsoft Excel và phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word.
Điều tra khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát thực tế về hiện trạng thu gom và
vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 12.
Phương pháp chuyên gia:tham khảo ý kiến Quý thầy cô trong khoa Công nghệ
Sinh học và Kỹ thuật Môi trường

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 15


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
QUẬN 12, TP.HCM
1.1.

Điều kiện tự nhiên


1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới
Diện tích 52,78 km2.
Quận 12 nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một
phần Quốc lộ 1A, quận là ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố nối liền với các
tỉnh miền Đông Nam Bộ:
Phía Đông giáp thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và Quận Thủ Đức thuộc Thành
phố Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp Huyện Hóc Môn và Quận Bình Tân, thuộc Thành phố Hồ Chí
Minh.
Phía Nam giáp Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú
và Quận Bình Tân, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Bắc giáp Huyện Hóc Môn, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Quận 12 có 11 phường trực thuộc: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Hiệp
Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc,
Thạnh Xuân, Thới An, Trung Mỹ Tây.
Trong đó phường Tân Chánh Hiệp là trung tâm của quận.
1.1.1. Địa hình, địa chất, thủy văn
Với địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2-6m, Quận 12 là vùng đất tương đối thấp
của một móng đất nén dễ, giàu đá ong gọi là phù sa cổ Đồng Nai, có tới mấy vạn năm
tuổi.
Kết quả thăm dò địa chất cho thấy vùng đất khô ráo này đã có lịch sử hình thành
rất đáng quan tâm. Mặt đất ở Quận 12 có độ phì khá, mang nhiều dấu vết rừng già, giàu
cây dầu sao, bằng lăng. Bên dưới lớp đất rừng là một chiều dày hơn 200m phù sa cổ do
hệ thống sông Đồng Nai phù sa bồi đắp suốt nửa triệu năm. Kẹp giữa những lớp cát sụn
là những mạch nước ngầm phong phú, có độ sâu từ 30m đến 200m. Bên dưới lớp phù
sa cổ là móng đá phiến sét không thấm, nó ngăn nước không cho tụt sâu hơn nữa. Qua
nhiều năm khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm ở Quận 12 có lúc bị nhiễm mặn nhưng
dần được phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn độ tinh khiết cao. Đây là tài nguyên quý giá
đối với nghành xây dựng để phát triển của bất kì đô thị nào.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)

– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 16


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

1.1.2. Khí hậu thổ nhưỡng.
Quận 12 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón gió mát từ Cần Giờ về. Với
nhiệt độ hằng năm là 26oC và lượng mưa trung bình 1800mm, đây là một trong vài khu
vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm.
Dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé được hình thành một nền đê tự
nhiên do phù sa mới, màu mỡ bồi đắp suốt mấy mươi thế kỉ qua. Vì thế đất đai của Quận
12 dùng cho xây dựng trồng trọt đều rất tốt.
1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.

1.2.1. Kinh tế
Quận đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2015, trong đó
định hướng, giới thiệu phát triển các ngành nghề dịch vụ có giá trị kinh tế cao trên các
tuyến đường chính, các trục động lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các quyết định
hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố, giới thiệu mô hình sản
xuất hiệu quả, tập huấn, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật để nông dân học tập, nâng
cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu ngành kinh tế quận đã đã có những bước phát triển tích cực, đúng định
hướng “dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp”. Từ đầu nhiệm kỳ, trên địa bàn quận chỉ
có 3.294 doanh nghiệp và 2.539 hộ kinh doanh cá thể, đến nay, trên địa bàn quận có

8.926 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 16 doanh nghiệp trên 500 lao động) và
14.045 hộ kinh doanh cá thể, đã góp phần từng bước giảm dần hộ nghèo, tăng hộ khá,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thu hút đông lao động đến địa bàn,
bộ mặt đô thị quận ngày càng khang trang hơn.
 Dịch vụ:
Tổ chức việc di dời và sắp xếp 536 tiểu thương chợ Cầu và chợ Bàu Nai vào kinh
doanh tại chợ An Sương. Đưa chợ An Sương chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
20/11/2011.
 Công nghiệp:
Tổ chức Hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn được tiếp cận với những chính sách hỗ trợ về
vốn (năm 2013: có 41 doanh nghiệp ký kết với 06 ngân hàng với số vốn được cho vay

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 17


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

là 583,5 tỷ đồng; năm 2014 có 38 doanh nghiệp ký kết với 07 ngân hàng với số vốn
được cho vay là 358,39 tỷ đồng).
 Nông nghiệp:
Thực hiện chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
nông nghiệp đô thị. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng đô thị trên địa bàn thành phố .
1.2.2. Xã hội
Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22, xa lộ

vành đai ngoài (nay thuộc quốc lộ 1A), các tỉnh lộ liên tỉnh, hệ thống các hương lộ khá
dày. Cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Quận 12 còn có sông Sài
Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây
sẽ có đường sắt chạy qua. Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận
lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy
nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Dân số hiện nay 395.790 người (theo điều tra dân số tính đến tháng 6/2009).
 Thạnh Xuân: diện tích 968,58 ha, gồm 25.732 nhân khẩu.
 Hiệp Thành: diện tích 542,36 ha, gồm 63.857 nhân khẩu.
 Thới An: diện tích 518,45 ha, gồm 26.020 nhân khẩu.
 Thạnh Lộc: diện tích 583,29 ha, gồm 28.567 nhân khẩu.
 Tân Chánh Hiệp: diện tích 421,37 ha, gồm 43.415 nhân khẩu.
 Tân Thới Hiệp: diện tích 261,97 ha, gồm 37.474 nhân khẩu.
 An Phú Đông: diện tích 881,96 ha, gồm 25.526 nhân khẩu.
 Trung Mỹ Tây: diện tích 270,63 ha, gồm 36.171 nhân khẩu.
 Tân Thới Nhất: diện tích 389,97 ha, gồm 44.894 nhân khẩu.
 Đông Hưng Thuận: diện tích 255,20 ha, gồm 36.261 nhân khẩu.
 Tân Hưng Thuận: diện tích 181,08 ha, gồm 27.873 nhân khẩu; được tách ra từ
phường Đông Hưng Thuận (bao gồm khu phố 6, khu phố 7 và một phần khu phố
4, khu phố 5)

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 18


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI RẮN
2.1.

Chất thải rắn

2.1.1. Khái niệm CTR
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (Soild Waste) là toàn bộ các loại vật chất
được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng...). Trong đó, quan
trọng nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định
nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không
đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải
rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận một thứ mà Thành phố phải có trách nhiệm
thu gom và tiêu hủy.
Chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất
thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTR
2.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là các cơ
sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý
chất thải rắn.
Các nguồn phát sinh chất thải rắn độ thị gồm:
 Sinh hoạt của cộng đồng
 Trường học, nhà ở, cơ quan
 Sản xuất công nghiệp
 Sản xuất nông nghiệp
 Nhà hàng, khách sạn

 Tại các trạm xử lý
 Từ các trung tâm thương mại, công trình công cộng
Chất thải đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải trong
quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp. Các loại chất thải
sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở Bảng 2.1.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 19


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm của chất
thải rắn, có thể phân chia thành 3 nhóm lớn nhất là: chất thải đô thị, công nghiệp và nguy
hại. Nguồn thải của rác đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống bởi vì tại các vị trí
này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phát tán.
Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Nguồn

Các hoạt động và vị trí phát
sinh chất thải

Loại chất thải rắn
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng,

Nhà ở

Những nơi ở riêng của một


hàng dệt, đồ da, chất thải vườn, đồ gỗ,

gia đình hay nhiều gia đình,

thủy tinh, hộp thiếc, nhôm, kim loại

những căn hộ thấp, vừa và cao khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất
tầng…

thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị
điện, …), chất thải sinh hoạt nguy hại.

Thương
mại

Cơ quan

Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất

phòng, khách sạn, dịch vụ,

thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại,

cửa hiệu in…

chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại.


Trường học, bệnh viện, nhà
tù, trung tâm chính phủ…

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất
thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại,
chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại.

Nơi xây dựng mới, sửa
Xây dựng

đường, san bằng các công

và phá dỡ

trình xây dựng, vỉa hè hư

Gỗ, thép, bê tông, đất…

hại…
Quét dọn đường phố, làm đẹp
Dịch vụ đô

phong cảnh, làm sạch theo lưu

thị (trừ

vực, công viên và bãi tắm,

trạm xử lý)


những khu vực tiêu khiển
khác.

Trạm xử lý,
lò thiêu đốt

Chất thải đặc biệt, rác, rác đường phố,
vật xén ra từ cây, chất thải từ các
công viên, bãi tắm và các khu vực
tiêu khiển.

Quá trình xử lý nước, nước
thải và chất thải công nghiệp,

Khối lượng lớn bùn dư.

các chất thải được xử lý.
(Nguồn: yeumoitruong.vn)

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 20


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

2.1.2.2. Phân loại CTR
Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại khác nhau của chất thải rắn

được sinh ra. Khi thực hiện việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng khả
năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và
bảo vệ môi trưởng.
Chất thải rắn đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:
a. Phân loại theo tính chất
Phân loại chất thải rắn theo dạng này người ta chia làm: các chất cháy được, các
chất không cháy được, các chất hỗn hợp. Phân loại theo tính chất được thể hiện ở Bảng
2.2.
Bảng 2.2. Phân loại theo tính chất
Loại rác thải

Nguồn gốc

1. Các chất cháy được
 Giấy

 Các vật liệu làm từ giấy

 Hàng dệt

 Có nguồn gốc từ sợi

 Rác thải

 Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm

 Cỏ, gỗ củi, rơm

 Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre,
rơm


 Chất dẻo
 Da và cao su

 Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo
 Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao
su

2. Các chất không cháy
được:
 Kim loại sắt

 Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt
mà dễ bị nam châm hút.

 Kim loại không

 Các vật liệu không bị nam châm hút.

phải sắt
 Thuỷ tinh

 Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh.

 Đá và sành sứ

 Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và
thuỷ tinh

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)

– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 21


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

3. Các chất hỗn hợp:

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

 Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần
1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể chia làm
hai phần với kích thước > 5mm và < 5 mm.
(Nguồn: Nãi, 1999)

b. Phân loại theo vị trí hình thành
Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố,
chợ…
c. Phân loại theo nguồn phát sinh
Chất thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch
vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ
tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả
v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:


Chất thải thực phẩm: bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả … loại chất thải

này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khó chịu,

đặc biệt, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ
gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc
xá, chợ …


Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và

phân động vật khác.


Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu

vực sinh hoạt dân cư.


Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt

cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong
gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:


Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ, trong

các nhà máy nhiệt điện.


Các phế thải từ nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.




Các phế thải trong quá trình công nghệ.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 22


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Bao bì đóng gói sản phẩm.

Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bêtông vỡ do các hoạt
động phá dỡ, xây dựng công trình v.v… chất thải xây dựng gồm :


Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.



Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.



Các vật liệu như kim loại, chất dẻo …




Chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên

nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ
các hoạt động chế biến sữa, của các lò giết mổ …
d. Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải
sinh học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm
khuẩn, lây lan … có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát
sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới
môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện bao gồm:


Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.



Các loại kim tiêm, ống tiêm.



Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt b.ỏ




Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân.



Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thuỷ ngân,

Cadmi, Arsen, Xianua …


Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.

Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hoá chất thải ra có tính độc hại cao,
tác động xấu đến sức khoẻ, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để
hạn chế tác động độc hại đó.
Các chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân hoá
học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 23


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
2.1.3. Thành phần của CTR
Thành phần của chất thải rắn đô thị được xác định ở Bảng 2.3 và Bảng 2.4. Giá

trị thành phần trong chất thải rắn đô thị thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện
kinh tế và nhiều yếu tố khác. Sự thay đổi khối lượng chất thải rắn theo mùa đặc trưng ở
Bắc Mỹ được trình bày ở Bảng 2.5. Thành phần rác đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc quản lý rác thải.
Bảng 2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát sinh
% Trọng lượng

Nguồn phát thải

Dao động

Trung bình

50 – 75

62

3 – 12

5

0,1 – 1,0

0,1

Cơ quan

3–5

3,4


Xây dựng và phá dỡ

8 – 20

14

Làm sạch đường phố

2–5

3,8

Cây xanh và phong cảnh

2–5

3,0

1,5 – 3

2,0

0,5 – 1,2

0,7

3–8

6,0


Nhà ở và thương mại, trừ các chất thải đặc
biệt và nguy hiểm
Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện,
bình điện)
Chất thải nguy hại

Các dịch vụ đô thị

Công viên và các khu vực tiêu khiển
Lưu vực đánh bắt
Bùn đặc từ nhà máy xử lý
Tổng cộng

100
(Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)
Bảng 2.4: Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý
Thành phần

% Trọng lượng
Khoảng giá trị

Trung bình

Chất thải thực phẩm

6 – 25

15


Giấy

25 – 45

40

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 24


Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận 12, TP.HCM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Bìa cứng

3 – 15

4

Chất dẻo

2–8

3

Vải vụn

0–4


2

Cao su

0–2

0,5

Da vụn

0–2

0,5

Rác làm vườn

0 – 20

12

Gỗ

1–4

2

Thủy tinh

4 – 16


8

Can hộp

2–8

6

Kim loại không thép

0–1

1

Kim loại thép

1–4

2

Bụi, tro, gạch

0 – 10

4

Tổng cộng

100

(Nguồn: Nhuệ, 2001)

Bảng 2.5: Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTRSH
% khối lượng

Chất thải

% thay đổi

Mùa mưa Mùa khô Giảm

Tăng

Chất thải thực phẩm

11,1

13,5



21,6

Giấy

45,2

40,0

11,5




Nhựa dẻo

9,1

8,2

9,9



Chất hữu cơ khác

4,0

4,6



15,0

Chất thải vườn

18,7

24,0




28,3

Thủy tinh

3,5

2,5

28,6



Kim loại

4,1

3,1

24,4



Chất trơ và chất thải khác

4,3

4,1

4,7




Tổng cộng

100

100





(Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Xuân (2009130007) SĐT: 0963825897– Phạm Thị Hạnh (2009130016)
– Huỳnh Thị Diễm Sương (2009130012)
Trang 25


×