BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
******************
NGUYỄN HỒNG QUÂN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
Bà Rịa Vũng Tàu, tháng 03 năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
******************
NGUYỄN HỒNG QUÂN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH LONG
Bà Rịa Vũng Tàu, tháng 03 năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trƣờng Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, tôi đã có cơ hội đƣợc học tập, tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức bổ ích để
vận dụng vào công việc hiện tại.
Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh “Hoàn thiện công tác quản lý trị giá
hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là kết quả của quá trình
nghiên cứu trong thời gian vừa qua.
Xin tr n trọng cảm ơn Thầy Ts Nguyễn Thành Long đã tận tình hƣớng dẫn,
định hƣớng và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ
này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, Ban Lãnh đạo Phòng Thuế Xuất nhập khẩu, Ban lãnh đạo Chi cục Hải quan
cửa khẩu cảng Cái Mép, các Ông/BàTrƣởng/phó các bộ phận phòng ban, Chi
cục đã tạo điều kiện về thời gian, công việc, các nguồn thông tin, tài liệu và sự
hỗ trợ nhiệt tình của ngƣời th n, đồng đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy giáo, cô giáo cùng các học viên Lớp
Cao học Quản trị kinh doanh CH15Q2 tại Trƣờng Đại Học Bà Rịa -Vũng Tàu đã
chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng nhƣng với kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên khó tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn. Tôi xin ch n thành cám ơn.
Học viên
Nguyễn Hồng Quân
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đ y là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
T c giả
Nguyễn Hồng Quân
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... II
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. VI
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN ........... 1
1.1. NHƢNG VÂN ĐÊ LY LUÂN CHUNG VÊ TRI GIA HAI QUAN. ....... 1
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐINH TRI GIA HAI QUAN. ................... 4
1.3. HIÊP ĐINH XAC ĐINH TRI GIA TINH THUÊ HAI QUAN CUA WTO.
........................................................................................................................ 6
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN. ................... 13
1.4.1. Gian lận thƣơng mại qua trị giá hải quan. ................................. 13
1.4.2. Sự cần thiết phải chống gian lận trị giá hải quan. ..................... 14
1.5. LỊCH SỬ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM. ............... 18
1.6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ
GIÁ HẢI QUAN. ......................................................................................... 25
1.6.1. Số lƣợng tờ khai phải kiểm tra trị giá hải quan......................... 26
1.6.2. Số lƣợng tờ khai tham vấn giá. .................................................... 27
1.6.3. Số tờ khai phải x c định lại trị giá tính thuế và ấn định thuế. . 27
1.7. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ
GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. .... 28
1.7.1. Những nhân tố thuận lợi. ............................................................. 28
1.7.2. Những nhân tố không thuận lợi................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI
QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU. ..................... 33
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ..... 33
2.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................ 33
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
................................................................................................................... 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức. .............................................................................. 36
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC
HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.................................................. 37
2.2.1. Quy trình kiểm tra trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. ............................................................................................. 37
2.2.2. Tình hình thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2013 – 2017. ........................................... 44
iv
2.2.3. Tình hình công tác quản lý nhà nƣớc về trị giá hải quan tại Cục
Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ........................................................ 48
2.2.3.1. Công tác kiểm tra trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. ................................................................................................. 48
2.3. ĐÁNH GIÁTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI
QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU..................... 66
2.3.1. Những mặt đạt đƣợc. .................................................................... 66
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại. ............................................................ 70
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ
GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ..... 80
3.1. MỤC TIÊU ĐẶT RA TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG
TÀU. ............................................................................................................. 80
3.1.1. Mục tiêu chung. ............................................................................. 82
3.1.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................. 82
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. ................................. 85
3.2.1. Rà soát, kiến nghị kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật. ........ 85
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức nhân sự. ......................... 86
3.2.3. Tăng cƣờng phối hợp trong nội bộ cũng nhƣ với c c cơ quan có
liên quan. .................................................................................................. 87
3.2.4. Xây dựng c c chƣơng trình đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết và
ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp.................. 89
3.2.5. Kiến nghị đối với c c cơ quan Nhà nƣớc. ................................... 91
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 100
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO
: Tổ chức thƣơng mại thế giới
WCO
: Tổ chức hải quan thế giới
ASEAN
: Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
GATT
: Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại
C/O
: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
TCHQ
: Tổng cục hải quan
GTT22, GTT01 : Hệ thống cơ sở dữ liệu giá
KTSTQ
: Kiểm tra sau thông quan
BTC
: Bộ Tài chính
CP
: Chính phủ
QĐ
: Quyết định
NĐ
: Nghị định
TT
: Thông tƣ
KTTT
: Kiểm tra thu thuế
TGTT
: Trị giá tính thuế
USD
: Đô la Mỹ
BR-VT
: Bà Rịa - Vũng Tàu
UBND
: Ủy ban nh n d n
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên hình, sơ đồ
Trang
Hình 2.1
Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
36
Sơ đồ 1.1
Quy trình kiểm tra trị giá hải quan hàng xuất khẩu
38
Sơ đồ 1.2
Quy trình kiểm tra trị giá hải quan hàng nhập khẩu
40
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Tên hình, sơ đồ
Trang
Bảng 3.1
Kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu
46
Bảng 3.2
Kết quả kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan từ năm
2013 đến hết 31/12/2017
50
Bảng 3.3
Thống kê đối tƣợng hàng hóa phải xác định lại trị giá.
52
Bảng 3.4
Thống kê chủ thể có dấu hiệu gian lận về trị giá hải quan
(từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2017).
54
Bảng 3.5
Kết quả KTSTQ từ 01/01/2013 đến 31/12/2017
57
vii
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Việc gia nhập “sân chơi quốc tế” này đã
đƣa đến cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức.
Các thành viên của WTO phải thực hiện các cam kết quốc tế nhằm hoàn thiện
hoạt động quản lý nhà nƣớc trong đó có hoạt động quản lý thuế xuất nhập
khẩu, cụ thể là từng bƣớc giảm thuế suất tiến đến gỡ bỏ hàng rào thuế quan.
Việt Nam đã có nhiều có gắng trong việc cải thiện hoạt động quản lý trị giá và
thuế xuất nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, đến nay công
tác quản lý thuế xuất nhập khẩu mà cụ thể là trị giá hải quan vẫn còn nhiều bất cập
nhƣ: việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về xác định trị giá, thuế xuất
nhập khẩu thay đổi thƣờng xuyên, tình trạng gian lận thƣơng mại đối với trị giá
hải quan vẫn còn xảy ra khá phố biến... trong lúc nhà nƣớc chƣa có biện pháp nào
tỏ ra thực sự hiệu quả để giải quyết vấn các đề này...
Xuất phát từ những lý do đó, việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến trị giá hải quan, đánh giá tình hình quản lý trị giá hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua từ đó đề ra giải pháp đồng bộ,
mang tính chiến lƣợc cho hoạt động quản lý trị giá hải quan đang là một đòi hỏi
khách quan. Hy vọng rằng, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý trị giá hải quan tại
Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” sẽ góp phần vào việc giải quyết những
vấn đề thực tiễn nói trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và văn bản pháp lý về quản lý trị giá hải quan.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trị giá hải quan hàng
nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nƣớc về trị giá hải
quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
viii
4. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vị không gian: tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phạm vi
thời gian: giai đoạn từ năm 2013 cho đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp nghiên cứu định
tính nhƣ thảo luận, tham khảo ý kiến chuyên gia, phân tích, thống kê mô tả từ các
số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số
nguồn thông tin khác.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý trị giá hải quan.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải
quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trị giá hải quan tại
Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ix
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN.
Thuế Hải quan đã ra đời và tồn tại khi những hình thái Nhà nƣớc đầu tiên
xuất hiện. Tại các lãnh địa thời Trung cổ, các thƣơng nh n đã than phiền với
nhau về yếu tố “vô lý” mà họ phải trả cho các Lãnh chúa khi họ mang hàng hóa
ra vào những khu vực do các Lãnh chúa đó quản lý. Theo ghi nhận của Tổ chức
Hải quan Thế giới, các điều khoản đầu tiên về thuế Hải quan xuất hiện vào cuối
thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tại Mỹ và Ch u Âu. Khi đó, ngƣời ta quy định phải
thu một khoản thuế Hải quan nhất định đối với một số loại hàng hóa trong
thƣơng mại quốc tế.
Thuế Hải quan (hay thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) là một khoản tiền
đƣợc tính dựa trên các căn cứ nhất định do đối tƣợng nộp thuế phải nộp vào
Ng n sách Nhà nƣớc khi tiến hành xuất khẩu hoặc nhập khẩu loại hàng hóa là
đối tƣợng chịu thuế Hải quan qua biên giới quốc gia.
Thuế Hải quan ngày càng phát triển và có vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt là những nƣớc đang phát triển, do
nhu cầu cần nguồn lực tài chính phục vụ các dịch vụ công và nhu cầu bảo hộ sản
xuất trong nƣớc, thuế suất thuế Hải quan thƣờng cao và đánh vào hầu hết các
mặt hàng nhập khẩu, theo đó Thuế Hải quan chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu
ng n sách, chẳng hạn, ở Pakistran, Thuế Hải quan chiếm từ 30 – 40% tổng thu
ngân sách, ở Việt Nam trong những năm trƣớc đ y Thuế Hải quan chiếm 25 –
30% tổng thu ng n sách…
Trong xu thế hội nhập và giao lƣu thƣơng mại toàn cầu, những yếu tố cơ
bản của hệ thống Thuế Hải quan nhƣ biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trị giá hải
quan, xuất xứ hàng hóa đã trở thành những nội dung quan trọng trong thỏa thuận
thuế quan và thƣơng mại giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy, ngày nay từ đầu
thế kỷ XX, các nƣớc kinh tế phát triển Ch u Âu đã nỗ lực tìm kiếm một hệ
thống các phƣơng pháp xác định trị giá hải quan áp dụng thống nhất trên phạm
vi quốc tế.
1
Khái niệm trị giá hải quan (trị giá tính thuế hàng hóa) đã đƣợc hình thành
khi ngƣời ta bắt đầu chuyển dần đánh thuế cụ thể theo lƣợng hàng hóa sang
đánh thuế theo trị giá hàng hóa. Càng ngày, việc tính thuế dựa trên trị giá của
hàng hóa càng phát triển, do vậy việc xác định trị giá hàng hóa một cách tùy tiện
không còn phù hợp nữa, ở các khu vực lãnh thổ, các nƣớc tìm cách x y dựng các
cách tính toán giá trị của hàng hóa để tính thuế. Mặc dù vậy, nhƣng đến nay khi
nói đến trị giá hải quan vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau,
chẳng hạn:
- Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa dùng để tính thuế Hải quan theo
giá trị.
- Trị giá hải quan là trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Trị giá hải quan là giá thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa để đánh thuế Hải quan theo giá
trị của hàng hóa đó.
- Trị giá hải quan là trị giá phục vụ cho mục đích tính thuế Hải quan và
thống kê Hải quan.
- Theo các chuyên gia Hải quan Nhật Bản thì trị giá hải quan là chỉ số thể
hiện giá trị của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, ra hoặc vào lãnh
thổ Hải quan, để phục vụ mục đích quản lý nhà nƣớc về Hải quan theo từng thời
kỳ.
Qua các ý kiến, quan điểm trên, có thể hiểu thống nhất về trị giá hải quan
nhƣ sau: Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dùng
cho mục đích quản lý Nhà nước về Hải quan.
Trị giá hải quan bao gồm trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu và trị
giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu. Các nƣớc gia nhập Hiệp định trị giá
GATT, trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng hóa tại cửa khẩu
xuất, theo hợp đồng mua bán, không bao gồm các chi phí vận chuyển (F) và bảo
hiểm (I) quốc tế. Còn trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải
trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên và đƣợc xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6
2
phƣơng pháp xác định trị giá theo Hiệp định trị giá GATT/WTO và dừng lại
ngay ở phƣơng pháp đã xác định đƣợc trị giá. Trị giá hải quan đƣợc xác định
cho tất cả các loại hàng hóa do các tổ chức, cá nh n xuất khẩu, nhập khẩu không
ph n biệt có hợp đồng hay không có hợp đồng, nhằm mục đích thƣơng mại hay
không nhằm mục đích thƣơng mại, hoạt động kinh doanh đầu tƣ hay sản xuất
xuất khẩu.
Trị giá hải quan đƣợc sử dụng chủ yếu vào nhiều mục đích khác nhau,
nhƣng chủ yếu sử dụng vào các mục đích sau:
- Mục đích tính thuế: khởi thủy đầu tiên của việc xác định trị giá hải quan
làn nhằm mục đích tính thuế, vì lẽ đó khi nói đến trị giá hải quan ngƣời ta
thƣờng đồng nhất với trị giá tính thuế.
- Mục đích thống kê: Ngoài mục đích tính thuế, trị giá hải quan còn đƣợc
sử dụng cho mục đích thống kê, gồm thống kê kim ngạch xuất khẩu và thống kê
Hải quan. Qua hoạt động thống kê mà cụ thể là căn cứ vào các số liệu thống kê
Nhà nƣớc có cơ sở để thực hiện điều chỉnh chính sách quản lý các hoạt động
thƣơng mại, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách
quản lý Nhà nƣớc về Hải quan cũng nhƣ chích sách thuế, qua đó thực hiện các
mục tiêu quản lý của Nhà nƣớc.
- Mục đích quản lý hạn ngạch: Để thực hiện chính sách quản lý mặt hàng
và chính sách thuế đối với một số mặt hàng trong từng giai đoạn phát triển nhất
định, cơ quan quản lý Nhà nƣớc chuyển ngành sử dụng hình thức cấp hạn ngạch,
theo đó thông qua việc xác định trị giá hải quan Nhà nƣớc thực hiện đƣợc mục
đích quản lý hạn ngạch.
- Mục đích xử phạt vi phạm các quy định về Hải quan: Trong quá trình
thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thƣờng xảy ra việc vi phạm
các quy định về Hải quan nhƣ vi phạm các quy định về thủ tục Hải quan, về
kiểm tra, giám sát Hải quan, về chính sách quản lý mặt hàng…, và xét về mặt
nguyên tắc các hành vi vi phạm đó đều phải xử phạt theo quy định của pháp luật
hiện hành, trong đó trị giá hải quan cũng là một trong những căn cứ để cơ quan
3
Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định hình thức và mức độ xử phạt đối với các
hành vi vi phạm về Hải quan.
- V.v…
Ở Việt Nam hiện nay, trị giá hải quan đƣợc sử dụng phục vụ cho mục
đích tính thuế và mục đích thống kê là chủ yếu. Đ y là một nội dung mới so với
các quy định về trị giá của Việt Nam trƣớc đ y và bắt đầu áp dụng từ
01/01/2006. Trƣớc đó, khi đề cập đến trị giá hải quan, ngƣời ta chỉ đề cập đến trị
giá phục vụ mục đích tính thuế (trị giá tính thuế) mà không có quy định cụ thuế
về cách thức xác định trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng trong lĩnh
vực thống kê hải quan.
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN.
Trên thế giới đã tồn tại rất nhiều hệ thống (phƣơng pháp) xác định trị giá
Hải quan, chẳng hạn:
- Giá thị trƣờng trong các nƣớc hiện hành, đ y là phƣơng pháp do Anh
đƣa ra vào đầu Thế kỷ XX và đƣợc coi là bảo hộ hàng hóa đƣợc sản xuất tại
Anh và bán tại các nƣớc thuộc địa. Trị giá tính thuế dựa trên giá bán buôn tại thị
trƣờng nƣớc xuất khẩu. Hệ thống xác định trị giá này đƣợc các nƣớc thuộc “đế
quốc Anh” áp dụng, gồm Canada,
c, Nam Phi và Newzeland cũng áp dụng
phƣơng pháp này đến ngày 01/07/1982, trƣớc khi Hiệp định Trị giá
GATT/WTO đƣợc áp dụng.
- Giá thị trƣờng hợp lý, phƣơng pháp này tƣơng tự giá trị thị trƣờng trong
nƣớc hiện hành nhƣng nó mang tính linh hoạt hơn trong việc xác định giá nào
đƣợc coi là giá thị trƣờng hợp lý và quy định về việc tính trị giá trong cơ quan
Hải quan có thẩm quyền đáng kể. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc áp dụng ở khu
vực Thái Bình Dƣơng mà điển hình là Philippin.
- Hệ thống giá bán của Mỹ, đ y là một phƣơng pháp xác định trị giá đƣợc
áp dụng đối với số lƣợng hạn chế các loại hàng hóa nhập khẩu. Trị giá Hải quan
dựa trên sản phẩm cạnh tranh tại Mỹ. Nhà sản xuất trong nƣớc gián tiếp kiểm
soát trị giá đƣợc áp dụng cho hàng hóa của đối thủ cạnh tranh của mình.
4
- Định nghĩa Brussels về trị giá, đ y là một phƣơng pháp xác định trị giá
đƣợc x y dựng và áp dụng bởi khoảng 30 nƣớc vào những năm 1950 chủ yếu ở
ch u Âu trƣớc khi có Hiệp định GATT/WTO. Định nghĩa Brussels quy định trị
giá Hải quan là giá thông thƣờng của hàng hóa đang xác định trị giá. Giá thông
thƣờng này phải đƣợc xem xét trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ, và có xét đến
thời gian bán hàng, địa điểm bán hàng và số lƣợng, cấp độ thƣơng mại của giao
dịch bán hàng.
- Phƣơng pháp dùng giá tối thiểu, theo phƣơng pháp này cơ quan Hải
quan đƣa ra giá tối thiểu cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu mà không phản
ánh giá thực tế của hàng hóa đó. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng rất phổ biến ở
các nƣớc kém phát triển vì phƣơng pháp này dễ thực hiện và thu đƣợc nhiều
thuế. Cơ sở để ấn định giá tối thiểu thiếu tính khoa học do vậy tao ra những hành
vi ứng xử không tốt của cơ quan Hải quan và nhà nhập khẩu.
- Phƣơng pháp xác định trị giá theo “Giá thực tế”, phƣơng pháp này đƣợc
áp dụng ở một số nƣớc kém phát triển ở ch u Á. Trị giá Hải quan đƣợc dựa trên
giá bán buôn của hàng hóa nhập khẩu khi đƣợc bán ở nƣớc nhập khẩu trừ đi
15%. Điều này có nghĩa là thuế đƣợc tính theo trị giá đƣợc xác lập tại nƣớc nhập
khẩu sau khi hàng hóa đã đƣợc nhập khẩu. Điều này g y khó khăn cho cơ quan
Hải quan, khi một bộ hồ sơ về những giá đƣợc chấp nhận trƣớc đó đang đƣợc
lƣu giữ cho phép nhà nhập khẩu khai báo “Giá thực tế”. Thuế Hải quan đƣợc
tính trên trị giá đã bao gồm cả các khoản phí Hải quan và đƣợc tính vào giá bán
buôn. Giống nhƣ phƣơng pháp dùng giá tối thiểu, phƣơng pháp này cũng tạo ra
những hành vi ứng xử không tốt của cơ quan Hải quan và nhà nhập khẩu.
- Phƣơng pháp xác định trị giá Hải quan theo giá CIF đối với hàng nhập
khẩu {giá CIF
Chi phí mua hàng (C)
Bảo hiểm (I)
Cƣớc phí (F) và giá
FOB đối với hàng xuất khẩu {giá FOB chính là chi phí mua hàng (C) .
- Xác định trị giá theo GATT (theo trị giá giao dịch) là giá thực tế đã
thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho lô hàng nhập khẩu.
5
1.3. HIỆP ĐỊNH XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ T NH THUẾ HẢI QUAN
CỦA WTO.
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, ngƣời ta bắt đầu nhận thức r ràng
hơn những nhƣợc điểm của các hệ thống xác định trị giá. Từ những năm 1973
đến 1979, các nƣớc trên thế giới bắt đầu một loạt các cuộc đàm phán mới nhằm
đạt đƣợc những thuận lợi trong mở rộng và tự do hóa thƣơng mại quốc tế. Vấn
đề xác định trị giá Hải quan đƣợc đặt ra nhƣ một trở ngại quan trọng của tiến
trình này. Vòng đàm phán này đƣợc gọi là Vòng đàm pháp Tokyo, mà kết quả
của nó là một Hiệp định mới về xác định trị giá Hải quan ra đời vào năm 1981.
Năm 1994, Vòng đàm phán Uruguay kết thúc với kết quả là Hiệp định
thành lập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Đi k m với việc thành lập Tổ
chức thƣơng mại thế giới là một loạt các Hiệp định chung về nhiều lĩnh vực nhƣ
thủ tục Hải quan, quản lý xuất xứ hàng hóa, ph n loại và xác định mã số hàng
hóa, trị giá Hải quan của hàng hóa, v.v… ra đời.
Hiệp định về trị giá Hải quan của hàng hóa có tên đầy đủ là Hiệp định về
thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại
GATT/WTO 1994, hay còn gọi là Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO. Đối
với các nƣớc thành viên Tổ chức thƣơng mại thế giới, Hiệp định trị giá Hải quan
GATT/WTO buộc phải đƣợc áp dụng. Đối với những nƣớc muốn trở thành
thành viên thì Hiệp định trở thành một trong những điều kiện tiên quyết đƣa ra
trong các cuộc đàm phán đa phƣơng.
Kết cấu và nội dung cơ bản của Hiệp định trị gi GATT WTO:
Kết cấu của Hiệp định gồm có 24 điều, đƣợc chia làm 4 phần, ngoài ra
Hiệp định còn k m theo 3 Phụ lục và 1 Nghị định thƣ, cũng đƣợc công nhận là
phần gắn liền với Hiệp định. Cụ thể:
h n th nhất Các quy tắc xác định trị giá, từ Điều 1 đến Điều 17. Phần
này nêu lên 6 phƣơng pháp xác định trị giá Hải quan, đƣợc xếp theo trật tự ƣu
tiên:
- Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
6
- Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệt nhập khẩu
- Phƣơng pháp trị giá giao dịch của hàng tƣơng tự nhập khẩu.
- Phƣơng pháp trị giá khấu trừ.
- Phƣơng pháp trị giá tính toán.
- Phƣơng pháp dự phòng.
h n th hai phần thực hiện Hiệp định, bao gồm cả tƣ vấn và giải quyết
tranh chấp, từ Điều 18 đến Điều 19.
Hiệp định có hai Ủy ban: Ủy ban xác định trị giá Hải quan và Ủy ban kỹ
thuật xác định trị giá Hải quan.
Ủy ban trị giá Hải quan (gọi tắt là Ủy ban) hoạt động dƣới sự bảo trợ của
WTO, bao gồm các đại diện của các nƣớc thành viên tham gia Hiệp định, trụ sở
của Hội đồng đóng tại Geneve (Thụy Sỹ). Ủy ban bầu ra Chủ tịch từng nhiệm kỳ
và tổ chức các cuộc họp dƣới sự bảo trợ của WTO nhằm tạo ra những cơ hội
giúp đỡ các nƣớc thành viên về những vấn đề liên quan đến công việc xác định
trị giá Hải quan của mỗi nƣớc, nhằm bảo vệ và khuyến khích chính sách thƣơng
mại quốc tế phát triển. Mặt khác, Ủy ban này có thể tác động tới quá trình tham
gia thực hiện Hiệp định cũng nhƣ có thể biết đƣợc thời điểm ấn định để tham gia
của các thành viên.
Tại kỳ họp thứ nhất vào tháng 01/1981, Ủy ban Trị giá đã chấp thuận vị
trí quan sát viên thƣờng trực của Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức
Hải quan Thế giới) và chức năng, nhiệm vụ đặc biệt của Hội đồng Hợp tác Hải
quan do Hiệp định quy định.
Ủy ban Kỹ thuật xác định Trị giá Hải quan (gọi tắt là Ủy ban kỹ thuật)
dƣới sự bảo trợ của WCO, có trụ sở đóng tại Brussels (Bỉ). Ủy ban Kỹ thuật xác
định trị giá Hải quan này bao gồm đại diện Hải quan của các nƣớc đã tham gia
ký kết Hiệp định cũng nhƣ của các nƣớc đã tham gia ký kết Hiệp định cũng nhƣ
của các quan sát viên và các Tổ chức thƣơng mại Liên Chính phủ. Tại Phụ lục II
của Hiệp định đã nêu r Ủy ban Kỹ thuật này đƣợc thành lập nhằm đạt đƣợc sự
7
đồng nhất trong việc hƣớng dẫn, giải thích và áp dụng Hiệp định về mặt kỹ thuật
xác định trị giá.
Nhiệm vụ của Ủy ban K thuật gồm:
Kiểm tra các vấn đề kỹ thuật đặc biệt nảy sinh hàng ngày trong việc quản
lý hệ thống xác định trị giá Hải quan ở các nƣớc thành viên.
Tham vấn, nêu ra những giải pháp thích hợp đối với từng vấn đề vƣỡng
mắc đƣợc nêu ra.
Nghiên cứu các văn bản pháp luật về trị giá, các phƣơng pháp, thủ tục xác
định trị giá trong thực tế để làm kết quả báo cáo, phát hành hàng năm.
Cung cấp các tham vấn về những vấn đề liên quan đến xác định trị giá đối
với hàng hóa nhập khẩu khi có bất kỳ một nƣớc thành viên nào yêu cầu. Các
thông tin cung cấp nhƣ thế có thể dƣới dạng văn bản bình luận hoặc giải thích.
Tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ về kỹ thuật xác định trị giá đối với các
nƣớc thành viên. Đồng thời thực hiện những nhiệm vụ khác do Hội đồng Hợp
tác giao cho.
h n th
a Các xử lý đặc biệt.
Phần II của Hiệp định chỉ có 1 điều (Điều 20) với mục đích cải tiến các
phƣơng pháp xác định trị giá hòa hợp với việc xử lý hàng hóa nhập khẩu công
bằng, bảo vệ lợi ích thƣơng mại cho các nƣớc đang phát triển. Với quy định của
Hiệp định về việc “xử lý khác biệt và xử lý đặc biệt” đối với các nƣớc đang phát
triển khi tham gia Hiệp định thì có thể đƣợc tạm hoãn áp dụng các điều khoản
của Hiệp định trong vòng 5 năm và hoãn thực hiện một số quy tắc đặc biệt thêm
khoảng 3 năm nữa (ví dụ có thể chậm áp dụng đoạn 2(b)(iv) của Điều 1 và Điều
6).
Đồng thời Hiệp định cũng nhất trí rằng các nƣớc đang phát triển có thể
nhận trợ giúp về kỹ thuật trên các mặt:
- Đào tạo cán bộ;
- Trợ giúp các mặt trong quá trình tham gia;
- Trợ giúp thông tin;
8
- Tƣ vấn về việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định ..v.v..
h n th tư Các điều khoản cuối cùng.
Phần này gồm các điều từ Điều 21 đến Điều 24, quy định các khoản về
bảo lƣu, luật pháp quốc gia, kiểm tra lại và Ban thƣ ký của Hiêp định.
ác hụ lục và Nghị định thư
hụ lục
hụ lục
Các chú giải từng điều khoản trong Hiệp định.
Quy định hoạt động của Ủy ban kỹ thuật về xác định Trị giá
Hải quan.
hụ lục
Quy định về quyền bảo lƣu.
Nghị định thƣ: Quy định các điều khoản có liên quan đến các vấn đề đặc
biệt và những yêu cầu đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển. Bởi vì để triển
khai thực hiện Hiệp định, nếu chỉ để một văn bản duy nhất về Điều VII của
GATT thì các nƣớc đang phát triển sẽ gặp một số khó khăn. Do vậy, cần phải có
một Nghị định thƣ đƣa ra một số điều khoản đặc biệt để tạo điều kiện cho các
nƣớc đang phát triển nhƣ:
- Bỏ điều khoản về trị giá kiểm tra trƣớc.
- Có thể mở rộng phạm vi 5 năm bảo lƣu áp dụng Hiệp định.
- Có thể sử dụng bảng giá tối thiểu trên cơ sở hạn chế theo một số điều
kiện nhất định.
- Có thể đảo lộn trình tự áp dụng Điều 4.
- Có thể bảo lƣu sử dụng phƣơng pháp khấu trừ.
- Nghiên cứu các vấn đề đại lý bán hàng duy nhất, đại lý ph n phối và các
đại lý chuyển nhƣợng.
- Các quyền hạn của cơ quan Hải quan.
- Các giải thích về giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.
Nghị định thƣ đã đƣợc các bên ký kết quy định rằng: Khi Hiệp định có
hiệu lực thì các điều khoản của Nghị định thƣ sẽ đƣợc coi nhƣ là bộ phận của
Hiệp định.
9
Mục đ ch của Hiệp định:
Hiệp định trị giá GATT/WTO ra đời tạo ra một chuẩn mực trong việc xác
định trị giá Hải quan với những mục đích cụ thể nhƣ sau:
- Tạo ra hệ thống xác định trị giá Hải quan ổn định, công bằng phù hợp
với thực tế thƣơng mại.
- Tạo ra chuẩn mực đơn giản, khách quan, đồng nhất cho tất cả các nƣớc
thành viên.
- Loại trừ việc sử dụng trị giá Hải quan tùy tiện áp đặt.
- Xúc tiến các mục tiêu của Hiệp định chung về thuế và thƣơng mại.
- Xóa bỏ việc coi trị giá Hải quan là công cụ để điều tiết xuất nhập khẩu.
Nguy n tắc của Hiệp định hi x c định Trị gi Hải quan.
- Hệ thống xác định trị giá của hàng hóa nhập khẩu theo mục đích Hải
quan phải hợp lý, thống nhất và độc lập, hệ thống đó phải loại bỏ việc sử dụng
trị giá Hải quan áp đặt hay hƣ cấu. Điều này cũng có nghĩa là quy trình xác định
trị giá không đƣợc sử dụng để làm hàng rào phi thuế quan đối với thƣơng mại.
Một trong những mục tiêu có tính nguyên tắc của WTO là loại bỏ các biện pháp
này.
- Cơ sở để xác định trị giá của hàng hóa nhập khẩu theo mục đích Hải
quan phải là trị giá giao dịch, với nghĩa rộng nhất trong chừng mực có thể. Nói
một cách đơn giản nhất, trị giá giao dịch đƣợc định nghĩa là giá thực tế đã thanh
toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng nhập khẩu cộng thêm với các khoản điều
chỉnh. Trị giá giao dịch đƣợc coi là phƣơng pháp chủ yếu để xác định trị giá
theo Hiệp định này. Trị giá giao dịch cho phép các doanh nghiệp dự đoán chính
xác số thuế phải nộp đối với hàng nhập khẩu của họ. Hơn nữa, trị giá giao dịch
còn đảm bảo một mức độ chắc chắn cho các doanh nghiệp, bởi vì trị giá Hải
quan của hàng nhập khẩu trƣớc hết sẽ dựa trên giá thỏa thuận giữa ngƣời mua và
ngƣời bán.
Trị giá Hải quan phải đƣợc xác định dựa trên những tiêu chí đơn giản bình
đẳng và nhất quán với các thông lệ thƣơng mại. Mặt khác, thủ tục áp dụng trị giá
10
cần đƣợc áp dụng chung không ph n biệt nguồn cung cấp. Việc áp dụng một
trong sáu phƣơng pháp đã nêu phải phù hợp với các thông lệ thƣơng mại. Việc
áp dụng Hiệp định này đƣợc thực hiện đối với tất cả các nƣớc không ph n biệt
nƣớc xuất khẩu có phải là bên ký kết của Hiệp định hay không. Không có bất cứ
sự ph n biệt nào giữa những ngƣời xuất khẩu hay giữa các sản phẩm. Thông qua
việc áp dụng các nguyên tắc này, Hiệp định trị giá đƣợc kỳ vọng là sẽ tạo thuận
lợi cho thƣơng mại quốc tế.
- Thủ tục xác định trị giá không đƣợc sử dụng để chống phá giá. Biện
pháp chống phá giá đúng đắn phải áp dụng luật về chống phá giá. Việc tùy ý
n ng trị giá tính thuế lên để tăng nguồn thu thuế nhập khẩu theo Hiệp định này
là không đƣợc phép. Không đƣợc từ chối giá thỏa thuận giữa ngƣời mua với
ngƣời bán chỉ vì lý do đơn giản: giá đó đƣợc coi là “quá thấp”.
- Theo Hiệp định này, trị giá Hải quan cần đƣợc xác định căn cứ vào các
dữ liệu và thông lệ thƣơng mại xung quanh việc bán hàng/giao dịch đó. Mọi
thông tin liên quan đễn xác định trị giá hàng nhập khẩu cần đƣợc tuyển chọn
hoặc thu thập thông qua phản ánh của các thông lệ thƣơng mại. Cùng với việc
tham khảo Chú giải tổng quát của Hiệp định, Hải quan của mỗi nƣớc tham gia
Hiệp định sẽ sử dụng các thông tin đƣợc chuẩn bị một cách nhất quán với các
nguyên tắc kế toán phổ biến đã đƣợc chấp nhận (GAAP). Những thông tin sẽ
đƣợc sử dụng, chẳng hạn nhƣ để xác định các khoản điều chỉnh theo trị giá giao
dịch (các khoản trợ giúp), xác định lợi nhuận thƣờng xuyên và khoản chi phí
chung theo phƣơng pháp trị giá suy diễn và xác định các chi phí nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, lợi nhuận và chi phí chung theo phƣơng pháp trị giá tính toán.
Những thông tin này phải đƣợc chuẩn bị dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán
đã đƣợc chấp nhận ở nƣớc nhập khẩu.
Để thực hiện vấn đề này các nƣớc tham gia Hiệp định sẽ sử dụng các
thông tin đƣợc chuẩn bị một cách nhất quán với các nguyên tắc kế toán phổ biến
đã đƣợc chấp nhận ở nƣớc mình. Các thông tin đó thích hợp với các điều khoản
đang đƣợc đề cập đến trong Hiệp định.
11
Điều 8.3 của Hiệp định quy định rằng các khoản cộng thêm vào giá thực
tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán đƣợc thực hiện theo Điều 8 phải căn cứ
vào các dữ liệu khách quan và có thể định lƣợng đƣợc. Điều này có nghĩa là
khoản cộng thêm phải hoàn toàn căn cứ vào các yếu tố cụ thể, không có sự suy
diễn các nh n, các yếu tố đó phải đƣợc xác định bằng các con số thực tế. Các số
liệu đó không đƣợc dựa trên những phán đoán ƣớc lƣợng hay kinh nghiệm cá
nh n. Quy định này nhằm đảm bảo việc áp dụng thống nhất Hiệp định và loại bỏ
việc áp dụng tùy tiện của Hải quan trƣớc đ y. Trong trƣờng hợp thiếu những dữ
liệu đó thì các khoản chi phí cộng thêm sẽ không đƣợc tính đến.
C c phƣơng ph p x c định trị giá hải quan của Hiệp định
GATT/WTO.
Hiệp định quy định có 6 phƣơng pháp xác định trị giá Hải quan:
- Phƣơng pháp 1: Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu (Transaction
Value).
- Phƣơng pháp 2: Trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt nhập khẩu
(Identical Goods).
- Phƣơng pháp 3: Trị giá giao dịch của hàng hóa tƣơng tự nhập khẩu
(Similar Goods).
- Phƣơng pháp 4: Trị giá khấu trừ (Deductive Method).
- Phƣơng pháp 5: Trị giá tính toán (Computer Method).
- Phƣơng pháp 6: Phƣơng pháp suy diễn, hay gọi là phƣơng pháp dự
phòng (Fall-back Method).
Các phƣơng pháp này đƣợc áp dụng theo trình tự bắt buộc từ phƣơng
pháp thứ nhất đến phƣơng pháp thứ sau. Nếu không thể xác định trị giá tính thuế
theo phƣơng pháp thứ nhất thì phải áp dụng phƣơng pháp thứ hai; Nếu không
thể xác định trị giá tính thuế theo phƣơng pháp thé hai thì phải áp dụng phƣơng
pháp thứ ba, và cứ nhƣ vậy, cho đến phƣơng pháp cuối cùng. Tuy nhiên, cũng
có một ngoại lệ trong trình tự áp dụng, đó là phƣơng phá thứ tƣ Trị giá khấu trừ
(Deductive Method) và phƣơng pháp thứ Năm Trị giá tính toán (Computer
12
Method) có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Sở dĩ có thể hoán đổi, bởi việc tính
toán, xác định trị giá tính thuế theo hai phƣơng pháp này hầu hết dựa vào các tài
liệu, số liệu, bằng chứng của doanh nghiệp. Khi đó, chính doanh nghiệp là ngƣời
biết r nhất có thể xác định trị giá theo phƣơng pháp nào trong số hai phƣơng
pháp đó, để đề nghị cơ quan Hải quan áp dụng phƣơng pháp thích hợp.
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN.
1.4.1. Gian lận thƣơng mại qua trị gi hải quan.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, cùng với xu hƣớng hội nhập
kinh tế thế giới, gian lận trị giá hải quan ngày càng phát triển cả về số lƣợng và
chất lƣợng. Đ y đƣợc coi là một điểm yếu của hệ thống quản lý Hải quan ở các
nƣớc đang phát triển nói chung, và ở Việt Nam nói riêng.
Gian lận trị giá hải quan là việc doanh nghiệp khai báo không chính xác
trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu để đƣợc hƣởng những lợi ích không chính đáng.
Gian lận qua trị giá hải quan đƣợc chia thành hai dạng:
- Khai báo trị giá hải quan thấp hơn trị giá thực của hàng hóa để trốn thuế
đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Khai báo trị giá hải quan cao hơn trị giá thực của hàng hóa (thƣờng là
hàng hóa nhập khẩu) để làm tăng vốn đầu tƣ, từ đó chuyển “lậu” lợi nhuận đầu
tƣ ra nƣớc ngoài.
Cùng với sự đa dạng của các hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa, các hình thức gian lận thƣơng mại qua trị giá hải quan cũng ngày càng
phong phú. Tuy nhiên, có thể tạm ph n chia các hình thức gian lận thƣơng mại
qua trị giá hải quan nhƣ sau:
- Ngụy tạo chứng từ liên quan đến xác định trị giá:
Doanh nghiệp có hai bộ chứng từ cho một đối tƣợng hàng hóa. Trong đó,
một bộ chứng từ thể hiện chính xác trị giá thực của lô hàng, và bộ chứng từ còn
lại thể hiện trị giá “giả mạo” của hàng hóa. Ví dụ nhƣ lô hàng có hai hóa đơn
(Invoice), hai vận đơn (Bill of lading - B/L), hai phiếu đóng gói (Packing list)…
13
Cũng có trƣờng hợp, doanh nghiệp chỉ có một bộ chứng từ của hàng hóa
nhƣng thực chất các chứng từ đó chỉ thể hiện một trị giá không thực. Còn trị giá
thực của lô hàng không đƣợc lập thành chứng từ cụ thể. Tình huống này thƣờng
chỉ xảy ra khi giữa ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu đã có sự cấu kết, hỗ trợ
lẫn nhau, đặc biệt là khi giữa hai bên có mối quan hệ đặc biệt.
- Thủ tiêu hoặc từ chối cung cấp các chứng từ liên quan đến xác định trị
giá:
Chứng từ là những bằng chứng quan trọng xác lập trị giá thực tế của lô
hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, có nhiều trƣờng hợp khi xác định trị giá hải quan,
ngƣời nhập khẩu không xuất trình, thậm chí thủ tiêu các chứng từ cần thiết để cơ
quan Hải quan không thể kiểm tra hay xác định đúng trị giá của hàng hóa. Ví dụ
trƣờng hợp xác định trị giá bằng phƣơng pháp khấu trừ, ngƣời nhập khẩu không
xuất trình hóa đơn bán lại lô hàng tại thị trƣờng trong nƣớc.
- Sử dụng các chứng từ “Dành riêng cho Hải quan” (For Customs purpose
only):
Chứng từ “Dành riêng cho Hải quan” thƣờng xuất hiện trong các trƣờng
hợp nhập khẩu mà ngƣời nhập khẩu và ngƣời xuất khẩu có quan hệ đặc biệt với
nhau, giữa công ty mẹ và công ty con. Tức là công ty mẹ gửi hàng cho công ty
con, không xảy ra giao dịch mua hàng. Về nguyên tắc, đối với những trƣờng hợp
nhƣ vậy thì không đƣợc sử dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch. Nhƣng để “tận
dụng cơ hội”, công ty mẹ có thể xuất một hóa đơn “dành riêng cho khai Hải
quan”. Công ty con sử dụng chính hóa đơn đó để làm thủ tục và khai báo trị giá
hải quan của lô hàng.
Sự gia tăng cả về số lƣợng lẫn tính phức tạp của các hành vi gian lận trị
giá Hải quan đã g y ra những ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế, đến sự ổn
định của xã hội cũng nhƣ chính trị.
1.4.2. Sự cần thiết phải chống gian lận trị gi hải quan.
Để nhận thức r sự cần thiết phải chống sự gian lận trị giá hải quan, trƣớc
hết ta cần phải làm r những ảnh hƣởng tiêu cực của gian lận trị giá hải quan
14
đến nền kinh tế, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội và hiệu quả quản lý
kinh tế xã hội. Từ đó, chứng minh sự cần thiết và cấp bách phải chống gian lận
trị giá hải quan trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2.1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Gian lận trị giá hải quan nói riêng hay gian lận thƣơng mại nói chung có
ảnh hƣởng tiêu cực đối với nền kinh tế, những thành tựu của công cuộc đổi mới
mà đất nƣớc đang tiến hành. Gian lận trị giá hải quan góp phần tăng nguy cơ
kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo thành một lực cản lớn đối với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Hàng hoá nhập khẩu bị gian lận về trị giá dẫn đến gian lận về thuế, sẽ làm
mất tính c n bằng trong cạnh tranh thƣơng mại giữa hàng nội và hàng ngoại,
đồng thời làm thất thu thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác khác g y ảnh
hƣởng đến quá trình c n đối thu - chi ng n sách của Nhà nƣớc, làm thất thoát
ngoại tệ mạnh ra ngoài biên giới. Thuế quan đánh trên hàng hoá xuất, nhập
khẩu, nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu, bảo vệ và kích thích sản
xuất nội địa. Vì vậy, hàng nhập gian lận trị giá (gian lận thuế, trốn thuế) đã phá
vỡ cạnh tranh lành mạnh giữa hàng nội và hàng ngoại nhập.
1.4.2.2. Ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Những hậu quả do gian lận trị giá hải quan g y ra đối với nền kinh tế và
đối với nền văn hoá xã hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chính trị, gây khó
khăn cho sự quản lý Nhà nƣớc. Hàng gian lận thuế làm cho thị trƣờng hỗn loạn,
đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, tệ nạn xã hội phát
triển; công bằng, văn minh xã hội không đƣợc thiết lập; nhà nƣớc thất thu thuế
nên không c n đối đƣợc thu - chi ngân sách, một số quỹ phúc lợi bảo hiểm xã
hội bị giảm sút….
Gian lận trị giá hải quan vì những khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc trốn
thuế đã bất chấp pháp luật, bất chấp chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà
nƣớc với những thủ đoạn tinh vi để thu lợi nhuận bất chính. Những khoản lợi
nhuận này tạo cho bọn buôn lậu giàu có và ăn chơi sa đoạ, phung phí, trong khi
15