Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Một số giải pháp thay đổi phương pháp giảng dạy tại trường đại học bà rịa vũng tàu trong thời đại công nghệ 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.42 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
VIỆN QUẢN LÝ – KINH DOANH
֍

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU TRONG
THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0

Chủ nhiệm đề tài: ThS Hồ Thị Yến Ly
Phối hợp thực hiện: ThS Đỗ Thị Bích Hồng

Vũng tàu t2/2019


LỜI NÓI ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Nhìn lại lịch sử, con người đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật lớn, chứa đựng sự thay đổi lớn lao không chỉ trong sự biến đổi kinh tế, văn
hóa, xã hội một cách toàn diện. Tuy nhiên đến cuộc cách mạng lần thứ 4 đang
diễn ra, đây là cuộc cách mạng số thông qua các công nghệ như internet vạn vật
(Internet of things – IoT), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence); thực tế ảo
(virtual reality), mạng xã hội (Social Network), điện toán đám mây (Cloud
Computing), … chuyển toàn bộ thế giới thành thế giới số.
Như vậy, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã đánh dấu một bước phát triển
vượt bậc về khoa học công nghệ của nhân loại, làm thay đổi bộ mặt các nền kinh
tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong thời gian vừa qua, khái niệm về cuộc cách mạng công nghệ 4.0


được hứa hẹn một cuộc đổi mới cho tất cả các ngành nghề, tạo ra một sự thay
đổi vô cùng lớn trong đời sống kinh tế, xã hội và đây chính là thách thức cho
ngành giáo dục trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thời đại
mới, thời đại công nghệ 4.0.
2- Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy truyền thống
và phương pháp giảng dạy tích cực và có hiệu quả Khảo sát ý kiến của giảng
viên và sinh viên về phương pháp giảng dạy hiện tại đang áp dụng
- Đưa ra những giải pháp thay đổi phù hợp với thời đại phát triển của
công nghệ
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
3- Đối tượng nghiên cứu:

1


Nghiên cứu hướng đến đối tượng là các bộ giảng viên của Trường Đại
học Bà Rịa Vũng Tàu
4- Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu của nhóm mang tính định tính do đó đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, lý
luận khác nhau bằng cách phân tích để tìm hiểu sâu sắc vấn đề cần nghiên cứu.
Tổng hợp và liên kết từng mặt của bộ phận thông tin một cách có hệ thống, đầy
đủ và sâu sắc về vấn đề cần nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra khảo sát đối tượng là cán bộ
giảng viên của Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, kết quả khảo sát sẽ được xử lý
bằng các công cụ phần mền hỗ trợ để cho một kết quả thực tế chính xác.
- Phương pháp quan sát khoa học: quan sát phương pháp giảng dạy của
giảng viên để có thêm thông tin cho hướng nghiên cứu của để tài

5- Nội dung nghiên cứu
Để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, yếu tố then chốt là
nguồn lực. Do đó cần phải cải cách giáo dục, đào tạo để tạo ra những con người
đáp ứng đầy đủ năng lực, theo tiêu chuẩn 4.0. Đã đến lúc giáo dục Việt Nam nói
chung và Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng cần có những nhận thức
đầy đủ về vị trí cũng như vai trò của mình để đáp ứng làn sóng công nghệ 4.0
này, trong đó vai trò dạy và học của đội ngũ giảng viên và sinh viên là rất quan
trọng.
Vì vậy để có cái nhìn rõ hơn về khả năng tiếp cận và thích ứng công nghệ
4.0 của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu trong việc đổi mới
phương pháp dạy và học để đạt được hiệu quả cao nhất, nhóm chúng tôi đã chọn

2


đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp thay đổi phương pháp giảng dạy tại Trường
Đại học Bà Rịa Vũng Tàu trong thời đại công nghệ 4.0 ”
Công nghệ thông tin mà đỉnh cao là công nghệ 4.0 thực sự đã lan tỏa và
tác động mạnh mẽ đến giáo dục, việc thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với thời đại là điều không thể tránh khỏi. Do đó đề tài đi sâu phân tích để có
cái nhìn rõ hơn về thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng
viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu có thực sự đã đổi mới và thích nghi hay
chưa, từ đó đề ra các giải pháp để thay đổi cho phù hợp, thích nghi với sự thay
đổi của thời đại công nghệ hiện nay. Kết cấu nội dung nghiên cứu của đề tài
gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công nghệ thông tin và phương pháp giảng
dạy
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
tại Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
Chương 3: Giải pháp thay đổi phương pháp giảng dạy tại Trường

Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý
kiến của các nhà khoa học để bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1: Phạm vi đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học.
Hình 2: Dấu hiệu của quá trình dạy học.
Hình 3: Các phương pháp dạy học.
Hình 4 : Cấu trúc hành động của phương pháp dạy học thông báo – tiếp nhận.
Hình 5: Cấu trúc hành động của dạy học khám phá – giải quyết vấn đề
Hình 6: Quy trình hình thành kỹ năng hoạt động của người dạy và người học.
Bảng 1: Tiêu chí phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại.
Bảng 2: Thống kê quy mô đào tạo.
Bảng 3: Số liệu cán bộ giảng viên.
Bảng 4: Số lượng phiếu khảo sát phát ra và tỷ lệ phản hồi.
Bảng 4.1. Ý kiến của sinh viên Viện Quản Lý – Kinh Doanh và Viện Du lịch.
Bảng 4.1a: Tỷ lệ môn học lý thuyết và thực hành thuộc khối ngành quản lý –
kinh doanh và du lịch.
Bảng 4.2. Ý kiến của sinh viên Viện CNTT và Điện – Điện tử.
Bảng 4.3. Ý kiến của sinh viên Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển.
Bảng 4.4. Ý kiến của sinh viên Viện Ngôn ngữ - Văn hóa.
Bảng 5: Kết quả khảo sát mức độ tìm hiểu thông tin về công nghệ thông tin
(Công nghệ 4.0).
Bảng 6: Kết quả khảo sát ứng dụng phương pháp dạy học kết hợp CNTT của
giảng viên.


4


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN – CÔNG NGHỆ 4.0 ............................................................................................... 7
1.1.Giới thiệu về cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ............................................. 7
1.1.1. Lịch sử ra đời các cuộc cách mạng công nghệ ..................................... 7
1.1.2. Cách mạng công nghệ 4.0 - cơ hội và thách thức............................... 15
1.1.3. Tác động của công nghệ 4.0 đến giáo dục Việt Nam .......................... 19
1.2. Phương pháp dạy học đại học ................................................................ 22
1.2.1

Lý luận dạy học và quá trình dạy học .................................................. 22

1.2.1.1 Lý luận dạy học: .................................................................................... 22
1.2.1.2 Quá trình dạy học ................................................................................. 25
1.2.2

Phương pháp dạy học ........................................................................... 28

1.2.3

Phương pháp dạy học thời đại công nghệ 4.0 ................................... 35

1.2.3.1 Về phương pháp dạy ............................................................................. 35
1.2.3.2 Phương pháp học .................................................................................. 38
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG

TIN TRONG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG
TÀU .................................................................................................................... 40
2.1Giới thiệu Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu .......................................... 40
2.2 . Thực trạng phương pháp giảng dạy của Trường Đại học Bà Rịa
Vũng Tàu trong thời đại công nghệ thông tin ............................................... 43
2.2.1.Giới thiệu chung....................................................................................... 43
2.2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
tại trường ........................................................................................................... 45
2.2.2.1. Kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về phương pháp dạy học của
giảng viên: .......................................................................................................... 45
2.2.2.2. Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên về ứng dụng CNTT trong
giảng dạy: ........................................................................................................... 52
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55

5


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU ............................................................... 57
3.1. Trường đại học và cách mạng công nghệ thông tin ...................................... 57
3.2- Giải pháp thay đổi phương pháp giảng dạy tại Trường Đại học Bà
Rịa Vũng Tàu trong thời đại công nghệ thông tin (CN4.0) .......................... 58
3.2.1 – Các hiệu ứng của công nghệ thông tin đối với quá trình dạy học ...... 58
3.2.2- Giải pháp thay đổi phương pháp giảng dạy ........................................ 61
3.2.2.1. Nhóm giải pháp 1: Cải cách, đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ...................... 61
3.2.2.2. Nhóm giải pháp 2: Nhanh chóng đẩy mạnh công tác đầu tư
công nghệ giáo dục tiên tiến ............................................................................. 63
3.2.2.3. Nhóm giải pháp 3: Thiết kế chương trình giáo dục và đào tạo
chú trọng định hướng kết quả đầu ra và định hướng năng lực ..................... 67

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 70
Tài liệu tham khảo:........................................................................................... 71
Phiếu khảo sát ý sinh viên về phương pháp giảng dạy của giảng viên……72
Phiếu khảo sát ý kiến giảng viên về phương pháp giảng dạy đang áp dụng 73

6


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN – CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0
1.1.

Giới thiệu về cuộc cách mạng công nghệ 4.0

1.1.1. Lịch sử ra đời các cuộc cách mạng công nghệ
Cách mạng công nghiệp (Industrial Revolution) là cuộc cách mạng thay đổi
trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Là sự thay đổi cơ bản các điểu kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội. Cho đến nay, thế giới xảy ra 4 cuộc cách mạng công nghệ.
Lịch sử các cuộc cách mạng công nghệ trên thế giới diễn ra là cả một quá
trình lịch sử bắt đầu từ nửa đầu thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng bắt đầu từ những
phát minh máy móc ngành dệt ở Anh sau đó lan sang các nước Mỹ, Pháp, Đức,…
Sự thay đổi này kéo dài đến giữa thế kỷ XIX. Đây là cuộc cách mạng tạo sự chuyển
biến từ lao động thủ công của con người sang lao động của máy móc, từ sản xuất
thủ công sang nền sản xuất cơ khí.
Cuộc cách mạng lần đầu tiên:1 mở ra một trang sử mới làm thay đổi cơ bản
những điều kiện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, xã hội loài người. Cuộc cách
mạng công nghệ lần đầu tiên diễn ra thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX (1708 – 1835)
diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ với thành tựu cơ bản là chế tạo máy móc, giao thông,
đường sắt.
Với sức mạng của khoa học công nghệ, các nước tư bản Châu Âu đã bành

trướng khắp thế giới thông qua chủ nghĩa thực dân. Đại diện cho nửa đầu của cuộc
cách mạng công nghệ lần đầu tiên (1708 – 1935)
- 1709: Abraham Draby phát minh lò cao
1

nguồn Sổ tay thuật ngữ quan hệ quốc tế - Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp – ĐHKHXH và NV, TpHCM 2013
7


- 1712: Newcomen chế tạo động cơ hơi nước dung trong hầm mỏ
- 1733: John Kay áp dụng máy dệt cơ khí
- 1759: Nhà máy sản xuất đồ sứ của Wedgwood bắt đầu hoạt động tại Anh
- 1764: Hargreaves phát min máy xe sợi Jenny
- 1769: Thomas Arkwright phát minh máy xe sợi chạy bằng sức nước
- 1769: Nicolas Cugnot chế tạo xe chạy bằng hơi nuớc
- 1773: Arkwright xây dựng nhà máy sợi đầu tiên
- 1773: Chiếc cầu bằng gang đầu tiên được xây ở Coalbrookdale (Anh). Eli
Whitney phát minh máy tỉa hạt bông ở Mỹ.
Cuộc cách mạng này diễn ra xoáy sâu vào mâu thuẫn đối kháng gay gắt của
giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn đấy đã khiến các nhà xã hội không
tưởng như Saint Simon, Charles Fourrier và Robert Owen chủ trương xây dựng một
xã hội công nghiệp hạn chế bóc lột, hạn chế sự cách biệt giàu nghèo, khắc phục
những mặt tiêu cực của xã hội tư bản trên cơ sở thuyết phục các nhà tư bản.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khái niệm “công nghiệp hóa” xuất hiện
và được dùng thay thế cho Cách mạng Công nghiệp. Công nghiệp hóa là quá trình
chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế,
quản lý xã hội từ lao động thủ công sang lao động theo hình thức công nghiệp nhằm
tạo ra năng suốt lao động cao hơn. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhờ công
nghiệp hóa, một số các quốc gia phương Tây phát triển thành quốc gia công nghiệp.
Nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba cũng bắt đầu các chương trình công nghiệp hóa

dưới sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ hoặc Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nửa cuối
thế kỷ 20. Nỗ lực này ở một số nước Đông Á thành công hơn ở các nơi khác trên
thế giới

8


Nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (1836 – 1913), đây được xem là giai
đoạn của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 2 được diễn ra Nửa cuối thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX (1836 – 1913) diễn ra trên diện rộng toàn thế giới và phát triển
mạnh mẽ, thành tựu của giai đoạn này là động cơ đốt trong và điện. Đại diện các
nhà khoa học
- 1837: Samuel Morse nghĩ ra mã Morse
- 1838: Brunel đóng tàu thủy hơi nước Great Western
- 1842: James Nasmyth sáng chế búa hơi đầu tiên Những năm
- 1850: Các thành phố công nghiệp ở Anh đựơc nối với nhau bằng kênh đào
và đuờng sắt
- 1851: “Đại triển lãm” được tổ chức ở điện Crystal
- 1856: Bessemer phát minh ra lò chuyển Bessemer
- 1859: Giếng dầu đầu tiên đựơc khoan ở Pennsylvania (Mỹ)
- 1867: Nobel phát minh ra thuốc nổ
- 1868: Georges Leclanché, người Pháp, phát minh ra pin khô
- 1869: Mendeleyev lập ra bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
- 1870: Kênh đào Suez hoàn tất giúp việc đi lại sang Ấn Độ dễ dàng
- 1875: Bell thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên
- 1877: Nikolaus Otto sáng chế động cơ xăng bốn kì
- 1877: Lắp đặt tổng đài điện thoại công cộng đầu tiên
- 1882: Nhà máy thủy điện đầu tiên được xây
- 1885: Sản xuất những chiếc ôtô đầu tiên tại Đức
- 1887: Dunlop phát minh ra lốp bơm hơi

9


- 1896: Marconi phát minh hệ thống rađiô đầu tiên
- 1900: Cả Mỹ và Đức vượt Anh về sản lượng thép
- 1903: Anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên có động cơ và có
điều khiển
- 1909: Leo Baekeland phát minh chất dẻo đầu tiên là bakelit
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 21: với sự phát minh trong các lĩnh vực
về điện, cơ khí đã thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc
chạy bằng năng lượng điện.
Về quản lý trong nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp
dụng nguyên lý quản trị của F.W. Taylor ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 - hãng
Ford đi tiên phong. Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ
sản xuất mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy, hệ điều
khiển tự động. Các nhà sáng chế thời kỳ này cũng nghiên cứu, tạo ra những vật liệu
mới như chất polymer; Các nguồn năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, năng lượng thủy triều… cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng
lượng cũ. Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc như
máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên
lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, những thành tựu chinh phục
vũ trụ như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, bay vào vũ trụ
và đặt chân lên mặt trăng là những thành tựu đi vào lịch sử của cuộc cách mạng
công nghiệp lần hai này. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp với
những tiến bộ nhảy vọt trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, phương pháp lai tạo.
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 1 một hành trình nổ lực cải cách năng
lượng xanh, gồm 5 trụ cột (1)
(1) Sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo

10



(2) Chuyển hóa các công trình xây dựng ở tất cả các lục địa thành những nhà
máy điện mini để thu gom năng lượng tái tạo tại chỗ
(3) Áp dụng công nghệ Hydro và các công nghệ lưu trữ khác trong mọi công
trình và xuyên suốt cơ sở hạ tang để lưu trữ năng lượng gián đoạn
(4) Sử dụng công nghệ internet để chuyển đổi lưới điện của tất cả các lục địa
thành một liên mạng lưới chia sẻ năng lượng hoạt động giống như internet
(5) Chuyển các phương tiện vận tải sang phương tiện chạy điện và pin nhiên liệu
có thể mua và bán điện thông qua một lưới điện thông minh ở cấp châu lục
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời
của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế
giới kết nối.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện
tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu
máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet
(thập niên 1990).
Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành
tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là
những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này
Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên xuất phát
từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược
công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con
người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet
vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR),
mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để
chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số

11



Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) 1 là xu hướng hiện tại của tự
động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống
mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”.
Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát
các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống
vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực,
và thông qua IoS, người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử
dụng các dịch vụ này…
Tất cả những phát triển mới và các công nghệ mới đều có đặc điểm chung:
chúng tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin (CNTT). Các
xu thế lớn của công nghệ có thể được chia thành 3 nhóm: vật lý/hữu hình, kỹ thuật
số và sinh học. Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các công nghệ khác để
đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm.
1. Vật lý/hữu hình: Bốn đại diện chính của xu hướng lớn về phát triển công
nghệ dễ nhận thấy nhất là:
- Xe tự lái: Những xe ô tô này xử lý một lượng lớn dữ liệu cảm biến từ các
radar, máy ảnh, máy đo khoảng cách bằng siêu âm, GPS và bản đồ được gắn trên xe
để điều hướng các tuyến đường đi qua các tình huống giao thông phức tạp và thay
đổi nhanh chóng hơn mà không cần bất kỳ sự tham gia nào của con người.
- Công nghệ in 3D: Hay được gọi là chế tạo cộng, in 3D bao gồm việc tạo ra
một đối tượng vật lý bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay một mô hình 3D
có trước. Công nghệ này khác hoàn toàn so với chế tạo trừ, lấy đi các vật liệu thừa
từ phôi ban đầu cho đến khi thu được hình dạng mong muốn. Ngược lại, công nghệ
in 3D bắt đầu với vật liệu rời và sau đó tạo ra một sản phẩm ở dạng ba chiều từ mẫu
kỹ thuật số.
12



- Khoa học robot cao cấp: Siêu tự động hóa cộng với trí tuệ nhân tạo (AI)
khiến việc tự động hóa phát triển mạnh hơn, thậm chí với những kỹ năng trước đây
chỉ có con người sở hữu. Siêu tự động hóa cực cao có thể cho phép sự tham gia của
robot và các cỗ máy có trí thông minh nhân tạo phân tích kết quả, đưa ra các quyết
định phức tạp và ứng dụng những kết luận vào hoạt động sản xuất.
- Vật liệu mới: Với thuộc tính mà mà chỉ cách đây vài năm vẫn còn được coi là
viễn tưởng, những vật liệu mới đang được đưa ra thị trường. về tổng thể, chúng nhẹ
hơn, bền hơn, có thể tái chế và dễ thích ứng.
2. Kỹ thuật số:
Từ CMCN 4.0, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số là sự
xuất hiện IoT. Mô tả đơn giản nhất, có thể coi IoT là mối quan hệ giữa vạn vật (các
sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,...) và con người thông qua các công nghệ kết nối và
các nền tảng khác nhau. Theo các chuyên gia, IoT có thể tạo ra một cuộc cách mạng
công nghiệp mới, khiến cả nền kinh tế thế giới và đời sống nhân loại phải chuyển
mình theo.
Không giống như các cuộc cách mạng trước - thường diễn ra theo xu hướng
phát minh mới làm mờ đi phát minh cũ, IoT được tin là sẽ tạo cơ hội cho tất cả các
ngành nghề đều được hưởng lợi. IoT gia tăng cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ
liệu và giao tiếp qua internet tăng lên. Chính vì thế mà tất cả các công ty, ngành
nghề đều có thể sử dụng các dữ liệu đó để phân tích và quyết định chiến lược cạnh
tranh giành lấy thành công cho mình trong tương lai.
Theo Công ty nghiên cứu Rand Europe (Anh), đến năm 2020, IoT sẽ đem lại
doanh thu tiềm năng khổng lồ cho các ngành trên thế giới vào khoảng từ 1,4 nghìn
tỷ - 14,4 nghìn tỷ USD - tương đương với mức GDP của cả Liên minh châu Âu.
Không những thế, một báo cáo mới nhất của hãng phân tích kinh tế Business
Insider Intelligence còn dự báo, đến năm 2020 nhiều ngành kinh tế cơ bản sẽ tăng
13


cường đầu tư cho hệ sinh thái IoT với tổng số tiền đầu tư cho các giải pháp IoT ước

chừng 6 nghìn tỷ USD. Trong đó, các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo sẽ tăng 35%
đầu tư cho việc sử dụng các cảm biến thông minh.
Ngành giao thông sẽ có hơn 220 triệu xe hơi được kết nối. Ngành công
nghiệp quốc phòng sẽ chi 8,7 tỷ USD cho các phương tiện không người lái và sẽ có
126 nghìn robot quân sự được xuất xưởng. Sản xuất nông nghiệp sẽ cài đặt 75 triệu
thiết bị IoT, chủ yếu là các thiết bị cảm biến được đặt ở trong đất để theo dõi nồng
độ axít, nhiệt độ và các chỉ số khác để giúp nông dân tăng năng suất mùa vụ. Ngoài
ra, còn nhiều lĩnh vực khác cũng tăng cường đầu tư hệ sinh thái IoT như lĩnh vực
bán lẻ, dịch vụ vận tải, ngân hàng, y tế... Nói chung, trong vài năm nữa, IoT sẽ bao
trùm hầu khắp các ngành nghề trong ba khu vực chính: Chính phủ, DN và người
tiêu dùng, với ước tính có 24 tỷ thiết bị được kết nối Internet và tham gia vào hệ
sinh thái IoT.
3. Sinh học
Với sức mạnh của máy tính, các nhà khoa học không còn phải dùng phương
pháp thử, sai và thử lại, thay vào đó họ thử nghiệm cách thức mà các biến dị gen
gây ra các bệnh lý đặc thù. Bước tiếp theo sẽ là sinh học tổng hợp. Công nghệ này
sẽ giúp chúng ta có khả năng tùy biến cơ thể bằng cách sửa lại ADN. Đặt những
vấn đề đạo đức qua một bên, sinh học tổng hợp sẽ phát triển hơn nữa, những tiến bộ
này sẽ không chỉ tác động sâu và ngay tức thì về y học mà còn về nông nghiệp và
sản xuất nhiên liệu sinh học
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố tháng 9 năm 2015 đã xác
định 21 sản phẩm công nghệ sẽ định hình tương lai kỹ thuật số và thế giới siêu kết
nối. Đó là những sản phẩm mà mọi người kì vọng sẽ xuất hiện trong 10 năm bắt
nguồn từ những thay đổi sâu sắc của CMCN 4.0. Sau đây là 21 sản phẩm được sắp
xếp theo số lượng ý kiến giảm dần:
14


- 10% dân số mặc quần áo kết nối với internet.
- 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí (kèm quảng

cáo).
- 1 nghìn tỷ cảm biến kết nối với internet.
- Dược sĩ robot đầu tiên ở Mỹ.
- 10% mắt kính kết nối với internet.
- 80% người dân hiện diện số trên internet.
- Chiếc ôtô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D.
- Chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn.
- Chiếc điện thoại di động cấy ghép vào người đầu tiên được thương mại hóa.
- 5% sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D.
- 90% dân số dùng điện thoại thông minh.
- 90% dân số thường xuyên truy cập internet.
- 10% xe chạy trên đường ở Mỹ là không người lái.
- Cấy ghép gan dựa trên công nghệ in 3D.
- 30% việc kiểm toán ở công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo.
- Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua một blockchain (một giao thức an toàn
trong đó một mạng các máy tính cùng nhau xác thực một giao dịch trước khi được
lưu trữ và chấp thuận).
- Hơn 50% lượng truy cập internet ở nhà liên quan đến các thiết bị dân dụng.
- Trên toàn cầu những chuyến đi du lịch hay công tác sẽ được thực hiện qua
các phương tiện chia sẻ cũng nhiều hơn so với các phương tiện cá nhân.
- Thành phố đầu tiên với hơn 50.000 người không có đèn giao thông.
- 10% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu được lưu trữ trên blockchain.
- Máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên được sử dụng cho một hội đồng quản trị công
ty.
1.1.2. Cách mạng công nghệ 4.0 - cơ hội và thách thức
15


Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 được xây dựng trên cơ sở của cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ 3, là sự hợp nhất các công nghệ, thu hẹp ranh giới giữa các

lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông
ICT, như IoT, điện toán đám mây, công nghệ thực tế - ảo... vào hoạt động sản xuất
công nghiệp làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ
thống sản xuất thực - ảo/điều khiển - vật lý CPPS (cyber-physical production
system). Đây là nền tảng cho việc xây dựng các nhà máy thông minh, nhà máy số
ngày nay. CPPS là mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các máy móc với nhau, được
tổ chức như mạng xã hội.
Trong nhà máy số, các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng
hệ thống mạng và liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, về sự cố hoặc
lỗi, về những thay đổi trong đơn đặt hàng hoặc mức độ nhu cầu. Quá trình sản xuất
và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời
gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất,
tiếp thị và thu mua. Các cảm biến, chấp hành và điều khiển cho phép các máy móc
liên kết đến nhà máy, các hệ thống mạng khác và giao tiếp với con người. Các
mạng thông minh này là nền tảng của các nhà máy thông minh, nhà máy số ngày
nay.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo ra động lực chính cho nền kinh tế, đó là
sự thay đổi trong kỳ vọng của người dùng, sự hội tụ của các công nghệ mới cùng
với sự xuất hiên của các mô hình kinh doanh mới.
Thế giới đang chứng kiến hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công
nghệ, đây là những xu hướng và động lực dẫn dắt CMCN 4.0. Vô số tổ chức đã sử
dụng các công nghệ khác nhau sẽ thúc đẩy CMCN 4.0. Những đột phá khoa học và
công nghệ mới dường như là vô hạn, diễn ra trên rất nhiều mặt khác nhau và ở
nhiều nơi khác nhau. Các công nghệ quan trọng cần xem xét được dựa trên nghiên
16


cứu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện và các công việc của một số hội đồng
chương trình nghị sự toàn cầu.

Do đó, CMCN 4.0 được đánh giá sẽ vượt ra khỏi quy mô công xưởng, DN khi
vạn vật được kết nối bởi internet. Cụ thể, không những tất cả máy móc thiết bị trong
công xưởng được kết nối với nhau thông qua internet, rất nhiều cảm biến cũng đồng
thời được lắp đặt để thu thập dữ liệu. Cách làm này giúp máy móc có thể “giao
tiếp” với nhau mà không cần sự có mặt của con người, hay dây chuyền sản xuất sẽ
được vận hành tự động một cách thích hợp ứng với lượng tồn kho.
Các DN sản xuất chi tiết cũng sẽ được kết nối với DN lắp ráp, DN vận
chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thống nhất. Điều này cũng
có nghĩa là cuộc cách mạng lần này không chỉ hướng tới tăng năng suất và giảm lao
động. Khi lượng thông tin trao đổi sẽ tăng lên gấp hàng trăm tới hàng nghìn lần,
đồng thời nảy sinh ra 3 sự thay đổi lớn:
• Thứ 1: thời đại sản xuất một sản phẩm với số lượng lớn sẽ dần kết thúc. Thay
vào đó là khả năng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và truyền tới công xưởng sản
xuất ngay trong thời gian thực. Các dây chuyền sản xuất sẽ tự động kết hợp với
nhau để sản xuất đơn chiếc mới mức giá thấp như hiện nay. Đây gọi là thời đại sản
xuất hàng loạt sản phẩm đơn chiếc theo nhu cầu của khách hàng. Đi tiên phong
trong lĩnh vực này là nước Đức.
• Thứ 2, sự thay đổi trong khái niệm thay đổi thiết kế mới của sản phẩm như ô
tô, xe máy... Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào
việc gia công vật liệu như kim loại thành sản phẩm, đưa vào đó phần mềm hoặc hệ
thống điều khiển. Tuy nhiên trong tương lai hệ thống kết nối internet sẽ thu thập
nhu cầu của khách hàng, dựa trên cở sở đó nhà sản xuất sẽ chỉ cập nhật phần mềm
để lên đời sản phẩm như những chiếc điện thoại thông minh hiện nay. Không những
sản phẩm mà thiết bị sử dụng trong sản xuất cũng chỉ cần cập nhật phần mềm để
17


thêm tính năng mới mà không cần phải thay mới chi tiết hay bộ phận. Nắm đầu xu
thế này đang là các công ty của Mỹ.
• Thứ 3, thế giới sẽ chứng kiến một cuộc lật đổ ngoạn mục của các doanh

nghiệp công nghệ thông tin, khi họ biến các doanh nghiệp sản xuất trở thành “tay
sai” cho mình. Với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu các doanh nghiệp công
nghệ thông tin sẽ nắm được nhu cầu của khách hàng và tự đưa ra được sản phẩm
tương ứng. Sau đó họ sẽ thuê doanh nghiệp sản xuất làm sản phẩm giúp mình. Vì
thế, thời đại của một “cuộc đảo chính” trong nền sản xuất đang tới gần.
Cũng như các cuộc cách mạng công nghệ trước đó, cuộc cách mạng công
nghệ lần thứ 4 có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng
cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. CMCN 4.0 sẽ tạo ra các lợi ích hết sức
to lớn. Người tiêu dùng dường như được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng
công nghệ này. Cuộc CMCN 4.0 đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí
không đáng kể phục vụ người tiêu dùng. Chỉ đơn giản với một thiết bị như một máy
tính bảng, chúng ta có thể đọc sách, lướt web và thông tin liên lạc, sở hữu khả năng
xử lý tương đương với 5.000 máy tính để bàn của 30 năm trước, với chi phí lưu trữ
thông tin gần như bằng không (ngày nay lưu trữ 1GB có chi phí trung bình ít hơn 0,
03 USD một năm, so với hơn 10.000 USD thời điểm cách đây 20 năm).
Trong tương lai, sáng tạo công nghệ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi diệu kỳ từ
phía cung, với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí giao thông
vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu
sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại sẽ giảm. Tất cả những điều đó sẽ
giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, như các nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ
ra, CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá
vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh
tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi
18


nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể,
các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay
thế dần con người.

Ngoài mối quan tâm kinh tế, sự bất bình đẳng là mối quan tâm xã hội lớn
nhất gắn liền với CMCN 4.0. Những người hưởng lợi lớn nhất của sự đổi mới có xu
hướng là các nhà cung cấp vốn trí tuệ và vật chất - những nhà sáng tạo, các cổ đông
và nhà đầu tư - điều này giải thích chênh lệch tăng lên về sự giàu có giữa những
người phụ thuộc vào vốn và với lao động. Do đó, công nghệ là một trong những lý
do chính giải thích tại sao thu nhập đã chững lại, hoặc thậm chí giảm, đối với phần
lớn dân số ở các nước có thu nhập cao: nhu cầu lao động có tay nghề cao đã tăng
trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp đã giảm.
Thời đại IoT cũng tạo ra những thách thức nhất định mà các quốc gia cần
phải có sự chuẩn bị trước. Chẳng hạn như việc gia tăng sử dụng hệ sinh thái IoT sẽ
làm tăng nguy cơ xâm phạm đời tư, an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến
trách nhiệm của con người trong sử dụng các sản phẩm kết nối không dây hay các
phương tiện không người lái. Các vấn đề bảo mật sẽ trở nên quan trọng hơn rất
nhiều. Ngoài ra, cần phải duy trì tính toàn vẹn của quá trình sản xuất, tránh các rủi
ro nào về công nghệ thông tin, những yếu tố sẽ gây hậu quả sản xuất, cần bảo vệ bí
quyết công nghiệp (được chứa trong các tập tin điều khiển cho các thiết bị tự động
hóa công nghiệp).
1.1.3. Tác động của công nghệ 4.0 đến giáo dục Việt Nam
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra những thay đổi lớn trong đời
sống kinh tế xã hội, đó cũng là những thách thức cho ngành giáo dục phải làm thế
nào để đào tạo ra những nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của
thời đại.

19


Để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, yếu tố then chốt là nguồn
lực. Do đó cần phải cải cách giáo dục, đào tạo để tạo ra những con người đáp ứng
đầy đủ năng lực, theo tiêu chuẩn 4.0. Đã đến lúc giáo dục Việt Nam cần có những
nhận thức đầy đủ về vị trí cũng như vai trò của mình để đáp ứng làn sóng công nghệ

4.0 này, trong đó vai trò dạy và học của đội ngũ giáo viên, giảng viên và học sinh,
sinh viên là rất quan trọng.
Với sự lan truyền ứng dụng rộng rãi của công nghệ 4.0, các lĩnh vực, ngành
nghề khi đó sẽ tự động hóa thay thế con người và đòi hỏi yêu cầu về kỹ năng lao
động của con người ngày một cao. Khi đó nếu người lao động không nâng cao năng
lực tay nghề, kỹ năng thích ứng nhanh sẽ bị đào thải khỏi thị trường lao động. Vì
vậy câu hỏi đặt ra không chỉ ở Việt Nam mà cho cả thế giới làm thế nào để đào tạo
ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với những cơ hội và thách thức
liên tiếp được đưa ra tại nhiều hội thảo khoa học, từ lĩnh vực sản xuất, công nghệ
đến dịch vụ, trong đó lĩnh vực giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực cần có sự
thay đổi tích cực thích nghi và là lĩnh vực quan trọng, nơi đào tạo, cung cấp nguồn
lực có chất lượng cho thị trường lao động. Bước đầu, ngành giáo dục Việt Nam đã
có những bước tiếp cận, tìm hiểu, mổ xẻ bằng các hội thảo khoa học có liên quan
như:
- Hội thảo “cách mạng 4.0 và ứng dụng tại các trường đại học, cao đẳng Việt
Nam”, diễn ra ngày 24-25/2/2017 do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng tổ chức.
- Mô hình đại học 4.0- nền tảng giáo dục thế kỷ 21” diễn ra ngày 20/7/2017 tại
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Hội thảo “Giáo dục trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0” ngày 2/8/2107
tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

20


- Hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức đối với Doanh
nghiệp dược Việt Nam” ngày 5/8/2018 tại triễn lãm Y tế Quốc tế Việt Nam lần thứ
13 Tp.HCM.
- Hội thảo “Nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển trong bối cảnh
cách mạng 4.0 và những đáp ứng của giáo dục đại học Việt Nam” ngày 23/11/2018

tại trường Đại học Kinh tế TpHCM.
Hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hệ thống giáo dục cần phải có
những đổi mới để đào tạo ra những sinh viên có có đầy đủ năng lực đáp ứng nhu
cầu thị trường, cần phải thay đổi tư duy quá trình dạy và học bởi quá trình dạy và
học là một trong những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục theo hướng công nghệ 4.0.
Cách mạng công nghệ 4.0 đã ảnh hưởng toàn diện đến nền giáo dục Việt
Nam, từ bậc phổ thông đến đại học. Vì vậy nó đặt ra những khó khăn vô cùng lớn
cho nền giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và cần có sự thay đổi lớn để
muốn hòa nhập với thế giới và có mặt trong bảng xếp hạng về giáo dục. Đặc biệt là
đối với các trường đại học, là nơi đào tạo cuối cùng để cung cấp nguồn lực đáp ứng
nhu cầu cho các nhà tuyển dụng, cho nền kinh tế.
Giáo dục trong thời đại 4.0 sẽ đặt ra cho các trường đại học những thách thức
vô cùng lớn, bởi các trường đại học ở Việt Nam vẫn có những hạn chế trong việc
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đội ngũ nhân lực có trình độ, có chất lượng. Do đó,
với cuộc cách mạng 4.0 sẽ đặt ra cuộc đua cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng
cao không chỉ trong nước mà mang tính toàn cầu. Người lao động cần phải có tư
duy sáng tạo, khả năng thích nghi môi trường làm việc tránh nguy cơ thất nghiệp, bị
sa thải.
Nhằm đổi mới, bắt kịp theo bối cảnh số hóa nền kinh tế 4.0, các trường đại
học cần phải đổi mới nhanh chóng, thay đổi mục tiêu, nội dung, hình thức và
21


phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá đầu ra của người học, bồi dưỡng
người dạy theo hướng thực học, thực hành và thực nghiệm định hướng vào công
nghệ.
Như vậy có thể thấy sự tác đông của công nghệ 4.0 tới giáo dục là to lớn, cụ thể:
- Tạo ra nhu cầu đào tạo cho các cơ sở giáo dục.
- Hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động mạnh và toàn diện, danh mục

ngành nghề đào tạo cần phải điều chỉnh, cập nhật liên tục, hàng loạt nghề nghiệp cũ
sẽ mất đi thay vào đó là cơ hội phát triển cho những ngành nghề đào tạo mới.
- Thị trường lao động sẽ có sự phân hóa cao giữa nhóm lao động có trình độ,
tay nghề thấp với nhóm lao động có trình độ, tay nghề cao.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ tạo ra cơ hội đào tạo những người mới
chưa qua đào tạo, còn đòi hỏi ngay cả những người đã đi làm, từ công nhân đến kỹ
sư đều phải thay đổi, cập nhật về kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn.
- Làm thay đổi mọi hoạt động trong các cơ sở đào tạo, để đáp ứng nhân lực
cho nền kinh tế thì cần phải thay đổi các hoạt động đào tạo, nhất là đối với ngành
nghề đào tạo, hình thức đào tạo và phương pháp đào tạo, phương thức ứng dụng
giảng dạy cho phù hợp với thời đại và phù hợp với nhu cầu. Điều đó có nghĩa là với
những mô hình truyền thống sẽ thay thế bằng những mô hình hiện đại theo công
nghệ. Với mô hình hiện đại mới sẽ gắn kết giữa cơ sở giáo dục và đào tạo với doanh
nghiệp, đẩy mạnh hình thành các cơ sở đào tạo trong lòng doanh nghiệp để phân
chia nguồn lực chung, sử dụng nguồn lực tối ưu nhất.
1.2.

Phương pháp dạy học đại học

1.2.1

Lý luận dạy học và quá trình dạy học

1.2.1.1

Lý luận dạy học

Lý luận dạy học là một bộ phận của khoa học giáo dục, được hình thành và
phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài và ngày nay nó trở thành một môn khoa
22



học độc lập trong hệ thống khoa học giáo dục. Có rất nhiều mô hình dạy học và mỗi
một mô hình đều có bản chất riêng biệt của nó.
- Thế kỷ 18, trên thế giới có 3 dòng tư tưởng về lý luận dạy học:
+ Trường phái theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: xuất phát từ tư tưởng của
Karl Marx (1818 – 1883).Theo tư tưởng này có Lothar Klingberg và Hacker (Đức);
Leontjew, Wygotsky, Galiperin (Liên xô),…
+ Trường phái theo chủ nghĩa duy tâm: được hình thành từ tư tưởng của Ernst
Schleiermacher (1768 -1834); đại diện lý thuyết cho trường phái này có: Wilhelm
Dilthey (Đức 1833 – 1911); Max Frischeisen Koehler (1878 – 1923), Herman Nohl
(1879 – 1963), John Deway (1859 – 1952).
+ Trường phái chủ nghĩa khoa học phân tích kiểm chứng: tư tưởng hình thành
trường phái này là August Comte người Pháp (1789 – 1857), đại diện cho trường
phái này là Skinner, Bloom,…
- Cuối những năm 70 đầu những năm 80 xuất hiện khủng hoảng về mô hình lý
luận dạy học cơ sở cho mỗi một trường phái. Đầu thập nhiên 90 những mô hình lý
luận dạy học có sự liên kết học hỏi lẫn nhau và vận dụng của nhau những kết quả
nghiên cứu.
Hiện nay trên thế giới có các mô hình lý luận dạy học chính như sau:
- Mô hình lý luận day học biện chứng (Dialec).
- Mô hình lý luận dạy học lý thuyết thông tin (Informativ).
- Mô hình lý luận quan điểm điều khiển (Kybernetiv).
- Mô hình lý luận dạy học lý thuyết học tập (Learn Theorie).
- Mô hình lý luận dạy học thực dụng (Pragmatismus).
- Mô hình lấy giáo viên, học sinh làm trung tâm.

23



Để làm


Cái gì

Như
thế nào

Lúc
nào

Bằng
cái gì

ở đâu

Ai

Mục đích
Nội dung
Phương pháp
Thời gian
Địa điểm

Phương tiện
Người học
Hình 1: Phạm vi đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học
(Nguồn: Lý luận dạy học TS Nguyễn Văn Tuấn)
Do sự phát triển của xã hội cũng như nhu cầu của việc dạy và học trong
những điều kiện và đặc thù nội dung khoa học khác nhau, lý luận dạy học đã có sự

chuyên biệt hóa nhưng tổng thể lý luận dạy học cũng chỉ có 2 bộ phận đó là lý luận
dạy học đại cương và lý luận dạy học chuyên biệt.
Nhiệm vụ của lý luận dạy học đại cương là nghiên cứu phát hiện ra quy luật
bản chất chung cho tất cả các quá trình dạy học và tìm ra điều kiện để thực hiện quy
luật trong thực tiễn dạy học. Lý luận dạy học chuyên biệt có mục tiêu, nhiệm vụ cụ
thể của từng môn học, từng bậc học. Do đó, với sự kết hợp của lý luận dạy học đại
24


×