Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới dạy học tiếng anh ở trường tiểu học ba đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.56 KB, 18 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là quốc gia trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế. Để thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không còn
con đường nào khác là phát huy tiềm năng trí tuệ dân tộc, tiếp thu những tinh
hoa của thế giới. Đảng ta đã xác định vị trí quan trọng của giáo dục trong sự
phát triển đất nước qua các chủ trương, nghị quyết Ban chấp hành Trung Ương
khóa VIII, IX. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nên tảng của
động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đặc biệt nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI tiếp
tục khẳng định Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo
dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để hội nhập
quốc thế thì tiếng Anh là chìa khóa để hội nhập thành công. Thủ tướng Chính
phủ ký quyết định số 1400 ngày 30 tháng 9 năm 2008 phê duyệt đề án “Dạy và
học ngoại ngữ giai đoạn 2008 – 2020” với mục tiêu: “Đổi mới toàn diện việc
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình
dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo nhằm đến năm 2015
đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn
nhân lực nhất là với một số lĩnh vực ưu tiên, đến năm 2020 đa số thanh niên Việt
Nam có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập,
làm việc trong môi trường hội nhập...” Chính vì vậy môn học tiếng Anh trong
nhà trường chiếm vị trí quan trọng. Mục tiêu của chương trình tiếng Anh bậc
Tiểu học nhằm: Bước đầu hình thành cho học sinh các kỹ năng giao tiếp cơ bản,
đơn giản bằng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày ở nhà trường và gia đình: Kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó nhấn mạnh kỹ năng nghe – nói.
1




Mục tiêu này có đạt được hay không? Cần có những biện pháp nào để
thực hiện mục tiêu đó? Để trả lời những câu hỏi như vậy cần có sự đánh giá
đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy và phải xây dựng được
các biện pháp quản lý để từ đó nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy Tiếng
Anh trong trường tiểu học. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số
kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới dạy học Môn Tiếng Anh ở trường tiểu học Ba
Đình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất những biện pháp chỉ đạo hiệu quả việc đổi mới dạy học môn
Tiếng Anh ở trường Tiểu học Ba Đình, Thành phố Thanh Hóa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thực trạng chỉ đạo dạy và học tiếng Anh ở trường Tiểu học Ba Đình.
- Đề xuất một số kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới dạy học môn tiếng Anh nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh trong trường Tiểu học.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên môn tiếng Anh và học sinh trường Tiểu học Ba Đình.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản và các vấn đề liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng
vấn, phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
B.NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Những nét đặc thù cơ bản của học sinh Tiểu học trong quá trình học
tiếng Anh:
Mục tiêu của việc dạy tiếng Anh trong trường tiểu học bên cạnh mục tiêu
chung còn có mục tiêu riêng, đó là: Bước đầu hình thành cho học sinh kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết; trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói. Cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản, đơn giản về Tiếng Anh, giúp học sinh bước

đầu có những hiểu biết về đất nước, con người, nền văn hóa của một số nước nói
2


tiếng Anh. Góp phần hình thành cho học sinh thái độ tích cực đối với tiếng Anh,
thông qua việc học tiếng Anh học sinh có thêm hiểu biết và tình yêu đối với
tiếng Việt. Việc dạy học môn tiếng Anh cũng góp phần hình thành phương pháp
học tập và phát triển nhân cách, trí tuệ của học sinh.
Giữa người trưởng thành và học sinh Tiểu học có nhiều điểm rất khác
nhau trong quá trình học Tiếng Anh, đặc biệt là tiếp thu ngôn ngữ. Để giảng dạy
tiếng Anh cho các em có hiệu quả, giáo viên phải nắm vững đặc điểm của người
học, từ đó thiết kế và lựa chọn phương pháp tổ chức phù hợp với đối tượng.
Đối với học sinh Tiểu học các em thật sự không biết ý nghĩa và lý do vì
sao phải học tiếng Anh (Điều này khác hẳn người lớn học có mục tiêu rõ ràng).
Chính vì vậy giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn
động lực cũng như nguồn cảm hứng cho các em trong việc học và sử dụng ngôn
ngữ mới.
Học sinh Tiểu học chưa thể kiểm soát tốt hành vi của mình như người
trưởng thành, dễ mất tập trung và mất hứng thú, việc tập trung học tập trong thời
gian dài là khó khăn. Chính vì vậy giáo viên cần có kỹ năng quản lý lớp học tốt,
đồng thời tạo ra những hoạt động thú vị, phù hợp để thu hút, lôi cuốn các em
tham gia các hoạt động của lớp học.
Học sinh Tiểu học có khuynh hướng tập trung vào ngữ nghĩa hơn là hình
thức ngôn ngữ. Chỉ cần một gợi ý là các em nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của
sự vật, sự việc mà không quá chú ý đến câu từ như cấu trúc ngữ pháp.
Các em có khả năng sử dụng ngôn ngữ rất sáng tạo, có thể sử dụng vốn
kiến thức tiếp thu được để tạo ra những từ, cụm từ trong quá trình giao tiếp. Các
em có thể học ngôn ngữ qua cụm từ được nghe thay vì sự kết hợp từng từ đơn lẻ.
Các em luôn có khuynh hướng thích khám phá thế giới và giao tiếp với người
khác. Khi học ngôn ngữ được kết hợp với hoạt động và trải nghiệm cụ thể, các

em sẽ nhận thức và hiểu nghĩa của từ dễ dàng hơn.
Chình vì vậy, để việc dạy học và học Tiếng Anh trong trường Tiểu hoc
muốn có hiệu quả tốt thì việc tạo môi trường học tập, tăng cường giao tiếp có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
3


2. Nguyên lý dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học:
Tạo ra vai trò tích cực và thú vị cho các em: Các em luôn chú trọng ý
nghĩa hơn hình thức của ngôn ngữ và học thông qua hành động. Các em không
thể học với phương pháp giảng giải như người lớn, mà các em cần được tham
gia tích cực vào quá trình xây dựng kiến thức. Vì vậy giáo viên cần cung cấp
kiến thức một cách phù hợp và tạo nhiều cơ hội cho các em sử dụng ngôn ngữ.
Giúp các em thực hành và phát triển ngôn ngữ thông qua học hợp tác: Để
đảm bảo các em tiếp thu được từ vựng hay cấu trúc nào đó, giáo viên cần tạo cơ
hội cho các em giao tiếp với nhau để sử dụng những gì học được chia sẻ, hỗi trợ
cho nhau, làm việc cùng nhau từ đó có kỹ năng làm việc theo nhóm.
Sử dụng các hoạt động theo chủ đề: Việc cung cấp nhiều hoạt động xoay
quanh chủ đề phù hợp lứa tuổi học sinh tiểu học, giúp các em khám phá chủ đề.
Củng cố và lồng ghép văn hóa và ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ: Học sinh học
giỏi ngôn ngữ thứ nhất có nhiều thuận lợi khi bắt đầu học một loại ngôn ngữ
khác vì các em dễ dàng hiểu được các cách thức hay kỹ năng đọc, viết trong
tiếng mẹ đẻ và các em không cần học lại các kỹ năng đó khi học một ngôn ngữ
khác.
II. THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CỦA TRƯỜNG
TIỂU HỌC BA ĐÌNH
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của phường Ba Đình, trường
Tiểu học Ba Đình:
Phường Ba Đình nằm trung tâm Thành phố Thanh Hóa, với diện tích
10.984km2, là phường có các cơ quan hành chính, chính trị của tỉnh và của các

ban ngành đóng trên địa bàn, ngoài ra có một số đường phố là trung tâm kinh
doanh dịch vụ của Thành phố, vì vậy kinh tế tương đối phát triển, chủ yếu là
thương mại dịch vụ. Tổng số dân 11.228 khẩu, được phân chia ở 13 khối phố.
Trình độ dân trí khá cao, an ninh trật tự được đảm bảo. Sự nghiệp giáo dục trên
địa bàn tương đối phát triển, phường có một trường mầm non, một trường trung
học cơ sở và hai trường tiểu học, cả 4 trường đều có chất lượng tốt, liên tục đạt

4


tiên tiến cấp Thành phố và cấp Tỉnh. Phường được công nhận đạt phổ cập tiểu
học đúng độ tuổi năm 2002, năm 2005 đạt phổ cập trung học cơ sở.
Trường tiểu học Ba Đình là trường có truyền thống về nền nếp và chất
lượng dạy và học. Toàn trường có 45 cán bộ giáo viên, 100% đạt trình độ chuẩn,
trong đó trình độ trên chuẩn 43/45, chiếm 95,5%.
Lãnh đạo địa phương và ngành rất quan tâm đến phong trào phát triển
giáo dục của nhà trường, việc chăm lo đầu tư về CSVC, thiết bị dạy học, nên
CSVC và thiết bị dạy học của nhà trường tương đối đầy đủ, hiện đại, cảnh quan
của nhà trường từng bước thêm khang trang.
Trong nhiều năm qua nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc và dẫn đầu bậc
tiểu học trong Thành phố cũng như của Tỉnh. Nhà trường được đón nhận Huân
chương Lao động Hạng Nhất năm 2009, đạt chuẩn Quốc gia mức độ II năm
2008. Hiện nay đang phấn đấu đạt Huân chương Độc lập hạng Ba và đơn vị Anh
hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
2. Thực trạng dạy và học tiếng Anh ở trường Tiểu học Ba Đình:
Trường Tiểu học Ba Đình có cơ sở vật chất đảm bảo, khuôn viên diện tích
và có phòng học, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu dạy và học. Ngoài ra mỗi
lớp học có một bộ máy chiếu đa năng, 100% số lớp có kết nối loa ngoài và hệ
thống Wi-fi phủ khắp toàn trường, thuận lợi cho việc khai thác thông tin và đổi
mới phương pháp dạy học.

Đội ngũ cán bộ giáo viên tiếng Anh gồm có 7 đồng chí, 100% có trình độ
đại học, trong đó trình độ B2 có 5 đồng chí, có 2 đồng chí trình độ C1. Đó là
điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh.
2.1 Hoạt động giảng dạy của giáo viên:
Nhà trường thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh cho 100% học sinh, đối
với lớp Một, Hai thực hiện chương trình làm quen với Tiếng Anh của trung tâm
My Phonics, học sinh lớp Ba đến lớp Năm được học tiếng Anh theo chương
trình 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục
Thanh Hóa, Phòng Giáo dục & Đào tạo Thành phố, từ năm 2011 – 2012, trường
Tiểu học Ba Đình bắt đầu triển khai học tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục, với
5


thời lượng 4 tiết/tuần. 100% giáo viên thực hiện đúng, đầy đủ nội dung, chương
trình, kế hoạch dạy học. Mỗi giáo viên đều có ý thức tự giác chuẩn bị hồ sơ bài
soạn khi lên lớp, chất lượng bài soạn có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, giáo viên đã
thiết kế được giáo án điện tử khoa học, hợp lý, biết khai thác các thông tin trên
mạng Internet phù hợp bài dạy, khá công phu, tiện sử dụng.
Chất lượng bài dạy của giáo viên đã quan tâm các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên tập trung nhiều các kỹ năng đọc, viết, còn kỹ
năng nghe, nói có phần xem nhẹ hơn, nhất là kỹ năng nói. Việc giảng dạy chủ
yếu tập trung hoàn thành bài trên lớp, học sinh ít có cơ hội giao tiếp ngoài lớp
học. Chính vì vậy khi học làm các bài tập trong sách giáo khoa thì kết quả tốt,
nhưng khi giao tiếp tiếng Anh thì rất hạn chế.
Từ năm học 2014-2015, trường Tiểu học Ba Đình thực hiện xây dựng mô
hình điển hình về đổi mới dạy và học tiếng Anh, nhà trường đã có nhiều hoạt
động đổi mới, trong đó tập trung tạo điều kiện để học sinh có môi trường giao
tiếp tiếng Anh, thông qua các hoạt động này rèn kỹ năng nghe - nói cho học sinh
rất hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong nhà
trường.

2.2 Chất lượng học tập của học sinh:
Tổng số học sinh 1194 học sinh, 30 lớp. Trong đó các lớp 1,2,3 học 2
buổi/ngày, lớp 4,5 học 9 buổi/tuần. Học sinh lớp 3, 4, 5 thực hiện chương trình
tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục, học sinh lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh
thông qua học chương trình tiếng Anh My Phonics.
Học sinh tương đối ngoan, có ý thức chăm lo học tập, có đầy đủ đồ dùng
học tập. Đối với học sinh Tiểu học, trí nhớ của các em chưa phát triển mạnh, do
đó các em nhanh nhớ nhưng cũng dễ quên, dễ hứng thú nhưng cũng nhanh chán,
khó tập trung lâu dài. Việc tổ chức Câu lạc bộ tiếng Anh đã bước đầu tạo hứng
thú trong việc học tập, đồng thời tạo cơ hội giao tiếp cho học sinh, vì vậy các em
có phần tự tin hơn, việc vận dụng Tiếng Anh trong giao tiếp hàng có chiều
hướng tích cực.
2.3 Thực trạng về chỉ đạo dạy và học tiếng Anh ở trường Tiểu học Ba Đình:
6


Việc chỉ đạo dạy và học môn tiếng Anh ở trường Tiểu học Ba Đình được
quan tâm, là việc làm thường xuyên, liên tục. Quan tâm đầu tư về tài liệu, trang
thiết bị dạy học, phòng học tiếng Anh ... tương đối đảm bảo yêu cầu. Nhà trường
có kế hoạch sắp xếp và tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ và
tham gia các chuyên đề dạy học tiếng Anh. Đã xây dựng tiêu chí thi đua khen
thưởng đối với giáo viên và học sinh gắn với chất lượng dạy và học, chỉ đạo
thực hiện một cách khoa học và cơ bản, đưa quá trình dạy học đi vào nền nếp,
kỷ cương. Phát huy được tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân
cũng như tập thể cán bộ giáo viên học sinh. Tạo được bầu không khí dân chủ,
đoàn kết thân ái và gắn bó trong công việc. Việc chỉ đạo dạy và học Tiếng Anh
của nhà trường bước đầu đã mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, đặc biệt việc xây dựng
mô hình điển hình dạy học tiếng Anh còn khá mới mẻ nên không tránh khỏi
những lúng túng, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong quá trình quản lý, tổ

chức chỉ đạo thực hiện một số nội dung các hình thức hoạt động.
Trên cơ sở lý luận quản lý nói chung và trên cơ sở điều tra thực trạng về
việc chỉ đạo dạy học môn tiếng Anh ở trường Tiểu học Ba Đình, sau 2 năm thực
hiện xây dựng mô hình điển hình về đổi mới dạy học tiếng Anh, tôi mạnh dạn đề
xuất một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy học môn Tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học môn tiếng Anh góp phần phát triển chất lượng giáo dục toàn diện
của nhà trường.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI DẠY HỌC MÔN
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BA ĐÌNH:
1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường vấn đề quan
trong là cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh phải hiểu được vai trò quan trọng
của việc học tiếng Anh hiện nay. Nhà trường đã tuyên truyền tới toàn thể cán bộ,
giáo viên, học sinh về mục tiêu dạy học tiếng Anh trong trường Tiểu học, đặc
biệt trong xu thế hội nhập toàn cầu, đồng thời tuyên truyền về mục đích yêu cầu,
nội dung của đề án Ngoại ngữ 2020 theo quyết định 1400/TTg và kế hoạch
7


90/KH-UBND để nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên
và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của dạy-học ngoại ngữ, tạo điều kiên
tốt về tài liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất dạy học tiếng Anh, học sinh được
hình thành bốn kỹ năng, trong đó chú trọng thực hành nghe nói bằng ngoại ngữ.
Để rèn học sinh có kỹ năng nghe – nói cần tạo môi trường giao tiếp không
những trong lớp mà còn ngoài lớp học, cần có nhiều hình thức phong phú, phù
hợp tâm lý lứa tuổi, hấp dẫn học sinh. Đồng thời giáo viên tiếng Anh cũng thấy
được trách nhiệm, từ đó có tinh thần tích cực trong việc đổi mới phương pháp
dạy học để đạt được mục tiêu đề ra.
Việc tuyên truyền được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, đối với
cán bộ giáo viên nhà trường thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt

chuyên môn…, với phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, các
buổi hội thảo… Chính vì làm tốt công tác tuyên truyền đã làm thay đổi vị thế
của môn tiếng Anh trong nhà trường, việc giảng dạy tiếng Anh được sự ủng hộ
và hợp tác nhiều chiều, đặc biệt sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, đó là sự
động viên và cũng là thách thức đối với giáo viên tiếng Anh. Từ đó thúc đẩy sự
nỗ lực của đội ngũ vươn lên trong giảng dạy.
2. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo:
Nhà trường phân công một Phó hiệu trưởng chuyên môn đảm nhận theo
dõi, giảm sát, quản lý hoạt động chuyên môn của bộ môn Tiếng Anh. Cán bộ
quản lý tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo chương
trình của Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục về kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ
chức triển khai và quản lý thực hiện đề án ngoại ngữ theo yêu cầu của các cấp
chuyên môn. Kế hoạch được thông qua toàn thể Ban giám hiệu xem xét bàn bạc,
bổ sung và thống nhất triển khai thực hiện.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và các công văn hướng dẫn của ngành, cán
bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo tổ tiếng Anh xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt
chuyên môn, tổ chức sinh hoạt định kỳ. Phổ biến những nội dung và hướng dẫn
mới về dạy - học bộ môn tiếng Anh trong trường tiểu học một cách kịp thời tới
toàn thể giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Tổ chức các chuyên đề chuyên
8


sâu về các hình thức và phương pháp đổi mới dạy học tiếng Anh, đồng thời xây
dựng các tiết dạy chuyên đề, thông qua đó để giáo viên phân tích những mặt tốt
cần phát huy những vấn đề chưa phù hợp để rút kinh nghiệm.
3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy học tiếng Anh:
Để đảm bảo chất lượng đầu ra học sinh đạt trình độ A1, trường Tiểu học
Ba Đình đã tập trung thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong
nhà trường. Việc đổi mới giảng dạy tiếng Anh đã tập trung vào các yếu tố cơ bản
đó là về công tác quản lý, giáo viên, về chương trình, tài liệu, trang thiết bị công nghệ dạy học và học sinh. Trong đó yếu tố quan trọng và quyết định đó là

đội ngũ giáo viên. Giáo viên phải đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng, đạt
năng lực ngoại ngữ B2 của khung tham chiếu châu Âu, có khả năng ứng dụng
công nghệ vào dạy học.
Về số lượng giáo viên, nhà trường đã tham mưu với Phòng Giáo dục và
Ủy ban nhân dân Thành phố có 7 giáo viên Tiếng Anh đáp ứng đủ về số lượng.
Về trình độ của đội ngũ giáo viên, nhà trường đã rà soát trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của giáo viên tiếng Anh, sắp xếp bố trí cho toàn thể giáo viên
tham gia chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Sở Giáo
dục, đồng thời không ngừng tự nghiên cứu, tự học. Hiện tại nhà trường có 7/7 cô
có trình độ chuẩn từ B2 trở lên, đặc biệt có 2 giáo viên trình độ C1. Các giáo
viên đã đạt trình độ B2 trở lên tiếp tục cập nhật kiến thức, tự học để duy trì và
nâng cao hơn nữa về trình độ. Tiếp tục cử giáo viên đã đạt chuẩn tham dự các
chương trình tập huấn trong và ngoài nước theo các chương trình, kế hoạch của
tỉnh và của Bộ (Căn cứ kết quả tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng do đề án
thông báo, nhà trường có1 giáo viên được tham gia đợt đào tạo bồi dưỡng tại
Mỹ theo chương trình, kế hoạch của đề án Ngoại ngữ 2020).
Ngoài ra việc sinh hoạt chuyên môn tiếng Anh theo cụm trường tạo điều kiện
giúp giáo viên có cơ hội trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, thông
qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên được dự một số tiết dạy minh họa,
qua đó cùng trao đổi đánh giá rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao chuyên môn
cho mỗi giáo viên.
9


Tiếp tục thực hiện chương trình “Trường học kết nối” trong các buổi sinh
hoạt chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu, học tập kinh
nghiệm của các trường điển hình trong toàn quốc.
Tăng cường đầu tư các tài liệu tham khảo phục vụ công tác tự bồi dưỡng
của giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.

Thành lập câu lạc bộ giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh. Duy trì sinh
hoạt 2lần/tháng với các nội dung: Tổ chức các chuyên đề cấp trường về đổi mới
phương pháp giảng dạy; chuyên đề về rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
tiếng Anh; chuyên đề ứng dụng các phần mềm tích cực trong dạy học tiếng Anh
để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ.
Với mỗi chuyên đề giáo viên được nghe các báo cáo viên là những người
có kinh nghiệm báo cáo kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Anh, được trực tiếp
dự các giờ dạy minh họa, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên viên,
các giáo viên giỏi đến từ các trường trong và ngoài Thành phố.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để theo hướng
tăng cường phát huy tính chủ động tự học của học sinh, luyện các kỹ năng thông
qua các hoạt động học tập như thảo luận và tập nói trong nhóm, chơi trò chơi…;
ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, coi
trọng việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh củng cố và tự học ở nhà, ở
ngoài trường, cụ thể:
+ Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục; chú trọng tổ chức cho học sinh
làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lý; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện
cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phát huy tính
tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
trong tổ chức quá trình dạy học; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng
sáng tạo kiến thức đã học.
+ Chú trọng việc dạy học thực hành kỹ năng nghe, nói, liên hệ thực tế phù
hợp với nội dung bài học.
10


+ Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học. Tăng cường sử
dụng hợp lý, khai thác tối đa tác dụng của thiết bị dạy học, phương tiện nghe
nhìn; chủ động tự làm thiết bị dạy – học phục vụ cho bài học.

Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá là yếu tố thúc đẩy chất lượng dạy và học.
Thực hiện việc đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động học tập
của học sinh theo thông tư 30 của Bộ Giáo dục, việc nhận xét cần chỉ ra lỗi của
học sinh, sửa lỗi và định hướng khắc phục.
Tiếp tục tăng cường tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ thuật, kỹ năng
ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc
nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông;
tiếp tục thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng tăng cường khả năng
thông hiểu và vận dụng đảm bảo mức độ nhận biết. Trong đó chú trọng:
+ Kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận
với trắc nghiệm khách quan. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề
kiểm tra theo đúng quy định. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động
viên sự cố gắng lẫn tiến bộ của học sinh. Tăng cường hướng dẫn học sinh tự
đánh giá, đánh giá lẫn nhau năng lực của mình.
+ Đánh giá cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
+ Chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc công tác kiểm tra đánh giá ở tất cả các
khâu ra đề, coi, chấm bài và nhận xét đánh giá. Chú trọng việc tổ chức kiểm tra
nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá
đúng năng lực thực chất của học sinh.
4. Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh :
Với mục tiêu tạo học sinh yêu thích môn tiếng Anh, có hứng thú học tập,
nhà trường đã có nhiều hình thức tổ chức nhằm đưa tiếng Anh vào mọi hoạt
động giáo dục của nhà trường, giúp cho việc học tiếng Anh trở nên gần gũi, nhẹ
nhàng mà hiệu quả với học sinh.
4.1 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa:
Căn cứ vào chủ đề của tháng và các sự kiện trong năm học, nhà trường tổ
chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh (thi rung chuông vàng, thi hùng
11



biện về một chủ đề, hái hoa dân chủ…) trong đó tăng cường các nội dung giao
lưu tiếng Anh như: Thuyết trình về một chủ đề, trả lời câu hỏi, thực hiện một bài
hát, đọc thơ, thể hiện nội dung một câu chuyện… bằng tiếng Anh. Mỗi tháng
nhà trường lựa chọn một chủ đề phù hợp với từng khối lớp để tổ chức hoạt động
ngoại khóa cho mỗi khối lớp với sự tham gia của các đội chơi.
4.2 Thành lập và duy trì hoạt động của “Câu lạc bộ em yêu Tiếng Anh”:
Thành lập Ban chủ nhiệm của câu lạc bộ. Ban chủ nhiệm có trách nhiệm
xây dụng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên của
câu lạc bộ và tổ chức sinh hoạt thường kỳ.
Câu lạc bộ sinh hoạt hai lần/tháng. Mỗi tháng lựa chọn 01 chủ đề do giáo
viên tiếng Anh chịu trách nhiệm xây dựng chương trình và tổ chức hoạt động
dưới sự chỉ đạo của Phó hiệu trưởng, cuối mỗi tháng học sinh được tương tác
với người nước ngoài để tăng cường giao tiếp, được nghe - nói với người bản
ngữ.
Thông qua các buổi sinh hoạt tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh một cách
tích cực như: chơi các trò chơi đố tìm ra các sự vật, con vật sử dụng tiếng Anh,
cho một số chữ cái, ghép để tạo từ có nghĩa để củng cố từ vựng. Đọc thơ, múa
hát bằng tiếng Anh, kể chuyện bằng tiếng Anh (Sử dụng nguồn các chuyện cổ
Thế giới, Việt Nam có nội dung ngắn) có thể kể toàn bộ truyện, cũng có thể kể
đến phần có các mâu thuẫn đỉnh điểm rồi học sinh suy nghĩ ra các tình huống
giải quyết bằng tiếng Anh, hoặc cho học sinh sắm vai thể hiện lại nội dung câu
chuyện. Tổ chức cho học sinh xem các phim hoạt hình bằng tiếng Anh để củng
cố kỹ năng nghe – nói, hoặc phim hoạt hình không lời, sau khi xem xong, học
sinh suy nghĩ về lời thoại của từng nhân vật, sau đó thể hiện bằng tiếng Anh. Có
thể tổ chức chi học sinh đọc các truyện Thiếu nhi bằng tiếng Anh… Thông qua
các hoạt động này, vừa giúp các em củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui
nhộn và hợp tâm lý lứa tuổi tiểu học. Đặc biệt rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Anh
cho học sinh rất hiệu quả.
Ví dụ: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép chữ: Cho một số chữ cái
sau: a, b, d, g, a, h, t, m, s, e.

12


Em hãy ghép thành các từ có nghĩa và nói rõ nghĩa của từ đó bằng tiếng
Anh. Học sinh thi giữa các tổ, có thể ghép được các từ và nghĩa của các từ như
sau: tea – trà, game – trò chơi, he – anh ấy, she – chị ấy, at – tại,ở; eat – ăn, sea –
biển, bag – cặp sách, gas – khí ga, date – ngày, bath – tắm…, học sinh phát hiện
cách ghép không bị bỏ sót từ nào. Qua trò chơi trên giúp học sinh củng cố vốn
từ vựng khá hiệu quả.
Hoặc trò chơi “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”, học sinh nghe một số
bản nhạc của nước ngoài, đoán xem bản nhạc đó liên quan đến chủ đề gì? Của
nước nào? Nói một vài hoạt động liên quan đến chủ đề đó?
Giáo viên có thể mở các bản nhạc như: Merry Christmas – chúc mừng
Giáng sinh, vào những ngày này thường diễn ra các hoạt động như trang hoàng
nhà cửa, sum họp gia đình, tặng quà, món ăn không thể thiếu là gà tây. Bài In
your hands – Ngày nhà giáo ở Anh, vào ngày này thường diến ra các hoạt động
như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Bản nhạc Happy New Year – chúc
mừng năm mới…
Qua trò chơi, tạo được không khí sôi nổi, vui tươi, đồng thời giúp học
sinh được làm quen với các bài hát tiếng Anh, bước đầu có những hiểu biết về
đất nước, con người, nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh, góp phần hình
thành cho học sinh thái độ tích cực đối với tiếng Anh.
4.3 Tăng cường môi trường giao tiếp tiếng Anh thông qua việc sử dụng các khẩu
hiệu song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt:
Các câu khẩu hiệu được gắn ở các gốc cây trên sân trường, ở các hành lang
lớp học hoặc ở các cầu thang, nơi học sinh có thể nhìn thấy hàng ngày. Nội dung
các câu khẩu hiệu vừa có tác dụng giáo dục học sinh, vừa giúp học sinh bổ sung
thêm vốn kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, gần gũi. Một số câu khẩu hiệu
như:
*/ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi: Practice makes perfect

*/ Giữ gìn trường lớp sạch sẽ: Keep your school clean and tidy
*/ Cách duy nhất để có một người bạn là chính mình phải là một người bạn:
The best way to have a friend is to be a friend yourself

13


*/ Muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học: want to know what to ask is a
good way to study.
*/ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường
sống: Love books as they are the source of knowledge which save our lives
*/ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng đinh mình:
study to know, to work, to live in harmony and to assert your ego.
*/ Học thầy không tày học bạn: better learn your friend than your teacher
*/ Bạn ơi nhớ lấy câu này
Rác đem ra phải bỏ ngay vào thùng
Không nên bỏ rác lung tung
Sạch trường sạch lớp ta cùng thi đua.
Please always keep in mind, put the trust in the dustbin. No discarding rubbish
disorderly.
Let’s completely to keep our school and classes clean and tidy.
4.4. Tăng cường môi trường giao tiếp thông qua các bài múa hát tập thể:
Đối với học sinh Tiểu học, được tham gia múa hát, vui chơi là các hoạt
động học sinh rất yêu thích, hứng thú và là một nhu cầu tất yếu.Thông qua việc
múa hát để giáo dục là một biện pháp phù hợp tâm lý học sinh Tiểu học. Chính
vì vậy, trong các giờ ra chơi, nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường
múa hát các bài hát tiếng Anh, các bài dân vũ như:
- Chicken dance

- Monkey dances


- The sun comes up

- Action verbs song.

Qua các bài hát trên học sinh hiểu thêm về văn hóa của người Anh, yêu
thích tiếng Anh hơn, từ đó giúp các em có động lực để học tiếng Anh, đồng thời
rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
5. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Việc đầu tư cơ sở vật chất là yếu tố hết sức quan trọng, là điều kiện
phương tiện hỗ trợ để đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học nâng
cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp, nhà trường có
đầy đủ mỗi lớp có phòng học riêng, mỗi phòng học nhà trường đã trang bị đầy
đủ máy chiếu, máy vi tính, màn chiếu, hệ thống âm thanh, hệ thống wi-fi cho tất
cả phòng học. Trang bị đầy đủ các bộ đồ dùng để giảng dạy tiếng Anh theo danh
14


mục tối thiểu mà Bộ quy định như thẻ từ, tranh, ảnh … Tiếp tục đầu tư phòng
học và sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh. Ngoài ra tiếp tục vận động giáo viên tự
làm đồ dùng dạy học.
Để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa và đảm bảo chất lượng sinh hoạt
câu lạc bộ tiếng Anh, nhà trường phải đầu tư thêm các tài liệu tham khảo, sách
tham khảo, sách truyện, trang phục, thiết bị đóng tiểu phẩm, trò chơi, băng hình,
các phần mềm hỗ trợ giảng dạy… phục vụ công tác tự bồi dưỡng của giáo viên
và học tập của học sinh.
6. Kết quả thực hiện:
Năm học 2015 – 2016 áp dụng kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới dạy học môn
tiếng Anh trong nhà trường, thu được kết quả như sau:
Tổng

Năm

số

Điểm 9; 10

Điểm 7; 8

Điểm 5; 6

Số

Số

Số

Tỷ lệ

học

học

2013 – 2014
2014 – 2015

sinh
1218
1169

890

921

73,1%
78,8%

256
218

2015-2016

1194

962

80,6%

208

lượng

lượng

Tỷ lệ
21,8%
18,6%
17,4
%

lượng


Tỷ lệ

Điểm dưới 5
Số
lượng

63
30

5,2%
2,6%

0
0

24

2%

0

Tỷ lệ

Qua bảng thống kê cho thấy chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, số
học sinh đạt điểm 9; 10 tăng so với năm học 2013-2014 là 7,5%, số học sinh đạt
điểm 5; 6 giảm 3,2%, kỹ năng nghe – nói của học sinh có nhiều tiến bộ. Hai năm
học qua nhà trường đều có học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh, năm học
2014-2015 có 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng, đặc biệt năm học 20152016 có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc về “Tài năng tiếng Anh” cấp
Quốc gia. Việc giao tiếp với mọi người xung quanh, với tập thể các em đã tự tin
hơn nhiều, các em đã say mê, hứng thú với việc học tiếng Anh, mở rộng môi

trường giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Điều đó chứng tỏ những biện pháp chỉ
đạo đổi mới dạy học môn tiếng Anh theo hướng tăng cường môi trường giao tiếp
ở trường tiểu học Ba Đình nêu trên có hiệu quả.
15


C. KẾT LUẬN
Chỉ đạo đổi mới dạy và học môn học tiếng Anh trong trường tiểu học là
việc làm quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh trong nhà
trường, là một nhiệm vụ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, mục
tiêu của dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đó là năng lực
ngoại ngữ sử dụng độc lập tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi
trường hội nhập.
Xuất phát từ thực trạng chỉ đạo dạy và học môn tiếng Anh ở trường tiểu
học Ba Đình, mặc dù việc giảng dạy môn tiếng Anh ở trường tiểu học còn mới
mẻ, giáo viên được đào tạo giảng dạy ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ
thông (chưa có hệ đào tạo cho tiểu học), việc đổi mới phương pháp giảng dạy
còn gặp nhiều khó khăn, song trường tiểu học Ba Đình đã tìm ra một số biện
pháp hữu hiệu trong việc đổi mới dạy học môn tiếng Anh cho học sinh và đã đạt
kết quả tốt. Đó là các biện pháp như sau:
1. Tổ chức công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
viên và phụ huynh học sinh đối với việc dạy và học môn tiếng Anh trong nhà
trường, đặc biệt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường môi
trường giao tiếp cho học sinh, để đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay.
2. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo đối với việc đổi mới dạy và học
môn tiếng Anh.
3. Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, đây là yếu tố
quyết định chất lượng dạy và học. Đội ngũ giảng dạy phải đủ về số lượng, đảm
bảo trình độ chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ. Có nhiều hình thức bồi dưỡng giáo
viên, tăng cường tự học và giao lưu, chia sẻ, học hỏi với đội ngũ trong và ngoài

trường, học hỏi thông qua các chương trình kết nối, các diễn đàn dạy học ngoại
ngữ trên Internet.
4. Tạo môi trường giao tiếp tích cực cho học sinh dưới nhiều hình thức
phong phú. Thông qua các hoạt động này vừa giúp các em củng cố kiến thức

16


một cách nhẹ nhàng, vui nhộn, học mà vui – vui mà học, phù hợp tâm lý lứa tuổi
tiểu học, đồng thời rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh rất hiệu quả.
5. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học, đây
là yếu tố quan trọng cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành
công hay không. Chính vì vậy, nhà trường đã quan tâm khai thác tối đa những
trang thiết bị hiện có, phát động giáo viên tự là đồ dùng dạy học. Trong điều
kiện kinh phí còn khó khăn, nhà trường rà soát ưu tiên mua sắm bổ sung thêm
những trang thiết bị thật cần thiết, đáp ứng nhu cầu mới phương pháp dạy học.
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, vừa tạo tiền đề, vừa hỗ trợ
thúc đẩy lẫn nhau và cần phải được triển khai một cách đồng bộ. Vấn đề quan
trọng là phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình từng địa bàn,
từng nhà trường và cũng tùy từng thời điểm để vừa chỉ đạo đồng thời tất cả các
biện pháp trên vừa chú ý những biện pháp ưu tiên.
Do điều kiện thời gian có hạn, chắc chắn đề tài còn nhiều khiếm khuyết,
tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp để đề tài hoàn thiện hơn,
nhằm chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh trong
trường Tiểu học.
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VI

không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Đỗ Thị Hạnh

MỤC LỤC
Trang
17


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………..2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………….2
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………………… 2
B. NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận

1. Những nét đặc thù cơ bản của học sinh Tiểu học trong quá trình học tiếng
Anh………………………………………………………………………2
2. Nguyên lý dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học………………………..4
II.

Thực trạng dạy học tiếng Anh của trường Tiểu học Ba Đình

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của phường Ba Đình, trường
Tiểu học Ba Đình…………………………………………………………4
2. Thực trạng dạy và học tiếng Anh của trường Tiểu học Ba Đình…………5
III.


Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới dạy học môn tiếng Anh ở trường
Tiểu học Ba Đình

1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền……………………………………….7
2. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo……………………………………..8
3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy học tiếng Anh…………………………..9
4. Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh……………………..11
5. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…………………...14
6. Kết quả thực hiện…………………………………………………………15
C. KẾT LUẬN

18



×