Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4b trường tiểu học ái thượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.14 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

2.3. Các Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao kiến thức chuyên môn của giáo viên

5

2.3.2. Biện pháp 2: Củng cố cho học sinh những quy tắc chính tả cơ bản

6

2.3.3. Biện pháp 3: Cung cấp cho học sinh các mẹo luật chính tả

7

2.3.4. Biện pháp 4: Rèn đọc đi đôi với luyện viết chính tả

11

2.3.5. Biện pháp 5: Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp

12


2.3.6. Biện pháp 6: Giúp học sinh hiểu nghĩa của tư

13

2.3.7. Biện pháp 7: Hướng dẫn học sinh phát hiện và tự sửa lỗi

14

2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường

14

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

16

3.2. Kiến nghị

16

16


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Tiếng Việt là một trong những môn học rất quan
trọng của bậc tiểu học. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như: nghe,
nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư
duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, xã hội, tự
nhiên và con người. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. [4].
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Mỗi
một phân môn đều có nhiệm vụ quan trọng. Chính tả cũng vậy. Đây là phân môn
có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Nó đảm nhận một
phần trọng trách không nhỏ trong việc hình thành và phát triển ở học sinh một
số kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như: kỹ năng viết ( kết hợp kĩ năng nghe). Thông
qua học Chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ
năng, kỹ xảo chính tả. Có kĩ năng chính tả thành thạo sẽ giúp các em học tập,
giao tiếp được thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra
Chính tả còn có nhiệm vụ bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng tình cảm tốt
đẹp, giúp học sinh hình thành nhân cách con người qua chữ viết; rèn luyện cho
học sinh tính cẩn thận, kiên nhẫn và óc thẩm mĩ.
Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên việc rèn cho học sinh viết đúng
chính tả là một vấn đề hết sức cần thiết và đáng được quan tâm nhiều hơn ở các
trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Tuy nhiên trong thực tế hiện
nay, qua dự giờ đồng nghiệp cũng như việc kiểm tra vở học sinh tôi nhận thấy:
tình trạng viết sai chính tả ở học sinh trường tôi xảy ra khá phổ biến. Đặc biệt
đối với học sinh ở vùng nông thôn, học sinh người dân tộc, do đặc điểm phát âm
của vùng phương ngữ “nói sao viết vậy” càng làm cho tình trạng viết sai chính
tả thêm nghiêm trọng.
Là giáo viên đứng lớp, trước thực trạng này, tôi thực sự rất lo lắng và trăn
trở. Bởi lẽ: việc viết sai chính tả đem lại rất nhiều tai hại. Nó ảnh hưởng không
nhỏ tới kết quả học tập của học sinh trong phân môn Chính tả nói riêng và môn
Tiếng Việt nói chung; đồng thời nó ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục trong nhà
trường cũng như hiệu quả giao tiếp của các em. Sai chính tả là vi phạm chuẩn

mực ngôn ngữ. Nó chứng tỏ sự thiếu hụt tri thức văn hóa của người viết. Sai
chính tả sẽ làm giảm hiệu quả thông tin, nhiều khi làm người đọc hiểu sai ý định
của người viết và gây phản cảm cho người tiếp nhận văn bản.
Xuất phát tư thực tiễn trên, tôi nghĩ mình cần phải làm gì đó để giúp các
em khắc phục lỗi chính tả, nâng cao chất lượng chữ viết cho các em, giúp các
em có kết quả cao trong học tập. Với mong muốn đó, tôi mạnh dạn đưa ra “
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu
học Ái Thượng.”
1


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến này là giúp học sinh nắm vững hơn
các quy tắc chính tả cũng như một số mẹo luật chính tả tư đó rèn kĩ năng viết
đúng chính tả, góp phần vào việc nâng cao kết quả học tập của học sinh cũng
như chất lượng của phân môn Chính tả tại trường; đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho các em học tốt các môn học khác.
Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân, giúp bản thân tích lũy
thêm kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Chính tả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu
học Ái Thượng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu lí luận của ngôn ngữ viết, tầm quan trọng của chữ viết; mục
tiêu, nhiệm vụ của phân môn Chính tả; thực trạng viết chính tả của học sinh,
nguyên nhân của thực trạng đó.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Khảo sát thực trạng bài viết chính tả của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học
Ái Thượng. Chấm bài, phân loại bài viết theo tưng mức độ.
+ Phương pháp thực nghiệm:
Vận dụng các biện pháp thực nghiệm vào thực tế giảng dạy của lớp phụ
trách. Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học để kiểm tra tính khả thi
của Sáng kiến kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong ngôn ngữ học, chính tả của một ngôn ngữ là một hệ thống các quy
tắc ghi chép lại lời nói được cộng đồng người sử dụng chấp nhận một cách chính
thức. Theo một số tư điển: “ Chính tả là phép viết đúng, là lối viết kết hợp với
chuẩn, là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn
ngữ.” [2].
Mục tiêu của phân môn Chính tả nhằm: Hình thành ở học sinh kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt, trong đó đặc biệt chú ý tới kĩ năng viết. Chính tả cung cấp cho
học sinh một số kiến thức về chữ viết như: cấu tạo chữ, vị trí dấu thanh, quy tắc
chính tả. Ngoài ra phân môn Chính tả còn góp phần rèn luyện cho học sinh các
thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, thay thế, so sánh. [4].
Cùng với phân môn Tập Viết, phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp học
sinh củng cố và hoàn thiện các tri thức cơ bản về hệ thống ngữ âm và chữ viết
Tiếng Việt. Hình thành thói quen cẩn thận, sạch sẽ, kiên trì và rèn luyện cho học
sinh tính cẩn thận, sự quan sát tinh tế, hướng tới cái đẹp.
Chính tả còn có vị trí hết sức quan trọng là rèn cho học sinh thói quen viết
chữ, ghi Tiếng Việt đúng và chuẩn. Đối với học sinh tiểu học, biết viết là điều
2


kiện để các em học tập các môn học khác trong chương trình. Viết đúng chính tả
giúp học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học
tập, trong việc viết các văn bản, thư tư,….

Như vậy, rõ ràng việc viết đúng chính tả không chỉ đơn giản là viết xong
để đấy mà sâu hơn nữa còn phải giúp các em hiểu được nội dung văn bản, biết
được mình đang viết gì và cần viết cái gì để nắm được cái hay, cái đẹp trong
tưng câu chữ và hiểu được ý nghĩa của chúng.
Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả
chủ yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể
hiện bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định.
Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở viết đúng.
Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết. Tuy
nhiên nếu với nguyên tắc này ở một số địa phương phát âm lệch chuẩn, học sinh
không thể dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của địa phương nhất định
nào đó vì phát âm sai lệch so với chính âm. Giáo viên phải sửa chữa, vạch rõ
cách phát âm sai lệch phương ngữ để các em hiểu rõ và tự sửa chữa. [5].
Tư cơ sở lí luận trên, để hạn chế lỗi chính tả cho học sinh, giúp học sinh
khắc phục lỗi chính tả một cách có hiệu quả, giáo viên cần phải nắm được mục
tiêu, nhiệm vụ cơ bản của phân môn Chính tả là giúp học sinh nắm vững quy tắc
chính tả, hình thành kỹ năng chính tả; phải nắm được cơ sở của dạy chính tả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Đối với giáo viên:
Qua quá trình giảng dạy, qua dự giờ giáo viên, tôi thấy thực trạng việc dạy
Chính tả của giáo viên Trường Tiểu học Ái Thượng như sau:
- Giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, biết vận dụng các hình thức
dạy học vào các bài dạy cụ thể. Song phần lớn các tiết dạy học Chính tả chưa
được giáo viên đầu tư, chú trọng nhiều.
- Cách dạy của giáo viên thường phụ thuộc vào sách hướng dẫn, chưa có
tính sáng tạo. Giáo viên chưa mạnh dạn đưa những sáng kiến, ý tưởng của mình
vào quá trình giảng dạy.
- Giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh các quy tắc, mẹo luật
chính tả qua các bài viết hoặc bài tập.
- Hướng dẫn học sinh viết các tư khó, dễ lẫn chưa cụ thể, chưa chi tiết;

sửa các lỗi chính tả một cách qua loa, chưa chỉ rõ cách khắc phục các lỗi đó
cho học sinh.
- Chưa chú ý nhiều đến việc rèn chính tả cho học sinh trong các môn
học khác.
b. Đối với học sinh:
Để nắm rõ thực trạng viết chính tả của học sinh, tôi đã tổ chức kiểm tra vở
Chính tả của học sinh các lớp 4 trong toàn trường. Sau khi kiểm tra tôi nhận
thấy:
- Chữ viết của các em chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả: không viết hoa
danh tư riêng, viết sai phụ âm đầu, vần, âm cuối. Cụ thể các lỗi chính tả phổ
biến như sau:
3


a. Lỗi về âm đầu:
Học sinh thường lẫn lộn các chữ cái ghi âm đầu sau đây:
- Lẫn lộn ch/tr:
Ví dụ: kể truyện, câu truyện, trân dung, ý trí,…
chuyện kể, quyển chuyện, buổi chưa, chiến chanh, chung thực, ...
- Lẫn lộn x/s:
Ví dụ: trong sanh, súc sích, sì dầu, tóc soăn,…
trong xạch, xuôn xẻ, xa mạc, hoa xen, cây xim,…
- Lẫn lộn r/d/gi :
Ví dụ: + r/d: cá dô, da chơi, da vào, vóc giáng, tham da,……
+ r/gi: ra vị, ra hạn, tăng ra, tham ra
+ d/gi: dày giép, da đình, để giành, dành giật, …..
- Lẫn lộn gh/g; ng /ngh:
Ví dụ: gập gềnh, gi nhớ, gê sợ,…
ngỉ ngơi , nge ngóng…
- Lẫn lộn c/k/q:

Ví dụ: c/q: cái quốc, cuốc ca,…
c/k: cêu gọi, con ciến, céo co,…
- Lẫn lộn giữa b và v:
Ví dụ: với - viết thành: bới; bạn- viết thành: vạn
( Đối với học sinh dân tộc Thái thường mắc phải lỗi này)
b) Lỗi về vần:
- Lẫn lộn giữa ua và ươ, uyên và iên, uyu và iu,ang và oang.
Ví dụ: thuở -> thủa,…
kể chuyện -> kể chiện, …
khúc khuỷu -> khúc khỉu,…
+ Lẫn lộn giữa au và âu:
Ví dụ: giống nhau -> giống nhâu
(Lỗi này thường xảy ra đối với học sinh dân tộc Mường)
c) Lỗi về dấu thanh:
+ Lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã
Ví dụ: sửa xe -> sữa xe, giữ gìn -> giử gìn, dỗ dành -> dổ dành
d) Lỗi về âm cuối i/y:
Ví dụ: tay chân -> tai chân, may vá -> mai vá, ngày đêm -> ngài đêm.
Ngoài việc kiểm tra vở học sinh các lớp 4, tôi còn tiến hành khảo sát chất
lượng viết chính tả của học sinh lớp mình phụ trách với đề bài: Nghe - viết bài:
Mười năm cõng bạn đi học.
Sau khi chấm điểm, tổng hợp tôi thu được kết quả như sau:
Viết đúng chính tả
Viết sai chính tả
Tiêu chí đánh giá
Sĩ số
SL
TL
SL
TL

Danh tư riêng
25
18
72%
7
28%
Phụ âm đầu
25
17
68%
8
32%
Vần, âm cuối
Dấu thanh

25
25

19
20

76%
80%

6
5

24%
20%
4



* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
+ Về giáo viên:
- Một số ít giáo viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nắm kiến thức
về chính tả chưa thật sâu, chưa coi trọng nhiều đến việc rèn kĩ năng viết chính tả
cho học sinh.
- Chưa chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra các biện pháp sửa lỗi chính
tả cho học sinh một cách có hiệu quả.
- Chưa chú ý nhiều đến đặc điểm phương ngữ vùng miền (miền Bắc),
tiếng địa phương ( tiếng dân tộc).
- Vẫn còn một số ít giáo viên viết chưa đẹp, phát âm chưa thật chuẩn
( tiếng địa phương), chữ viết không đúng mẫu nên không nêu gương được cho
học sinh.
+ Về học sinh:
- Do chưa nắm chắc các quy tắc chính tả ở một số trường hợp cơ bản
( k/c/q, ch/tr và r/d/gi, s/x ) nên các em viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy.
- Một số học sinh đọc chậm, phát âm chưa chuẩn. Vì thế các em không
nhớ chữ ghi âm, tiếng và tư dẫn đến không nhớ cách viết tư đó như thế nào.
- Do chưa hiểu hết nghĩa của tư. Vốn tư ngữ tích lũy còn rất hạn chế nên
hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh.
- Do phát âm phương ngữ (miền bắc), phát âm tiếng địa phương (tiếng
dân tộc).
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Xuất phát tư thực trạng trên, tôi đã phân tích, tìm tòi và mạnh dạn đưa ra
một số biện pháp nhằm khắc phục lỗi chính tả cho học sinh như sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao kiến thức chuyên môn của giáo viên
- Tìm đọc các tài liệu liên quan đến việc dạy chính tả như: “ Dạy học
Chính tả”, “Tư điển chính tả”, “Sổ tay chính tả”.
- Thường xuyên rèn luyện chữ viết của bản thân, mẫu mực về chữ viết ở

bảng lớp, ở lời phê để làm gương cho học sinh học tập và noi theo. Chú ý cách
phát âm chuẩn.
- Hướng dẫn học sinh viết các tư khó, dễ lẫn cần phải hướng dẫn cụ thể,
chi tiết để học sinh thấy rõ cách viết tiếng, tư khó đó.
- Chấm và sửa lỗi chính tả cho học sinh thường xuyên và chỉ rõ cách
khắc phục các lỗi đó cho học sinh.
- Thống kê cụ thể những lỗi học sinh thường mắc phải, trên cơ sở đó có kế
hoạch phụ đạo thích hợp với tưng đối tượng.
- Xác định chính xác các lỗi chính tả học sinh thường mắc phải, để tư đó
lựa chọn bài tập chính tả sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình
(đối với dạng bài tập lựa chọn).
- Nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho
phù hợp, gây được hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ
các quy tắc chính tả và vận dụng để viết đúng. Thường xuyên củng cố và khắc
sâu cho học sinh các quy tắc, mẹo luật chính tả qua các bài viết hoặc bài tập.
5


- Chú trọng rèn chính tả cho học sinh trong tất cả các giờ học. Động viên,
tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ về chữ viết, có ý thức giữ vở
sạch, viết chữ đẹp để khích lệ tinh thần học tập của các em.
2.3.2. Biện pháp 2: Củng cố cho học sinh những quy tắc chính tả cơ bản:
Trong quá trình dạy học, việc củng cố kiến thức cho học sinh là một công
việc rất quan trọng và không thể thiếu của mỗi giáo viên. Nhờ củng cố kiến thức
mà học sinh có thể khắc sâu, hệ thống, khái quát những kiến thức đã học. Đối
với phân môn Chính tả, việc củng cố lại các quy tắc chính tả không những giúp
các em nhớ lại kiến thức chính tả mà còn giúp các em vận dụng kiến thức đó để
viết chính tả, làm bài tập,… tránh được các lỗi chính tả trong quá trình viết.
Tùy vào kiến thức tưng bài cũng như tùy vào việc mắc lỗi chính tả của
học sinh mà trong quá trình dạy học giáo viên củng cố lại các quy tắc chính tả

cơ bản cho học sinh sao cho hợp lý.
Ví dụ 1: Khi dạy bài chính tả Mười năm cõng bạn đi học (tuần 2), cũng
như những tiết Chính tả khác, ở bước đọc mẫu đoạn chính tả, tôi chú ý đọc to, rõ
ràng, phát âm theo đúng chuẩn kết hợp yêu cầu các em theo dõi tưng câu chữ
trong sách. Sau khi đọc mẫu bài chính tả, tôi cho học sinh đọc thầm đoạn văn,
chú ý đọc chậm, đọc kĩ để ghi nhớ cách viết và tìm ra các hiện tượng chính tả
khó viết. Sau đó tôi cho các em viết những hiện tượng chính tả khó viết vào
bảng con. Sau mỗi lần viết tôi quan sát, nếu học sinh viết đúng tôi không nhắc
lại cách viết, nếu học sinh viết sai, tôi hướng dẫn cụ thể cho các em về cách viết
trong tưng trường hợp. Ví dụ như:
* Tư “ gập ghềnh”:
+ Trước tiên tôi phân tích cấu tạo của chữ: gập = g + âp + thanh nặng;
ghềnh = gh + ênh + thanh huyền.
+ Sau đó tôi đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ nhớ lại cách viết g/gh: Tại
sao lại viết như vậy? ( Học sinh suy nghĩ trả lời ).
+ Cuối cùng tôi củng cố lại quy tắc viết g/gh
- gh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê: ghi nhớ, ghé thăm, ghê gớm,..
- g chỉ kết hợp với các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ: gai góc,
gưng, gươm, guồng nước,...
Ngoài ra tôi củng cố thêm cho học sinh về cách viết ngh, ng:
- ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê, ia: nghiên cứu, suy nghĩ,..
- ng chỉ kết hợp với các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ
* Tư “ khúc khuỷu”:
- Trước tiên tôi cũng phân tích: khuỷu = kh + uyu + thanh hỏi.
- Sau đó tôi lưu ý học sinh: Vần uyu chỉ xuất hiện trong các tư: khuỷu
tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân.
Ngoài ra tôi lưu ý thêm vần oeo: vần oeo chỉ xuất hiện trong các tư ngoằn
ngoèo, khoèo chân. Vần uya: chỉ xuất hiện trong đêm khuya, giấy pơ- luya,
péc-mơ -tuya.
Ví dụ 2: Khi dạy bài chính tả Sầu riêng ( tuần 22), tôi thấy trong bài có


6


một số tư mà một số học sinh lớp tôi thường hay viết sai như: nhụy viết thành
nhụi, kiến viết là ciến. Điều này chứng tỏ các em chưa nắm vững các quy tắc
chính tả cơ bản vì vậy khi hướng dẫn học sinh viết tư khó, tôi giúp học sinh củng
cố lại một số quy tắc chính tả c/k/q và quy tắc viết i/y như sau:
+ Quy tắc viết k/c/q
- q chỉ đứng trước âm đệm u: quê quán, quyên góp, cam quýt,…
- k chỉ kết hợp được với các nguyên âm i, e, ê, iê, ia: kim chỉ, thước kẻ,
kể chuyện, kiên quyết, bên kia,….
+ Qui tắc viết âm i, y
- Viết là y khi:
+ Đứng sau âm đệm u: huy, tuy, thúy, nhụy…
+ Đứng sau nguyên âm â: dây
+ Đứng trước ê khi chữ đó không có âm đầu: yêu, yết, yếm, …
+ Đứng một mình đối với tư thuần Việt: y tá, y tế, lương y, y hệt, y phục,.
- Viết là i khi :
+ Đứng trước âm cuối là phụ âm mà phần vần không có âm đệm: kim,
tím, tin, thích, xinh,…
+ Đứng trước a khi chữ đó không có âm đệm: lía, kia, chia,…
+ Đứng một mình đối với tư gốc Hán: âm ỉ, ì ạch, lợn ỉ, í ới,…
- Viết i hay y đều đúng trong trường hợp có âm tiết mở: Châu Mĩ/Châu
Mỹ, Địa lí/Địa lý, Bác sĩ/Bác sỹ (giáo viên nên khuyến khích học sinh viết là i )
- Cần phân biệt nghĩa để viết i hoặc y: bàn tay - lỗ tai; ngày mai - may
mắn; khoái chí - cái khoáy âm dương.
Ví dụ 3: Đối với bài chính tả Họa sĩ Tô Ngọc Vân ( tuần 24) , đây là bài
có rất nhiều tên riêng cần viết hoa. Khi dạy bài này, ở phần hướng dẫn viết tư
khó, tôi phân loại các tư khó theo nhóm và gợi ý hướng dẫn các em cách viết.

Cụ thể:
- Tên người, tên địa lí Việt Nam: Tô Ngọc Vân, Điện Biên Phủ: Viết
hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng.
- Tên các cơ quan Việt Nam: Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương:
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.
- Tên gọi các sự kiện lịch sử: Cách mạng tháng Tám: Viết hoa chữ cái
đầu của tiếng tạo thành sự kiện và tên sự kiện.
- Tên các tác phẩm: Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên
hoa sen : Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất tạo thành tên tác phẩm.
2.3.3. Biện pháp 3: Cung cấp cho học sinh các mẹo luật chính tả
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt tư, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Vì vậy trong
quá trình dạy học, ngoài việc giúp học sinh củng cố lại các quy tắc chính tả cơ
bản thì tôi còn cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật chính tả khác mà
trong chương trình không có.
Trong quá trình dạy học, tùy vào nội dung kiến thức của tưng bài, tôi dành
thời gian để cung cấp, lưu ý cho học sinh các mẹo luật chính tả đơn giản có liên
quan đến nội dung bài học như: Mẹo phân biệt ch/tr; s/x; d/r/gi hoặc phân biệt
7


các dấu thanh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài chính tả Người viết truyện thật thà ( tuần 6), ở phần
luyện tập, đối với bài tập 3 ( Tìm các từ láy có tiếng chứa âm s, có tiếng chứa
âm x, có tiếng chứa thanh hỏi, có tiếng chứa thanh ngã), trước tiên tôi cho học
sinh làm việc theo nhóm đôi, thảo luận tìm và viết ra các tư theo yêu cầu. Sau đó
tôi cho các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, chốt lại các tư viết đúng.
Để học sinh nắm vững hơn về cách viết s/x, thanh hỏi, thanh ngã, tôi
cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo chính tả như sau:
* Mẹo phân biệt s/ x

+ Mẹo láy âm:
- s và x không cùng xuất hiện trong một tư láy âm. Do vậy chỉ có trường
hợp láy x – x hoặc s – s ( trư trường hợp ngoài lệ: xuất sắc)
Ví dụ: + xuề xòa, xoay xở, xoành xoạch, xoèn xoẹt, xí xóa, xôn xao, xàm
xỡ, xấp xỉ, xao xuyến, xum xuê, xấu xí, ….
+ sắc sảo, sục sạo, sung sướng, sành sỏi, sát sao, sỗ sàng, sáng
sủa, sáng suốt, sạch sẽ,….
- Chỉ có tiếng có âm đầu x mới láy với tiếng có âm đầu khác, còn tiếng có
âm đầu s không có khả năng này.
Ví dụ: lao xao, liêu xiêu, loăn xoăn, lòa xòa, liểng xiểng, lộn xộn, xoi
mói, xích mích,…
* Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với tư láy.
+ Đối với từ láy âm:
- Đa số âm tiết có thanh sắc đi với âm tiết có thanh hỏi.
Ví dụ: Bé bỏng, bóng bẩy, bướng bỉnh, cáu kỉnh, cứng cỏi, gắt gỏng,
kháu khỉnh, hắt hủi, hóm hỉnh, hiểm hóc, hớn hở, lấp lửng, láu lỉnh, lém lỉnh,
mát mẻ, mới mẻ, nức nở, nhảm nhí, phấp phỏng, rải rác, tấp tểnh, tỉnh táo,
thẳng thắn,…..
- Đa số âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh hỏi.
Ví dụ: Bảnh bao, bỏ bê, da dẻ, dai dẳng, đon đả, gây gổ, hả hê, hở hang,
lẻ loi, leo lẻo, mỏng manh, mở mang, nể nang, nham nhở, nhỏ nhoi, thong thả,
thơ thẩn, rủ rê, …
( Một số trường hợp ngoại lệ: Âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có
thanh ngã: khe khẽ, lam lũ, ngoan ngoãn, se sẽ, trơ trẽn, ve vãn.)
- Đa số âm tiết có thanh huyền đi với âm tiết có thanh ngã.
Ví dụ: Bão bùng, bẽ bàng, buồn bã, còm cõi, dễ dàng, đẫy đà, hãi hùng,
hỗn hào, hững hờ, kĩ càng, lỡ làng, lững lờ, mỡ màng, ngỡ ngàng, phè phỡn,
phũ phàng, rõ ràng, rầu rĩ, rũ rượi, sàm sỡ, sỗ sàng, sững sờ, sừng sững, tầm tã,
tròn trĩnh, vững vàng, vỗ về, vờ vĩnh, …..
( Một số trường hợp ngoại lệ: Âm tiết có thanh huyền đi với âm tiết có

thanh hỏi: Bền bỉ, chàng hảng, chồm hổm, chèo bẻo, mình mẩy, niềm nở, ….)
- Đa số âm tiết có thanh nặng đi với âm tiết có thanh ngã.
Ví dụ: Bụ bẫm, chễm chệ, chững chạc, chặt chẽ, chập chững, doạ dẫm,
dựa dẫm, đẹp đẽ, đĩnh đạc, gạ gẫm, gãy gọn, gỡ gạc, gần gũi, giãy giụa, gọn
8


ghẽ, khập khiễng, lạnh lẽo, lặng lẽ, lạc lõng, nhễ nhại, nhẵn nhụi, ngặt nghẽo,
ngỗ ngược, õng ẹo, rộn rã, rũ rượi, sạch sẽ, vạm vỡ, vặt vãnh, vội vã,...
( Ngoại lệ: Âm tiết có thanh nặng đi với thanh hỏi: gọn lỏn, nhỏ nhặt,
vẻn vẹn, …..).
+ Đối với từ láy vần:
- Thanh hỏi và thanh ngã không cùng xuất hiện trong tư láy đôi. Vì vậy
chỉ có trường hợp cả hai tiếng đều là thanh hỏi hoặc đều là thanh ngã.
Ví dụ: lả tả, lải nhải, lảng vảng, lẩn thẩn, lẩy bẩy, lổm ngổm, lởm chởm,
lởn vởn, lủng củng, tẩn mẩn, tủn mủn, xởi lởi, đủng đỉnh, hể hả, …
lỗ chỗ, lã chã, lẽo đẽo, lững thững, nhõng nhẽo, …
Ví dụ 2: Khi dạy bài chính tả Cánh diều tuổi thơ ( tuần 15), ở phần
luyện tập, đối với bài tập 2, tôi lựa chọn câu a ( tìm tên các đồ chơi hoặc trò
chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc bắt đầu bằng ch ) cho học sinh làm.
Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu yêu cầu đề. Sau đó tôi hướng dẫn học
sinh làm bài dưới hình thức chơi trò chơi “ Thi tiếp sức”. Sau khi nhận xét kết
quả bài làm của học sinh và tổng kết trò chơi tôi cung cấp thêm cho học sinh các
mẹo viết chính tả ch/tr như sau:
* Mẹo từ vựng:
- Đa số các danh tư chỉ quan hệ thân thuộc của những người trong gia
đình, các danh tư chỉ tên các đồ vật trong nhà, các danh tư chỉ tên con vật; các tư
có ý nghĩa phủ định đều viết là ch. Ví dụ:
+ Danh tư chỉ quan hệ thân thuộc của những người trong gia đình: cháu,
chắt, chút, chít, cha, chú, chồng, chị, …

+ Danh tư chỉ tên các đồ vật trong nhà: cái chổi, cái chén, cái chăn, cái
chiếu, cái chõng, cái chai, cái chum, cái chạn, cái chuông, cái chiêng, cái
chĩnh,… ( ngoại trư cái tráp là đồ vật ít dùng).
+ Danh tư chỉ tên các con vật: chuồn chuồn, châu chấu, chào mào,
chiền chiện, chèo bẻo, chìa vôi, chồn, chó, chuột,….
+ Các tư có ý nghĩa phủ định đều viết là ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…
* Mẹo kết hợp:
- Chữ tr không bao đứng trước vần có oa, oă, oe, uê. Do đó nếu gặp các
dạng này ta chọn ch để viết chứ không chọn tr.
Ví dụ: sáng choang, áo choàng, choáng váng, chập choạng, ... loắt
choắt, chích choè, chí chóe, chuệch choạc, chuếnh choáng, …..
Ví dụ 3: Khi dạy bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (tuần 27), ở bài
tập 2 ( tìm 3 trường hợp viết với s, không viết với x ; 3 trường hợp viết với x
không viết với s), tôi tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 6 trong thời gian 5
phút. Cách làm như sau:
- Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu đề, sau đó tôi chia nhóm và hướng
dẫn cách làm việc theo nhóm.
- Tiếp theo, tôi phát phiếu học tập cho các nhóm ( mỗi nhóm một tờ
phiếu to có ghi sẵn nội dung bài tập).
- Cho các nhóm làm bài theo thời gian quy đinh.
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng trình bày kết quả -> Lớp nhận xét.
9


Sau khi chữa bài, tôi lưu ý thêm cho các em mẹo viết chính tả s/x và cho
các em ghi vào sổ tay chính tả.
+ Mẹo kết hợp:
S không kết hợp với vần có âm đệm, chỉ có x kết hợp với vần có âm đệm.
Ví dụ: xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xoen xoét, xuề
xòa, xuyên qua, quả xoài, tóc xõa, xao xuyến, xúc xích, mùa xuân, …

( trư một số trường hợp ngoại lệ như: rà soát, kiểm soát, soạn bài, soạn
giả, suất khẩu, suýt soát, sột soạt, sờ soạng )
+ Mẹo từ vựng:
- Hầu hết các tư chỉ tên thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu
nướng, ăn uống thường viết là x.
Ví dụ: xúc xích, xôi, xa lát, lạp xường, xì dầu, cái xoong, cái xanh,….
- Các tư là động tư, tính tư thường viết là x: xào, xúc, xoa, xẻ, xem,
xách, xay, xát, xanh, xám xịt, ….
Ví dụ 4: Khi dạy bài chính tả Đường đi Sa Pa ( tuần 30), khi học sinh
làm xong bài tập 2 ( tìm từ có tiếng có âm đầu là r/d/gi kết hợp với vần ong,
ông, ưa…..), tôi cùng các em chữa bài, sau đó tôi cung cấp thêm cho học sinh
mẹo viết chính tả r/d/gi như sau:
+ Mẹo kết hợp:
- r và gi không kết hợp với vần có âm đệm, chỉ có d kết hợp được với vần
có âm đệm.
Ví dụ: doạ nạt, kinh doanh, duyệt binh, duy trì, vô duyên, ….
( Trừ một trường hợp ngoại lệ: roa trong dây cu-roa ).
+ Mẹo láy âm:
Cả r, d và gi đều có tư láy âm. Nếu gặp trường hợp này ta chọn cả hai
tiếng đều là r, d hoặc gi.
Ví dụ: - réo rắt, ríu rít, rì rào, réo rắt, run rẩy, ….
- dai dẳng, dạt dào, dãi dầu, dằng dặc,…..
- giục giã, giãy giụa, già giặn, giấm giúi,
+ Mẹo láv vần:
- Chỉ có tiếng có âm đầu là r láy với tiếng có âm đầu là b và c ( k), còn d
và gi thì không.
Ví dụ: bứt rứt, bịn rịn, cập rập, cà rà, bêu rếu, co ro, ….
- Tiếng có âm đầu d thường láy với tiếng có âm đầu là l, tiếng có âm đầu
là gi thường láy với tiếng có âm đầu là n.
Ví dụ: - lim dim, lò dò, lai dai, ...

- gian nan, gieo neo, giãy nảy,…
- Những tư láy mô tả tiếng động, gợi tả âm thanh đều viết là r.
Ví dụ: róc rách, rào rào, réo rắt, răng rắc, rì rầm, reng reng, ríu rít, ….
- Trong cấu tạo tư ghép giữa r, d và gi. Chỉ có tư ghép có tiếng có âm
đầu gi kết hợp với tiếng có âm đầu d còn tiếng có âm đầu r không kết hợp với
tiếng có âm đầu là d hoặc tiếng có âm đầu r không kết hợp với tiếng có âm
đầu gi.
Ví dụ: già dặn, giáo dục, giao dịch, giả dối, giản dị, giao du, giảng dạy,
10


giận dữ, gian dối, giận dỗi, giao duyên,…
Ví dụ 5: Khi dạy bài chính tả Ngắm trăng. Không đề ( tuần 33), ở phần
luyện tập, đối với bài tập 3, tôi lựa chọn câu a ( tìm từ láy trong đó tiếng nào
cũng bắt đầu bằng tr hoặc bắt đầu bằng ch )cho học sinh làm.
Với bài tập này, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi, tìm nhanh
các tư láy theo yêu cầu, sau đó tôi cho các nhóm trình bày kết quả rồi kết luận
đúng sai.
Để học sinh hiểu biết thêm về các tư láy có chứa tr/ch, tôi cung cấp thêm
cho học sinh mẹo viết chính tả ch/tr như sau:
+ Mẹo láy âm: tr và ch không cùng xuất hiện trong một tư láy âm. Do
vậy chỉ có trường hợp láy tr-tr hoặc ch-ch chứ không trường hợp láy có tr-ch
hoặc ch- tr.
Ví dụ: - trơ tráo, tròn trĩnh, trập trùng, trùng trục, trăn trở, …..
- chăm chỉ, chập chững, chông chênh, chân chất,…
+ Mẹo láy vần: Trong các tư láy vần chỉ có tiếng có âm đầu là ch đứng ở
vị trí thứ nhất hoặc ch đứng ở vị trí thứ hai. Ví dụ:
- Ch đứng ở vị trí thứ nhất: chót vót, cheo leo, chơi vơi, chênh vênh,
chói lọi, chìm lỉm, …
- Ch đứng ở vị trí thứ hai: loạng choạng, loắt choắt, lởm chởm, lanh

chanh, lau chau, lã chã, …
( trư một số trường hợp ngoại lệ: trót lọt, trọc lóc, trụi lụi, trẹt lét )
2.3.4. Biện pháp 4: Rèn đọc đi đôi với luyện viết chính tả
Như chúng ta đã biết: đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh đọc còn
chậm và đọc sai nhiều thì không thể viết đúng chính tả. Trong lớp tôi có 2 học
sinh đọc chậm nên tỉ lệ viết sai chính tả của 2 em này nhiều hơn những em khác.
Vì vậy đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện đọc
cho các em bằng cách:
- Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn tập đọc mà cả ở các
môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho tưng em.
- Phân công học sinh giỏi đọc bài cùng các em khi luyện đọc trong nhóm
- Giao bài cho các em luyện đọc và viết bài ở nhà, ngày hôm sau tôi kiểm
tra và nhận xét.
- Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ,
rồi nhớ- viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc.
- Đấu mối với phụ huynh giúp các em luyện đọc ở nhà.
Ngoài việc đọc thông thạo thì học sinh còn phải đọc đúng chuẩn. Đúng
chuẩn ở đây có nghĩa là phải phát âm đúng tiếng phổ thông. Thực tế cho thấy, do
đặc điểm phát âm của vùng phương ngữ làm cho người ta dễ “nói sao viết vậy”.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả.
Vì vậy để sửa sai chính tả do phát âm, trước hết phải rèn luyện cho học sinh kỹ
năng đọc. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ cách phát âm của mỗi
người, mỗi vùng khác nhau đã thành thói quen rất khó sửa nên giáo viên cần
kiên trì.
11


Để khắc phục tình trạng viết sai chính tả do phát âm tiếng địa phương,
trong quá trình dạy học, tôi luôn hướng dẫn cho học sinh cách đọc: Phát âm phải
chuẩn, đúng thanh điệu, ngắt hơi đúng chỗ. Ban đầu tiến hành việc này rất khó.

Vì thế thao tác này phải tiến hành tư tư, uốn nắn dần dần. Tôi chọn rèn luyện ở
các em có học lực khá giỏi trước. Như vậy sau một thời gian, tôi đã tập hợp
được lực lượng cơ bản giúp tôi nhận xét sửa chữa, giúp đỡ các em đọc chưa tốt
trong giờ luyện đọc. Dần dần các em đã tiến bộ rất nhiều. Có nhiều em vượt lên
trên mức độ đọc đúng, tiến đến đọc hay. Trong giờ học, tôi cho các em đọc nối
tiếp câu, đoạn và tự nhận xét, so sánh. Vậy là sau một thời gian các em đã đọc
tương đối chính xác tiếng phổ thông, nên việc viết sai lỗi chính tả cơ bản do phát
âm tiếng địa phương đã giảm đi đáng kể. Cụ thể:
Trước đây, các em thường phát âm sai nhau thành nhâu nên cũng viết sai:
nhau thành nhâu. Bây giờ hầu như các em đã viết đúng chính tả đối với các chữ
có vần au.
2.3.5. Biện pháp 5: Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp.
Ngoài các biện pháp trên thì việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinh còn
có thể bằng cách “Dạy chính tả theo khu vực”. Nghĩa là: chúng ta phải xác định
được “trọng điểm chính tả” cần dạy cho học sinh, nội dung giảng dạy chính tả
phải phù hợp với tình hình thức tế của học sinh ở địa phương đó.
Hiện nay, trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 có những bài tập chính tả lựa
chọn. Đây là điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Đối với các bài tập này, tôi đã
chủ động lựa chọn hoặc thay thế bằng các bài tập có nội dung kiến thức phù hợp
với đối tượng học sinh ở địa phương tôi.
Ví dụ 1: Khi dạy bài chính tả âm vần ( tuần 5) phân biệt l,n ; en/eng
hoặc tuần 22 phân biệt l/n, uc/ut. Tôi xét thấy, học sinh lớp tôi không mắc phải
những lỗi này nên tôi đã chủ động soạn ra một bài tập khác có nội dung kiến
thức mà học sinh lớp tôi thường mắc lỗi để luyện cho các em.
Ví dụ 1: Phân biệt v/b, au/ âu.
Bài 1: Điền vào chỗ chấm b hay v
- Hùng cùng.......ới Hà đi xem phim.
- ......ỏ quýt dày có móng tay nhọn.
- Em và Hà là đôi .......ạn thân.
+ Bài 2: Tìm tư có tiếng chứa v/b hoặc au/âu

Với bài tập này, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Thi tiếp sức”.
Tôi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 em. Tôi sẽ cho 3 nhóm chơi, nhóm còn
lại (là những học sinh không mắc các lỗi trên) sẽ làm ban giám khảo. Tôi tổ
chức cho các em chơi trong thời gian 4 phút. Hết thời gian nhóm giám khảo
cùng giáo viên đếm số tư mà các nhóm tìm được. Nếu nhóm nào tìm được nhiều
tư và viết đúng chính tả thì nhóm đó thắng cuộc. Sau đó tôi giúp học sinh hiểu
nghĩa của các tư vưa tìm được.
Ví dụ 2: phân biệt s/x; d/gi; tr/ch; thanh hỏi/thanh ngã
+ Bài 3:
* Chọn tư thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
- Cháu bé đang uống ……… (sửa, sữa)
12


- Học sinh …...........mũ chào thầy giáo. (ngả, ngã).
- Đôi …… này đế rất …….. (giày, dày)
- Sau khi ……. con, chị ấy trông thật …… (xinh, sinh)
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
- Học sinh …. đèn học bài….. đêm khuya. (trong, chong)
- Lan thích nghe kể……….hơn đọc……….. (truyện, chuyện)
Bài 4: Điền vào chỗ trống:
- s/x: chim…ẻ, san…ẻ, …ẻ gỗ. …uất khẩu, năng….uất.
- ch/tr: phẩm ……ất; tròn …..…ịa; trong …...ắng; ……ân thành
Buổi trưa hè, trời nắng chói ……ang
Dây leo chằng……ịt, chắn cả lối đi.
Ví dụ 3: Điền s hay x vào chỗ trống ở tưng câu thơ sao cho đúng :
Chưa học …ong chớ mải chơi
…ong mây chằng chịt khắp nơi trong rưng . (1)
Hàng …ấu rợp bóng bên đường
Chữ …ấu rèn luyện khẩn trương, lâu dài .


(2)

Nhanh như con …óc chuyền cành
Đường xấu xe …óc gập ghềnh khó đi.
(3)
2.3.6. Biện pháp 6: Giúp học sinh hiểu nghĩa của tư.
Việc nắm nghĩa của tư rất quan trọng. Hiểu nghĩa của tư là một trong
những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về
phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết
được những lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ.
Học sinh lớp tôi viết sai chính tả, một phần là do các em không nắm được
nghĩa của tư. Vì thế khi dạy chính tả hoặc dạy các phân môn học khác của môn
Tiếng Việt, tôi luôn chú ý giúp các em hiểu nghĩa của tư, phân biệt tư này với tư
khác để các em ghi nhớ cách viết của mỗi tư.
Ví dụ 1: Khi dạy bài chính tả : “Nói ngược”, đối với bài tập 2, để các
em chọn đúng tư cần điền thì các em phải hiểu được nghĩa của tưng cặp tư vì thế
trước khi làm bài, tôi cho các em thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nghĩa của tưng
cặp tư.
Chẳng hạn như cặp tư gia/da/ra:
+ gia ( có nghĩa là tăng thêm): gia vị, gia hạn, gia tăng, tham gia,…
+ gia ( có nghĩa là nhà): gia sản, gia sư, gia đình, gia tài, quản gia, gia
phong,..
+ da ( là lớp vỏ bên ngoài): da trời, da thịt, da dẻ, da mặt, …
+ ra ( là sự di chuyển): ra vào, ra ngoài, ra sân, ra chơi,…
Sau khi học sinh đã hiểu nghĩa của các cặp tư, tôi tổ chức cho các em làm
bài và chữa bài. Cuối cùng tôi cho các em đọc lại đoạn văn đã điền đúng tư.
Ví dụ 2: Khi dạy bài chính tả phân biệt chuyện/ truyện ( tuần 24):
Đây là một bài tập khó đối với học sinh lớp tôi. Với bài tập này, tôi đặt
câu hỏi cho các em thảo luận nhóm đôi: Khi nào chúng ta viết là truyện? Khi

nào viết là chuyện? Sau khi học sinh thảo luận, tôi giúp học sinh hiểu: truyện
13


tức là một tác phẩm văn học được in hoặc viết ra thành chữ còn chuyện là chuỗi
sự việc diễn ra có đầu có cuối được kể lại bằng lời. Dựa trên những điều tôi vưa
hướng dẫn các em làm bài tập điền vào chỗ trống chuyện hay truyện.
Sau khi học sinh làm xong tôi cho học sinh đọc lại đoạn văn vưa điền tư
và lưu ý thêm cho học sinh: Viết là chuyện trong các cụm tư: kể chuyện, câu
chuyện; viết là truyện trong cụm tư: truyện kể, đọc truyện, quyển truyện, nhân
vật trong truyện.
Ví dụ 3: Bài chính tả ( tuần 16) phân biệt rây/dây
Đối với câu a của bài tập 2 thì học sinh dễ dàng tìm được đó là trò chơi
nhảy dây nhưng viết dây hay rây/giây thì một số em chưa nắm được nên tôi
hướng dẫn các em nắm nghĩa của tưng tư:
- dây: một vật có sợi dài dùng để quấn, buộc hoặc chơi trò chơi….
- rây: chỉ đồ vật dùng để sàng lọc chất bột để lấy loại bỏ đi phần bột to
hơn ( cái rây bột).
2.3.7. Biện pháp 7: Hướng dẫn học sinh phát hiện và tự sửa lỗi
Bên cạnh việc ôn tập, củng cố giúp học sinh nắm vững các quy tắc và
mẹo chính tả thì việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết
cũng rất quan trọng. Đây là một việc làm mà giáo viên cần phải rèn cho học
sinh, không chỉ ở chính tả mà ở tất cả các môn học khác. Việc sửa lỗi có thể tiến
hành bằng nhiều cách và ở tất cả các phân môn chứ không riêng gì phân môn
Chính tả.
* Đối với phân môn Chính tả:
Sau khi học sinh viết xong, đến bước chấm bài, trước tiên tôi tổ chức cho
học sinh đổi vở cho nhau để soát lỗi bằng cách: dùng bút chì gạch dưới chữ viết
sai, tổng hợp số lỗi rồi trả về cho bạn tự sửa (ghi tư chứa tiếng sai rồi sửa lại
đúng chính tả). Đối với những em viết sai nhiều, tôi phân công học sinh giỏi đổi

vở và soát lỗi cho học sinh đó. Sau khi các em soát lỗi xong, tôi mới thu vở để
chấm.
Trong quá trình chấm, tôi chấm thật kĩ, dùng bút đỏ gạch chân những âm,
vần hoặc chữ viết sai và sửa lại đúng chữ đó ở bên lề tương ứng hoặc bên trên
chữ viết sai rồi ghi nhận xét cụ thể vào cuối bài viết. Khi trả vở cho học sinh, tôi
nhận xét chung, khen ngợi những em đã soát lỗi chính xác trong bài viết của
bạn, tuyên dương những em có tiến bộ, nhắc nhở những em còn viết sai nhiều.
Trong quá trình chấm nếu có nhiều em cùng sai một hiện tượng chính tả,
tôi nhấn mạnh và lưu ý cách viết hiện tượng chính tả đó. Sau cùng tôi yêu cầu
các em sửa lỗi trong vở và trong bảng tổng hợp.
* Đối với những tiết học khác: Tôi luôn nhắc nhở học sinh viết đúng
chính tả. Khi chấm đoạn văn hoặc bài tập làm văn hay các bài kiểm tra của học
sinh, tôi chấm kĩ càng, tỉ mỉ, chỉ rõ các lỗi chính tả và hướng dẫn học sinh sửa
lỗi khi trả bài.
* Trong tiết trả bài kiểm tra, đối với những học sinh mà sai nhiều lỗi tôi
yêu cầu các em lên bảng viết lại tư mình đã viết sai ở trong bài kiểm tra. Sau đó
tôi cho các em phía dưới nhận xét, sửa chữa. Nếu vẫn còn sai, tôi hướng dẫn lại
14


cách viết các hiện tượng chính tả đó. Cuối cùng tôi yêu cầu học sinh viết sai
chép lại vào vở các tư đó để các em nhớ và khắc phục.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng các biện pháp nêu trên vào
giảng dạy phân môn chính tả cho học sinh lớp 4B, tôi thu được kết quả như sau:
+ Đối với hoạt động giáo dục:
Với việc thực hiện những biện pháp trên, bước đầu đã có những chuyển
biến đáng kể trong việc viết chính tả của học sinh. Qua các bài kiểm tra và
những lần chấm vở của học sinh, tôi nhận thấy các em đã biết phân biệt các

trường hợp chính tả cơ bản, chữ viết của các em ít mắc lỗi hơn, những bài viết
sau ít lỗi chính tả hơn những bài viết trước, có những bài không còn mắc lỗi
nữa. Đó là một kết quả đáng mưng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ học
sinh do tiếp thu chậm nên vẫn viết sai một số lỗi. Nhưng dù sao tôi cũng hi vọng
rằng, sáng kiến này có thể góp một phần nào đó khắc phục tình trạng viết sai
chính tả của học sinh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân
môn chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
+ Đối với bản thân và đồng nghiệp trong nhà trường
Bản thân đã hiểu biết thêm rất nhiều về kiến thức chính tả, đặc biệt là các
mẹo luật chính tả, có thêm kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Chất lượng
giảng dạy của bản thân ngày một nâng cao hơn.
Không những vận dụng vào lớp phụ trách mà qua những lần sinh hoạt
chuyên môn khối, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy cho đồng nghiệp, được
đồng nghiệp trong tổ khối tán thành và vận dụng vào tiết dạy cụ thể của mình.
Tư đó mỗi giáo viên trong tổ khối cũng đã phần nào đúc rút thêm kinh nghiệm
cho bản thân, nâng cao kiến thức chính tả, góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy trong tổ khối nói riêng và toàn trường nói chung.
Kết quả khảo sát (Giữa kỳ II) sau khi áp dụng các giải pháp
Tiêu chí đánh giá

Sĩ số

Danh tư riêng
Phụ âm đầu

25
25

Vần, âm cuối
Dấu thanh


25
25

Viết đúng chính tả
SL
TL
25
100%
100%
25
25
25

100%
100%

Viết sai chính tả
SL
TL
0
0
0
0

Nhìn vào kết quả trên cho thấy: Mặc dù kết quả đạt được chưa cao nhưng
so với kết quả khảo sát khi chưa áp dụng các biện pháp nêu trên thì số lượng học
sinh viết sai chính tả giảm đi nhiều, không còn học sinh viết sai chính tả. Chất
lượng phân môn Chính tả đã được nâng lên.


15


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm vào giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy,
để giúp học sinh lớp 4 khắc phục được lỗi chính tả, người giáo viên cần phải:
- Có lòng nhiệt tình, tận tâm với nghề, phải thực sự gương mẫu trong chữ
viết của mình kể cả trên bảng lớp cũng như lời phê vào vở học sinh. Phải chú ý
về cách phát âm của mình sao cho đúng tiếng phổ thông.
- Phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp giúp
các em học tập tích cực, nắm vững kiến thức chính tả.
- Chú ý lựa chọn, thay thế các nội dung bài tập sao cho phù hợp với trình
độ học sinh của lớp mình phụ trách ( đối với bài tập lựa chọn).
- Thường xuyên củng cố nhắc lại các quy tắc chính tả cơ bản cho học sinh
khi cần thiết, kết hợp mở rộng lưu ý thêm kiến thức cho các em.
- Thường xuyên chấm chữa bài, hướng dẫn các em phát hiện lỗi và sửa lỗi
không chỉ phân môn chính tả mà ở tất cả các môn học khác.
- Chú ý rèn kĩ năng đọc đúng chuẩn cho học sinh.
Có thể nói, bước đầu thành công trong việc khắc phục lỗi chính tả cho học
sinh lớp 4B là nguồn động viên rất lớn đối với tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này
tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân Chính tả lớp 4 trong các năm tiếp theo và
phổ biến trong cả khối giúp học sinh nâng cao chất lượng phân môn Chính tả nói
riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
3.2. Kiến nghị:
Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Chỉ đạo nâng cao hiệu quả các giờ
sinh hoạt chuyên môn, khuyến khích giáo viên mạnh dạn tìm tòi, vận dụng và
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho đồng nghiệp.
Đối với đồng nghiệp dạy lớp 4: Mỗi thầy cô giáo cần tìm hiểu thêm về
kiến thức chính tả cho bản thân, chủ động tìm tòi các biện pháp khắc phục lỗi

chính tả cho học sinh. Chú trọng hơn trong việc rèn chữ cho các em.
Do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên sáng kiến
kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong các nhà giáo dục, các
bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp góp ý kiến để bài viết của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 5 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT
16


Lê Thị Mười

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1, tập 2- nhà xuất bản Giáo dục ( năm 2006)
2. Tư điển Chính tả Tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Văn Khang - Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm 2005
3. Sổ tay Chính tả Tiếng Việt tiểu học - Nguyễn Đình Cao- Nhà xuất bản giáo
dục - Năm 2011.
4. Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới-NXB
Giáo dục, năm 2002.
5. Luận văn tốt nghiệp của Nông Thị Hồng Liên Trường Đại học Tây Bắc.

6. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 - Tập 1, tập 2 -Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Cấp đánh giá xếp loại
( Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; tỉnh )

Kết quả
đánh giá
xếp loại
( A, B, C)

Năm
đánh
giá xếp
loại

Ngành giáo dục cấp
huyện

Xếp loại C

Năm
2007

2

Một số trò chơi gây

hứng thú học tập cho Ngành giáo dục cấp tỉnh Xếp loại C
học sinh trong giờ học
Toán lớp 2

Năm
2010

3

Một số kinh nghiệm dạy
Ngành giáo dục cấp tỉnh Xếp loại C
yếu tố hình học lớp 3

Năm
2013

4

Một số kinh nghiệm dạy
phần phân số lớp 4

TT

Tên đề tài SKKN

Một số kĩ năng đọc
1 thông viết thạo cho học
sinh lớp 4.

Ngành giáo dục cấp

huyện

Xếp loại C

Năm
2017



×