Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng việt lớp 2d, trường tiểu học tân thành 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.61 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2D
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THÀNH 1

Người thực hiện: Lê Thị Phương Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Thành 1
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của việc thiết kế trò chơi học tập các phân môn
Tiếng Việt lớp 2
2.2.Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập các phân
môn Tiếng Việt trong giảng dạy tại lớp 2D trường Tiểu học Tân
Thành 1.
2.3. Đề xuất một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất


lượng môn Tiếng Việt lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
của nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị, đề xuất:

Trang
1
1
1
1
2
2
2
3
4
18
19
19
20


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tiểu học là bậc học nền móng quan trọng đặt tiền đề cho việc hình thành
nhân cách và tri thức của một con người. Người giáo viên như người lái con đò
tìm đến những chân trời tri thức, đưa các em đến với những kiến thức đầu tiên
bỡ ngỡ, tò mò, thú vị nhưng cũng đầy áp lực. Vì thế người giáo viên Tiểu học có
vai trò rất quan trọng trong việc dìu dắt các em từng bước đi trên dòng sông tri

thức ấy. Mỗi giáo viên có một sự lựa chọn phương pháp dạy học riêng nhưng
mục tiêu cuối cùng và kết quả thu được là thành quả của các cô, cậu học trò. Có
lẽ vì thế mà chất lượng học sinh luôn là điều giáo viên phải trăn trở, suy nghĩ,
tìm tòi, nghiên cứu tìm ra giải pháp, kinh nghiệm hay phù hợp với đối tượng học
sinh, với từng môn học để sử dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả.
Qua nhiều năm giảng dạy học sinh khối 1, khối 2 tôi nhận thấy một thực tế
là các em thường yêu thích giờ học môn Toán hơn giờ học các phân môn Tiếng
việt. Tôi thiết nghĩ có lẽ vì trong các giờ học Toán các em được làm việc với
những đồ dùng trực quan là vật thật như: que tính, mô hình, đồ vật...và trong hầu
hết các tiết học đều có hoạt động tổ chức trò chơi trong phần bài tập. Còn với
các phân môn Tiếng Việt đồ dùng thường là tranh ảnh mô phỏng, minh họa trừu
tượng và trong các tiết học việc giáo viên sử dụng trò chơi rất hạn chế. Cũng có
lẽ vì có rất ít tài liệu, sách vở viết về trò chơi liên quan đến phân môn Tiếng Việt
nên vận dụng vốn trò chơi ít ỏi lặp đi lặp lại trong nhiều bài học sẽ gây sự nhàm
chán mà không đạt được hiệu quả như mong muốn dẫn đến giáo viên ít khi sử
dụng trò chơi.
Với những điều suy nghĩ và trăn trở mong muốn đưa trò chơi học tập vào
các phân môn Tiếng Việt để giúp cho những kiến thức lý thuyết cứng nhắc sẽ
sinh động, hấp dẫn hơn dưới hình thức trò chơi học tập nhằm đưa kết quả học
tập của các em đi lên và làm tăng thêm tình cảm của các em đối với môn Tiếng
Việt. Tôi đã dành thời gian nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế về đối tượng
học sinh và nội dung chương trình các phân môn Tiếng Việt lớp 2 nhằm đưa ra
một số kinh nghiệm thông qua sáng kiến:
“Một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng
Việt lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình dạy học trên lớp tôi nhận thấy học sinh còn rất thụ động,
chưa ham học, việc học tập còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên. Với
mong muốn giúp học sinh chủ động hơn trong việc học, tăng sự hấp dẫn của tiết
học và học sinh yêu thích các giờ học. Tôi đã dựa trên thực trạng dạy và học các

phân môn Tiếng Việt nghiên cứu, tìm tòi thiết kế một số trò chơi học tập nhằm
nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt tại lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng dạy và học các phân môn Tiếng Việt lớp 2.
Những biện pháp thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung giảng dạy các phân
môn Tiếng việt lớp 2.
1


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của việc thiết kế trò chơi học tập các phân môn Tiếng
Việt lớp 2.
Trong thời đại hiện nay việc học đang trở thành áp lực không chỉ bởi đủ
loại kiến thức trong cùng một buổi học mà còn bởi những nội dung kiến thức
mới lạ và khô khan. Vì vậy việc giải bài toán tìm ra giải pháp để học sinh có thể
“học mà chơi-chơi mà học” giảm áp lực căng thẳng là việc mà tất cả giáo viên
vẫn đang làm và nghiên cứu.
Ở bậc học Tiểu học hiện nay việc sử dụng các loại trò chơi ngôn ngữ vào
hoạt động dạy học là một phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Trò chơi học tập
giúp các em được giải trí song vẫn hoàn thành được mục tiêu bài học, củng cố
kiến thức, kĩ năng cho các em. Các em tự tìm phương án để giải quyết những
vấn đề đưa ra trong trò chơi, kích thích sự chú ý của học sinh nhằm hoàn thành
nhiệm vụ, từ đó việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh đạt được một cách nhẹ
nhàng.

Theo nguyên vụ trưởng vụ Tiểu học Lê Tiến Thành: Sử dụng trò chơi học
tập đúng nội dung và mục đích góp phần dạy học theo định hướng hoạt động lấy
học sinh làm trung tâm, làm cho giờ học nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi học sinh tiểu học và đạt hiệu quả cao, phù hợp với những yêu cầu chỉ đạo
chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. [1]
Để thiết kế được trò chơi học tập giáo viên cần hiểu được khái niệm trò
chơi và trò chơi học tập.
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu
cầu giải trí đa dạng của con người. Trò chơi còn là một phương pháp giáo dục
thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ
em. Bên cạnh đó trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí giúp cho cá
nhân được rèn luyện, tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái và thông
cảm.[2]
Trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh
dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò
chơi trong đó mục đích của trò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học. Luật
chơi, cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp
học tập có sự hợp tác và tự đánh giá.[3]
Hiểu được bản chất, vai trò và tác dụng của trò chơi, trò chơi học tập nhằm
áp dụng hiệu quả nhất cho các môn học. Việc sử dụng trò chơi học tập dành cho
môn Tiếng Việt như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục mới là vấn đề cần
thiết đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài dạy và thiết kế phù hợp.
2


2.2.Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập các phân
môn Tiếng Việt trong giảng dạy tại lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1.
Trường tiểu học Tân Thành 1 nằm ở phía Nam huyện Thường Xuân, là một
trường thuộc xã miền núi vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế phát triển chậm, trình
độ dân trí không đồng đều, số học sinh thuộc diện hộ nghèo còn nhiều, địa bàn

rộng. Nhà trường có 3 khu lẻ (đó là khu Thành Lợi, Thành Đon và Thành Lai)
và 1 khu trung tâm nằm cách xa nhau khiến cho việc đi lại và học hỏi chuyên
môn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều năm trở lại đây được sự quan tâm của đảng ủy, chính quyền xã Tân
Thành cùng với sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Thường
Xuân, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường mà chất
lượng giáo dục có rất nhiều chuyển biến, tỷ lệ học sinh Hoàn thành tốt và Hoàn
thành ngày một tăng, tỷ lệ học sinh Chưa hoàn thành giảm xuống đáng kể, đặc
biệt là nhà trường không có hiện tượng học sinh bỏ học. Tuy nhiên thực tế để
nâng cao chất lượng toàn diện đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục trong giai
đoạn hiện nay nhà trường cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo
viên để nâng cao chất lượng giờ dạy. Một trong các yếu tố cốt lõi để nâng cao
chất lượng giờ dạy đòi hỏi người giáo viên phải có tâm với nghề, không ngừng
tự học, tự bồi dưỡng vừa dạy học vừa nghiên cứu trên thực tế để tìm ra cách
làm hay, phương pháp dạy học hiệu quả nhất.
Năm học 2017- 2018 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi
chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2D khu Thành Đon. Qua nắm bắt tình hình và khảo
sát cho thấy mặt bằng về chất lượng học sinh chưa cao, học sinh sau kì nghỉ hè
đã có hiện tượng đọc, viết chậm. Học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp,
thụ động trong học tập, đó là vấn đề nan giải khiến bản thân tôi lo lắng. Tôi luôn
tâm niệm học sinh chưa đạt kết quả cao trong học tập đa phần do đọc viết chưa
tốt, chưa có khả năng diễn đạt. Vì thế để học sinh hiểu bài trước hết học sinh cần
phải đọc viết tốt,mạnh dạn, tự tin trao đổi với bạn bè, thầy cô. Để giúp học sinh
có thể thực hiện được những điều này giáo viên cần sáng suốt tìm phương án
giải quyết vấn đề. Bản thân tôi tìm thấy mấu chốt của vấn đề này là do chất
lượng môn Tiếng Việt còn thấp. Những năm học vừa qua việc giảng dạy các
phân môn Tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nguyên nhân cơ bản là:
Khi giảng dạy phân môn Tập đọc đa số giáo viên sử dụng đồ dùng phục vụ
cho tiết học là những kênh hình trong sách giáo khoa, trong tiết học giáo viên

chủ yếu chú trọng đến luyện đọc còn phần tìm hiểu bài đa số sử dụng phương
pháp truyền thống là hỏi đáp ( giáo viên hỏi câu hỏi sách giáo khoa, học sinh trả
lời). Vì vậy kết quả sau mỗi tiết học dù giáo viên thực hiện hết yêu cầu của bài
nhưng những kiến thức về nội dung, kĩ năng của học sinh đạt được sơ sài. Sau
mỗi tiết học học sinh uể oải, không có hứng thú cho tiết học sau. Hầu như việc
sử dụng trò chơi học tập dành cho phân môn này là chưa có.
Với phân môn Kể chuyện cũng bị ảnh hưởng nhiều từ tiết Tập đoc vì các
tiết Kể chuyện có nội dung giống bài tập đọc .Mức độ đòi hỏi cao hơn học sinh
3


phải dùng lời, khả năng ghi nhớ, diễn đạt của mình để kể lại câu chuyện. Nhưng
ở tiết Tập đọc học sinh không nắm chắc nội dung khi học kể chuyện sẽ vướng
mắc rất nhiều.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 phân môn Luyện từ và câu được dàn
trải nội dung, yêu cầu dưới dạng các bài tập. Đa số giáo viên chọn giải pháp giao
bài và chữa bài thực hiện theo hình thức đồng loạt nên hiệu quả giờ dạy chưa
cao.Học sinh thụ động theo hướng dẫn của giáo viên nên học sinh tiếp thu bài
chưa tốt.
Đối với môn Tập làm văn là môn học khó nhất với học sinh lớp 2 vì khả
năng cảm thụ văn, trí tưởng tượng còn giới hạn. Khả năng dùng câu từ để diễn
đạt ý còn hạn chế.
Nhìn chung trong các tiết Tiếng Việt ở lớp 2 giáo viên chủ yếu quan tâm
nhiều đến việc luyện đọc, luyện viết và giúp các em hoàn thành các bài tập bằng
các phương pháp truyền thống như: hỏi đáp, quan sát, thuyết trình... miễn sao
hoàn thành nội dung bài học, chưa quan tâm đúng mức đến việc học của học
sinh, chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc khai thác
bài. Giáo viên còn làm việc nhiều, nói nhiều trong các tiết học. Sau mỗi tiết học
học sinh thường mệt mỏi, căng thẳng vì phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn.
Học sinh chưa hứng thú trong các tiết học, hiệu quả học tập không cao.

Qua khảo sát cụ thể ở lớp 2D chất lượng môn Tiếng Việt tôi nhận thấy tình
trạng học sinh đọc, viết chậm còn tồn tại, số lượng học sinh chưa hoàn thành còn
nhiều cụ thể như sau:
Kết quả đạt được môn
Tổng
Ghi
Tiếng Việt
Thời
chú
số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành Chưa hoàn thành
điểm
HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Đầu năm
16
1
6,25
9 56,25
6
37,5
* Tóm lại: Để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy học, hình thức tổ chức. Lựa chọn giải pháp phù hợp khắc phục
những tồn tại nêu trên là những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở và đắn đo. Để giải

quyết vấn đề mỗi giáo viên lựa chọn cho mình một cách giải quyết, bản thân tôi
lựa chọn giải pháp đưa trò chơi học tập vào các phân môn Tiếng Việt.
Tuy nhiên hiện nay trong hầu hết các tài liệu tham khảo hay sách thiết kế,
sách giáo viên rất ít thiết kế trò chơi dành cho phân môn Tiếng Việt. Một số thiết
kế trò chơi không phù hợp với học sinh vùng khó khăn nên sử dụng sẽ gặp nhiều
vướng mắc. Có những trò chơi đồ dùng chuẩn bị rất khó tìm, mất nhiều thời gian
làm, hết nhiều kinh phí nên giáo viên hạn chế sử dụng. Nghiên cứu những thực
trạng đó tôi mạnh dạn đề xuất một số thiết kế trò chơi sau giúp giáo viên có thể
vận dụng dễ dàng và hiệu quả vào giảng dạy các phân môn Tiếng Việt.
2.3. Đề xuất một số thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng
môn Tiếng Việt lớp 2D trường Tiểu học Tân Thành 1

4


Đưa trò chơi vào quá trình dạy học là biến việc học trên lớp của học sinh
thành một cuộc chơi. Thông qua việc vui chơi mà học sinh tiếp thu được kiến
thức mới một cách nhẹ nhàng, không gây áp lực.
Để các trò chơi học tập thực sự có hiệu quả thì giáo viên cần phải căn cứ
vào nội dung chương trình sách giáo khoa, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, dựa
vào các tài liệu tham khảo, các kênh thông tin có liên quan, kinh nghiệm giảng
dạy của bản thân để thiết kế.
2.3.1.Trò chơi học tập dùng cho phân môn Tập đọc lớp 2
Hiện nay trò chơi dành cho phân môn tập đọc rất ít vì đa số giờ tập đọc
dành nhiều thời gian cho học sinh luyện đọc, phần tìm hiểu bài giáo viên chỉ
thực hiện nhanh mà ít khắc sâu. Tuy nhiên tìm hiểu nội dung bài học cũng rất
quan trọng vì đọc và hiểu phải đi đôi với nhau. Để học sinh có thể trả lời được
các câu hỏi sách giáo khoa trong các bài tập đọc và nắm được nội đung của bài
giáo viên thường sử dụng phương pháp hỏi đáp. Nhằm tránh sự nhàm chán tôi
mạnh dạn đưa một số trò chơi học tập vào phân môn Tập đọc cụ thể là:

2.3.1.1.Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
* Mục tiêu: - Học sinh trả lời được nội dung các câu hỏi trong bài Tập đọc
thông qua việc lựa chọn đáp án.
- Rèn cho học sinh kĩ năng phản ứng nhanh.
* Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 học sinh
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi và treo bảng phụ ghi nội dung câu hỏi(mỗi
nhóm một bảng phụ)
Bước 3: Các nhóm chơi thực hiện yêu cầu.
Bước 4: Các nhóm và giáo viên nhận xét kết quả. Giáo viên kết luận và
tuyên dương nhóm thắng cuộc( Nhóm nào làm đúng và nhanh nhất là nhóm
thắng cuộc).
* Ví dụ minh họa:
Trong bài tập đọc Chuyện bốn mùa phần tìm hiểu bài, câu hỏi 2,3 trong
SGK trang 5, Tiếng việt lớp 2-Tập 2. Chúng ta gộp thành câu hỏi sau: Hãy chọn
đáp án đúng bằng cách điền vào bảng phụ sau cho đúng với biểu hiện từng mùa
( Xuân, Hạ,Thu, Đông) trong “Chuyện bốn mùa”.
Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ (3 bảng phụ tương ứng 3 nhóm)
* Nội dung các bảng phụ như sau:
Mùa
Biểu hiện từng mùa
Vườn cây đâm chồi nảy lộc. Cây lá tươi tốt.
Cho trái ngọt hoa thơm. Học sinh được nghỉ hè.
Vườn bưởi chin vàng.Đêm trăng rằm rước đèn phá cỗ.
Ấp ủ mầm sống. Bập bùng bếp lửa, giấc ngủ ấm trong chăn.
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách điền vào
bảng phụ sau cho đúng với biểu hiện từng mùa trong “Chuyện bốn mùa”. Các
nhóm chơi
5



Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả
Bước 4: Các nhóm nhận xét lẫn nhau. Giáo viên nhận xét và kết luận nhóm
thắng cuộc.

(Học sinh làm việc nhóm)

* Đáp án đúng là:
Mùa
Biểu hiện từng mùa
Xuân
Vườn cây đâm chồi nảy lộc. Cây lá tươi tốt.
Hạ
Cho trái ngọt hoa thơm. Học sinh được nghỉ hè.
Vườn bưởi chin vàng. Đêm trăng rằm rước đèn phá cỗ.
Thu
Đông
Ấp ủ mầm sống. Bập bùng bếp lửa, giấc ngủ ấm trong chăn.
* Ứng dụng: Tương tự như vậy giáo viên thiết kế trò chơi cho một số bài
tập đọc khác.
2.3.1.2.Trò chơi “Hái hoa”
* Mục tiêu:
- Dùng trong các bài ôn tập giữa kì, cuối kì hoặc ôn các bài học thuộc lòng.
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc
- Kiểm tra được việc học và ôn bài của học sinh.
* Chuẩn bị đồ dùng: Một cây hoa
- Các bông hoa giấy để làm phiếu (mỗi bông hoa ghi nội dung cần ôn tập
hoặc kiểm tra).
* Cách tiến hành:

- Học sinh chơi từng cá nhân
* Cách chơi:
Bước 1: Giáo viên gắn sẵn hoa lên cây và nêu yêu cầu trò chơi.
Bước 2: Từng em lên hái hoa và đọc yêu cầu của mình.
Bước 3: Học sinh thực hiện yêu cầu.
Bước 4: Học sinh khác nghe và nhận xét bạn (về giọng đọc, cách trả lời).
Bước 5: Lớp bình chọn bạn đọc hay và đúng nhât. Giáo viên tuyên dương.
* Ứng dụng:Trò chơi học tập này sử dụng trong các bài tập đọc sau:
6


TT
Tên bài
Tuần Trang
Ghi chú
1
Tiết 8-Ôn tập cuối HK1
18
151
SGK-TV2-T1
2
Các tiết ôn tập giữa HK2
27
77-81
SGK-TV2-T1
3
Các tiết ôn tập cuối HK2
35
141-145
SGK-TV2-T1

2.3.2.Trò chơi học tập dùng cho phân môn Kể chuyện lớp 2
Phân môn Kể chuyện giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe và nói. Củng
cố, mở rộng vốn từ ngữ, khả năng tư duy hình tượng, tư duy logic và nâng cao
cảm nhận cho học sinh thông qua các câu chuyện. Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp,
trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động
học tập. Đối với các em ở lứa tuổi này rất thích được người khác đọc truyện, kể
chuyện cho nghe nhưng để học kể chuyện là một môn học khó khăn và xa lạ đối
với các em. Thông thường giáo viên sẽ cho học sinh kể chuyện theo 3 hình
thức:Kể theo tranh; kể theo dàn ý cho sẵn; phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả
câu chuyện. Để những hình thức đó không lặp lại đơn thuần giữa giáo viên và
học sinh, tôi đã thiết kế một số trò chơi dành cho phân môn Kể chuyện.
Sau đây là một số thiết kế trò chơi học tập dành cho phân môn kể chuyện
lớp 2.
2.3.2.1. Trò chơi “Ai xếp đúng và nhanh nhất”
* Mục tiêu:
- HS xếp tranh theo thứ tự đúng với trình tự câu chuyện.
- Rèn khả năng phản ứng nhanh, tư duy logic .
* Chuẩn bị: Các bộ tranh rời ứng với mỗi câu chuyện.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm, nhóm trưởng nhận bộ tranh rời.
Bước 2: Học sinh thảo luận và chọn tranh sắp xếp.
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Các nhóm nhận xét, Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm nào
dán đúng thứ tự tranh và nhanh nhất.
* Ứng dụng:Trò chơi học tập được sử dụng trong các tiết kể chuyện sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú

1
Ông Mạnh thắng thần gió
20
15
SGK-TV2-T2
2
Sơn Tinh, Thủy Tinh
25
62
SGK-TV2-T2
3
Chiếc rễ đa tròn
31
109
SGK-TV2-T2
4
Bóp nát quả cam
33
126
SGK-TV2-T2
2.3.2.2.Trò chơi “Ai đóng vai giỏi nhất”
* Mục tiêu:
- Học sinh có thể sắm vai các nhân vật để dựng lại toàn bộ câu chuyện.
- Gây hứng thú cho giờ học, làm cho câu chuyện trở nên sống động.
- Rèn kĩ năng diễn đạt biểu cảm, khả năng sáng tạo, vận dụng từ ngữ.
* Chuẩn bị: Một số đồ dùng hoặc trang phục (dễ tìm kiếm nhất).
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm (tùy theo từng câu chuyện để chia số lượng
HS cho phù hợp với số lượng nhân vật).
7



Bước 2: Học sinh thảo luận trong nhóm để sắm vai.
Bước 3: Các nhóm lên dựng lại câu chuyện theo các vai.
Bước 4: Các nhóm khác và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm kể hay
nhất, đóng vai nhân vật đạt nhất để tuyên dương.

(Học sinh sắm vai dựng chuyện)

* Ứng dụng:Trò chơi này sử dụng cho các tiết kể chuyện sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bạn của Nai nhỏ
3
24
SGK-TV2-T1
2
Bím tóc đuôi sam
4
33
SGK-TV2-T1
3
Mẫu giấy vụn
6
49
SGK-TV2-T1

4
Người mẹ hiền
8
65
SGK-TV2-T1
5
Câu chuyện bó đũa
14
113
SGK-TV2-T1
6
Chuyện bốn mùa
19
6
SGK-TV2-T2
7
Bác sỹ sói
23
42
SGK-TV2-T2
8
Quả tim khỉ
24
52
SGK-TV2-T2
9
Tôm càng và cá con
26
70
SGK-TV2-T2

10
Những quả đào
29
92
SGK-TV2-T2
2.3.3.Trò chơi học tập dùng cho phân môn Chính tả lớp 2
Phân môn Chính tả là phân môn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết, yêu
cầu viết đúng chính tả, trình bày đúng thể thức văn bản. Sau các bài viết học
sinh được cũng cố các quy tắc chính tả, cách khắc phục những sai sót khi sử
dụng từ ngữ thông qua phần bài tập. Một số trò chơi học tập vận dụng có hiệu
quả vào phần bài tập chính tả là:
2.3.3.1. Trò chơi “Chọn từ đúng”
* Mục tiêu:
- HS lựa chọn đúng từ để điền vào chỗ trống.
- Củng cố một số quy tắc chính tả để phân biệt và lựa chọn các từ có phát
âm gần giống nhau nhưng hay sai do phương ngữ hoặc thói quen trong khi sử
dụng vào viết chính tả.
* Chuẩn bị: Bảng phụ và bút dạ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm
8


Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm làm vào bảng phụ.
Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 5: Các nhóm và giáo viên nhận xét đánh giá.
* Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Trong BT2 -Chính tả: Tiếng võng kêu-Trang 118-TV2-Tập 1.
Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

a.( lấp, nấp): …lánh
(lanh, nanh): …lợi
(lặng, nặng): …nề
(long, nóng): …nảy
Bước 3: Phát bảng phụ ghi nội dung BT2, các nhóm thảo luận làm bài.
Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 5: Các nhóm và giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm thắng
cuộc(nhóm nào làm đúng và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.
Đáp án: a. lấp lánh
lanh lợi
nặng nề
nóng nảy

(Học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm)

* Ứng dụng:Tương tự thiết kế trò chơi này với các bài tập chính tả sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1 Bài tập 2 hoặc 3a
3
29
SGK-TV2-T1
2 Bài tập 3a/b
6
50
SGK-TV2-T1
3 Bài tập 2 a/b

14
118
SGK-TV2-T1
4 Bài tập 2a/b
20
21
SGK-TV2-T2
5 Bài tập 2a/b
24
57
SGK-TV2-T2
6 Bài tập 2a/b
26
76
SGK-TV2-T2
7 Bài tập 2a/b
30
102
SGK-TV2-T2
8 Bài tập 3a/b
33
131
SGK-TV2-T2
2.3.3.2. Trò chơi: “Điền âm, vần”
* Mục tiêu: - Học sinh có khả năng phân biệt được các âm hoặc vần dễ
nhầm lẫn do thói quen sử dụng phương ngữ hoặc chưa nắm chắc quy tắc chính
tả.
- Bổ sung, củng cố thêm vốn từ ngữ, ghi nhớ lại một số quy tắc chính tả đã
học.
9



- Luyện chữ viết cho học sinh khi viết bảng con.
- Tạo hứng thú học và chơi.
* Chuẩn bị: Bảng con, phấn
* Cách tiến hành:
Tổ chức cho học sinh chơi đồng loạt cả lớp
Bước 1: Giáo viên ghi bảng nội dung bài tập, giúp học sinh hiểu yêu cầu
bài tập.
Bước 2: Giáo viên nêu từng yêu cầu nhỏ, cho học sinh viết đáp án lựa chọn
âm(vần) phù hợp vào bảng con( học sinh nào lựa chọn sai sẽ bị loại không được
chơi ở vòng sau nữa).
Bước 3: Học sinh chơi
Bước 4: Giáo viên đánh giá sau mỗi vòng thi, thông báo số học sinh bị loại
từng vòng; Giáo viên tuyên dương các học sinh làm đúng yêu cầu và nhanh.
* Ví dụ minh họa:
BT2 a,b-Trang 53SGK TV2-Tập 2.
Bước 1:Giáo viên
ghi bảng nội dung bài
tập:Điền vào chỗ trống:
a).s hay x:….ay sưa,
…ay lúa;…ông lên, dòng
….ông.
- Giáo viên cho học
sinh đọc yêu cầu của bài
tập(cho học sinh đọc
(Học sinh chơi trò chơi)
nhiều lần để hiểu).
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu; Học sinh thực hiện yêu cầu vào bảng con
Bước 4: Giáo viên ra hiệu lệnh (gõ thước) học sinh giơ bảng con, giáo viên

đánh giá trực tiếp và loại những bạn có đáp án sai.
Đáp án đúng:
a) s hay x: say sưa, xay lúa; xông lên, dòng sông.
Giáo viên chốt lại bạn cuối cùng trả lời đúng và nhanh nhất để tuyên dương
trước lớp.
* Ứng dụng:Tương tự như trên để thiết kế với các bài tập chính tả cùng
dạng phân biệt âm, vần trong phân môn chính tả lớp 2 như sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bài tập 2
2
15
SGK-TV2-T1
2
Bài tập 2 hoặc 3a
3
25
SGK-TV2-T1
3
Bài tập 2 hoặc 3a
4
33
SGK-TV2-T1
4
Bài tập 2
5

42
SGK-TV2-T1
5
Bài tập 2
6
50
SGK-TV2-T1
2.3.3.3. Trò chơi “Tiếp sức”
* Mục tiêu:
10


- Tìm tiếng có thể ghép để tạo thành từ ngữ.
- Luyện trí thông minh, nhanh tay nhanh mắt.
- Bồi dưỡng thêm kiến thức từ ngữ.
* Chuẩn bị: Bảng nhóm, thẻ tiếng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm, nhóm trưởng nhận bảng nhóm và thẻ tiếng.
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống từ cần phải ghép.
Bước 3: Học sinh các nhóm nối tiếp nhau nối các tiếng để tạo thành từ và
viết vào bảng nhóm mình ( mỗi học sinh chỉ được viết 1 từ/ lượt sau đó về vị trí)
Bước 4: Giáo viên căn cứ vào các từ mà các nhóm ghép được để phân định
thắng thua.
* Ví dụ minh họa:
Bài tập 2-Trang 38-SKG –TV2-Tập 2:
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
a) riêng-giêng; dơi-rơi; dạ-rạ;
b) rẻ, rẽ; mở, mỡ; củ, cũ.
2.3.4. Trò chơi học tập dùng cho phân môn Luyện từ và câu lớp 2
Luyện từ và câu là phân môn giúp các em mở rộng vốn từ, hiểu biết đơn

giản về từ loại. Rèn cho học sinh có kĩ năng dùng từ, đặt câu, cách sử dụng câu
phù hợp và sử dụng dấu câu. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng dùng từ
đúng, nói và viết thành câu. Phân môn Luyện từ và câu được dàn trải nội dung
theo dạng bài tập, thông thường giáo viên sử dụng hình thức giao bài và chữa
bài để giúp học sinh hoàn thành tiết học. Do đó học sinh không ham học hỏi, tìm
tòi, không có sự chuẩn bị bài và thi đua nhau. Để khắc phục điều đó tôi xin đề
xuất một số thiết kế trò chơi cho phân môn này như sau:
2.3.4.1.Trò chơi “Xếp từ theo nhóm”
* Mục tiêu:
- Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của các
từ chỉ sự vật đó.
- Rèn luyện trí thông, khả năng phân tích và phản ứng nhanh.
* Chuẩn bị: Thẻ tên các từ có trong bài. Bảng phụ ghi nội dung của bài
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm; Giáo viên phát thẻ cho học sinh theo nhóm.
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu, cách chơi, luật chơi.
Bước 3: Học sinh chơi trò chơi
Bước 4: Giáo viên và học sinh các nhóm nhận xét đánh giá(nhóm nào gắn
đúng nhiều và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc).
* Ví dụ minh họa:
Bài tập 1- Tiết Luyện từ và câu Tuần 23-SGK TV2-Tập 2-Trang 45
Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm (nhóm cố định), phát bộ thẻ ghi
tên các con vật(mỗi thẻ tên một con vật) và bảng phụ có nội dung như sau:
Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp bằng cách gắn thẻ tên
con vật vào cột tương ứng: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, thỏ, ngựa vằn,
11


bò, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác, sóc, chồn, cáo, hươu).
Thú nguy hiểm

Thú không nguy hiểm
Bước 2: Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài(cho học sinh đọc
yêu cầu trong bảng phụ) và nêu luật chơi.
Bước 3: Học sinh chơi trò chơi (Khi nào giáo viên hô bắt đầu các nhóm sẽ
tìm thẻ tên con vật gắn vào cột tương ứng trong bảng phụ; Mỗi học sinh chỉ
được gắn tên một con vật)
Bước 4: Giáo viên đánh giá (Nhóm nào gắn đúng nhiều thẻ và nhanh là
nhóm chiến thắng).
Thú nguy hiểm
Thú không nguy hiểm
Hổ, báo, tê giác, gấu, lợn lòi, chó Khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu,
sói, sư tử, bò rừng
ngựa vằn, thỏ
* Ứng dụng:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bài tập 1
26
73
SGK-TV2-T2
2.3.4.2. Trò chơi “Tìm kẻ trú ẩn”
* Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh.
- Luyện kĩ năng quan sát, óc tưởng tượng, liên tưởng cho HS.
* Chuẩn bị:
- Tranh phóng to có trong bài Luyện từ và câu.

- Bảng phụ, bút dạ, bảng tên nhóm VD: nhóm hoa hồng, nhóm hoa huệ…).
- Băng dính hoặc keo dán.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm.
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu:
Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ trú ẩn) ghi vào bảng phụ.
Nhóm nào tìm được đủ số lượng đồ vật theo yêu cầu bài và nhanh nhất sẽ là
nhóm thắng cuộc.

(Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm)

12


Bước 3: Giáo viên ra hiệu lệnh cho học sinh làm việc nhóm.
Bước 4: Các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
Bước 5: Giáo viên cùng học sinh các nhóm khác nhận xét và ghi lại kết quả
đạt được của từng nhóm. Tìm ra nhóm nhất, nhì, ba để tuyên dương trước lớp.
* Ứng dụng:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bài tập 1
6
52
SGK-TV2-T1
2

Bài tập 1
11
90
SGK-TV2-T1
2.3.4.4 Trò chơi: Giải ô chữ
* Mục tiêu:
- Hoàn thành nội dung bài tập. Rèn luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy.
- Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở
bằng các ô chữ cụ thể.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên kẽ sẵn ô chữ theo từng chủ đề và nội dung kiến thức mỗi bài .
* Cách tổ chức:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm, cho các nhóm lần lượt lựa chọn các ô chữ
bất kì.
Bước 2: Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Giáo viên cho các ô chữ xuất hiện lần lượt (nếu nhóm đó trả lời
sai, phần trả lời dành cho nhóm khác), khi các ô chữ hàng ngang được giải sẽ
xuất hiện ô chữ từ khóa.
Bước 4: Giáo viên tuyên dương sau mỗi lần giải đúng ô chữ (Giáo viên
tặng cho 1 bông hoa)
Bước 5: Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét kết luận (nhóm nào nhận
được nhiều hoa nhất nhóm đó thắng cuộc).
* Ứng dụng: Trò chơi này được sử dụng cho các bài học sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Ôn tập GHK1

9
74
SGK-T1
2
Ôn tập GHK2
27
79
SGK-T2
2.3.4.4. Trò chơi: Tìm nhanh từ cùng chủ đề
* Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
* Chuẩn bị: - Bảng phụ, bút dạ
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi
Bước 3: Các nhóm thảo luận, thực hiện yêu cầu (3 phút)
Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả
Bước 5: Giáo viên nhận xét và kết luận.
* Ví dụ minh họa: Bài tập 2-Trang 9-SGK TV2-Tập 1.
Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm
13


Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu (như trong SGK):
* Tìm các từ:
- Chỉ đồ dùng học tập
- Chỉ hoạt động của học sinh
- Chỉ tính nết của học sinh
(Giáo viên cho học sinh hiểu được từ chỉ đồ dùng học tập là những từ chỉ

dụng cụ cá nhân dùng để học tập…)
- Giáo viên phát bảng phụ: Hãy tìm các từ và viết vào bảng phụ sau:
Từ chỉ đồ dùng học tập Từ chỉ HĐ của HS Từ chỉ tính nết của HS
- Mỗi từ đúng được tính 1 điểm, thời gian làm việc 3 phút.
Bước 3: Học sinh thảo luận và viết vào bảng phụ.
Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Bước 5: Giáo viên và các nhóm nhận xét, đánh giá và tuyên dương nhóm
thắng cuộc(nhóm nào được nhiều điểm là nhóm thắng cuộc)
* Ứng dụng: Trò chơi này có thể thiết kế vào các bài Luyện từ và câu sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bài tập 1
4
35
SGK-T1
2
Bài tập 1
7
59
SGK-T1
3
Bài tập 2
15
122
SGK -T1
4

Bài tập 3
16
134
SGK- T1
5

Bài tập 1

22

35

SGK- T2

6

Bài tập 1

25

64

SGK- T2

7

Bài tập 2

26


74

SGK- T2

8

Bài tập 1

28

87

SGK- T2

9

Bài tập 1

33

129

SGK- T2

2.3.4.5 Trò chơi: Thi đối đáp câu theo mẫu
* Mục tiêu:
- Biết đặt các kiểu câu đơn giản theo mẫu thông qua trò chơi.
- Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu
- Luyện kĩ năng nhanh nhẹn, đối đáp.
* Chuẩn bị: Bảng nhóm 1, 2

* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm theo điểm số 1,2
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi 2 nhóm sẽ thi nhau đối đáp
theo mẫu câu)
Bước 3: Giáo viên viết bảng lớp vế đối của các nhóm
Bước 4: Giáo viên và các bạn nhận xét (Giáo viên tích vào những câu đúng
mẫu, đúng nội dung. Nhóm nào được nhiều dấu tích là nhóm thắng cuộc).
* Ví dụ minh họa:
Bài tập 3-Trang 27-Tiết luyện từ và câu- Tuần 3-SGK TV2-T1
14


Bước 1: Giáo viên cho học sinh điểm danh 1,2….; Số 1 về nhóm 1, số 2 về
nhóm 2.
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu: Hai nhóm sẽ đối đáp câu theo mẫu câu: Ai
là gì?
Giáo viên làm mẫu:
Ví dụ: Nhóm 1 nêu: Học sinh; Nhóm 2 đối đáp: Là người đi học.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh chơi lần lượt 2 nhóm sẽ thi với nhau, giáo
viên viết câu đối của 2 nhóm lên bảng.
Bước 4: Giáo viên và các bạn nhận xét: Vế đối của 2 nhóm phải tương ứng
với nội dung. Nhóm nào vế đối không tương ứng thì không tính là đúng. Nhóm
nào có nhiều câu đối đúng là nhóm thắng cuộc.
* Ứng dụng: Thực hiện tương tự các bài Luyện từ và câu sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1

Bài tập 3
5
44
SGK-T1
2
Bài tập 2
9
70
SGK-T1
3
Bài tập 2
13
108
SGK-T1
4
Bài tập 1
15
122
SGK- T1
2.3.4.6 Trò chơi: Đặt câu theo tranh
* Mục tiêu: - Luyện cho học sinh biết dựa vào ý và các bức tranh, đặt được
câu đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh.
* Chuẩn bị:
- Tranh dùng để đặt câu. (Tranh trong sách giáo khoa phóng to)
- Bảng phụ, bút dạ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm, hướng dẫn cách chơi (các nhóm quan sát
tranh, đặt câu theo nội dung tranh. Mỗi câu đúng ngữ pháp và nội dung tranh
được 1 điểm).
Bước 2: Giáo viên treo tranh, yêu cầu các nhóm suy nghĩ và đặt câu viết

vào bảng phụ.
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Giáo viên và các nhóm nhận xét, đánh giá (nhóm nào đặt được
nhiều câu đúng nội dung tranh, đúng ngữ pháp đạt được nhiều điểm là nhóm
thắng cuộc).
* Ứng dụng:Trò chơi này sử dụng trong các tiết Luyện từ và câu sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bài tập 3
1
9
SGK-T1
2
Bài tập 2
7
59
SGK-T1
3
Bài tập 2
18
149
SGK-T1
4
Bài tập 3
29
95

SGK- T2
5
Bài tập 3
30
104
SGK- T2

15


(Giáo viên hướng học sinh thảo luận nhóm)

2.3.5. Trò chơi học tập dành cho phân môn Tập làm văn lớp 2
Phân môn Tập làm văn giúp học sinh rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
phục vụ cho việc học, giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Qua các bài tập làm
văn học sinh học được các nghi thức tối thiểu trong cuộc sống như: chào hỏi, tự
giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi. Qua phân môn này các em cũng được bồi dưỡng
thêm các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày giúp các em trau dồi
thái độ ứng xử có văn hóa tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình
cảm lành mạnh, tốt đẹp. Để thực hiện có hiệu quả tiết học và giúp học sinh được
thoải mái tự do trong giao tiếp tôi đã nghiên cứu và thiết kế các trò chơi học tập
để áp dụng vào phân môn này.
2.3.5.1. Trò chơi: Tự giới thiệu
* Mục tiêu:
- Dùng trong các bài tập tự giới thiệu về mình.
- Học sinh có khả năng dùng câu phù hợp để giới thiệu về bản thân với bạn
bè, thầy cô.
- Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
* Chuẩn bị: Quả bóng hoặc bông hoa.
16



* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu: Giáo viên vừa hướng dẫn vừa thực hành
mẫu: Cô tung quả bóng (bông hoa), bạn nào nhận được quả bóng (bông hoa) thì
hãy giới thiệu về bản thân mình với các bạn.
Bước 2: Giáo viên tung quả bóng (bông hoa) cho học sinh chơi nháp cả lớp
theo vòng tròn 1 lần.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi. Lần 1, giáo viên sẽ tung bóng (đưa
hoa) cho 1 học sinh bất kì, học sinh đó sẽ giới thiệu về bản thân xong, sẽ được
quyền tung bóng (bông hoa) cho học sinh bất kì tùy thích, học sinh khác nhận
được bóng (bông hoa) sẽ tiếp tục giới thiệu về bản thân mình và cứ tương tự như
vậy cho đến khi các học sinh được giới thiệu hết.
Bước 4: Lớp và giáo viên cùng đánh giá và bình chọn ra bạn có lời giới
thiệu về bản thân rõ ràng, rành mạch, đầy đủ nhất để tuyên dương trước lớp.
* Ứng dụng: Trò chơi này sử dụng trong các tiết Tập làm văn sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bài tập 1
1
12
SGK-T1
2
Bài tập 1
13
110

SGK-T1
2.3.5.2. Trò chơi: Phóng viên
* Mục tiêu:
- Học sinh có thể trả lời các câu hỏi trong bài học khi hỏi đáp với nhau với
vai trò là một phóng viên.
- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng câu hỏi, nhanh nhẹn, tự tin trong giao
tiếp
- Gây hứng thú, vui vẻ cho tiết học sôi nổi và hiệu quả hơn.
* Đồ dùng: Chuẩn bị trước Micro làm từ giấy bìa
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV đưa ra nhiệm vụ (phù hợp với nội dung bài tập cần thực hiện)
Bước 2: Học sinh chuẩn bị và thực hiện yêu cầu theo nhóm đôi ( 2 bạn ngồi
cùng bàn là một nhóm, sẽ : hỏi-đáp trong khoảng thời gian 1 phút).
Bước 3: Các nhóm lên thực hiện
Bước 4: Học sinh các nhóm khác và giáo viên nhận xét (Nhóm nào thực
hiện tốt, đầy đủ đúng yêu cầu, cả 2 bạn đều diễn đạt rõ ràng, lưu loát các nội
dung sẽ là nhóm thắng cuộc). Giáo viên tuyên dương nhóm thắng cuộc trước
lớp.
* Ví dụ minh họa: Bài tập 1-Tập làm văn - Tuần 10-SGK TV2-Tập 1Trang 85. Giáo viên sẽ thiết kế trò chơi như sau:
Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu:
Các em hãy thay nhau làm vai trò phóng viên để hỏi bạn ngồi cùng bàn về
những người thân trong gia đình như hỏi về tuổi, nghề nghiệp và tình cảm của
bạn dành cho người thân.
Bước 2: 2 học sinh cùng nhóm sẽ lựa chọn và đặt ra các câu hỏi và trả lời
trong khoảng thời gian 2 phút. Giáo viên quan sát và giúp đỡ các nhóm còn lúng
túng (có thể giáo viên làm mẫu theo gợi ý trong bài tập).
17


VD: Nam ơi cho mình hỏi:

Ông bạn năm nay bao nhiêu tuổi ?
Ông của bạn làm nghề gì ?
Bạn có yêu quý ông của bạn không? ở nhà bạn thường làm gì để giúp đỡ
ông ?(Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra các câu hỏi khác nhau nhưng vẫn
đảm bảo yêu cầu bài tập).
Bước 3: Học sinh lên thực hiện nhóm đôi trước lớp
Bước 4: Học sinh các nhóm khác và giáo viên nhận xét, bình chọn ra nhóm
làm tốt nhất để tuyên dương trước lớp.
* Ứng dụng:Tương tự như vậy giáo viên có thể thiết kế trò chơi này cho
các bài Tập làm văn sau:
TT
Tên bài
Tuần
Trang
Ghi chú
1
Bài tập 1
1
12
SGK-T1
2
Bài tập 1
13
110
SGK-T1
3
Bài tập 1
34
140
SGK-T2

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
của nhà trường.
Sau khi áp dụng các thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt tôi đã thu nhận
được những thành quả sau:
Sử dụng trò chơi học tập vào giảng dạy phân môn Tập đọc ngoài việc đã
truyền thụ được những kiến thức, kĩ năng cần đạt theo yêu cầu của bài học tôi
còn giúp cho học sinh luyện đọc tốt và nắm vững nội dung bài tập đọc một cách
nhẹ nhàng. Qua các trò chơi các em tự tìm ra nội dung của bài, hiểu và khắc sâu
nội dung. Hiệu quả hơn nữa là lớp học trở nên sôi nổi, vui vẻ mỗi khi giáo viên
chuyển sang hoạt động Tìm hiểu bài.
Với phân môn Kể chuyện trò chơi học tập đưa các em từ ngại học sang yêu
thích, hào hứng và chờ đợi. Các em cũng tập trung chuẩn bị bài ở nhà rất tốt vì
các em muốn được các bạn và cô khen sau mỗi phần kể chuyện hoặc sắm vai
nhân vật.
Điều khiến tôi vui mừng nhất chính là vốn từ ngữ của học sinh ngày càng
phong phú, học sinh ham học hỏi, tìm tòi từ ngữ trong, ngoài bài từ đó giúp các
em có vốn từ đa dạng. Các em đã biết sử dụng câu đúng mục đích trong giao
tiếp. Quan trọng hơn cả là sự thay đổi tình cảm của học sinh dành cho môn
Tiếng Việt từ việc ngại học, tâm lý mệt mỏi, uể oải chuyển sang yêu thích, hào
hứng giờ học các phân môn Tiếng Việt.
Trong các buổi học, trò chơi học tập đã giúp cho giờ học trở nên hấp dẫn
hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó trong các tiết học các em
được vận động cả trí não và vận động cả cơ thể khi tham gia chơi trò chơi nên
các em rất vui vẻ, thoải mái. Sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh chủ động và
nhịp nhàng hơn. Nhiều học sinh được tham gia nên đã rèn luyện thêm các kĩ
năng: giao tiếp,diễn đạt, hợp tác...giúp các em học tốt hơn cả các môn học khác.
* Tóm lại: Trò chơi học tập các phân môn Tiếng Việt là một phương pháp
giảng dạy hay, hiệu quả cần được nhân rộng hơn nữa trong các nhà trường. Bản
18



thân tôi sau thời gian áp dụng trò chơi học tập vào giảng dạy các phân môn
Tiếng Việt ở lớp 2D đã đem lại chuyển biến rõ rệt, chất lượng học sinh được
nâng lên cụ thể như sau:
* Kết quả đạt được đến cuối học kỳ 1 năm học 2017-2018 như sau:
Kết quả đạt được môn
Tiếng Việt
Ghi
Tổng Hoàn thành
Chưa hoàn chú
Thời điểm
Hoàn thành
số HS
tốt
thành
SL TL % SL
TL %
S TL %
L
Đầu năm
16
1
6,25
9
56,25
6
37,5
Cuối HK1
16
5

31,25
10
62,5
1
6,25
Qua những kết quả đạt được nêu trên đã chứng minh được tính khả thi của
đề tài. Chất lượng học sinh tại lớp 2D chuyển biến mạnh mẽ thể hiện ở chất
lượng giáo dục toàn diện trong học kì 1 năm học 2017- 2018, được chuyên môn
nhà trường đánh giá cao.

(Không khí vui vẻ, thoải mái trong các tiết học)

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Với mong muốn trò chơi học tập được vận dụng dễ dàng, hiệu quả và
thường xuyên vào dạy học bản thân tôi đã thiết kế cụ thể, rõ ràng các bước thực
hiện, đồ dùng sử dụng cho tất cả các trò chơi chỉ cần chuẩn bị một lần và có thể t
sử dụng lại trong các tiết học khác nhau. Tuy nhiên để vận dụng tốt hơn nữa trò
chơi học tập các phân môn Tiếng Việt vào giảng dạy giáo viên cần phải thực
hiện tốt những lưu ý sau:
Mục tiêu của trò chơi phải thực hiện được nội dung (hoặc một phần nội
dung) của bài học.
Trong một tiết học chỉ nên sử dụng trò chơi học tập cho một bài tập hoặc
một hoạt động, không nên lạm dụng quá nhiều.
Hình thức tổ chức phải đa dạng, phối hợp hài hòa giữa hoạt động trí tuệ và
hoạt động vận động.
19


Luật chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện. Nhiều học sinh được tham gia

qua đó tăng cường kỹ năng hợp tác.
Sau mỗi trò chơi phải có phần kết luận khắc sâu nội dung bài.
Giáo viên chia nhóm phải hợp lý để học sinh hoàn thành tốt trò chơi.
Giáo viên phải công tâm khi nhận xét, đánh giá học sinh, khen chê hợp lý.
Tránh trường hợp học sinh quá khích, háo thắng nên chơi gian lận, người thua
buồn, giận hờn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất :
3.2.1. Đối với Sở Giáo dục- Đào tạo, Phòng Giáo dục- Đào tạo .
Cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức tập huấn các chuyên đề dạy học theo
phương pháp tích cực.
3.2.2. Đối với nhà trường :
Tiếp tục tham mưu với Phòng Giáo dục cử giáo viên tham gia các lớp học
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Hàng năm tăng cường công tác mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học,
sách, tài liệu tham khảo.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nhà trường nên đưa ra các sáng kiến
kinh nghiệm hay, hiệu quả để học hỏi và sử dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao
chất lượng học sinh.
Tổ chức nhiều hơn nữa các sân chơi trí tuệ, các cuộc thi kể chuyện theo
chủ đề giúp rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm: “Một số thiết kế trò
chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 2D trường Tiểu
học Tân Thành 1”.
Do năng lực và thời gian nhiên cứu có hạn, chắc chắn sáng kiến tôi thực
hiện không tránh khỏi những sai sót. Kính mong Hội đồng khoa học xem xét và
đánh giá để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 06 tháng 03 năm 2018
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết sáng kiến

Lê Thị Phương Loan

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tài liệu tham khảo
1 Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1, tập 2
2 Sách giáo viên Tiếng Việt 2 tập 1, tập 2
3 Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lớp 2
4 Trò chơi thực hành Tiếng Việt lớp 2-Tập 1, 2-Nhà xuất bản Giáo dục
5 [1]Trò chơi học tập cấp Tiểu học Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội
6 [2], [3] Tham khảo trên mạng Internet

21



×