Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4a trường tiểu học thị trấn thường xuân học tốt cảm thu văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.79 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH LỚP 4A TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN
THƯỜNG XUÂN HỌC TỐT CẢM THỤ VĂN HỌC

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Thường Xuân
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

[Type text]

THANH HOÁ NĂM 2018


Mục
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.3.1


.
2.3.2
.
2.3.3
.
2.3.4
.
2.3.5
.
2.4.
3.
3.1.
3.2.

MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Các giải pháp thực hiện
Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ

Trang
1
1

1
1
1
2
2
2
6
6

Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống

6

Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt

7

Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học

7

Một số dạng bài tập cảm thu văn học cho học sinh luyện tập

8

Hiệu quả của đề tài
Kết luận và đề xuất
Kết luận
Đề xuất


14
14
14
14


1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Chương trình Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm “Bối dưỡng tình yêu
tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh”.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi thấy việc giáo dục cho các em trở
thành một học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ là rất quan
trọng và cần thiết, trong đó mặt giáo dục cần tập trung rèn luyện nhất là trí dục.
Chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học rất đa dạng phong phú. Môn tiếng
Việt là môn học mang tính tổng hợp của nhiều phân môn. Mỗi phân môn có một
đặc thù riêng song tôi thấy phân môn Tập đọc là môn học rất quan trọng. Để
giúp các em thấy được biết bao điều kì thú và hấp dẫn của những bài văn, bài
thơ mà mỗi tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình thì người đọc, người nghe
phải cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những bài văn, bài thơ đó.
Từ thực tế dạy học, tôi thấy học sinh tiểu học không chỉ biết đọc đúng,
đọc hay mà còn phải biết cảm thụ văn học để trở thành những học sinh khá, giỏi
ở các bậc học sau này. Dưới sự dẫn dắt của các thầy giáo, cô giáo, những bài
thơ, bài văn trong sách giáo khoa đã đem đến cho các em bao điều bổ ích. Tuy
nhiên muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi em cần
phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt , nắm vững kiến thức cơ bản về
Tiếng Việt, kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học mới có
được năng lực cảm thụ sâu sắc và tinh tế. Từ thực tế trên, tôi băn khoăn suy nghĩ
làm thế nào để giúp các em học tốt hơn môn học này cho nên tôi đã rút ra một

số kinh nghiệm giúp học sinh có khă năng cảm thụ văn học được tốt thông qua
đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Thị trấn
Thường Xuân học tôt cảm thụ văn học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi nhằm: Góp phần làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc dạy học.
Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tập làm văn lớp 4
ở trường tiểu học Thị trấn Thường Xuân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị trấn và xây dựng và triển khai một số
biện pháp bồi dưỡng môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan
đến phương pháp dạy Tập làm văn từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái
niệm làm cơ sở cho đề tài.
Phương pháp thực tiễn.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
1


2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc dạy cảm thụ văn học trong tập đọc nhằm giúp học sinh cảm nhận
được cái hay, cái đẹp, sự sâu sắc… ở ngôn từ, nghệ thuật viết, ở ý nghĩa… của
bài thơ, bài văn, khổ thơ, đoạn văn trong bài tập đọc mà các em được học ở bài
tập đọc. Giúp các em phát huy trí tưởng tượng, phân tích văn học… từ đó yêu
thích môn tập đọc, yêu tiếng Việt hơn. Qua cảm thụ văn học, học sinh tăng
cường vốn từ ngữ; biết sử dụng các phương pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng,
hoán dụ, ẩn dụ… trong bài tập làm văn của mình.

Ngoài ra phát huy năng khiếu văn học cho các học sinh có sự cảm thụ tốt
và làm nền tảng cho học sinh học tốt môn ngữ văn ở bậc THCS và THPT. Qua
sự cảm thụ sẽ bồi dưỡng học sinh tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu con
người, yêu hòa bình, yêu cái đẹp… Từ đó góp phần giáo dục nhân cách học
sinh.[1]
Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc
người thân kể chuyện, đọc thơ, được cắp sách tới trường, các em bắt đầu được
lĩnh hội kiến thức khoa học, được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong
sách giáo khoa tiếng Việt, nhiều em muốn đọc to lên một các thích thú, đó chính
là sự biểu hiện của hứng thú, cần giữ gìn và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục,
mạnh mẽ đến mức say mê, được nghe kể chuyện, được đọc những câu thơ, bài
văn trong sách giáo khoa tiếng Việt, các em đã biết trau dồi từng bước về cảm
thụ văn học.
Ta thử hình dung một học sinh chưa thích văn thơ, thiếu sự say mê cần
thiết , nhất định em đó chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn, bài thơ hay,
chưa thể xúc động thực sự với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn,
bài thơ ấy.
Còn đối với những học sinh đã có hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, các
em sẽ vượt qua được khó khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ tốt văn
học và học giỏi môn Tiếng Việt. Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn, chăm
chú quan sát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh
ta. Tập dùng từ ngữ cho đúng cho hay, nói viết thành câu cho rõ ý, sinh động và
gợi cảm,… tất cả đều giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn học.
Việc luyện tập để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một yêu cầu cần
thiết đối với học sinh tiểu học. Tuy các em còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn
luyện, trau dồi để từng bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học, giúp cho việc
học tập môn tiếng việt ngày càng tốt hơn và trở thành học sinh giỏi.
2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:


Việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở lớp 4 chưa được chú
trọng vì nhiều lí do: thời lượng một tiết tập đọc ngắn, giáo viên chỉ tập trung rèn
các em đọc trôi chảy và tìm hiểu nội dung bài đọc. Mặt khác, giáo viên lớp 4
dạy quá nhiều môn nên thiếu đầu tư cho việc cảm thụ bài tập đọc mà bản thân
sắp dạy. Học sinh hiện nay thích xem truyện tranh hơn đọc các sách văn học
2


thiếu nhi nên các em thiếu cái nền cơ bản khi cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài
tập đọc... Chính vì thế, tiết tập đọc trở nên khô khan, nhàm chán và học sinh
không phát huy được khả năng cảm thụ văn học của bản thân cũng như sẽ gặp
khó khăn khi học tìm hiểu văn bản ở bậc THCS. Do đó, việc dạy cảm thụ văn
học trong phân môn tập đọc ở tiểu học là điều cần phải thực hiện.
Trong năm học 2017 - 2018, tôi được nhà trường phân công Chủ nhiệm
lớp 4A- Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân - lớp được xem là lớp năng
khiếu trong khối 4. Đây là lớp có nhiều điều kiện thuận lợi vì học sinh học tốt,
chất lượng tương đối đồng đều, các em ngoan chăm học, được sự quan tâm của
các bậc phụ huynh đến việc học tập của con em mình , sự quan tâm của Ban
giám hiệu nhà trường song bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. Vì các em
mới từ lớp 3 lên, lớp năng khiếu của nhà trường, là lớp nguồn cho lớp 5 và lớp
đề án ở cấp THCS sau này nên việc học tập của các em cũng rất căng thẳng, học
nhiều môn, kiến thức nâng cao khó, môn Toán đã rất khó song môn Tiếng Việt –
phần cảm thụ văn học đối với các em lại càng khó hơn, môn học mang tính tư
duy trìu tượng cao vì thế hầu như các em ngại học môn học này. Từ tình hình
thực tế tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức phần cảm thụ văn học của lớp 4A.
Qua khảo sát tình hình thực tế đầu năm học, đã thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh: 26 em, trong đó :
Số học sinh nam : 13 em
Số học sinh nữ : 13 em

Số học sinh được kiểm tra : 26 em . Trong đó:
Điểm 9
Điểm 7
Điểm
Điểm dưới
-10
-8
5-6
5
SL

T
ỉ lệ %

2

S
L

7

Tỉ
lệ %

4

S
L

15,


Tỉ
lệ %

2

S
L

77

T
ỉ lệ %

0
0
,6
em
2
0em
,2
Căn cứ vào kết quả kiểm tra đầu năm học, tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên
nhân chất lượng học sinh học phần cảm thụ văn học môn Tiếng Việt lại thấp hơn
so với các phân môn khác trong môn tiếng Việt.
Sau khi giảng dạy các em trong một thời gian đầu năm học, tôi đã theo
dõi ở tất cả các môn, nhìn chung các em nắm được nội dung bài học, thực hành
được tại lớp đối với các môn học khác tương đối tốt, song môn Tiếng Việt thì
phần lớn các em ngại học. Có thể do các em đang học giai đoạn 1 chuyển lên
học giai đoạn 2, kiến thức giai đoạn 1 cụ thể, rõ ràng. Sang giai đoạn 2 tính tư
duy lô gic, tính trừu tượng cao hơn nhiều. Vì vậy, tôi thấy chất lượng cảm thụ

văn học của học sinh lớp 4 có mấy điểm như sau:
Thứ nhất: Học sinh còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn ngữ trong
văn bản, kĩ năng đọc thành thạo để nắm được đề bài và những từ ngữ cần tìm
nghĩa để từ đó hiểu nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế. Đọc và hiểu đang
còn tách rời nhau. Học sinh đọc nhưng không hiểu, đọc nhưng không tư duy cái
được đọc, đọc mà không hiểu huống gì nói đến cảm thụ.
Thứ hai: Phần tìm hiểu nội dung văn bản, học sinh trả lời câu hỏi SGK
còn máy móc, phụ thuộc quá nhiều vào từng câu, từng chữ trong văn bản, trong
3

em


suy nghĩ và trả lời học sinh chưa chủ động và chưa có tính sáng tạo. Chẳng hạn,
tìm từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong văn bản thì học sinh đọc cả đoạn trích trong
văn bản. Hay việc xác định các biện pháp nghệ thuật của văn bản, học sinh cũng
còn nhiều lúng túng, nhiều học sinh còn lẫn lộn chưa phân biệt rạch ròi các biện
pháp tu từ tiếng Việt.
Dạng bài tập: Em thích hình ảnh nào nhất, từ ngữ, câu thơ, nhân vật…nào
nhất? Thì học sinh có một số em trả lời được, nhưng khi hỏi để lý giải vì sao em
thích thì học sinh không trả lời được hoặc diễn đạt ngắc ngứ. Phần đông học
sinh chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu văn bản mà chưa chủ động trong việc diễn đạt
kết quả cảm thụ, chưa biết rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau
khi được đọc, được nghe. Đặc biệt học sinh chưa biết suy nghĩ để phê phán hay
khẳng định nội dung văn bản đưa ra, học sinh không biết quan tâm đến mong
muốn mà người viết đặt vào chính đối tượng người đọc, người nghe.
Như vậy, quá trình nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của giáo viên
và học sinh trong nhà trường tiểu học đang còn nhiều tồn tại. Việc dạy cảm thụ
văn học còn hình thức, chiếu lệ và chủ yếu là thực hiện bằng kinh nghiệm giảng
dạy của giáo viên chứ chưa có một quy trình nào đảm bảo tính khoa học để bồi

dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Bản thân các em còn gặp nhiều
khó khăn trong quá trình cảm thụ và diễn đạt kết quả cảm thụ, khiến cho học
sinh không thấy hứng thú khi học cảm thụ văn học.
Đôi khi học sinh cảm thấy sợ khi làm các bài tập về cảm thụ văn học, đặc
biệt là dạng hồi đáp văn bản, học sinh không chủ động trong việc diễn đạt kết
quả cảm thụ, “ngại”bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình. Nếu như giáo viên
có vốn kiến thức và kỹ năng nhất định về cảm thụ văn học, biết tạo hứng thú học
tập ở học sinh bằng cách đưa ra hệ thống các biện pháp phù hợp kích thích sự tò
mò, ham hiểu biết của các em thì chắc chắn sẽ giải quyết được những khó khăn
này, đồng thời rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh để quá trình bồi dưỡng năng
lực cảm thụ văn học cho học sinh từng bước được nâng lên.
Trong chương trình tiếng Việt, ngoài những kiến thức về ngữ âm, chữ
viết, từ và câu qua các giờ Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn ở Tiểu học, các em
còn được làm quen và cảm nhận bước đầu về một số kiến thức liên quan đến
cảm thụ văn học như: hình ảnh là toàn bộ đường nét, màu sắc hoặc đặc điểm
của người, vật, cảnh bên ngoài được ghi lại trong tác phẩm, nhờ đó ta ta có thể
tưởng tượng ra được người hay cảnh vật đó. Các em có thể chưa hiểu được các
khái niệm cơ bản như: Chi tiết ( là điểm nhỏ, ý nhỏ, khía cạnh nhỏ trong nội
dung sự việc hoặc câu chuyện; Bố cục (là sự xếp đặt, trình bày các phần để tạo
nên một nội dung hoàn chỉnh)…
Khi học một bài Tập đọc, để hiểu được nội dung ý nghĩa của bài văn, bài
thơ và cảm thụ được tốt hơn, các em cần phải hiểu được các biện pháp nghệ
thuật thuộc yêu cầu của chương trình tiểu học…
Rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những
nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi học sinh tiểu học. Nếu năng lực cảm thụ văn học
tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều cái đẹp, cái hay của văn thơ, tâm hồn sẽ
thêm phong phú, nói viết tiếng Việt sẽ thêm trong sáng và sinh động. Chính vì
vậy, để đánh giá kết quả học tập của học sinh năng khiếu môn tiếng Việt ở Tiểu
4



học, ngoài những bài tập về luyện từ và câu, làm văn, bài kiểm tra còn có một
bài tập về cảm thụ văn học nhưng chỉ ở mức độ đơn giản.
Là một giáo viên tiểu học có nhiều năm được nhà trường phân công dạy
lớp 4, tôi nghĩ rằng : Để dạy tốt môn Tiếng Việt, giáo viên phải biết hướng cho
học sinh tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn
văn điển hình. Khi phân tích đề cho học sinh, giáo viên phải biết hướng cho học
sinh để học sinh thấy được cái chân, thiện, mĩ định hướng trong đề bài. Khi
dạy cảm thụ văn học cho học sinh, giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy thích
hợp, tạo cơ cho học sinh thể hiện được khả năng cảm thụ, khám phá những điều
mới lạ được tác giả gửi gắm trong bài văn, bài thơ, từ đó giúp học sinh có cách
nhìn con người, cảnh vật thiên nhiên thêm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với
con người hơn. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách
tốt đẹp cho trẻ.
Để cho học sinh nắm được một cách cơ bản, lô gích phần cảm thụ văn
học, Ngay từ đầu giáo viên nên tổng hợp khái quát chung về toàn bộ chương
trình học sinh có thể hiểu được học phần này là học những vấn đề gì, học như
thế nào để tự mỗi học sinh có định hướng lĩnh hội được kiến thức chủ động hơn,
các em phải có sự tư duy lô gích giữa môn học này với các môn học khác như
tập đọc, kể chuyện hoặc luyện từ và câu…giữa bài học này với bài học kia để
nắm được kiến thức cơ bản.
Đối với giáo viên phải nắm được toàn bộ hệ thống chương trình sau đó
có kế hoạch dạy đối với từng loại bài theo một trình tự lô gích, khi dạy bài sau
tiếp theo giáo viên phải tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học trước
dành một quỹ thời gian nhất định phù hợp nhắc lại nhằm củng cố lại cho các em
để các em nhớ lại, ôn lại kiến thức đã học sau đó so sánh, liên hệ với bài học
hiện tại thì học sinh mới dễ tiếp thu được nội dung bài học. Chương trình SGK
Tiếng Việt 4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2005 - 2006. Phân
môn Tập đọc lớp 4, tập 1 được dạy trong 18 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra,
mỗi tuần có 2 bài tập đọc, tất cả có 32 bài. Phần môn Tập đọc lớp 4 tập 2 được

dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc, tất
cả kì là 30 bài. Như vậy SGK Tiếng Việt 4 có tổng cộng 62 bài tập đọc, trong đó
41 bài thuộc thể loại văn xuôi, 1 bài tục ngữ và 20 bài thuộc thể loại thơ.[5]
Trong 62 bài tập đọc thì có đến 60 bài là văn bản nghệ thuật, 2 bài là văn
bản phi nghệ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi giúp học sinh học tốt cảm thụ văn
học. Tìm hiểu câu hỏi và bài tập sử dụng sau mỗi bài Tập đọc trong SGK Tiếng
Việt 4 và sách Bài tập Tiếng Việt 4 tôi thấy: do SGK được soạn theo 2 trục chủ
điểm và kĩ năng nên một phần hệ thống câu hỏi giúp học sinh hiểu và cảm thụ
bài Tập đọc một cách rõ ràng, giúp học sinh làm quen với phong cách văn học
và tạo cơ hội cho học sinh hồi đáp văn bản tốt hơn. Như vậy, tôi thấy tính tích
hợp giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt là rất cao, các phân môn liên quan
mật thiết với nhau, cùng sử dụng chung một số văn bản để hình thành kiến thức,
kĩ năng cho học sinh. Vì thế, các câu hỏi nhằm giúp học sinh học tốt phân môn
Tập đọc, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ văn học thì cũng
giúp học sinh học tốt các môn học khác và ngược lại.[5]
5


Bên cạnh đó, do tính tích hợp giữa các phân môn như đã nêu ở trên, nên
trong quá trình học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc thì loại câu hỏi, bài tập
tìm dàn ý, ý của đoạn, đại ý của bài rất hạn chế và được thể hiện chủ yếu ở phân
môn Tập làm văn. Thay vào đó là nhiều câu hỏi, bài tập yêu cầu sự hồi đáp của
học sinh, yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến, thái độ, nêu cảm nghĩ về nội dung bài
học, điều đó chứng tỏ các tác giả khi biên soạn đã chú ý quan tâm đến bước hồi
đáp văn bản trong dạy đọc hiểu của học sinh, giúp học sinh từng bước có nhu
cầu cảm thụ văn học và biết cách cảm thụ văn học.
Tuy nhiên, trong vở Bài tập Tiếng Việt 4 không có các câu hỏi, bài tập
dành cho phân môn Tập đọc mà chỉ có các câu hỏi, bài tập cho phân môn Chính
tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Nên việc giúp học sinh đọc - hiểu, đọc diễn
cảm, cảm thụ thông qua hệ thống bài tập - những việc làm cụ thể như các phân

môn học khác thì gặp không ít những khó khăn.
2.3.

Các giải pháp đã thực hiện.

Từ thực tế trên, tôi đã tìm hiểu và đề ra một số giải pháp thực hiện áp
dụng vào giảng dạy của lớp tôi phụ trách như sau:
2.3.1. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn
Ngay từ khi cắp sách tới trường tiểu học các em được cảm nhận cái hay,
cái đẹp từ những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa tiếng Việt, chính
người thầy đã khơi dậy cho các em niềm say mê với với nhứng áng thơ, chất văn
gây hứng thú khi các em cảm nhận về nó, giúp các em hiểu thêm về giá trị nghệ
thuật của các tác giả, giúp các em vượt qua những khó khăn trở ngại, cố gắng
học tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn tiếng Việt.
Đối chiếu bài tập đọc với các loại hình nghệ thuật khác như ca nhạc, kịch,
điện ảnh, hội họa… Học sinh hết sức thích thú khi nghe bài hát được phổ từ bài
thơ mình vừa học như bài Cánh diều tuổi thơ… hay bài tập đọc của mình là một
tác phẩm văn học được dựng thành phim hoạt hình(bài Dế Mèn bênh vực kẻ
yếu…).
2.3.2. Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học.
Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi vốn sống của
mỗi người. Cái vốn ấy trước hết được tích luỹ bằng những hiểu biết và cảm xúc
của bản thân qua hoạt động và sự quan sát hằng ngày trong cuộc sống.
Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta, ta tưởng chừng
như rất quen thuộc nhưng nếu ta không chú ý quan sát , nhận xét để có cảm xúc
và ghi nhớ hoặc ghi chép lại thì thì không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về
cuộc sống của mình . Vì vậy, tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều
giác quan là một thói quen cần thiết cho người học sinh giỏi.
Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em cần tích luỹ cả vốn
hiểu biết thông qua việc đọc sách thường xuyên. Chăm đọc sách, đọc sách có

phương pháp tốt sẽ giúp ta tự học được nhiều điều thú vị, từ đó mà “lớn lên” về
cả trí tuệ và tâm hồn. Càng hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí
6


tưởng tượng và cảm xúc của mỗi người càng thêm phong phú, chân thực. Đây
chính là điều kiện quan trọng để cảm thụ văn học được sâu sắc và tinh tế.[1]
Giáo viên đưa ra lời bình đủ và đúng thời điểm. Sau khi hướng dẫn học
sinh cảm thụ bài tập đọc, giáo viên có thể cho học sinh nêu lên cảm nhận của
mình rồi sau đó đưa ra lời bình của mình về bài tập đọc để học sinh thấy lời bình
của thầy cô khác ý mình, hay hơn mình, đồng thời có sự giao lưu tình cảm giữa
giáo viên và học sinh. (Cảm nhận của mọi người được bộc lộ ra một cách gần
gũi thân thiện). Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng lời bình của mình đưa
ra, khéo léo tránh tình trạng học sinh cảm thấy cảm nhận của mình dở, không
hay như giáo viên từ đó các em ngại bộc lộ suy nghĩ của mình.
2.3.3. Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học, các em cần nắm vững các kiến
thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa tiếng Việt ở Tiểu học. Nắm vững kiến
thức ngữ pháp tiếng Việt, các em không chỉ nói tốt, viết tốt mà còn có thể cảm
nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng
tạo.
Khi học tập đọc trên lớp, để hiểu được nội dung ý nghĩa bài văn, bài thơ
và cảm thụ được tốt hơn, các em thường được các thầy cô giáo hướng dẫn về
các biện pháp nghệ thuật tu từ đơn giản như nhân hoá, so sánh, điệp ngữ, đảo
ngữ…giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
Hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng, phát huy trí
tưởng tượng của học sinh. Giáo viên cần thoát khỏi các câu hỏi tìm hiểu bài
trong sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt những câu hỏi khơi
gợi học sinh tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, hành động… trong
bài tập đọc.[1]

Gợi ý cho học sinh so sánh, chọn lựa, đánh giá, phân tích, có cách hiểu
khác, góc nhìn khác về bài tập đọc đang học nhằm phát huy năng khiếu văn học
của các em.
Diễn đạt thành văn xuôi từ bài thơ: Các bài tập đọc là văn vần, có thể cho
học sinh diễn đạt lại bằng văn xuôi vì có cảm nhận hết cái hay của bài thơ các
em mới có thể diễn đạt lại bằng văn xuôi một cách mạch lạc, trôi chảy như
bài Tre Việt Nam…[3]
2.3.4. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
Rèn luyện để nâng cao kĩ năng cảm thụ văn học là rất cần thiét đối với
mỗi học sinh tiểu học. Để làm tốt bài tập cảm thụ văn học, các em cần thực hiện
đầy đủ những việc sau:
Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu bài tập ( Phải trả lời được điều gì? Cần
nêu bật được ý gì?)
Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích được nêu trong bài
Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu. Ví dụ: cách dùng từ, đặt câu,
cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng biện pháp tu từ quen thuộc như so
sánh, nhân hoá… đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu
sắc.
7


Viết đoạn văn về cảm thụ văn học ( Khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu
đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn để dẫn dắt người đọc
hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính, tiếp đó, cần nêu rõ các ý trong đề bài, cuối
cùng có thể kết đoạn bằng một câu kết đoạn để “gói” lại nội dung cảm thụ.
Đoạn văn có nội dung về cảm thụ văn học ở Tiểu học cần được diễn đạt một
cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc, cần tránh mắc các lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu, tránh diễn giải dài dòng về nội dung đoạn thơ ( hay đoạn văn)
hoặc sa vào phân tích quá kĩ bằng giọng văn không phù hợp với lứa tuổi học
sinh tiểu học.[3]

Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học, kiên trì rèn luỵên từng bước từ dễ
đến khó, nhất định các em sẽ viết được những đoạn văn hay, sẽ có năng lực cảm
thụ văn học để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và trong cuộc
sống của chúng ta.
Đọc diễn cảm: Là thể hiện sáng tạo bài tập đọc bằng giọng đọc, nhằm tác
động đến người nghe. Vì qua thưởng thức giọng đọc, người nghe sẽ sản sinh ra
những ấn tượng, xúc động tự nhiên về bài tập đọc. Chính vì thế, bằng giọng đọc
diễn cảm của giáo viên sẽ tạo cho học sinh những bất ngờ hứng thú dù các em
đã đọc nhiều lần nhưng vẫn thấy mới lạ khi nghe. Và khi cho học sinh đọc diễn
cảm, đó chính là dịp các em bộc lộ cảm xúc của bản thân qua cảm thụ của chính
mình. Cần lưu ý đọc diễn cảm không phải là khoe chất giọng mà là thể hiện xúc
động từ trái tim, từ cảm nhận chính mình. Bởi thế, không nên gò ép học sinh đọc
diễn cảm y hệt giáo viên. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã sắp xếp chương trình theo
hệ thống các loại bài tập từ dễ đến khó. Cụ thể tôi đã hướng dẫn vào các phần
chủ yếu sau:
2.3.5. Một số dạng bài tập cảm thụ văn học cho học sinh luyện tập.
A. Dạng 1: Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động:
Bài tập 1: (Câu 1-Luyện tập về Cảm thụ văn học -Trần Mạnh Hưởng)
Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu rõ tác dụng gợi tả
của các từ láy đó:
Quýt nhà ai chín đỏ cây,
Hỡi em đi học hây hây má tròn
Trường em mấy tổ trong thôn
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa.
(Tố Hữu)
*Đáp án tham khảo: - Các từ láy có trong đoạn thơ trên là: hây hây, ríu
ra ríu rít.
- Tác dụng gợi tả:
+ hây hây: (Chỉ màu da đỏ phơn phớt trên má) gợi màu sắc tươi tắn, đầy
sức sống tươi trẻ.

+ ríu ra ríu rít: (Chỉ tiếng chim hoặc tiếng cười nói ) gợi âm thanh trong
và cao,vang lên liên tiếp và vui vẻ.
Bài tập 2: (Câu 5-Luyện tập về cảm thụ văn học -Trần Mạnh Hưởng)
Đoạn văn dưới đây có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ? Điều đó
đã góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào?
8


Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng
gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm
những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buòn rầu, sợ
sệt,...
(Ngô Tất Tố)
*Đáp án than khảo:
Đoạn văn có thành công nổi bật trong cách dùng các từ tượng thanh (eng
éc, chíp chíp, cạc cạc, léo xéo, ăng ẳng) và các từ tượng hình (kĩu kịt, vung
vẩy, thoăn thoắt). Điều đó đã góp phần miêu tả sinh động một bức tranh buổi
sớm thường gặp ở những vùng quê với những hình ảnh quen thuộc của các bà,
các chị đang gồng gánh hàng họ đi chợ trong một không khí thật nhộn nhịp và
khẩn trương.[2]
B. Dạng 2: Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả:
Bài tập 3: (Câu 15-Luyện tập về Cảm thụ văn học -Trần Mạnh Hưởng)
Kết thúc bài: “Đàn gà mới nở”, nhà thơ Phạm Hổ viết:
Vườn trưa gió mát
Bướm bay rập rờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.
Em thích hình ảnh nào trong khổ thơ trên? Vì sao?
Đáp án tham khảo:
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang

vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của
gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả),
đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở,
chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình.[2]
Bài tập 4: (Câu 16-Luyện tập về Cảm thụ văn học -Trần Mạnh Hưởng)
Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau? Sự đối lập đó gợi cho
người đọc cảm nhận được điều gì?
Mồ hôi xuống, cây mọc lên
Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giàu.
(Thanh Tịnh)
Đáp án tham khảo:
Câu thơ có những hình ảnh đối lập nhau là: “Mồ hôi xuống” > < “ Cây
mọc lên”. Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận rõ nét hơn những thành
quả lao động do sức lực của con người tạo ra, giúp người đọc càng thấy rõ hơn ý
nghĩa và tầm quan trọng to lớn do lao động mang lại: Nhờ có lao động, con
người mới có lương thực để “ ăn no”, có sức lực để “đánh thắng”, để cho “dân
yên”, từ đó đất nước mới giàu mạnh.[2]
C) Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ thường
gặp ở tiểu học:
* So sánh: Bài tập 5: (Câu 24-Luyện tập về cảm thụ văn học -Trần Mạnh
Hưởng): Trong khổ thơ sau, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung
thêm sinh, gợi cảm như thế nào?
Mùa thu của em
9


Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
(Quang Huy)

Đáp án tham khảo:
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã ví những bông hoa cúc giống như hàng
nghìn con mắt đang ngước mắt nhìn lên bầu trời êm dịu. Cách so sánh đó đã làm
cho bức tranh mùa thu càng thêm quyến rũ: Dưới khung trời rộng mở, tràn ngập
một màu vàng tươi tắn và dịu mát của những bông hoa cúc mảnh mai. Cái màu
vàng thanh khiết ấy như một nét nhấn vào lòng người đọc, khiến cho bất kì ai
dẫu muốn dồn nén tâm tư cũng phải nao lòng. Màu vàng tươi mát đó còn gợi
cho ta liên tưởng tới vẻ đẹp dịu dàng của mùa thu, khiến cho ta càng thêm yêu
mến và gắn bó với mùa thu.[2]
* Nhân hoá: Bài tập 6: (Câu 40-Luyện tập về Cảm thụ văn học -Trần Mạnh
Hưởng): Viết đoạn văn (khoảng 4-5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hoá theo
từng cách khác nhau:
a)
Dùng từ xưng hô của người để gọi sự vật.
b)
Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người để tả sự vật.
c)
Dùng các câu hội thoại để diễn tả sự trao đổi của sự vật.
Đáp án tham khảo:
a) Nhà chị Dế Mèn ở bụi tre. Tối nào chị dế cũng ngồi kéo đàn tren bãi cỏ
trước nhà. Mấy bác đom đóm đi gác về rất muộn vẫn thấy chị dế say sưa kéo
đàn. Một bác đom đóm liền dừng chân trên bãi cỏ và soi đèn cho chị dế biểu
diễn bài “Tâm tình quê hương”.
b) Chiếc bảng đen là người bạn thân thiết của cả lớp. Bảng đen rất vui khi
chúng em học giỏi. Bảng đen buồn khi chúng em đến lớp chưa thuộc bài. Hôm
bạn Hải trực nhật lau vội khăn ướt, bảng đen rơm rớm nước mắt nhìn chúng em,
trông thương quá!...
c) Châu Chấu nói với Giun Đất: “Trời nắng ráo chính là một ngày tuyệt
đẹp!”. Giun Đất cãi lại: “Không! Trời mưa bụi và ẩm ướt mới là một ngày tuyệt
đẹp!”. Chúng kéo nhau đi tìm đến Kiến Đen nhờ phân xử. Sau một ngày làm

việc, Kiến Đen nói với chúng: “Hôm nay tôi đã làm được rất nhiều việc. Ngày
tuyệt đẹp của tôi chính là hôm nay đó!”.[2]
* Điệp ngữ: Bài tập 7: (Câu 42-Luyện tập về cảm thụ văn học -Trần
Mạnh Hưởng)
Chỉ rõ từng điệp ngữ (từ ngữ được lặp lại) trong đoạn văn dưới đây và
cho biết tác dụng của nó (nhằm nhấn mạnh ý gì hoặc gợi cảm xúc gì cho người
đọc?)
Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng
long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió
xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm
quý.
(Nguyễn Phan Hách)
Đáp án tham khảo:
10


Bằng cách sử dụng điệp ngữ “Thoắt cái...”, tác giả đã giúp người đọc cảm
nhận được sự thay đổi bất ngờ của cảnh vật. Qua sự thay đổi bất ngờ đó, không
gian cũng thoắt ẩn, thoắt hiện, thời gian cũng vì thế mà thoắt đến, thoắt đi... Sự
thay đổi đó còn gợi cho người đọc những cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng và vỡ oà
theo từng khoảnh khắc thay đổi của nhịp thu.[2]
* Đảo ngữ: Bài tập 8: (Câu 42-Luyện tập về cảm thụ văn học -Trần Mạnh
Hưởng)
Đọc câu văn sau: “Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo
dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung
vãi ra.”
(Nguyễn Tuân)
Nhận xét:
a)
Những từ ngữ in đậm được hiểu là bộ phận làm rõ nghĩa cho

danh từ nào trong câu văn trên?
b)
Cách viết câu văn theo lối đảo ngữ như trên giúp nhà văn
diễn tả được điều gì?
Đáp án tham khảo:
a) Những từ ngữ in đậm có thể coi là bộ phận định ngữ của danh từ “hoa
sấu”.
b) Tác giả đã viết câu văn theo lối đảo ngữ nhằm diễn tả vẻ đẹp tinh khôi,
độc đáo, gợi cảm và giàu ý nghĩa của hoa sấu, nhằm làm cơ sở cho sự xuất hiện
hình ảnh so sánh độc đáo ở cuối câu: Hoa sấu như cót gạo nào của khu phố bung
vãi ra.[2]
D) Dạng 4: Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo:
(Xem: Luyện tập về Cảm thụ văn học -Trần Mạnh Hưởng / Tr.43Tr.62)
Đ) Dạng 5: Bài tập về bộc lộ Cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn:
Bài tập 9:
Trong bài thơ: “Vàm Cỏ Đông”, nhà thơ Hoài Vũ có viết:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông
quê hương như thế nào?
Đáp án tham khảo:
Xưa nay, dòng sông luôn gắn bó mật thiết với mỗi đồng quê. Sông đưa
nước về đồng, nó làm “xanh ruộng lúa, vườn cây”. Nhờ có dòng sông mà bãi
lúa, nương dâu tràn đầy sức sống. Vì vậy, dòng sông được ví như “dòng sữa
mẹ” nuôi dưỡng các con khôn lớn. Cũng như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu
thương, dòng sông lúc nào cũng “ăm ắp” đầy nước, ngày đêm sẻ chia tình tình
yêu thương (dòng nước mát lành) cho những cánh đồng. Tình yêu cao cả và vẻ
đẹp ấm áp tình người đó càng làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông

quê hương.[2]
Bài tập 10: (Câu 81 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
11


Trong bài “Mùa thu mới”, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc cảu tác giả trước vẻ đẹp gì trên
đất nước của chúng ta?
Đáp án tham khảo:
Bằng cách sử dụng điệp ngữ “Yêu biết mấy”, tác giả muốn nhấn mạnh
tình yêu của mình với những vẻ đẹp quê hương đất nước. Đó chính là tình yêu
với vẻ đẹp của “những dòng sông bát ngát” đang chảy “giữa đôi bờ dào dạt
lúa ngô non”. Đó chính là tình yêu với vẻ đẹp của những con đường rộn rã tiếng
cười, tiếng hát chạy qua những công trường đang xây lên những ngôi nhà mới.
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ niềm xúc động của mình trước sự thay da đổi thịt,
sự trù phú của cảnh sắc quê hương và niềm vui trước cuộc sống ấm no, hạnh
phúc của con người.[2]
Bài tập 11: (Câu 100 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
BÓNG MÂY
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
(Thanh Hào)
Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp đẽ về tình cảm của
người con đối với mẹ?

Đáp án tham khảo:
Qua bài thơ “Bóng mây”, tác giả Thanh Hào đã khắc hoạ hình ảnh một
người mẹ thật lam lũ, thật vất vả. Mẹ phải “phơi lưng” đi cấy cả ngày dưới bầu
trời “nắng như nung” (cái nắng nóng như có lửa nung). Thấu hiểu được nỗi vất
vả của mẹ, người con thầm ước mình hoá thành mây để suốt ngày che mát cho
mẹ. Quả thật, một bóng mây xuất hiện giữa một bầu trời nắng nóng vô cùng có
giá trị với một người mẹ đang phải phơi nắng để làm việc ngoài đồng. Điều ước
nhỏ nhoi mà thật là ý nghĩa, thật là cảm động. Nó thể hiện một tình yêu thương
vừa sâu sắc lại vừa cụ thể, vừa thiết thực của người con đối với mẹ.[2]
Bài tập 12: (Câu 138 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Kết thúc bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Em hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? Cách
diễn đạt của nhà thơ có gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?
Đáp án tham khảo:
12


Những câu thơ trong phần kết của bài “Tre Việt Nam” nhằm khẳng định
một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, qua đó khẳng định sức sống bất diệt
của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bằng cách thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau/ Mai sau/ Mai
sau/ ), với biện pháp sử dụng điệp ngữ “Mai sau”, tác giả đã khiến cho người
đọc có cảm giác như thời gian và không gian được mở ra vô tận, khiến cho ý thơ
âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. Với
việc sử dụng từ “xanh” 3 lần trong dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau
(xanh tre, xanh màu, tre xanh), tác giả đã tạo ra những nét nghĩa đa dạng,

phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống của tre cũng
như của dân tộc Việt Nam.[2]
Bài tập 13: Trong bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Em hãy nêu lên vẻ đẹp của đoạn thơ trên?
Đáp án tham khảo:
Cây tre là một loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của con người Việt
Nam. Tre không chỉ có sức sống mạnh mẽ mà còn có thói quen sống thành luỹ,
thành hàng. Họ hàng nhà tre luôn sống bao bọc, che chở, quấn quýt quây quần
bên nhau. Bằng cách sử dụng biện pháp nhân hoá thông qua các từ “ôm”, “níu”,
“thương nhau”,..., nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ giúp ta hiểu rõ phẩm chất tốt
đẹp của cây tre Việt Nam, mà qua đó còn giúp ta hiểu hơn những phẩm chất,
những truyền thống cao đẹp của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam.[2]
Bài tập 14: (Câu 154 -Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Trong bài “Về thăm nhà Bác”, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Em hãy cho biết: Đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ,
thân thương?
Đáp án tham khảo:
Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được sự đơn sơ, giản dị của ngôi nhà Bác
Hồ đã sống thuở niên thiếu. Cũng như bao ngôi nhà khác của các làng quê Việt
Nam, ngôi nhà của Bác cũng “nghiêng nghiêng mái lợp” (Mái được lợp bằng
lá), cũng dãi nắng dầm mưa, cũng mộc mạc với chiếc giường tre, chiếc “võng
gai ru mát những trưa nắng hè”. Song trong ngôi nhà đó, Bác Hồ đã được lớn

lên trong tình cảm yêu thương tràn đầy của gia đình. Có thể nói, ngôi nhà đơn sơ
mà đầy tình yêu thương đó chính là chiếc nôi ấm áp nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi
dưỡng tuổi thơ của Bác. Chính ngôi nhà đó đã góp phần tạo nên con người Bác,
một vị lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la.[2]
2.4.

Hiệu quả của đề tài.
13


Qua thời gian dạy học sinh cảm thụ văn học ở môn tập đọc, tôi cảm thấy
học sinh tỏ ra rất yêu thích giờ tập đọc, tự tin phát biểu cảm nhận của mình, tăng
vốn hiểu biết về các biện pháp nghệ thuật được dùng trong văn chương. Theo
đó, học sinh làm tập làm văn tốt hơn và quan trọng nhất là các em nhận ra được
cái nổi bật, sâu sắc, đẹp đẽ của bài tập đọc mình đã học cũng như thể hiện rõ
tính cách của bản thân khi bộc lộ yêu ghét, đánh giá hình ảnh, hành động, nhân
vật,… có trong bài tập đọc. Với tinh thần trách nhiệm của cô, sự phấn đấu
không ngừng của các em học sinh lớp 4A, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt hơn,
thích học hơn, khả năng cảm thụ văn học của các em tốt hơn nhiều so với đầu
năm học. Kết quả kiểm tra cuối học kì I và kết quả thi khảo sát lần 1 cấp trường
trong học kì 1 có nhiều chuyển biến.
Cụ thể kết quả đạt được như sau:
Điểm 7 – 8
Điểm 5 – 6
Điểm dưới
5
Điểm 9– 10
S
L


T

SL

ỉ lệ %

6

T
ỉ lệ %

2
3,0

13

L

5
0,1

S

T
ỉ lệ %

7

L


2
6,9

S

T
ỉ lệ %

0

0

3. Kết luận và đề xuất.
3.1. Kết luận:
Sau một thời gian tìm hiểu phân tích nguyên nhân, tìm phương pháp giáo
dục, rèn luyện phù hợp, với những cố gắng của bản thân và ý thức tự vươn lên
của học sinh mà lớp tôi phụ trách đã thu được kết quả là khả quan, tôi thấy có
sự chuyển biến rõ ràng về năng lực cảm thụ văn học của học sinh. Khi tôi nhận
thấy học sinh có hứng thú về cảm thụ văn học, tôi tiếp tục dành nhiều thời gian
cho việc phát hiện các biện pháp tu từ trong các bài văn, bài thơ. Tập cho học
sinh quan sát hình ảnh trong cuộc sống thực tế ở xung quanh chúng ta, những sự
vật gần gũi các em. Tập cho học sinh rung cảm trước những câu văn hay, các
áng văn hay có nhận xét góp ý của các em, của giáo viên. Dần dần các em có sự
say mê học văn hơn, biết nói những lời hay ý đẹp, thể hiện sự hồn nhiên của lứa
tuổi.
Khi học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và có sự đam mê về văn
học, tôi hướng dẫn các em tập viết bài, dựa trên những hiểu biết vốn có mà các
em lĩnh hội được, tôi nhận thấy các bài làm sau thường có chất lượng khá hơn
bài làm trước.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn học nói chung

và phân môn Tiếng Việt nói riêng là rất quan trọng và cần thiết, phải được tiến
hành thường xuyên, liên tục từ lớp 1 đến lớp 5.
3.2.

Một số đề xuất.

* Đối với nhà trường:
Cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên thường xuyên bằng nhiều hình thức
như SHCM, thao giảng.
14


Bổ sung thêm sách tham khảo bồi dưỡng học sinh năng khiếu các môn
học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng.
* Đối với giáo viên :
Phải tâm huyết với nghề, gần gũi với học sinh để giúp các em khắc phục
những khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.
Luôn luôn học hỏi trau dồi kinh nghiệm, lựa chọn phương pháp phù hợp
với khả năng tiếp thu của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị
Trấn học tốt phần cảm thụ văn học trong môn tiếng Việt.
Chương trình môn Tiếng Việt rất rộng, rất đa dạng phong phú. Vì
điều kiện thời gian, sự hiểu biết có hạn. Tôi chỉ đề cập được một số vấn đề
nhỏ của môn tiếng Việt như vậy. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo chân tình
của các đồng chí, đồng nghiệp, để lần sau tôi làm được hoàn thiện hơn ./.
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 02 năm 2018
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác.

Người thực hiện

Lê Thị Hằng

15


1.
2.
3.
4.
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một vài suy nghĩ giúp học sinh lớp 4 rèn kĩ năng cảm thụ văn học,
Nguyễn Thu Hà, Trường Tiểu học Lê Lợi, TP Vinh, Nghệ An.
Luyện tập cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, Trần Mạnh Hưởng –
NXBGD Việt Nam.
Tài liệu ôn luyện bồi dưỡng HS giỏi môn Tiếng việt lớp 4 – Lê Phương
Nga – Nguyễn Trí.
30 đề ôn luyện học sinh giỏi tiếng Việt Tiểu học – Nhiều tác giả.
Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1, tập 2 – NXBGD năm 2006.

16


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỌI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH

NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ tên tác giả: Lê Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn
Thường Xuân.
TT

1
2
3
4
5

6

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp huyện/
tỉnh)

Hướng dẫn học sinh lớp 1B Trường Phòng
Tiểu học thị trấn giảiToán có lời văn GD&ĐT
huyện
Một số kinh nghiệm rèn chữ viết Phòng
cho học sinh lớp 1
GD&ĐT
huyện

Rèn kĩ năng nói trong tiết Học vần – Phòng
Tập đọc cho học sinh lớp 1
GD&ĐT
huyện
Một số biện pháp giáo dục đạo đức Phòng
cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học GD&ĐT
Thị trấn Thường Xuân.
huyện
Một số biện pháp xây dựng nề nếp Phòng
trong công tác chủ nhiệm để nâng GD&ĐT
cao chất lượng ở lớp 5C - Trường huyện
Tiểu học Yên Nhân 2, huyện
Thường Xuân, Thanh Hóa
Một số biện pháp nâng cao chất Phòng
lượng giáo dục toàn diện thông qua GD&ĐT
các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở huyện
lớp 5A trường Tiểu học Yên Nhân 2
huyện Thường Xuân

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại.

C


2004 – 2005

C

2006 – 2007

B

2008 – 2009

B

2010 – 2011

A

2012 – 2013

A

2014 - 2015

17


18




×