Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế theo quy định của luật sở hữu trí tuệ - 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.78 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của
chúng ta. Những bước tiến lớn trong khoa học mà cụ thể là sáng chế đã làm thay
đổi tiến trình của nhân loại, trở thành yếu tố quyết định tạo ra sự thịnh vượng của
các quốc gia. Khi sáng chế chứng minh được tầm quan trọng của mình thì cũng là
lúc việc bảo hộ sáng chế trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Việc bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của người
sáng tạo với thành quả lao động của mình, khuyến khích việc sáng chế ra công
nghệ mới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hoạt động bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam trong mấy năm trở lại đây
đã có những bước chuyển biến khả quan, song vẫn tồn tại nhiều bất cập trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt vẫn chưa đẩy lùi được hành vi xâm
phạm quyền. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi chọn đề tài “ Điều kiện bảo
hộ đối với sáng chế theo quy định của luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và một số kiên
nghị” để làm bài tiểu luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Bìa tiểu luận nhằm làm sáng tỏ về mặt lí luận vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế, đánh giá thực trạng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế tại
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là tình hình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh.
5. Bố cục bài tiểu luận


Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận có 3 phần:
I.
II.
III.
IV.

Khái quát chung về sáng chế
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Thực trạng và một số kiến nghị, giải pháp về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam.

Trong phạm vi kiến thức hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các thầy cô và các bạn để những
bài viết sau của tôi được hoàn chỉnh hơn.

NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về sáng chế

Theo Khoản 12 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “ Sáng chế là
giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Giải pháp kĩ thuật được hiểu là cơ cấu, phương pháp hay chất mới hay sử dụng cơ
cấu, phương pháp cũ theo chức năng mới. Như vậy, sáng chế tồn tại chủ yếu thông
qua hai dạng của giải pháp kĩ thuật là sản phẩm và quy trình, sáng chế là sản phẩm


dưới dạng một kết cấu như máy móc, thiết bị, linh kiện, dụng cụ, v.v., sáng chế là

sản phẩm dưới dạng một chất như vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm v.v.,
sáng chế là quy trình như quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự báo,
kiểm tra, xử lý, sản xuất, chế tạo, v.v. Những vấn đề sáng chế cần giải quyết chính
là những lợi ích mà sáng chế mang lại cho con người.
Sáng chế phải là một giải pháp kỹ thuật, hay nói cách khác phải thuộc một hoặc
một số lĩnh vực kỹ thuật nhất định, tuy nhiên người tạo ra sáng chế không đòi hỏi
phải được đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, do vậy cho dù bạn không
phải là một kỹ sư bạn vẫn có thể tạo ra một sáng chế nào đó nhằm phục vụ điều mà
bạn mong muốn, ví dụ công việc của bạn là trồng lúa, và sau một khoảng thời gian
vật lộn với nắng mưa bạn nhận ra rằng nếu tiếp tục làm theo cách thông thường
của công đoạn gieo hạt thì sẽ mất rất nhiều thời gian, và vì vậy bạn đã nghĩ ra việc
chế tạo một cái máy gieo hạt nhằm làm thay thế mình làm công việc này; sau khi
hoàn thành việc chế tạo và đưa vào sử dụng, máy gieo hạt đã giúp bạn rút ngắn
thời gian gieo hạt xuống mức đáng kể, hay nói cách khác bạn đã thành công trong
việc tạo ra một sáng chế.
Việc tạo ra một sáng chế không đơn giản, nó đòi hỏi phải bỏ ra một khối lượng thời
gian, công sức và tiền bạc đáng kể, tuy nhiên việc bắt chước sau đó lại quá dễ
dàng, do vậy ngay sau khi tạo ra thành công một sáng chế việc phải làm tiếp theo
là xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sáng chế đó, việc làm này sẽ giúp người tạo ra
sáng chế có thể nhận được sự công nhận và bảo hộ của nhà nước, nhờ vậy mà chủ
sở hữu sáng chế có thể khai thác và thu được lợi ích từ sáng chế của mình thông
qua việc khai thác công dụng hoặc trực tiếp sản xuất sản phẩm được sản xuất theo
sáng chế hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế đó cho người khác.
Thông qua đó đã tạo điều kiện cho xã hội loài người trải qua những bước phát triển
tột bậc, ngày càng văn minh, hiện đại hơn.


II.

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ


Theo Điều 27 Hiệp định TRIPs ( Hiệp định về các khía cạnh thương mại có liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ) thì: Bằng sáng chế có thể được cấp cho bất kì sáng
chế nào, bất kể là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả lĩnh vực công nghệ với điều
kiện sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Theo khoản 5 Điều 58 luật sở hữu trí tuệ quy định:
“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp
ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Điều kiện bảo hộ sáng chế là tổng hợp có chọn lựa các yêu cầu, chuẩn mức về mặt
kỹ thuật, bản chất do hệ thống pháp luật quy định để xem xét khả năng xác lập, bảo
vệ, phát huy quyền sở hữu đối với một đối tượng là sáng chế. Cụ thể hơn, điều kiện
bảo hộ sáng chế là những yêu cầu của Nhà nước đặt ra đối với nội dung, hình thức
và giá trị của giải pháp kỹ thuật được bộc lộ và đề cập tới trong sáng chế..
Sáng chế được bảo hộ dưới 2 hình thức: Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc
quyền giải pháp hữu ích. 2 hình thức này chỉ khác nhau ở 1 điểm, đó là trình độ
sáng tạo. Do đó, sáng chế có đầy đủ 3 yếu tố tính mới, trình độ sáng tạo và khả


năng áp dụng công nghiệp sẽ được bảo hộ bằng hình thức cấp Bằng độc quyền
sáng chế, nếu sáng chế đó có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp nhưng lại
không có trình độ sáng tạo thì vẫn được bảo hộ nhưng bằng hình thức bằng độc
quyền giải pháp hữu ích. Cụ thể:
1. Tính mới của sáng chế

Theo Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về tính mới của sáng
chế như sau:
“1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình
thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước
hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu
tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có
hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường
hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu
tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền
đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này
công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này
trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm
quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”


Theo như quy định trên thì sáng chế được công nhận là mới so với trình độ kĩ
thuật trên thế giới nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Sáng chế nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế không trùng
với giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế
đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn.
- Trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp
kĩ thuật nêu trong đơn chưa bị bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở nước
ngoài dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong bất kì nguồn thông tin nào
dưới đây tới mức mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình trong lĩnh
vực tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó

Để đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn yêu cầu bảo hộ, Cục
Sở hữu trí tuệ phải tiến hành tra cứu thông tin từ ba nguồn bắt buộc:
- Tất cả các đơn khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận có cùng chỉ số
phân loại, tính đến chỉ số phân lớp (chỉ số hạng thứ ba) và có ngày ưu tiên
sớm hơn.
- Các đơn sáng chế và các patent do các Tổ chức, quốc gia khác công bố hoặc
cấp trong vòng 25 năm trước ngày ưu tiên của đơn.
- Trong trường hợp cần thiết và có thể, việc tra cứu được mở rộng đến các báo
cáo khoa học, báo cáo kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu…
thuộc cùng lĩnh vực kỹ thuật được công bố và lưu giữ tại Trung tâm Thông
tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia.
Các nguồn thông tin liên quan đến sáng chế ở nước ngoài, tính từ ngày công bố
bao gồm các nguồn thông tin với bất kì vật mang tin nào ( ấn phẩm, phim ảnh,
băng từ, đĩa từ, đĩa quang phát thanh, truyền thanh, truyền hình) tính từ ngày
công bố tin, vật mang tin được lưu hành.


Các nguồn thông tin đại chúng: Các báo cáo khoa học, các bài giảng… nếu
được ghi lại bằng bất kì phương tiện nào – tính từ ngày báo cáo hoặc giảng bài;
các triển lãm – tính từ ngày hiện vật bắt đầu được trưng bày.
Mục đích của chủ sở hữu sáng chế khi đăng ký bảo hộ là hướng tới việc họ có
thể độc quyền khai thác đối tượng được bảo hộ, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, thu
lợi một cách hợp pháp và tái đầu tư để tạo ra các sản phẩm mới. Điều này có
nghĩa là chủ sở hữu sáng chế muốn được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, và việc pháp luật quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sáng chế
cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu sáng chế, cũng
như bảo vệ cho lợi ích của quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh đó luật pháp còn quy định về các trường hợp nhằm loại trừ
khả năng làm mất tính mới của sáng chế như:
- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu sáng chế bị người khác do biết

được thông tin đó tự ý công bố nhưng không được phép của người nộp đơn
và ngày người đó công bố nằm trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn
yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế.
- Sáng chế được người có quyền đăng kí theo quy định của pháp luật công bố
dưới dạng báo cáo khoa học trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn yêu
cầu văn bằng bảo hộ sáng chế
- Sáng chế được người có quyền đăng kí theo quy định của pháp luật trưng
bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế
chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức trong thời hạn 6 tháng trước
ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bàng bảo hộ sáng chế
- Một thông tin chưa bị coi là bộc lộ công khai nếu chỉ có một số lượng người
xác định có liên quan được biết đến thông tin đó. Những người có liên quan
có thể được hiểu là những người cũng tham gia vào quá trình để tạo ra giải
pháp kĩ thuật đó hoặc là những người đã cung cấp tư liệu hay đã có những


giúp đỡ nhất định để chủ văn bằng tạo ra sáng chế đó. Số lượng những người
nắm được thông tin về sáng chế này nằm trong sự kiểm soát của chủ sáng
chế hay nói cách khác chủ sáng chế biết rõ về những người này và cũng biết
rõ họ đã nắm được các thông tin gì liên quan đến sáng chế vè mức độ đến
đâu.
2. Có trình độ sáng tạo
Vấn đề có trình độ sáng tạo chỉ được đặt ra nếu đã có tính mới. Tuy nhiên, một
sáng chế nếu chỉ có tính mới thôi chưa đủ, mà phải có tính sáng tạo.
Theo chú thích số 5 của Điều 27 Hiệp định TRIPs thì “ trình độ sáng tạo” có thể
được mỗi thành viên coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “ không hiển nhiên”.
Theo Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ quy định trình độ sáng tạo của sáng chế như
sau: “Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp
kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản
hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước

ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường
hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước
tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu
biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
Sáng chế phải được tạo ra từ quá trình đầu tư sáng tạo nhất định, phải là thành
quả của ý tưởng sáng tạo nổi trội, có thể nhận biết rõ ràng. Giữa tình trạng kĩ
thuật đã được biết trước đó và sáng chế yêu cầu bảo hộ phải tạo ra bước tiến
sáng tạo rõ rệt và đó được coi là bản chất của sáng chế. Hay theo cách giả thích
của Hiệp định TRIPs về trình độ sáng tạo của sáng chế đó là tính “không hiển
nhiên”. Dựa trên mặt bằng sáng tạo đã có, giải pháp kĩ thuật đó không thể được
tạo ra một cách quá dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực
kĩ thuật tương ứng, hơn thế chũng còn tạo bước tiến sáng tạo vượt trội hơn hẳn


so với các giải pháp kĩ thuật trước đây thì được coi là đáp ứng tiêu chí “ không
hiển nhiên”.
Việc đánh giá tính sáng tạo của đối tượng yêu cầu bảo hộ so với các giải pháp
đã biết được thực hiện theo các trình tự như: Vấn đề đặt ra, giải pháp cho vấn đề
này, kết quả thu được nhờ thực hiện giải pháp nêu trong đơn. Nếu một chuyên
gia trung bình mà có thể đặt vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách thức đã nêu,
cũng như có thể đảm bảo hiệu quả thu được nhờ giải pháp đó thì sáng chế
không đáp ứng được tiêu chuẩn tính sáng tạo.
3. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
Theo Điều 62 quy định khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế như sau:
“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện
được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy
trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.”
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu:
- Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn về điều kiện kĩ
thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ đến mức cho phép

người có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng có
thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng khai thác hoặc tiến hành được giải
pháp đó
- Việc tạo ra, sản xuất ra, sủ dụng, khai thác hoặc tiến hành giải pháp đó có
thể được lặp lại với kết quả giống nhau hoặc giống với kết quả được nêu
trong đơn.
Đây là điểm khác biệt giữa sáng chế với phát minh khoa học. Phát minh khoa
học là sự phát hiện ra những hiện tượng, những tính chất hoặc quy luật của thế
giới vật chất mà trước đó chưa được phát hiện và có khả năng xác minh được.


Các nhà phát minh khoa học chủ yếu thể hiện dưới góc độ lý thuyết chưa thể
hiện khả năng áp dụng chúng vào thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
và do đó không được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu công nghiệp. Trong hiệp
định TRIPs cũng giải thích đặc điểm thứ ba của sáng chế là “khả năng áp dụng
công nghiệp” có thể giải thích đồng nghĩa với thuật ngữ “ hữu ích”.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì bất kì giải pháp kĩ thuật nào đáp ứng
được ba điều kiện: Tính mới, có trình độ sáng tạo và tính hữu ích thì đều có thể
cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, sáng chế nếu không đáp
ứng được tiêu chí về trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông
thường, có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì cũng sẽ được bảo hộ
dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
III.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng
chế

Theo điều 59 luật sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng sau đây không được
bảo hộ với danh nghĩa sáng chế :
“ 1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc,
huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà
không phải là quy trình vi sinh;


7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”
Về phạm vi bảo hộ sáng chế được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lí
quốc tế cũng như trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Phạm vi bảo hộ
sáng chế thể hiện khả năng về cơ sở hạ tầng thể hiện quan điểm về lĩnh vực cần
khuyến khích hay hạn chế phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi
nước, thể hiện mức độ hòa nhập với các quy định hệ thống pháp luật quốc tế
mỗi quốc gia.. Tại Việt Nam, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì các đối
tượng sau đây không được Nhà nước bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:
- Các đối tượng không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn ứng dụng công
nghiệp của sáng chế (ý đồ, nguyên lí khoa học; phương pháp toán học; giải
pháp chỉ đề cập hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ mang đặc tính thẩm
mĩ mà không mang đặc tính kĩ thuật);
- Các đối tượng được bảo hộ theo quy định của quyền tác giả ( sơ đồ, kế
hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện
nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính, cách thức thể
hiện thông tin)
- Các đối tượng cần phải được mở rộng phậm vi áp dụng vì mục đích nhân
đạo hay nhu cầu cấp bách để phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước
( phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị bệnh cho người và động
vật áp dụng trên cơ thể người và động vật);
- Các đối tượng có thể được bảo hộ ở các lĩnh vực khác ( giống thực vật,

giống động vật; quy trình mang bản chất sinh học ( trừ quy trình vi sinh) để
sản xuất thực vật, động vật)
Đối chiếu với các quy định của Hiệp định TRIPs thì cũng có một vài điểm
tương ứng trong việc quy định về các đối tượng không được cấp văn bàng bảo
hộ sáng chế như: Các phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và
ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật; thực vật và động vật không


phải là các chủng vi sinh các quy trình sản xuất thực vật và động vật chủ yếu
mang tính chất sinh học và không phải là các quy trình phi sinh học hoặc vi
sinh.
IV.

Thực trạng và một số kiến nghị, giải pháp về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt
Nam.

1. Thực trạng
Hệ thống bảo hộ sáng chế của Việt Nam chính thức được triển khai từ năm
1981. Kể từ đó tới nay số lượng đơn đăng kí sáng chế nộp tại Cục sở hữu trí tuệ
không ngừng gia tăng. Nếu như trong cả một giai đoạn 9 năm 1981 - 1989, tổng
số đơn được nộp chỉ là 460 đơn, từ năm 1990 cho đến nay, số lượng đơn đăng
kí đã có sự gia tăng đáng kể. Cùng với sự ra đời hệ thống bảo hộ sáng chế tại
Việt Nam, đơn đăng kí sáng chế đầu tiên đã được nộp ngay từ năm 1981. Thế
nhưng phải 3 năm sau bằng độc quyền sáng chế mới được cấp. Trong giai đoạn
đầu, do mới bắt đầu thực hiện cơ chế bảo hộ nên số bằng độc quyền được cấp
chưa nhiều, nhưng con số này lại không ngừng tăng qua các năm tiếp theo đó.
• Những thành tựu đã đạt được
Với mong muốn hội nhập thế giới và mở đường cho hoạt động đầu tư, Việt
Nam đã nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới và hoàn thiện các văn bản pháp

luật về sở hữu trí tuệ. Cho đến nay, có thể tự hào khẳng định rằng hệ thống pháp
luật sở hữu trí tuệ của nước ta tương đối đầy đủ và cơ bản đã phù hợp với
những tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật
khiến cho cơ chế bảo hộ đối với sáng chế tăng cường. Theo số liệu thống kê của
Cục sở hữu trí tuệ, trong năm 2006 đã có tổng cộng 2402 đơn đăng kí sáng chế
được nộp. Những con số này tuy không đáng kể so với rất nhiều nước trên thế


giới nhưng đối với một quốc gia mà trình độ khoa học công nghệ còn chưa phát
triển như Việt Nam cộng với việc sở hữu trí tuệ còn là một vấn đề mới mẻ thì
đây là một bước tiến đáng kể. Những thành tựu trên đây cho thấy hệ thống bảo
hộ sáng chế nói riêng và hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung của Việt Nam đang
bắt nhịp với thế giới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
• Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam vẫn không tránh khỏi một số hạn chế nhất
định. Về đăng kí xác lập quyền, thứ nhất là sự mất cân đối trong số lượng đăng
kí của người Việt Nam và người nước ngoài, thứ hai là sự mất cân đối là tỉ lệ số
đơn đăng kí và số bằng được cấp. Về thực trạng xâm phạm quyền, trong khoảng
4, 5 năm trở lại đây, số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế có xu hướng tăng nhanh. Nếu như trước đây, mỗi năm chỉ có 1 đến 2 trường
hợp khiếu nại về vi phạm quyền đối với sáng chế thì gần đây năm nào cũng có
đến vài chục vụ khiếu nại về xâm phạm quyền. Về hoạt động thực thi quyền, số
vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ngày càng tăng, trong
khi việc xử lí xâm phạm tức thực thì quyền lại chưa phát huy được hiệu quả.
Mặt khác, tình trạng “hành chính hóa” trong việc xử lí các vi phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam lại khá phổ biến, trong khi hai
biện pháp còn lại là dân sự và hình sự lại không được áp dụng một cách hiệu
quả, nên vẫn chưa hạn chế được tận gốc hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế.

2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân, hạn chế trong hoạt động bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng như dựa trên định hướng


phát triển hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ có thể đưa ra một số giải pháp sau
nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ sáng
chế, sửa đổi, bổ sụng một số quy định còn thiếu sót, chưa phù hợp.
- Cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm sáng chế và giải pháp hữu ích. Luật sở
hữu trí tuệ 2005 chỉ định nghĩa sáng chế, nhưng không đề cập đến giải pháp
hữu ích, và chỉ có sáng chế mới là đối tượng của sở hữu công nghiệp. Theo
Điều 58 quy định về điều kiện đối với sáng chế được bảo hộ có nói rằng
sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp
hữu ích và khả năng áp dụng công nghiệp. Về thực tiễn quy định như vậy có
thể không ảnh hưởng gì nhưng thiếu khoa học. Do đó, luật cần bổ sung thêm
khái niệm về giải pháp hữu ích.
- Có những trường hợp mà không chỉ đơn sáng chế mà cả đơn kiểu dáng cùng
nộp cho một đối tượng. Giả sử có 3 người nộp đơn khác nhau cho 3 hình
thức bảo hộ nói trên trong vòng 1 ngày thì đơn kiểu dáng có phải hợp nhất
đơn sáng chế, giải pháp hữu ích hay không? Liệu có thể cấp các văn bằng
bảo hộ độc lập theo hình thức bảo hộ khác nhau cho cùng một đối tượng
nhưng cho những người nộp đơn khác nhau hay không, cần bổ sung quy
định về vấn đề này
- Tăng mức phạt vi phạm trong biện pháp hành chính và hình sự. Đây là kinh
nghiệm của các nước tiên tiến. Bởi vì nếu hình thức phạt dù mạnh đến mức
người vi phạm không còn khả năng tài chính để tiếp tục sản xuất kinh doanh
hàng hóa, cung ứng dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì sẽ hạn chế

được tình trạng xâm phạm quyền.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng hình thức nộp đơn điện từ.
- Nâng cao năng lực hoạt động bao gồm tất cả các vấn đề như tổ chức, nhân
lực, chuyên môn điều kiện làm việc.
- Nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ.


KẾT LUẬN
Tóm lại, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hiện nay là một vấn đề quan
trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Số lựng bằng độc quyền
sáng chế đã trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh
quốc gia. Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến hoạt động đổi mới sáng tạo, khuyến khích tạo ra sáng chế và
coi sáng chế là tài sản chiến lược. Cùng với xu thế đó, Việt Nam đang rất quan
tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế và đạt được
những thành tựu nhất định. Tuy nhiên cũng vẫn còn nhiều hạn chế so với các
nước trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp cụ thể để
nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xây dựng đất nước
ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB.
Công an nhân dân.
4. TS.LS. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí
tuệ, NXB. Tư pháp, Hà Nội.
5.
6.
7. Thuvienphapluat




×