Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong dạy học địa lí lớp 7 tại trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.17 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

Nội dung

Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
3.1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là bản đồ, vai trò của bản đồ và
4
kĩ năng chỉ bản đồ Địa lí
3.2. Hình thành kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh
5
3.3. Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh
5
3.3.1. Yêu cầu


5
3.3.2. Một số bài tập rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
16
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1. Kết luận
17
2. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
19

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa lí là một môn khoa học không những cung cấp cho học sinh các kiến thức về
tự nhiên, dân cư - xã hội, hoạt động kinh tế của con người ở khắp mọi nơi trên
Trái Đất cùng tình hình phân bố của chúng trên bề mặt đó(1). Mà còn hình thành
và rèn luyện cho các em rất nhiều kĩ năng quan trọng như kĩ năng về bản đồ, kĩ
năng thu thập, phân tích, xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết các vấn đề cụ thể...
Đó là những kĩ năng cơ bản rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu Địa lí.
Một trong những kĩ năng quan trọng đó chính là kĩ năng về bản đồ, mà đặc biệt
là kĩ năng chỉ bản đồ, bởi “Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” và

“Bản đồ là cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ 2”(2) của môn học. Học sinh có kĩ
năng chỉ bản đồ tốt đồng nghĩa với việc học sinh sẽ khai thác tốt những kiến
thức Địa lí “ẩn” trên bản đồ mà phần kênh chữ trong sách giáo khoa không đề
cập tới. Từ đó giúp cho “kho” kiến thức địa lí của các em hoàn thiện hơn, giúp
các em mở rộng vốn hiểu biết về các hiện tượng Địa lí xảy ra xung quanh, thêm
yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Đồng thời phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Địa lí. Vậy nên việc trang bị cho
học sinh kĩ năng chỉ bản đồ là con đường không thể bỏ qua khi học tập và nghiên
cứu môn Địa lí.
Mặt khác, qua dự giờ của các đồng nghiệp trong trường, học hỏi kinh
nghiệm của các đồng nghiệp trường bạn, cũng như việc nắm bắt cách thức dạy
học theo phương pháp mới với mục tiêu tăng cường hơn nữa tính biểu tượng
hình ảnh, tính cụ thể sinh động, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
và học môn Địa lí. Khi trình bày các đối tượng địa lí, người dạy (giáo viên) dù
dạy học bằng các phương tiện truyền thống như tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ,… hay
các phương tiện hiện đại như phim, đèn chiếu,… thì bản đồ là phương tiện dạy
học không thể thiếu được trong hầu hết các tiết học. Vì vậy, việc hình thành và
rèn luyện cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với
học sinh khối lớp 7. Đây là khối học đầu cấp và cũng là khối học mà học sinh
được tiếp cận, được học với bản đồ rất nhiều nên việc rèn luyện kĩ năng chỉ bản
đồ cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm
về việc “Hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở
trường THCS” mà bản thân đã thực hiện trong giảng dạy môn Địa lí tại đơn vị
trường học của mình để các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để
đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Bằng thực tế giảng dạy tôi nhận thấy, việc hướng dẫn cho học sinh kĩ năng
chỉ bản đồ là hết sức cần thiết để học sinh có kĩ năng chỉ bản đồ thành thạo. Từ
(1) : Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học Hà Nội

- Đà Nẵng 1997.
(2) : Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Địa lí, Lịch sử, Giáo
dục công dân - NXB Hà Nội, năm 2004.
2


đó khai thác được nhiều kiến thức bổ ích trên bản đồ bổ trợ cho các kiến thức từ
phần kênh chữ trong sách giáo khoa giúp cho bài học, tiết học sinh động, hấp
dẫn hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng mà tôi nghiên cứu đó là các giải pháp “hướng dẫn
học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường Trung học cơ sở”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ tính thực tiễn của đề tài, tôi đã vận dụng việc nghiên cứu đề tài này
bằng các phương pháp nghiên cứu như điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông
tin, phương pháp thống kê, xử lí số liệu, thực hành rèn luyện, so sánh để thấy rõ
tính thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí tôi nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc trang bị cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ bởi đó là con đường không
thể bỏ qua khi học tập và nghiên cứu môn Địa lí, đúng như các nhà nghiên cứu Địa
lí đã cho rằng: “Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” và bản đồ được
coi là cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ hai trong việc học tập Địa lí.
Tạo kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh trong các môn học nói chung và môn
Địa lí nói riêng là vô cùng quan trọng. Phương pháp này giúp học sinh tham gia
một cách chủ động, sáng tạo vào quá trình lĩnh hội tri thức. Hơn nữa, việc rèn
luyện cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ không những giúp các em học tập, khám
phá và chiếm lĩnh tri thức được tốt hơn mà qua đó còn giáo dục tính độc lập,
sáng tạo và chủ động trong học tập Địa lí của học sinh như lời nhà triết học cổ

Hy Lạp đã nói: “Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là
thắp sáng lên những ngọn lửa”.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Giáo viên
Qua tham khảo tài liệu cũng như nghiên cứu, ứng dụng đề tài này vào thực
tế giảng dạy tại trường THCS Hà Long tôi nhận thấy việc hình thành và rèn
luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh khối lớp 7 là rất cần thiết. Vì vậy, trong
quá trình dạy học bản thân tôi đã chủ động tạo nhiều cơ hội cho các em được
làm việc với bản đồ, được chỉ bản đồ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
2.2. Học sinh
Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí tại trường THCS Hà Long tôi nhận
thấy có rất nhiều học sinh còn yếu và thiếu về kĩ năng chỉ bản đồ chưa biết chỉ
bản đồ trong quá trình học tập. Đa số các em chỉ mới nhớ kiến thức lí thuyết một
cách máy móc mà chưa hiểu và vận dụng kiến thức bản đồ vào quá trình học
tập. Khi được cô giáo gọi lên bảng tìm và chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ thì
phần lớn các em rất ngại, chần chừ và tâm lí không muốn lên bảng, có những em
lại sợ sệt khi giáo viên gọi lên bảng nên khi lên bảng thì không tìm và chỉ được
hoặc chỉ sai. Không những thế, một bộ phận học sinh còn có quan niệm phiến
diện: coi học Địa lí chỉ là học thuộc lòng, chỉ cần khai thác phần kênh chữ
không cần khai thác phần kênh hình như tranh ảnh, sơ đồ,... và nhất là các bản
3


đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường,... nên trong quá trình học không chú
ý quan sát cũng như rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho bản thân mình. Từ đó
không có tính tự giác trong việc tiếp thu kinh nghiệm khi quan sát bản đồ. Do
vậy kiến thức các em tiếp thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói
đơn giản là “học vẹt” nên rất nhanh quên. Đến các bài thực hành phải làm việc
nhiều với bản đồ, thì các em thấy rất khó khăn và lúng túng, nhiều em chỉ nói và
làm theo bạn bè mà không hiểu gì cả nên hiệu quả giờ học không cao.

2.3 Kết quả kiểm tra trước khi thực hiện đề tài
Tổng
số học
sinh
77

HS có kĩ năng
tốt
SL
%
7
9,1

HS có kĩ năng
khá
SL
%
16
20,8

HS có kĩ năng
trung bình
SL
%
31
40,2

HS có kĩ năng
yếu
SL

%
23
29,9

Từ thực trạng và kết quả trên cho thấy, việc “Hướng dẫn học sinh kĩ
năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường THCS” nhằm giúp học sinh
có kĩ năng chỉ bản đồ và khai thác kiến thức địa lí trên bản đồ tốt hơn là rất cần
thiết.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là bản đồ, vai trò của bản đồ và kĩ
năng chỉ bản đồ Địa lí
- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay
toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Hệ thống bản đồ Địa lí rất đa dạng, phong phú. Dựa theo nội dung thì có
các bản đồ địa lí tự nhiên, các bản đồ kinh tế - xã hội, các bản đồ dân cư - đô thị.
Dựa theo tỉ lệ thì có các bản đồ tỉ lệ lớn, tỉ lệ trung bình và tỉ lệ nhỏ. Dựa theo
loại hình thì có bản đồ treo tường, bản đồ trong SGK, Atlat Địa lí,…
Mỗi loại bản đồ có một chức năng, ưu thế riêng nên học sinh phải thường
xuyên tiếp xúc với bản đồ, có kĩ năng chỉ bản đồ tốt để khám phá, tìm kiếm
thông tin, kiến thức từ các bản đồ trên cơ sở đó mà nắm vững tri thức, phát triển
tư duy trong học tập và nghiên cứu địa lí.
- Vai trò của bản đồ Địa lí: Là đồ dùng trực quan giúp học sinh tiếp thu tri thức
địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đồng thời có khả năng phản ánh được sự phân
bố các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên; những mối quan hệ của các đối tượng
địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể và biểu hiện được chính xác tính chất
không gian, sự thay đổi hoặc phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lí mà
không một phương tiện nào có thể thay thế được. Bản đồ cũng là phương tiện
dạy học giúp học sinh củng cố kiến thức, hiểu sâu và nhớ kiến thức.
- Kĩ năng chỉ bản đồ: Khi các em đã có kĩ năng chỉ bản đồ thì các em sẽ có cái
nhìn cùng thao tác chính xác, tạo biểu tượng địa lí cho học sinh và từ đó các em

có thể liên hệ, so sánh với thực tiễn. Việc chỉ bản đồ đúng còn giúp người nghe,
người quan sát có cách hiểu đúng ý đồ của đối tượng địa lí và đúng ý định của
người chỉ bản đồ muốn truyền đạt.
3.2. Hình thành kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh
4


- Hình thành kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh nên đi từ mức độ thấp đến cao: từ
việc đọc để biết tên bản đồ, dựa vào bảng chú giải (giải thích các kí hiệu trên
bản đồ) để tìm vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ, đến việc dựa vào bản đồ
tìm ra một số đặc điểm của đối tượng. Cao hơn nữa, học sinh phải biết xác lập
mối quan hệ, phải vận dụng vốn kiến thức địa lí đã có với các đặc điểm và tính
chất của đối tượng để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện trực tiếp.
Trên cơ sở đó học sinh bắt đầu tiến hành chỉ bản đồ.
- Giúp học sinh nhận định được đối tượng địa lí cần chỉ trên bản đồ là gì? Theo
đường, theo điểm hay theo diện tích,… để từ đó mà có cách chỉ phù hợp đảm
bảo tính khoa học và sự chú ý, dễ hiểu, dễ cảm nhận của người nghe, người quan
sát. Ví dụ: Khi chỉ một con sông (chỉ theo đường) thì phải chỉ từ đầu nguồn đến
cửa sông theo một nét liền liên tục đồng thời phải nói tên con sông đó, nơi bắt
nguồn, nơi đổ nước ra biển hay đại dương; Chỉ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
của một nước, một vùng hay một khu vực (theo diện tích) thì phải chỉ theo
đường biên giới của quốc gia, của vùng, của khu vực đó tạo thành một vòng
khép kín. Sau đó dùng que chỉ bản đồ gạt ngang cả một vùng vừa chỉ để giúp
học sinh dễ dàng nhận diện; Chỉ một nhà máy hoặc một trung tâm công nghiệp,
một thành phố,… trên bản đồ (theo điểm) thì phải chỉ đúng điểm của các trung
tâm công nghiệp hoặc một thành phố lớn mà trên bản đồ đã thể hiện theo ký
hiệu và đọc tên đối tượng cần chỉ.
- Cách treo bản đồ và tư thế chỉ bản đồ
+ Cách treo bản đồ: Bản đồ cần treo ở vị trí sao cho toàn thể học sinh trong lớp
quan sát rõ ràng đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học. Bản đồ thường được treo ở

góc bảng bên phải.
+ Tư thế chỉ bản đồ: Người chỉ bản đồ cần đứng về một phía của bản đồ (thường
là phía bên phải) để cho người quan sát tiếp cận được đối tượng cần chỉ một
cách rõ ràng chính xác, nhằm nhận định đánh giá năng lực của người chỉ được
đầy đủ hơn. Khi chỉ bản đồ người chỉ cần kết hợp giữa chỉ với lời nói. Hoặc một
học sinh chỉ, một học sinh ở dưới trình bày bằng lời nói.
3.3. Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh
3.3.1. Yêu cầu
* Đối với giáo viên:
- Trong quá trình soạn bài, phải nghiên cứu kỹ các bài dạy trước khi lên lớp,
nhất là những bài có liên quan đến kĩ năng xác định bản đồ. Đối với những tiết
dạy này, giáo viên luôn phải căn cứ vào yêu cầu của bài học, vào bản đồ mà đưa
ra được hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp nhằm giúp học sinh rèn luyện được kĩ
năng chỉ bản đồ và khai thác kiến thức từ bản đồ dưới nhiều hình thức khác
nhau, như tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ, “đi du lịch” trên
bản đồ, thiết kế các trò chơi dựa vào bản đồ,…
- Lựa chọn bản đồ sao cho đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ cao. Khi treo bản đồ
cần chú ý sao cho cả lớp quan sát được rõ ràng. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học
sinh tìm ra kỹ năng, phương pháp tiếp cận các đối tượng địa lí trên bản đồ. Mặt
khác, cũng cần có những bài mẫu để học sinh quan sát và học tập.
- Thường xuyên nhắc nhở các em cần học bài soạn bài đầy đủ, cần thường xuyên
tiếp xúc với sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ nhằm tích lũy kiến thức địa lí. Vì
5


không có kiến thức cần thiết thì các em khó lòng nắm bắt được các sự vật, hiện
tượng địa lí một cách rạch ròi chứ chưa nói đến cách đọc bản đồ, lược đồ để tìm,
chỉ các đối tượng địa lí .
- Mặt khác giáo viên cần trang bị cho các em kiến thức địa lí kinh tế tổng hợp,
đặc biệt mối quan hệ biện chứng giữa vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điêù kiện

xã hội để hiểu sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nào đó. Đây là những kiến
thức rất cần thiết và trọng tâm của chương trình địa lí.
- Cần có bài mẫu để học sinh quan sát và học tập. Để rèn luyện được kĩ năng chỉ
các đối tượng địa lí trên bản đồ cho học sinh nên giáo viên cần phải dành một
thời gian nhất định để học sinh làm việc trên bản đồ thông qua các bài tập trong
sách giáo khoa hoặc bài tập giáo viên đưa ra, đặc biệt là trong các bài thực hành.
- Cần biết phân loại việc tiếp thu kỹ năng của học sinh, từ đó có biện pháp tác
động phù hợp tới từng đối tượng học sinh.
* Đối với học sinh:
- Yêu cầu học sinh phải có đầy đủ tài liệu cần thiết cho việc học và rèn luyện kĩ
năng như: Sách giáo khoa, vở bài tập đặc biệt là Tập bản đồ địa lí của khối lớp.
- Trong quá trình học tập các em cần tích cực, chủ động, sáng tạo, khai thác các
tri thức trên bản đồ, tiếp cận tri thức và kĩ năng mới. Khi chỉ bất kì bản đồ cũng
phải đảm bảo được các yêu cầu về tư thế chỉ bản đồ, tính chính xác và tốc độ
chỉ (nhanh).
- Hoàn thành đầy đủ các yêu cầu của thầy, cô giáo, làm đầy đủ các bài tập trong
sách giáo khoa và tập bản đồ.
- Mạnh dạn đề xuất những thắc mắc, những vấn đề chưa hiểu trong quá trình học
tập, nghiên cứu để giáo viên gợi ý, giải đáp.
- Luôn tự rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận trong quá trình học tập và
rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức trên bản đồ.
3.3.2. Một số bài tập rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ
Trên cơ sở học sinh đã hiểu được vai trò (tầm quan trọng) của bản đồ, nhận
định được đối tượng cần chỉ trên bản đồ là gì, tư thế đứng chỉ phù hợp cùng với
sự chuẩn bị bài chu đáo trước mỗi tiết học, giáo viên tiến hành hướng dẫn học
sinh kĩ năng chỉ bản đồ thông qua các tiết học, bài học.
* Kĩ năng chỉ bản đồ theo điểm :
- Kí hiệu điểm : Thường dùng để biểu hiện vị trí của các đối tượng có diện tích
tương đối nhỏ. Chúng được dùng với mục đích chính là xác định vị trí, vì vậy
phần lớn không cần theo tỉ lệ bản đồ . Các kí hiệu điểm thường biểu hiện dưới

dạng kí hiệu hình học hoặc tượng hình. Vị trí của đối tượng trên bản đồ thường
nằm ở trung tâm của kí hiệu hình học hoặc tượng hình(3).
- Kí hiệu điểm thường dùng để biểu hiện các đối tượng như sân bay, cảng biển,
nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện…(4)
- Khi hướng dẫn học sinh chỉ theo điểm giáo viên cần hướng dẫn học sinh chỉ
vào đúng các kí hiệu trên bản đồ.
(3), (4) : Sách giáo khoa, Sách giáo viên Địa lí 6 - Bộ GD và ĐT- NXB giáo dục Việt Nam.

Ví dụ 1: Khi dạy Tiết 3: Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa
Mục 2 : Đô thị hóa. Các siêu đô thị
6


- Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về đặc điểm đô thị hóa, giáo viên treo
bản đồ “Các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên, năm 2000” lên
bảng (5).
Hình 3.3 - Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên (2000)
- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và cho biết :
? Trong năm 2000, trên thế giới có bao nhiêu siêu đô thị trên 8 triệu dân ? Em
hãy thống kê theo từng châu lục ?
? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất ?
? Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên ?
? Việt Nam có siêu đô thị nào trên 8 triệu dân không ? Trong năm 2000, đô thị
đông dân nhất nước ta là đô thị nào ? Đô thị đó có bao nhiêu dân ?
- Trong khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh : Các siêu đô
thị từ 8 triệu dân trở lên được kí hiệu như thế nào trên lược đồ ?
- Khi học sinh trình bày và xác định, yêu cầu học sinh chỉ vào đúng các chấm
tròn đỏ rồi đọc tên các siêu đô thị đó.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại
cho học sinh quan sát một lần nữa.

Ví dụ 2: Khi dạy Tiết 32: Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo)
Mục 3 : Dịch vụ
- Sau khi giáo viên cho học sinh nêu nhận xét để thấy các tuyến đường sắt quan
trọng ở châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, giáo viên trình chiếu
bản đồ “Kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu” (6) trên đèn chiếu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ trên đèn chiếu.
(5), (6) : Sách giáo khoa Địa lí 7- Bộ GD và ĐT- NXB giáo dục Việt Nam.

Hình 31.3 - Lược đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu
- Qua quan sát bản đồ, hãy cho biết :
? Châu Phi có bao nhiêu cảng biển ? Kể tên và xác định trên lược đồ các cảng
biển của châu Phi ?
? Kể tên các cảng biển quốc tế của Việt Nam mà em biết ?
- Trong khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh : Các cảng
biển của châu Phi được kí hiệu như thế nào trên lược đồ ?
- Khi học sinh trình bày và xác định, yêu cầu học sinh chỉ vào đúng hình mỏ neo
(kí hiệu của cảng biển) rồi đọc tên các cảng biển đó.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại
cho học sinh quan sát một lần nữa.
Ví dụ 3: Khi dạy Tiết 40 : Bài 37 : Dân cư Bắc Mĩ
Mục 2 : Đặc điểm đô thị
- Cho học sinh tìm hiểu đặc điểm đô thị của khu vực Bắc Mĩ, của Mê-hi-cô, của
Hoa Kì.
- Giáo viên trình chiếu bản đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ trên đèn chiếu.
7


Hình 37.1 Lược đồ phân bố dân cư và các đô thị Bắc Mĩ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ trên đèn chiếu.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm : chia lớp thành 4 nhóm :

+ Nhóm 1, 3 : Xác định dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn ? Nêu tên
một số thành phố lớn nằm trên dải siêu đô thị này ?
+ Nhóm 2, 4 : Xác định dải siêu đô thị từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an ? Nêu tên
một số thành phố lớn nằm trên dải siêu đô thị này ?
? Việt Nam có dải siêu đô thị nào không ? Chứng tỏ điều gì về đặc điểm đô thị
hóa ở nước ta ?
- Yêu cầu các nhóm làm việc. Khi các nhóm làm việc, giáo viên gợi ý : hai dải
siêu đô thị nằm ở đâu ? Các thành phố lớn nằm trên 2 dải siêu đô thị đó được kí
hiệu như thế nào ?
- Hết thời gian thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Khi trình bày, yêu
cầu học sinh chỉ đúng 2 dải siêu đô thị và chỉ vào chấm tròn màu đỏ, màu cam
rồi đọc tên các thành phố lớn trên 2 dải siêu đô thị đó.
* Kĩ năng chỉ bản đồ theo đường :
- Kí hiệu đường : Thường dùng để thể hiện những đối tượng phân bố theo chiều
dài là chính như địa giới (quốc gia, tỉnh, huyện, xã), đường giao thông, sông
ngòi(7).
- Kí hiệu đường thường dùng để thể hiện các đối tượng như ranh giới quốc gia,
tỉnh, huyện; đường sắt, đường ô tô, sông ngòi(8),...
- Khi hướng dẫn học sinh chỉ bản đồ theo đường, giáo viên cần hướng dẫn học
(7), (8) : Sách giáo khoa, Sách giáo viên Địa lí 6 - Bộ GD và ĐT- NXB giáo dục Việt Nam.

sinh chỉ vào đúng đường kí hiệu đó từ nơi bắt đầu đến nơi kết thúc của đường
cần chỉ.
Ví dụ 1: Khi dạy Tiết 27 : Bài 26 : Thiên nhiên châu Phi
Mục 1 : Vị trí địa lí
- Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của châu
Phi, giáo viên treo bản đồ Tự nhiên châu Phi lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát
bản đồ.
Bản đồ tự nhiên châu Phi
? Qua quan sát bản đồ, hãy xác định và nêu tên các dòng biển nóng, các dòng

biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi ?
? Các dòng biển này có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu vùng ven biển của
châu Phi ?
- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm - cặp (học sinh trong nhóm tự tìm
cặp với nhau) : chia lớp thành 2 nhóm :
8


+ Nhóm 1: Các cặp xác định và nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh
phía bên tay phải đường kinh tuyến 20 0Đ (phía đông) ? Cho biết ảnh hưởng của
các dòng biển nóng đến khí hậu vùng ven biển mà chúng chảy qua ?
+ Nhóm 2: Các cặp xác định và nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh
phía bên tay trái đường kinh tuyến 200Đ (phía tây) ? Cho biết ảnh hưởng của các
dòng biển lạnh đến khí hậu vùng ven biển mà chúng chảy qua ?
- Yêu cầu các nhóm - cặp làm việc. Khi các nhóm làm việc, giáo viên gợi ý : các
dòng biển nóng, các dòng biển lạnh được kí hiệu như thế nào trên bản đồ ? Nhớ
lại kiến thức bài 25 - Địa lí 6 nêu ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu nơi
chúng chảy qua.
- Giáo viên gọi mỗi nhóm 2 cặp học sinh : một cặp xác định, nêu tên các dòng
biển nóng; một cặp xác định, nêu tên các dòng biển lạnh.
- Yêu cầu đối với các cặp : 1 học sinh ở dưới đọc tên, 1 học sinh lên bảng xác
định vị trí các dòng biển trên bản đồ.
- Khi các cặp trình bày, yêu cầu phải chỉ đúng vào đường mũi tên màu đỏ (dòng
biển nóng), đường mũi tên màu xanh (dòng biển lạnh) trên bản đồ.
- Gọi đại diện một số cặp còn lại trong nhóm nhận xét kết quả làm việc của các
cặp trên bảng, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức, chỉ lại cho học sinh quan sát.
Ví dụ 2 : Khi dạy Tiết 39 - Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
Mục 1 : Các khu vực địa hình
- Sau khi cho học sinh tìm hiểu đặc điểm địa hình của hệ thống Cooc-đi-e ở phía
tây, miền đồng bằng ở giữa (có nhiều hồ rộng và sông dài), giáo viên trình chiếu

bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ trên đèn chiếu.
- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và cho biết :
? Hệ thống sông Mit-xu-ri - Mit-xi-xi-pi bắt nguồn từ đâu, đổ nước ra biển nào?
? Hãy xác định hệ thống sông Mit-xu-ri - Mit-xi-xi-pi trên lược đồ ?
? Kể tên 2 hệ thống sông lớn nhất Việt Nam ? Các hệ thống sông đó bắt nguồn
từ đâu và đổ nước ra biển nào ?
- Trong khi học sinh quan sát bản đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh : Sông được
kí hiệu như thế nào trên bản đồ (đường màu xanh)
- Khi học sinh xác định, yêu cầu học sinh chỉ vào đúng đường màu xanh (kí hiệu
của sông) từ nơi bắt nguồn đến cửa sông theo một nét liên liên tục.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại
cho học sinh quan sát.
Ví dụ 3 : Khi dạy Tiết 57 - Bài 51: Thiên nhiên châu Âu
Mục 2 : Khí hậu, sông ngòi, thực vật
- Sau khi giáo viên cho học tìm hiểu đặc điểm khí hậu, sông ngòi của châu Âu.
- Giáo viên treo bản đồ tự nhiên châu Âu lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát.
Hình 51.1. Lược đồ tự nhiên Châu Âu
? Nhận xét về mật độ sông ngòi ở châu Âu ?
? Kể tên những con sông lớn ở châu Âu ? Các sông này đổ nước vào biển nào ?
9


? Việt Nam có mật độ sông ngòi như thế nào ? Hầu hết các sông bắt nguồn từ
đâu, đổ ra đâu ?
- Trong khi học sinh quan sát bản đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh : Sông được
kí hiệu như thế nào trên bản đồ (đường màu xanh) ? Mật độ sông thưa hay dày?
- Khi học sinh xác định, yêu cầu học sinh chỉ vào đúng đường màu xanh (kí hiệu
của sông) từ nơi bắt nguồn đến cửa sông theo một nét liên liên tục.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại
cho học sinh quan sát.

* Kĩ năng chỉ bản đồ theo diện tích:
- Kí hiệu diện tích : Thường dùng để thể hiện các hiện tượng phân bố theo diện
tích như diện tích đất trồng, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, vùng trồng cây cà phê, cây
công nghiệp, trồng lúa,... Các kí hiệu diện tích có thể phản ánh trực quan về vị
trí, hình dáng, độ lớn,... của các đối tượng địa lí(9).
(9): Sách giáo viên Địa lí 6 (trang 36) - Bộ GD và ĐT- NXB giáo dục Việt Nam.

- Khi hướng dẫn học sinh chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ theo diện tích, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh chỉ vào đường ranh giới phân chia hoặc màu sắc
phân vùng các đối tượng tạo thành một vòng tròn khép kín, sau đó dùng que chỉ
bản đồ gạt ngang cả một vùng vừa chỉ để nhận diện.
Ví dụ 1 : Khi dạy Tiết 32 : Bài 31 : Kinh tế châu Phi (Tiếp theo)
Mục 3 : Dịch vụ
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về đặc điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại,
hoạt động xuất - nhập khẩu, tên các nông sản xuất khẩu chủ yếu của châu Phi.
- Giáo viên trình chiếu Lược đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu trên đèn
chiếu, yêu cầu học sinh quan sát lược đồ.

10


Hình 31.3 - Lược đồ kinh tế châu Phi hướng về xuất khẩu
? Hãy xác định trên lược đồ các vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu, vùng
công nghiệp, vùng khai thác khoáng sản xuất khẩu của châu Phi ?
? Kể tên hai vùng chuyên canh lương thực, hai khu vực tập trung công nghiệp
lớn nhất của Việt Nam ?
- Trong khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh : các vùng
chuyên canh nông sản xuất khẩu, vùng công nghiệp, vùng khai thác khoáng sản
xuất khẩu của châu Phi được kí hiệu như thế nào trên lược đồ ?
- Khi học sinh xác định, yêu cầu học sinh chỉ vào đúng màu sắc hoặc kí hiệu

phân vùng các đối tượng tạo thành một vòng tròn khép kín, sau đó dùng que chỉ
bản đồ gạt ngang cả một vùng vừa chỉ để nhận diện.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại
cho học sinh quan sát.
Ví dụ 2 : Khi dạy Tiết 59 - Bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa ở châu Âu
Mục 1 : Nhận biết đặc điểm khí hậu
- Giáo viên tiến hành cho học sinh tìm hiểu, giải thích được vì sao cùng vĩ độ
nhưng miền ven biển của bán đảo Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều
hơn ở Ai-xơ-len; nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông thông qua các
đường đẳng nhiệt tháng giêng.
- Giáo viên trình chiếu Lược đồ khí hậu châu Âu trên đèn chiếu, yêu cầu học
sinh quan sát.

? Châu Âu có mấy kiểu khí hậu ? Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu ?
? So sánh diện tích của các vùng có các kiểu khí hậu đó ?
? Việt Nam có mấy kiểu khí hậu ? Kể tên các kiểu khí hậu đó ?
- Trong khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh : Các kiểu
khí hậu của châu Âu được kí hiệu như thế nào ? (Ôn đới hải dương màu gì ? Ôn
đới lục địa màu gì ? Hàn đới màu gì ? Địa trung hải màu gì ?). Màu sắc nào
chiếm diện tích lớn nhất ? Đó là kiểu khí hậu gì ?...
- Gọi học sinh lên bảng xác định nơi phân bố của 4 kiểu khí hậu nêu trên của
châu Âu. Khi xác định yêu cầu học sinh chỉ vào đúng màu sắc của các đối tượng
11


tạo thành một vòng tròn khép kín, sau đó dùng que chỉ bản đồ gạt ngang cả một
vùng vừa chỉ để nhận diện.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại
cho học sinh quan sát.

Ví dụ 3 : Khi dạy Tiết 60 : Bài 54 : Dân cư, xã hội châu Âu
Mục 1 : Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu, chứng minh sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ
và văn hóa của châu Âu.
- Giáo viên treo Lược đồ các nhóm ngôn ngữ ở châu Âu lên bảng, yêu cầu học
sinh quan sát.

- Qua quan sát lược đồ, cho biết :
? Châu Âu có những nhóm ngôn ngữ nào ? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm?
? Xác định nơi phân bố của các nhóm ngôn ngữ đó ?
? Việt Nam có những nhóm ngôn ngữ nào ? Kể tên các nhóm ngôn ngữ mà em
biết ?
- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm : chia lớp thành 3 nhóm :
+ Nhóm 1: Nêu tên, xác định nơi phân bố của nhóm ngôn ngữ Giéc-man.
+ Nhóm 2: Nêu tên, xác định nơi phân bố của nhóm ngôn ngữ La-tinh.
+ Nhóm 3: Nêu tên, xác định nơi phân bố của nhóm ngôn ngữ Xlavơ
- Yêu cầu các nhóm làm việc. Khi các nhóm làm việc, giáo viên gợi ý cho học
sinh : Các nhóm ngôn ngữ đó được kí hiệu như thế nào trên lược đồ ?
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, gọi mỗi nhóm 2 học sinh và yêu cầu
: 1 học sinh ở dưới đọc tên các nước thuộc nhóm ngôn ngữ của nhóm mình, 1
học sinh lên bảng chỉ vị trí các nước đó trên lược đồ. Rồi sau đó xác định nơi
phân bố nhóm ngôn ngữ của nhóm mình.
- Khi xác định trên lược đồ, yêu cầu học sinh chỉ đúng vị trí các nước; chỉ thành
một vòng tròn khép kín cả vùng thuộc nhóm ngôn ngữ của nhóm mình.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại
cho học sinh quan sát.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
4.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp và học sinh
- Đối với bản thân và đồng nghiệp : Tránh được tình trạng “dạy chay” mang tính

chất truyền thụ kiến thức Địa lí một cách thụ động, thiếu trực quan sinh động.
Đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và tránh được
những khó khăn trong việc tạo biểu tượng Địa lí cho học sinh. Sử dụng bản đồ
theo quan niệm coi đây là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, chứ không sử
dụng bản đồ theo cách coi đó là phương tiện minh họa cho kiến thức. Từ đó kịp
thời uốn nắn quan niệm sai lầm coi Địa lí “chỉ là học thuộc lòng” trên kênh chữ,
không chú ý tới việc khai thác tri thức trên bản đồ.
- Đối với học sinh : Khi các em có được kĩ năng chỉ bản đồ thành thạo sẽ có ước
muốn khám phá tri thức địa lí mới thông qua các hoạt động học tập; biết vận
12


dụng các kiến thức địa lí để “soi” vào thực tiễn cuộc sống từ đó mà có cách
nhìn, cách đánh giá đối tượng địa lí được chính xác, khách quan hơn. Các em bỏ
được quan niệm sai lầm: coi môn Địa lí là môn phụ, học Địa lí chỉ là “học thuộc
lòng”, chỉ cần thuộc là đủ. Đồng thời, học sinh cũng nhận thức rõ được học Địa
lí cũng cần phải có kỹ năng, nhất là kỹ năng chỉ bản đồ để khám phá kiến thức.
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh kĩ
năng chỉ bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường Trung học cơ sở” vào quá
trình giảng dạy tại trường THCS Hà Long, bản thân tôi đã kiểm tra và thu được
kết quả như sau:
Tổng
số học
sinh
77

HS có kĩ năng
tốt
SL
%

25
32,5

HS có kĩ năng
khá
SL
%
34
44,2

HS có kĩ năng
trung bình
SL
%
16
20,7

HS có kĩ
năng yếu
SL
%
02
2,6

So sánh với kết quả khi chưa thực hiện đề tài tôi nhận thấy : Nhìn chung tỉ
lệ học sinh có kĩ năng chỉ bản đồ thành thạo tăng lên rõ rệt, số học sinh chưa biết
chỉ bản đồ còn lại rất ít thực tế này chứng tỏ việc triển khai đề tài trong quá trình
giảng dạy đã đem lại hiệu quả thiết thực cho học sinh. Do đó, kết quả học tập
của các em cũng cao hơn nhiều.
4.2. Đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung trong nhà trường. Đồng thời
cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn của
môn Địa lí.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bằng yêu cầu thực tiễn của nội dung sách giáo khoa cùng với các phương
pháp dạy học mới tiếp tục đưa “Bản đồ” vào dạy học Địa lí đạt hiệu quả cao, đã
tránh được tình trạng giáo viên “dạy chay”, học sinh “ học chay”, phù hợp với
phương pháp dạy học mới “Dạy - học lấy học sinh làm trung tâm” và “nâng cao
kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh”.
Để đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần phải
có tâm huyết với nghề. Trước khi lên lớp bản thân giáo viên cần nghiên cứu bài,
lựa chọn bản đồ nói riêng và các phương tiện dạy học khác nói chung cho phù
hợp, soạn bài nghiêm túc, học hỏi đồng nghiệp, bản thân tự rút kinh nghiệm
trong quá trình giảng dạy để nâng cao năng lực, trình độ. Giáo viên cần tạo
không khí nhẹ nhàng trong các giờ học, tạo các trò chơi để tạo hứng thú cho học
sinh trong giờ học. Sự học là một nỗ lực không ngừng. Rèn luyện kĩ năng chỉ
bản đồ không phải một sớm một chiều là được mà đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ, ý
thức tự vươn lên trong học tập.
Qua quá trình thực hiện đề tài học sinh đã biết làm việc độc lập với bản đồ,
tìm được kiến thức qua phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí trong mối quan hệ
biện chứng. Học sinh đã mạnh dạn hơn trong khi tiếp xúc với bản đồ, không còn
13


cảm giác sợ sệt mà còn tỏ ra rất tự tin khi giáo viên gọi lên bảng để xác định các
đối tượng địa lí trên bản đồ.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của tôi. Trong khi nghiên cứu và thực hiện
bản thân tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài song không thể tránh khỏi
những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.

2. Kiến nghị
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của môn Địa lí, để tiếp tục nâng cao kỹ năng
chỉ bản đồ cho học sinh trong học tập Địa lí nhằm đưa hoạt động này góp phần
nâng cao chất lượng bài học địa lí, với đề tài này tôi xin có một đề xuất nhỏ sau:
Nhà trường nên đầu tư đầy đủ hơn nữa về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học mà
nhất là các loại bản đồ, tranh ảnh,… cho môn Địa lí để học sinh có được những
tiết học trên lớp, thực địa, tham quan, ngoại khoá đạt kết quả cao hơn để học
sinh được hiểu biết sâu và rộng hơn, từ đó làm tăng thêm sự yêu thích bộ môn
của các em.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hóa ngày 30 tháng 3 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Người thực hiện

Trần Thị Hường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học học Hà Nội, Đà
Nẵng - NXB Đà Nẵng 1997
2. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Địa lí, Lịch
sử, Giáo dục công dân. NXB Hà Nội, năm 2004. (Nhóm tác giả: Phạm Thị Sen,
Phạm Thu Phương, Nguyễn Hữu Chí, Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Mai).
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 6 - Bộ GD và ĐT - NXB giáo dục Việt Nam.
4. Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 7 của Nhà xuất bản Giáo dục.


14


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả : Trần Thị Hường
Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên - Trường THCS Hà Long.
Cấp đánh giá
xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD
cấp huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
1.
Hướng dẫn học sinh kĩ năng Ngành GD cấp
chỉ bản đồ trong học tập Địa
huyện; tỉnh
lí ở trường THCS.
Thanh Hóa

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học

đánh giá
xếp loại

C

2005 - 2006

15


2.
3.

4.

Một số giải pháp nhằm tạo Ngành GD cấp
hứng thú học tập môn Địa lí
huyện; tỉnh
cho học sinh ở trường THCS.
Thanh Hóa
Một số kinh nghiệm sử dụng
Ngành GD cấp
phiếu học tập trong dạy học
huyện; tỉnh
Địa lí 9 ở trường THCS Hà
Thanh Hóa
Long.
Rèn luyện kỹ năng vẽ và
Ngành GD cấp
nhận xét biểu đồ trong dạy

huyện; tỉnh
học Địa lí 9 ở trường THCS
Thanh Hóa
Hà Long.

C

2006 - 2007

C

2009 - 2010

B

2014 - 2015

----------------------------------------------------

16



×