Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quảdạy bài 38,39 phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệtài nguyên môn trường biển đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 31 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

MỞ ĐẦU:

Lí do chọn đề tài:
Mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực trạng của vấn đề trước khi ứng dụng SKKN:
Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Kết luận, kiến nghị:
Kết luận:
Kiến nghị:
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐƯỢC CẤP TRÊN
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

Trang
2
2-3
3
3
3
3
3-4
4-5
5-16
17
17
17-18
17-18
20
20

1


1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
đã nêu: " Phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ

năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh."
“Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ
năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực
giải quyết các tình huống thực tiễn”.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy đề tài này, ngoài những kiến thức của môn
Địa lí cần phải vận dụng những kiến thức của môn hoá học, sinh học để HS hiểu rõ
vấn đề giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo. Vận dụng các kiến
thức của môn GDCD để tuyên truyền ý thức bảo vệ chủ quyền và tài nguyên - môi
trường Biển - đảo tới mọi người xung quanh. Vận dụng kiến thức môn Lịch sử để
HS hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Biển và đảo nước ta trong quá khứ, hiện tại và
tương lai. Vận dụng kiến thức môn Văn học, Âm nhạc để HS thấy được biển nước
ta rất giàu và đẹp qua các bài thơ, văn và những bài hát hay về Biển đảo, môn Hóa
học để giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Biển - đảo, môn Sinh học
để giải thích nguyên nhân làm giảm diện tích rừng ngập mặn và các tài nguyên sinh
vật khác…
Ngoài ra, học sinh cũng phải biết liên hệ thực tế bằng các kênh thông tin, tài
liệu khác nhau như Ti vi, mạng Internet, báo đài… để hiểu rõ hơn tầm quan trọng
trong phát triển tổng hợp kinh tế và vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên - môi
trường Biển - đảo trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là sự tranh chấp chủ quyền
Biển đảo đang diễn ra gay gắt ở Biển Đông, trong đó có vùng biển của nước ta.
Đề tài dạy học này sẽ giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững những kiến thức
trong bài học, đồng thời có ý thức về bảo vệ tài nguyên - môi trường và chủ quyền
biển đảo của nước ta, có ý thức trong việc tuyên truyền trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên - môi trường và chủ quyền biển đảo đến những người xung quanh.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học trong đề tài, học sinh được
rèn luyện một số các kỹ năng sống như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kỹ năng
giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng…
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Thanh Hoá, phòng
GD-ĐT Cẩm Thủy, CBGV nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới

phương pháp trong dạy học. Được sự chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện Cẩm Thủy,
BGH trường THCS Cẩm Vân đã và đang tạo điều kiện, động viên, khuyến khích
giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các hình thức
dạy học vào giờ dạy trên lớp nhằm đưa lại kết quả cao nhất cho người học. Dạy học
2


theo phương pháp mới sẽ tạo điều kiện cho học sinh được làm việc, được trình bày
ý kiến của mình, ý kiến của tập thể một cách mạnh dạn, sôi nổi, đó là chúng ta đang
thực hiện thành công các phương pháp - kỹ thuật dạy học mới. Với tinh thần trên
tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm "Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao hiệu
quả dạy bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên - môi
trường biển đảo”, môn Địa lí 9 để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài "Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao hiệu quả
dạy bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên - môi trường
biển đảo” nhằm mục đích giúp học sinh học tập chủ động, chống lại thói quen thụ
động, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. “Dạy học tích hợp liên môn
là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết
các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn”,
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Cách thức tích hợp kiến thức các môn học có liên quan đến nội dung bài học
nhằm làm cho bài học thêm sinh động, mở rộng kiến thức bài học, liên hệ thực tế…
Từ đó học sinh tích cực, chủ động, hứng thú hơn trong học tập. Cụ thể là tiết 45, 46
bài 38,39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên - môi trường biển
đảo”, môn Địa lí 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích, tích hợp kiến thức liên môn.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết…

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương
trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ
sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng
hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực
giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn
với học sinh so với việc học các môn học được thực hiện riêng rẽ. Trong dạy học,
tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học
trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép
các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép
nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn
Sinh học, môn Công dân…Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành
người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có
vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn
cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và
chất lượng thông tin
3


Dạy học tích hợp: có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo
dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông…
Dạy học liên môn: là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan
đến các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên
môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình

môn học đó và không phải dạy ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có
tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học
riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các môn liên
quan.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi ứng dụng SKKN:
*Kết quả khảo sát thực trạng ban đầu:
Khảo sát đối với học sinh khối 9 năm học: 2015-2016
Tổng số Điểm khá
Điểm
Điểm yếu Điểm TB
HS
giỏi
trung bình
kém
trở lên
SL

79
11

Tỉ lệ SL
%
13.9 54

Tỉ lệ SL
%
68.4 14

Tỉ lệ SL
%

17.7 65

Tỉ lệ
%
82.3

a. Thuận lợi:
Việc nghiên cứu đề tài "Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao hiệu quả
giảng dạy bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên - môi
trường biển đảo”, Bản thân tôi thấy có những thuận lợi sau:
- Trường THCS Cẩm Vân là một trong những trường có truyền thống của ngành
giáo dục huyện Cẩm Thủy, đội ngũ giáo viên đông. Năm học 2015 – 2016 toàn
trường có 26 cán bộ, giáo viên. Trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lý
là 2 đồng chí ( trình độ chuyên môn của các đồng chí đều đạt chuẩn và trên
chuẩn ).
- Nhà trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học thuận lợi cho
giáo viên giảng dạy và học sinh học tập.
- Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn luôn quan tâm sát sao đến chuyên
môn của từng đồng chí cán bộ, giáo viên. Thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra,
đánh giá và góp ý rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy để cùng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ.
- Bản thân yêu nghề, luôn tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức, đổi mới phương
pháp giảng dạy.
4


- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo
đức.
- Được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện, phụ huynh học sinh có
trách nhiệm…

b. Khó khăn:
Thực tế trong quá trình giảng dạy môn Địa lý, việc áp dụng phương pháp dạy
học tích hợp giáo viên còn gặp nhiều khó khăn như:
- Chuẩn bị nội dung, phương tiện mất nhiều thời gian .
- Một số đồ dùng, phương tiện còn thiếu hoặc đã bị hư hỏng, xuống cấp.
- Cả trường mới chỉ có một phòng máy chiếu nên việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học còn bị hạn chế.
Bên cạnh đó qua việc dự giờ thăm lớp nhiều đồng chí, tôi cũng bắt gặp
những bất cập trong việc thảo luận nhóm như :
- Sự sắp xếp thời gian chưa hợp lí.
- Chọn vấn đề tích hợp có khi chưa sát với trọng tâm, chưa vận dụng kiến thức bài
cũ để giải thích bài mới, chưa chú ý đến hiểu biết của các em ở bên ngoài.
Môn học Địa lí ở bậc THCS tuy được xem là môn học bắt buộc, nhưng với
quan niệm của học sinh thì nó là môn học phụ, học sinh không chú trọng học, lòng
nhiệt tình với bộ môn của các em chưa cao. Các lý do trên dẫn đến chất lượng học
tập môn địa lý của học sinh chưa cao.
2.3. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Giáo viên thực nghiệm trong hai tiết học: Tiết 45,46-bài 38,39: Phát triển
tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên - môi trường biển đảo (Địa lí 9)
a. Xác định các môn học được vận dụng trong bài học:
- Môn Giáo dục công dân:
+ Lớp 7, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Lớp 9, Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Môn văn học:
+ Lớp 6, bài “Con Rồng cháu Tiên”, “Sự tích quả Dưa hấu”.
+ Lớp 9: “ Đoàn thuyền đánh cá”.
- Môn Lịch sử: Cập nhật thông tin thời sự thực tế về Biển - đảo nước ta.
- Ngoài ra còn vận dụng kiến thức của một số môn học khác để nâng cao hiệu quả
dạy học.
b. Chuẩn bị thiết bị, học liệu dạy học:

- Bản đồ tự nhiên VN; Bản đồ giao thông vận tải biển.
- 4 tờ giấy A0 cho học sinh làm việc nhóm, bảng phụ, phiếu học tập cho hoc sinh.
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu bài giảng điện tử.
c. Mục tiêu và tiến trình dạy học:
Tiết 45,Bài 38:

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
5


I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:
- Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần
đảo.
+ Các đảo lớn: Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú
Quý, Phú Quốc, Thổ Chu.
+ Các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
- Nắm vững tiềm năng và thực trạng các ngành kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng
hải sản, du lịch biển đảo, những giải pháp và xu hướng phát triển của hai ngành
trên.
- Biết được ý nghĩa của biển – đảo đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
* GDMT: Mục 1:
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều
điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển. Hiểu việc phát triển các ngành
kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
2) Kỹ năng:
- Xác định được trên sơ đồ, bản đồ vị trí, giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước
ta một số đảo và quần đảo lớn.

3) Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và tài nguyên môi trường biển đảo.
- Có niềm tin vào sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển ở nước ta.
4) Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao
tiếp..
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực bản đồ, năng lực sử
dụng hình ảnh...
II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV : - Bản đồ tự nhiên VN, Bản đồ giao thông và du lịch Việt Nam, Bản đồ thủy
sản VN, máy chiếu đa năng.
HS : - Tập bản đồ.
III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức: 1’
2) Kiểm tra bài cũ: Không
3) Bài mới:
* Khởi động:
- Các em nghe đoạn nhạc và cho biết bài hát này tên là gì? ( liên kết *** ở Slide 2 )
- Hãy kể tên các bài hát hay về biển, đảo mà em biết?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu Biển và Đảo Việt Nam. I) Biển và Đảo Việt Nam.
6


20’( Từ Slide 3-6 )
PP+KTDH: Phân tích, nêu vấn đề, trực quan,
mô tả, vấn đáp, sơ đồ…

HS hoạt động cá nhân/cặp.
- Tích hợp môn Âm nhạc:
HS nghe một đoạn bài hát " Nơi đảo xa"
? Các em nghe đoạn nhạc và cho biết bài hát
này có tên là gì ? Nêu cảm nhận của em về bài
hát.
( Bài hát “ Nơi đảo xa ” của nhạc sĩ Thế
Song, do ca sĩ Trọng Tấn trình bày )
? Hãy kể tên các bài hát hay về biển, đảo mà
em biết?
- Tích hợp Ngữ văn: Trong truyền thuyết
“Con Rồng Cháu Tiên” và “Sự tích quả dưa
hấu”những chi tiết nào chứng tỏ biển, đảo đã
là môi trường sinh sống của cư dân nước ta từ
thủa khai thiên lập địa ?
( - Truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”: Lạc
Long Quân xuất thân từ vùng biển kết duyên
với nàng Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng - 100
con, 50 người con theo cha xuống biển, 50
người con theo mẹ lên rừng.
- “Sự tích quả dưa hấu”: Vợ chồng Mai An
Tiêm bị nhà vua đầy ra đảo hoang.Không
những không bị chết mà còn sinh cơ lập
nghiêp tại đây.
1.Quan sát trên lược đồ và SGK cho biết chiều
dài bờ biển và diện tích vùng biển nước ta ?
(Slide 3 )
2.Quan sát sơ đồ lát cắt ngang vùng biển Việt
Nam, nêu tên và giới hạn từng bộ phận của
vùng biển nước ta? (Slide 4 )

- GV giới thiệu sơ đồ lát cắt ngang vùng biển
VN: giới thiệu các bộ phận , các khái niệm
(nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa biển nước ta)
+ Nội thủy: Là vùng nước ở phía trong đường
cơ sở tiếp giáp với bờ biển.
+ Đường cơ sở: Là đường nối liền các điểm
nhô ra nhất của bờ biển và các đảo ngoài cùng

1) Vùng biển nước ta:

- VN có đường bờ biển dài( >
3260km) và vùng biển rộng
khoảng(1 triệu km2.)
- Bao gồm các bộ phận:
+ Vùng nội thủy
+ Vùng lãnh hải
+ Vùng tiếp giáp
+ Vùng đặc quyền kinh tế
+ Thềm lục địa biển

7


của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy
triều thấp nhất trở ra.
+ Lãnh hải: Rộng 12 hải lí, ranh giới phía
ngoài được coi là biên giới quốc gia.Thực tế
đố là đường // cách đều đường cơ sở 12 hải lí
về phía biển.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được
quy định đảm bảo chủ quyền của đất nước,
được quy định 12 hải lí: Có quyền được thực
hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, kiểm soát
thuế quan, quy định về y tế, môi trường, di cư,
nhập cư…
+ Vùng đặc quyền về kinh tế: Rộng 200 hải lí
tính từ đường cơ sở. Có chủ quyền hoàn toàn
về kinh tế, nhưng vẫn cho các nước khác đặt
ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền nước
ngoài, máy bay nước ngoài tự do đi lại.
+ Thềm lục địa biển: Gồm đáy biển và lòng
đất dưới đấy biển thuộc phần kéo dài của lục
địa VN mở rộng ra ngoài lãnh hải.
+ Đường phân chia vịnh Bắc Bộ năm 2000
3.Hãy nêu tên các tỉnh (thành phố) của nước ta
tiếp với biển. (Slide 5 )
4. Xác định chỉ trên bản đồ các đảo lớn ven
bờ? Các quần đảo và đảo lớn xa bờ? Rút ra
nhận xét gì?
- Tích hợp Lịch sử: Trong thời gian gần đây
sự kiện nào cho thấy chủ quyền biển đảo nước
ta có nguy cơ bị đe doạ? (Slide 6 )
- Tích hợp GDCD: Là công dân VN em phải
làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất
nước ? (Slide 6 )
5. Vùng biển đảo nước ta có giá trị gì đối với
kinh tế, quốc phòng? Gây những khó khăn gì?
- Vùng biển đảo VN có nhiều tiềm năng phát
triển kinh tế. Có nhiều lợi thế trong giao lưu

hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các đảo
quần đảo là vọng gác tiền tiêu phía đông của
phần đất liền.
*Tích hợp giáo dục môi trường, biến đổi khí
hậu:

2) Các đảo và quần đảo:
- Ven biển nước ta có >4000 hòn
đảo lớn nhỏ.
- Có 2 quần đảo lớn là Trường Sa
và Hoàng Sa.

- Vai trò ý nghĩa của biển VN:
+ Vùng biển nước ta có nhiều tiềm
năng để phát triển tổng hợp kinh tế
biển.
+ Có nhiều lợi thế trong quá trình
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
+ Các đảo và quần đảo là những
vọng gác tiền tiêu bảo vệ ở phía
đông của phần đất liền.
8


? Hiện nay, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng như thế nào tới môi trường
biển đảo nước ta?
(- Trước tác động của BĐKH, nước biển dâng
cao, nhiều đảo sẽ có nguy cơ bị chìm ngập.
Bão nhiệt đới tàn phá, sự xâm lấn của nước

biển, cát biển…
- Hoạt động kinh tế và đời sống con người
ngày càng thải ra nhiều chất thải làm ô nhiễm
môi trường biển đảo. Ảnh hưởng xấu tới
nguồn tài nguyên sinh vật biển, du lich…)
HĐ2: Tìm hiểu phát triển tổng hợp kinh tế
biển. 20’ ( Từ Slide 8-16 )
PP+KTDH: Phân tích, nêu vấn đề, trực quan,
mô tả, vấn đáp, sơ đồ…
? Thế nào là phát triển tổng hợp kinh tế biển?
1) Dựa vào sự hiểu biết của mình + sơ đồ
H38.1 em hãy kể tên các hoạt động kinh tế
biển ?
2) Dựa kiến thức đã học cho biết vùng biển
VN có những điều kiện thuận lợi nào để phát
triển các ngành kinh tế biển ở nước ta?
HS hoạt động nhóm:
Nhóm1: Tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế
biển ( Ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến
hải sản và Du lịch biển đảo )?
Nhóm 2: Tình hình phát triển tổng hợp kinh tế
biển ( Ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến
hải sản và Du lịch biển đảo )?
Nhóm 3: Hạn chế trong phát triển tổng hợp
kinh tế biển ( Ngành khai thác, nuôi trồng, chế
biến hải sản và Du lịch biển đảo )?
Nhóm 4: Hướng phát triển tổng hợp kinh tế
biển ( Ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến
hải sản và Du lịch biển đảo )?
- Theo em việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ có ý

nghĩa như thế nào đến phát triển kinh tế, bảo
vệ tài nguyên môi trường và chủ quyền biển
đảo của đất nước ?
Ngành

1)Khai thác nuôi trồng và chế

II) Phát triển tổng hợp kinh tế
biển:
- Các ngành kinh tế biển:
+ Khai thác nuôi trồng và chế biến
hải sản
+ Du lịch biển đảo
+ Khai thác và chế biến khoáng sản
biển
+ Giao thông vận tải biển
1)Khai thác nuôi trồng và chế
biến hải sản
2)Du lịch biển đảo

2)Du lịch biển đảo
9


biến hải sản
Tiềm
- Có nhiều ĐKTN thuận lợi: Biển
năng
ấm, ngư trường rộng, bờ biển dài,
nhiều đầm, phá, vũng, vịnh..

- Nguồn tài nguyên thủy sản phong
phú:
+ Có > 2000 loài cá (110 loài có
giá trị xk cao),
+ Có > 100 loài tôm (1 số loài có
giá trị)
+ Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản:
hải sâm, bào ngư, sò huyết, cá
ngựa…
Tình
- Tổng trữ lượng hải sản khai thác:
hình phát khoảng 4 triệu tấn (95,5% là cá
triển
biển). Trữ lượng cho phép khai
thác hàng năm là 1,9 triệu tấn: Gần
bờ có khả năng khai thác 500.000
tấn còn lại là xa bờ.=> Ngành thủy
sản đã phát triển tổng hợp cả khai
thác - nuôi trồng - chế biến hải sản.
Hạn chế - Hạn chế: Hoạt động khai thác còn
nhiều bất cập: Khai thác gần bờ
vượt quá khẳ năng cho phép, trong
khi đánh bắt xa bờ chỉ đạt 1/5 khả
năng cho phép.
- Hướng phát triển: Ưu tiên đánh
Hướng bắt xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng
phát triển thủy sản ven bờ, ven đảo, và trên
biển. Phát triển đồng bộ và hiện đại
công nghiệp chế biến


- VN có nguồn tài nguyên du lịch
biển đảo phong phú:
+ Dọc bờ biển nước ta từ Bắc ->
Nam có > 120 bãi cát rộng, dài,
phong cảnh đẹp => Thuận lợi XD
các khu du lịch và nghỉ dưỡng…
+ Có nhiều bãi tắm nổi tiếng, nhiều
đảo ven bờ có phong cảnh kì thú,có
di tích lịch sử…hấp dẫn khách du
lịch: Vịnh Hạ Long được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới.
- Một số trung tâm du lịch đang phát
triển nhanh: Quảng Ninh, Nha
Trang, Vũng Tàu…
- Mới chỉ chú trọng đến du lịch tắm
biển và du lịch sinh thái biển đảo

- Hạn chế: Các hoạt động du lịch
khác còn ít được chú trọng, mặc dù
tiềm năng rất lớn.
- Hướng phát triển: Đẩy mạnh phát
triển tổng hợp các hoạt động du lịch
biển: Du thuyền, lướt ván, lặn, du
lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học,
nghỉ dưỡng…

IV. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ:

1. Tổng kết: 3’

GV tổng kết kiến thức bài học bằng Bản đồ tư duy. ( Slide 17 )

10


2. Hướng dẫn HS học ở nhà: 1’
- Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/139.
- GV kích chuột vào ( Slide 18 )

11


V RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC:
.................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................

Tiết 46,Bài 39:

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI
12


NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO (tiếp theo )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:
Sau bài học HS cần:
- Trình bày được đặc điểm tài nguyên, tiềm năng và thực trạng phát triển các ngành

khai thác khoáng sản đặc biệt là dầu khí, ngành giao thông vận tải biển, những giải
pháp và xu hướng phát triển của hai ngành trên.
- Thấy được tài nguyên biển đang ngày càng bị cạn kiệt, môi trường ô nhiễm làm suy
giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các khu du
lịch biển.
2) Kỹ năng:
- Nắm vững cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê.
- Xác định được một số mỏ khoáng sản, các cảng biển và một số tuyến đường biển
tiêu biểu trên bản đồ.
3) Thái độ:
- Thấy được sự giảm sút của các tài nguyên biển, vùng biển ven bờ nước ta và phương
hướng chính để bảo vệ các tài nguyên biển.
- Có niềm tin vào sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển ở nước ta.
* GDMT: Mục 1:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
4) Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp..
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực bản đồ, năng lực sử dụng
hình ảnh...
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV : - Bản đồ tự nhiên VN; Bản đồ giao thông vận tải biển, máy chiếu đa năng .
HS : - Tập bản đồ .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1) Tổ chức lớp: 1’
2) Kiểm tra: 4’
- Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Lấy ví dụ qua sự phát triển
của ngành đã học để chứng minh?
3) Bài mới:

* Khởi động: Khai thác chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển cũng là
những ngành kinh tế biển quan trọng ở nước ta. => Bài 39 cho chúng ta tìm hiểu về
vấn đề này.
Hoạt động của GV - HS

Nội dung chính

HĐ1: Tìm hiểu về phát triển tổng hợp II- Phát triển tổng hợp kinh tế biển:
kinh tế biển: 25’ ( Slide 2-17 )
3. Khai thác và chế biến khoáng sản
PP+KTDH: Thảo luận nhóm, phân tích, 4. Phát triển tổng hợp giao thông
13


nêu vấn đề, trực quan, mô tả, vấn đáp, sơ vận tải biển
đồ…
HS thảo luận nhóm.
Dựa vào kiến thức đã học + H39.1 + H39.2
Nhóm lẻ 1,3: Cho biết tiềm năng, tình hình
phát triển, hạn chế và hướng phát triển của
ngành khai thác và chế biến khoáng sản
biển.
Nhóm chẵn 2,4: Cho biết tiềm năng, tình
hình phát triển, hạn chế và hướng phát triển
của ngành giao thông vận tải biển.
- HS các nhóm báo cáo - > nhận xét -> bổ
xung
- GV chuẩn kiến thức .
- Nhóm lẻ 1,3:
Ngành

3) Khai thác và chế biến khoáng sản
Tiềm năng - Có nguồn muối khổng lồ
- Có nhiều bãi cát lớn
- Có nguồn dầu khí, khí đốt
Tình hình -Nghề muối đã phát triển từ lâu đời ( Cà Ná, Sa Huỳnh)
phát triển
- Cát trắng có giá trị cho công nghiệp thủy tinh pha lê
- Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã và đang phát triển thúc
đẩy các ngành kinh tế khác phát triển .
Hạn chế
- Lao động có tay nghề còn thiếu, công nghệ khoa học chưa cao, gây ô
nhiễm môi trường.
Hướng - Xây dựng khu công nghiệp hóa dầu, công nghiệp chế biến khí đốt.
phát triển
- Nhóm chẵn 2,4:
Ngành
4) Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
Tiềm năng - Nằm gần nhiều tuyến đường biển Quốc tế quan trọng nối Ân Độ
Dương với Thái Bình Dương
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông => thuận lợi xây dựng các hải
cảng.
Tình hình - Có > 90 cảng biển lớn nhỏ
phát triển
- Đội tàu biển được tăng cường mạnh mẽ
- Phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển và với
các nước khác trên thế giới.
- Dịch vụ hàng hải đã và đang được chú trọng phát triển đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - quốc phòng.
14



Hạn chế

- Các phương tiện vận tải của ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
- Việc xây dựng hệ thống các cảng chưa khoa học, chưa đáp ứng được
nhu cầu .

Hướng - Phát triển nhanh đội tàu biển. Hình thành 3 cụm đóng tàu lớn ở Bắc
phát triển
Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ
- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải

HĐ2: Bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển đảo. 10’ ( Slide 18-28 )
PP+KTDH: Thảo luận nhóm, phân
tích, nêu vấn đề, trực quan, mô tả, vấn
đáp, sơ đồ…
HS làm việc cả lớp.
Dựa thông tin sgk + sự hiểu biết:
1) Thực trạng về tài nguyên và môi
trường biển - đảo nước ta hiện nay?
( Slide 19-22 )

2) Nêu những nguyên nhân làm giảm
sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường
biển - đảo? ( Slide22-24 )
3) Sự giảm sút về tài nguyên và ô
nhiễm môi trường biển – đảo gây ra
những hậu quả gì? ( Slide25,26 )


4) Tích hợp giáo dục công dân: Là
công dân Việt Nam, theo em chúng ta
cần phải có những biện pháp hữu hiệu
cụ thể nào để bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển đảo? ( Slide 27,28 )
- HS vận dụng kiến thức ở các bộ môn:
GDCD, Hóa học, Sinh học và nội dung
phần 2) Các phương hướng chính để

III) Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
đảo:
1) Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi
trường biển- đảo.

- Thực trạng:
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm
+ Sản lượng đánh bắt giảm
+ Một số loại hải sản có nguy cơ bị tuyệt
chủng
+ Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia
tăng rõ rệt.
- Nguyên nhân:
+ Khai thác quá mức( gần bờ )
+ Phá rừng ngập mặn
+ Nước, rác thải…
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến chất lượng của nhiều
vùng biển nước ta.
+ Giảm sút tài nguyên sinh vật biển

+ Ảnh hưởng tới chất lượng các khu du lịch
biển
2) Các phương hướng chính để bảo vệ tài
nguyên môi trường biển - đảo.
- Đánh giá tiềm năng sinh vật biển.
- Đẩy mạnh khai thác xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn.
- Bảo vệ các rạn san hô ngầm ven biển.
15


bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo để trả lời.
- GV nhận xét -> bổ xung và chuẩn
kiến thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa
học.
- Thực hiện nghiêm luật để bảo vệ tài
nguyên môi trường biển - đảo.
- Nâng cao ý thức công dân về bảo vệ tài
nguyên môi trường biển - đảo…

IV. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ:

1. Tổng kết: 3'
- Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?
- Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?
2. Hướng dẫn HS học ở nhà : 1’ ( Slide 29 )
- Trả lời câu hỏi bài tập sgk/143:

PTTH Kinh tế biển có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế và bảo vệ an
ninh quốc phòng của Đất nước:
- Tiềm năng để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là rất lớn. Phát triển tổng
hợp kinh tế biển để khai thác các tiềm năng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất
nước.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
16


* Đối với hoạt động giáo dục:
Học sinh hứng thú, tích cực, tự giác hơn trong học tâp. Hiệu quả của đề tài thể
hiện qua kết quả thực nghiệm:
- Kết quả khảo sát ban đầu khi chưa tiến hành thực nghiệm đề tài:
Khảo sát đối với học sinh khối 9 năm học: 2015-2016
Tổng số Điểm khá
Điểm
Điểm yếu Điểm TB
HS
giỏi
trung bình
kém
trở lên
SL


79
11

Tỉ
SL
lệ
%
13.9 54

Tỉ
SL
lệ
%
68.4 14

- Kết quả sau khi thực nghiệm đề tài:
Tổng số Điểm khá
Điểm
HS
giỏi
trung bình
SL

79
44

Tỉ
SL
lệ
%

55.7 34

Tỉ
lệ
%
43.0

Tỉ
SL
lệ
%
17.7 65

Tỉ lệ
%
82.3

Điểm yếu
kém

Điểm TB
trở lên

SL

SL

1

Tỉ

lệ
%
1.3

78

Tỉ lệ
%
98.7

* Đối với bản thân:
Được thử nghiệm phương pháp dạy học mới mang lại nhiều hứng thú, bổ ích,
hiệu quả
* Đối với đồng nghiệp:
Được đồng nghiệp góp ý, xây dựng và đánh giá có tính thiết thực, khả quan,
hiệu quả; có thể ứng dụng vào nhiều bài học và nhiều môn học khác nhau.
* Đối với nhà trường:
Được nhà trường đồng ý, ủng hộ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần để
bản thân và đồng nghiệp nhân rộng mô hình dạy học này.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Từ thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về tổ chức giờ
dạy theo chủ đề tích hợp liên môn môn Địa lí như sau:
* Khi xây dựng các nội dung, các chủ đề tích hợp liên môn cần đảm bảo các nguyên
tắc sau :
- Đảm bảo tính hệ thống, chọn lọc nhưng có sự thống nhất, đồng bộ giữa các môn liên
quan.
- Có tính thực tế, tính khả thi cao: Phù hợp với năng lực, thời gian và điều kiện cơ sở
vật chất, các thiết bị dạy học hiện có.
17



- Đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục môn học : Đảm bảo nội dung các
môn học liên quan, tạo điều kiện cho học sinh gắn kiến thức môn học với thực tiễn
cuộc sống, đồng thời giúp các em mở rộng các kĩ năng, rèn luyện và phát triển được
các năng lực chung và riêng .
* Khi tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp liên môn cần :
- Lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm khai thác, vận dụng các kiến thức
để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, đảm bảo có được
sự hợp tác, gắn liền với thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng
thú cho học sinh.
- Tăng cường hợp tác với giáo viên khác cùng môn, các môn “liên quan” để trong
quá trình dạy học không đồng nhất các môn “liên quan” nhưng cũng không biệt lập,
tách rời các môn quá xa. Tích hợp sao cho kiến thức vừa đủ để học sinh tiếp thu, tránh
trùng lặp, nặng nề; nhưng cũng không nên biến giờ học môn Địa lí thành môn học
khác hay ngược lại cũng không thể xem nhẹ, bỏ qua hay không nhắc tới.
SKKN đã được tôi tiến hành, thử nghiệm giảng dạy trong trường, có sự quan
tâm góp ý của đồng nghiệp. Do đó, bước đầu tôi đánh giá là thành công tạo ra được
phong trào thi đua vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học. Học sinh tích cực, chủ
động, sáng tạo và có thói quen học tập chủ động, SKKN tạo cái nhìn mới, cách nghĩ
mới trong việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giúp học sinh
yêu thích và hứng thú với môn học nói riêng.
3.2. Kiến nghị:
- Về phía Sở GD, Phòng GD: Cần tổ chức các lớp chuyên đề về dạy học theo chủ đề
tích hợp. Cần biên soạn các tài liêu về dạy học tích hợp để trang bị và bồi dưỡng cho
giáo viên cả về lí luận và thực tiễn.
- Về phía nhà trường: Cần khuyến khích, vận động phong trào dạy học theo hướng
tích hợp liên môn trong các môn học.
- Về phía tổ chuyên môn: Cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn
để GV có thể trao đổi kinh nghiệm dạy học tích hợp một cách hiệu quả. Cần xây dựng

các chủ đề tích hợp để GV dạy thử nghiệm, tổ nhóm rút kinh nghiệm cả về nội dung
và phương pháp.
- Đối với bản thân GV: Cần đề cao vai trò của việc dạy học tích hợp liên môn. Với
thời gian và kiến thức có hạn, hơn nữa việc kiểm nghiệm đề tài mới chỉ ở một lượng
nhỏ học sinh, tuy có đạt kết quả khả quan nhưng trong quá trình trình bày không tránh
khỏi những thiếu sót và có thể còn có các phương pháp hiệu quả hơn. Rất mong được
các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp tham khảo, góp ý, trao đổi kiến thức và kinh
nghiệm để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, đồng thời bản thân tôi cũng rút
được kinh nghiệm trong giảng dạy những năm học sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

18


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cẩm vân, ngày 21 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Anh Thanh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí. NXB Giáo dục.

2- Một số vấn đề đổi mới PPDH môn Địa lí THCS - NXB Giáo dục.
3- SGK Địa lí 8,9 - NXB Giáo dục.
4- SGV Địa lí 8,9 - NXB Giáo dục.
5- Sách thiết kế bài giảng Địa lí 8,9 - NXB Giáo dục.
6- SGK, SGV, Sách thiết kế các môn được tích hợp: Lịch sử, GDCD, Ngữ Văn... của
NXB Giáo dục.
7- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địa lí THCS
8- Một số phần mềm đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí của Lê Thanh
Long.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP
PGD&ĐT, SGD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Năm học
2011-2012

Tên đề tài
Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học
tích cực trong giảng dạy Địa lí 6

Nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài ôn
2013-2014 tập Địa lí THCS bằng kỹ thuật Bản đồ tư
duy
2016-2017 "Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao
hiệu quả dạy bài 38-39: Phát triển tổng
hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên - môi
trường biển đảo”

Cấp đánh giá


Xếp loại

PGD&ĐT

A

PGD&ĐT

B

PGD&ĐT

A

20


21


Học sinh các nhóm đang thảo luận.

22


Đại diện học sinh các nhóm trình bày kết quả

23



Giáo viên tổng hợp, chốt kiến thức.
24


Sơ đồ tổng hợp chuẩn kiến thức tiết 45, bài 38
MỘT SỐ TƯ LIỆU DẠY HỌC CHO TIẾT 46, BÀI 39.
25


×