Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.17 KB, 19 trang )

MỞ BÀI
Việc làm luôn là vấn đề được mọi người dân, xã hội quan tâm. Trong xã hội
ngày nay, để tìm được công việc ổn định và phù hợp luôn khó khăn, đặc biệt đối với
người khuyết tật bởi họ luôn bị chịu thiệt thòi về thế chất, tinh thần hơn những
người khác như thường xuyên bị tách biệt khỏi xã hội bởi những phản ứng tiêu cực
từ xã hội. Giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật không chỉ là một vấn
đề kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Khi người lao động khuyết tật được
tạo điều kiện tiếp cận cơ hội việc làm, họ sẽ có thểm tự tin để cống hiến những năng
lực của mình cho xã hội. Việc làm giúp người lao động khuyết tật tạo ra của cải vật
chất cho xã hội, có thu nhập nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình. Qua đó, người
khuyết tật không còn tâm lý phải sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, sống
hòa nhập với cộng đồng, xã hội và được mọi người thừa nhận. Là một cuộc quốc gia
đang phát triển cùng với những định hướng phát triển kinh tế bền bền vững, giải
quyết việc làm cho người khuyết tật ngày càng được quan tâm ở Việt Nam. Để làm
rõ hơn về vấn đề này em xin trình bày đề tài số 8: “Phân tích quy định của pháp
luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện
nay”

NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về người khuyết tật và pháp luật giải quyết việc làm cho
người khuyết tật
1. Khái niệm người khuyết tật
Hiện nay có nhiều quan điểm về Người khuyết tật do xuất phát từ quan điểm
khác nhau về khuyết tật nên cách nhìn nhận về người khuyết tật cũng khác nhau. Tại
Điều 1 Công ước về quyền của người khuyết tật của Liên Hợp quốc 2006, “Người
khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác

1



quan một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loại những rào cản có thể
cản trở sự tham gia đầy đủ với hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở
bình đẳng với những người khác”
Ở Việt Nam, tại khoản 1 Điều 2 Luật NKT 2010 thì Người khuyết tật được hiểu
là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức
năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn”. Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết
tật bẩm sinh, do bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh, …
Như vậy có thể hiểu NKT là người bị khiểm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong
việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với
những chủ thể khác.1
2. Khái niệm việc làm và giải quyết việc làm cho người khuyết tật
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Lao động 2012 thì “Việc làm là hoạt động lao động
tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Như vậy có thể hiểu, việc làm là
những hoạt động lao động hợp pháp, tạo ra thu nhập ổn định, thường xuyên cho
người thực hiện.
Từ đó có thể hiểu, việc làm đối với người khuyết tật là những hoạt động của
người khuyết tật tạo ra thu nhập, hợp pháp và phù hợp với người khuyết tật. Người
lao động khuyết tật cần được nhìn nhận như là một chủ thể trong quan hệ lao động,
được hưởng đầy đủ các quyền của mình, kể cả quyền có việc làm chứ không phải từ
góc độ là đối tượng phúc lợi xã hội.

1 Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Nguyễn Hữu Chí chủ biên
[tr21]

2



Việc làm cho người khuyết tật có một số đặc trưng sau: thứ nhất là phải phù
hợp với người khuyết tật tức là phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật;
thứ hai, việc làm phải đảm bảo sự công bằng trong tương quan với các đồi tượng
khác; thứ ba, Nhà nước và cộng đồng có trách nghiệp trong vấn đề việc làm và bảo
đảm việc làm cho người khuyết tật
Giải quyết việc làm cho người khuyết tật có thể hiểu là quá trình tạo ra điều
kiện và môi trường đảm bảo cho người lao động khuyết tật trong độ tuổi lao động,
đang có nhu cầu làm việc có cơ hội việc làm. Nói cách khác, giải quyết việc làm cho
người khuyết tật là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng
và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết khác để kết hợp
tư liệu sản xuất và sức lao động của người khuyết tật
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo việc làm nói chung bao gồm: nhân tố tự
nhiên, vốn, công nghệ (đây là các tiền đề vật chất để tiến hành bất cứ một hoạt động
sản xuất nào); nhân tố bản thân người lao động khuyết tật (như thể lực, trí lực, kinh
nghiệm quản lý, sản xuất); cơ chế, chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia; hệ
thống thông tin thị tường lao động (được thực hiện bới chính phủ và các tổ chức
kinh tế, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao đông).
Giải quyết việc làm cho người khuyết tật có ý nghĩa rất lớn trước hết là đối với
người khuyết tật giúp họ tìm ra giá trị cuộc sống
3. Sự điều chỉnh pháp luật đối với việc làm cho người khuyết tật
Nếu như định nghĩa khái niệm người khuyết tật được dựa trên nền tảng là
quyền con người thì định nghĩa về pháp luật về giải quyết việc làm cho người
khuyết tật được dựa trên nền tảng là quyền lao động và việc làm.
Pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật là những quy
định pháp lý về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật bao gồm các quy

3


định về khuyến khích cơ hội công việc và việc làm; bình đẳng về việc làm cho

người khuyết tật và những biện pháp được áp dụng để thực hiện các quy định pháp
luật đó
Trên cơ sở các quy định Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành,
tạo cơ sở pháp lý cho việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền lao động và việc
làm của người lao động, Có thể kể đến ba văn bản luật đang điều chỉnh trực tiếp vấn
đề giải quyết việc làm cho NKT hiện nay gồm: Luật NKT năm 2010; Bộ luật Lao
động 2012; luật Việc làm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trên cơ sở các quy định của công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật,
pháp luật giải quyết việc làm cho người khuyết tật Việt Nam quy định hai hình thức
giải quyết việc làm cho người khuyết tật là: tự tạo việc làm và tham gia vào quan hệ
lao động để có việc làm.
II.

Quy định của pháp luật về giải quyết việc làm đối với người khuyết tật.
1. Nguyên tắc cơ bản của giải quyết việc làm đối với người khuyết tật
Thứ nhất, bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong
lĩnh vực việc làm.
Cơ sở của nguyên tắc này là xuất phát từ vấn đề quyền con người. Nguyên tắc
này đã được tổ chức lao động quốc tế ILO quy định trong công ước số 111- Công
ước về phân biệt đối xử trong việc làm nghề nghiệp. Thực tế, người sử dụng lao
động thường không muốn nhận người khuyết tật vào làm việc bởi theo họ năng suất
lao động của người khuyết tật thấp, hơn nữa trong một số trường hợp sử dụng lao
động khuyết tật thì người sử dụng lao động còn phải đầu tư cơ sở vật chất để tạo
môi trường làm việc thuận lợi cho người khuyết tật. Chính điều này tạo nên sự phân
biệt đối xử việc làm giữa người khuyết tâthj và người không khuyết tật
Phân biệt đối xử bao gồm phân biệt đối xử trực tiếp (là sự đối xử không công
bằng giữa người lao động khuyết tật và người lao động không khuyết tật được quy

4



định trong luật pháp hoặc các thông lệ thực tiễn gây nên sự khác biệt rõ ràng giữa
những người lao động này) và phân biệt đối xử gián tiếp (Là những quy định pháp
luật hoặc các thông lệ thực tiễn gián tiếp làm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình
đẳng cơ may hoặc đối xử giữa nhưng NKT và người không khuyết tật trên thực tế).
Nguyên tắc không phân biệt đối xử với người khuyết tật trong lĩnh vực việc
làm thể hiện ở việc người khuyết tật và người không khuyết tật đều được đối xử
bình đẳng về việc làm, cơ hộ tìm kiếm việc làm cũng như quá trình duy trì và đảm
bảo việc đó. Điều đó có nghĩa, không có sự phân biệt đối xử đối với người khuyết
tật từ việc tiếp nhận việc làm, đến quá trình sử dụng lao động và đảm bảo việc làm.
Thứ hai, điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm.
Người khuyết tật là một trong những đối tượng lao động đặc thù. Do những đặc
điểm về thể chất nên họ gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm cũng như duy
trì việc làm, hơn thế họ cần được làm việc trong một môi trường đặc thù, riêng biệt
phù hợp với sức khỏe. Chính vì vậy cần phải có sự hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý cho
người khuyết tật có việc làm và có việc làm bền vững, tức là thực hiện quyền việc
làm của mình. Để NKT bình đẳng như người khác về cơ hội việc làm cũng như duy
trì nó thì cần phải có sự hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý cho NKT để họ có thể tìm kiếm
được việc làm và có được việc làm bền vững, được thực hiện quyền việc làm của
mình.
Đặc biệt là đối với nữ lao động khuyết tật, những người thường phải đối mặt
với những bất lợi, khó khăn hơn lao động nam khuyết tật bởi họ còn bị phân biệt đối
xử về giới. Những hỗ trợ đặc biệt nhằm tạo cơ hội bình đẳng và đối xử bình đẳng
giữa lao động khuyết tật với lao động không khuyết tật không bị coi là phân biệt đối
xử mà chỉ là việc làm nhằm tạo điều kiện để NKT được bình đẳng ngang bằng với
những người lao động khác, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng.
2. Nội dung pháp luật giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật

5



2.1 Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
Bộ luật Lao động 2012 khẳng định: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo
việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi
người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm
việc, theo quy định của Luật Người khuyết tật” (Khoản 1 Điều 176). Quyền làm việc
của lao động khuyết tật là tiền đề tạo ra cơ hội và động lực cho người khuyết tật tìm
kiếm việc làm, có cơ hội khẳng định bản thân, tự lập trong cuộc sống, tạo ra thu
nhập để không phải dựa dẫm vào gia đình, người thân.
Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động khuyết tật chính là một bên
chủ thể trong quan hệ lao động. Điều này có nghĩa, người lao động khuyết tật cũng
có quyền và nghĩa vụ cơ bản như những người lao động khác như: tuyển dụng, giao
kết hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao
động,….
Tuy nhiên, do có những đặc thù riêng nên pháp luật cũng có một số quy định
mang tính đặc thù đối với người lao động khuyết tật. Pháp luật quy định các hành vi
bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật (Điều 178 BLLĐ 2012).
Tương ứng với quyền là nghĩa vụ của người lao động khuyết tật. Những người
lao động khuyết tật cũng phải thực hiện những nghĩa vụ lao động như những người
lao động khác theo quy định của pháp luật.
2.2 Chế độ hỗ trợ đối với người khuyết tật
Thứ nhất, quy định về chính sách học nghề và việc làm cho người khuyết tật.
Luật Người khuyết tật năm 2010 và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP đã có
những quy định chi tiết về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật. Theo đó,
Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện tối đa cho người khuyết tật được lựa chọn, tư vấn
và học nghề, làm việc theo khả năng, sức khỏe của mình; cơ sở dạy nghề, tổ chức

6



dạy nghề phải đảm bảo điều kiện dạy nghề; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân, không được từ chối tuyển dụng những người lao động khuyết tật có đủ tiêu
chuẩn…
Thứ hai, quy định về cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh. Khoản 2
Điều 176 BLLĐ 2012 quy định: “Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu
đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động
là người khuyết tật”. Đối với cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật
thì phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách
ưu đãi theo quy định của pháp luật ; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng
số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm
việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được
vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên
cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước
phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết
tật của người lao động và quy mô doanh. Đây là những quy định ưu đãi góp phần hỗ
trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện mở rộng hoạt động sản
xuất, cải thiện môi trường làm việc để người khuyết tật tiếp cận với công việc.
Thứ ba, quy định về quỹ việc làm cho người khuyết tật. Với mục đích giúp đỡ
người khuyết tật học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh
doanh dành riêng cho người khuyết tật; hỗ trợ các doanh nghiệp khác thuộc mọi
thành phần kinh tế nhân người khuyết tật vào học nghề và làm việc đạt tỷ lệ cao thì
quy định về thành lập và sử dụng quỹ việc làm cho NKT là một vấn đề quan trọng
và cần thiết. Điều 10 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định về quỹ trợ giúp
người khuyết tật. Theo đó, quỹ này là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn lực
trợ giúp NKT và quỹ này được hình thành từ các nguồn như: đóng góp tự nguyện,
tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
các khoản thu hợp pháp khác.

7



Thứ tư, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trước đây, Bộ luật
Lao động quy định về thời gian làm việc của người khuyết tật không quá 7 giờ một
ngày hoặc 42 giờ một tuần nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc trong
giới hạn phù hợp với khả năng và sức khoẻ của mình. Tuy nhiên, quy định vô hình
chung đã tạo ra sự phân biệt giữa lao động khuyết tật và lao động không khuyết tật.
Người sử dụng lao động dựa vào quy định này để từ chối nhận NKT vào làm việc vì
họ không đáp ứng được thời gian làm việc như các lao động khác. Tuy nhiên Bộ luật
Lao động 2012 không còn quy định về thời giờ làm việc của người khuyết tật như
trước để góp phần tạo ra môi trường làm việc công bằng giữa NKT và người không
khuyết tật.
Thứ năm, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người
khuyết tật. Điều 177 Bộ luật lao động 2012 quy định, người sử dụng lao động phải
có trách nhiệm trong việc bảo đảm về điều kiện lao động, vệ sinh lao động phù hợp
với người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho họ. Pháp luật nhấn
mạnh đến việc đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người
tàn tật; cấm làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đối với lao động khuyết tật bị suy
giảm khả năng lao động từ 51%; cấm sử dụng người lao động khuyết tật làm những
công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Như vậy, người sử dụng
lao động không được vì lợi ích trước mắt của mình để thỏa thuận làm thêm giờ, làm
việc ban đêm, hoặc trường hợp chủ sử dụng lao động lợi dụng người lao động
khuyết tật vào làm những công việc nặng nhọc độc hại cho sức khỏe của họ.
2.3 Trách nhiệm của một số chủ thể trong lĩnh vực việc làm đối với người khuyết
tật
Nhà nươc có trách nhiệm bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động
là người khuyết tật, có chính sách ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và

8



nhận người khuyết tật vào làm việc (điều 175 Bộ luật lao dộng 2012); Nhà nước bảo
đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo
khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác (khoản 1 điều 32 luật người
khuyết tật 2010); Nhà nước thành lập và quản lý quỹ việc làm
Giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ trông chờ vào tinh thần
nhân đạo của các tổ chức, doanh nghiệp hoặc theo chương trình hợp tác dự án với
các tổ chức nhân đạo ngước ngoài. Về phía người khuyết tật cũng phải tự trang bị
cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương được công
việc của nhà tuyển dụng để khẳng định được mình là những người “tàn mà không
phế”. Đã đến lúc, cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn về trách nhiệm của
người quản lý. Có như vậy, người khuyết tật mới được hưởng đầy đủ quyền và
nghĩa vụ pháp lý như những người lao động bình thường khác, góp phần đưa ước
nguyện “hãy đưa chúng tôi hòa nhập với cộng đồng” của người khuyết tật trở thành
hiện thực.
2.4 Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết việc làm cho người lao độnng
Pháp luật lao động ghi nhận quyền làm việc của người khuyết tật. Đây là cơ sở
vững chắc, tạo hành lang pháp lý cho vấn đề giải quyết việc làm đối với người lao
động khuyết tật.
Quy định của pháp luật góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa người lao động
khuyết tật và những người lao động khác trong quan hệ lao động, từng bước tạo nên
môi trường lao động hài hòa, không khoảng cách. Khi đã có hành lang pháp lý,
người khuyết tật sẽ được đảm bảo quyền lợi của chính họ trong lao động và việc làm
Pháp luật từng bước góp phần thay đổi nhận thức xã hội, đặc biệt là nhận thức
của chủ sử dụng lao động trong việc nhận người lao động khuyết tật vào làm việc.
Quy định hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nhiều lao động khuyết tật vào làm
việc góp phần động viên, khuyến kích, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong quá
trình tiếp nhận người lao động khuyết tật vào làm việc. Nhờ vậy, chủ sử dụng lao
động có điều kiện tốt hơn để thay đổi môi trường làm việc tiếp cận cho người lao


9


động khuyết tật. Điều này tạo nên sự chuyển biến tích cực về nhận thức, vai trò, khả
năng hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật, đặc biệt trong lĩnh vực việc làm,
Pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật tạo ra một hàng lang
pháp lý cho hệ thốn các trường dạy nghề, trung tân giời thiện việc làm, các bộ,
ngành, địa phương dành sự ưu tiên quan tâm đối với đối tượng là người lao động
khuyết tật
III.

Thực tiễn giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay và
những kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện.
1. Tình hình thực tiễn về việc làm đối với người khuyết tật ở nước ta hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, lực lượng lao động khuyết tật chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật (NKT), đến đầu
năm 2018, cả nước hiện có khoảng tám triệu NKT từ 5 tuổi trở lên, bằng 7,8% dân
số. Nguyên nhân khuyết tật là do bẩm sinh, di truyền, tai nạn giao thông, tai nạn lao
động, thương tật do chiến tranh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai địch
họa... dự báo trong những năm tới, số lượng người khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng.
Trong số NKT, có 58% là phụ nữ, 42% là nam giới. Đa số người khuyết tật
trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, công việc của họ chủ yếu là phụ giúp gia
đình làm nông, lâm, ngư nghiệp, công việc không ổn định, thu nhập thấp. Có 40%
NKT ở độ tuổi lao động và còn khả năng lao động, trong đó chỉ có 30% số người
này là có việc làm, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Như vậy, nước ta
còn khoảng 2 triệu người khuyết tật có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao
động, chưa có việc làm.
Đời sống của NKT vô cùng khó khăn cả về sinh hoạt, tâm lý lẫn tài chính. Hỗ
trợ giải quyết việc làm, nhằm tìm cho NKT một công việc phù hợp không chỉ giúp
nhóm lao động này tự tin vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng, góp phần giảm

bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội… mà còn khẳng định vai trò của họ, giúp họ
tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng phát

10


triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều đề án, chính sách
về an sinh xã hội, tạo việc làm, dạy nghề cho NKT. Nhiều văn bản đã ban hành như
Bộ luật Lao động, Luật người khuyết tật... Đặc biệt ngày 20/6/2017 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành theo Quyết định số 899/QĐ-TTg “Chương trình mục tiêu
Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020”. Trong
đó “Hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật” là một nội dung quan trọng trong Dự
án Phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc Chương trình này.
Với nội dung hỗ trợ tạo việc làm cho NKT, dự án đi sâu thực hiện các hoạt
động như: định hướng, tư vấn việc làm, nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
làm việc, kỹ năng tìm việc; tổ chức các khóa đào tạo, tham quan, làm việc tại doanh
nghiệp, tổ chức; giới thiệu việc làm cho NKT.
Trên cơ sở Cục Việc làm trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt
kế hoạch thực hiện nội dung (Quyết định số 710/QĐ-LĐTBXH ngày 12/6/2018),
Cục Việc làm ký hợp đồng đặt hàng với 28 cơ quan/đơn vị (Trung ương Đoàn, 22
Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 04 Trung
tâm thanh niên dịch vụ việc làm và Hội người khuyết tật TP. Hà Nội) để thực hiện
các hoạt động hỗ trợ lao động di cư, hỗ trợ tạo việc làm cho lao thanh niên, người
dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn và NKT.
Mặc dù thời gian thực hiện các hoạt động ngắn, nhưng các cơ quan/ đơn vị đã
tập trung triển khai thực hiện. Theo báo cáo của các địa phương, đến hết tháng
10/2018, cơ bản các địa phương đã hoàn thành 60-70% khối lượng công việc theo
hợp đồng đã ký. Đến tháng 11, Cục Việc làm đã nhận được Hồ sơ thanh quyết toán
của các địa phương: Hà Giang, Bắc Kạn, Bình Dương và Cao Bằng.
Bên cạnh đó, Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp

với các địa phương tiếp tục tuyên truyền thông tin, tổ chức các hoạt động về việc
làm đến người lao động đặc biệt là cho NKT, nhằm tạo công ăn việc làm, thực hiện
mục tiêu nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo của quốc gia.
1.1 Những kết quả đạt được

11


Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, các hoạt động về hỗ trợ tìm
việc làm cho NKT đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
Nhà nước và cộng đồng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho NKT tiếp cận với
nguồn vốn ưu đãi để học nghề, tìm việc làm. Ngân hàng Chính sách xã hội đã phân
bổ nguồn vốn ưu đãi cho hàng nghìn dự án của NKT và cơ sở sản xuất, kinh doanh
sử dụng nhiều lao động là NKT. Nhiều địa phương thành lập và bố trí kinh phí từ
Quỹ việc làm cho NKT để hỗ trợ, tạo việc làm cho NKT.
Số cơ sở dạy nghề cho NKT đã tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng
đào tạo, công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hóa với sự tham gia của
khu vực tư nhân. Tính đến đầu quý 3 năm 2018 có 156 cơ sở dạy nghề tham gia dạy
nghề cho NKT, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt, 200 cơ sở có tham gia
dạy nghề cho NKT, nhiều trường hợp NKT được xem xét để được miễn giảm học
phí. Ngoài ra, các hội, đoàn thể cũng tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho hàng
nghìn NKT. Riêng năm 2017, cả nước có khoảng 20.000 NKT được hỗ trợ đào tạo
nghề, tạo việc làm thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Theo thống kê của các trung tâm dịch vụ việc làm trong 2 năm 2017 và 2018
đã tư vấn giới thiệu việc làm cho 5,6 triệu lượt người lao động, 1,7 triệu lượt người
lao động tìm được việc làm trong đó có lao động là người khuyết tật...
Nhiều NKT tìm kiếm được việc làm, dần dần làm chủ cuộc sống, giảm gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Đặc biệt, nhiều NKT trở thành người đứng đầu các cơ
sở sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều người cùng cảnh
ngộ khác tại địa phương.

1.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc hỗ trợ tạo việc làm cho NKT gặp rất
nhiều khó khăn và còn một số hạn chế như sau:

12


Thực tế cũng đang diễn ra tình trạng nhiều người khuyết tật bị sống tách ra khỏi
xã hội. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật còn thấp nên khả năng
tìm kiếm việc làm gặp nhiều khó khăn. Vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề, cho
người khuyết tật khâu quan trọng nhất để tạo điều kiện cho người khuyết tật có thể
tham gia hòa nhập với cộng đồng vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Các quy định của pháp luật về việc làm cho người lao động khuyết tật chưa thực
sự tác động làm thay đổi quan điểm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; chưa
có chế tài, cơ chế giám sát thỏa đáng nhằm bảo đảm quyền lợi cho người khuyết tật
Cơ sở hạ tầng của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tuyển dụng; giao thông; công
trình công cộng; thông tin và truyền thông chưa được đảm bảo để người lao động
khuyết tật làm việc.
Người lao động khuyết tật còn rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn
ưu đãi tạo việc làm. NKT rất khó tiếp cận vốn vay ưu đãi để học nghề hoặc mở các
cơ sở sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là Ngân hàng Chính sách xã hội từ năm
2014 đến nay không được bổ sung nguồn vốn từ Nhà nước. Ngân hàng chỉ thực hiện
bằng nguồn vốn quay vòng. Chưa có nguồn vốn dành riêng cho NKT vay để phát
triển sản xuất, kinh doanh.
Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật cho thấy, ước tính bình quân
mỗi năm trên cả nước có khoảng 3.000 người khuyết tật và gia đình có người khuyết
tật được hỗ trợ sinh kế dưới các hình thức: cải thiện điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ máy
móc, công cụ sản xuất, cây con giống. Việc triển khai hỗ trợ sinh kế cho người
khuyết tật còn manh mún, chưa đồng đều, mô hình sinh kế được hình thành còn ít và
hiệu quả thấp...

Tỷ lệ NKT sau đào tạo nghề tìm được việc làm còn thấp và chủ yếu là tự tạo
việc làm. Nguyên nhân do 80% NKT sống ở nông thôn, trình độ văn hóa thấp, môi
trường thiếu thông tin về việc làm. Bản thân NKT thường sống khép kín, thụ động,
cộng thêm những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, đối xử... nên không quan tâm
đến việc tìm việc làm. Một số gia đình thương con, em mình bị khuyết tật nên
không đồng ý cho con em mình đi làm vất vả mưu sinh. Bên cạnh đó, các đơn vị, tổ

13


chức sử dụng lao động cũng chưa sẵn sàng nhận NKT vào làm việc, vì hiệu quả làm
việc của họ không cao và họ không chủ động được một số hoạt động như những
người bình thường.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm
đối với người khuyết tật.
Xuất phát từ quan điểm NKT không chỉ là đối tượng cần được ưu tiên, mà họ
còn cần được nhìn nhận là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã
hội. Vì vậy giải quyết việc làm cho NKT không phải là giúp đỡ, là làm từ thiện... mà
là đáp ứng nhu cầu chính đáng là được làm việc và được ghi nhận của họ. Trên cơ
sở đó, các cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội cần thực hiện các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, nhà nước ban hành các chính sách quan tâm đến người khuyết tật,
có cơ chế chính sách về tài chính hỗ trợ người khuyết tật học nghề, hỗ trợ người sử
dụng lao động nhận người khuyết tật vào làm việc, hỗ trợ những người khuyết tâth
có ý tưởng mở cơ sở sản xuất kinh doanh;
Thứ hai, thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tất cả mọi người
trong xã hội, nhằm xóa bỏ cảm giác mặc cảm tự tin của gia đình và bản thân người
khuyết tật, nhằm xóa bỏ thái độ phân biệt đối xử với người khuyết tật, giúp họ hòa
nhập cộng đồng, tìm được việc làm phù hợp, đống góp sức mình vào việc xấy dựng
và phát triển đất nước;

Thứ ba, phát huy cao hơn nữa vai trò của các trung tâm đào tạo nghề. Các cơ
quan chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật. Phân tích, đánh giá nhu
cầu học nghề, việc làm của từng nhóm đối tượng, từ đó có chính sách hỗ trợ phù
hợp, hiệu quả;
Thứ tư, thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao
động, việc làm, nhất là cho lao động khuyết tật. Các tổ chức xã hội phát động phong
trào khuyến khích khởi nghiệp; thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp hoặc trung
tâm phát triển doanh nghiệp, tạo “giá đỡ”, làm “bệ phóng” cho người khuyết tật
vươn lên;

14


Thứ năm, Cục Việc làm hỗ trợ các địa phương tổ chức các phiên giao dịch việc
làm lưu động hướng tới đối tượng người khuyết tật; tiếp tục đặt hàng hợp đồng với
Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung
tâm dịch vụ việc làm của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và
các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như Trung ương Đoàn, Hội người mù Việt
Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động khuyết
tật, sao cho họ tìm được công việc phù hợp, có thu nhập ổn định.
Thứ sáu, thực hiện giám sát và đánh giá kết quả thưc hiện hoạt động hỗ trợ
tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật thường xuyên, kịp thời khắc phục những
khó khăn và phát huy những kết quả đạt được, tạo động lực cho người khuyết tật
cũng như các bên liên quan.
Thứ bảy, từ thực trạng hoạt động và kết quả triển khai công tác hỗ trợ tạo
việc làm cho người khuyết tật trong thời gian qua, Cục Việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp các các bộ, ban, ngành và các địa phương để tiếp
tục triển khai Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm, trong đó quan tâm
đặc biệt tới nội dung “Hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật”. Việc đào tạo nghề
và tạo việc làm cho người khuyết tật còn khả năng lao động là một việc làm vừa
mang tính xã hội vừa có tính nhân văn sâu sắc, vì vậy đây không chỉ là trách nhiệm

của riêng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mà còn là trách nhiệm của các cấp
chính quyền và cả cộng đồng để thực hiện mục tiêu cùng người khuyết tật vươn lên
khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích làm rõ những quy định pháp luật hiện hành, tìm ra một
số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách pháp luật hiện
hành về giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Trên cơ sở đó, góp phần hoàn
thiện pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật; giúp người lao động
khuyết tật có thể tiếp cận, nắm bắt cơ hội việc làm. Mỗi người trong xã hội chúng ta,

15


đặc biệt là các tổ chức, đơn vụ, doanh nghiệp nên có cách nhìn tích cực hơn về
người lao động khuyết tật, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho những người khuyết
tật Việt Nam. Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong
quá trình làm bài, rất mong được quý thầy cô góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn,
em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Luật Người khuyết tật 2010
Bộ Luật Lao động 2012
Luật Việc làm 2013

Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật 2006
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật người khuyết tật năm
2010

16


7. Quyết định số 899/QĐ-TTg Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc
làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020
8. Quyết định số 710/QĐ-LĐTBXH ngày 12/6/2018
9. Trường đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam”, Nxb
Công an nhân dân, Hà nội 2011
10.TS. Trần Thị Thùy Lâm, “Việc làm đối với người khuyết tật – Từ pháp luật đến thực
tiễn thực hiện” Tạp chí luật học 10/2013.
11.Trần Thị Tú Anh “Pháp luật về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
khuyết tật ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ 2014.
12.Trần Thị Thủy, “Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật và thực tiễn thực hiện
tại Việt Nam” Luận văn thạc sĩ luật học 2017
13. />14. />
PHỤ LỤC

17


Người khuyết tật làm việc tại cơ sở giày da

Dạy nghề thiêu tranh cho người khuyết tật

18



19



×