Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số biện pháp dạy và học tốt văn biểu cảm cho học sinh khối 7 trường THCS nguyễn văn trỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.59 KB, 18 trang )

PHỊNG GD & ĐT THANH HĨA
PHỊNG
& ĐT
THANH
HĨA
TRƯỜNG
THCSGD
THCS
NGYỄN
VĂN
TRỖI
TRƯỜNG
THCS THCS
NGYỄN VĂN TRỖI
--------------------------------------------------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY VÀ HỌC TỐT VĂN BIỂU CẢM
CHO HỌC SINH KHỐI 7
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
Nâng cao hiệu quả dạy và học văn bản thuyết minh
cho học sinh khối 8
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

TÊN ĐỀ TÀI:

Người thực hiện: Dương Thị Thanh Bình
Chức vụ: Giáo viên
Người


Thanh
Bình Văn Trỗi
Đơn vịthực
cơnghiện:
tác :Dương
TrườngThị
THCS
Nguyễn
Chức vụ:
Giáo
SKKN
thuộc
lĩnhviên
vực mơn : Ngữ Văn
Đơn vị công tác : Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực mơn : Ngữ Văn

THANH HĨA,NĂM : 2018- 2019
1


MỤC LỤC
1. Mở đầu:

3

1.1 Lý do chọn đề tài.

3


1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

4

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

4

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm :
2. Phần nội dung:

4
5

2.1.Cơ sở lý luận.

5

2.2.Thực trang.

5

2.3. Giải pháp, biện pháp:

7


2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.

15

3. Phần kết luận, kiến nghị:

16

3.1. Kết luận.

16

3.2. Kiến nghị.

16

Tài liệu tham khảo.

18

2


1.MỞ ĐẦU :
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cách đây hàng nghìn năm A-Rit-Tơt đã từng nói đến tác dụng của văn
chương,ông thừa nhận “Văn học giúp người đọc hiểu được bản thân mình,
nâng cao niềm tinvào bản thân mình, làm nảy nở ở họ những khát vọng hướng
tới chân lí”.Văn họ thơng qua hình tượng có thể tác động sâu sắc đến bạn đọc,
làm cho tâm hồn họ trở nên sâu sắc hơn, tinh tế hơn, mẫn cảm hơn bởi vì văn

học có những năng lực đặc biệt trong việc khám phá, diễn tả những kì diệu
trong thiên nhiên và cuộc sống con người. Cho nên khi bước vào thế giới văn
học con người có những phát hiện mới mẻ thế giới xung quanh ta về những
điều bình dị gần gũi mà ta thường gặp hàng ngày. Trong văn học nói chung thì
văn biểu cảm là một thể loại biểu đạt sâu săc nhất tình cảm của con người.
Trong nhà trường bậc THCS văn biểu cảm bắt đầu được đưa vào giảng
dạy ở chương trình Ngữ văn 7 trong phân môn Tập làm văn. Trong thực tế dạy
và học phân môn Tập làm văn là phân môn không dễ. Cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng trong cuốn “Dạy văn là một q trình rèn luyện tồn diện” ( Nghiên cứu
giáo dục, số 28 , 11/1973) đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho
học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành,
sáng tỏ chính xác, làm nỗi bật điều mình muốn nói”. Có như thế mới đem đến
cho người học cái thú phát hiện cũng như làm giàu thêm cho tâm hồn người học.
Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 7.
Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của
con người và học sinh đã được học văn biểu cảm nhưng các em chưa biết cách
bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc”(Văn 7 –
tập 1).Trong quá trình làm bài văn biểu cảm, các em cịn lẫn lộn, chưa phân
biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế,
điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình mơn Ngữ văn của các em cịn thấp.
Thực tế đó khiến cho tôi - giáo viên trực tiếp giảng dạy các em rất buồn và
lo ngại. Thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao các em gặp nhiều khó khăn trong
việc làm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để dạy tốt và học văn biểu cảm cho
học sinh khối lớp 7? Đó là những vấn đề khiến tơi trăn trở, day dứt, muốn
cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. . Qua
đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Tập làm văn nói chung và kiểu bài
văn biểu cảm nói riêng.Vì thế năm học 2018- 2019 tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài : " MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY VÀ HỌC TỐT VĂN BIỂU CẢM
CHO HỌC SINH KHỐI 7- TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:

3


Đề tài đưa ra là một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong
phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7 để nâng cao chất lượng mơn Ngữ văn nói
riêng và kết quả học tập của các em nói chung. Từ đó các em yêu thích hơn và
có hứng thú hơn với mơn học. Khi đặt ra vấn đề: dạy và học tốt văn biểu cảm
trong phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ
cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp
thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh bộc lộ tình cảm,
cảm xúc một cách hạn chế bởi vì trong phương thức biểu cảm, sự bộc lộ tình
cảm, cảm xúc với con người, cảnh vật, sự việc…mà người viết hướng tới phải
trở thành nội dung chính của bài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giúp việc dạy và học văn biểu cảm trong phân môn Tập
làm văn 7.
- Phạm vi: Khảo sát trường THCS Nguyễn Văn Trỗi .
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Tìm hiểu thực tế.
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm :
- Giúp học sinh phân biệt giữa văn kể chuyện,văn miêu tả và văn biểu cảm .
- Hướng dẫn các em làm sao để có được cảm xúc thực sự biểu cảm một sự
vật , sự việc , hiện tượng nào đó.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết rằng: Văn biểu cảm là loại văn thể

hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn
trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mơng lung khơng rõ ý nghĩ gì thì người viết
khơng thể có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khơ
khan, nhạt nhẽo hoặc ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý. Người giáo
viên, khi dạy văn nói chung, dạyvăn biểu cảm nói riêng, ngồi nắm kiến thức,
phương pháp lên lớp cịn cần có một tâm hồn, một trái tim sống cùng tác giả,
tác phẩm và hơn hết là phải biết truyền tâm hồn đó, trái tim đó đến với học
sinh thân yêu của mình.
4


Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở phân mơn Tập làm văn - Ngữ văn 7 tập
1 thì cả giáo viên và học sinh cần nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về
văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm :
- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Đặc điểm của văn biểu cảm
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- Cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
2.2. Thực trạng:
2.2.1Thuận lợi - khó khăn:
* Thuận lợi:
- Khi tôi thực hiện SKKN này đã được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và
khuyến khích, động viên của nhà trường và đồng nghiệp.
- Bản thân đã có kinh nghiệm trong cơng tác dạy học trong nhiều năm.
- Trong lớp tơi dạy có một số em học sinh u thích mơn học và có kĩ năng làm
văn biểu cảm.
* Khó khăn:
Mặc dù tơi đã có nhiều biện pháp giúp các em học văn biểu cảm nói riêng

và mơn Ngữ văn nói chung nhưngmột số học sinh chưa nắm được kiến thức,
chưa biết biểu lộ cảm xúc trong bài làm của mình.
2.2.2 Thành cơng, hạn chế.
* Thành cơng:
Các em có thói quen rèn luyện cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt hay hơn,
biểu cảm hơn trong quá trình làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm. Nhiều em
điểm số môn Ngữ văn sau năm học đã được cải thiện rõ rệt
* Hạn chế:
- Khi thực hiện đề tài này, GV tốn nhiều thời gian, công sức.
- Một số học sinh vẫn nhầm lẫn giữa văn biểu cảm với kể chuyện hay miêu tả
trong quá trình làm bài nên kết quả vẫn không cao.
2.2.3.Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy nhiều
năm, mặt khác tôi tự thấy mình là một GV nhiệt tình, năng nổ nên phần nào
thuận lợi trong cơng tác dạy học nói chung và tìm các biện pháp giúp dạy và
học văn biểu cảm nói riêng. Sau khi các em được hướng dẫn sẽ trở thành
5


những học sinh biết cách làm văn biểu cảm, biết vươn lên trong học tập. Bản
thân những em đó cảm thấy mình u thích mơn học hơn.
* Mặt yếu:
Khi thực hiện đề tài này, nếu GV dành nhiều thời gian cho các em học sinh
học yếu văn biểu cảm thì những em học sinh khá trong lớp sẽ nhàm chán.
2.2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến thực trạng:
* Đối với người dạy:
Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm
đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ

học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan của giáo viên vào tiết
học còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của các em.
- Bên cạnh những giáo viên thực sự yêu nghề, yêu học sinh thì vẫn cịn một số
giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn
cảm xúc trong trái tim của các em sau mỗi bài học.
- Do sĩ số lớp đông (46 em/1 lớp) nên rất khó cho giáo viên theo sát, kèm cặp
từng học sinh trong một tiết dạy .
*Đối với học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học nên khơng chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ
học văn, các em không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, trong giờ học không
chú ý.
- Trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết cha mẹ các em
đều làm th hoặc làm rẫy nên các em khơng có thời gian học ở nhà hoặc thơi
gian học rất ít vì phải phụ giúp gia đình ngồi giờ lên lớp .
- Các em chưa hứng thú hoặc không bao giờ đọc sách tham khảo, kể cả văn
bản qui định học trong SGK
- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao
làm cho một số em thiếu ý thức học sao nhãng việc học, bị lơi cuốn vào một số
nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều.
2.2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Năm học 208 - 2019 được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn
lớp 7A2, thời gian đầu tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện các phương thức biểu
đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn về văn
biểu cảm của một số học sinh còn yếu. Các em viết bài tập làm văn số 2 với đề
bài “Loài cây em yêu”. Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu
cảm xong nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu
6



cảm nên trong bài viết của nhiều em không phải viết về thái độ và tình cảm của
mình đối với một loài cây cụ thể mà các em đi vào tả hoặc kể về lồi cây đó.
Trong tiết học phụ đạo tôi yêu cầu các Em làm đề: “Cảm nghĩ về người
thân”. Có em đã viết “Bố em là người chịu thương, chịu khó. Bố rất hay thức
khuya dậy sớm để làm những việc mà tối hôm trước bố chưa làm xong. Bố vất
vả đi làm thuê tất cả mọi việc mà người ta thuê để kiếm tiền nuôi
em. Em thấy vậy bảo bố là bố đừng đi làm thuê nữa, bố hãy chuyển sang sửa
xe đạp ở nhà đi. Bố em suy nghĩ một lúc khá lâu rồi nói: đó cũng là một ý kiến
hay đấy ”. Bạn nghĩ sao khi đọc đoạn văn trên của em học sinh đó? Khơng
biết các đồng nghiệp của tơi khi đọc có cho rằng đó là một đoạn văn biểu cảm
khơng? Tồn bài viết của em đó đều là những lời văn và đoạn văn tương tự như
thế. Cũng với đề văn như trên, một em khác viết “Cảm nghĩ của em về bà là
một người bà yêu mến con cháu”. Dường như các em cảm nhận và viết văn
như một nghĩa vụ bắt buộc phải làm nên các em làm qua loa cho xong rồi đem
nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng
hướng làm bài nhưng kể và tả vẫn nhiều hơn biểu cảm .
Khi thực hiện đề tài này, bản thân tơi có dịp điều tra hứng thú học tại 2 lớp
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Thái độ

Lớp7A2 (49 học sinh)

Lớp7A3 (39 Học sinh)

Hứng thú

10HS

10 HS


Khơng hứng thú

35 HS

20 HS

Bình thường

9 HS

9 HS

Qua bảng điều tra này, tôi nhận thầy thái độ học tập của học sinh đối với
kiểu văn bản này:
- Đa số học sinh không hứng thú với kiểu văn biểu cảm , số học sinh hứng
thú ít hơn.
- Nhiều học sinh cho rằng, kiểu văn biểu cảm này khó viết nhất là dạng bài
“ biểu cảm về về một phương một tác phẩm văn học ”.
2.3. Một số giải pháp
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp:
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm để giúp học sinh vươn
lên trong học tập, giúp các em viết văn đúng, làm văn biểu cảm hay hơn, giàu
cảm xúc hơn, có tâm hồn trong sáng nhân ái, các em yêu văn biểu cảm nói
riêng và mơn Ngữ văn nói chung.
7


2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Trong bài văn biểu cảm, cảm xúc và suy nghĩ của người viết phải được làm nổi
rõ, phải trở thành nội dung chính của bài, chi phối và thể hiện qua việc lựa

chọn, sắp xếp các ý và bố cục bài văn. Cảm xúc và suy nghĩ được phát biểu
phải là của cá nhân người viết mang tính chân thực, tự nhiên, không giả tạo,
giàu giá trị nhân văn, thể hiện các giá trị đạo đức cao đẹp. Nó làm giàu cho tâm
hồn người đọc. Muốn làm được như thế tôi nghĩ rằng cần phải có những
phương pháp dạy và học văn biểu cảm phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để dạy và học
tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7 như sau :
a. Đối với giáo viên
- Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân mơn tập làm văn như:
Phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động, phương pháp trực quan,
hình thức vấn đáp, thảo luận . . .Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số
phương pháp khác như phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng trò chơi
học tập .
- Dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con người hay văn biểu cảm về tác phẩm
văn học, giáo viên cũng luôn luôn phải định hướng và hướng dẫn các em nắm
vững quy trình để làm một bài văn biểu cảm tốt. Quy trình đó bao gồm :
*Tìm hiểu đề và tìm ý
- Tìm hiểu đề
Đề văn biểu cảm nên ra trong phạm vi rộng để mỗi em tự tìm cho mình một
đề tài riêng phù hợp với vốn sống, với tâm trạng và cảm xúc của mỗi em. Làm
như vậy mỗi em sẽ tự ra cho mình một đề bài riêng trên cơ sở đề bài chung
của thầy. Chínhviết theo đề bài riêng ấy mà mỗi em sẽ có một bài văn biểu cảm
của riêng mình khơng giống với bất kì bạn nào trong lớp, khơng sao chép lại
văn của người khác.
Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu đề
bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau :
-Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài
cây, cảnh vật…) nào? Về người nào? Về tác phẩm nào?
- Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (giãi bày cảm xúc, tình cảm nào?).
- Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc? (cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè…)

Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày cảm
xúc gì?), giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật, có thể
suồng sã cịn viết cho thầy cơ hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm trang )
- Tìm ý
8


Giai đoạn tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ
và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm
mn màu mn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát
cuộc sống xung quanh, từ những gì các em đã sống và trải qua, đã tiếp xúc
trong tác phẩm.Vì vậy, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm hãy quan sát kĩ đối
tượng đề bài nêu ra, từ đó cảm xúc xuất hiện. Nếu khơng có điều kiện quan sát
trực tiếp thì hãy tìm trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về đối
tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu cả kỉ niệm trong kí ức cũng khơng có
thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần
thiết. Các em cần ghi vắn tắt những ý tưởng ra giấy để nhớ và có điều kiện sắp
xếp theo một trình tự hơp lí.
Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác
phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này
chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm
ra triết lí của nội dung, tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức
nghệ thuật trong tác phẩm.
* Lập dàn ý
Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài ) như
các kiểu văn bản khác .
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng
- Thân bài: Phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở bài .
- Kết bài: Khép lại các ý đã trình bày.
GV đưa ra ví dụ cụ thể minh họa:

Đề bài : Cảm nghĩ về người thân(ơng bà, cha mẹ, anh chị….)
Ví dụ minh họa
1. Mở bài:
Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm
máu thịt thiêng liêng; công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều
trong ca dao - dân ca (dẫn chứng minh họa)
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trị trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng
trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của vợ con.
- Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước
đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, một người nơng dân, bác sĩ…
9


quanh năm vất vả với cơng việc.
- Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lịng vì vợ con…
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của
mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng
cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi
để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với
núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm
hiếu nghĩa hằng ngày.
* Viết bài

Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo
thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành thạo kĩ năng hành
văn, đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp. Khi
viết bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến lơgíc phát triển
của cảm xúc, của tình cảm. Theo lơgíc này, mỗi đoạn trong bài đều phải hướng
vào làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính cần làm sáng tỏ trong bài.
*Sửa bài
Đa số các em khi làm bài chưa biết cách phân phối thời gian hợp lí nên viết
xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Cá biệt
có những em chủ quan khơng cần xem lại bài sau khi viết xong.Vì vậy mà
bước tự sửa bài sau khi viết không được các em coi trọng. Do đó giáo viên cần
nhắc nhở các em chú trọng hơn đến việc sửa bài trước khi nộp để bài viết của các
em thật sự hồn thiện.
GV đưa ra ví dụ cụ thể minh họa cho các bước:
Đề bài: Loài cây em yêu
Ví dụ minh họa: Em rất yêu hàng phượng vĩ trường em!
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Thể loại : Văn biểu cảm.
- Đối tượng: Hàng phượng vĩ trường em.
- Tình cảm : u thích.
* Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
a. Tìm ý:
- Tuổi của hàng phượng vĩ.
- Tình cảm của mọi người.
10


- Tình cảm của em và các bạn.
- Hàng phượng vĩ khi vào hè, khi đông đến, xuân sang.
- Hàng phượng vĩ vào giờ ra chơi, vào giờ học.

- Hàng phượng vĩ với tất cả thành viên trong trường.
b. Lập dàn ý:
Mở bài:
- Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em.
- Lí do em u thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với một kỉ niệm…)
Thân bài:
- Cảm xúc chung:
+ Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh của mái trường này
+ Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về ngôi trường thân yêu với
hàng phượng vĩ già trải bóng dọc sân trường.
- Đặc điểm nổi bật:
+ Vào những ngày hè hàng phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng một vùng trời.
+ Ngày đơng phượng ủ mình tránh rét để ngày xuân vươn chồi thức dậy chuẩn
bị cho một mùa lửa mới.
- Tác dụng:
+ Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học phượng lặng lẽ
xoè bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo.
+ Hàng phượng lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một
đứa trẻ.
Kết bài:
- Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu ấy.
- Em ao ước hàng phượng vĩ ấy mãi là người bạn gắn bó với ngơi trường thân
u này.
* Bước 3: Viết bài.
Mở bài:
- Trực tiếp:
Ai đã từng đến trường em một lần hẳn sẽ không thể quên hàng phượng vĩ già
sừng sững giữa sân trường như một minh chứng cho bề dày lịch sử của ngôi
trường. Chúng em rất yêu quý hàng phượng ấy và luôn tự hào khi nhắc đến
chúng.

- Gián tiếp:
Nếu bạn nói cây cối khơng có tình cảm tơi dám chắc bạn là người q vơ
tình hoặc có đời sống nội tâm quá nghèo nàn. Với riêng tôi, mỗi lồi cây đều có
tiếng nói riêng và nó gợi trong lịng người những cảm xúc rất riêng. Ví như
11


hàng phượng vĩ trường tôi chẳng hạn. Không hiểu sao tơi ln tìm thấy sự bình
n trong tâm hồn mỗi khi nghĩ về hàng cây học trò ấy.
Thân bài:
Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh
cây phượng sừng sững xịe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em
một ấn tượng đẹp, sâu sắc. Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, xanh xanh
những vịm lá vượt trên nóc nhà trường gợi cho người xem liên tưởng đến hình
ảnh gà mẹ đang dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con…Càng đến gần, em
càng được thưởng thức bầu không khí mát mẻ và màu xanh mươn mướt của lá
cây. Em thích nhất là nhìn lên tán lá xịe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa
nắng. Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé
bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài. Có người nói rằng
lá phượng ấy giống như đi của lồi chim phượng nên từ đó phượng cịn có
tên là phượng vĩ vì vĩ là đi chim. Dưới vịm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ
làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành
khác…Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian
khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai cịn nhớ gốc
phượng già này nhỉ?
Thật thương cho cây phượng! Vào mùa thu, tán lá chuyển dần sang màu
vàng úa. Chỉ một cơn gió nhẹ là những phiến lá vàng ấy rơi lả tả như mưa bụi,
bám đầy trên tóc các bạn gái. Sau những cơn mưa lá ấy, cây phượng trông thật
khẳng khiu, chỉ trơ những cành cây trụi hết lá. Trông phượng mà thương biết
mấy. Nhưng thật kì lạ! Như có một phép màu cho sự hồi sinh. Mùa xuân, các

mầm xanh lại thi nhau mọc lên. Màu xanh nõn nà của các phiến lá báo hiệu
một sức sống mới đang dâng trào. Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây
phượng đỏ rực như một đám lửa. Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như
những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy
lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến
cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên
một bầu khơng khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập
cũng như vui chơi. Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa
phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào
vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…Đáng yêu biết
mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá
gà ngộ nghĩnh thú vị. Em thích nhìn những trái phượng khơ, dèn dẹt, dài dài,
đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm,
12


hấp dẫn hơn cả bắp rang. Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta
trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả
thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phịng – Thành phố hoa
phượng đỏ.
Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trị, có lẽ thế nên phượng
còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương,
bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy
hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài
không biết mệt. Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nơ đùa
ngồi sân. Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như
thác đang ào ào trút xuống. Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn,
chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những

buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
*Kết bài
Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của
em. Thật hạnh phúc khi hằng ngày đến trường có phượng trên đầu rợp bóng
che mát. Sẽ chẳng bao giờ em quên người bạn gắn bó với mình suốt những
năm tháng học trị hồn nhiên.
Bước 4: Sửa bài
Tóm lại : Để dạy tốt văn biểu cảm, giáo viên nên chú ý trước tiên đến
việc đổi mới cách ra đề.Từ đề tài chung cho cả lớp (có tính định hướng chung),
phải thực hiện q trình cá thể hóa đề bài (q trình hướng dẫn mỗi học sinh đi
từ đề tài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng, đề bài cụ thể phù hợp
với vốn sống, với tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi học sinh ). Nếu giáo viên
muốn học sinh làm tốt u cầu mình đưa ra thì giáo viên khơng được cho học
sinh viết bài văn biểu cảm về đề tài mà các em chưa được sống, chưa có hiểu
biết, có cảm xúc.
Khi chấm bài làm văn biểu cảm của học sinh, giáo viên nên coi trọng tính
cá biệt, sự độc đáo trong suy nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là độ dài
của bài. Nếu bài văn biểu cảm của các em chỉ cần có được một, hai cảm nhận
hoặc một, hai nội dung có sắc thái tình cảm riêng, giáo viên nên trân trọng,
biểu dương và tỏ thái độ đánh giá cao qua cách cho điểm .
Giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích việc đọc sách của học sinh. Bắt đầu
từ việc đọc các văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc sách
dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. Chính vì thế giáo
viên cần khơi nguồn và ni dưỡng thói quen đọc sách của các em bằng cách:
13


trong mỗi tiết dạy giáo viên lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các câu nói, đoạn thơ,
đoạn văn hay từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các tác phẩm văn học và
cho các em trực tiếp nhìn thấy khiến các em tìm đến với sách, làm bạn với

sách. Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn đạt trơi
chảy, hấp dẫn nên giáo viên cần giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau
mỗi tiết học để các em tự rèn kĩ năng viết sáng tạo văn biểu cảm sao cho bài
văn ấy cuốn hút người đọc. .
b.Đối với học sinh
Để học tốt văn biểu cảm, cần biết tạo nên cảm xúc; bởi cảm xúc là sự cảm
thụ của trái tim, của tấm lịng và tình cảm người học. Giáo viên hướng cho các
em đến với giờ văn bằng trái tim và tấm lịng của mình thì những cung bậc tình
cảm vui, buồn hay thương nhớ, hờn giận từ bài giảng của thầy cơ sẽ đi vào
lịng các em. Các em sẽ biết thương cảm những số phận bất hạnh, biết căm ghét
sự bất công, ái xấu, cái ác. Các em biết yêu thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương
đất nước. Khi đó các em sẽ thấy “Văn chương khơng phải là cách đem đến cho
người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại văn chương là một khí giới thanh
cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo vừa thay đổi cái thế giới giả dối
và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”(Thạch Lam).
Để làm tốt một bài văn biểu cảm, trước tiên, giáo viên cần định rõ cho các
em biết các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành đề bài của
riêng mình. Sau đó, cần xác định rõ những tình cảm, cảm xúc, những rung
động nào là mạnh mẽ, là riêng của mình. Hãy tập trung trình bày những tình
cảm và cảm xúc, suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua
miêu tả cảnh vật hay qua một câu chuyện…).Rèn các em cần chú ý
đến sự riêng biệt, độc đáo của nội dung hơn là độ dài. Đồng thời, cần lựa chọn
các từ ngữ, hình ảnh (so sánh ví von, so sánh ngầm … ) thích hợp để diễn tả
những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Điểm quan trọng nhất để làm bài
văn biểu cảm đạt kết quả cao là tự bản thân các em hãy tích cực đọc sách, tích
cực tham gia các hoạt động trong nhà trường và ngồi xã hội để có thêm vốn
sống, vốn hiểu biết. Qua đó, các em cần chú ý rèn luyện cho tâm hồn mình
chứa chan những tình cảm yêu, ghét, buồn, thương, hờn giận, nhớ nhung…. dạt
dào những suy nghĩ đẹp đẽ cao thượng về tình bạn hay tình u thương cha
mẹ thầy cơ, u q hương đất nước…. Đó là cái gốc to, là những chùm rễ sâu

cung cấp chất bổ dưỡng cho cây văn biểu cảm luôn xanh tươi, nở hoa, kết trái.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng một số giải pháp
nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn văn k năm
14


học 2018 – 2019 được nâng cao rõ rệt. Trên phương diện là một giáo viên trực
tiếp đứng lớp giảng dạy, tơi thấy mình vững vàng hơn trong chun mơn; tự tin
say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Đối với các em học sinh, các em bước
đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn, biết bộc lộ cảm xúc của mình
đúng cách, đúng nơi, đúng lúc.
Số lượng học sinh có kĩ năng làm văn biểu cảm tốt khá nhiều. Điều đó khiến
tơi rất vui, trong niềm vui sướng đó tơi lai nhớ đến lời của một người đã từng
nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tơi chẳng thấy khổ chút nào mà ngược
lại tơi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp phần nhỏ bé
của mình vào việc ni dưỡng nguồn nhân tài cho đất nước.

Cụ thể ,thống kê điểm trung bình mơn văn học kì I năm học 2018 –
2019 là rất khả quan .
Sau khi áp dụng một số kĩ năng nêu trên trên hai lớp 7A2 và 7A3, tôi khảo
sát trên 1 bài viết. Viết bài tập làm văn số 2: " LOÀI CÂY EM YÊU" Kết quả
cho thấy kĩ năng viết văn biểu cảm của học sinh ở hai lớp thực nghiệm có hiệu
quả cao hơn so với lớp không thực nghiệm cụ thể:
Ở lớp 7A3: Không thực nghiệm:
Bài viết
Bài viết số 2

Giỏi


Khá

Trung
bình

yếu

Kém

5

25

10

1

Giỏi

Khá

Trung
bình

yếu

Kém

10


8

27

2

0

1

TB trở
lên

Ở lớp 7A2: Thực nghiệm:
Bài viết
Bài viết số 2

TB trở
lên

3. Kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận :
Cuộc sống vốn đa dạng, phong phú và văn chương bao giờ cũng là tấm
gương sáng phản ánh cuộc sống đó một cách có nghệ thuật.Mỗi câu, mỗi chữ
là bao lao tâm khổ trí bởi văn chương đâu phải là sự sắp đặt. Gooc-Ki từng nói
15


“Văn học là nhân học”. Cho nên trong nhà trường khơng có mơn khoa học nào
có thể thay thế được mơn văn. Đó là mơn học vừa hình thành nhân cách vừa

hình thành tâm hồn. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất
nhanh, môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn
để con người tìm đến với con người, rái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Sau khi
nghiên cứu, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này bản thân người dạy và
người học sẽ có cái nhìn mới mẻ và tích cực hơn về phương pháp dạy và học
văn biểu cảm. Từ đó, rất hi vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn; các em
sẽ yêu thích, ham mê mơn văn hơn nữa nhất là văn biểu cảm.
2. Kiến nghị:
2.1.Đối với phụ huynh
- Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian
cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia đình.
- Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn, định hướng và
bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và
phát triển cảm xúc, tình cảm trong cuộc sống nói chung và trong việc làm văn
biểu cảm nói riêng.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ mơn văn để tìm hiểu và
nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.
2.2 Đối với địa phương
- Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh internet và các điểm dịch vụ không
lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh trên địa bàn.
- Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ
sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học .
2.3 Đối với nhà trường
Nhà trường cần trang bị thêm một số sách tham khảo, sách nâng cao đối
với môn Ngữ văn để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt hơn bộ môn này.
2.4 Đối với phòng giáo dục
- Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn trong từng năm để
giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích
cực nâng cao chất lượng dạy học môn văn.
- Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông

tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 tập 1
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–
2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục
3. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và
tích cực – Đồn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM
17


4. Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo dục
5. Văn biểu cảm trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở - Nguyễn Trí
,Nguyễn Trọng Hồn – NXB Giáo dục
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa , ngày 12 tháng 4 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác .
Giáo viên thực hiện

Dương Thị Thanh Bình

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

18




×