Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao nhận thức về quyền trẻ em qua văn bản tuyên bố với thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.55 KB, 21 trang )

T VN
1. M U
1.1. L DO CHN TI.
Nh chỳng ta ó bit, chng trỡnh Ng Vn THCS hin nay ó cú s i mi
theo hng tớch cc v tớch hp liờn mụn, giỳp cho kt cu v ni dung chng
trỡnh cú c s phong phỳ v a dng, hc sinh c hc nhiu th loi vn hc
cng nh cỏc kiu vn bn gn gi vi cuc sng thng ngy hn.
Trong s i mi ú, s hin din ca cỏc vn bn nht dng va mang tớnh i
mi so vi chng trỡnh c, va cun hỳt hc sinh yờu mụn ng vn v thớch vit
vn hn .Vn bn nht dng cú ni dung gn gi, bc thit i vi cuc sng trc
mt ca con ngi v cng ng trong xó hi hin i, cỏc vn bn nht dng
thng hng ngi c vo nhng vn thi s gn gi hng ngy m mi cỏ
nhõn v cng ng u quan tõm nh mụi trng, dõn s, di tớch vn hoỏ, danh lam
thng cnh, cỏc t nn xó hi nh ma tuý, thuc lỏ, lao ng, tr em, vn hi
nhp v gi gỡn bn sc vn hoỏ dõn tc...bn thõn tụi ó i tỡm tũi v ng dng rõt
nhiu cỏch tip cn, thy cú mt s vn bn nht dng cú ni dung gn gi, bc
thit vi cuc sng trc mt ca con ngi v cng ng xó hi hin i thng
khụ khan, hc sinh cha hng thỳ hc. VD vn bn: "Tuyờn b th gii v s sng
cũn, quyn c bo v v phỏt trin ca tr em" (Ng vn 9). Tụi nhn thy vn
tớch hp kin thc liờn mụn trong dy hc se giỳp cho gi dy khụng cũn khụ khan,
cng nhc, to c s hng thỳ, yờu thớch b mụn ng vn ca hc sinh. c bit,
vic tớch hp kin thc liờn mụn vo gii quyt cỏc vn trong mt mụn hc se
giỳp hc sinh hiu rng hn, sõu hn v vn t ra trong mụn hc .
Vỡ vy, Tụi xin mnh dn chia s vi ng nghip v vn tip cn v ging
dy vn bn nht dng di dng mt bi nghiờn cu khoa hc vi ti : Vn
dng phng phỏp dy hc tớch hp nõng cao nhn thc v quyn tr em qua
vn bn "Tuyờn b th gii v s sng cũn, quyn c bo v v phỏt trin ca
tr em" Tit 11-12 (Ng vn 9- tp 1).
1.2. MC CH NGHIấN CU
Vn dng phng phỏp dy hc theo ch tớch hp trong dy hc vn bn nht
dng trng THCS Lờ ỡnh Chinh - Huyn Ngc Lc - Tnh Thanh Húa. Từ đó


có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng núi
chung v vn bn "Tuyờn b th gii v s sng cũn, quyn c bo v v phỏt
trin ca tr em núi riờng. Thy c bc tranh ton cnh v thc trng tr em trờn
th gii núi chung v Vit Nam hin nay, gúp sc chung tay hnh ụng vỡ tr em
trong cng ng.
1.3. I TNG NGHIấN CU
S lng: 69 em.
Lp thc hin: 9A2, Lp i chng: 9A1
Hc sinh Trng THCS Lờ ỡnh Chinh - Ngc Lc - Thanh Húa
1.4. PHNG PHP NGHIấN CU.
- Chun b phng tin trc quan: Mỏy chiu, Tranh nh ngun Internet .
- Phng phỏp c th :
+ Thuyt minh, ging gii.
+ Phỏt vn, tho lun .
1


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Khái niệm văn bản nhật dụng tạm dịch từ chữ “Everyday Texts” của tiếng
Anh. Hiểu theo cách này thì văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần
gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại,
như : Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, chiến
tranh, văn hoá, giáo dục, chính trị và các tệ nạn xã hội...
Và để thể hiện nội dung đó Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại
cũng như các kiểu văn bản. Đó là một lợi thế rất lớn của dạng văn bản này khi muồn
biểu đạt nội dung và thông điệp gửi đến người đọc..Tuy nhiên, nhìn chung về hình
thức thể loại, đó thường là những bài báo, bài giới thiệu, bà phát biểu, thuyết minh
đăng trên các báo tạp chí, hay phát trên đài, ti vi... Nó thường được viết theo thể loại
bút ký, ký sự, hồi kí, tuỳ bút và nhiều khi còn giống như một truyện ngắn. ...trong

đó có sự kết hợp giữa các phương thức tả, kể, phát biểu cảm nghĩ, bình luận...
Xét về chức năng, tính cập nhật mới là yêu cầu hàng đầu của Văn bản nhật
dụng, bởi vậy nó phải có giá trị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn
đề văn hoá, xã hội nào đó là chủ yếu. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là nó
bỏ qua giá trị văn chương. Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng
đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều thuộc một về một
kiểu văn bản nhất định : miêu tả, kể chuyện, thuyết minh, nghị luận, điều hành...
nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. Bởi vậy,
bản thân tôi mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạu học văn
bản nhật dụng nói chung và với bài " Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được
bảo vệ và phát triển của trẻ em" nói riêng để nâng cao hiệ quả trong dạy và học.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Thực trạng việc dạy học văn bản nhật dụng ở THCS hiện nay, việc vận dụng
các phương pháp dạy học nhất là các phương pháp dạy học tích hợp lên môn trong
hoạt động dạy và học, tạo không khí lớp học như thế nào để tăng sự hứng thú và
hiệu quả dạy học tích cực cho học sinh là vấn đề mà tất cả giáo viên cần quan tâm.
Đối với văn bản " Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em" Trước đây phương pháp giảng dạy của giáo viên còn phụ thuộc
vào kiến thức chỉ mình SGK, có chăng chỉ liên hệ chủ yếu với môn Giáo dục công
về bảo vệ quyền trẻ em vì vậy hiệu quả dạy học chưa phát huy được tính tích cực
chủ động, chưa gây hứng thú nhiều cho học sinh, chưa thấy được phần nào thực
trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ
và chăm sóc trẻ em - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với
vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nhưng để thực hiện tốt bài học này nói riêng và các
bài giảng tích hợp kiến thức liên môn khác nói chung, đòi hỏi người giáo viên
không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng tìm hiểu, trau dồi
kiến thức các môn học khác như : Lich sử, địa lí, giáo dục công dân, sinh học, âm
nhạc, mĩ thuật. tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học sẽ giúp cho bài học lịch
sử không còn khô khan, cứng nhắc, tạo được sự hứng thú, yêu thích bộ môn ngữ
văn của học sinh. Góp phần đưa kiến thức ngữ văn vào cuộc sống . Đặc biệt, việc

tích hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp
học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
2


Chính vì lý do trên mà tôi luôn trăn trở tìm cho mình những giải pháp. Qua
thực tế, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ là sử dụng Phương pháp dạy học
tích hợp dạy học văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS để dần dần tháo gỡ
những khó khăn khăn, giúp giáo viên hoàn thành tốt các yêu cầu, mục tiêu dạy học
văn bản nhật dụng và học sinh nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề từ thực tiễn
cuộc sống.
Dưới đây là bảng thống kê khảo sát về sự hứng thú của học sinh khi học văn
bản nhật dụng trong năm học: 2017-2018, lớp 9A1 Trường THCS Lê Đình Chinh Huyện Ngọc Lặc - Tinht Thanh Hóa.
Bảng thống kê khảo sát năm học: 2017-2018

Học sinh hứng
Đối tượng
thú học văn
khảo sát
bản

Lớp: 9A1
Tổng số
HS: 33

Học sinh nhận
thức về quyền
trẻ em

HS nhận thức về

quyền trẻ em
trên lĩnh vực:
Giáo dục công
dân

HS nhận thức về
quyền trẻ em
trên các lĩnh vực
khác: Địa li, Lịch
sử, Sinh học, Âm
nhạc,Mĩ thuật,
hiểu biết xã hội.

Số
lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%


21

63,6

23

69,6

25

75,7

14

42,4

Thực trạng khảo sát học sinh năm học 2017-2018 khi tôi chưa vận dụng việc dạy
học tích hợp kiến thức liên môn thấy hiệu quả Học sinh hứng thú học văn bản, nhận
thức về quyền trẻ em, nhận thức về quyền trẻ em trên lĩnh vực: Giáo dục công dân,
nhận thức về quyền trẻ em trên các lĩnh vực khác Chưa khi giảng dạy văn bản "
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em". .
Đối chứng với năm học 2018-2019 cũng tiết dạy này, với việc vận dụng phương
pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn quả hơn. Với tinh thần học hỏi, tôi xin
trình bày cách giải quyết của mình như sau:
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Từ thực trạng dạy học, tôi thấy rằng việc vận dụng phương pháp tích hợp kiến
thức liên môn là một biện pháp rất hữu ích và hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi
người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không
ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết
các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả

nhất. Vì thế mà sự hiểu biết, năng lực của người giáo viên không ngừng được nâng
cao.
- Đối với thực tiễn dạy học:
+ Đối với giáo viên: Để thực hiện tốt bài học này nói riêng và các bài giảng tích
hợp kiến thức liên môn khác nói chung, đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc
3


môn mình dạy mà còn phải không ngừng tìm hiểu, trau dồi kiến thức các môn học
khác như lich sử, địa lí, giáo dục công dân, sinh học…. Vì thế mà sự hiểu biết,
năng lực của người giáo viên không ngừng được nâng cao.
+ Đối với học sinh: Việc vận dụng, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học sẽ
giúp cho bài học lịch sử không còn khô khan, cứng nhắc, tạo được sự hứng thú, yêu
thích bộ môn ngữ văn của học sinh. Góp phần đưa kiến thức ngữ văn vào cuộc sống
. Đặc biệt, việc tích hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết các vấn đề trong một
môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học
đó.
Cụ thể, đối với học sinh sẽ chỉ ra các quyền của mình được hưởng, thực trạng cuộc
sống của trẻ em hiện nay từ đó xác định những điều kiện cần thiết để xây dựng một
xã hội phát triển toàn diện cho trẻ em trên toàn thế giới. Bài học giúp học sinh nhận
thức được quyền lợi của trẻ em từ đó có ý thức vươn lên trong mọi hoàn cảnh của
xã hội.
- Đối với thực tiễn đời sống xã hội: góp phần cùng toàn Đảng toàn dân thực hiện
tốt hơn quyền của trẻ em, tạo mọi điều kiện để trẻ em tham gia vào các hoạt động xã
hội và thấy được sự quan tâm của xã hội đối với trẻ em
Từ cách giải quyết trên, để Sự nhận thức đúng đắn về ý thức nhiệm vụ của XH và
bản thân đối với nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em. , tôi mạnh dạn đưa ra các giải
pháp sau đây:
2.3.1. Chú trọng vào tính thời sự đối với văn bản nhật dụng . (xem cập nhật
chương trình thời sự)

Như chúng ta đã biết, tính cập nhật là một trong những yêu cầu hàng đầu của
văn bản nhật dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn học sinh bây giờ, và nhất
là học sinh THCS đang rất thờ ơ với những vấn đề thời sự nóng hổi của cả thế giới
việc xem cập nhật chương trình thời sự trên tivi, báo, đài và trên các nguồn thông
tin trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp các emhieur hơn về thực trạng cuộc sống của
trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đ/v vấn đề bảo vệ chăm sóc
trẻ em.
Cụ thể, đối với học sinh sẽ chỉ ra các quyền của mình được hưởng, thực trạng
cuộc sống của trẻ em hiện nay từ đó xác định những điều kiện cần thiết để xây dựng
một xã hội phát triển toàn diện cho trẻ em trên toàn thế giới. Bài học giúp học sinh
nhận thức được quyền lợi của trẻ em từ đó có ý thức vươn lên trong mọi hoàn cảnh
của xã hội.
Đối với thực tiễn đời sống xã hội: góp phần cùng toàn Đảng toàn dân thực hiện tốt
hơn quyền của trẻ em, tạo mọi điều kiện để trẻ em tham gia vào các hoạt động xã
hội và thấy được sự quan tâm của xã hội đối với trẻ em.
2.3.2. Hướng cho các em quan tâm đến những vấn đề xảy ra trong đời sống
hằng ngày quanh mình.
Dạy văn bản nhật dụng cần phải đi từ cái hiện đại, cái trước mắt để chỉ ra ý
nghĩa lâu dài, muôn thuở, từ cái cụ thể mà chỉ ra cái khái quát rộng lớn của mọi nơi
và khi cần giáo viên có thể liên hệ thực tế tới bất kỳ phạm vi hoàn cảnh nào. Chúng
ta có thể liên hệ trực tiếp vấn đề đang học với tình hình địa phương, khi cần thiết
chúng ta có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
4


Với bài dạy " Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển
của trẻ em" giáo viên hoàn toàn có thể liên hệ ở ngay địa phương em ( thậm chí nếu
được thi ngay trong đại gia đình của học sinh ). Giáo viên có thể sử dụng những câu
hỏi khái quát:
1. Vì sao tất cả quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến quyền được bảo vệ và

phát triển của trẻ em?
2. Hãy nêu các quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng?
3. Bên cạnh quyền thì trẻ em còn có nghĩa vụ gì?
2.3.3. Sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy và học.
Dạy và học văn bản nhật dụng, yếu tố đồ dùng trực quan là rất cần thiết.
Nhưng trong suốt thời gian qua, chúng ta đã biết, một hạn chế của bộ môn ngữ văn
chính là việc phân phối đồ dùng học tập. Thiếu tranh ảnh, băng hình sẽ làm cản trở
rất nhiều tới khả năng tiếp thu cũng như nắm bắt “chuẩn” vấn đề của học sinh và
cách khai thác của giáo viên. (Đại đa số là các trường Miền núi, vùng cao đều thiếu
các tranh ảnh và đồ dùng trực quan trong dạy học ). Vì vậy, với với môn ngữ văn
nói chung, cụ thể với bài dạy " Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ
và phát triển của trẻ em" Tôi sử dụng đồ dùng trực quan như máy chiếu, tranh ảnh,
băng hình đã minh họa trong tiết dạy . Cụ thể, tranh ảnh liên quan đến các môn:
+ Lịch sử: Tranh ảnh về chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai
+ Sinh học: Tranh ảnh, tư liệu về suy dinh dưỡng, AIDS, khẩu hiệu tuyên truyền kế
hoạch hóa gia đình
+ Địa lí: Tranh ảnh về môi trường
+ GDCD: Tranh ảnh, các quyền cơ bản của trẻ em....
+ Máy chiếu phục vụ cho giờ dạy trên lớp.
Giáo viên: soạn bài trên phần mềm Powerpoint hướng cho học sinh nắm được kiến
thức bài học, đưa các hình ảnh đa dạng về những nội dung liên quan một cách cụ
thể nhất, chân thật nhất giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền của trẻ em và trách
nhiệm của toàn xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em.
2.3.4. Xác định lĩnh vực tích hợp cụ thể trong bài dạy.
Để thực hiện tốt bài học này nói riêng và các bài giảng tích hợp kiến thức liên
môn khác nói chung, đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà
còn phải không ngừng tìm hiểu, trau dồi kiến thức các môn học khác như : Lich sử,
địa lí, giáo dục công dân, sinh học, âm nhạc, mĩ thuật để nâng cao hiệu quả dạy và
học.
* Cụ thể tích hợp liên môn

Tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Ngữ văn, GDCD, Âm nhạc, hiểu
biết xã hội....:
- Kiến thức Sinh học:
+ Học sinh vận dụng kiến thức đã học để nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng và
các các căn bệnh hiện nay đang đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ em:
AIDS, vi rút Zika gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh....
+ Học sinh vận dung kiến thức đã học để thấy được sự tác động của môi trường
đối với sự phát triển của trẻ em
+ Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề kế hoạch hóa gia đình
- Kiến thức Địa lí: Những kiến thức cơ bản về môi trường, vai trò của môi trường
đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng..
5


- Kiến thức Lịch sử: Học sinh biết được chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai,
hiểu được tính chất của các cuộc chiến tranh đã và đang đe dọa tới quyền sống và
phát triển của trẻ em.
- Kiến thức Âm nhạc:
Những tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước góp phần thể hiện rõ chủ đề,nội
dung văn bản...
- Kiến thức Mĩ thuật: Vẽ tranh tham dự diễn đàn "Mô hình thúc đấy quyền tham
gia của trẻ em", tổ chức vào ngày 25/08/2016 tại Trung tâm Hội nghị huyện Ngọc
Lặc, về chủ đề "Quyền trẻ em" do giáo viên Mĩ Thuật phối hợp với giáo viên bộ
môn.
- Kiến thức Giáo dục công dân: HS nắm được các quyền lợi của trẻ em, biết được
các tổ chức trong nước và quốc tế có trách nhiệm bảo đảm quyền trẻ em.
- Hiểu biết xã hội: Thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng trẻ em trên thế
giới nói chung và Việt Nam hiện nay, góp sức chung tay hành đông vì trẻ em trong
cộng đồng...
* Địa chỉ tích hợp cụ thể:

STT
1

2

3

4
5

6

Môn

Lớp
Tiết
Nội dung tích hợp
6
Tiết 19-20: Công - Các nhóm quyền cơ bản của trẻ
ước Liên hợp quốc em trong Công ước, các quyền trẻ
GDCD
về quyền trẻ em
em trong Luật bảo vệ và chăm sóc
trẻ em Việt Nam.
8
- Tiết 65: Cơ sở - Thảm họa AIDS đang đe dọa
khoa học của các loài người đặc biệt là trẻ em
Sinh học
biện pháp tránh
thai an toàn

- Tiết 67: Đại dịch
AIDS: Thảm họa
của loài người.
7
- Một số kiến thức về sự bùng nổ
Địa lí
Bài 29:
dân số và xung đột dân tộc ở
Đặc điểm dân cư- Châu Phi ảnh hưởng tới chất
xã hội Châu Phi
lượng đời sống của người dân
Châu Phi, đặc biệt là trẻ em.
9
Bài 6:
Hiểu biết về chế độ A-pac-thai mà
Lịch sử
Các nước Châu Phi trẻ em là nạn nhân của chế độ
phân biệt chủng tộc ấy.
Âm
6,7,8
Các bài hát chủ đề về trẻ em
Nhạc
,9
Vẽ tranh tham gia các hoạt động
về chủ đề trẻ em: Diễn đàn mô

9
Ngoại khóa
hình quyền thúc đẩy tham gia của
Thuật

trẻ em tại TT Hội Nghị Huyện
Ngọc Lặc ngày 25/8/2016

6


Khi dạy bài " Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển
của trẻ em" Giáo viên sử dụng những câu hỏi khái quát:
1. Hãy cho biết em đã vận dụng kiến thức những bộ môn nào để giải quyết bài
học?
2. Việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài học này đã có ý nghĩa gì đối với bản
thân em ?
Trên đây là một số giải pháp mà tôi mạnh dạn áp dụng khi giảng dạy văn bản nhật
dụng trong môn Ngữ Văn 9. Qua việc áp dụng này mà tôi thấy học sinh tiếp thu nhanh
hơn, nắm vấn đề kỹ hơn, các em có hứng thú rõ rệt và quan trọng là giáo viên đã biến
tiết học thành một tiết học không phải là thuyết minh khô khan về một vấn đề mà là một
tiết học Ngữ Văn theo đúng nghĩa của nó.

Minh họa cụ thể thông qua bài giảng:
Tiết 11, 12
Văn bản:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS đạt được:
a. Về kiến thức:
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới, hiện nay;
những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Bổ trợ thêm một số kiến thức liên quan đến quyền - việc chăm sóc và phát triển
của trẻ em.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ, chăm

sóc và phát triển trẻ em ở VN.
b. Về kĩ năng:
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong
văn bản.
* Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức về quyền được bảo về và chăm sóc trẻ em và trách nhiện của cá
nhân đối với việc chăm sóc và bảo về trẻ em.
- Xác đinh giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối
cảnh thế giới hiện nay.
- Giao tiếp thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ
em.
c. Về thái độ
- Nhận thức về quyền của chính mình từ đó góp phần vào việc chăm sóc bảo vệ trẻ
em nói chung và địa phương nói riêng.
- Bồi dưỡng lòng cảm thông sâu sắc đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, và
lòng yêu thương con người.
d. Năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề: dựa trên vấn đề giáo viên nêu ra các em chủ động tìm
hiểu nội dung liên quan phục vụ cho bài học.
7


- Năng lực sáng tạo: Các em cần sáng tạo trong cách trình bày vấn đề cả về hình
thức lẫn nội dung (đối với phần hoạt động nhóm) hoặc sáng tạo trong ý tưởng, bố
cục, phối màu (trong phần tranh vẽ).
* Cụ thể tích hợp liên môn
Tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Ngữ văn, GDCD, Âm nhạc, hiểu
biết xã hội...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
*Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử, phiếu học tập…
- Phối hợp với tổ chức hoạt động Đội, giáo viên Mĩ Thuật phát động cuộc thi vẽ
hưởng ứng diễn đàn "Mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em". Thu bài vẽ.
* Học sinh
- Chuẩn bị ở nhà trước về các vấn đề liên quan đến bài học.
- Đọc, soạn bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu được giao.
- Vẽ tranh theo chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
* Hoạt động Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ:
? Thông điệp mà tác giả G. Mac-két gửi tới bạn đọc qua văn bản Đấu tranh cho một
thế giới hòa bình là gì?
2. Giới thiệu bài mới:
- Tích hợp Âm Nhạc: GV trình chiếu đoạn video lời bài hát: “Trẻ em hôm nay, thế
giới ngày mai” nhạc Lê Mây, lời Phùng Ngọc Hưng do Đội sơn ca Đài THVN trình
bày.
Lời bài hát thật ý nghĩa: Trẻ em hôm nay, thế giói ngày mai. Sinh thời Bác Hồ đã
viết: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”. Trẻ em Việt
Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiện nay đang đứg trước những thuận lợi to lớn
về sự chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, nhưng đồng thời cũng đang gặp những thách
thức, những cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em.
Một phần bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại trụ sở Liên hiệp quốc( Mĩ) cách
đây 15 năm (1990) đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này.
* Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: I. Tìm hiểu chung
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
a. GV hướng dẫn HS cách đọc:

+ Đọc rõ ràng, mạch lạc từng mục.
+ Có thể cho mỗi HS đọc một mục-> nhận xét.
b. GV kiểm tra việc hiểu nghĩa từ khó của HS ở các chú thích 3-4-5-6-7 sgk.
(Tích hợp kiến thức Lịch sử 9, GDCD 6, kết hợp trình chiếu hình ảnh minh họa để
giải thích một số chú thích: Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Chế độ
A-pác - thai, tị nạn, công ước, Công ước Liên hợp quốc về trẻ em....)

8


H1- Trụ sở Liên hợp quốc (Niu-Ooc)
* Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-Ooc
(Mĩ) năm 1990

H2- Hình ảnh cho sự phân biệt chủng tộc tại Nam Phi
H3 - Chủ tịch ANC Nen-xơn-man-đê-la.
* Chế độ A-pác-thai: Chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo
tồn tại từ năm 1652 ở Nam Phi. Giới cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành tới
70 đạo luật hà khắc phân biệt chủng tộc với người da đen. Năm 1991, chính quyền
Nam Phi đã hủy bỏ chính sách này. Năm 1993, chế độ A- pac- thai hoàn toàn bị xóa
bỏ, người có công lớn trong việc xóa bỏ chế độ tàn bạo này là lãnh tụ ANC Nenxơn-man-đê-la.
(Nen-xơn Man-đê-la là nhà hoạt động chính trị của Nam Phi. Năm 1944, Nenxơn Man-đê-la gia nhập Đại hội dân tộc Phi (một tổ chức chính trị được thành lập
8-1-1912, viết tắt là ANC), sau đó ông giữ chức tổng thư kí ANC.
Mục tiêu chủ yêú của Đại hội dân tộc Phi (ANC ) là đấu tranh đòi thủ tiêu chế
độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai, xây dựng một xã hội dân chủ và bình đẳng.
Dưới sự lãnh đạo của ANC, phong trào dấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở
Nam Phi diễn ra ngày một mạnh mẽ, vì vậy nhà cầm quyền Prê-tô-ri-a đã bắt giam
Nen-xơn Man-đê-la và kết án ông tù chung thân.
Trong lịch sử đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam
Phi, Nen-xơn Man-đê-la là người đấu tranh không mệt mỏi góp phần vào thắng lợi

của cuộc đấu tranh này với sự cống hiến của ông vào sự nghiệp giải phóng con
người khỏi sự kì thị, phân biệt chủng tộc, Nen-xơn Man-đê-la đã được nhận giải
thưởng thế giới “Nôben về hoà bình” (1993).

9


H4, 5- Dòng người tị nạn ở Châu Âu
* Tị nạn: lánh đi nơi khác để tránh nguy hiểm, đe dọa do chiến tranh hoặc tình
hình chính trị gây ra, trẻ em luôn là nạn nhân đáng thương nhất trong dòng người tị
nạn...

H6 - Công ước quyền trẻ

7- Luật Bảo vệ chăm sóc & Giáo dục trẻ em Việt Nam

* Công ước quyền trẻ em: Điều ước do nhiều nước kí kết để quy định các vấn đề
về quyền trẻ em được kí kết ngày 20/11/1989. Ngày 26/01/1990 Việt Nam kí cam
kết phê chuẩn Công ước và 12/8/1991 ban hành Luật Bảo vệ chăm sóc & Giáo dục
trẻ em.
2. Thể loại:
? Xác định thể loại văn bản?
Thể loại: Văn nghị luận (Nghị luận chính trị-xã hội.)
? Chủ đề văn bản đề cập là gì?
Chủ đề: Tuyên bố về quyền trẻ em-> Văn bản nhật dụng.
? Bản tuyên bố được thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào là chính ?
Phương thức biểu đạt: Nghị luận+ thuyết minh+ biểu cảm
3. Bố cục:
? Xác định bố cục văn bản? Gồm 4 phần:
+ Phần 1- Mở đầu ( Mục 1-2): Nhận thức của cộng đồng quốc tế về trẻ em và quyền

của trẻ em trên thế giới.
+ Phần 2- Sự thách thức( Mục 3-7): Thực trạng của trẻ em trên thế giới.
+ Phần 3- Cơ hội ( Mục 8-9): Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để thưc
hiện bảo vệ chăm sóc trẻ em.
+ Phần 4 - Nhiệm vụ (Mục 10-17): Nêu nhiệm vụ cụ thể của cộng đồng quốc tế.
(Gv : Ngoài ra trong toàn văn bản tuyên bố còn có 2 phần tiếp theo là phần “những
cam kết” và phần “ những bước tiếp theo”: Khẳng định quyết tâm và nêu ra một
chương trình các bước cụ thể cần phải làm.)
10


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HOẠT ĐỘNG 2:
* HS đọc mục 1-2 văn bản.
(Kĩ thuật DH: Đặt câu hỏi, động não,PP vấn
đáp.)
? Nội dung được nêu ra trong từng mục ở phần mở
đầu này là gì?

NÔI DUNG BÀI HỌC
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Phần mở đầu

+ Mục 1: Giới thiệu mục đích
và nhiệm vụ của hội nghị cấp
cao thế giới.
+ Mục 2: Khái quát đặc điểm,
yêu cầu của trẻ em, khẳng
? Từ nội dung trên cho thấy phần mở đầu có vị trí định quyền được sống, được
và nhiệm vụ nhu thế nào đối với toàn văn bản phát triển trong hoà bình

tuyên bố ?
hạnh phúc.
- Nhiệm vụ nêu vấn đề
? Nhận xét cách nêu vấn đề ở phần mở đầu?
? Phần mở đầu có mối liên hệ như thế nào với các => Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ
phần còn lại trong toàn văn của bản tuyên bố?
ràng, có tính chất khẳng định.
* Hs phát biểu-> Gv kết luận chuyển ý:
Nếu phần mở đầu nêu ra vấn đề: Tại sao cần
phải họp hội nghị cấp cao thế giới và làm thế nào
để khẳng định quyền được sống, được phát triển
trong hoà bình hạnh phúc của trẻ em. Thì các phần
còn lại nêu ra: những khó khăn thuận lợi và những
giải pháp cụ thể trong việc thực thi điều đó.
(Hết tiết 11)
2. Sự thách thức
(Tiết 12)* GV: Phần này nêu ra những khó khăn
thách thức mà nhiều trẻ em đang phải đối mặt, và
những trở ngại lớn trong việc thực thi quyền trẻ em
của cộng đồng quốc tế.
- GV trình chiếu các slide minh họa
(Kĩ thuật DH: Đặt câu hỏi, động não, khăn phủ
bàn...)
? Quan sát hình ảnh, kết hợp phần Sự thách thức
(SGK) em hãy cho biết những thực tế cuộc sống
của trẻ em trên thế giới hiện nay như thế nào?
* Kĩ thuật khăn phủ bàn:
(1)
(2)


(5)

(4)

(3)
- 1,2,3,4: Ý kiến cá nhân, 5: Ý kiến chung
11


Chia nhóm: Mỗi nhóm 8 HS
- Nhóm 1: mục 4, Nhóm 2: Mục 5, Nhóm 3: Mục 6
Nhóm 4: ? Ngoài ra em còn biết được thực trạng
nào của trẻ em Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung hiện nay?
- Các nhóm hoàn thành trong thời gian 3 phút rồi
treo sản phẩm lên bảng.
- GV mời các thành viên nhóm khác kiểm tra
- GV chốt ý.
- Thực trạng trẻ em trên thế
giới:
+ Nạn nhân của chiến tranh
và bạo lực, của sự phân biệt
chủng tộc, sự xâm lược,
chiếm đóng và thôn tính của
nước ngoài.
Nạn nhân của chiến tranh, phân biệt chủng tộc..
(Trẻ em Châu Phi và Siri)
* Tích hợp kiến thức Lịch sử 9 và Địa lí 7, hiểu
biết XH: Trên thế giới hiện nay các cuộc xung
đột sắc tộc, tôn giáo ở nhiều khu vực, đặc biệt khu

vực Trung Đông đã và đang cướp đi cuộc sống yên
bình, tương lai tươi sáng của hàng triệu trẻ em.

Nạn nhân của bạo lực.....

Nạn nhân đói nghèo, vô gia cư...
12


+ Nạn nhân của đói nghèo,
vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ,
môi trường xuống cấp....

Trẻ em suy dinh dưỡng
* Tích hợp kiến thức Sinh học 8: Đại dịch AIDS
đang là hiểm họa đe dọa loài người. Theo UNICEF
hiện nay có khoảng 10 triệu trẻ em Nam Á bị ảnh
hưởng bởi AIDS. Như vậy những đứa trẻ đáng
thương, vô tội đang trở thành nạn nhân của đại
dịch khủng khiếp này. Từ năm 2009 đến nay, Việt
Nam đã xây dựng và thực thi có hiệu quả “Kế
hoạch Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV và AIDS đến năm 2010, với tầm nhìn tới
năm 2020”.
* Tích hợp kiến thức Sinh học 8, Địa lí 7:
Không chỉ là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực,
phân biệt chủng tộc, trẻ em còn đối diện với thực
trạng của đói nghèo, bệnh tật, suy dinh dưỡng.
Châu Phi nơi được gọi là "lục địa đen "đã và đang
được biết đến của sự tận cùng nghèo đói, chiến

tranh, bệnh tật. Hiện nay cùng với sự gia tăng dân
số, biến đổi khí hậu (hạn hán kéo dài) dẫn đến đói
nghèo, suy dinh dưỡng đã trở thành vấn nạn của
"lục địa đen", nhất là khu vực thuộc vành đai Sehal
? Các từ “ hằng ngày, mỗi ngày” đứng đầu trong
các mục 4,5,6 cho biết điều gì?
? Nhận thức, tình cảm của em qua phần này?
* HS: Đau lòng, đáng thương…
?Tích hợp kiến thức hiểu biết xã hội: Ngoài ra em
còn biết được thực trạng nào của trẻ em Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung hiện nay?
- Trẻ em: là nạn nhân buôn bán trẻ em, trẻ em sớm
phạm tội, trẻ em các nước sau thảm hoạ động đất
sóng thần...
- Thống kê 2005 ở khu vực Đông Á và Thái Bình
Dương có khoảng 450.000 trẻ em bị AIDS. Hiện trẻ
em trên thế giới đang đứng trước hiểm họa mới về
sức khỏe là dịch bệnh do vi rút Zi-ka gây ra chứng

+ Nhiều trẻ em chết mỗi ngày
do suy dinh dưỡng và bệnh
tật (kể cả AIDS)

-> Thực trạng trên diễn ra
thường xuyên liên tục.

13


đầu nhỏ trẻ sơ sinh.


Chứng đầu nhỏ ở trẻ em do vi rut Zika
? Nhận xét cách nêu thực trạng trẻ em trong phần => Ngắn gọn nhưng nêu lên
khá đầy đủ cụ thể tình trạng
này của bản tuyên bố ?
bị rơi vào hiểm hoạ, cuộc
sống khổ cực nhiều mặt của
trẻ em trên thế giới.
3. Cơ hội
* Hs tìm hiểu mục 8-9 phần 3
(Kĩ thuật DH: Đặt câu hỏi, động não, vấn đáp...)
(Bên cạnh những thách thức được đặt ra thì ở phần - Các điều kiện thuận lợi cơ
tiếp theo này cũng nêu ra những điều kiện thuận lợi bản:
cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc + Sự liên kết các quốc gia tạo
chăm sóc bảo vệ trẻ em)
sức mạnh để giải quết vấn đề
? Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế + Có “Công ước về quyền trẻ
giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
em” ->cơ sở pháp lí để quyền
(? Tóm tắt các điều kiện thuận lợi được nêu ra trong trẻ em được tôn trọng.
hai mục 8,9?)
+ Cải thiện của bầu chính trị
thế giới
? Nhận xét về những cơ hội này?
-> Cơ hội tốt cho trẻ em
* Hoạt động nhóm (4 nhóm đã chia)
- Thảo luận nhóm 3 phút:
- Nhóm trình bày bổ sung - Gv chốt ý
Nhóm 1: Tích hợp kiến thức GDCD 6 :Trình bày
hiểu biết của em về Công ước quốc tế về quyền của

trẻ em? Ở Việt Nam chúng ta đã thông qua công
ước này vào năm nào?
Công ước quốc tế về quyền trẻ em được kí kết
ngày 20/11/1989. Ngày 26/01/1990 Việt Nam kí
cam kết phê chuẩn Công ước và 12/8/1991 ban
hành Luật Bảo vệ chăm sóc & Giáo dục trẻ em.
Nhóm 2: Nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
Công ước quy định 4 nhóm quyền của trẻ em:
+ Quyền sống còn
+ Quyền bảo vệ
+ Quyền tham gia
+ Quyền phát triển
14


Được chăm sóc sức khỏe (Quyền sống còn)

Bảo vệ sức lao động (Quyền bảo vệ)

- Phát biểu ý kiến (Quyền tham gia)

- Được đi học (Quyền phát triển)
Nhóm 3: Tích hợp kiến thức hiểu biết xã hội:
? Hiện nay Đảng và nhà nước đã tham gia tích cực
vào việc thực hiện tuyên bố về quyền trẻ em như
thế nào ?
- Đảng và nhà nước ta đã thực việc chăm sóc bảo
vệ trẻ em trên rất nhiều lĩnh vực:
+GD: xã hội hoá giáo dục, lập trường cho trẻ em
khuyết tật, hệ thống trường mầm non.

+Y tế: Xây dựng các bệnh viện nhi, tiêm phòng
bệnh chống suy dinh dưỡng…
+ Văn hoá: các công viên , nhà hát, cung thiếu nhi,
nhà xuất bản dành cho trẻ em…
+ Xã hội hoá công tác phát triển chăm sóc bảo vệ
trẻ em.
15


+ Nâng cao ý thức của toàn dân về vấn đề này.
Nhóm 4: Kể ra một số hoạt động ở địa phương em
thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em, đặc biệt trẻ em
khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn?
Một số hoạt động ở địa phương:
- Học bổng Mía đường Lam Sơn, học bổng Doãn
Tới cho HS nghèo vượt khó.
- Phòng Công thương huyện Ngọc Lặc tặng mũ bảo
hiểm cho HS trên địa bàn huyện.
- HS trên địa bàn thị trấn gom quần áo ấm gửi tặng
HS vùng cao Quan Sơn
- HS tham gia "Diễn đàn mô hình thúc đẩy quyền
trẻ em" tại TT Hội nghị huyện ngày 25/08/2016….

(HS trường THCS Lê Đình Chinh góp quần áo tặng
trẻ em Quan Sơn)

(HS tham gia Diễn đàn quyền trẻ em tại TT Hội
nghị huyện Ngọc Lặc- 25/8/2016)
4. Nhiệm vụ
* HS tìm hiểu phần 4 văn bản.

(Phần này được xác định trên cơ sở tình trạng thực
tế cuộc sống của trẻ em thế giới hiện nay và các cơ
hội đã trình bày ở phần trước)
? Vậy mỗi quốc gia, cộng đồng quốc tế phải làm gì - Những nhiệm vụ cụ thể:
để trẻ em trên toàn thế giới được bảo vệ, chăm sóc + Tăng cường sức khoẻ, giảm
và phát triển?
tỉ lệ tử vong ở trẻ em ->
nhiệm vụ quan trọng hàng
* Tích hợp kiến thức Sinh học 8- Cơ sở khoa học đầu.
16


của các biện pháp tránh thai: Một trong những
yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ
bảo vệ chăm sóc trẻ em là vấn đề Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình. Việc sinh đẻ có kế hoạch sẽ
đảm bảo dân số, từ đó trẻ em sinh ra được chăm
sóc đầy đủ các điều kiện và có co hội đón nhận
tương lai tốt đẹp hơn.

+ Trẻ em tàn tật, trẻ em có
hoàn cảnh sống đặc biệt cần
quan tâm hơn nữa.
+ Đảm bảo bình đẳng nam nữ
ngay trong trẻ em.
+ Xoá nạn mù chữ, phổ cập
giáo dục
+ Bảo vệ bà mẹ mang thai,
sinh đẻ, vấn đề DS - KHHGĐ
+ Giáo dục tính tự lập, tinh

thần trách nhiệm. Kết hợp gđ,
nhà trường và XH.
+ Khôi phục lại sự tăng
trưởng, phát triển đều đặn
nền kinh tế, giải pháp về nợ
nước ngoài.
? Nhận xét các nhiệm vụ được nêu ra để bảo vệ => các nhiệm vụ nêu ra cụ
quyền trẻ em?
thể, toàn diện
? Nhận xét về cách diễn đạt lời văn ?
=> Lời văn dứt khoát, mạch
lạc rõ ràng.
HOẠT ĐỘNG 3:
III, Tổng kết
? Qua văn bản em nhận thức như thế nào về tầm 1. Nội dung:
quan trọng của vấn bảo vệ chăm sóc trẻ em, về sự + Tầm quan trọng của vấn đề:
quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay ?.
- Trẻ em- tương lai của đất
nước của nhân loại.
- Thể hiện trình độ văn minh
của một đất nước.
+ Sự quan tâm của cộng
đồng quốc tế: quan tâm thích
đáng, chủ trương nhiệm vụ đề
ra có tính chất toàn diện.
2. Nghệ thuật:
? Nghệ thuật lập luận của bài văn ?
+ Bố cục rõ ràng mạch lạc.
+ Liên kết các phần chặt chẽ
*GV khái quát  HS đọc ghi nhớ.

Hoạt động 4 . Hướng dẫn luyện tập.
1. Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức
xã hội đối với trẻ em hiện nay.
(quan tâm sâu sắc ...)
2. Nhận thức hoạt động của bản thân.
IV. Sản phẩm của tiết học:
- Phiếu kiểm tra kết quả học tập của học sinh
- Phiếu học tập theo nhóm
- Sản phẩm theo kĩ thuật khăn phủ bàn

17


- Tranh minh họa của HS từ hoạt động ngoại khóa "Vẽ tranh tham gia Diễn đàn mô
hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em" tại Trung tâm HN huyện Ngọc Lặc
25/8/2016.
PHIẾU KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP
*Kiến thức:
1. Vì sao tất cả quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Hãy nêu các quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Bên cạnh quyền thì trẻ em còn có nghĩa vụ gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Kĩ năng:
? Hãy cho biết em đã vận dụng kiến thức những bộ môn nào để giải quyết bài
học? Cụ thể:
- Môn:……………………………………………………………………………………………………………………………
- Môn……………………………………………………………………………………………………………………………
Môn…………………………………………………………………………………………………………………………………
Môn…………………………………………………………………………………………………………………………………
? Việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài học này đã có ý nghĩa gì đối với bản
thân em?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Thái độ:
? Học xong văn bản, em có thái độ như thế nào đối với những trẻ em khuyết tật,
những bạn không có điều kiện đến trường, những bạn phải đi làm thuê kiếm tiền,
những bạn bị mắc những căn bệnh AIDS ?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

18


2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
Qua tiết học, hiệu quả đạt được như sau:
Bảng thống kê khảo sát năm học: 2018-2019

HS nhận thức
về quyền trẻ em
HS nhận thức
trên các lĩnh
Đối
Học sinh
Học sinh nhận về quyền trẻ em vực khác: Địa
tượng
hứng thú học thức về quyền
trên lĩnh vực:
li, Lịch sử, Sinh
khảo sát
văn bản
trẻ em
Giáo dục công
học, Âm
dân
nhạc,Mĩ thuật,
hiểu biết xã hội.
Số
Lớp: 9A1
lượng
Số lượng
Số lượng
% Số lượng
%
%
%
Tổng số
HS: 33

32
96,9
33
100%
31
93,9
31
93,9
Từ kết quả học tập của các em, Tôi thấy việc dạy học theo chủ đề tích hợp là một
việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể là sáng kiến
kinh nghiệm của Tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Ngữ văn 9 năm học
2018 - 2019 đã đạt được kết quả rất khả quan. Tôi sẽ nghiên cứu tiếp các SKKN đối
với những môn học khác. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần
biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người
phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện SKKN này sẽ giúp người giáo viên
dạy bộ môn không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn
của mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh thấy hào hứng hơn trong việc học
tập, hăng say phát biểu ý kiến và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực. Từ
đó các em thấy rằng văn học không chỉ đơn thuần là văn học mà còn có cả GDCD.
lịch sử, địa lí, mĩ thuật, âm nhạc…
Trên đây, là những vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn của tôi
trong dạy học, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều thiếu xót. Tôi rất
mong được sự đóng góp giúp đỡ của quý đồng nghiệp để tôi hoàn thiện tốt hơn
SKKN này và những SKKN khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Mặc dù đây là lần đầu tiên áp dụng phương pháp này nhưng qua quá trình
giảng dạy tôi thấy rõ được tính hiệu quả của nó. Thông qua phương pháp dạy học

tích hợp và hệ thống tranh ảnh minh hoạ học sinh nắm bắt bài nhanh hơn, giờ dạy
không còn khô khan, học sinh có điều kiện phát huy năng lực, tính tự giác và đặc
biệt là nói lên được tiếng nói riêng của mình.
2. Kiến nghị.
Thông qua bài nghiên cứu này, tôi xin được đưa ra một số ý kiến sau:
- Thứ nhất : Cần cung cấp thêm tranh ảnh minh hoạ không chỉ cho văn bản nhật
dụng mà còn cho môn Ngữ Văn nói chung.
19


- Thứ hai : Cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận để tìm ra một
phương pháp tốt nhất khi giảng dạy thể loại văn bản này.
- Thứ ba : Cần thiết phải quan tâm nhiều hơn nữa đối với cơ sở vật chất, nhất là
những vùng đặc biệt khó khăn để qua đó học sinh có điều kiện được cập nhật những
thông tin thời sự có tính giáo dục.
Trên đây là toàn bộ nội dung của bài nghiên cứu khoa học với đề tài: Vận dụng
Phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao nhận thức về quyền trẻ em qua bài
dạy " Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ
em" Tiết 11-12 (Ngữ văn 9- tập 1) . Đây mới chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ
quan, cá nhân vì vậy mà bản thân tôi mong muốn được tất cả đồng nghiệp góp ý để
tôi có thể tích luỹ nhiều hơn nữa kinh nghiệm giảng dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ngọc Lặc, ngày 23 tháng 10 năm 2018
Giáo viên thực hiện


Trần Thị Lan

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế ngữ văn 9.
2. Môn GDCD: - Lớp 6, Tiết 19-20: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
3. Môn Lịch sử: Bài 6: Các nước Châu Phi
4. Môn Địa lí - Lớp 7, Bài 29: Đặc điểm dân cư- xã hội Châu Phi
5. Môn Sinh học, Lớp 8 - Tiết 65: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
an toàn
- Tiết 67: Đại dịch AIDS: Thảm họa của loài người.
6. Môn Âm Nhạc - Lớp 6,7,8,9, Các bài hát chủ đề về trẻ em
7. Môn Mĩ Thuật - Lớp 9 - HĐ ngoại khóa: Vẽ tranh tham gia các hoạt động
về chủ đề trẻ em: Diễn đàn mô hình quyền thúc đẩy tham gia của trẻ em tại TT
Hội Nghị Huyện Ngọc Lặc
8. Các nguồn tham khảo khác.

21



×