Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số phương thức khai thác nghệ thuật ngôn từ trong việc dạy học văn ở trường THCS bùi xuân chúc xã điền quang huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.01 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
TRONG VIỆC DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG THCS
BÙI XUÂN CHÚC XÃ ĐIỀN QUANG HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Bùi Xuân Chúc
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn


THANH HÓA, NĂM 2019

MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Cách thức lựa chọn yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật
2.3.1.1. Biện pháp 1: Lựa chọn yếu tố ngôn từ then chốt
2.3.1.2. Biện pháp 2: Lựa chọn yếu tố nghệ thuật được lặp lại nhiều lần


2.3.1.3. Biện pháp 3: Lựa chọn yếu tố hình thành ra thế đối lập
2.3.2. Giải pháp 2: Một số phương thức khai thác ngôn ngữ nghệ thuật
2.3.2.1. Biện pháp 1: Phương pháp dựa vào văn cảnh
2.3.2.2. Biện pháp 2: Phương pháp miêu tả
2.3.2.3. Biện pháp 3: Phương pháp định nghĩa khái niệm
2.3.2.4. Biện pháp 4: Phương pháp thay thế
2.4. Hiệu quả của SKKN
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

Trang
2
2
2
3
3
3
3
4
7
7
7
8
11
12
13
14
15
16
16
18


2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn ngữ văn trong nhà trường THCS có một vị trí rất quan trọng. Nó cung
cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học, bồi dưỡng cho các
em những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, rèn luyện cho các em lối tư duy khoa học,
sự suy nghĩ, chủ động sáng tạo trong cuộc sống cũng như trong học tập. Việc đổi
mới phương pháp dạy học nói chung, và đổi mới phương pháp dạy học văn nói
riêng nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh
hướng tới việc học tập, chủ động chống lại thói quen học thụ động. Các em chỉ
thực sự nắm vững cái mà chính các em đã dành được bằng hoạt động của bản
thân mình trong đó các em đã phải có những cố gắng về trí tuệ bởi: “ Văn học là
nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư
duy của con người.
Môn ngữ văn trong nhà trường cung cấp cho học sinh vốn tri thức thuộc
lĩnh vực xã hội. Vậy mà hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ việc học những
môn xã hội nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng. Các em không say mê yêu thích
học văn. Những bài thơ hay, những câu chuyện bổ ích không dễ gì đi vào lòng
người. Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên - giáo viên ngữ văn phải có
phương pháp dạy học có hiệu quả để các em có ý thức tốt học văn, có kĩ năng
làm một bài văn ở mỗi thể loại.
Kiếm tìm các phương thức, các con đường để hoạt động Dạy văn - Học văn
có hiệu quả hơn, lí thú hơn đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của
giáo viên dạy văn, khoa học dạy văn.
Làm thế nào để trả lại cho văn học đúng với đặc trưng là một loại hình nghệ
thuật ngôn từ đã trở thành một thách thức, niềm say mê sáng tạo đối với những
giáo viên đã coi “dạy văn - học văn là một niềm vui sướng ”.

Chính vì những lí do nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số phương
thức khai thác nghệ thuật ngôn từ trong việc dạy văn, học văn ở trường
THCS Bùi Xuân Chúc xã Điền Quang huyện Bá Thước”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực tiễn dạy học môn ngữ văn ở trường THCS Bùi Xuân Chúc
đề xuất các biện pháp Một số phương thức khai thác nghệ thuật ngôn từ trong
3


việc dạy văn học văn ở trường THCS Bùi Xuân Chúc xã Điền Quang huyện Bá
Thước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số phương thức khai thác nghệ thuật ngôn từ trong việc dạy văn, học
văn ở trường THCS Bùi Xuân Chúc xã Điền Quang huyện Bá Thước
Đối tượng học sinh học môn ngữ văn là các em học sinh ở lớp 6,7,8,9 ở
độ tuổi 11 đến 15 đây là đối tượng bắt đầu chuyển từ tiểu học lên trung học và
lần đầu làm quen với những khái niệm, các thể loại văn học vì thế mà các em
không thể tránh khỏi những lúng túng ban đầu. Nhất là ở lứa tuổi này khả năng
tư duy lo gíc chưa cao, các em còn nặng về tư duy hình tượng. Nhưng khó khăn
nhất là vốn hiểu biết của các em chưa nhiều, các em chưa được chuẩn bị về lí
luận và kiến thức về văn học nghệ thuật.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan
để thu thập dữ liệu, số liệu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp tích cực: Là phương pháp hướng tới việc học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động. Thực chất của phương pháp tích cực đòi
hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Nói đến văn chương là nói đến nghệ thuật của ngôn từ, Trong đó, nhà văn
là “người nghệ sĩ ngôn từ”. Như MacximGoocki đã khẳng định “Từ là yếu tố
quan trọng nhất của văn học”[6].
Là chất liệu để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật, ngôn từ đã thể
hiện tập trung, sinh động nhất cá tính sáng tạo của nhà văn, tài năng của nhà
văn. Banzac - Nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp đã từng nói: “Thiên tài ở
chỗ dùng từ xác đáng”.
Lao động của người nghệ sĩ ngôn từ có khác nào “Người phu chữ” khai thác
“chất hiếm radium” trong “hàng tân quặng ngôn từ” (chữ dùng của Maiacopxki)
[6].

4


Nguyễn Tuân - người được xem là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ đã nói
rất thật, rất hay, rất thấm thìa cái khổ công của người luyện chữ : “Đêm thanh
vắng còn gì dễ sợ bằng trang giấy cứ trắng nguyên cho tới gần hết đêm ... Thấy
nguyền rủa bè lũ hình tượng chữ nghĩa nó hè nhau từ giã mình, mình bổng chốc
là kẻ cùng đường bên sông chữ quạnh vắng thê lương”[1].
Đến với ngôn ngữ thơ ca “Một sáng tạo kỳ lạ nhất của nhân loại”
(M.goocki) [3], không thể không trở lại với ngọn nguồn nảy sinh sáng tạo ngôn
từ của nhà văn để khai thác, thẩm bình cái hay cái đẹp của văn. Thoát ly yếu tố
ngôn ngữ sẽ dẫn đến việc suy diễn vu vơ, “tán” văn huyên thuyên, lảm nhảm
hoặc sa vào nội dung xã hội hóa dung tục, guợng gạo, đơn điệu, mờ nhạt, khô
khan.
Như vậy, chữ nghĩa trong tác phẩm văn chương nói với ta sự thật về cái
“tâm” cái “tài” của nhà văn trước hiện thực cuộc sống? Lẽ nào dạy văn học văn
lại xem nhẹ, bỏ qua điều đó?
2.2. Cơ sở thực tiễn:
- Tình hình địa phương: Xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh

Hoá là một xã miền núi thuộc vùng 135 – xã đặc biệt khó khăn , trong đó huyện
Bá Thước thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, kinh tế còn thấp kém, phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên. Với 1790 hộ dân và 6966 nhân khẩu có tới trên 70% lao
động sống bằng nghề nông nghiệp, còn lại có thêm nghề trồng rừng, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Nhìn chung, cuộc sống của người dân còn quá vất vả, tỉ lệ hộ nghèo theo
tiêu chí mới hiện nay là 33,66%. Trình độ dân trí vì thế cũng còn nhiều hạn chế,
tuy nhiên các phong trào văn hoá văn nghệ, sinh hoạt quần chúng cũng được
người dân quan tâm. Công tác an ninh quốc phòng tương đối ổn định.
- Thực trạng của việc dạy học văn ở trường THCS Bùi Xuân Chúc
Chúng ta thấy không ít các bài làm của học sinh những thiếu hụt cơ bản,
những suy diễn dung tục méo mó về tính nghệ thuật của văn chương hay trong
các bài giảng của giáo viên chỉ là những cố gắng để ỵ đưa đến nhận định, đánh
giá chung chung về giá trị tác phẩm mà ta có thể “lắp ráp” trong nhiều tác
phẩm văn chương khác nhau.

5


Với cách dạy văn học văn như thế, cái đẹp, cái lý thú của chữ nghĩa văn
chương đã trở nên “khô xám”, “chết cứng” trên trang giấy. Nó dẫn đến thực tế
không thể phủ nhận là học sinh ngại học văn, Trong khi đó, thực ra môn văn
phải là môn học gần gũi nhất, có ưu thế đặc biệt trong việc huy động và thức dậy
những tri thức về con người, cuộc sống, để lại những rung động tinh tế, lâu bền
nhất trong tâm hồn mỗi học sinh.
Và cũng do sự quan tâm chưa đúng mức đến việc giảng bình, thưởng thức,
cắt nghĩa cái thực, cái đúng, cái hay, cái sáng tạo độc đáo của ngôn từ mà nhiều
bài làm của học sinh đã làm ta cười “bể bụng”, vì sự kém cỏi suy diễn, ngô
nghê thậm chí rất kém khi làm văn trong các bài văn “trường ốc” như cảm thụ
bình giá thơ ca, viết bài văn, đoạn văn phân tích tác phẩm trong những kì thi tốt

nghiệp THCS, thi vào lớp 10 PTTH, vào trường PTTH chuyên Lam Sơn .
Nhận thức của học sinh về học môn ngữ văn năm học 2017 – 2018
Lớp


số

8A
8B
9A
9B

34
34
44
43

9 - 10
SL
%
1
2.9
0
0
2
4.5
0
0

7 - 8,5

SL
%
6
17.6
0
0
9
20.5
2
4.7

Điểm
5 - 6,5
SL
%
17 50.0
8
23.6
14 31.8
8
18.6

3 - 4,5
SL
%
7
20.7
15 44.1
16 36.4
27 62.8


0 - 2,5
SL
%
3
8.8
11 32.3
3
6.8
6
13.9

Bên cạnh những mặt yếu cùng với nhiều khó khăn , song các em ở trường
THCS Bùi Xuân Chúc cũng có nhiều yêu điểm đáng khích lệ, các em đang ở độ
tuổi hiếu động, thích tìm tòi tranh luận, trường lại có bề dày về thành tích học
tập, đó là cơ sở để thúc đẩy các em học tập tốt.
Mặt khác xét về đặc thù bộ môn nên bắt đầu từ đâu để khắc phục thực
trạng trên? Có lẽ không nằm ngoài việc kiếm tìm, “tạo lập con đường đến với
văn và thực hành văn” mà nhà giáo - nhà khoa học Đỗ Kim Hồi đã nêu rõ trong
tài liệu chỉ đạo “Đổi mới dạy học bộ môn văn trong trường trung học”. Đó là
khai thác nghệ thuật ngôn từ.
Quán triệt và từng bước thực hiện đổi mới dạy học môn văn, đưa “Sức
mạnh kỳ diệu của môn văn vào tới tâm hồn học sinh” thông qua cách thức làm
việc bằng hệ thống bài tập, hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong các giờ giảng văn,
6


thực hành tiếng Việt là những nội dung cách thức chủ yếu của chúng tôi để
“giảng cho trúng, để được học cho trúng” [2].
Với phương trâm “bám lấy ngôn từ” để “Nhận thấy được cái nhịp đập của

trái tim cái hơi thở của tâm hồn, cái chất sống thực của nhà văn”[4] mà Đái
Xuân Ninh đã đề cập đến trong cuốn Phương pháp giảng văn dưới ánh sáng của
ngôn ngữ học hiện đại, chúng tôi đi sâu vào vấn đề: Khai thác nghệ thuật ngôn
từ trong mối quan hệ gắn bó cảm hứng sáng tạo, sự lựa chọn ngôn ngữ của tác
giả và vốn sống của học sinh.
Trên cơ sở đó, trả cho học sinh tư cách bạn đọc trong sự nhận thức, tự bộc
lộ mình đánh giá thưởng thức vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương trong thể loại
thơ trữ tình.
Vì lẽ như trên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đi vào 2 vấn đề.
Một là: cách lựa chọn vếu tô ngôn ngữ nghệ thuật.
Hai là: một số phương thức khai thác ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong đó, những vấn đề và ví dụ thực tiễn chủ yếu được rút ra từ chương
trình văn học hiện đại lớp 8, lớp 9 trong trường THCS.
Đối tượng nghiên cứu và áp dụng: Là học sinh ở hai diện: Lớp có học lực
trung bình và lớp yếu trong năm học 2016 – 2017.
Năm học 2017 – 2018 tôi và một số đồng chí cùng trong bộ môn trao đổi,
thống nhất áp dụng một số phương thức khai thác nghệ thuật ngôn từ trong việc
dạy văn học văn ở các khối lớp diện trung bình và yếu có so sánh đối chiếu với
lớp có mức độ học lực trung bình và khá tiến hành theo cách học lâu nay vẫn áp
dụng.
Mặt khác trong các năm học gần đây theo yêu cầu của chuyên môn,
chúng tôi đã nắm bắt sự triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và
Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo về môn Ngữ văn, chúng tôi đã tổ chức các
chuyên đề. Từ đó tôi mạnh dạn đề xuất, thảo luận một số ứng dụng trong khi dạy
môn Ngữ văn ở các khối lớp.
Riêng những phần nêu dưới đây chúng tôi đã dạy thử nghiệm ở một số
đồng chí giáo viên trên lớp và sinh hoạt tổ, nhóm cặn kẽ, trao đổi cụ thể từng
bước soạn và lên lớp áp dụng cho một số lớp năm học 2017 – 2018. Chính kết
quả thu được đại trà ở các khối lớp đã khích lệ tôi trình bày đề tài này:
7



2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3. l. Giải pháp 1: Cách lựa chọn yếu tô ngôn ngữ nghệ thuật.
Khả năng nghệ thuật của ngôn từ là vô cùng to lớn. Nó vừa có tính cụ thể
vừa có tính khái quát để xây dựng nên những hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống của người nghệ sĩ.
Tính hình tượng được biểu hiện rất đa dạng trong nhiều cấp độ khác nhau
(cấp độ từ vựng - cấp độ ngữ âm - cấp độ cú pháp).
Ta dễ dàng nhận thấy trong một tác phẩm văn chưong không phải câu nào
cũng hay, từ nào cũng đắt, cũng đủ thời gian để đáng nói, đáng phân tích. Vì thế,
việc làm đầu tiên là phải biết lựa chọn yếu tố để phân tích.
2.3.1.1. Biện pháp 1: Lựa chọn yếu tô then chốt:
Yếu tố then chốt là yếu tố có giá trị chủ đề thể hiện tư tưởng, tình cảm của
bài vãn, chi phối các yếu tố ngôn ngữ khác mà người ta thường nói đó là câu
“thần” chữ “mắt”.
Người giáo viên khi tiến hành các thao tác giảng văn phải tìm ra chìa khoá,
để giải mã tín hiệu nghệ thuật trung tâm ấv và chỉ ra linh hồn sức sống trong tác
phẩm văn chươngcủa người nghệ sĩ.
Ở bài thơ “Không ngủ được” (cũng như nhiều bài thơ tứ tuyệt Đường luật
của tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh) yếu tố then chốt làm nên linh
hồn sức sống là câu thơ cuối: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Câu thơ chất chứa trong nó sức nặng, sức toả sáng vút lên bất ngờ, của nỗi
niềm đất nước sâu sắc trong cõi lòng người tù vĩ đại. Cái “Thức” trong “Mộng”
ấy để lại những dư ảnh đẹp đẽ ngời sáng trong lòng người đọc.
Hình tượng thơ: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” bừng nở, toả sáng,
sự thăng hoa của cảm xúc. Từ đó, mạch vận động của bài thơ chuyển tự nhiên từ
hiện thực đến lãng mạn bay bổng rất tự nhiên bất ngờ lý thú. Cũng ở đó chất cổ
điển và tinh thần hiện đại, tinh thần hướng ra ánh sáng hướng đến sự sống đã
bộc lộ một cách tập trung sâu sắc.

Còn trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, yếu tố then chốt không phải chỉ
là một hai từ, mà là tập hợp trong đó mỗi yếu tố chất chứa xúc cảm của nhà thơ
trước hình tượng mùa xuân thiên nhiên, hình tượng mùa xuân đất nước và hình
tượng mùa xuân của tấm lòng: Đó là “Bông hoa tím” mọc giữa dòng sông xanh;
8


“tiếng hót rơi long lanh” đọng từng “giọt” “đưa tay tôi hứng”; đó là mùa xuân
mfười câm súng, người ra trận mang “Lộc” về cho đất nước; đó là ước nguyện
được làm “con chim” “cành hoa”, “nốt nhạc trầm” để làm nên “một mùa xuân
nho nhỏ” dâng tặng cho cuộc đời, cho đất nước, cho quê hương.
Khi giảng, cần tập trung cắt nghĩa, khám phá giá trị của những yếu tố nghệ
thuật ấy đồng thời chỉ ra mối liên hệ, sự phát triển tự nhiên, bất ngờ mà sâu sắc,
hợp lý giàu ý nghĩa của chúng. Từ đó, sẽ giúp học sinh rõ hơn về nguồn cảm xúc
nảy sinh sáng tạo và cách thức tổ chức kết cấu phát triển hình tượng mùa xuân
qua mỗi đoạn thơ.
2.3.1.2. Biện pháp 2: Lựa chọn những yếu tố được lặp lại nhiều lần:
Yếu tố được lặp lại có giá trị tổ chức, hình thành nên cấu trúc, tạo tính nhạc
“lời hát con tim” của văn bản nghệ thuật. Yếu tố được lặp lại thường là “Yếu tố
then chốt còn ấm máu nóng của trí óc và đậm hoi thở của trái tim”. Đó chính là
“đầu môi của cảm xúc nghệ thuật, nơi gắn bó giữa hình thức và nội dung” [4].
Trong một tác phẩm yếu tố lặp lại thường diễn tả một hình tượng tâm tư và
chuyển đổi theo quy luật của cảm xúc “Hãy đập vào trái tim anh, thiên tài là ở
đó” (AMUYXÊ) [1].
Phát hiện ra những yếu tố lặp lại, chỉ ra mối liên hệ và ý nghĩa của chúng sẽ
giúp học sinh cắt nghĩa được ý nghĩa cuả hình tượng thơ, sự chọn lựa và tổ chức
ngôn phẩm của nhà văn. Học sinh nắm bắt được thân thái của tác phẩm.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một bài thơ hay, là một kết
quả rung động mãnh liệt của nhà thơ không khí khẩn trương, đầy hứng khởi của
người lao động làm chủ. Huy Cận đã lựa chọn ngôn từ, tổ chức kết cấu vừa chặt

chẽ (theo trình tự thời gian) vừa sáng tạo tinh tế trong việc tái hiện hình ảnh
thiên nhiên đẹp lộng lẫy như những bức tranh sơn mài và hình tượng con người
say sưa, nhiệt tình lao động. Bài thơ dài (7 khổ) chỉ được giảng trong 45 phút.
Làm thế nào học sinh có thể hiểu, vẫn cảm được cái hay cái đẹp của bài thơ?
Chúng tôi đã xác lập một trong những con đường “ngắn nhất”, mang tính
hiệu quả cao để phân tích bài thơ như sau:
Chúng ta nhận thấy “Đoàn thuyền đánh cá” có rất nhiều hình ảnh, từ ngữ
được lặp lại. Giữa chúng lại có mối liên hệ và chi phối, đem đến hiệu quả nhất
định trong sự thể hiện chủ đề bài thơ. Để phát hiện vấn đề đem ra giảng là “Vấn
9


đề lúc đó học sinh chưa biết”[2] chúng ta cần lựa chọn mấy đơn vị nghệ thuật
được lặp đi lặp lại sau đây:
Thứ nhất: từ “hát” được lặp đi lặp lại mấv lần và diễn tả điều gì? (lặp 4 lần
và diễn tả tâm hồn phơi phới, say sưa nhiệt tình của người lao động ngân vang
mênh mang giữa sóng nước, giữa trăng cao biển rộng).
Thứ hai: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu mở đầu và kết thúc:
+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
+ Mặt trời đội biển nhô màu mới
Có gì giống và khác nhau? Qua đó giúp ta cảm nhận điều gì về vẻ đẹp của
thiên nhiên và vẻ đẹp người lao động?
Thứ ba: Tìm các từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ và nói rõ ý nghĩa của
chúng.
+ Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
+ Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
+ Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
+ Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
+ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
(Các từ ngữ chỉ màu sắc chủ yếu để tả sắc màu của cá. Điều đó đã diễn tả

sắc màu rực rỡ lung linh nhu bức tranh sơn mài của biển cả trong đêm trăng thơ
mộng. Những hình ảnh được xây dựng bằng liên tưởng kỳ thú độc đáo. Bút pháp
lãng mạn đã chắp cánh cho sự bay bổng của lời thơ và thể hiện tài năng sáng tạo
của Huy Cận trong việc miêu tả thiên nhiên và con người).
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, từ “Mùa xuân” được dùng theo
nghĩa bóng và được lặp đến 3 lần? Đó là những câu nào? Nhưng có gì khác nhau
qua mỗi dòng thơ và điều đó có ý nghĩa gì?
+ Mùa xuân người cầm súng
+ Mùa xuân người ra đồng
+ Một mùa xuân nho nhỏ
Và trong khổ thơ khổ thơ thứ hai, từ “Lộc” được dùng theo nghĩa bóng và
lặp đến 2 lần? Vì sao có thể viết “Lộc xuân giắt đầy quanh lưng người cầm súng
và Lộc xuân trải dài nương mạ.” ? Viết như vậy đã gợi lên những liên tưởng gì
trong lòng người đọc?
10


Từ “Mùa xuân” trong bài thơ chỉ vẻ đẹp, sức sống, sức trẻ, sức thanh xuân.
Lặp lại đến 3 lần làm cho hình tượng thơ trở nên gắn bó, phát triển, thể hiện
ngày một sâu sắc, lắng đọng qua mỗi dòng thơ.
Từ “Lộc” có nghĩa gốc chỉ búp non và chỗi non và trong bài thơ mang
nghĩa bóng chỉ sức sống, sự nảy nở của mùa xuân. Nhà thơ có thể viết lộc xuân
giắt đầy quanh lưng người cầm súng là vì: Từ thực tế, người lính ra trận giắt đầy
quanh lưng cành lá ngụy trang. Nhờ phép chuyển nghĩa độc đáo, nhà thơ đã gợi
lên những liên tưởng đẹp đẽ, sâu xa trong lòng người đọc: Người lính ra trận
mang mùa xuân, mang sức sống và mang họ cũng mang về cả mùa xuân cho đất
nước cho dân tộc. Còn người ra đồng gieo mạ cũng như họ đang gieo mùa xuân
trên những cánh đồng. Và đất nước đã tràn ngập mùa xuân dưới bàn tay gieo sự
sống của mỗi con người.'Và con người như trỏ thành người làm nên mùa xuân,
bảo vệ mùa xuân ... ).

Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu lại được mở đầu bằng âm thanh tiếng
chim “Khi con tu hú gọi bầy” và kết thúc bằng “Con chim tu hú ngoài trời cứ
kêu”. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
Bài thơ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên) có sự lặp lại của hình ảnh hoa đào .
Nhưng hình ảnh ồng đồ có gì khác trong mỗi dòng thơ?
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già (khổ 1)

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa (khổ cuối)
Bài thơ mở ra và kết thúc trong sắc màu mênh mông hoài cảm của hình ảnh
hoa đào. Nhưng hình ảnh ông đồ lại nhạt nhoà rồi mất hẳn trong dòng thơ kết
thúc.
Sự lặp lại của yếu tố ngôn ngữ ấy như tô đậm nỗi buồn thương tiếc nuối,
như gợi lên ánh mắt khắc khoải của nhà thơ dõi tìm người tri kỷ đã từng một
thời là hình ảnh trung tâm của bức tranh văn hoá ngày xuân đã làm nên nét đẹp
văn hoá ngày xuân của dân tộc. Nó gợi lên cái tứ thơ “cảnh đấy mà người xưa
nay đâu” mà ta bắt gặp trong nhiều vần thơ cổ kim đông tây. Để rồi câu hỏi tu từ

11


kết thúc bài thơ “Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ? ” cứ tràn ra
tự nhiên, cứ ám ảnh day dứt và để lại những cơn sóng trong lòng người đọc.
Chọn lựa những yếu tố ngôn ngữ lặp lại, trùng điệp và chỉ ra mối liên hệ,
giảng giải nghĩa lý của chúng theo chúng tôi, đó là cách phát hiện vấn đề, từng
bước xác lập con đường đê đi đến với văn, thực hành văn. Từ đó, dạy cho học
sinh hình thành kỹ năng bám lấy văn bản, câu từ hình ảnh trong tác phẩm mà cắt
nghĩa thẩm bình, suy ngẫm, để cảm, hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm văn
chương.

2.3.1.3. Biện pháp 3: Lựa chọn yếu tô hình thành thế đối lập.
Nhiều khi “Giá trị của một yếu tô là do sự đối lập của nó với yếu tố khác
trong hệ thống”[4]. Cho nên cần phát hiện, khám phá yếu tố hình thành nên thế
đối lập để “Hiểu văn - Dạy văn ” đúng với “cấu trúc cụ thể, chuẩn xác và tinh
tế của nó”, (chữ dùng của giáo sư Nguyễn Thanh Hùng).
Đối lập được xem như là ưu thế, là cứu cánh của văn học lãng mạn. Ta bắt
gặp thế đối lập ấy ở mọi phương diện, ở mọi mức độ đậm nhạt khác nhau. Phát
hiện, cắt nghĩa giá trị của chúng đem lại cho việc Dạy văn - Học văn nhiều điều
sâu sắc, lý thú.
Chúng tôi vẫn nói với nhau, bài viết của nhà giáo Đỗ Kim Hồi, . “Nhớ
rừng - Những dòng thơ bi tráng”[2] trong cuốn “Nghi từ công việc dạy văn” đã
khai tâm khai trí cho chúng tôi cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh từ việc
khai thác triệt để yếu tố đối lập. Trong đó tác giả đã chỉ rõ “Sự xung đột, chống
đối quyết liệt, thường xuyên không thể dung hoà giữa hoàn cảnh và tính cách,
giữa ngoại vật với nội tâm, giữa thấp hèn và cao thượng chính là cơ sở để kêt
cấu nên toàn bộ bài thơ ”[2]. Quả thú vị khi xem bốn đoạn thơ là “bốn chương
trong bản xônát ” và “Sự luân chuyển của hai nhạc đề tác phẩm”. Thái độ từ
chối thực tại, bi kịch của tâm hồn lãng mạn quyết không chịu hạ mình trong bất
hạnh được diễn tả tài hoa, tinh tế trong thế đối lập đó [2].
Bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu cũng được đặc trong thế đối lập giữa sáu
câu đầu (khát vọng vươn tới trời xanh nắng đào) và bốn câu sau (Tiếng nói phẫn
uất trong cảnh trói buộc, mất tự do).
Bài “Ông đồ” của Vũ Đình Liên sử dụng thi pháp đối lập khá đậm đặc:
Nào là sự đối lập giữa thời gian Xưa - Nay; sự đối lập hai cảnh ngộ: Thời huy
12


hoàng - Thời tàn. Khai thác sự đối lập ấy sẽ tô đậm hơn vai trò của chủ thể nhà
văn: Nỗi lòng day dứt, khắc khoải, niềm hoài cổ, cảm thương chân thành của
nhà thơ.

Trong 'Bài thơ viết về tiểu đội xe không kính” ta lại gặp kết cấu đối lập giữa
các hình ảnh và ý thơ.
Không có kính đối lập với sự thú vị được gần gũi với thiên nhiên.
Khó khăn hiểm nguy đối lập với sức sống trẻ trung.
Hiện thực gian lao đối lập với chất thơ bay bổng.
KHÔNG CÓ đối lập với cái CÓ (một trái tim)
Phải chăng, vẻ đẹp tâm hồn người lính lạc,trẻ trung, sôi nổi, chất ngang
tàng, tinh nghịch, kiêu hùng dũng cảm của người chiến sĩ lái xe, đã hình thành
ngày một đậm nét, tự nhiên độc đáo trong thế đối lập đó.
2.3.2. Giải pháp 2:

Một số phương thức khai thác ngôn ngữ nghệ

thuật.
Việc lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ kể trên đã dựa vào 5 đặc trưng của
ngôn ngữ văn chương. Đó là: Tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng,
tính cá thể, tính hàm súc.
Ngay trong việc lựa chọn, người giáo viên đã bộc lộ khả năng hiểu, chọn
vấn đề trong việc tổ chức, định hướng hoạt động dạy văn cho học sinh.
Lao động sư phạm của người giáo viên có ý nghĩa quyết định trong việc
“Tạo lập một con đường nhận thức để các em từ chỗ đã biết có thể đi đến chỗ
chưa biết và cần biết” [2]. Như đã nói ở trên, sau khi đã lựa chọn yếu tố ngôn từ
thì thao tác phân tích giá trị của các yếu tố là mục đích cuối cùng của việc hiểu
văn Dạy văn - Học văn.
Có thể tiến hành khai thác từ việc phân tích giá trị của từng yếu tố (Phân
tích ý nghĩa của yếu tố then chốt, phân tích ý nghĩa của yếu tố ngôn từ được lặp
lại nhiều lần; phân tích ý nghĩa của các yếu tố hình thành nên thế đối lập). Lựa
chọn, cắt nghĩa cho thấu đáo đã là một bước chuyển của đổi mới phương pháp
dạy văn, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Có thể phân tích từ cấp độ khác nhau của ngôn từ (Phân tích ở cấp độ từ

vựng, Phân tích ở cấp độ ngữ âm, phân tích ở cấp độ cú pháp).

13


Song chúng tôi chỉ chọn lựa một vấn đề nhỏ, cụ thể là: Cách giải nghĩa từ
trong giảng văn.
Sở dĩ phải bắt đầu từ việc giải nghĩa từ vì chúng ta muốn thiết lập một bài
soạn văn, giảng văn từ tâm thế, sự hiểu biết về cội nguồn cảm xúc, phải bắt đầu
từ việc khổ công lựa chọn, tìm kiếm , khắt khe với từng con chữ của nhà văn.
Khoa học dạy văn theo hướng đổi mới dạy học đã tập trung vào nỗ lực làm
học sinh được “say đắm trong không khí, trong cái cảm hứng sinh sôi ra tác
phẩm; được nhìn từ phía tác giả; được khơi dậy vốn sống của chính học sinh để
Chính bằng cách đó mà các em có thể hiểu biết đánh giá đúng tấm lòng và sự
sáng tạo của nhà văn” [4].
Như thế, nghĩa là chúng ta đã đi đúng hướng vào việc khám phá chiều sâu
của tác phẩm văn “hình thức đặc biệt để nhận thức, lĩnh hội và phản ánh theo
quan niệm thẩm mỹ của người nghệ sĩ”.
Có 4 phương pháp để giảng nghĩa từ, đó là:
Phương pháp dựa vào văn cảnh
Phương pháp miêu tả
Phương pháp định nghĩa khái niệm
Phương pháp thay thế.
2.3.2.1. Biện pháp 1: Phương pháp dựa vào văn cảnh:
Để giảng cho được ý nghĩa của những từ đã được tác giả lựa chọn khổ công
tìm kiếm khắt khe trong từng con chữ, những từ mang dấu ấn tâm hồn và sáng
tạo độc đáo của người nghệ sĩ nhằm gây nên “Một chấn động lớn trong tâm hồn
học sinh” [1] (Tố Hữu), ta đặt cần từ vào vãn cảnh, đặt từ trong hệ thống của tác
phẩm để tìm ra giá trị biểu đạt và mối liên quan của nó với các yếu tố khác.
Trong đó cần lưu ý:

- Nghĩa gắn với nghĩa văn cảnh.
- Mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa văn cảnh
- Cơ chế liên tưởng giữa các nghĩa (trường nghĩa)
- Chẳng hạn, khi phân tích câu thơ.
+ Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Phải xét nghĩa của từ “Vàng” và từ “Bạc”. Trong văn cảnh chúng được
dùng với nghĩa nào? (sắc màu của cá, sự giàu có của biển).
14


Đặt trong hệ thống của bài thơ và các câu khác, từ “Vàng” từ “Bạc” đó
góp phần diễn tả điều gì? (Vẻ đẹp lung linh giàu có của biển cả).
Hay khi phân tích khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” không thể bỏ qua
việc giảng nghĩa của tử “Mọc”:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Từ “Mọc” tiềm ẩn trong đó cả một sức sống gợi cả mùa xuân bật dậy lan
toả mạnh mẽ.
2.3.2.2. Biện pháp 2: Phương pháp miêu tả:
Đó là phương pháp tái hiện, hình dung tưởng tượng, mô tả nhằm sống dậy
tươi lại hình ảnh, vẻ đẹp của văn chương được nhà văn ghi lại trong những câu
chữ dồn nén, cách dùng những biện pháp tu từ mang đặc trưng của ngôn ngữ thơ
ca. Các thủ pháp tu từ từ vựng thường dùng là phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,
hoán dụ, tương phản ...
Thực tế cho thấy thường học sinh chỉ gọi tên các biện pháp tu từ chứ không
tập trung mô tả, phân tích sự chính xác, nét độc đáo sáng tạo của nhà văn. Vì thế
giáo viên cần dừng lại phân tích thủ pháp nghệ thuật ấy để học sinh cảm và hiểu
được cái hay cái đẹp của văn chương.
Có thể xem các phép tu từ là một phương tiện thủ pháp nghệ thuật luôn có
sẵn “đầy bụng, đầy túi” của các nhà văn. Cái khó nhất của nhà văn là vận dụng

vào lúc nào, đặt nó ở đâu, dùng chữ nào để cho hình ảnh thơ cựa quậy sống
động mà thôi.
Thao tác phân tích bằng cách mô tả nhiều khi trùng với tần số cảm, lựa
chọn của nhà văn. Chúng tôi thường dạy học sinh phân tích các biện pháp tu từ
bằng một loạt các thao tác sau:
- Thao tác 1: Phát hiện thủ pháp nghệ thuật.
- Thao tác 2: Chỉ ra từ ngữ thực hiện thủ pháp nghệ thuật đó
- Thao tác 3: Phân tích, mô tả ý nghĩa của hình ảnh đó.
- Thao tác 4: Tại sao tác giả lại dùng từ ngữ hình ảnh đó? có thể thay bằng
từ khác được không? nét đặc sắc độc đáo của nhà thơ trong việc sử dụng hình
ảnh đó?
- Thao tác 5: Điều đó gợi lên cảm xúc gì trong tâm hồn em.
15


Phương pháp miêu tả này cũng áp dụng nhiều khi phân tích ý nghĩa của các
từ tượng hình tượng thanh. Bản thân những từ đó đã mang nghĩa mô phỏng âm
thanh, gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật. Người Học văn - Dạy văn cần tái hiện
lại điều tác giả muốn nói qua từ tượng hình tượng thanh ấy.
Nguyễn Khuyến, nhà Nho hay chữ nhất nước Nam đã tả cành trúc mùa thu:
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
(Vịnh mùa thu)
Có gì sáng tạo, đặc sắc trong cách dùng từ “lơ phơ”? Dùng từ như vậy đã
đem lại hiệu quả nghệ thuật gì trong việc diễn tả cảnh vật mùa thu và tâm hồn
thi nhân?
Rõ ràng khi phân tích cách dùng từ láy “lơ phơ”, phải miêu tả, chỉ rõ sự
sáng tạo của nhà thơ. Đó là sự kết hợp đặc biệt của hai từ láy: Lơ thơ + Phất phơ
= Lơ phơ. Điều đó đã góp phần diễn tả sự mảnh mai, lay động nhẹ nhàng trước
làn gió nhẹ của cành trúc mùa thu như vẽ một nét hoa trên nền trời thu; một chút
xao động như “cánh bướm non” (Thạch Lam) của tâm hồn thi nhân trước cảnh.

2.3.2.3. Biện pháp 3: Phương pháp định nghĩa khái niệm:
Nhiều khi phải cắt nghĩa được nghĩa lý của ngôn từ để hiểu được điều tác
giả muốn nói. Với những từ Hán Việt, những từ khó cần áp dụng phương pháp
này.
Để giúp học sinh cảm hiểu được hai câu thơ mang đậm chất Đường thi
trong “Thuật hứng XXIV”, không thể không cắt nghĩa khái niệm của hai từ:
Phong nguvệt, yên hà:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyên chở yên hà nặng vạy then
“Phong nguyệt” ở đây là gió mát trăng trong, chỉ cuộc sống nhàn tản,
phong cảnh đẹp.
Còn “yên hà” là khói ráng, khói lam chiều và ráng mây đỏ và cũng là nơi
ẩn sĩ thường lánh đục về trong.
2.3.2.4. Biện pháp 4: Phương pháp thay thế.
Bản chất của phương pháp này là sự chọn lựa, đối chiếu so sánh để phân
tích khẳng định sự chính xác, độc đáo tài hoa của người nghệ sĩ

16


Chẳng hạn, ta có thể dùng “Phép thử” để thay từ “Thăm” bằng từ “Viếng” cho
vần thơ mở đầu bài thơ Viếng Lăng Bác mà Viễn Phương đã dùng:
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
bằng
Con ở Miền Nam ra viếng lăng Bác
Từ “thăm” cùng với lối xưng “con” giàu sức biểu cảm diễn tả tình cảm
yêu thương gần gũi như những người thân ruột thịt trong một gia đình của Viễn
Phương với Bác kính yêu.
Có lẽ thay như vậy vừa đi âm điệu èm ái nhẹ nhàng của càu thơ (từ thăm là
vần bằng đã thay bằng vần trắc) vừa giảm đi ý vị gần gũi thân thương của người

con muốn về lại thăm cha. Và chỉ nội một từ “Thăm” cũng diễn tả một điều rất
thật một điều; Trong tâm thức người Việt Nam và nhà thơ Viễn Phương, Bác
luôn sống mãi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp các phương thức này này ở khối lớp 8 và khối lớp 9 năm học
2017 – 2018 tôi nhận thấy việc thay đổi nhận thức của học sinh và đạt kết quả
nhất định.
Trong các giờ học thầy trò cùng làm việc sự tác động qua lại giữa thầy và
trò nhịp nhàng hơn. Bên cạnh đó còn phát huy được tính tích cực cho học sinh,
học sinh chủ động trong tìm tòi, tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Học
sinh ít chán học môn Ngữ văn hơn hơn, học sinh thích học tăng lên từ 25 đến
80%. Để minh chứng cho điều lí giải ở trên tôi đưa ra bảng đối chứng qua các
lần kiểm tra chất lượng trong năm học cụ thể như sau:
Đầu năm học 2017 - 2018
Lớp


số

8A
8B
9A
9B

34
34
44
43

9 - 10

SL
%
1
2.9
0
0
2
4.5
0
0

7 - 8,5
SL
%
6
17.6
0
0
9
20.5
2
4.7

Điểm
5 - 6,5
SL
%
17 50.0
8
23.6

14 31.8
8
18.6

3 - 4,5
SL
%
7
20.7
15 44.1
16 36.4
27 62.8

0 - 2,5
SL
%
3
8.8
11 32.3
3
6.8
6
13.9

17


Sau khi áp dụng phương pháp năm học 2017 – 2018, tôi thu được kết quả
như sau:


Lớp



8A
8B
9A
9B

số
34
34
44
43

9 –10
SL
%
1
1
2
2

2.9
2.9
4.5
4.7

7 – 8,5
SL

%

Điểm
5 – 6,5
SL
%

3 – 4,5
SL
%

6
5
9
13

17
15
14
18

7
8
16
8

17.6
14.7
20.5
30.2


50.0
44.2
31.8
41.8

20.7
23.5
36.4
18.6

0-> 2,5
SL
%
3
5
3
2

8.8
14.7
6.8
4.7

Nhìn vào bảng so sánh kết quả ở trên tôi nhận thấy mức độ tiến triển ở các
lớp khối 8,9 được áp dụng phương pháp trên thì chất lượng học lực trung bình
và yếu ở các lớp đại trà đã nâng lên một bước mới.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Nhằm khơi dậy những rung động hồn nhiên của học sinh trước cái đẹp của

văn chương, chúng tôi muốn trao đổi kinh nghiệm nhỏ của bản thân về “Một số
phương thức khai thác nghệ thuật ngôn từ trong việc Dạy văn - Học văn” để
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
18


Theo chúng tôi, cách thức để xác lập con đường tăng cường kỹ năng thực
hành, cảm thụ văn chương cho học sinh, người giáo viên cần tiến hành trên các
bình diện sau:
Thứ nhất là : Nghiên cứu những lý luận về phương pháp và khoa học dạy
văn.
Thứ hai là: Nghiên cứu kỹ những dấu hiệu nghệ thuật ngôn từ của tác
phẩm.
Thứ ba là: Đi sâu giải mã các yếu tố nghệ thuật từ cấp độ từ vựng.
Thứ tư là: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, lựa chọn cho trúng giảng
cho trúng điều học sinh chưa biết và cần biết trên cơ sở cái đã biết.
Chúng tôi luôn ý thức cái đẹp của thơ là rất khó giảng nhưng phải là việc
làm tất yếu, là sự cố gắng không biết mệt mỏi của mỗi giáo viên trong việc huy
động: Vốn sống, vốn hiểu biết về tác giả, tác phầm, sự nhạy cảm và khả năng
diễn đạt truyền cảm cái hav cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật cho học sinh.
Có như vậv chứng ta mới làm cho học sinh yêu văn thích học văn, và trao
cho các em năng lực thẩm binh, suy ngẫm đón nhận tác phẩm văn chương với
niềm vui được thức tỉnh bằng những xúc cảm tinh tế những khát vọng và tình
yêu cuộc sống.
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 25 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội

dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Trần Công Lân

Nguyễn Hoàng Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Minh Đức (chủ biên) (2000), Lý luận văn học, NXBGD
2. Đỗ Kim Hồi (chủ biên) (1997) Nghĩ từ công việc dạy văn, Đổi mới dạy
học bộ môn ngữ văn trong trường PTTH. NXBGD.
3.Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên) (2000), Hiểu văn dạy văn. NXBGD.
19


4. Đái Xuân Ninh (chủ biên) (1997) Phương pháp giảng văn dưới ánh
sáng của ngôn ngừ học hiện đại. NXB Đại Học Sư phạm, Hà Nội.
5. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (1994) 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếNg Việt. NXBGD.
6. Trần Đình sử (chủ biên) (1997) Những thế giới nghệ thuật thơ. NXB Đại
Học Sư phạm, Hà Nội.
7. Vũ Băng Tú (chủ biên) (1997) Hướng dẫn từng bước đổi mới phương
pháp dạy văn ở THCS.
8. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1997) Văn bồi dưỡng học sinh năng
khiếu
9. Văn Tâm (chủ biên) (1992) Góp lời thiên cổ sự. NXBGD.
10. Nguyễn Quốc Tuý: (chủ biên) (1994) Thơ mới bình minh thơ Việt Nam
hiện đại. NXBVH.

20




×