Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả một số bài thực hành trong chương trình môn sinh học lớp 8 ở trường THCS phú nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.45 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lý do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
1. Thực trạng chung
2. Thực trạng ở trường THCS Phú Nhuận
3. Kết quả thực trạng
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Phương thức tổ chức để giờ thực hành đạt hiệu quả cao
2. Xác định rõ vai trò của giáo viên và trách nhiệm của học sinh trong
công tác chuẩn bị cho giờ thực hành
3. Sử dụng phương pháp đặc trưng đối với kiểu bài thực hành để tiết
học đạt hiệu quả cao
4. Đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể phù hợp với mỗi bài thực
hành
5. Ví dụ về một bài thực hành cụ thể
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết quả nghiên cứu
II. Ý kiến đề xuất
Tài liệu tham khảo

Trang
2


2
2
3
3
4
4
4
4
5
5
6
6
7
7
8
11
13
14
14
14
15

1


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Bộ môn Sinh học nói chung, môn Sinh học lớp 8 nói riêng chứa đựng cả
một kho tàng kiến thức của nhân loại, nó thật sự sống động và hấp dẫn [6]. Để
kích thích học sinh có khát vọng, nghị lực vượt qua những khó khăn thường

nhật, cố gắng chiếm lĩnh tri thức có hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học. Trong trường THCS nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề
thường xuyên, liên tục và cực kì quan trọng, đó là một vấn đề mà mỗi giáo viên
đứng lớp ai cũng phải suy nghĩ. Là một giáo viên được phân công giảng dạy
môn sinh học lớp 8, để chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao, yêu cầu
người giáo viên phải đổi mới được phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
tạo được môi trường học tập phong phú, đổi mới được cách kiểm tra đánh giá…
Có thể khẳng định: Đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất
để đổi mới đánh giá và ngược lại, đổi mới đánh giá tạo động lực để đổi mới
phương pháp dạy học. Kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu điều
chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con
người theo mục tiêu. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển các năng
lực của học sinh giúp thu thập và xử lí thông tin để đánh giá đúng quá trình học
tập của học sinh trong mối tương quan với các mục tiêu đề ra.
Trong quá trình giáo dục, đánh giá là một thành tố quan trọng không thể
xem nhẹ. Với cả hai chức năng “xác nhận” và “điều khiển”, đánh giá luôn góp
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục. Đánh
giá chất lượng giáo dục bao gồm nhiều vấn đề, trong đó bao gồm việc đánh giá
chất lượng giảng dạy của thầy và chất lượng học tập của học sinh. Chất lượng
học tập của học sinh thể hiện ở các mức độ nhận thức mà học sinh đạt được căn
cứ vào mục tiêu, biểu hiện ở cả kĩ năng và thái độ của học sinh sau khi có được
vốn kiến thức môn học. Vì vậy để đánh giá chính xác khách quan chất lượng học
tập cần phải có tiêu chí cụ thể nhằm kiểm tra cả về số lượng (các chủ đề, các
lĩnh vực kiến thức…) và cả về chất lượng (mức độ kiểm tra trí nhớ, khả năng tư
duy linh hoạt, sáng tạo, khả năng vận dụng vào các tình huống thực tiễn).
Xuất phát từ yêu cầu và mong muốn nâng cao chất lượng dạy học, căn cứ
vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học ở từng khối lớp; yêu cầu cơ bản
cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn,
mỗi cấp học. Trong quá trình thực tế giảng dạy tại trường THCS Phú Nhuận, tôi
đã rút ra được một sáng kiến kinh nghiệm về: “Giải pháp nâng cao hiệu quả

một số bài thực hành trong chương trình môn Sinh học lớp 8 ở trường
THCS Phú Nhuận”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Qua một số bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 sẽ xây dựng
phương pháp tổ chức một tiết dạy thực hành có hiệu quả. Định hướng cho việc
nghiên cứu để có thể phát triển một số dụng cụ thực hành, cải tiến một số đồ
2


dùng phục vụ cho tiết thực hành có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tình
hình cụ thể trong chương trình Sinh học và ở địa phương với điều kiện thiếu
thốn đồ dùng thực hành cũng như đồ dùng dạy học.
Mặt khác, cần cho học sinh tham quan thực tế tại các cơ sở y tế của địa
phương, các hình ảnh mẫu và làm mẫu của giáo viên giúp học sinh định hướng
hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy quá trình phát triển tư duy tích
cực của học sinh tạo được hứng thú, động cơ học tập và yêu thích bộ môn.
Đề tài không chỉ áp dụng với lớp 8 mà còn áp dụng với cả bộ môn Sinh
học ở cấp THCS và góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy
môn Sinh học nói riêng và nâng cao chất lượng ở cấp THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Tất cả các yếu tố trong một tiết thực hành là đối tượng nghiên cứu của đề
tài:
- Sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh
- Nội dung của bài thực hành.
- Phương pháp tổ chức hoạt động thực hành của giáo viên.
- Các hình ảnh mẫu liên quan đến bài thực hành. [3]
- Hoạt động thực hành của học sinh.
- Kết quả của tiết thực hành (được thể hiện chủ yếu trên sản phẩm của
hoạt động thực hành)
IV. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra.
- Phân tích tổng hợp gắn với lý luận thực tiễn.
- Kiểm nghiệm.
- Tổng kết rút kinh nghiệm

3


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm nằm trong hệ thống khoa học
tự nhiên cần có sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp, giữa lý thuyết và
thực hành. [2]
Qua quá trình giảng dạy Sinh học 8 nhằm cung cấp cho học sinh những
hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan
và trong mọi hoạt động sống của con người giúp cho con người sinh tồn và phát
triển. Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh biết các biện pháp vệ sinh, rèn luyện
thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học
tập góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt,
năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đồng thời cũng rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu bộ môn cho học sinh và cũng
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THCS.
Để thực hiện mục tiêu trên, việc dạy Sinh học 8 cần phải thực hiện đầy đủ
các nhiệm vụ trang bị các kiến thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn kĩ năng
và giáo dục tư tưởng cho học sinh như nhiệm vụ giảng dạy Sinh học 8 đã nêu ở
trên. Để có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò to lớn của các tiết
thực hành.
Mặt khác theo quy định của Sở giáo dục Thanh Hóa, mỗi học kỳ môn
Sinh học lấy ít nhất một con điểm 15 phút thông qua các bài thực hành [7], một
học kỳ có nhiều bài thực hành nên thông thường giáo viên thường lấy điểm bình

quân của các bài thực hành trong kỳ học làm điểm 15 phút theo yêu cầu. Do đó
nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành là căn cứ để nâng cao hiệu quả
quá trình học tập của học sinh.
Qua các tiết thực hành giúp học sinh rèn luyện các năng lực sau:
- Khai thác kiến thức từ quan sát, mẫu vật và hình ảnh. [3]
- Rèn kĩ năng bộ môn, đặc biệt là các kĩ năng áp dụng trong thực tế như:
kĩ năng sơ cứu, băng bó gãy xương, cầm máu và hô hấp nhân tạo... [8]
- Rèn luyện kĩ năng làm tường trình, thu hoạch từ đó giúp học sinh bổ
sung kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tiễn. [8]
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
1. Thực trạng chung:
Một số nguyên nhân dẫn đến kết quả của các bài thực hành chưa đạt được
đến mức mong muốn có thể kể đến là: Thiếu đồ dùng, trang thiết bị thiết yếu
cho một số tiết thực hành, khó khăn về kinh tế nên học sinh chưa chuẩn bị tốt
các mẫu vật theo yêu cầu. Do chương trình có sự phân phối ở một số bài chưa
phù hợp với thực tế, tình hình mùa vụ của địa phương. Mặt khác môn Sinh học
là một khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu
tượng. Các em phải tự làm thí nghiệm để tìm kiến thức, qua phương pháp hoạt
4


động nhóm, học sinh phải tích cực để tìm tòi, làm thí nghiệm để đi đến kết luận,
giải quyết các vấn đề đặt ra một cách độc lập sáng tạo, làm được báo cáo thu
hoạch theo yêu cầu tránh những hạn chế trong học tập. Tuy nhiên không phải tất
cả các em đều làm được thí nghiệm, đều viết được báo cáo, không phải giáo
viên nào cũng dạy thành công các bài thực hành theo yêu cầu.
Việc giáo viên tổng kết đánh giá công việc của học sinh hết sức cần thiết
và có ý nghĩa rất quan trọng khi tự các em làm việc và học sinh cần được đánh
giá nhìn nhận đầy đủ khách quan tạo hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Vậy mà hiện nay các sản phẩm hoạt động thực hành của học sinh ít được kiểm

tra đánh giá, phần nhiều vì lý do thời gian. Đa số các giáo viên chỉ quan tâm làm
thế nào để truyền tải hết kiến thức mà không để ý đến việc học sinh tiếp thu như
thế nào, lĩnh hội được những gì và đã làm được những gì qua tiếp thu kiến thức
lý thuyết.
2. Thực trạng ở trường THCS Phú Nhuận:
a. Đối với giáo viên:
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THCS Phú
Nhuận thuộc huyện miền núi Như Thanh tôi nhận thấy: Đối tượng học sinh có
nhiều em là con em dân tộc thiểu số, độ tuổi chung từ 12 đến 14 tuổi, trình độ
kiến thức chưa đồng đều; đa số học sinh là con em nông thôn, đời sống còn
nhiều khó khăn nên chưa mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, vở bài tập cho con
em đến trường, mặc dù đồ dùng học tập đã được cấp nhưng chưa nhiều để dàn
trải cho học sinh. Đặc biệt đối với các bài thực hành nếu không đủ dụng cụ, mẫu
vật thực hành, buộc giáo viên phải chia nhóm với số lượng mỗi nhóm đông, với
điều kiện đó sẽ tạo cơ hội cho nhiều học sinh làm việc riêng dẫn tới giờ học ồn,
không đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy mà nhiều giáo viên có tâm lý ngại dạy các
tiết thực hành.
b. Đối với học sinh:
Đối với học sinh, tôi nhận thấy môn Sinh học lớp 8 mặc dù là môn văn
hóa bắt buộc song nhiều học sinh cảm thấy chưa thực sự ham học, một số bộ
phận học sinh còn chây lười trong việc nghiên cứu thông tin, tham gia trao đổi
nhóm trong các giờ thực hành, chưa tích cực dẫn đến chất lượng các giờ thực
hành chưa đạt hiệu quả cao. [9]
Bên cạnh đó việc đánh giá của giáo viên đối với các hoạt động trong tiết
thực hành của học sinh chưa được thỏa tháng, do điều kiện nhà trường số lớp
đông và giáo viên dạy môn Sinh học phải dạy thêm môn Công nghệ nên số tiết
nhiều, một buổi có khi dạy tới 3 khối lớp. Trong khi đó nhân viên thiết bị đến
năm học 2016- 2017 có nhiều xáo trộn do yêu cầu sắp xếp lại đội ngũ cán bộ
giáo viên của Ủy ban nhân dân tỉnh, nên việc chuẩn bị cho tiết thực hành nhiều
tiết chưa được chu đáo. [9]

3. Kết quả thực trạng.
Như vậy, thực tế ta thấy phần lớn học sinh lớp 8 chưa thực sự hứng thú học
5


tập môn Sinh học. Việc học bài cũ còn thụ động, chưa chủ động để tiếp cận với
kiến thức trong làm bài tập, bài kiểm tra viết, chưa tích cực hoạt động nhóm
trong các giờ thực hành. Đối với các dạng bài thực hành học sinh chưa thực sự
tham gia nhiệt tình và có hiệu quả, vì vậy việc đánh giá chất lượng học sinh gặp
nhiều khó khăn. Điều đó dẫn đến kết quả học tập thấp, chưa đạt yêu cầu giáo
dục mà chương trình đặt ra, có thể nhận thấy điều này thông qua kết quả điểm
15 phút là điểm bình quân của các bài thực hành trong học kỳ năm học 2015 –
2016 khi chưa áp dụng sáng kiến:
Lớp


số

S.L điểm
Giỏi
15’ là
điểm thực Số
%
hành lượng

Khá
Số
lượng

%


Trung
Bình
Số
%

lượng

Yếu
Số
lượng

%

8A
39
78
3
3,8
17
21,8 34 43,6 24
30,8
Ghi chú: S.L điểm 15’ là điểm thực hành (Số lượng điểm 15’ là điểm thực hành)
= Sĩ số X 2.
% = Số lượng/ S.L điểm 15’ là điểm thực hành X 100
Để đáp ứng được mục đích riêng của môn dạy, mục đích chung của ngành
học. Qua từng năm học, với vốn kiến thức được tích lũy từ thực tế giảng dạy tôi
mạnh dạn nêu cách làm của mình, đi sâu vào cách đánh giá cho điểm một số bài
thực hành môn Sinh học lớp 8. Cụ thể như Bài 12 - Thực hành: Tập sơ cứu và
băng bó cho người gãy xương; Bài 19 - Thực hành: Sơ cứu cầm máu; Bài 23 Thực hành: Hô hấp nhân tạo, nhằm tạo cho các em cách học tập, niềm say mê và

hứng thú với bộ môn Sinh học, nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng yêu cầu
của xã hội.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Phương thức tổ chức để giờ thực hành đạt hiệu quả cao.
a. Chuẩn bị cho giờ thực hành.
Để tiết thực hành có thành công hay không, từ đó đánh giá chất lượng học
sinh có hiệu quả và chính xác thì bước chuẩn bị của cả giáo viên và học sinh là
rất cần thiết. Giáo viên cần xác định rõ mình phải chuẩn bị những gì và yêu cầu
học sinh cần chuẩn bị những gì cho tiết thực hành thật chu đáo (Căn cứ vào các
bước thực hành của sách giáo khoa phát triển theo định hướng của giáo viên).
Trên thực tế thì sự chuẩn bị của giáo viên còn nằm trong khuôn mẫu có sẵn ở
sách giáo khoa còn học sinh phụ thuộc vào giáo viên. Có những tiết thực hành
có thể đạt kết quả rất tốt song do sự chuẩn bị không tốt của học sinh dẫn đến kết
quả không cao.
b. Tổ chức giờ thực hành.
Để giúp cho việc đánh giá chất lượng học sinh có hiệu quả cao thì giáo
viên cần tổ chức giờ thực hành tốt. Rất nhiều yếu tố giúp cho giờ thực hành
được thành công như chuẩn bị cho bài thực hành chu đáo, giáo viên có lời nói,
6


tác phong chuẩn mục, phân phối thời gian hợp lí... Bên cạnh đó giáo viên phải
có được phương pháp dạy sao cho lôi cuốn học sinh vào tiết học, gây hứng thú
học tập, phát huy được tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri
thức của học sinh.
c. Đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể.
Thông qua việc kiểm tra đánh giá học sinh có thể đánh giá chất lượng
giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Chất lượng học tập
môn học của học sinh thể hiện ở các mức độ khác nhau, nhận thức mà học sinh
đạt được căn cứ vào mục tiêu xác định, kĩ năng và thái độ của học sinh sau khi

có được kiến thức. Vì vậy ngoài việc lựa chọn phương pháp đánh giá, giáo viên
cần đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể. Công tác kiểm tra đánh giá được phối
hợp chặt chẽ có động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học. Đối với những hoạt
động trên lớp trong mỗi tiết dạy cần có sự đánh giá của giáo viên một cách chính
xác sau khi học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá mình.
2. Xác định rõ vai trò của giáo viên và trách nhiệm của học sinh trong công
tác chuẩn bị cho giờ thực hành.
Giáo viên cần chuẩn bị không chỉ có giáo án đầy đủ, nội dung phù hợp
phong phú với mỗi tiết dạy. Đối với bài thực hành giáo viên còn chuẩn bị đồ
dùng, mẫu vật, dụng cụ thực hành, nội dung kiểm tra đánh giá chất lượng học
tập của học sinh chu đáo. Giáo viên cũng phải chuẩn bị nhiều phương thức đánh
giá, với nhiều tình huống trong giờ thực hành, kết hợp việc giáo viên đánh giá
học sinh với học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Phải hướng dẫn học sinh biết cách
sưu tầm mẫu vật, tự làm và chuẩn bị dụng cụ cho giờ thực hành. Để học sinh
mang đầy đủ, giáo viên cần phân nhóm phù hợp với đặc điểm của lớp và phân
công các nhóm chuẩn bị thực hành cụ thể. Giáo viên nên chấm điểm dụng cụ
chung cho cả nhóm nhưng sẽ trừ điểm những học sinh không mang hay chuẩn bị
chưa tốt việc được giao. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng học sinh ỉ lại,
không tích cực trong nhóm, trong lớp.
Học sinh cần làm theo yêu cầu của giáo viên và nên tự sưu tầm, tự làm
được đồ dùng học tập, giúp học sinh hứng thú học tập hơn, giờ học có hiệu quả
hơn. Để có sự chuẩn bị cho bài thực hành chu đáo, nhóm trưởng mỗi nhóm cần
giao việc cho từng bạn cụ thể và ghi lại sự phân công của mình trong bản báo
cáo thực hành.
3. Sử dụng phương pháp đặc trưng đối với kiểu bài thực hành để tiết học đạt
hiệu quả cao.
Giáo viên cần kết hợp hài hòa giữa các phương pháp: Quan sát hiện tượng,
sự vật, sử dụng thiết bị dạy học, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, làm thí nghiệm.
Giáo viên phân công nhóm, dụng cụ, mẫu vật hợp lý với từng đối tượng học sinh
đủ để cho tất cả học sinh đều trực tiếp được làm thực hành, giúp học sinh thích

thú, kích thích tính tò mò, từ đó giáo viên lôi cuốn được học sinh vào tiết học và
làm tiết học có chất lượng cao. Giáo viên cũng cần định hướng được hình thức
đánh giá sao cho phù hợp với kiểu bài thực hành. Đối với những hoạt động trên
7


lớp trong mỗi tiết dạy, cần có sự đánh giá của giáo viên một cách chính xác sau
khi học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá mình. Giáo viên nên đưa ra những
tiêu chí đánh giá dưới dạng phiếu học tập, tổ chức cho học sinh tự đánh giá
nhau bằng cách chấm chéo bài cho nhau. Hoặc giáo viên đưa ra đáp án, thang
điểm để học sinh tự chấm lấy bài làm của nhóm mình. Sau khi học sinh đánh giá
cho nhau hay tự đánh giá, giáo viên cần nhận xét, đánh giá chỉ ra được điểm sai
cần khắc phục và điểm đúng đối với học sinh kết hợp khen thưởng cho điểm
công khai để học sinh được thỏa mãn với những kiến thức mà mình đã trình bày,
tạo được không khí thi đua sôi nổi tích cực học tập và xây dựng bài ở học sinh.
4. Đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể phù hợp với mỗi bài thực hành.
Giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài học, kĩ năng và thái độ của học sinh để
đưa ra được tiêu chí đánh giá dưới dạng phiếu học tập để học sinh tự đánh giá
lẫn nhau. Tiêu chí đánh giá dạng bài thực hành môn Sinh học lớp 8 có thể đưa ra
như sau:
Tiêu chí 1: Chuẩn bị (tổng điểm là 10 đ). Nếu thiếu một dụng cụ hay mẫu
vật trừ 1 điểm, dụng cụ hay mẫu vật đó làm chưa đẹp, chưa đảm bảo trừ 0,5đ.
Trước khi bước vào giờ thực hành cho các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau,
sau đó giáo viên mới bổ xung dụng cụ và mẫu vật cho những nhóm chưa mang
đầy đủ.
Tiêu chí 2: Kĩ thuật (tổng điểm là 10 đ). Sai một thao tác trừ 1 điểm, làm
lại 1 lần trừ 1 điểm
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử một thành viên sang nhóm bạn thể theo dõi
quá trình các bạn làm. Ví dụ nhóm 1 theo dõi nhóm 2, nhóm 3 theo dõi nhóm 4
và ngược lại. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần theo dõi quá trình học sinh làm để

giúp học sinh đánh giá cho chính xác.
Tiêu chí 3: Thẩm mỹ (tổng điểm là 10 đ). Đẹp, đúng kĩ thuật cho điểm tối
đa, dựa vào sản phẩm của mỗi nhóm từ đó so sánh để cho điểm phù hợp .
Đối với tiêu chí này học sinh tự đánh giá cho nhau, sau đó giáo viên đánh
giá lại và cho điểm học sinh một cách chính xác và khách quan.
Tiêu chí 4: Thời gian (tổng điểm là 10 đ). Nhóm xong đầu tiên, đúng kĩ
thuật được 10 đ, nhóm thứ 2 được 9 đ, nhóm thứ 3 được 8 điểm…
Tiêu chí này giáo viên theo dõi cùng học sinh tránh học sinh không tự giác.
Tiêu chí 5: Ý thức thực hành (tổng điểm là 10 đ). Trong nhóm có 1 bạn
làm việc riêng hay nói chuyện, chạy lộn xộn, không tích cực làm thực hành trừ 1
điểm, nhóm thảo luận ồn trừ 1 điểm.
Tiêu chí 6: Số lượng sản phẩm thu được sau khi thực hành (Tổng điểm là
10 đ). Nhóm nào làm ít hơn một sản phẩm so với yêu cầu của giáo viên đưa ra,
trừ đi 2 điểm
Tiêu chí 7: Vệ sinh (tổng điểm là 10). Nhóm nào dụng cụ, mẫu vật sau khi
thực hành để không đúng vị trí trừ 1 điểm, không thu dọn mẫu vật để bẩn lớp trừ
2 điểm.
8


Tiêu chí 8: Lý thuyết (tổng điểm là 10 điểm). Tiêu chí này giáo viên cần
đưa ra câu hỏi cụ thể cho mỗi nhóm và đánh giá cho điểm thay học sinh, học
sinh ghi điểm vào bảng theo dõi của mình. Trả lời đúng, đủ ý được 10 điểm,
thiếu ý tùy theo mức độ câu hỏi giáo viên trừ điểm.
Giáo viên có thể khuyến khích các nhóm bổ sung ý kiến và cộng điểm
thêm cho các nhóm khác.
* Một số câu hỏi gợi ý để kiểm tra lý thuyết.
Ví dụ 1: Bài 12 Thực hành: tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Giáo viên chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi:
Nhóm 1: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?

Nhóm 2: Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi? [1]
Nhóm 3: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần lưu ý những điểm
gì?
Nhóm 4: Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta có nên nắn lại chỗ
xương gãy không? Vì sao? [1]
Ví dụ 2: Bài 19 Thực hành : Sơ cứu cầm máu
Nhóm 1: Chảy máu tĩnh mạch và động mạch có gì khác nhau về biểu hiện
và cách xử lí ? [5]
Nhóm 2: Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì? Vì sao
cứ 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại? [1]
Nhóm 3: Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân
mới dùng được biện pháp buộc dây garô?
Nhóm 4: Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay (chân)
cần được xử lí thế nào? [1]
Ví dụ 3: Bài 23 : Thực hành hô hấp nhân tạo
Nhóm 1: Nêu nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp? Cần loại bỏ các nguyên
nhân đó như thế nào?
Nhóm 2: So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình
huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo.
Nhóm 3: Trong thực tế cuộc sống, em đã gặp trường hợp nào bị ngừng thở
đột ngột và được hô hấp nhân tạo chưa? Thử nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở
trạng thái như thế nào?
Nhóm 4: So sánh để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 phương pháp
hô hấp nhân tạo? [1]
Sau khi đưa ra tiêu chí đánh giá giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh
cách tính điểm như sau: Tổng điểm mỗi tiêu chí là 10 điểm, sau khi cho điểm
mỗi tiêu chí, sẽ lấy tổng điểm của các tiêu chí cộng lại chia cho số lượng tiêu chí
đưa ra để tính điểm cho bài thực hành. Ví dụ như tổng điểm các tiêu chí cộng lại

9



được 60 điểm, có 8 tiêu chí để đánh giá, vậy số điểm của bài thực hành là 60/ 8
= 7,5 điểm.
Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính khách quan, giáo viên yêu cầu mỗi
nhóm cử một thành viên sang nhóm bạn thể theo dõi quá trình các bạn làm và
cho điểm các tiêu chí mà giáo viên đã hướng dẫn (tiêu chí 01, tiêu chí 02, tiêu
chí 03 và tiêu chí 04) vào phiếu “chấm điểm bài thực hành”. Sau khi kết thúc
các hoạt động thực hành các bạn được phân công nộp lại để giáo viên hoàn thiện
phiếu.
Trường THCS Phú Nhuận
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THỰC HÀNH CỦA NHÓM…

Tiết PPCT:…….Tên bài:……………………………………………….…..Lớp:8…
Tiêu chí
Điểm trừ Điểm đạt được
Ghi
chú
Tiêu chí 1: Chuẩn bị (10 đ)
Tiêu chí 2: Kĩ thuật (10 đ)
Tiêu chí 3: Thẩm mỹ (10 đ)
Tiêu chí 4: Thời gian (10 đ)
Tiêu chí 5: Ý thức thực hành (10 đ)
Tiêu chí 6: Số lượng sản phẩm (10 đ)
Tiêu chí 7: Vệ sinh (10 đ)
Tiêu chí 8: Lý thuyết (10 đ)
Tổng điểm đạt được
Điểm của bài thực hành của nhóm…..
(Điểm của bài thực hành của nhóm = Tổng điểm đạt được/8)


Như vậy giáo viên sẽ đánh giá học sinh ở tiêu chí 2,3 và 8, học sinh sẽ ghi
điểm vào theo dõi trong phiếu học tập. Đối với các tiêu chí còn lại học sinh sẽ tự
đánh giá cho nhau và cho điểm theo hướng dẫn của giáo viên. Sau đó giáo viên
cho học sinh tính tổng điểm của từng nhóm như đã nêu ở phần biện pháp thực
hiện. Đồng thời yêu cầu các nhóm nạp danh sách tên thành viên nhóm có theo
dõi việc chuẩn bị cho bài thực hành và thành viên nói chuyện, không tham gia
thực hành để giáo viên trừ điểm đối những thành viên vi phạm.
Ví dụ: nhóm 1 điểm chung của cả nhóm là 8, bạn Lê Văn A không
mang nẹp trừ bạn 1 điểm, bạn Nguyễn Văn B nói chuyện trong giờ thực hành trừ
bạn 1 điểm, không mang nẹp trừ bạn 1 điểm. Vậy bạn bạn Lê Văn A còn 7 điểm,
bạn Nguyễn Văn B còn 6 điểm.

10


STT
1
2
3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM….
Họ và tên
Lỗi vi phạm trong
Điểm Điểm đạt
giờ học
bị trừ
được
Lê Văn A
Nói chuyện
1

7
Nguyễn Văn B
Nói chuyện và
2
6
không mang nẹp
….

Ghi chú

Ghi chú: Danh sách thành viên nhóm có thể được in ở mặt sau của phiếu chấm điểm bài thực
hành của nhóm

5. Ví dụ về một bài thực hành cụ thể:
Bài 12 : Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Bước 1: Trước khi bước vào thực hành giáo viên và học sinh cần chuẩn bị như
sau:
- Đối với giáo viên:
+ Thiết kế, chuẩn bị giáo án chu đáo, sử dụng các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt.
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành như nẹp, băng y tế, vải sạch và tranh vẽ
phương pháp sơ cứu và phương pháp băng bó cố định, phiếu học tập và đáp án
phần lý thuyết .
+ Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh cần chuẩn bị cho giờ thực hành. Yêu
cầu chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tự làm 2 thanh nẹp bằng gỗ hoặc tre dài
30 cm - 40 cm, mua bốn cuộn băng y tế, tự cắt bốn miếng vải sạch hoặc mua
bốn miếng gạc y tế. [5]
- Đối với học sinh:
+ Cần mang đầy đủ những dụng cụ thực hành mà giáo viên yêu cầu
+ Nhóm trưởng giao việc cho từng thành viên trong nhóm và ghi danh sách

theo dõi.
Bước 2: Đối với bài học này cần phát triển phương pháp thực hành theo kiểu
tìm tòi từng phần, học sinh được trực tiếp tham gia làm thực hành. Kết hợp với
phương pháp trực quan và phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ vận dụng để
củng cố khắc sâu kiến thức lý thuyết, nhằm trao đổi thông tin trong nhóm để học
sinh tự tìm ra các biện pháp vệ sinh, phương pháp xử lý các tình huống băng bó
khi gãy xương.
Về hình thức đánh giá: Cần kết hợp hình thức đánh giá của thầy với đánh giá
của trò thông qua phiếu học tập, giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá nhau
bằng cách chấm bài chéo lẫn nhau.
Bước 3: Giáo viên đưa ra những tiêu chí cụ thể trong phiếu học tập như sau:
-Tiêu chí 1: Chuẩn bị: Tổng điểm là 10 điểm.
11


Nếu thiếu 1 dụng cụ thực hành như 1 thanh nẹp hoặc 1 cuộn băng y tế hay
một miếng vải sạch trừ 1 điểm, thiếu 2 dụng cụ thì trừ 2 điểm…Nếu nẹp làm
chưa đẹp hay chưa đúng yêu cầu về kích thước, băng y tế hay miếng vải sạch
chưa đúng kích thước sẽ trừ 0,5 điểm đối với mỗi dụng cụ chưa đạt yêu cầu.
-Tiêu chí 2: Kĩ thuật: Tổng điểm là 10 điểm
Sai 1 thao tác trừ 1 điểm, ví dụ yêu cầu khi quấn băng y tế đối với xương
cẳng tay cần quấn từ trong ra cổ tay, nếu học sinh quấn nguợc lại là sai. Hoặc
khi học sinh làm chưa đẹp hay chưa đúng kĩ thuật phải làm lại thì cũng sẽ trừ đi
1 điểm.
- Tiêu chí 3: Thẫm mỹ: Tổng điểm là 10 điểm
Đối với tiêu chí này giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm đưa sản phẩm của nhóm
ra trước lớp để giáo viên so sánh đánh giá cho điểm. Nếu sản phẩm đẹp, quấn
chặt cho 10 điểm, nhóm nào quấn còn lỏng thì trừ đi 2 điểm, quấn chưa đều, đẹp
thì trừ 2 điểm, quấn chưa đúng vị trí trừ 2 điểm.
- Tiêu chí 4: Thời gian: Tổng điểm là 10.

Nhóm xong đầu tiên được giáo viên ghi nhận sẽ được 10 điểm, nhóm thứ 2
được 9 điểm, nhóm 3 được 8 điểm, nhóm 4 được 8 điểm. Nếu nhóm nào hết thời
gian qui định không có sản phẩm thì không có điểm.
- Tiêu chí 5: Ý thức thực hành: Tổng điểm là 10 điểm.
Trong nhóm nếu có 1 học sinh làm việc riêng, chạy lộn xộn hay không tham
gia làm thực hành sẽ trừ đi 1 điểm.
- Tiêu chí 6: Số lượng sản phẩm: Tổng điểm là 10 điểm.
Nhóm nào làm được nhiều sản phẩm nhất đúng đạt yêu cầu được 10 điểm,
nhóm nào ít nhơn 1 sản phẩm trừ đi 2 điểm
- Tiêu chí 7: Vệ sinh: Tổng điểm là 10 đ.
Nhóm nào dụng cụ mẫu vật sau khi thực hành để lộn xộn trừ 1 điểm, không
thu dọn dụng cụ mẫu vật, làm bẩn lớp như vứt băng y tế ra lớp trừ 2 điểm.
- Tiêu chí 8: Lý thuyết: Tổng điểm là 10 điểm
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trả lời một câu hỏi
Nhóm 1: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
Có 5 nguyên nhân chính sau:
+ Tai nạn giao thông
+ Tai nạn lao động
+ Tai nạn trong chơi thể thao
+ Sơ ý trong cuộc sống do trượt chân,trèo cây bị ngã
+ Do ẩu đả khi đánh nhau
Nếu học sinh trả lời đúng mỗi ý được 2 điểm
Nhóm 2: Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi ?

12


+ Khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi vì: Sự biến đổi tỉ lệ cốt giao
và chất vô cơ của xương thay đổi theo lứa tuổi
+ Ở người già xương có tỉ lệ chất cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ

gãy hơn ở người trẻ tuổi.
Đúng mỗi ý được 5 điểm
Nhóm 3: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần lưu ý những điểm gì?
+ Để bảo vệ xương tham gia giao thông cần phải tuân theo luật lệ giao thông
+ Ví dụ như: Đi bên phải, không lạng lách đánh võng, không vượt đèn đỏ, phải
đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển xe máy.
Mỗi ý được 5 điểm
Nhóm 4: Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta có nên nắn lại chỗ xương
gãy không? Vì sao? [4]
+ Gặp người bị tai nạn gãy xương, không được tự ý nắn xương, chỉ nên xử lý
một cách nhẹ nhàng, lau rửa vết thương, sơ cứu và băng bó tạm thời.
+ Vì điều đó có thể sẽ làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và
dây thần kinh có thể làm rách cơ và da
Mỗi ý đúng được 5 điểm
Mỗi câu hỏi giáo viên có thể cho điểm tối đa cho từng ý hoặc trừ điểm khi
học sinh không trả lời đủ ý. Ví dụ như đối với ý giải thích của nhóm 4: Nếu học
sinh chỉ trả lời được vì đầu xương gãy đụng chạm vàp mạch máu làm rách da.
Đối với đáp án này giáo viên trừ 2 điểm của học sinh. Tuỳ theo mức độ trả lời
của học sinh mà giáo viên linh hoạt cho điểm cho chính xác và khách quan.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
So sánh phần trăm (%) số lượng các điểm 15 phút là điểm bình quân của
các bài thực hành trong năm học 2015 – 2016 với năm học 2016 – 2017 để thấy
được hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tế:
Khi chưa áp dụng sáng kiến, năm học: 2015 – 2016
Lớp

8A


số


39

S.L điểm
Giỏi
15’ là
điểm thực Số
%
hành lượng

78

3

3,8

Khá
Số
lượng

%

17

21,8

Trung
Bình
Số
%


lượng

34

59,0

Sau khi áp dụng sáng kiến ở năm học: 2016 - 2017
Lớp
Sĩ S.L điểm
Giỏi
Khá
Trung
15’ là
số
Bình
điểm thực Số
Số
Số
%
%
%
8C

34

hành

lượng


68

18

lượng

26,5

24

lượng

35,3

26

38,2

Yếu
Số
lượng

%

12

15,4

Yếu
Số

lượng

%

0

0

13


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết quả nghiên cứu
Đổi mới phương pháp đánh giá thực hành trong tiết dạy đã tạo ra môi
trường học tập sinh động, sôi nổi, mỗi học sinh cùng xây dựng nhận thức qua
quan sát và việc làm cụ thể. Nó thúc đẩy học sinh linh hoạt, sáng tạo trong việc
khám phá cái mới, biểu lộ khả năng tích cực của trí tuệ và lòng hiểu biết của học
sinh.
Khi chưa đổi mới phương pháp đánh giá thực hành trong tiết dạy, giáo
viên sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thụ kiến thức theo một chiều làm
cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, lười học bài, soạn bài, nên hiệu quả tiết
học chưa cao.
Khi đổi mới phương pháp đánh giá thực hành được áp dụng trong tiết dạy,
Kết quả bước đầu cho thấy chất lượng học sinh đã nâng cao rõ rệt, các em chú ý
tập trung vào bài giảng say mê học tập chủ động sáng tạo trong tiếp thu kiến
thức, học sinh chủ động học bài, tích cực xây dựng bài, chuẩn bị bài tốt hơn, tạo
không khí tiết học sinh động, thoải mái và hiệu quả cao hơn.
II. Ý kiến đề xuất
Đề nghị các cấp quản lý giáo dục định kỳ cấp thêm 1 số dụng cụ thí
nghiệm để phục vụ cho giảng dạy các bài thực hành, một số thiết bị dạy còn

thiếu như kính hiển vi, máy chiếu, băng hình....
Phòng giáo dục và nhà trường hàng năm bổ sung và thay thế một số
phương tiện dạy học bị hư hỏng.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện và đúc rút
được qua thực tế giảng dạy, dù sao đó cũng chỉ là ý kiến chủ quan của tôi trong
tình hình của địa phương mình công tác, trong bài viết chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót cần bổ sung. Rất mong được sự góp ý chân thành của các
bậc đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và bản thân có những biện pháp,
phương pháp giảng dạy Sinh học tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Thanh, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết:

Nguyễn Sỹ Ngọc
14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Để học tốt Sinh học 8 Phan Thanh Hiền - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất
bản giáo dục
[2]. Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học – Lê Minh Châu - Nhà xuất bản
giáo dục
[3]. Át lát giải phẫu sinh lý người – Đào Như Phú - Nhà xuất bản giáo dục
[4]. Sinh lý học động vật và người – Nguyễn Quang Mai - Nhà xuất bản khoa
học kĩ thuật
[5]. Sách giáo khoa Sinh học 8 - Nhà xuất bản giáo dục

[6]. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm – Nguyễn Kế Hào - Nhà xuất bản
giáo dục
[7]. Phân phối chương trình Sinh học – Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
[8]. Thiết kế bài giảng sinh học 8 – Trần Khánh Phương - Nhà xuất bản Hà Nội
[9]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:
- Nguồn:

15



×