Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản công ở lớp học thông qua công tác chủ nhiệm lớp 11 c4 tại trường THPT triệu sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC
SINH GIỮ GÌN VÀ BẢO QUẢN “TÀI SẢN CÔNG” Ở LỚP
HỌC THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 11 C4 - TẠI
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2.

Người thực hiện: Trần Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp

THANH HÓA NĂM 2018
1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu


2.1.1. Khái niệm tài sản của công.
2.1.2. Nhà nước quản lí tài sản của công.
2.1.3. Nghĩa vụ của học sinh đối với tài sản của công - lớp học.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Một số hình ảnh về thực trạng ở trường THPT Triệu Sơn 2.
2.2.2. Nguyên nhân của thực trang.
* Từ phía nhà trường.
* Từ phía giáo viên.
* Từ phía học sinh.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Công tác giáo dục tư tưởng học sinh.
2.3.2. Kí biên bản giao nhận phòng học.
2.3.3. Thông qua bản qui chế thực hiện.
2.3.4. Triển khai kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
2.3.5. Công tác theo dõi, giám sát học sinh thực hiện nhiệm vụ.
2.3.6. Công tác khen thưởng và kỉ luật.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Một số kết quả đạt được
2.4.2. Hình ảnh về kết quả
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận.
* Kiến nghị
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo.
- Đối với nhà trường.

01
01
02
02
02

03
03
03
03
03
04
04
07
07
07
07
08
08
09
10
11
12
12
13
13
14
18
18
18
18
18

2



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ GD & ĐT, Sở GD &
ĐT Thanh Hoá, nhiều trường học đã đầu tư phát triển toàn diện và đồng bộ cho
sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng. Một trong những việc có ý nghĩa
đó là tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng cơ sở hạ tầng
theo hướng hiện đại hoá phục vụ cho hoạt động dạy và học một cách tốt nhất,
hiệu quả nhất.
Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất – kĩ thuật
cần thiết để giáo viên và học sinh sử dụng trong hoạt động dạy và học nhằm đạt
mục tiêu đề ra. Cơ sở vật chất nhà trường bao gồm: các vật dụng, những của cải
vật chất – tinh thần, phòng học ( bàn ghế, của sổ, bảng, quạt, bóng điện, máy
chiếu….), phòng thí nghiệm, các đồ dùng dạy học…Cơ sở vật chất – kĩ thuật là
tài sản của nhà trường cũng có nghĩa là tài sản của nhà nước. Chúng ta có thể
gọi đó là “tài sản công”. Giáo viên và học sinh được sử dụng tài sản đó nhưng
dưới sự quản lí của Nhà nước và Nhà nước uỷ nhiệm việc quản lí tài sản đó
cho các nhà trường.
Tại trường THPT Triệu Sơn 2, trong những năm qua với sự quan tâm
đầu tư của Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của đội ngũ giáo viên và đóng góp của
các bậc cha mẹ học sinh trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục, cơ sở vật chất – kĩ
thuật của nhà trường cũng từng bước được cải tạo, nâng cấp, chuẩn hoá, đầy đủ
và hiện đại hơn. Trường, lớp khang trang hơn, nhiều phòng học, lớp học được
trang bị tiện nghi, thiết bị đầy đủ hơn, có cả những loại thiết bị đắt tiền, giá trị
cao như: Máy chiếu đa năng, loa đài, tivi màn ảnh rộng kết nối mạng…..
Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị càng nhiều, giá trị của cơ sở vật chất
nhà trường ngày càng cao. Vậy một vấn đề đặt ra là: tài sản công đó được
chúng ta sử dụng, giữ gìn và bảo quản như thế nào? Vì nó được sử dụng trong
đơn vị tập thể, đông người, đặc biệt đối tượng sử dụng là học sinh THPT chưa
trưởng thành, nhiều em còn hiếu động và chưa ý thức được hết trách nhiệm của
mình với tài sản đó.

Sau một thời gian quan sát việc sử dụng, giữ gìn cơ sở vật chất – kĩ thuật,
trang thiết bị của học sinh ở một số lớp, tôi nhận thấy một thực trạng chung là:
Hầu hết các em chỉ biết sử dụng ( có khi còn sử dụng chưa đúng cách),
thiếu ý thức giữ gìn, bảo quản. Một số em còn nghịch ngợm, nghịch dại phá
hỏng cả thiết bị dạy học. Hầu hết máy móc, thiết bị để chỏng chơ, không lau
chùi, không khăn phủ, không tủ đựng….Các em rất thờ ơ, coi như không phải
của mình, không cần giữ gìn, bảo quản. Từ đó dẫn đến, cơ sở vật chất – kĩ
thuật, thiết bị dạy học nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng trong thời gian rất
ngắn.
Xuất phát từ thực trạng trên và xuất phát từ trách nhiệm của một giáo
viên tâm huyết với nghề, tôi đã triển khai có hiệu quả chủ đề tại lớp chủ nhiệm
11C4 và cách làm của tôi đã được nhân rộng trong toàn trường năm học 20172018. Từ những lí do trên, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm: Một
số biện pháp nhằm giáo dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản “tài sản
3


công” ở lớp học thông qua công tác chủ nhiệm lớp 11 C4 tại trường THPT
Triệu Sơn 2.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp các em nhận thức được, hiểu được “Tài sản công” là gì? Tài sản công
trong lớp học, trường học bao gồm những gì.
- Giáo dục các em có ý thức biết yêu quí tài sản công, từ đó biết giữ gìn và bảo
quản nó.
- Bằng những việc làm cụ thể để các em tham gia vào quá trình giữ gìn và bảo
quản tài sản của lớp học, trường học. Hình thành ý thức tự giác.
- Đào tạo các em thành những tuyên truyền viên, giáo dục, động viên, giúp đỡ
người khác trong việc thực hiện nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản công.
- Hình thành kĩ năng sống cho học sinh trong việc sử dụng, gữ gìn, bảo quản
tài sản của mình, của tập thể, của cộng đồng, của quốc gia ở bất cứ nơi nào.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Cụ thể là học sinh lớp chủ nghiệm: lớp học 11C4 - trường THPT Triệu Sơn 2.
- Ngoài ra thông qua một số giờ dạy trên lớp ở các lớp khác, tôi cũng đã đề cập,
nhắc nhở vấn đề này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn để tôi lên kế hoạch triển khai đề tài.
- Phương pháp khảo sát về suy nghĩ của học sinh trong việc giữ gìn và bảo quản
tài sản lớp học.
- Phương pháp nghiên cứu tâm lí học sinh THPT.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tổng hợp.
- Khen thưởng và kỉ luật.

4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: Một số biệp pháp nhằm Giáo dục ý
thức học sinh giữ gìn và bảo quản “tài sản công” ở lớp học thông qua công
tác chủ nhiệm lớp 11C4 tại trường THPT Triệu Sơn 2.
2.1.1. Thế nào là tài sản của công? ( Tài sản của Nhà nước)
Tài sản công (của Nhà nước): gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn
nước tự nhiên trong lòng đất, thềm lục địa, vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư
thuộc về các ngành kinh tế, xã hội, văn hoá…….đều thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
Như vậy là: tài sản công của nhà trường cũng thuộc một trong các loại
tài sản công của Nhà nước, được Nhà nước đầu tư để phục vụ lợi ích quốc gia.
2.1.2.Nhà nước thực hiện việc quản lí tài sản công như thế nào?
Nhà nước thực hiện quản lí tài sản công bằng việc ban hành, tổ chức,
thực hiện các quyết định của pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở
hữu toàn dân.

Như vậy là: Để quản lí tài sản công tại trường học, Nhà nước sẽ uỷ
nhiệm cho Ban giám hiệu và các cơ quan đoàn thế có liên quan tại trường học
đó chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí, thông qua các qui định của pháp luật ban
hành.
Nội dung này được qui định trong Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày
10/4/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ –
CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ qui định việc phân cấp quản lí nhà nước đối
với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản
được xác lập quyền sở hữu của nhà nước.
2.1.3. Công dân ( bao gồm cả học sinh) có nghĩa vụ tôn trọng và bảo quản
tài sản công ra sao?
* Đối với mọi công dân.
- Không được xâm phạm tài sản của Nhà nước và lợi ích cộng đồng.
- Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản công của nhà nước phải có trách nhiệm
bảo quản, giữ gìn, tiết kiệm, có hiệu quả.
* Đối với học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng.
- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp học như: bàn ghế, cửa sổ,
bóng điện, quạt, thiết bị…..
- Thực hiện đúng các nội qui của nhà trường như: nội qui mượn sách thư viện,
nội qui phòng học chung, phòng thí nghiệm, phòng đa năng…
- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng.
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Giữ gìn tài sản cá nhân là nhiệm vụ chung, tránh mất cắp….
Như vậy, việc sử dụng, giữ gìn và bảo vệ tài sản công của mọi công dân
nói chung và của học sinh trong các trường học nói riêng đã được Nhà nước qui
định rất rõ thông qua các điều luật của Bộ luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 2006 /2007.
Đây là cơ sở pháp lí để tôi triển khai công tác giáo dục ý thức học sinh
giữ gìn và bảo quản tài sản công tại lớp học tôi chủ nhiệm có hiệu quả.
2.2. Thực trạng của vấn đề nhiên cứu.

5


2.2.1. Một số hình ảnh phản ánh thực trạng sử dụng, giữ gìn, bảo quản tài
sản công tại một số lớp học ở trường THPT Triệu sơn 2, năm học 2016 –
2017.
- Bàn ghế gãy, cong, vênh, mất ốc vít.

6


- Quạt bẩn, cửa kính vỡ.

- Giá đỡ bình nước cáu bẩn, bảng điện lỏng….

7


- Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác để chỏng chơ, bụi bẩn, giây điện lằng
nhằng…không khăn phủ, không tủ đựng.

8


2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên.
* Từ phía nhà trường.
- Nhà trường đã giao khoán phòng học cho các lớp ngay từ đầu năm lớp 10. Các
lớp được tự chủ và tự sử dụng, bảo quản lớp học ( trong đó bao gồm cả cơ sở
vật chất – kĩ thuật và thiết bị dạy học) trong suốt 3 năm, cho tới khi học sinh tốt
nghiệp ra trường.

- Tuy nhiên, trong quá trình quản lí các lớp, nhà trường còn tồn tại một số hạn
chế sau:
+ Chưa thực sự quan tâm sâu sát đến việc sử dụng, giữ gìn và bảo quản tài sản
của học sinh ở các lớp học.
+ Chưa coi trọng việc giáo dục ý thức học sinh trong việc xác định quyền lợi,
nghĩa vụ, trách nhiệm của các em đối với tài sản của nhà trường và tập thể cộng
đồng. Hầu như chưa tổ chức được hoạt động ngoại khoá chuyên sâu vào chủ đề
này cho học sinh.
* Từ phía giáo viên.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp:
+ Do nhà trường chưa có những qui chế đủ mạnh nên hầu hết giáo viên chủ
nhiệm còn buông lỏng quản lí học sinh trong việc giữ gìn và bảo quản tài sản
công nhà trường, mà cụ thể ở lớp chủ nhiệm.
+ Từ chỗ còn buông lỏng học sinh nên hầu hết giáo viên chủ nhiệm chưa lên
được kế hoạch hoạt động cụ thể cũng như chưa đưa ra được qui chế, chế tài hợp
lí cho việc giáo dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản lớp học có hiệu
quả.
- Giáo viên bộ môn:
Hầu hết các giáo viên không để ý, không quan tâm đến việc này. Họ cho
rằng nhiệm vụ giáo dục và quản lí học sinh trong việc sử dụng, giữ gìn và bảo
quản tài sản công ở lớp học là của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy
giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cũng chưa kết hợp chặt chẽ được
trong việc giáo dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản công.
* Từ phía học sinh - cụ thể học sinh lớp chủ nhiệm – 11 C4.
- Lớp 11 C4 có 43 học sinh, trong đó 25 nam.
- Hầu hết học sinh xuất thân từ gia đình thuần nông, một số ít con của gia đình
kinh doanh, buôn bán hoặc công chức. Nhìn chung kinh tế còn khó khăn. Từ
thực tế này đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho công tác giáo dục đạo
đức học sinh nói chung cũng như giáo dục ý thức các em trong việc giữ gìn và
bảo quản tài sản của trường, của lớp ( tài sản công).

+ Thuận lợi: Phần lớn các em ngoan, bản chất hiền lành, chịu khó, có tinh thần
hiếu học. Vì vậy dễ giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
+ Khó khăn:
. Đa số các em cho rằng mình đi học là chỉ lo việc học, các em rất thờ ơ, không
có trách nhiệm đối với tài sản của lớp học. Coi tài sản đó không phải là của
mình, nên không cần quan tâm gìn giữ, bảo quản. Kiểu “cha chung không ai
khóc”.

9


. Một số học sinh cá biệt của lớp thiếu ý thức, thường xuyên nghịch ngợm,
đập bàn nghế, lôi kéo, leo trèo lên bàn ghế, cửa sổ; viết, vẽ bậy lên bàn, lên
tường, vặn ốc vít của bàn ghế…..
. Một số học sinh vẫn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng,
giữ gìn và bảo vệ tài sản của lớp, song còn e ngại, chưa dám mạnh dạn thể hiện,
sợ bạn bè trêu ghẹo là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Hoặc một số bạn cũng
ý thức được trách nhiệm đó nhưng lười nhác, không muốn lao động, ngại lau
chùi, quét dọn, giữ vệ sinh cho tài sản.
. Xuất phát từ thói quen, cách sống của các em ở gia đình: Nhiều gia đình cha
mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục ý thức cho các con em mình trong
việc sử dụng, giữ gìn và bảo quản vật dụng, tài sản trong gia đình. Các em chỉ
biết có học là học hoặc là lo chơi bời các trò khác như điện tử, Facebook…mà
không có hoặc rất ít quan tâm đến công việc nhà. Vì vậy, các em không biết làm
gì, không để ý đến gì, hình thành lối sống thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm,
quan sát đến thế giới xung quanh. Thói quen đó đã theo các em đến trường, đến
lớp và ảnh hưởng không ít đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh ở nhà
trường.
Như vậy, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: từ phía nhà trường,
giáo viên, học sinh và kể cả từ phía phụ huynh học sinh như trên đã dẫn đến

thực trạng đáng báo động là cơ sở vật chất trường học xuống cấp ngày càng
nghiêm trọng. Điều này phản ánh rõ ý thức yếu, kém của học sinh trong việc sử
dụng, giữ gìn và bảo quản tài sản công. Nếu không có những biện pháp giáo
dục, quản lí kịp thời, hình thành cho các em ý thức tự giác thì dẫn đến hậu quả
khôn lường, ngày nay có thế các em không quan tâm giữ gìn cái quạt, cái bàn,
cái ghế…..nhưng ngày mai có thể các em sẽ làm hư hỏng, thất thoát tài sản
quốc gia với giá trị cao.
Từ thực trạng trên, tôi đã rất lo lắng, xót xa cho tài sản của nhà
trường, vừa mới sắm đó nhưng rồi nhanh chóng bị hư hỏng, không dùng được
nữa. Để khắc phục và chấm dứt thực trạng trên, năm học 2017 – 2018, tôi đã
triển khai một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức học sinh giữ gìn, bảo quản tài
sản công tại lớp chủ nhiệm. Những biện pháp này triển khai có hiệu quả rất cao,
sau một thời gian tôi thực hiện có hiệu quả nhà trường đã áp dụng, triển khai
trong toàn trường.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Tôi chỉ đề cập đến các giải pháp đã triển khai tại lớp chủ nhiệm 11 C4.
Các giải pháp này được thực hiện đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau trong
cả một quá trình giáo dục.
2.3.1. Giáo dục tư tưởng cho học sinh.
- Thời gian triển khai: ngay từ những buổi học đầu tiên của năm học, khi nhận
được phòng học của nhà trường giao cho.
- Thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp cuối tuần.
- Phân tích cho các em hiểu: tài sản công là gì? Bao gồm những gì cụ thể trong
lớp học của mình, cho học sinh phát biểu, nêu các vật dụng, thiết bị cụ thể. Sau
đó giáo viên nhấn mạnh: Tài sản công ở lớp học bao gồm tất cả những vật dụng
như: phòng học, bàn ghế, tường, bảng, quạt, loa đài, máy chiếu, bóng
10


điện…..Để có tài sản đó nhà nước phải đầu tư vốn kết hợp với đóng góp của

nhà trường và đóng góp của cha mẹ các em. Tài sản đó cô trò được sử dụng
phục vụ cho học tập, nhưng dưới sự quản lí, giám sát của nhà trường ( Nhà
trường là cơ quan được Nhà nước uỷ nhiệm quản lí thay cho Nhà nước).
- Giáo viên cho học sinh phát biểu về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của
các em trong việc sử dụng, giữ gìn và bảo quản tài sản công của lớp như thế
nào? Sau đó giáo viên cũng làm rõ:
+ Quyền lợi của các em: được sử dụng tài sản công tại lớp học phục vụ cho quá
trình học tập tại lớp, hoặc khi được giáo viên chủ nhiệm cho phép các em được
sử dụng phục vụ cho một số hoạt động khác của lớp như: tập văn nghệ, ngoại
khoá…
+ Trách nhiệm, nghĩa vụ: giữ gìn, trông coi, bảo quản, tu bổ, tiết kiệm, lau chùi,
vệ sinh hàng ngày cho vật dụng, thiết bị của lớp. Coi tài sản của lớp như tài sản
của mình, của gia đình mình.
Với biện pháp này, ngay từ đầu tôi đã hình thành cho học sinh ý thức về
quỳên lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với tài sản của lớp. Biện pháp
giáo dục tư tưởng này vẫn phải tiếp tục triển khai trong suốt quá trình giáo dục
cho đến khi hình thành ý thức tự giác ở các em.
2.3.2. Kí biên bản giao nhận phòng học và cơ sở vật chất cho học sinh.
- Ngay trong buổi đầu của năm học.
- Giáo viên đại diện nhà trường thảo ra biên bản giao nhận.
- Học sinh cả lớp kiểm tra về cơ bản số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị
phòng học trước khi kí nhận.
- Mục đích:
+ Thông qua việc làm này để học sinh thấy được tính nghiêm túc, quan trọng
của nhà trường và giáo viên trong việc sử dụng, giữ gìn và bảo quản tài sản của
công ở lớp học.
+ Tạo nên tính dân chủ đối với học sinh: trước khi kí giao nhận, học sinh được
kiểm tra, đánh giá chất lượng, số lượng của cơ sở vật chất mình đựơc sử dụng.
Thông qua việc này tạo ra cho các em kĩ năng quan sát, để ý đến những gì xung
quanh mình và có thể đánh giá được nó, ứng xử với nó tốt hơn. Tránh sự thờ ơ,

vô cảm.
+ Tạo ra cơ sở pháp lí để giáo viên và học sinh cùng thực hiện tốt hơn.
- Dưới đây là mẫu biên bản kí giao nhận cơ sở vật chất – kĩ thuật phòng học
11C4.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
BIÊN BẢN KÍ GIAO NHẬN CƠ SỞ VẬT CHẤT PHÒNG HỌC
LỚP 11C4 – NĂM HỌC 2017 – 2018.

- Đại diện nhà trường THPT Triệu Sơn 2:
Giáo viên chủ nhiệm: Trần Thị Ngọc.
- Đại diện học sinh lớp 11 C4: lớp trưởng
11


Kí biên bản giao nhận cơ sở vật chất – kĩ thuật phòng học - lớp 11 C4
Bảng thống kê số lượng, chất lượng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của lớp
11C4.
Tên cơ sở vật
Số
Hiện trạng chất lượng
Ghi
chất, thiết bị.
lượng
chú
1. Phòng học cố 01
- Tầng 2, mới cải tạo lại.
định
2. Tường
- Sơn mới, màu xanh.

3. Cửa chính
02
- Một cửa mở chính, cánh cửa gỗ đã cũ
nhưng còn chắc chắn.
- Một cửa thường xuyên đóng, cánh cửa gỗ
đã cũ.
3. Cửa sổ
05
- Khung cửa và cánh cửa bằng gỗ đã cũ, còn
chắc. Có cửa kính bên trong.
- Cửa kính sát bàn giáo viên nứt một miếng
kính.
4. Bàn ghế
24 bộ - Khung sắt, mặt bàn bằng gỗ ép, có đinh
vít.
- Đã dùng rồi nhưng còn chắc, sạch sẽ.
5. Bóng điện
04
- Bóng tuýt dài 1m2, còn sáng.
6. Quạt trần
02
- Lắp mới, chạy tốt.
7. Quạt treo 05
- Lắp mới, chạy tốt.
tường
8. Bộ loa
01 bộ - Đã cũ, bình thường.
9. Ti vi treo 01 cái - Lắp mới.
trường
10. Máy chiếu

01 bộ - Lắp mới.
Triệu Sơn, ngày 7/9/2017.
Đại diện các bên kí giao nhận.
Giáo viên chủ nhiệm.
Kí, ghi rõ học tên.

Đại diện học sinh lớp 11 C4
Kí ghi rõ họ tên
1. Lớp trưởng:……………….....
2. Bí thư…………………………

Trần Thị Ngọc.
2.3.3. Thông qua bản qui chế thực hiện:
- Bản qui chế này được biên soạn trên cơ sở pháp lí của nhà nước qui định và
nội qui của nhà trường đề ra, ngoài ra còn dựa trên cơ sở trao đổi, thảo luận,
thống nhất giữa giáo viên và học sinh của lớp chủ nhiệm trong việc sử dụng,
giữ gìn và bảo quản tài sản công ở lớp học.
- Thông qua việc thực hiện qui chế trường học nói chung và qui chế về việc
giữ gìn, bảo quản tài sản công ở lớp học để giáo viên đánh giá quá trình rèn
12


luyện và tu dưỡng đạo đức của học sinh. Qua đó giáo viên có những biện pháp
phù hợp điều chỉnh các hành vi của các em, hướng các em dần hoàn thiện bản
thân hơn.
- Nội dung bản qui chế về việc sử dụng, giữ gìn và bảo quản tài sản công ở lớp
học 11 C4.
TT
Nội qui
Ghi

chú
1
+Tất cả tài sản của lớp học ( Cơ sở vật chất, thiết bị) chỉ được sử
dụng phục vụ cho mục tiêu dạy - học, ngoài ra không được sử
dụng cho mục đích khác nếu như không được nhà trường, giáo
viên chủ nhiệm cho phép.
2
+ Không được tự tiện tháo gỡ, di chuyển, lắp đặt hoặc lấy cắp vật
dụng của lớp.
3
+ Giữ gìn, bảo quản, vệ sinh vật dụng của lớp thường xuyên: Sửa
soạn ngay ngắn, lau chùi, tu bổ.
4
+ Không được xâm hại, làm hỏng đến các vật dụng như: không
viết,vẽ làm bẩn lên tường, bàn ghế, làm vỡ bóng điện, vỡ kính,
gãy cánh quạt, vỡ màn hình vi tính, máy chiếu….
5
+ Giữ gìn vệ sinh chung của lớp học, thường xuyên quét mạng
nhện, quét dọn sàn nhà sạch sẽ, sắp đặt vật dụng ngay ngắn, gọn
gàng.
6
+ Báo cáo ngay với giáo viên chủ nhiệm hoặc lớp trưởng khi vật
dụng có sự cố xảy ra để kịp thời có biện pháp xử lí, tu bổ.
7
+Có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản tài sản công của nhà
trường.
- Bản nội qui này được đánh máy và in phong chữ to, dán lên bảng phụ treo
trước lớp để cả lớp tiện theo dõi và thực hiện.
2.3.4. Triển khai kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
* Giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch cụ thể theo tuần, theo tháng.

- Kế hoạch được lên chi tiết, cụ thể theo tuần.
- Thời gian công bố kế hoạch vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần ( vào thứ 7) của
tuần trước, trước khi thực hiện nhiệm vụ trong tuần sau.
- Học sinh của tổ, nhóm hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ phải ghi nhớ để thực
hiện.
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao:
- Tất cả học sinh trong lớp phải thực hiện đúng nội qui của lớp nói chung và
những qui định về việc giữ gìn và bảo quản tài sản công ở lớp học nói riêng.
- Ngoài việc thực hiện những qui định chung, học sinh sẽ được phân công hoạt
động theo tổ, nhóm hoặc cá nhân. Mục đích để gắn trách nhiệm cụ thể cho các
em. Hình thành ý thức tự giác ở học sinh.
+ Một tổ có số lượng : 10 đến 11 học sinh.
+ Làm nhiệm vụ: Theo buổi, tuần.
+ Nhiệm vụ đối với cá nhân của tổ: Phải hoàn thành nhiệm vụ tổ trưởng, nhóm
trưởng của mình giao cho mà trước hết là giữ vệ sinh, giữ bàn ghế sạch đẹp, bảo
13


quản các ốc vít của bàn ghế nơi mình ngồi….. Kết hợp với tổ viên khác làm tốt
nhiệm vụ của tổ.
+ Đối với tổ, nhóm: phải đảm bảo hoàn thành các công việc được giao như:
. Làm trực nhật thông thường: quét dọn vệ sinh phòng học sạch sẽ, dặt giẻ, lau
bảng, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn trong tất cả các buổi học trong tuần.
. Ngoài ra: các em phải thường xuyên quan sát, kiểm tra tất cả các tài sản, vật
dụng, thiết bị của lớp để kịp thời phát hiện có bụi bẩn, trục trặc hư hỏng gì
không, cần sửa chữa gì…báo cáo lại với lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm
để xử lí kịp thời.
. Thường xuyên làm vệ sinh cho các vật dụng, thiết bị của lớp như: quắc mạng
nhện, lau cửa, lau quạt, lau máy tính, lau chùi giá đựng bình nước, làm vệ sinh
thật sạch góc để giá và bình nước uống…Công việc này làm thường xuyên ở

các tổ. Tuy nhiên, công việc này hầu như được các tổ bố trí tổng dọn dẹp lau
chùi, bảo dưỡng vật dụng, thiết bị vào sáng sớm thứ 7 hàng tuần, trước khi bàn
giao cho tổ khác. Vì được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên nên lớp học lúc nào
cũng sạch sẽ, thoáng, mát, vật dụng ít hư hỏng.
2.3.5. Công tác theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng công việc giữ gìn,
bảo quản tài sản công ở lớp học.
- Công tác theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng công việc của học sinh
phải diễn ra thường xuyên theo từng tiết học, buổi học và tổng kết vào buổi sinh
hoạt cuối tuần.
- Ban giám sát, đánh giá chất lượng bao gồm: giáo viên chủ nhiệm phối hợp
với ban viên như: lớp trưởng, lớp phó, bí thư và các tổ trưởng, tổ phó của lớp.
Tất cả hoạt động của tổ, lớp được ban viên ghi chép vào nhật kí. Những thiết bị,
vật dụng cần sửa chữa hoặc những việc bất trắc xảy ra phải báo cáo ngay với
giáo viên chủ nhiệm hoặc báo cáo với giáo viên quản lí bên cơ sở vật chất của
nhà trường để xử lí kịp thời.
- Nếu không có gì bất thường xảy ra thì công tác đánh giá chất lượng giữ gìn và
bảo quản tài sản của lớp sẽ được tổng kết trong buổi sinh hoạt cuối tuần ( tiết 5
thứ 7) cùng với việc đánh giá các hoạt động khác của lớp.
- Sau tổng kết giáo viên chủ nhiệm tiếp tục đưa ra kế hoạch hoạt động của tuần
sau dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm cái chưa đạt được cũng như phát huy thành
tích đạt được của hoạt động tuần trước.
2.3.6. Công tác khen thưởng và kỉ luật.
* Thực hiện việc làm này thường xuyên theo tuần.
* Nếu không có gì bất thường xảy ra, vào buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, trên cơ
sở đánh giá chất lượng thực hiện công việc của học sinh để đưa ra quyết định
khen thưởng hay kỉ luật ( dưới nhiều hình thức).
* Hình thức khen thưởng và kỉ luật:
- Khen thưởng: những học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nói
chung ( trong đó có nhiệm vụ giữ gìn và bảo quản tài sản lớp học). Khen
thưởng theo đúng qui chế của lớp đã đề ra. Khen thưởng chủ yếu dưới hình thức

tuyên dương trước lớp, cộng điểm thi đua và xét hạnh kiểm, xếp loại hạnh kiểm
từng tuần.
- Kỉ luật: Tuỳ theo từng mức độ vi phạm, xét theo tuần.
14


+ Không hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ công việc được giao làm đối phó, chưa
đến nơi đến chốn, qua loa, đại khái: bị nhắc nhở trước lớp, xếp hạnh kiểm loại
K.
+ Không hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ không chịu làm công việc được giao,
chây lười, ỉ lại: bị phê bình, khiển trách trước lớp, xếp hạnh kiểm loại TB.
+ Không hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ không làm, có hành vi cưỡng lại: Viết
bản kiểm điểm, xếp hạnh kiểm loại Y, phạt tiếp tục công việc đó một tuần nữa.
+ Thiếu ý thức, cố tình phá hoại tài sản công: mời đại diện nhà trường và phụ
huynh đến lớp họp, xem xét và lập biên bản kỉ luật, lưu hồ sơ.
Kết quả đánh giá học sinh theo từng tuần được lưu nhật kí và dựa trên cơ
sở đó giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm học sinh trong cả năm học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một năm học 2017 – 2018 triển khai thực hiện, sáng kiến kinh
nghiệm của tôi đã đạt kết quả rất tốt ở lớp, được nhà trường phổ biến, nhân rộng
ra toàn trường.
2.4.1. Qua việc triển khai, thực hiện chủ đề: Một số biện pháp nhằm giáo
dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản của công thông qua công tác
chủ nhiệm lớp 11 C4 tại trường THPT Triệu Sơn 2 đạt kết quả như sau:
- Thứ nhất: nâng cao ý thức cho học sinh trong việc sử dụng, giữ gìn và bảo
quản tài sản của công mà cụ thể là ở lớp học. Hầu hết các em được giáo dục tư
tưởng, biết được, hiểu được tài sản của công là gì. Tài sản lớp học của mình
gồm có những gì. xác định được quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với tài sản
đó như thế nào. Tránh được sự thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm của các em đối
với các vật dụng của lớp học cũng như các vật dụng của cộng đồng.

- Thứ hai: Các em đều được trực tiếp tham gia vào quá trình sử dụng, giữ gìn
và bảo quản các vật dụng, thiết bị, máy móc…. ở lớp học. Từ thực tiễn này đã
hình thành và rèn luyện cho các em :
+ Sống có trách nhiệm hơn: biết quí trọng tài sản của lớp học, coi nó như tài sản
của cá nhân mình đồng thời cũng biết quí trọng tài sản của cộng đồng. Biết làm
nhiều việc thiết thực để giữ gìn và bảo quản tài sản đó như: các em rất chăm lau
chùi vật dụng, trang thiết bị, máy móc, quét dọn giữ vệ sinh sạch sẽ lớp học,
vặn chặt và bảo quản từng cái ốc vít của bàn ghế, sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp….
+ Rèn luyện cho các em kĩ năng tự lập: các em tự bố trí thời gian, lên kế hoạch,
tự sắp xếp và tự làm lấy công việc được giao như: đi sớm hơn, tự sắp xếp làm
việc nào trước, việc nào sau, trong quá trình làm như thế nào…tự các em phải
lo liệu.
+ Hình thành ở các em thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
+ Hình thành ý thức tự giác, góp phần vào quá trình giáo dục, phát triển toàn
diện cho học sinh
+ Các em có ý thức tuyên truyền, giúp đỡ nhiều bạn lớp khác thực hiện tốt
nhiệm vụ, thậm chí còn tuyên truyền về tận các phụ huynh để làm tốt việc giữ
gìn và bảo quản tài sản của gia đình.
Dưới đây là bảng khảo sát của tôi về ý thức học sinh trong việc giữ gìn
và bảo quản tài sản công – tài sản của lớp học 11 C4 trước và sau khi thực hiện
sáng kiến kinh nghiệm.
15


Nội dung khảo sát

Trước khi thực hiện sáng
Sau khi thực hiện sáng kiến
kiến kinh nghiệm.
kinh nghiệm

Sĩ số lớp 11 C4: Biết
%
Không %
Biết %
Không %
43 HS
1. Tài sản công là 15/43 34,8 28/43 65, 40/43 93,0 03/43 0,7
gì?
2
2. Tài sản của lớp 13/43 30,3 30/43 69,7 38/43 88,4 05/43 11,6
học do đâu mà có?
3. Em có quyền gì 18/43 41,9 25/43 58, 41/43 95,3 02/43 4,7
đối với tài sản
1
công ở lớp học?
4. Em phải làm gì 18/43 41,9 25/43 58, 43/43 100. 0
0
để giữ gìn và bảo
1
0
quản tài sản công
ở lớp học?
5. Em hiểu như thế 17/43 39,5 26/43 60, 40/43 93,0 03/43 0,7
nào về câu nói:
5
“của
bền
tại
người”?
Như vậy, qua bảng điều tra với kết quả như trên cho chúng ta thấy

rất rõ ý thức của học sinh về việc giữ gìn và bảo quản tài sản công ở lớp 11 C4
trước và sau khi thực hiện chủ đề sáng kiến kinh nghiệm này.
- Trước khi thực hiện chủ đề, hầu hết các em học sinh lớp 11 C4 đều có nhận
thức và ý thức rất kém. Các em không biết, không hiểu tài sản công là gì, tài sản
lớp học gồm những gì. Chưa xác định đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân đối
với tài sản công – tài sản lớp học. Chưa biết xác định cần làm những gì thiết
thực nhất cho việc bảo quản tài sản đó.
- Sau khi thực hiện chủ đề, phần lớn học sinh của lớp đã nhận thức rất rõ trách
nhiệm của mình đối với tài sản của lớp nói riêng và tài sản công nói chung.
Làm một cách thuần thục các công việc nhằm giữ gìn và bảo quản tài sản của
lớp. Hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói “ của bền tại người”. Hơn nữa là các em
đều tự giác, không phải cần đến sự giám sát, đôn đốc của giáo viên hay ban cán
sự lớp.
2.4.2. Kết quả đạt được của sáng kiến còn được phản ánh rõ nét qua một số
hình ảnh về cách giữ gìn và bảo quản tài sản công của lớp 11 C4, năm học
2017 - 2018.
* Cách bảo quản thiết bị dạy học.

16


- Máy tính được lau sạch sẽ, phủ khăn khi không sử dụng

17


- Màn hình, máy chiếu, loa và các vật dụng được treo cao, giữ sạch sẽ.

- Lớp học sạch sẽ, cửa sổ được treo những giò cây xanh, thân thiện.


18


- Sân trường xanh, sạch, đẹp.

19


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
* Kết luận.
Thiết nghĩ, việc giáo dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản
công - cụ thể là giữ gìn, bảo quản tài sản công ở lớp học là vô cùng quan trọng
và cần thiết ở mỗi nhà trường. Việc làm này góp phần hình thành nhân cách, rèn
luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh. Nhằm phát triển năng lực toàn diện học
sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất
lượng nguồn nhân lực của xã hội, cũng như xu hướng hội nhập quốc tế hiện
nay.
Các em là mầm xanh, là tương lai của đất nước. Ngày hôn nay chúng ta
dạy giỗ các em biết yêu quí, tôn trọng, sống có trách nhiệm với từng vật dụng
nhỏ như cái bàn, cái ghế, cái quạt, bóng điện….thậm chí là biết giữ gìn tận cái
giẻ lau bảng, thì đổi lại ngày mai đất nước sẽ có những lớp người, những nguồn
nhân lực có đức, có tâm biết giữ gìn, bảo quản, tiết kiệm….tài sản công, tài
nguyên thiên nhiên của quốc gia dân tộc, làm giàu cho chính mình và làm giàu
cho quê hương đất nước.
Từ những ý nghĩa vô cùng to lớn trên cũng như hiệu quả công việc của
tôi đã đạt được trong việc giáo dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản
công ở lớp 11 C4 tại trường THPT Triệu Sơn 2, năm học 2017 – 2018, trường
tôi đã lấy đây là mô hình mẫu để giáo dục học sinh trong toàn trường và bước
đầu cũng đã đạt những kết quả đáng kể.
* Kiến nghị, đề xuất.

- Đối với Sở giáo dục và Đào tạo:
+ Tôi mong rằng, trong thời gian sắp tới các đồng chí lãnh đạo sẽ có những hoạt
động thiết thực, cụ thể nhằm định hướng cho các nhà trường, các giáo viên triển
khai công tác giáo dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản công của nhà
trường và rộng hơn là của cộng đồng.
+ Có thể tổ chức thông qua các đợt tập huấn cho giáo viên hoặc thông qua việc
phát động trong toàn ngành những phong trào cụ thể có liên quan đến việc giáo
dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản của mình, của lớp, của trường
và của cộng đồng xung quanh mình.
- Đối với nhà trường:
+ Ban giám hiệu nhà trường nên có kế hoạch cụ thể, chi tiết và thường xuyên
hơn trong việc giáo dục ý thức học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản của công ở
nhà trường.
+ Có thể tổ chức các buổi ngoại khóa, thông qua các buổi chào cờ để giáo dục
học sinh cũng như phát động các phong trào thi đua cụ thể khác.
Có được sự chỉ đạo của cấp trên cộng thêm sự nhiệt tình, năng nổ
của giáo viên và sự đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường thì chắc chắn
nhà trường sẽ đạt kết quả rất tốt trong việc giáo dục học sinh giữ gìn, bảo quản
tài sản công nói riêng và sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói chung.
Trân trọng cảm ơn!

20


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Tác giả
.

Trần Thị Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trích dẫn trong trang Web: https//www.ohay.Tv.
2. Trích tâm lí học lứa tuổi học sinh.
3. Báo điện tử: Tham khảo một số điều luật của nước Việt Nam về quyền và
trách nhiệm của học sinh THPT đối với tài sản của nhà trường.
4. Trích dẫn trong trang Web: Cốc cốc, các sử dụng, bảo quản thiết bị học tập
của nhà trường THPT.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Trần Thi Ngọc
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Triệu Sơn 2.
TT
1

2

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

Một số biện pháp nâng cao
chất lượng quản lí và giáo
dục đạo đức học sinh thông

qua giờ sinh hoạt lớp ở
trường THPT Triệu Sơn 2.
Hệ thống hóa kiến thức lịch
sử có cùng nội dung trong
ôn thi tốt nghiệp THPT
( Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945)

Sở GD & ĐT
Thanh Hóa

Sở GD & ĐT
Thanh Hóa

21

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại
2011 - 2012

C

2013 - 2014
C




×