Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Công tác giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.24 KB, 14 trang )

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh ho¸

Trưêng THPT Nguyễn Thị Lợi
================

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Ở LỚP CHỦ NHIỆM - BẬC THPT

Người thực hiện : Trần Thị Tú Anh
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm

THANH HÓA NĂM 2019

1


MỤC LỤC

Nội dung
1. Phần mở đầu
1. 1. Lý do chọn đề tài
1. 2. Mục đích nghiên cứu
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
1. 4. Phương pháp nghiên cứu .
1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh
nghiệm .
2. Nội dung sáng kiến
2. 1. Cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm


2. 2.Thực trạng của vấn đề học sinh cá biệt .
2. 3. Các giải pháp
2. 4. Hiệu quả của Giáo dục học sinh cá biệt đối
với hoạt động giáo dục
3. Kết luận và kiến nghị
3. 1. Kết luận
3. 2. Kiến nghị
4. Tài liệu tham khảo .

Trang
1
1
1
1
1
1
2
2
2
4
10
10
10
10
12

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài :
Từ thực tiễn của nhà trường , trong những năm qua bản thân tôi đã từng làm công tác
chủ nhiệm, đã tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh nên ít nhiều cũng đã tích lũy nhiều
kinh nghiệm cho bản thân . Trong năm học qua nhà trường có một số học sinh rơi vào
trường hợp " học sinh cá biệt", trong đó đáng nói nhất là có cả học sinh bị đưa ra Hội
đồng kỷ luật nhà trường.
Đứng trước tình hình đó , bản thân là một trong những giáo viên chủ nhiệm của nhà
trường cần phát huy tinh thần trách nhiệm của mình nhiều hơn đối với những thầy cô
làm công tác chủ nhiệm lớp . Trong khi ngày nay nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư cho
giáo dục , bằng nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng , hiệu quả giáo dục .
Trong toàn nghành giáo dục đang thực hiện một cuộc vận động " Hai không với bốn nội
dung " ; phong trào thi đua " mỗi thầy cô là tấm gương đạo đức , tự học, sáng tạo";
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực ". Vì vậy vai trò
của giáo viên chủ nhiệm không thể xem nhẹ , nhất là trong việc giáo dục học sinh cá
biệt . Mỗi thầy cô giáo với tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình
bằng mọi cách phải giúp các em có được nhận thức dúng đắn trong lao động, học tập ,
phải uốn nắn các em từ 'người xấu " trở thành "người tốt" nếu không khéo sẽ làm hỏng
cả một thế hệ của các em , đồng thời cũng là gánh nặng cho gia đingf và xã hội
Với những lý do trên , bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân , tôi viết sáng
kiến kinh nghiệm với " Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ
nhiệm lớp ở trường THPT", với sáng kiến kinh nghiệm này hy vọng ít nhiều sẽ góp
phần trong việc giáo dục học sinh cá biệt , nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
những năm học tới .
1.2 . Mục đích nghiên cứu :
- Giúp học sinh cá biệt có những nhận thức đúng đắn trong học tập , từ đó suy nghĩ
đúng đắn hơn , hòa nhập hơn với bạn bè và đem lại kết quả học tập tốt hơn .
- Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn hơn trong suy nghĩ , hành vi , thái độ chuẩn mực
của mình với những người xung quanh.
- Đánh giá đúng thực trạng của học sinh cá biệt nhằm đưa ra các giải pháp giáo dục để
giảm số lượng học sinh vi phạm nội quy nề nếp của lớp , của trường giúp các em học

tập và rèn luyện tốt hơn .
1. 3. Đối tượng nghiên cứu :
- Học sinh cá biệt trong lớp chưa chăm ngoan học tập có nhiều hạn chế.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp quan sát .
- Phương pháp tìm hiểu
- Phương pháp lập kế hoạch
- Phương pháp tham mưu.
- Phương pháp thực hành , vận dụng.
1. 5. Điểm mới trong phạm vi áp dụng sáng kiến
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về thực trạng của trường THPT trong những năm
qua , đặc biệt là năm học 2018 - 2019 để áp dụng cho năm học tới .
3


Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến học sinh cá biệt .
Với sáng kiến nêu trên , bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho những học sinh cá
biệt từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập theo hướng tích cực Giúp các
em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ phục vụ chính bản thân
các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia đình , góp phần xây dựng quê hương , đất nước .
Giúp các em thấy được công lao to lớn của các bậc làm cha ,làm mẹ nuôi con ăn học ,
sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách , kĩ năng
sống cho các em . Từ đó các em biét mình sẽ làm gì thay những lời tri ân đầy ý nghĩa .
Bên cạnh phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò , trách nhiệm của
mình , đối với nghề nghiệp , đặc biệt trong công tác chủ nhiệm. Nghề dạy học
là một nghề thiêng liêng cao quý , không phải ai cũng làm được như cố Thủ Thủ Tướng
Phạm Văn Đồng đã nói : " Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao
quý ". Đồng thời giúp cho một số ít thầy cô xóa đi tư tưởng kỳ thị , phân biệt đối với
học sinh không ngoan mà phải xác định " Tất cả vì học sinh thân yêu". Để góp phần xây
dựng học tập " Trường học thân thiện học sinh tích cực ".

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở của sáng kiến
* Cơ sở lí luận .
Khái niệm " Học sinh cá biệt " được hiểu đó là những học sinh có cá tính khác biệt so
với số đông học sinh bình thường . Những học sinh này thường xuyên vi phạm nội quy ,
quy định của trường lớp . Chính vì vậy , giáo dục học sinh cá biệt không có biện pháp
chung cho mọi đối tượng học sinh mà tùy vào đối tượng học sinh cá biệt . NHưng có
một điểm chung là cần có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường , gia đình và xã hội .
* Cơ sở thực tiễn
- Trường THPT Nguyễn Thị Lợi nằm trên địa bàn khá phức tạp , gần chợ ... có thể nói
là điểm đến của bất cứ loại hình văn hóa , các thành phần kinh tế , các thành phần lối
sống con người trong xã hội ... lôi kéo học sinh .
- T hành phần kinh tế của phụ huynh cũng đa dạng . Một số phụ huynh có điều kiện
kinh tế cao chiều con nên đâm ra hư hỏng : có phụ huynh lo việc buôn bán , kinh doanh
nhà hàng , khách sạn ... không quan tâm đến việc học của các con nên có em hay đua
đòi ăn chơi : có nhiều gia đình nghèo quá khó khăn , sức học lại yéu nên chán học lại bị
bạn bè rủ rê , lôi kéo ...
- Các loại hình kinh doanh trò chơi giải trí như : điện tử , chát , Game Bida.... mọc lên
rất nhiều là những điểm thu hút học sinh hư hỏng , làm cho các em ham mê , bỏ học ...
- Là lứa tuổi vị thành niên , do đó các em có những suy nghĩ bồng bột , khờ dại đễ bị
cái xấu lôi kéo . Những mặt trái của xã hội , cơ chế thị trường thường xuyên tác động
gây ảnh hưởng xấu . các em dễ nảy sinh hiện tượng đua đòi , buông thả trong sinh hoạt
không chú ý học tập , lơ là các hoạt động tập thể cùng nhiều " biến tướng" khác .
2.2.Thực trạng vấn đề học sinh cá biệt.
Từ thực trạng của nhà trường , hiện nay học sinh cá biệt , chưa ngoan không phải là
phổ biến nhưng ở trường nào cũng chịu ảnh hưởng bởi đối tượng học sinh này đối với
phong trào chung của lớp, chúng gây ảnh hưởng thường xuyên đến kết quả thi đua của
bạn bè toàn lớp . Nhìn chung những biểu hiện của các em là chưa có sự kết hợp chặt chẽ
của gia đình - nhà trường - xã hội . Trong những năm gần đây , thực trạng học sinh vi
4



phạm nội quy , quy chế vẫn còn : gây gỗ bạn bạn , đánh nhau , lười học , có nhiều
nguyên nhân khác gây ra:
Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt :
- Các em đi học do gia đình ép buộc
- Do tác động của xã hội , do bạn bè lôi kéo .
- Sự kích động của phim ảnh, các trò chơi bạo lực từ game.
- Chưa có sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái .
- Do gia đình khá giả , chỉ biết cung cấp tiền cho con mà không quan tâm đến kết quả
học tập của con mình , dẫn đến tính ỷ lại .
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn , phải làm thêm giúp gia đình , nên thường xuyên bỏ
học , học lực sa sút .
- Do cha mẹ li hôn , dẫn đến buồn chán .
- Do lớp học có qua nhiều học sinh yếu , kém ...
Bên cạnh cũng có thể một số nguyên nhân xuất phát từ giáo viên như :
Đối với giáo viên bộ môn :
- Do học yếu kém nên giáo viên bộ môn phân biệt trong cư xử .
- Thường xuyên gọi trả bài
- Cho nhiều điểm kém .
- So sánh giữa học sinh này với học sinh khác
- Hăm dọa ở lại lớp , làm cho học sinh mất đi niềm tin dẫn đến chán chường , không
muốn học những môn đó
Đối với giáo viên chủ nhiệm :
- Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt còn sử dụng các phương pháp không phù hợp
và chưa khoa học .
- Sử lí học sinh trong lớp không công bằng .
- Không xây dựng được quy định riêng cho lớp
- Xử lí không đến nơi đến chốn
- Chỉ nhắc nhở mà có biện pháp cưỡng chế

- Học sinh vi phạm lỗi nhẹ cũng mời phụ huynh
- Chưa kết hơp với phụ huynh , chưa thông báo kịp thời với phụ huynh
- Có thái độ kì thị đối với học sinh yếu , kém , học sinh " cá biệt "
- Không thường xuyên theo dõi lớp mà chỉ giao cho lớp trưởng quản lí.
- Bầu ban cán sự lớp không đủ năng lực
- Phạt học sinh vi phạm quá nặng
- Chỉ nói mà không thực hiện
Đối với học sinh cá biệt thường có các biểu hiện đặc biệt sau:
- Bỏ học , thường đi học trễ .
- Không đồng phục , phù hiệu theo quy định .
- Đầu tóc , tác phong không chuẩn mực
- mất trật tự trong giờ học
- Không chú ý nghe thầy cô giảng bài
- Thiếu văn hóa ( nói tục , chửi thề )
- Đùa giỡn trọc ghẹo người khác quá mức .
- Sách vở không đầy đủ, thường xuyên không chép bài đầy đủ
- Mê chơi game , lôi kéo , rủ rê bè bạn
5


- Thường nói dối
- Không giữ gìn vệ sinh trường lớp ...
2. 3. Các giải pháp
2.3.1 Vai trò của GVCN đối với công tác tổ chức lớp .
Trong công tác chủ nhiệm , nếu làm đúng vai trò trách nhiệm thì người thầy phải bỏ
ra nhiều thời gian , rất vất vả trong việc theo dõi, quản lý lớp . Đối tượng học sinh rất
quan trọng trong việc quyết định hiệu quả công tác chủ nhiệm , cũng như sự lựa chọn
phương pháp của giáo viên chủ nhiệm . Do đó người giáo viên muốn làm tốt công tác
của mình trước hết phải làm tốt công tác tổ chức lớp , thực hiện một số công việc sau :
Xếp chỗ ngồi :

Giáo viên chủ nhiệm phải xem trước học bạ của từng học sinh trong năm học trước để
nắm bắt được học lực , hạnh kiểm của từng học sinh . Khi sắp xếp chỗ ngồi nên chia
đều những học sinh có học lực khá , giỏi ngồi xen lẫn với học sinh có học lực trung bình
, học sinh yếu . Nếu thấy trong lớp có những học sinh bị ghi trong học bạ là hạnh kiểm
chưa tốt hoặc học sinh lưu ban nên xếp chỗ ngồi cho các em ở những dãy ghế đầu để
tiện quan sát theo dõi . Sau khi xếp chỗ ngồi xong giáo viên chủ nhiệm lập sơ đồ lớp và
dán tại bàn giáo viên để giáo viên bộ môn tiện theo dõi.
Lưu ý : Nếu trong lớp đã có học sinh cá biệt thì không nên cho các em ngồi gần
nhau. Không nên cho các em tùy tiện đổi chỗ ngồi , vì những học sinh ham chơi, hay
đùa giỡn thường thích ngồi gần nhau.
Bầu Ban cán sự (BCS) lớp :
Khi giáo viên chủ nhiệm đã nắm được học lực , hạnh kiểm của học sinh sẽ lựa
chọn những học sinh có đủ phẩm chất đạo đức để bầu làm lớp trưởng, lớp phó và các tổ
trưởng , tổ phó . Đây là vấn đề cần thiết để giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp thay
mặt giáo viên chủ nhiệm điều hành , quản lý lớp . Trong quá trình giao nhiệm vụ , nếu
thấy trong ban cán sự lớp những học sinh nào không làm tốt sẽ thay bằng học sinh khác
để tiếp tục quản lý lớp .
Lưu ý : Tránh trường hợp học sinh không đủ năng lực nhưng giáo viên chủ nhiệm
bắt buộc phải làm lớp trưởng hoặc lớp phó , từ đó làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập
của học sinh và tạo điều kiện cho mầm mống học sinh cá biệt xuất hiện .
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội quy lớp:
Ngoài việc GVCN phổ biến cho học sinh biết về nội quy nhà trường bắt buộc học
sinh phải thực hiện bên cạnh giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng Nội quy riêng cho lớp
để các em thực hiện . Có thể ở mỗi lớp GVCN xây dựng nội quy lớp khác nhau tùy
thuộc vào đặc điểm , tình hình của lớp .
NỘI QUY LỚP
1. Đi học đúng giờ .
2. Phải học bài , làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
3. Làm vệ sinh phòng học sạch sẽ trước khi vào học .
4.Tác phong: quần áo, đầu tóc , giày dép , phù hiệu gọn gàng , đúng quy định .

5. Không ăn quà, không mang thức ăn, nước uống đóng chai , lon , bọc nylon vào
phòng học .
6. Giữ dìn cơ sở vật chất phòng học .
7. Không được viết , vẽ trên tường , bàn ghế .
6


8. Không được đùa giỡn , chọc ghẹo , làm mất trật tự trong giờ học .
9. Nếu nghỉ học phải có giấy xin phép , có chữ ký của phụ huynh học sinh
( bất cứ lý do gì ) .
10. Giữ thái độ nghiêm túc với thầy cô, bạn bè .
Sau khi xây dựng xong nội quy lớp , GVCN phổ biến trước lớp cho tất cả học sinh
đều biết và thống nhất thực hiẹn . Sau đó GVCN phát cho mỗi học sinh một bảng nội
quy và bắt buộc các em phải tuân theo trong suốt năm học để làm cơ sở xử lý học sinh
vi phạm .
Nội quy lớp là một công cụ hỗ trợ GVCN xử lý học sinh vi phạm . Bên cạnh GVCN
phải xây dựng thang điểm thi đua của lớp hàng tuần ứng với nội quy của trường và của
lớp , trong đó có hình thức biểu dương khen thưởng và kỷ luật cụ thể từng trường hợp
và được công khai vào buổi sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần .
Lưu ý : Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn luyện ,
giáo dục học sinh , nên các buổi 15 phút đầu giờ GVCN phải thường xuyên đến lớp để
theo dõi tình hình . Bên cạnh tác phong của GVCN cũng rất cần thiết như : đàu tóc ,
trang phục phải gọn gàng lịch sự , lên lớp đúng giờ , những gì nói với học sinh thì phải
thực hiện bằng được tránh tình trạng dễ giải , qua loa, phải xử lí học sinh đúng quy định
đã đặt ra dù cho học sinh đó vô tình hay cố ý vi phạm . Từ đó giúp học sinh học hỏi
được phong cách , tác phong từ GVCN lớp .
Giáo viên khảo sát học sinh :
Sau khi làm xong công tác tổ chức lớp , GVCN tiến hành khảo sát để nắm được
những thông tin có liên quan đến hoàn cảnh , đời sống gia đình các em . Qua đó giúp
GVCN biét được hoàn cảnh từng đối tượng học sinh , trong đó dễ dàng nhận ra được

những học sinh sẽ rơi vào trường hợp học sinh cá biệt để kịp thời ngăn chặn , uốn nắn ,
biết được những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến nguy cơ bỏ học để báo lên
Hội khuyến học nhà trường kịp thời giúp đỡ.
PHIẾU KHẢO SÁT
1. Họ và tên học sinh :................................
2. Chỗ ở hiện nay : ....................................
3. Họ tên cha: ......................, tuổi ..............., nghề nghiệp ......
4. Họ tên mẹ :....................... tuổi ..............., nghề nghiệp ......
5. Gia đình có bao nhiêu anh , chị , em ; nghề nghiệp của anh, chị
.......................................................................................
......................................................................................
.......................................................................................
6. Hoàn cảnh sống hiện tại của gia đình em thế nào : .................
........................................................................................
......................................................................................
7. Ước mơ sau này của em làm gì : .............................................
8. Ngoài giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình :
.........................................................................................
9. Trong học tập và trong cuộc sống em gặp phải khó khăn gì :
7


...................................................................................................
...................................................................................................
....................................................................................................
Sau khi nắm bắt được những thông tin của học sinh , GVCN sẽ phân luồng đối
tượng , xem những học sinh nào có thể dẫn đến sa sút về học tập và sẽ trở thành học
sinh cá biệt sau đó lập sổ để theo dõi dành riêng cho những đối tượng học sinh này .
SỔ THEO DÕI HỌC SINH CÁ BIỆT
- Họ và tên học sinh : ................................................, Lớp : .............

- Học lực , hạnh kiểm năm học trước : ..............................................
- Hoàn cảnh gia đình : ........................................................................
.............................................................................................................
- Những biểu hiện của học sinh : ......................................................
............................................................................................................
PHẦN THEO DÕI
Thái độ sữa chữa
Tuần Các hành vi vi phạm.
Hình thức xử lý
(Có chấp hành kỹ
(Đối chiếu với nội (Ghi hình thức xử luật hay không,
trường , lớp)
lý)
khắc phục khuyết
điểm không)
1
2
3
4
5
....
Tổng hợp của GVCN:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................................
............................................................................................
2. 3.2 Tiếp xúc với cha mẹ học sinh
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm GVCN phải cố gắng nắm được số điện
thoại liên lạc của gia đình , đây là điều kiện thuận lợi giúp GVCN trao đổi gián tiếp với

8


cha mẹ học sinh khi cần thiết . Ngoài ra GVCN cần phải tiếp xúc riêng để trao đổi thông
tin với cha mẹ của những học sinh cá biệt , đây là điều rất cần thiết , không thể thiếu đối
với giáo viên làm công tác chủ nhiệm . Thông qua công việc này giúp giáo viên biết
được các thói quen , sở thích, thái độ của học sinh thường biểu hiện ở gia đình . Qua đó
giúp gia đình học sinh biét được tình hình học tập , những dấu hiệu xa sút của các em
đồng thời giúp cha mẹ học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với gia đình
từ đó tạo niềm tin đối với phụ huynh trong việc giáo dục con cái của họ . Mối quan hệ
có tác động hai chiều này nhằm hạn chế bớt mặc cảm , tự ti ở các em , giúp các em giảm
bớt tâm lý lo sợ khi tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm.
2. 3.3.Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè của học sinh
Ngoài những thông tin mà giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu về học sinh cá biệt , bên
cạnh cần phải tìm hiểu mối quan hệ bạn bè của học sinh đó để biết những đối tượng mà
học sinh này đang chơi chung , họ như thế nào .
Có thể GVCN tìm hiểu thông qua lớp trưởng , các học sinh khác trong lớp thường
xuyên tiếp xúc để có biện pháp giúp đỡ bạn , giúp các em sống trong môi trường đoàn
kết , gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong bất kỳ trường hợp nào . GVCN có thể giáo dục các
em bằng cách nêu gương điển hình giúp các em tự nhận thấy những khuyết điểm của
munhf để từng bước sửa chữa. GVCN nên gặp riêng từng học sinh để trao đổi , giải
thích cho các em hiểu những sai trái của mình để các em có hướng khắc phục , không
nên làm các em cảm thấy mặc cảm trước lớp .
2. 3.4. Tạo sự gần gũi quan tâm đến học sinh
Tạo mối quan hệ gần gũi là thể hiện sự quan tâm đối với các em , nhưng người
thầy vẫn luôn giữ chuẩn mực , nghiêm khắc . Tiếp xúc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của
các em , nhằm để động viên , khích lệ tạo cho các em có được chỗ dựa tinh thần vững
chắc . Để các em thấy sự quan tâm của người thầy như người cha , người mẹ của các em
luôn dìu dắt , nâng đỡ các em khi vấp phải khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc
sống .

Khi học sinh nghỉ học , dù có phép hay không phép , dù bất cứ lý do gì những buổi học
sau phải tiếp xúc để thăm hỏi các em , đôi khi cũng có những lý do khá đặc biệt người
thầy có thể chia sẻ với các em , làm cho các em cảm thấy vui hơn khi được thầy cô quan
tâm đến mình từ đó những biểu hiện cá biệt dần dần biến mất .
2. 3.5. Công tác phối hợp
Để giáo dục được những học sinh cá biệt , bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm cần
phải biét phối hợp kịp thời , linh hoạt với các bộ phận trong nhà trường . Như phối hợp
với tổ tự quản , cung cấp cho tổ tự quản danh sách những học sinh cá biệt để kịp thời hỗ
trợ trong việc theo dõi , nhắc nhở và xử lý những vi phạm của các em . Phối hợp với
giáo viên bộ môn , thông qua đó giáo viên có thể theo dõi thái độ học tập của các em ở
từng môn học để có hướng bồi dưỡng , rèn luyện thêm cho các em về kiến thức .
2. 3.6. Giao nhiệm vụ cho học sinh :
Thường GVCN không giao nhiệm vụ cho những học sinh cá biệt , vì cho rằng những
học sinh này sẽ không làm được gì , coi thường các em mà chỉ luôn la rầy , nêu tên là
chính . Điều đó không khéo dễ làm hỏng các em hơn .
Cho nên đối với những đối tượng này , GVCN nên tạo cho các em một cơ hội để các
em thấy được vai trò của mình trong tập thể , đồng thời phát huy tính làm chủ của các
em và nhận thấy rằng mình không bị lạc lõng , không bị bỏ rơi. Như tham gia các hoạt
9


động văn hóa văn nghệ , tham gia các trò chơi dân gian , các hoạt động thể thao , tham
gia làm báo tường , cắm trại nhân các ngày lễ hội của trường tổ chức ... Khi hoàn thành
nhiệm vụ GVCN phải đánh giá kết quả bằng cách nêu gương trước tập thể lớp .
2.3.7 . Rèn luyện học sinh tính trung thực .
Phải rèn luyện cho học sinh tính trung thực , tự lập , vượt qua mọi khó khăn thử
thách , không nên ỷ lại . Có được tính trung thực điều đó khẳng định là các em đã
trưởng thành , phải chịu trách nhiệm trước công việc của mình làm , nếu có sai phạm
phải tự nhận lấy , không đỗ lỗi cho người khác . Từ đó giúp các em tự khẳng định mình
và các em sẽ đắn đo trước những công việc mà mình sắp làm nhằm hạn chế bớt những

sai phạm .
2.3.8. Sinh hoạt chủ nhiệm
Trong buổi sinh hoạt cuối tuần , GVCN đóng vai trò cố vấn , hướng dẫn các em từng
bước tiến hành . Sau đó GVCN sẽ là người kết luận cuối cùng . Đối với những trường
hợp vi phạm cho các em tự báo cáo về mình dựa theo nội quy của lớp .
(Từng học sinh báo cáo )
Nội dung báo cáo

Ngày
phạm

vi Số lần vi
phạm

1. Đi học đúng giờ .
2. Phải học bài , làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
3. Làm vệ sinh phòng học sạch sẽ trước khi vào học
4. Tác phong: quần áo, đầu tóc , giày dép , phù hiệu ,
gọn gàng , đúng quy định .
5. Không ăn quà, không mang thức ăn, thức uống
đóng chai , lon , bọc nylon vào phòng học .
6. Giữ dìn cơ sở vật chất phòng học .
7. Không được viết , vẽ trên tường , bàn ghế .
8. Không được đùa giỡn , chọc ghẹo , làm mất trật tự
trong giờ học .
9. Nếu nghỉ học phải có giấy xin phép , có chữ ký
của phụ huynh học sinh ( bất cứ lý do gì ) , ngày sau
phải báo với GVCN .
10. Giữ thái độ nghiêm túc với thầy cô, bạn bè .


10


Sau đó lớp trưởng nhận xét xem còn ai chưa báo cáo , hoặc báo cáo không chính xác để
GVCN xử lý . Trong việc xử lý những học sinh vi phạm phải đúng người, đúng tội theo
nội quy đã đề ra . Tránh trường hợp vì nể , xử học sinh này nặng , học sinh kia nhẹ làm
mất đi tính nghiêm khắc , công minh của người thầy . Những học sinh vi phạm phải
chấp nhận hành vi vi phạm của mình . Điều này thông qua sự báo cáo của ban cán sự
lớp phải thực sự chính xác công bằng . Những hình thức kỷ luật đã đưa ra bắt buộc học
sinh đó phải thực hiện , GVCN không bỏ qua bất cứ trường hợp nào . Làm được điều đó
sẽ giúp cho nề nếp lớp học đi vào khuôn khổ nhất định , rèn cho các em chấp hành tốt
nội quy trường lớp , như vậy sẽ hạn chế tối đa trường hợp học sinh có biểu hiện cá biệt
tái phạm .
Ngoài việc xử lý học sinh vi phạm , GVCN cần phải có hình thức biểu dương , khen
thưởng . Đây là hình thức rất có ý nghĩa , học sinh cá biệt thông thường vốn khó tính ,
khó dạy nếu GVCN thiên vị lập tức sẽ có phản ứng ngược lại . Mỗi khi học sinh cá biệt
làm được một việc tốt , đạt điểm tốt thì phải động viên khuyến khích các em nên tiếp
tục phát huy . Nếu các em sai phạm thì cứ nhẹ nhàng xử lý như những học sinh khác ,
tránh nóng vội , kỳ thị để các em tự nhận lỗi và sửa chữa
Sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên , GVCN có thể kiểm chứng kết quả xem các
giải pháp có thể làm thay đổi thái độ học tập của học sinh cá biệt hay không . Có thể
tổng hợp kết quả theo học kỳ và cuối năm học :
Các
Số lần vi phạm từng tháng
Họ tên học biểu
sinh
hiện đầu
năm
Tháng 1 Tháng 2 Tháng ...


Số lần
khắc
phục
sửa
chữa

Kết
quả
cuối
năm

Học sinh A
Học sinh B
Học sinh C
Học sinh D
2.4 . Hiệu quả của đề tài
* Với sự cố gắng thực hiện biện pháp giáo dục học sinh cá biệt , giáo viên cùng sự
phấn đấu của học sinh năm học 2018 - 2019 lớp học đã đạt được những kết quả như sau:
- Hạnh kiểm : Học sinh ngoan với thầy cô , chăm học hơn , ít nghỉ học , không còn
nghịch phá hay ham chơi, tạo được mối quan hệ thân thiện với bạn bè trong lớp , xóa
bỏ tâm trạng mặc cảm tự ti.
- Học tập : Các em có nhiều tiến bộ hơn so với đầu năm , tự giác trong học tập ,
mạnh dạn , tự tin .
* Kết quả cuối năm học 2018 - 2019
- Hạnh kiểm : + Loại Tốt : 35 / 42 Chiếm 83,2 %
+ Loại Khá : 5 / 42 Chiếm 11,9 %
+ Loại TB : 2 / 42 Chiếm
4,8 %
- Học lực :
+ Loại Giỏi : 2 / 42 Chiếm

4,8%
+ Loại Khá : 38 / 42 Chiếm 90,4%
+ Loại TB : 2 / 42 Chiếm
4,8 %
11


3.1 Kết luận.
Giáo dục học sinh cá biệt trong trường học hiẹn nay là ván đề cấp bách và cần thiết
trong trường học có thể nói tăng lên từng giờ , vì vậy hơn ai hết giáo viên chu nhiệm là
người quan tâm , theo dõi để phối hợp cùng gia đình có biện pháp kịp thời uốn nắn các
em thành người tốt sau này giúp ích cho xã hội và cho đất nước giống như Bác Hồ từng
nói " Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó . Có tài mà không có đức là người
vô dụng " hay như " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không là nhờ vào công
lao động và học tập của các em " .
Giáo dục thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước là nhiệm vụ hành đầu
. Để giáo dục học sinh nói chung , học sinh cá biệt nói riêng đòi hỏi các nghành , các
cấp cùng tuyên truyền cho toàn xã hội quan tâm đén thế hệ trẻ . Đặc biệt quan tâm nhiều
hơn đối với những học sinh được coi là cá biệt nhằm xây dựng môi trường sống có văn
hóa lành mạnh , bổ ích .
3. 2. Một số đề xuất kiến nghị
* Đối với phụ huynh học sinh
- Quan tâm hơn việc học hành của con cái mình , đầu tư nhiều hơn cho các em học tập
, không nên để các em phụ giúp quá nhiều công việc gia đình .
- Phải phối hợp thường xuyên với nhà trường để hiểu , nắm bắt kịp thời tình hình học
tập của con em mình .
* Đối với ban giám hiệu
- Đặt ra chỉ tiêu và chế độ khen thưởng ( vật chất và tinh thần ) đối với giáo viên hoàn
thành tốt công tác chủ nhiệm ở những lớp đại trà và những lớp có nhiều học sinh cá biệt
ở mỗi khối lớp .

- Trang bị cơ sở vật chất để hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy .
- Hỗ trợ kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm trong khâu quản lý và xử lý những học sinh
cá biệt .
* Đối với địa phương
- Quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh Internet và các điểm dịch vụ không lành. mạnh
, làm ảnh hưởng chất lượng của các em học sinh .
Trên đây là mhững kinh nghiêm nhỏ của tôi về "Công tác giáo dục học sinh cá biệt
ở lớp chủ nhiệm" mà tôi đã áp dụng có hiệu quả trong những năm học trước và năm
học 2018 - 2019 ở lớp chủ nhiệm và đã đạt được một số thành công nhất định .
Tôi cũng mong rằng các đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để tôi đạt được kết quả
tốt hơn nữa trong những năm học sau. Bản thân tôi sẽ tiếp tục học tập , để hoàn thành
nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy : " Vì lợi ích mười năm
trồng cây , vì lợi ích trăm năm trồng người ".
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết , không sao chép nội
dung của người khác .
Tôi xin chân thành cảm ơn .

12


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Sầm Sơn ngày 20tháng 5 năm 2019
Người viết

Trần Thị Tú Anh

13



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Phương pháp dạy học tích cực . - Nguyễn Kỳ , NXB Giáo dục 1995
2/ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng , NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2011.
3/ Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh
THPT - Phạm Thanh Hà , NXB Đại học quốc gia Hà Nội .
4/ THực hành kỹ năng sống 6,7,8,9 - Lưu Thu Thủy , NXB Đại học sư phạm.
5/ Nghiên cứu trên mạng Internet .
6/ Trao đổi , thảo luận với đồng nghiệp .

14



×