I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Trong sự nghiệp đổi mới chung của đất nước hiện nay, chúng ta
nhận thức được một cách sâu sắc vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự
phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”[1]. Để đáp ứng
được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, giáo dục cũng từng bước tiến
hành đổi mới.
Luật giáo dục 2005 đã quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, có tri thức, sức
khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc” [6].
Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả ngành giáo dục khơng chỉ
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi quan niệm nhận thức
và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có việc thực hiện các
biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực (GD KLTC). Điều này càng có ý nghĩa khi đa
số học sinh hiện nay tuy chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nhân
cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng để trở thành cơng dân có ích cho xã hội, nhưng
bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận học sinh – trong đó có học sinh nữ - do nhiều
nguyên nhân khác nhau có nhiều biểu hiện chậm tiến thậm chí sa ngã. Trong khi
đó tâm lí của một số các đồng chí giáo viên chủ nhiệm(GVCN) thường hay chú ý
đến các em HS nam có biểu hiện nghịch ngợm hoặc quậy phá nên việc quan tâm
đến các biểu hiện bất thường ở các HS nữ có phần xem nhẹ, từ đó những biện
pháp nhằm quản lí, giáo dục HS nữ có phần khơng phù hợp và chưa hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế trên đồng thời qua kinh nghiệm thực tiến của một giáo viên
làm công tác chủ nhiệm đã lâu năm, tôi quyết định lựa chọn đề tài SKKN là “ Quản
lí, giáo dục học sinh nữ chậm tiến bằng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực tại
trường THPT Quảng Xương 1”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ( GDKLTC) giúp giáo viên
giảm được áp lực quản lí lớp học do HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó
GV tạo được sự tin tưởng nơi HS, được HS tôn trọng, quý mến. Xây dựng được
mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trị, xây dựng được khối đồn kết nhất trí trong
lớp, giúp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Học sinh – nhất là học sinh nữ - có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ. được mọi
người quan tâm, tơn trọng và lắng nghe ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong giờ
1
học, tự tin trước mọi người…….từ đó các em sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập và
hạn chế được những sai lầm, sa ngã của mình trước cám dỗ của xã hội.
Gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có những cơng dân tốt, có thể phục vụ , cống
hiến cho gia đình, XH trong tương lai, giảm thiểu được nạn bạo hành, bạo lực…
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài nhằm nghiên cứu vấn đề quản lí, giáo dục HS nữ chậm tiến tại trường
THPT Quảng Xương 1 bằng các biện pháp GD KLTC.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tác phẩm về phương pháp
dạy học, sách tham khảo...thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra khảo sát thực tế: Tìm hiểu hoạt động giáo dục của GV và rút ra kinh
nghiệm về áp dụng biện pháp GDKLTC trong việc quản lí học sinh nữ chậm tiến
tại lớp 12C3 trường THPT Quảng Xương 1.
- Tổng kết kinh nghiệm : tổng kết kinh nghiệm qua thực tiễn giáo dục, GV có nhiều
năm kinh nghiệm giảng dạy và chính kinh nghiệm của bản thân trong cơng tác chủ
nhiệm lớp.
- Thống kê, xử lí số liệu : xử lí số liệu qua bảng đánh giá xếp loại học lực hạnh
kiểm của lớp C3- K54 trường THPT Quảng Xương 1 qua khóa học 2014-2017.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Sự cần thiết phải áp dụng GDKLTC trong trường phổ thông
1.1 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT
Về phát triển thể chất : Cơ thể các em đã đạt tới mức phát triển như người trưởng
thành nhưng chưa hoàn thiện so với người lớn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm
chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này các em dễ bị kích động, thích
bắt chước, thích thể hiện là người lớn. Sự phát triển thể chất có ảnh hưởng tới sự
phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề
nghiệp sau này của các em.
Về phát triển trí tuệ : Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các
em có khả năng phán đốn và giải quyết vấn đề một cách nhạy bén, tuy nhiên đơi
khi kết luận cịn vội vàng cảm tính.
Về phát triển nhân cách: Ý thức làm người lớn khiến các em thích khẳng định
mình, muốn thể hiện cá tinh của mình một cách độc đáo , muốn người khác quan
tâm, chú ý đến mình. Nhất là học sinh nữ do đặc thù về giới lại càng thích được
quan tâm chú ý của các bạn khác giới.
Sự hình thành thế giới quan :Đây là nét chủ yếu trong tâm lý học sinh THPT vì các
em sắp trở thành người lớn chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu
tìm hiểu khám phá về thế giới tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc quy tắc ứng xử,
những định hướng giá trị về con người. Tuy nhiên nhiều HS do ảnh hưởng của giáo
dục gia đình nên có những tư tưởng không lành mạnh nên dễ trở thành HS cá biệt
Hoạt động giao tiếp: Ở tuổi HS THPT các em có nhu cầu sống tự lập, có
nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể. Thích được giao lưu, thích
tham gia các hoạt động tập thể. Tình bạn, tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở. Tuy
2
nhiên tình cảm này chưa phân biệt rõ ràng nên các em thoắt vui thoắt buồn, rất dễ
ảnh hưởng tới học tập, nhiều em không làm chủ được bản thân dẫn đến học hành sa
sút.
Từ đó các em dễ hư hỏng, trở thành HS chậm tiến, HS cá biệt…gây khó khăn cho
nhà trường trong việc quản lí, giáo dục HS.
1.2.Quan niệm sai lầm về giáo dục HS thông qua sử dụng các hình thức kỉ luật
mang tính trừng phạt
Trong giáo dục truyền thống, quan niệm “ thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt
cho bùi” cho đến nay vẫn được nhiều giáo viên áp dụng. “ Miếng ngon nhớ lâu,
đòn đau nhớ đời” nên một bộ phận giáo viên vẫn sử dụng hình thức trừng phạt
thân thể khi HS mắc lỗi với hi vọng làm trẻ sợ, trẻ sẽ nhớ lâu và khơng tái
phạm.Việc sử dụng hình thức giáo dục này đã làm tổn thương đến thể xác, tinh
thần của học sinh, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo.
1.3 Hậu quả của việc sử dụng các biện pháp kỉ luật mang tính trừng phạt
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần sẽ làm sai
lệch hành vi tính cách của HS. Tùy theo tính cách mỗi em mà các em sẽ có những
phản ứng khác nhau trước việc bị trừng phạt. Có HS tự ti, mặc cảm, mất lịng tin
trở nên thụ động khó hịa nhập với cộng đồng. Có em bất mãn trở nên lì lợm ,hung
dữ, nghiện ngập…..
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của GV sẽ
phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa GV và HS, làm giảm sự kính trọng và niềm tin
của HS đối với thầy cô giáo.
Hậu quả lâu dài nhất của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc
phạm tinh thần là nó trở thành biện pháp GD truyền thống dẫn đến HS tiếp nhận
một thông điệp sai lầm là dùng bạo lực là có thể giải quyết mọi vấn đề. Từ đó HS
bắt chước người lớn dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn xung
quanh . Đây chính là mầm mống bạo lực trong XH
1.4 Lợi ích của việc áp dụng các biện pháp GD KLTC
“ Việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ( GDKLTC) giúp giáo viên
giảm được áp lực quản lí lớp học do HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó
GV tạo được sự tin tưởng nơi HS, được HS tôn trọng, quý mến. Xây dựng được
mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, xây dựng được khối đồn kết nhất trí trong
lớp, giúp phần nâng cao hiệu quả giáo dục” [7].
Học sinh – nhất là học sinh nữ - có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ. được mọi
người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong giờ
học, tự tin trước mọi người…….từ đó các em sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập và
hạn chế được những sai lầm, sa ngã của mình trước cám dỗ của xã hội.
2. Vấn đề quản lí, giáo dục HS nữ tại các trường THPT
2.1 Hiện tượng HS nữ có nhiều biểu hiện chậm tiến
Sự nghiệp GD&ĐT hiện đang được tồn Đảng, tồn dân quan tâm. Vai trị của
người giáo viên trong nhà trường gắn liền hai nhiệm vụ vừa giảng dạy vừa làm
công tác chủ nhiệm với mục đích đào tạo nên những HS vừa có kiến thức văn hố
vừa có phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay những cám dỗ, ảnh
3
hưởng tiêu cực của XH dội vào nhà trường, tác động đến HS từng ngày từng giờ.
Riêng đối với đối tượng HS THPT - đặc biệt là HS nữ - 3 năm học cấp 3 cũng là
giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi : từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thiếu
nữ. Các em muốn khẳng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện, cuộc sống
nội tâm của các em đơi khi rất "khó hiểu". Do vậy nếu khơng có được nền tảng
giáo dục vững chắc cùng bản lĩnh cá nhân các em rất dễ trượt dốc và sa ngã .Trên
thực tế đã có nhiều HS nữ bỏ bê học hành lập băng đảng để quậy phá thâm chí cịn
dính vào các tệ nạn xã hội
Một số hình ảnh đánh nhau của HS nữ
4
Từ tình u học trị ……….
Đến hậu quả đau lịng
2.2 Các biện pháp giáo dục chưa đạt hiệu quả như mong muốn trong việc quản
lí giáo dục học sinh
HS THPT đang ở độ tuổi phát triển rất mạnh về thể chất và tinh
thần, đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn.
Do vậy các em thích thể hiện bản thân, hiếu động, cảm tính nên
rất dễ mắc lỗi. Việc xử lí HS mắc lỗi đang là vấn đề quan tâm của toàn xã
hội, nhà trường và gia đình
Trong thực tế phần lớn GV đó thành chỗ dựa tin cậy của HS, rất tinh tế khi HS
phạm lỗi. Do vậy việc kỉ luật HS khi các em mắc lỗi là một phương pháp GD hữu
5
hiệu, nhiều HS đó trở thành những cơng dân có ích cho XH. Tuy nhiên cùng với
những thay đổi của xã hội những biện pháp giáo dục truyền thống đã bộc lộ nhiều
bất cập nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Viết tự kiểm: Đây là hình thức đầu tiên và cũng là xưa cũ nhất. Đi muộn, áo quần
khơng đúng quy định, nam sinh để tóc dài, nữ sinh nhuộm đầu, sử dụng son phấn,
nghe điện thoại trong giờ học.... là phải viết tự kiểm. Viết mãi các em đâm lờn vì
chẳng có hiệu quả. Có học sinh phấn khởi vì được nghỉ tiết học và cùng hàng chục
bạn khác lên văn phòng viết tự kiểm!
Dù nhà trường thông báo nếu viết tự kiểm ba lần trong tháng học sinh sẽ phải bị hạ
bậc hạnh kiểm, nhưng xem ra kết quả chưa như mong muốn. Nội dung tờ tự kiểm
chỉ vẻn vẹn mấy dịng khơng nói lên được nhận thức đúng sai của người viết về vi
phạm của bản thân, chưa nói thời gian hồn thành chỉ trong vài phút để nộp cho
xong. Vì vậy, cuối học kỳ có giáo viên chủ nhiệm được giao lại hàng trăm tờ tự
kiểm của học sinh lớp mình để đọc trước khi xếp loại hạnh kiểm. Nhưng cũng
không thể hạ hạnh kiểm nhiều em được vì sẽ khơng đạt chỉ tiêu trường giao. Học
sinh vi phạm biết chắc sẽ viết tự kiểm nên khi thấy thầy cô xuống lớp liền tự động
lấy giấy bút ra kèm câu hỏi: Viết tự kiểm hả cô? Và sau thời gian cho viết tự kiểm
hàng loạt như vậy mà khơng có hiệu quả, việc vi phạm nội quy cứ xảy ra, nhà
trường chuyển sang hình thức mới.
Cảnh cáo dưới cờ: Đây là phần không thể thiếu trong buổi sinh hoạt đầu tuần nhằm
thông báo đến học sinh toàn trường về những vi phạm của cá nhân nào đó. Thường
là các em đó viết tự kiểm quá nhiều lần mà vẫn không tiến bộ hay do sai phạm quá
lớn cần nhắc nhở ngay. Nhưng cách làm này cũng không mang đến hiệu quả giáo
dục cao, các em bước ra sân trường mà vẫn tươi cười hồn nhiên như khơng có lỗi
gì cả. Các học sinh khác cũng chưa thấy được lỗi lầm của bạn để tự rèn luyện bản
thân, đôi khi ngầm thán phục! Học sinh nào yếu bóng vía hơn thì nghỉ tiết chào cờ
hơm đó. Thế là nhà trường chỉ biết phê bình chay vì khơng có mặt học sinh vi
phạm.
Chép phạt: Đối với thầy cô bộ môn, để khỏi phải vướng vào “những điều giáo viên
không được làm” mà điều lệ trường phổ thơng đó quy định, một hình thức phạt
được áp dụng là yêu cầu học sinh chép phạt.. Cuối cùng, với số lần chép phạt
khủng khiếp kia, các em cũng hoàn thành nhưng không hiểu bài vẫn là không hiểu,
vi phạm vẫn là vi phạm, chỉ có thầy cơ là thỏa mãn sự tức giận của mình. Thay vì
hướng dẫn các em học tập, các thầy cô áp dụng việc phạt nhưng như thế khơng
mang lại hiệu quả gì.
Nộp phạt: Có lớp, thầy cô chủ nhiệm đề ra quy định: học sinh vi phạm nội quy, bị
viết tự kiểm sẽ phải nộp một số tiền hay hiện vật như tập, sách cho lớp. Số tiền,
hiện vật này sẽ dùng thưởng cho các bạn có thành tích cao trong học tập và phong
trào hằng tháng của lớp. Học sinh khi có lỗi, vơ tư nộp phạt xong là n chuyện,
nói gì đến chuyện phấn đấu, rèn luyện. Việc một học sinh nộp phạt nhiều lần trong
tuần không phải là hiếm.
Cách ly: Một số thầy cô xem việc cách ly các học sinh chậm tiến là hữu hiệu nhất.
Các em này cứ đến giờ học là phải ngồi riêng ra, thường là dồn vào cuối lớp. Lý
6
luận của các thầy cô theo phương pháp này là “thà hi sinh một nhóm cịn hơn cả
lớp tiêu tùng”.
Đặc biệt một bộ phận GV do nhiều nguyên nhân đã sử dụng các hình thức kỉ
luật khơng phù hợp làm tổn thương thể xác hoặc tinh thần cho HS gây hậu quả
nghiêm trọng.
Xin trích dẫn một vài thơng tin : Báo dân trí ra ngày 2/3/2016 có bài:
Đi dạy mang theo cả… ớt hiểm
Với hình phạt bắt học sinh (HS) ăn ớt khi nói chuyện riêng trong giờ học, cơ N.T.N
(giáo viên (GV) Trường THPT T.V.T, Kiờn Giang) khiến các em sợ mối khi nhắc
tên. Một HS lớp 7 của trường cho biết: “Em thấy ngày nào đi dạy cô N. cũng mang
theo túi ớt hiểm trong cặp. Khi phát hiện HS nào nói chuyện riêng trong giờ học thì
hình phạt cho các bạn ấy là ăn ớt hiểm. Vì sợ cay nên nhiều bạn cho ớt vào miệng
nuốt chửng nhưng bị cô phát hiện, cô bắt nhai chứ không được nuốt. Có bạn ăn
xong miệng sưng phồng, nước mắt, nước mũi chảy tèm lem”[8]
Bắt HS tụt quần treo cây
Ông N.N.T (GV Trường THPT T.L2, Kiên Giang) còn bắt HS tụt quần treo lên cây
khi mặc sai đồng phục. Một HS trường này rụt rè nói: “Em cũng từng bị thầy bắt
tụt quần treo lên đọt cây trước lớp vì xắn quần đi học”. Sau khi bị ông T. phạt, HS
này khơng chịu đi học và cũng khơng dám nói với ba mẹ việc này. Cho tới khi bạn
cùng lớp tới nhà chọc, mẹ HS này mới biết và bắt con đi học lại
Bắt HS nhúng đầu vào hố xí
V.V.H, HS một trường tiểu học ở H.Nghi Lộc, Nghệ An từng bị GV bắt lựa chọn
một trong hai hình phạt là nhúng đầu vào hố xí hoặc nhúng đầu vào bể nước ở nhà
vệ sinh vì tội khơng thuộc bài cũ. Ngồi H., cịn có 9 HS khác bị phạt tương tự.
Tuy nhiên, chỉ có 5 HS thực hiện hình phạt vì thấy nước trong nhà vệ sinh quá bẩn.
Bắt HS liếm ghế
Một GV Anh văn ở H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh cũn bắt 47 HS của mình liếm ghế khi
thấy ghế GV và hai bàn đầu của lớp học bị vẽ bẩn[8]
GV đánh học sinh
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần sẽ làm sai
lệch hành vi tính cách của HS. Tùy theo tính cách mỗi em mà các em sẽ có những
7
phản ứng khác nhau trước việc bị trừng phạt. Có HS tự ti, mặc cảm, mất lòng tin
trở nên thụ động khó hịa nhập với cộng đồng. Có em bất mãn trở nên lì lợm ,hung
dữ, nghiện ngập…..
Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của GV sẽ
phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa GV và HS, làm giảm sự kính trọng và niềm tin
của HS đối với thầy cô giáo.
Hậu quả lâu dài nhất của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc
phạm tinh thần là nó trở thành biện pháp GD truyền thống dẫn đến HS tiếp nhận
một thông điệp sai lầm là dùng bạo lực là có thể giải quyết mọi vấn đề. Từ đó HS
bắt chước người lớn dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn xung
quanh . Đây chính là mầm mống bạo lực trong XH
2.3. Vấn đề quản lí HS nữ ở trường THPT Quảng Xương 1
Trường tơi đóng ở trung tâm huyện, cách thành phố không xa nên văn minh đô thị
tác động đến các em theo 2 mặt tốt - xấu. Các cửa hàng làm đẹp , ăn úông, mua
sắm xuất hiện dày đặc chính là những sức hút khá lớn đối với các em
Khoảng 50% HS trong trường tôi là nữ. Đa số các em đều chăm ngoan, chịu khó
học tập và tu dưỡng đạo đức. Nhưng vẫn có bộ phận các em HS nữ do mơi trường
sống tác động, do hồn cảnh gia đình ,do ảnh hưởng từ bạn bè xấu .......nên lơ là
trong học tập, ăn chơi đua địi. Trong khi đó tâm lí của 1 số các đồng chí GVCN
thường hay chú ý đến các em HS nam có biểu hiện nghịch ngợm hoặc quậy phá
nên việc quan tâm đến các biểu hiện bất thường ở các HS nữ có phần xem nhẹ .
Vì đặc thù giới tính nên HS nữ chậm tiến rất ít khi bộc lộ rõ ràng như HS nam, có
em rất khơn khéo giữ mình để khơng vi phạm nội quy nhà trường. Đây là khó khăn
cho GV CN khó phát hiện và có hình thức xử lí phù hợp. Nhiều GV CN đã áp dụng
các biện pháp như phạt trực nhật lớp, phạt lao động ở trường, phạt tiền, hạ hạnh
kiểm cuối tháng, cuối kỳ, mời phụ huynh thậm chí đình chỉ học nhưng hiệu quả
khơng được lâu dài. Hiện tượng HS nữ nhuộm tóc, tơ son phấn, dùng điện thoại
trong giờ họ, ăn cắp vặt, chửi bới nhau trên Facebook, yêu đương ……vẫn tiếp tục
diễn ra ở hầu hết các lớp
Lớp C3 đa số là nữ nên nhìn chung các em đều chăm chỉ, chịu khó trong học tập,
có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, chấp hành nghiêm túc nội quy quy định của
nhà trường. Nhưng với tập thể 41 nữ/ 45 HS nên cũng phức tạp, đơi khi tính đồn
kết chưa cao, có hiện tượng nói xấu , chửi nhau trên Facebook và đã có lần xảy ra
xô xát giữa phe phái trong lớp. Các em cũng thích làm đẹp, đua địi, sao lãng học
tập và yêu đương với nhiều đối tượng khác nhau.
.
8
Trường hợp HS nữ châm tiến điển hình em Trịnh Hồng Lý.
Đây là học sinh có hồn cảnh khá đặc biệt. Bố em mất sớm khi em móí được 2
tuổi. Mọi gánh nặng dồn lên vai mẹ em nên sự quan tâm của mẹ đối với em đôi lúc
chưa đầy đủ, kịp thời và sát sao. Nguồn thu nhập chính của gia đình em là từ tiền
lương của mẹ làm công nhân in báo và dọn vệ sinh trong nhà in nên rất eo hẹp .
Em chuyển từ Triệu Sơn về sống cùng mẹ tại Quảng Thịnh là nơi môi trường sống
khá phức tạp.
Môi trường như vậy đã tạo nên cho em một tính cách rất khác biệt. Nổi bật ở em là
tính lì lợm, hay nói dối, rất liều lĩnh nhưng lại rất giữ gìn để khơng vi phạm nội
quy trong khuôn khổ nhà trường. Ở nhà em không bao giờ tâm sự với mẹ. Có khi
cả tuần em và mẹ em khơng nói chuyện với nhau. Nhiều lần em lấy trộm tiền của
mẹ với số lượng lớn (có lần em lấy nguyên cả tháng lương mẹ vừa nhận) để ăn
chơi cùng bạn bè xấu. Đâù năm lớp 11 em lấy trộm xe máy của mẹ em - phương
tiện đi lại duy nhất và là đồ dùng có giá trị duy nhất trong nhà - đem đi cắm lấy
tiền trả nợ cho những lần đi chơi cùng bạn bè, tham gia đánh nhau ngồi trường ,
quan hệ tình cảm với đối tượng đã nghỉ học khơng có việc làm…
3. Những biện pháp KLTC đã áp dụng để quản lí, giáo dục HS nữ chậm tiến
3.1 Xác định đặc điểm từng đối tượng HS để có phương pháp quản lí phù hợp.
May mắn là trong 15 năm công tác tôi đã được giao chủ nhiệm nhiều đối tượng
HS khác nhau : có HS đại trà (12K), HS chuyên khối C (2 khóa C7 ) – đây là một
thuận lợi vì tơi dạy lịch sử. Cũng có khóa tơi chủ nhiệm HS chuyên khối A (12T5),
HS chuyên khối D (12C3). Bên cạnh đó có lớp tơi chủ nhiệm từ đầu, cũng có lớp
tơi nhận giữa chừng như 11T5, 11C3. Chính vì vậy trước mỗi khóa chủ nhiệm tơi
đều phải quan tìm tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp để tìm ra những thuận lợi và khó
khăn trong nhiệm vụ của mình .
Riêng với lớp 11C3 là đối tượng HS tơi có khó khăn vì tơi khơng dạy mơn các em
ơn thi đại học nên sự gắn kết về học tập ít hơn, và các em đã trải qua 1 năm lớp 10
9
mọi thứ đó đi vào khn khổ nên GV CN hơi vất vả nếu muốn tiến hành “chương
trình cải cách” để điều chỉnh lớp theo ý đồ của mình. Hơn nữa đây là lớp có số
lượng học sinh nữ rất đơng ( 41/45 HS ), các em có hồn cảnh gia đình khác nhau,
tính cách khác nhau và quan trọng nhất là năm lớp 10 lớp đã mất đoàn kết trầm
trọng. Hiện tượng nói xấu nhau thậm chí đánh nhau đã diễn ra liên tục và kéo dài
khiến các em gần như khơng có sự gắn kết với tập thể lớp. Hiểu được đặc điểm này
nên tôi dễ dàng xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp đồng thời chú ý phân loại
một số em nữ có biểu hiện chậm tiến để có cách “ điều trị”
3.2 Tìm hiểu hồn cảnh HS, thiết lập mối liên kết và tình cảm giữa GVCN và
tập thể lớp
Người xưa từng nói “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”. Việc tìm hiểu HS
vừa khó vừa dễ. Dễ vì chỉ cần qua vài dịng tự kể GV có thể nắm được hồn cảnh
gia đình, lực học, thành tích HS nhưng tơi quan niệm đó chỉ là phần nổi của tảng
băng chìm vì có rất nhiều HS có hồn cảnh hoặc tính cách đặc biệt các em không
hề sẵn sàng chia sẻ những uẩn khúc của mình.
Tơi xác định muốn được HS tin tưởng thì trước hết phải làm cho HS thấy GVCN
thật gần gũi, mà nói theo ngơn ngữ HS là phải “tâm lí”, “ xì tin” từ đó các em
khơng mang tâm lí đề phịng đối phó với GV. Tơi tìm hiểu xem các em hiện đang
quan tâm đến vấn đề gì, fan cuồng thần tượng (idol) nào vì các em đang tuổi mới
lớn rất đam mê thần tượng , có xu hướng bắt chước thần tượng xứ Hàn, Trung,
Nhật…Trên Facebook, cặp sách, điện thoại của các em tràn ngập hình ảnh thần
tượng. Bố mẹ các em ở nhà vốn không quen, khơng thích việc con mình cứ suốt
ngày mơ tưởng tới thần tượng nên hay quát mắng, chỉ trícch các em, nếu tới lớp
GVCN cũng như vậy thì các em càng thu mình lại trong thế giới của riêng mình.
Do vậy tơi áp dụng chiến thuật lấy độc trị độc, tìm đọc những loại sách báo các em
hay đọc như HHT, Trà sữa cho tâm hồn, Tủ sách kỉ vật, lên mạng đọc các trang
chun về thơng tin giải trí để có thể nói chuyện bàn luận về thần tượng của các
em. Các cuộc nói chuyện ấy giúp tơi thu hẹp được rất nhiều khoảng cách cơ trị mà
quan trọng nhất HS thấy GV “đồng cảm” từ đó các em gần gũi hơn rất nhiều.
Tơi cịn đề nghị các em viết thư tâm sự, trong thư tôi yêu cầu các em kể về gia
đình, về bản thân, về bạn bè trong lớp ( có em khơng muốn kể về gia đình mình
nhất là những em có hồn cảnh đặc biệt thì việc lấy thông tin từ bạn bè rất cần thiết
cho GVCN ), nhận xét về ưu nhược điểm của lớp và giải pháp của em ……. Nhờ
những lá thư này mà tơi biết được những hồn cảnh đặc biệt như em Trịnh Hồng
Lý bố tự tử giữa nhà, anh nghiện nặng, em Thảo bố đẻ bỏ rơi 2 mẹ con khi em
đang là bào thai 2 tháng tuổi, bố dượng đi tù, em Đào Hà bố mẹ li hôn phải ở với
bà……Qua những lá thư đó tơi biết được điểm mạnh yếu của lớp , của cá nhân ,
mong muốn nguyện vọng của các em …
3.3 Xây dựng tập thể lớp thân thiện, gắn bó
* Tạo lập hình ảnh lớp lí tưởng
Tơi ln tìm cách gắn bó với tập thể lớp từ những việc nhỏ nhất là những lúc các
em gặp khó khăn cần sự giúp đỡ. Chính điều đó sẽ tạo ấn tượng sâu đậm cho các
em về khái niệm “ cô tau”, “ lớp tau”.. Trong lớp tôi cho lập một hộp đựng kim chỉ
10
và những thứ của riêng phụ nữ để dành những lúc nguy cấp, từ đầu năm đến nay
chiếc hộp đó đó cứu nguy cho HS nữ lớp tơi 3 lần thốt khỏi sự cố. HS được an
tồn cịn khen cơ tâm lí!
Trung thu hồi lớp 11 một số HS nam hì hục tự làm một ngơi sao cao tới tầng 2
phòng học. Sau khi tổ chức rồi chụp ảnh chán chê cả lớp đi về , mấy chàng mới vò
đầu bứt tai tìm cách đem về nhưng nó q to và nặng. Tôi đã về nhà đi chợ nhưng
đi qua trường vẫn thấy mấy học sinh của mình ở đó dù trời đã tối. Tôi mới dùng
cách mượn xe ba gác để HS đặt ngôi sao lên và ngồi sau xe máy để tôi đưa về. Em
Phương lớp trưởng ngồi sau xe 2 tay phải nắm càng xe ba gác, cịn 2 em khác ngồi
trên xe để giữ ơng sao. Đoàn xe cứ rồng rắn đi ngoài đường khiến mọi người chỉ
trỏ. Khi về đến nhà các em nhắn tin cho tơi nói các em khơng bao giờ qn ngày
hơm nay . Những việc làm của GV lúc các em cần giúp đỡ , cần hỗ trợ chính là
những điểm nhấn giúp mình ghi điểm với các em và từ đó dễ dàng cho việc quản lí
giáo dục HS
.* Tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp qua tổ chức ngoại khóa cho HS
Tổ chức ngoại khóa sẽ rất vất vả cho GVCN nhưng vô cùng hiệu quả. Nhưng vấn
đề đặt ra là GVCN phải khéo léo gắn ngoại khóa vào mục tiêu giáo dục HS. Tơi
nhận thấy HS bây giờ bị áp lực học tập đè nặng , các em cần có một sân chơi để
giải tỏa áp lực, giải phóng năng lượng bản thân và tự tin thể hiện cá tính do vậy khi
tơi đặt vấn đề ngoại khóa các em rất hào hứng nhưng tơi kèm theo điều kiện là sau
ngoại khóa phải đặt chỉ tiêu phấn đấu về học tập và nề nếp như thế nào – giống như
một bản hợp đồng cơ trị kí kết với nhau. Và đúng là sau ngoại khóa HS thấy cơng
sức của GV đã bỏ ra vì các em như thế nào nên các em đều tự giác thực hiện phần
hợp đồng của mình một cách vui vẻ và tự nguyện. Quan trọng nhất là các em đã
được đánh thức về tính đồn kết, ý thức khẳng định giá trị bản thân và tập thể lớp.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 12C3
11
* Xây dựng nhật kí lớp
Đây là hoạt động giúp tạo lập tập thể bền vững hơn, một cảm giác gắn kết với các
thành viên khác trong lớp, giúp các thành viên tự hào về tập thể lớp mình. Ngồi ra
cịn có tác dụng nâng cao lịng tự trọng vì HS có cảm giác mình là một thành viên
của một tập thể thành cơng và được q trọng.
.3.4 Xử lí HS vi phạm
Tôi thường chia lỗi của HS thành 2 loại: lỗi thơng thường và lỗi cá biệt để có cách
xử lí phù hợp.
+ Đối với lỗi thơng thường tơi chủ yếu để các em tự nhận ra lỗi của mình ( qn
mang đồ dùng học tập, nói chuyện riêng, sai trang phục, quên khóa cửa lớp….) và
cho các em tự chọn hình thức xử phạt. Tuy nhiên tơi lại mở cho các em con đường
đó là chưa thi hành “án” ngay ( án treo ) nếu có việc tốt bù lại các em sẽ được xóa
án cũ. Nhưng quy chế này chỉ được áp dụng một lần duy nhất. Nếu tái phạm sẽ bị
12
xử phạt nặng .Thực ra lỗi thì đã vi phạm rồi dù phạt thế nào thì cũng khơng thay
đổi được lịch sử, cái hướng đến là phải làm sao để các em có ý thức giữ gìn để
khơng vi phạm nữa.
Đôi khi GVCN cũng cần dùng mẹo. Lớp tôi trước đây HS hay dùng son môi , nếu
hỏi các em hay nói đó là màu tự nhiên, son dưỡng khơng màu… tôi hay đem theo
khăn giấy yêu cầu các em ngậm mơi vào khăn là biết ngay có dùng son hay không.
Nhờ mẹo này mà nay HS nữ lớp tôi đó quay lại với “ vẻ đẹp tự nhiên”
+ Đối với lỗi cá biệt : phải tìm hiểu thơng tin nhiều chiều, tìm ra điểm yếu của HS
để khai thác nhằm thức tỉnh HS, phối hợp với phụ huynh và nhà trường để giải
quyết .
* Với trường hợp em Trịnh Hồng Lý tôi đã áp dụng các biện pháp sau
- Gặp mẹ em để tìm hiểu tính cách của em từ đó tìm ngun nhân của các việc làm
trên ,đề nghị mẹ em tìm cách gần gũi quan tâm đến em nhiều hơn từ đó giúp em
hiểu và biết yêu quý, trân trọng sự hi sinh của mẹ cho gia đình
- Nói chuyện thẳng thắn ,vạch rõ hậu quả từ những việc làm đó đối với tương lai
lâu dài của em
- Cho em lựa chọn cơ hội để tự cứu mình bằng cách thay đổi cách sống ,học tập và
tu dưỡng
- Bàn với mẹ em xin cho em ngoài 1 buổi đi học thêm 1 buổi đi dọn vệ sinh cùng
mẹ để mẹ quản lí em về mặt thời gian vừa để em hiểu được giá trị của sức lao động
và tách dần bạn bè xấu .
-Yêu cầu mỗi tuần em phải tự đánh giá về ưu -nhược điểm và phương hướng tuần
tới. Giao cho cán bộ lớp bí mật giám sát về việc học hành và tu dưỡng trên lớp.
- Tìm thơng tin về bạn trai em (chú ý đến những khuyết điểm của đối tượng ) sau
đó tâm sự cởi mở với em về vấn đề quan hệ tình cảm khác giới ở lứa tuổi HS,
phân tích ưu điểm nhấn mạnh hạn chế ,hậu quả của mối quan hệ này và yêu cầu em
tự đặt ra giới hạn cần thiết.
- Xây dựng một số hình thức khen thưởng để ghi nhận những thay đổi dù là nhỏ
nhất để em bớt dần mặc cảm, tự tin hòa đồng với bạn bè, chủ động giao công việc
của lớp để em có cơ hội thể hiện và đóng góp cơng sức cho lớp..
4. Hiệu quả của SKKN
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên (từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 5
năm 2017) tôi đã thu được nhiều kết quả đáng mừng từ công tác chủ nhiệm:
* Về tập thể lớp
- Tập thể lớp liên tục đạt được tuần học tốt, xếp thứ 1,2,3 trong 36 lớp..
- Được tuyên dương và nhận thưởng trong các đợt tổng kết phong trào thi đua chào
mừng các ngày lễ lớn trong năm do Đoàn Thanh niên và Nhà trường phát động.
- Đạt giải trong Hội chợ Ẩm thực chào mừng ngày Thành lập Đồn TNCS Hồ Chí
Minh, làm tập san chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11.
- Nhiều em tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Trong đó có
cả những em học sinh nữ chậm tiến. Đã có nhiều em vươn lên đạt nhiều thành tích
trong học tập và rèn luyện. Có em đã đạt học sinh tiên tiến và mạnh dạn đăng ký
tham gia ôn đội tuyển HSG và đạt kết quả cao
13
- Tập thể lớp khơng cịn hiện tượng học sinh đi học muôn, vi phạm các nội quy của
nhà trường, của Đoàn thanh niên và của tập thể lớp đề ra.
- Khơng cịn hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức, tham gia đánh nhau, khơng có
học sinh bị đưa ra xử phạt trước Hội đồng kỷ luật của nhà trường.
Kết quả cụ thể như sau: ( Có phụ lục kèm theo)
* Kết quả đối chứng:
Lớp 10C3 - Năm học 2014- 2015
Học lực
Hạnh kiểm
Xếp loại
SL %
SL %
0.00
60.42
Giỏi-Tốt:
0
29
%
%
41.67
18.75
Khá
20
9
%
%
54.17
18.75
TB
26
9
%
%
14
4.17
%
0.00
%
Yếu:
2
Kém:
0
Cộng
48 100%
1
48
Danh hiệu HSG
0
Danh hiệu HSTT
17
2.08%
100.00
%
0.00%
35.42
%
* Kết quả thể nghiệm:
Lớp 11C3 Năm học 2015 – 2016
2016-2017
Xếp
loại
GiỏiTốt:
Khá:
T.B
Yếu:
Kém:
Cộn
g
Hạnh
kiểm
SL %
SL %
90.91
0
0.00% 40
%
81.82
36
4
9.09%
%
18.18
8
0
0.00%
%
0
0.00% 0
0.00%
0
0.00%
100.0
100.0
44
44
0%
0%
0.00
hiệu HSG 0
%
hiệu
81.82
36
%
Học lực
Lớp 12C3 – năm học
Xế
p
loạ
i
Giỏi
Tốt:
Khá
:
TB
Học lực
Hạnh
kiểm
S
L
%
SL %
1
0
22.22
97.78
44
%
%
3
5
77.78
1
%
0.00
0
%
0.00
0
%
0.00
%
0
2.22%
0.00%
Yếu
0
0.00%
:
Ké
0
Danh
m
4
100.00
Danh
100% 45
5
%
HSTT
Danh
hiệu 1 22.22
HSG
0 %
Danh
hiệu 3 77.78
HSTT
5 %
* Sự chuyển biến của em Trịnh Hồng Lý :
Em đi lao động cùng mẹ đều đặn vào các buổi chiều từ đó giảm các cuộc ăn chơi
cùng bạn bè xấu. Em đã biết quan tâm đến mẹ (nhịn ăn sáng lấy tiền mua áo tặng
sinh nhật mẹ). Nhiều lần mẹ em thử bằng cách cố tình để qn tiền ở nhà (lần ít,
lần nhiều) nhưng em đều khơng đụng đến, thậm chí đã bán điện thoại lấy tiền đưa
mẹ, nói rằng bây giờ rất ngại chơi bời. Em cũng biết tiết kiệm hơn trong chi tiêu
15
hàng ngày. Em tự mua thuốc về nhuộm tóc lại, tình nguyện đảm nhận cơng việc
theo dõi tóc của các bạn trong lớp.. ..
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Ai cũng biết quá cứng thì dễ gãy, quá mềm thì khó uốn.Trong sự nghiệp “trồng
người” thì HS chậm tiến giống cái cây không mọc thẳng. Đối với “loại cây” này
địi hỏi GV chủ nhiệm phải gia cơng nhiều hơn, việc giáo dục các em không phải
nhiệm vụ một năm học, một cấp học mà là thiên chức của cả chặng đường làm GV
- đó cũng là lí do để xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý trong các nghề
cao quý .Với đặc thù của mình GVCN hãy là chiếc cầu nối góp thần hình thành
nhân cách HS - đặc biệt là HS chậm tiến- "cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái
tim ". Việc áp dụng phương pháp GDKLTC trong việc quản lí giáo dục học sinh
chậm tiến, nhất là đối với học sinh nữ chính là một trong những “chiếc cầu ” ngắn
nhất để đến được và ở lại trong trái tim học sinh.
3.2. Kiến nghị
Để sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả tơi xin có một vài ý kiến đề xuất như sau:
Thứ nhất, về phía Nhà trường:
- Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tập thể, xây dựng môi trường thân thiện, xây
dựng CSVC, khu vui chơi giải trí, thể thao. Tổ chức các buổi hoạt động tham quan
dă ngoại để lôi cuốn các em đến trường, làm cho các em thực sự thấy “ Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sưu tầm và đưa các tṛ chơi dân
gian, có thể sáng tạo các trị chơi dân gian cho phù hợp với thời đại vào nhà trường.
- Tăng cường đưa giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe vị
thành niên, giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường để các em có đủ hành trang bước
vào cuộc sống, không bị bỡ ngỡ, bất ngờ. Khi gặp phải những tt́nh huống bất ngờ
các em biết bt́ình tĩnh xử lí hiệu quả nhất.
Thứ hai, về phía Giáo viên chủ nhiệm:
- Phải nắm vững tình hình lớp nói chung và cá nhân HS nói riêng ,hiểu biết tâm lý
lứa tuổi HS. Với quan điểm nên sống gần với thế hệ các em hơn -nhất là đối với
HS nữ do có sự tương đồng về giới (đây là thuận lợi của GV nữ )chúng ta nên làm
cho các em cảm nhận được sự bao dung của cha mẹ,sự cảm thông gần gũi của
người anh-chị, sự thân thiết của người bạn. Khi các em đã tin tưởng thầy cơ chúng
ta mới có điều kiện đi sâu vào đời sống tâm lí của HS
- Đặc biệt phải có sự nhạy cảm sư phạm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường
của các em càng sớm càng tốt để có kế hoạch phân loại GD HS (có thể để ý quan
sát cách các em giao tiếp, ăn mặc, chi tiêu ). Ngồi ra phải đi sâu tìm hiểu những cá
nhân HS có biểu hiện đặc biệt đó bằng nhiều cách : từ việc đi thăm gia đình HS, từ
bạn bè cùng lớp, từ việc tăng cường nói chuyện trực tiếp với bản thân HS, từ đó
phân loại các em chậm tiến về học tập, về đạo đức lối sống…GV tìm ngun nhân
có thể từ gia đình, từ XH tác động hay từ bản thân HS để có cách giáo dục phù
hợp. Nói theo ngơn ngữ thầy thuốc là phải chẩn đúng bệnh mới cắt được thuốc đặc
trị cho con bệnh.
16
- Không cô lập các em với tập thể bởi tuổi trẻ sống bằng tình bạn,giữa các em có
sự tác động chuyển hoá lẫn nhau rất mạnh mẽ.Đặc biệt là HS nữ
- Dù các em mắc lỗi nặng nhưng không được xúc phạm và làm tổn thương danh dự
HS trước tập thể. Một lời nói cũng nên thận trọng ,khơng dùng những từ có tính
phủ định hồn tồn như :người như em thật chẳng ra gì, em khơng có điểm nào tốt
cả,............
- Đặc biệt không được bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của các em . Những
thay đổi theo chiều hướng tích cực của HS - dù là nhỏ cũng đáng trân trọng và ghi
nhận khích lệ kịp thời, một lời khen sẽ có tác dụng hơn 1 bản tự kiểm.
-Nên xây dựng một hệ thống các hình thức xử lí kỉ luật từ thấp đến cao và nói rõ
cho HS biết hình thức xử lí sẽ tương ứng với lỗi vi phạm nào để HS có ý thức rèn
luyện
Thứ ba, về phía Đồn thanh niên
Cần phát động nhiều phong trào để thu hút học sinh tham gia và phối hợp chặt chẽ
với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Trẻ em học từ cuộc sống
“ Nếu sống với chỉ trích
Em biết cách chê bai
Nếu sống với thù hận
Em biết cách gây gổ
Nếu sống với bao dung
Em học lịng kiên nhẫn
Nếu sống trong khích lệ
Em có lịng tự tin
Nếu sống trong ca ngợi
Em biết cách tặng khen
Nếu sống trong cơng bằng
Em có lịng độ lượng
Nếu sống trong bình an
Em học lịng tin cậy
Nếu sống trong tình thương
Em biết u chính mình”
( Theo tập thơ “chúng ta có thể làm được: dạy con với cả tự tin” Dorothy
Notle)
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
Tôi xin cam kết đây là SKKN của
bản thân, không sao chép cóp
nhặt của người khác dưới bất
hình thức nào. Nếu sai tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm.
17
Quảng Xương ngày 5/6/2017
Người viết : Hoàng Thị Tuyết Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc các khóa VIII,
XI.
2. Tài liệu bồi dưỡng công tác chủ nhiệm trường trung học, tác giả TS.Phan Thị Tố
Oanh, trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh- năm 2012.
3. Thơng tư số 13/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường trung học phổ thơng
có nhiều cấp học.
4. Thông tư số: 08/TT ngày 21/03/1988 của Bộ giáo dục hướng dẫn về việc khen
thưởng và thi hành kỷ luật học sinh.
5. Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT, thông tư ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
6. Luật giáo dục 2005
7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về giáo dục kỉ luật tích cực.
8. Báo Dân trí, Giáo dục & thời đại, Thanh niên, Vietnamnet, Tin nhanh…..
18
DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
TT
1
TÊN SKKN
XẾP LOẠI
Đổi mới phương pháp dạy học qua việc ứng C
dụng CNTT vào dạy tiết 38 “Cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỉ XVIII” ( Lịch sử 10- Ban cơ
bản)
NĂM HỌC
2007
2
Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương B
qua tổ chức học tập tại thực địa.
2012
19