Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Hướng dẫn khai thác kênh hình trong dạy học địa lí lớp 11 ở trường THPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.87 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH.
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN ĐỂ
DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬY LÝ
11 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH.

Người
thực
hiện:
Người
thực
hiện:
LêLê
ThịVăn
HoaTư
Chức
Giáo
viên
- TTCM
Chức
vụ:vụ:
Giáo


viên
- TTCM
SKKN
thuộc
môn:
Địa
SKKN
thuộc
môn:
Vật
lý lý

THANH HOÁ NĂM 2017


1. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Kênh hình trong SGK Địa lí THPT nói chung bao gồm các bản đồ, lược
đồ, biểu đồ, sơ đồ và các hình ảnh... Bản thân các kênh hình đó không chỉ có
tác dụng minh hoạ làm cho sách sinh động hơn, trực quan hơn, mà nó còn nhằm
tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến
thức một cách trọn vẹn. Ngoài ra, kênh hình còn là một trong những phương
tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong
học tập, nó là một kênh khai thác kiến thức Địa lí rất hữu ích.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT qua nhiều năm cho tôi thấy
hầu hết giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào
dạy học Địa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa
khai thác hết kiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó. Chính vì vậy mà khả
năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy còn hạn chế.

Mặt khác, điều kiện thực tế của Nhà trường khá tốt, cơ sở vật chất tương
đối đầy đủ, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ các nước, châu lục
phục vụ cho dạy học Địa lí 11 có nhiều. Do đó, để nâng cao hiệu quả giảng dạy
và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất của Nhà trường, bản thân tôi đã nghiên
cứu rút ra kinh nghiệm cho bản thân để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên
Địa lí trong trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
Thực tế, qua một năm triển khai đề tài trong bộ môn địa lí ở trường tôi đã
đạt được hiệu quả nhất định. Việc vận dụng đề tài vào dạy học góp phần đổi
mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả cũng như khai thác tốt hơn cơ sở
vật chất của Nhà trường phục vụ cho việc học tập nói chung và học môn Địa Lí
nói riêng.
Vì những lý do trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới, nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học môn Địa lí ở trường THPT Như Thanh, tôi chọn
đề tài: “Hướng dẫn khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí lớp 11 ở
trường THPT Như Thanh nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí”.


2. Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh
hình trong dạy và học Địa lí, bản thân tôi là một giáo viên Địa lí, trực tiếp giảng
dạy chương trình Địa lí 11, tôi vận dụng các phương pháp dạy học để khai thác có
hiệu quả kênh hình trong SGK vào dạy học Địa lí 11 ban cơ bản.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy
và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên; Cũng như góp phần tạo
hướng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng
tạo của học sinh.

3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
- Các kiến thức từ kênh hình về địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội Thế giới
dành cho học sinh khối 11 trường THPT Như Thanh.

- Phạm vi nghiên cứu là đối tượng học sinh, cụ thể là học sinh lớp 11A4
và 11A8 Trường THPT Như Thanh.
2. NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
Trong cấu trúc của sách giáo khoa Địa lí nói chung và sách giáo khoa Địa
lí 11 nói riêng gồm 2 phần là kênh chữ và kênh hình. Kênh chữ và kênh hình
luôn đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa lí thuyết và thực hành. Mỗi thành phần thực hiện
một số chức năng nhất định. Kênh chữ (bài viết) là thành phần cơ bản của SGK
có liên hệ với thành phần ngoài bài viết. Bài viết Địa lí trong SGK thường mang
tính chất giải thích minh hoạ và bao gồm các lí thuyết, giải thích, mô tả và các
chỉ dẫn.... Những thành phần ngoài bài viết của SGK có ý nghĩa về mặt phương
pháp và kiểm tra đối với học sinh. Trong SGK còn có hệ thống câu hỏi và bài
tập nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, thiết lập các mối liên hệ và phụ
thuộc, vận những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Các câu hỏi bài tập


giúp học sinh định hướng hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình nắm
vững tài liệu mới.
Việc thực hiện các bài tập và câu hỏi trong SGK đòi hỏi học sinh phải dựa
vào các nguồn kiến thức khác nhau, đó là kênh hình như biểu đồ, bản đồ, lược
đồ, sơ đồ, tranh ảnh...các kênh hình minh hoạ không chỉ có tác dụng cụ thể hoá
bài viết mà còn là nguồn gây hứng thú đối với học sinh.
Như vậy, kênh hình trong sách giáo khao Địa lí gồm nhiều loại là bản đồ,
lược đồ, biểu đồ, các bảng số liệu và tranh ảnh. Mỗi một loại có những cách thể
hiện khác nhau nhưng đều cùng một mục đích là truyền đạt các kiến thức đến
người học và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
1.2. Vai trò của kênh hình trong SGK Địa lí
Kênh hình góp phần hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng

của kiến thức, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để rèn luyện các
kĩ năng.
Kênh hình giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh.
Giúp cho giáo viên hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, rèn luyện kĩ
năng.
Ngoài ra nó còn hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng,
và thiết kế bài dạy.
1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí
Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về nội
dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
Tập trung vào việc sử dụng kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế
dùng theo cách minh hoạ kiến thức.
Để có thể sử dụng tốt kênh hình Giáo viên cần:
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh hình
để hiểu rỏ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên
lớp mới cùng học sinh tiếp xúc với kênh hình.
- Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học,
đồng thời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình.


- Khi sọan bài cũng như khi lên lớp, Giáo viên cần phải xây dựng hệ
thống câu hỏi, bài tập tương đối chính xác rỏ ràng để học sinh làm việc với các
loại kênh hình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với
từng loại phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát
triển tư duy.

2. Cơ sở thực tiễn
Chương trình Địa lí 11 gồm hai phần chính là Khái quát nền kinh tế - xã

hội thế giới và phần Địa lí khu vực và quốc gia. Sách giáo khoa Địa lí 11 được
tập thể các tác giả biên soạn một cách công phu với hệ thống kênh hình phong
phú và tiêu biểu, nó đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa kênh chữ và kênh hình. Nội dung
kênh hình phong phú, đa dạng nên học sinh đã có nhiều hứng thú hơn khi học
bộ môn này.
Hệ thống kênh hình SGK Địa lí 11 có thể khái quát thành các nhóm gồm
có:
- Hệ thống bản đồ, lược đồ: 30 cái, chủ yếu ở phần Địa lí các quốc gia,
một số khu vực trên thế giới. Hệ thống bản đồ gồm có bản đồ tự nhiên, bản đồ
dân cư và cả bản đồ kinh tế - xã hội của các nước, châu lục.
- Biểu đồ Địa lí cũng đầy đủ các dạng nhưng tập trung chủ yếu là biểu đồ
tròn, cột, miền với 10 biểu đồ; thể hiện cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu và so
sánh sự phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội của các nước.
- Hệ thống tranh ảnh nhiều hơn cả với 33 tranh ảnh; đây là những hình
ảnh rất sinh động, thể hiện được những đặc trưng cả về tự nhiên, dân cư, kinh tế
của các nước và khu vực.
- So với chương trình Địa lí lớp 10 thì chương trình Địa lí 11 ít sơ đồ hơn
nhiều chỉ với 7 sơ đồ. Sơ đồ cũng gồm nhiều loại như sơ đồ cấu trúc, sơ đồ
lôgic và sơ đồ địa đồ học.
Ngoài ra, sách giáo khoa Địa lí 11 gồm có rất nhiều bảng số liệu thống kê
và các bảng kiến thức. Bảng số liệu thống kê, bảng kiến thức bản thân nó vừa là
kênh chữ, vừa là kênh hình chứa đựng nhiều kiến thức Địa lí, đặc biệt là các


bảng số liệu thống kê, nó cũng là một dạng kiến thức tương tự các biểu đồ Địa
lí.
Như vậy, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 có nhiều
nhóm khác nhau gồm nhóm bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh và các bảng số
liệu. Đề tài tập trung vào các phương pháp khai thác hiệu quả hệ thống bản đồ,
lược đồ, biểu đồ và tranh ảnh để đạt hiệu quả cao trong dạy học Địa lí 11.


3. Thực trạng
Khảo sát đầu năm
Kiểm tra thường xuyên( Kỹ năng đọc bản đồ)
Lớp
Số HS
Điểm 8->10
Điểm 5->7
Điểm < 5
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
11A4
39
15
38,4
20
51,2
4
10,4
11A8
41
8
19,5
18
43,9
15

36,6
Tổng
80
23
28,7
38
47,5
19
23,8
Đánh giá
Qua kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên đầu năm học cho thấy kỹ
năng sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa của học sinh còn hạn chế. Học
sinh bị phụ thuộc nhiều vào kênh chữ ( học thuộc) không phát huy được năng
lực của người học và khả năng sáng tạo, tư duy. Học sinh thụ động trong lĩnh
hội kiến thức và phụ thuộc nhiều vào nội dung giáo viên chuyển tải.

4. Các giải pháp
4.1.Bồi dưỡng nâng cao nhận thức
Như chúng ta đã biết kênh hình vừa có chức năng minh họa vừa có chức
năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tối đa các
chức năng của kênh hình, giáo viên có thể sử dụng theo 2 cách sau:
Thứ nhất, sử dụng kênh hình để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài
học: Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần
nội dung của kênh chữ trình bày, giáo viên xác định trên bản đồ, biểu đồ, tranh
ảnh… để học sinh thấy rõ sự phân bố của các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ
nhân quả đia lí.


Ví dụ: Khi dạy bài 6 Địa lí 11: Hợp chúng quốc Hoa Kì, tiết 1 Tự nhiên
và dân cư, ở mục I – Lãnh thổ và vị trí Địa lí: Khi trình bày lãnh thổ rộng lớn

gồm 3 bộ phận GV cần khai thác hình 6.1 trang 37 để xác định cho học sinh 3
vùng lãnh thổ đó. Tuy nhiên, hình 6.1 chưa thể hiện rõ do đó chúng ta yêu cầu
học sinh sử dụng bản đồ các nước trên thế giới (trang 4 và 5) sẽ thấy rất rõ 3 bộ
phận này, từ đó học sinh rút ra được 3 bộ phận này nằm tách biệt nhau.
Thứ hai, Giáo viên sử dụng kênh hình như một cơ sở để học sinh tìm tòi,
khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bằng cách đó, giáo viên
hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc lược đồ, bản đồ, phân
tích biểu đồ và tranh ảnh.
Ví dụ: Khi dạy bài 3 – Một số vấn đề mang tính toàn cầu, ở mục 2 – Ô
nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương: Phần ô nhiễm biển và đại dương,
giáo viên cho học sinh quan sát hình 3 (trang 15 SGK) và trả lời câu hỏi: Dựa
vào hình 3 hãy cho biết nguyên nhân của ô nhiễm biển và đại dương? Từ đó đưa
ra giải pháp cho vấn đề này? HS sẽ nghiên cứu hình 3 rút ra được nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển và đại dương là do vận
chuyển dầu trên biển. Giải pháp là phải đảm bảo an toàn giao thông đường
biển…
4.2. Luyện kỹ năng thực hành
4.2.1. Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ
Sách giáo khoa Địa lí 11 gồm có 29 bản đồ trong 12 bài và một bản các
nước trên thế giới ở trang 4 và 5. Đây là loại thông tin rất trực quan mô tả về vị
trí của lãnh thổ, các điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư, kinh tế của mỗi
đơn vị lãnh thổ.
Nói về kênh hình SGK thì bản đồ như một người “anh cả” có vai trò và ý
nghĩa quan trọng trong dạy và học. Trước hết vì nó là kiến thức được “lý giải”
bằng đường nét cụ thể nhất và được ví như SGK thứ hai trong tay người học và
người dạy. Các bản đồ, lược đồ SGK giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học,
tự tìm tòi nghiên cứu.
Để khai thác hiệu quả bản đồ, lược đồ trước tiên giáo viên phải nắm vững
kiến thức và kỹ năng về bản đồ như xác định phương hướng, hiểu hệ thống kí



hiệu của bản đồ thông qua bảng chú giải và màu sắt. Đó là những kiến thức cơ
bản để giáo viên và học sinh tiếp cận với bản đồ.
Kỹ năng bắt nguồn từ tri thức nên muốn dạy cho học sinh các kỹ năng
đọc, hiểu và vận dụng bản đồ thì phải dạy các kiến thức tối thiểu về bản đồ. Tri
thức giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ và xác lập các mối quan hệ giữa
chúng. Từ đó học sinh phát hiện các kiến thức Địa lí mới ẩn chứa trong bản đồ,
lược đồ.
Giáo viên phải nắm các bước đọc bản đồ, quan sát phân tích để rút ra các
nhận xét về các đối tượng, sự vật và các hiện tượng Địa lí sâu sắc hơn. Để sử
dụng hiệu quả nó có các bước sau:
Bước 1: Cần xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ là
gì, từ đó sẽ đưa ra được cách sử dụng hợp lý.
Bước 2: Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức Địa lí được thể hiện trên
lược đồ, bản đồ như: Tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, màu sắc,…
Bước 3: Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng
bản đồ, lược đồ trong tiến trình bài dạy. Chúng ta biết rằng trong sách giáo khoa
Địa lí không phải lúc nào kênh chữ và kênh hình cũng khớp nhau nghĩa là có
thể phần kênh chữ ở trang này nhưng bản đồ vì chiếm diện tích lớn nên tác giả
lại bố trí ở trang sau. Hoặc là một bản đồ có thể dùng cho nhiều mục đích khác
nhau. Do đó, xác định được thời điểm để khai thác đóng một vai trò rất quan
trọng.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ, bản đồ hoặc dùng
phương phám đàm thoại để cùng học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ, lược
đồ. Giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh làm
việc với bản đồ, lược đồ và cũng chuẩn bị các đáp án để chuẩn kiến thức, sửa
các lỗi cho học sinh.
Để sử dụng hiệu quả bản đồ, giáo viên phải biết phối hợp khai thác các
bản đồ treo tường hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục (thường gọi là Atlat
thế giới) hoặc phóng to các hình trong sách giáo khoa. Do đó, ngoài quy trình

trên, để đảm bảo tính sư phạm, khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo
viên không nên dùng tay mà phải dùng que chỉ, tư thế chếch nghiêng, chỉ hệ
thống sông từ thượng lưu xuống hạ lưu, xác phạm vi một lãnh thổ nào đó thì


phải khoanh tròn lại, xác định đỉnh núi thì chỉ có một điểm... Trước khi trình
bày bao giờ cũng phải giới thiệu tên bản đồ, lược đồ. Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo
viên là hết sức quan trọng. Trong quá trình khai thác cần chú ý đến đối tượng
học sinh và thời gian giờ giảng.
Ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Dạy bài 1, mục I: Sự phân chia các nhóm nước. Giáo viên giúp
học sinh khai thác hình 1 với hệ thống câu hỏi như sau:
- Quan sát hình 1 hãy nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới theo mức GDP bình quân đầu người? Giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát chú giải phía dưới: GDP/người chia làm 4 mức và dựa vào màu sắc để
đối chiếu với bản đồ, từ đó tìm ra kiến thức.
- Học sinh quan sát và rút ra được:
+ Những nước có mức GDP/người cao (những nước phát triển) phân bố ở
Bắc Mĩ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Liên Bang Nga...
+ Những nước có mức GDP/người thấp (những nước đang phát triển)
phân bố chủ yếu ở Châu Phi, Châu Á, một số nước ở Mĩ La tinh.
Ví dụ 2: Bài 5
Tiết 1, mục I: Một số vấn đề về tự nhiên (Châu Phi)
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: Quan sát hình 5.1 hãy
- Xác định vị trí Địa lí của Châu Phi (tiếp giáp những biển, đại dương nào,
châu lục nào).
- Xác định đường xích đạo, chí tuyến qua Châu Phi.
Từ những hình dạng lãnh thổ, vị trí đường xích đạo chạy ngang cùng với
hai đường chí tuyến. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2 về hoang
mạc Xa-ha-ra để giúp học sinh trả lời được câu hỏi SGK: Dựa vào hình 5.1 và

hiểu biết của bản thân, cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của Châu Phi.
Qua ví dụ này ta thấy, nếu để học sinh quan sát hình 5.1 thì chưa đủ để rút
ra đặc điểm khí hậu, cảnh quan vì trên bản đồ không có chú giải về các đới, các
kiểu khí hậu của Châu Phi.
Tiết 2: Khu vực Mĩ La tinh
Với bản đồ hình 5.3 giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh xem chú giải sẽ
rút ra được cảnh quan chính và các loại tài nguyên của Mĩ La tinh.


Tuy nhiên, để học sinh thấy rõ các loại tài nguyên GV cần nêu thêm các
câu hỏi phụ như: Mĩ La tinh có đường biển dài, giáp hai đại dương lớn nên có
thuận lợi gì? Biển đã mang lại các nguồn lợi (tài nguyên) gì? Cảnh quan rừng,
thảo nguyên thì có thuận lợi gì?
Ví dụ 3: Khi dạy về Địa lí khu vực và quốc gia, hệ thống bản đồ có đặc
điểm chung là bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư và bản đồ kinh tế được trình bày
theo tuần tự gần như giống nhau ở các bài, do đó chúng ta phải rèn luyện cho
học sinh trình tự đọc các bản đồ này, cụ thể:
- Với bản đồ tự nhiên: Luôn trình bày ở phần đầu mỗi quốc gia (trừ Liên
minh Châu Âu (EU) và ÔXtrâylia). Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác các
bản đồ tự nhiên theo hệ thống câu hỏi như sau:
+ Để xác định vị trí Địa lí của quốc gia, khu vực giáo viên cho học sinh
trả lời các câu hỏi: Phạm vi tiếp giáp của quốc gia, khu vực đó: Phía Bắc, phía
Nam, Phía Tây, phía Đông giáp những nước, biển hay đại dương nào? Giáo viên
gợi ý cho học sinh quan sát hệ thống kinh vĩ tuyến rút ra tọa độ Địa lí của quốc
gia, khu vực cần tìm hiểu. Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí Địa lí đối với phát triển
kinh tế của quốc gia, khu vực đó.
+ Để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên giáo viên phải
hướng dẫn học sinh quan sát chú giải xem có những loại tài nguyên nào, chú ý
đến tài nguyên khoáng sản, rừng, đất, nước. Hầu hết các quốc gia trong chương
trình Địa lí 11 đều là các quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nên thiên nhiên phân hóa

đa dạng. Giáo viên phải xác định cho học sinh các ranh giới phân chia các vùng,
miền của mỗi quốc gia: Hoa Kì (phần trung tâm Bắc Mĩ) chia thành 3 vùng là
phía tây, vùng trung tâm và phía đông, ranh giới của các vùng này là dãy Coócđi-e ở phía tây và A-pa-lat ở phía đông; Liên Bang Nga lãnh thổ rộng lớn địa
hình chia làm 2 phần rõ rệt mà ranh giới là sông Ê-nit-xây; Trung quốc cũng
chia làm 2 miền đông và tây với ranh giới là kinh tuyến 105 0Đ; Khu vực Đông
Nam Á thì chia làm 2 bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển
đảo...
Để khai thác hiệu quả kênh hình trong các nội dung trên giáo viên nên
xây dựng các phiếu học tập để học sinh so sánh giữa các vùng, miền về đặc
điểm khí hậu, địa hình, các loại tài nguyên đất, khoáng sản...


- Với các bản đồ dân cư: chủ yếu trình bày về sự phân bố dân cư của mỗi
nước, mỗi khu vực. Khai thác hiệu quả các bản đồ này theo hướng như sau: cho
học sinh quan sát các mức phân chia mật độ dân số của quốc gia, khu vực đó.
Sau đó yêu cầu học sinh xác định các vùng có mật độ dân số đông, mật độ dân
số thưa, vì sao dân số lại phân bố như vậy? Giáo viên có thể gợi ý dựa vào điều
kiện tự nhiên, lịch sử, điều kiện kinh tế-xã hội để giải thích, từ đó rút ra thuận
lợi, khó khăn gì đối với phát triển kinh tế.
Ví dụ: với hình 8.4. phân bố dân cư của Liên Bang Nga theo các bước
sau:
+ Quan sát hình 8.4 hãy nhận xét sự phân bố dân cư LB Nga?
+ GV hướng dẫn học sinh quan sát bảng chú giải, điều đầu tiên dễ nhận ra
là LB Nga có mật độ dân số thấp.
+ Sau khi học sinh nhận xét được dân số LB Nga phân bố chủ yếu ở phía
Tây (đồng bằng Đông Âu) với mật độ trên 10 người/km 2 và trên 25 người/km2 ,
dải p phía Nam của Xibia dân cư cũng tương đối đông hơn. Còn phần lớn lãnh
thổ ở phía đông (Bắc Á) kể cả đồng bằng Tây Xia bia có mật độ dân số rât thấp
(dưới 1 người/km2). Nguyên nhân chủ yếu là do phần phía Tây và phía Nam có
khí hậu ấm hơn còn phần phía Đông (từ dãy U ran về phía đông) dân số thưa

thớt vì khí hậu ôn đới lục địa và cận cực lạnh giá, khắc nghiệt.
+ Từ đó, học sinh rút ra được những khó khăn trong khai thác tài nguyên
đặc biệt là vùng phía đông thiếu lao động...
Tương tự với hình 10.4 về sự phân bố dân cư Trung Quốc cũng khai thác
theo các bước như vậy: Dân cư cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở
phía Đông với mật độ rất cao từ phổ biến từ 51-100 người/km 2 và trên 100
người/km2, còn phía Tây thì mật độ dưới 1 người/km2.
- Với các bản đồ về kinh tế: thể hiện sự phân bố theo không gian các
ngành nông nghiệp, công nghiệp. Để khai thác các bản đồ này, giáo viên hướng
dẫn học sinh quan sát các kí hiệu (tượng hình) và màu sắc trên bản đồ nông
nghiệp và các vòng tròn thể hiện các trung tâm công nghiệp để xác định được
cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp của mỗi quốc gia, sự phân bố sản xuất
của các ngành. Dựa vào kiến thức đã học (về tự nhiên, dân cư) để giải thích
nguyên nhân sự phân bố đó.


Ví dụ: Hình 10.8 và 10.9 về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp, nông
nghiệp Trung Quốc, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi:
+ Dựa vào hình 10.8 hãy xác định các trung tâm công nghiệp có quy mô
rất lớn và lớn? Cơ cấu ngành của mỗi trung tâm? Các trung tâm công nghiệp
phân bố củ yếu ở miền nào? Tại sao có sự phân hóa rõ rệt giữa miền Đông với
miền Tây như vậy?
+ Dựa vào hình 10.9 hãy trình bàu các vùng nông nghiệp chính của Trung
Quốc? Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và
miền Tây?
Như vậy hệ thống bản đồ trong Địa lí 11 có những đặc điểm giống nhau
về cách trình bày về các quốc gia, giáo viên cần khai thác tốt từng bản đồ ở mỗi
bài, đặc biệt là các bản đồ bắt đầu từ các quốc gia đầu tiên như Hoa Kì, LB Nga
từ đó giáo viên sẽ tạo được thói quen và trình tự khai thác bản đồ khi học về các
nước sau như Nhật Bản, Trung Quôc, khu vực Đông Nam Á và Ôxtrâylia.

4.2.2. Khai thác kiến thức từ các biểu đồ
Địa lí 11 có chỉ có 10 biểu đồ trong đó nhiều nhất là biều đồ cột gồm biểu
đồ (cột đơn, cột gộp nhóm, thanh ngang dạng tháp tuổi...), biểu đồ tròn, biểu đồ
miền. Đây là các dạng biểu đồ quen thuộc của chương trình Địa lí THPT, mỗi
loại biểu đồ có chức năng thể hiện nhưng do đặc tính riêng của mình mỗi loại
biểu đồ có khả năng biểu hiện một đặc điểm nào đó của đối tượng như:
Biều đồ cột có nhiều ưu điểm trong việc thể hiện so sánh các sự vật, hiện
tượng, biểu hiện số lượng, tình hình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Với biểu đồ tròn thể hiện rõ về quy mô và cơ cấu của sự vật hiện tượng.
Để thể hiện tốt nhất sự chuyển dịch cơ cấu thì biểu đồ miền là dạng biểu
đồ tối ưu...
Dù dưới dạng biểu đồ nào thì giáo viên cũng cần tập trung vào việc giúp
học sinh rút ra được những kiến thức chứa đựng trong biểu đồ. Từ đó hình
thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng biểu đồ cũng như cách xây
dựng các biều đồ đó.
- Để khai thác tốt các kiến thức từ các biểu đồ cần lưu ý:
+ Nhận xét biểu đồ từ cái tổng quát đến cụ thể.
+ Nhận xét phải có số liệu chứng minh (kèm theo năm).


+ Có thể tính số lần tăng (số sau chia số trước) hoặc số lần giảm (trước
chia sau) hoặc giá trị tăng (sau trừ trước) hoặc giá trị giảm (trước trừ sau) để
đưa ra nhận xét được rõ ràng.
+ Cần chú ý đến các giá trị tăng hay giảm đột ngột và dựa vào các mốc
thời gian để giải thích sự thay đổi đó.
+ Nhận xét thường đi kèm với giải thích nguyên nhân, do đó giáo viên
phải định hướng cho học sinh dựa vào những kiến thức nào, những hiểu biết của
bản thân như thế nào để giải thích được.
Ví dụ 1: Dựa vào hình 5.4 hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ
La tinh trong giai đoạn 1985-2004.

Đây là biểu đồ cột nên giáo viên cho học sinh quan sát hình với giá trị
trên trục tung, so sánh độ cao các cột để nhận xét giai đoạn 1985-2004 các nước
Mĩ La tinh có tốc độ tăng trưởng năm nào cao, năm nào thấp, có thể chia làm
những giai đoạn nào hay không?
Học sinh làm việc và rút ra được khu vực Mĩ La tinh có tốc độ tăng
trưởng không ổn định. Giáo viên cần định hướng cho học sinh không nhận xét
là tốc độ tăng GDP ngày càng tăng, tăng từ 2,3% lên 2,9% và 6,0% mà xen kẽ
giữa các năm có tốc độ cao lại có những năm rất thấp (0,5%). Điều đó chứng tỏ
kinh tế tăng trưởng không ổn định.
Giáo viên nêu câu hỏi: dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích nguyên
nhân?
Học sinh dựa vào phần kênh chữ để trả lời câu hỏi này.
Ví dụ 2: Hình 5.8.
- Dựa vào hình 5.8, hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và
tiêu dùng của từng khu vực.
- Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây
Nam Á.
Đối với biểu đồ hình 5.8, giáo viên phải cho học sinh nhận xét về các khu
vực khai thác dầu thô nhiều, các khu vực tiêu dùng dầu thô lớn.
Hướng dẫn học sinh tính: sự chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu
dùng = lượng dầu khai thác - lượng dầu thô tiêu dùng. Gv có thể lập thành bảng
như sau:


Sản lượng dầu khai thác và tiêu dùng và chênh lệch giữa khai thác và tiêu
dùng một số khu vực trên thế giới năm 2003
(Nghìn thùng/ngày).
Đông
Tây Nam
Khu vực

Đông Á
Trung Á
Đông Âu Tây Âu Bắc Mĩ
Nam Á
Á
Lượng dầu khai thác 3414.8 2584.4 1172.8 21356.6 8413.2 161.2 7986.4
Lượng dầu tiêu dùng 14520.5 3749.7
503 6117.2 4573.9 6882.2 22226.8
Chênh lệch giữa khai
-11106 -1165.3
669.8 15239.4 3839.3 -6721 -14240
thác và tiêu dùng
Sau khi học sinh tính được chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng dầu thô
của mỗi khu vực, giáo viên cho học sinh nhận xét các nước có chênh lệch lớn,
từ đó nhận xét được khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây
Nam Á.
Qua bảng trên GV thấy được Tây Nam Á có sản lượng khai thác lớn nhất
(21356.6 nghìn thùng/ngày), trong khí tiêu dùng thấp (6117.2 nghìn thùng/ngày)
do đó, khu vực Tây Nam Á có khả năng cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho thế giới
(15239.4 nghìn thùng/ngày).
Ví dụ 3: Khai thác hình 7.5: Vai trò của EU trên thế giới - năm 2004.
Đối với hình 7.5, nội dung kiến thức thể hiện tỉ trọng của EU trong nền
kinh tế thế giới, SGK đưa ra hình chứ không yêu cầu trả lời các câu hỏi kèm
theo, nó nằm giữa mục 1 và mục 2 của mục II-Vị thế của EU trong nền kinh tế
thế giới. Trong quá trình dạy mục 1, giáo viên cần khai thác hình 7.5 kết hợp
với bảng 7.1 để chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Hình 7.5 có nhiều nội dung, do đó giáo viên phải định hướng học sinh
nhận xét các số liệu về diện tích, dân số, tiêu thụ năng lượng thế giới, tỉ trọng
trong GDP của thế giới để thấy vai trò của EU. Chúng ta có thể khái quát: EU
chỉ chiếm 2,2% về diện tích, 7,1% về dân số mà chiếm đến 31% GDP, tiêu thụ

19% năng lượng, sản xuất 26% ô tô thế giới và viện trợ phát triển 59% thế giới
=> EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Khu dạy mục 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới, với hình 7.5 giáo
viên hướng dẫn học sinh khai thác hình 7.5 để rút ra EU chiếm đến 37,7% xuất
khẩu của thế giới, lớn nhất thế giới.


Ví dụ 4: Khai thác hình 8.3. Tháp dân số LB Nga năm 2001. Tháp tuổi là
một dạng đặc biệt của biều đồ thanh ngang, giáo viên nhắc lại kiến thức lớp 10,
có 3 dạng tháp tuổi là dạng mở rộng, dạng ổn định và thu hẹp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi SGK: Dựa vào bảng 8.2 và
hình 8.3, hãy nhận xét sự thay đổi dân số của LB Nga và nêu hệ quả của sự thay
đổi đó. Với bảng 8.2 học sinh sẽ dễ dàng rút ra được số dân của LB Nga ngày
cảng giảm. Với hình 8.3, GV nêu các câu hỏi: Nhận xét về đáy tháp? Thân tháp?
Đỉnh tháp dân số LB Nga? Từ đó nhận xét xu hướng biến đổi dân số LB Nga.
Với câu hỏi này GV định hướng HS nhận xét cơ cấu dân số theo tuổi:
nhóm tuổi dưới 15 đang có xu hướng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhóm tuổi từ 60
trở lên ngày càng tăng. Dân số ngày càng già đi, tỉ lệ sinh thấp nên sự thay đổi
đó dẫn đến chi phí cho phúc lợi nguời già lớn, thiếu hụt lao động trong tương
lai.
Ví dụ 5: Với hình 8.6, GV hướng dẫn học sinh nhận xét tốc độ tăng
trưởng GDP LB Nga giai đoạn 1990-2005. Nêu nguyên nhân của sự tăng trưởng
đó.
Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga từ 1990 đến 2005 chia làm 2 giai
đoạn: Giai đoạn 1990-1998: tốc độ tăng trưởng kinh tế âm (trừ năm 1997), đây
là giai đoạn đầy khó khăn, biến động của LB Nga sau khi Liên Xô tan rã. Giai
đoạn từ 1999 đến 2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định giữ ở
mức từ 5 đến 7% (năm 2000 tăng cao nhất 10%). GV gợi ý học sinh dựa vào
mục a. Chiến lược kinh tế mới đã phát huy tác dụng rõ nét, thể hiện chính sách
điều tiết của Nhà nước đã có hiệu quả, đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi

khủng hoảng, ổn định và đi lên.
Như vậy, biểu đồ Địa lí trong SGK Địa lí 11 tuy không nhiều nhưng nó có
vai trò bổ sung thêm cho phần kiến thức được đầy đủ hơn. Ngoài các ví dụ trên
còn có những biểu đồ khác, giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác
kiến thức còn phải hướng dẫn học sinh cách chuyển hóa các biểu đồ thành các
bảng số liệu, cách vẽ biểu đồ từ các bảng số liệu trong SGK.
4.2.3. Khai thác kiến thức từ tranh ảnh Địa lí
Tranh ảnh trong sách giáo khoa Địa lí 11 được biên soạn khá phong phú
với 33 tranh ảnh các loại từ các tranh ảnh về tự nhiên, về con người, về các đối


tượng kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Nó có một vai trò quan
trọng là hình thành cho học sinh những biểu hiện cụ thể về Địa lí. Tuy nhiên,
bản thân tôi thấy nhiều giáo viên chưa phát huy được vai trò các hình ảnh này vì
điều kiện thời gian, sợ “cháy” giáo án nên đến phần tranh ảnh thường phớt lờ
qua.
Thực tế cho thấy, khi giảng dạy cho học sinh nếu không có tranh ảnh,
hình vẽ giáo viên khó có thể hình thành cho học sinh những biểu tượng khái
niệm và khắc sâu nội dung. Nhưng khi qua hình vẽ, tranh ảnh thì việc hình
thành biểu tượng, khái niệm và khắc sâu nội dung một cách dễ dàng. Do đó
tranh ảnh và hình vẽ có một ý nghĩa rất to lớn, nó không chỉ là nguồn kiến thức
có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh.
Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới công việc của tư duy trừu tượng. Nhưng để
đạt được điều đó phải được sự hướng dẫn của GV vì bản thân tranh ảnh không
thể gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát
trong những tình huống có vấn đề trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một
vấn đề cụ thể. Từ việc quan sát các em sẽ phân tích, giải thích rút ra những kết
luận Địa lí. Song việc sử dụng quan sát đó nhất thiết phải theo một trình tự sau:
Bước 1: Giáo viên nghiên cứu xem kỹ hình vẽ tranh ảnh SGK, xem hình
đó minh hoạ cho nội dung kiến thức nào trong bài. Với hình đó thì sử dụng vào

lúc nào là đạt kết quả tốt nhất, gây hứng thú nhất, với hình đó giáo viên nên
dùng phương pháp nào là thích hợp nhất.
Bước 2: Khi dạy đến phần kiến thức có hình vẽ, tranh ảnh giáo viên đưa
hình đó cho học sinh quan sát nếu là hình vẽ to sẽ treo lên bảng để học sinh cả
lớp quan sát nếu là hình vẽ nhỏ hoặc không có thì giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát theo bàn hoặc trong SGK. Nếu có phần chữ nhỏ ở trong SGK thì yêu
cầu học sinh đọc thêm phần "Kênh chữ" ở đó. Vì vậy việc tiến hành khai thác
các kiến thức tranh ảnh Địa lí phải tuân thủ theo một số cách sau:
Bất cứ một bức ảnh chụp nào đều có bố cục theo 3 cảnh dưới đây:
- Chủ đề: Là vật thể hay là người hay cảnh trí mà ảnh có thể chụp chủ đề
nằm ở phía trung tâm của bức ảnh.
- Tiền cảnh: Là vật thể nằm ở phía trước chủ đề ở gần ta nhất và nằm ở
phần bên dưới của bức ảnh. Tiền cảnh có tác dụng tạo ấn tượng cho chủ đề.


- Hậu cảnh: Là những vật thể, cảnh trang trí nằm ở phía sau chủ đề ở xa
chúng ta nhất và ở phần bên trên của bức ảnh, hậu cảnh được dùng làm nền cho
chủ đề.
Một bức ảnh không nhất thiết phải có bố cục đủ ba cảnh, nhưng tối thiểu
phải có ha cảnh chủ đề và hậu cảnh thì mới thể hiện được không gian 3 chiều
của bức ảnh. Muốn đọc được một bức ảnh Địa lí thì học sinh phải biết cách
phân tích bố cục của bức ảnh nhưng phải dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Để khai thác các hình ảnh Địa lí giáo viên nên nêu hệ thống câu hỏi như
sau: Ảnh chụp cái gì(chủ đề ảnh)? Ảnh chụp ở đâu? Có những gì trong ảnh?
Bước 3: Mô tả chính xác đúng theo trình tự các sự vật và hiện tượng Địa
lí được thể hiện trong bức ảnh Địa lí.
- Việc mô tả phải theo trình tự bố cục ảnh nghĩa là phải đi lần lượt từ tiền
ảnh đến chủ đề rồi đến hậu cảnh.
- Trong mỗi cảnh học sinh phải mô tả trước tiên các sự vật, hiện tượng
Địa lí quan trọng nổi bật. Những cái còn lại sẽ mô tả sau.

Bước 4: Tìm cách giải thích các hiện tượng sự vật Địa lí ở trong ảnh.
Đây là bước quan trọng nhất nhưng không phải ảnh Địa lí nào cũng có thể
nhìn vào là lý giải được ngay một cách dễ dàng. Ở bước này học sinh phải giải
thích được 2 vấn đề:
- Tại sao vị trí của sự vật hiện tượng Địa lí lại ở đó mà không ở chỗ khác?
- Những vấn đề mà sự vật và hiện tượng Địa lí đó đã đặt ra cho con người
là gì?
Để khai thác tốt hệ thống tranh ảnh trong dạy học Địa lí 11, giáo viên nên
dùng phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại để hướng dẫn học sinh quan sát, tập
trung vào các chi tiết quan trọng. GV nêu các câu hỏi để học sinh vừa quan sát,
suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên từ đó lĩnh hội kiến thức.
Trong dạy học Địa lí 11 phần giới thiệu về các quốc gia giáo viên nên sưu
tầm thêm các tranh ảnh về các nước để giới thiệu cho học sinh. Trong SGK Địa
lí với thời lượng có hạn nên các tranh ảnh đôi khi ảnh không nêu rõ được các
chi tiết quan trọng của đối tượng thì giáo viên có thể phác họa, bổ sung các sơ
đồ, hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu để học sinh tiếp thu một cách chủ động


hơn, tránh trường hợp gò ép theo kiểu giáo viên truyền đạt một chiều học sinh
trong khi tranh ảnh quá nhỏ hoặc không rõ ràng.
Ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Hình 5.3. Hoang mạc Xa-ha-ra. Để khai thác tốt hình này, trong
phần chuẩn bị của giáo viên, khi dạy đặc điểm tự nhiên Châu Phi: “Phần lớn
lãnh thổ Châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc và bán hoang
mạc”, giáo viên cho HS quan sát hình 5.3 với câu hỏi: em có nhận xét gì về
quang cảnh ở hoang mạc Xa-ha-ra? Với điều kiện tự nhiên như vậy ở hoang
mạc và bán hoang mạc nó gây khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội các
nước Châu Phi ?
Ở hình 5.3 này, tuy là một góc nhỏ của hoang mạc Xa-ha-ra những nó
giúp học sinh thấy được quang cảnh ở hoang mạc chủ yếu là các đụn cát, cồn

cát, trời quang mây, ít mưa, sinh vật không phát triển được... từ đó gây khó khăn
cho phát triển kinh tế đặc biệt là ngành nông nghiệp.
Ví dụ 2: hình 5.6. vườn treo Ba-bi-lon. Nếu để học sinh nhìn vào các em
sẽ không thấy được đây là kết tinh của một nền văn minh tiêu biểu của khu vực
Tây Nam Á. GV phải giới thiệu đây không phải là một ngôi nhà cao tầng hay
một cung điện mà là một khu vườn. Tại sao khu vườn người ta lại xây dựng như
vậy? Bằng cách nào con người thời cổ đại có thể xây dựng được khu vườn gồm
nhiều tầng với nhiều loại cây trồng như vậy?... với sự gợi ý của giáo viên HS sẽ
thấy được sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Lưỡng hà, muốn nói tới khu
vực Tây Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Ví dụ 3: Còn với hình 5.9. Nạn nhân của xung đột bạo lực ở Tây Nam Á.
Nhìn vào bức tranh chúng ta thấy chủ thể một bức tranh đơn thuần chỉ là
người phụ nữ đang cùng hai người con ngồi trên một phiến đá. GV nêu câu hỏi:
Phía sau người phụ nữ quang cảnh như thế nào? Tại sao không chụp cả gia đình
của người phụ nữ mà chỉ có 3 mẹ con? Nạn xung đột bạo lực đã để lại những
hậu quả gì?
Từ những câu hỏi đó, không yêu cầu học sinh trả lời hết tất cả mà đó chỉ
là sự gợi ý, HS sẽ tò mò tìm hiểu vì sao lại như vậy. HS có thể liên tưởng được
những cuộc xung đột bạo lực để lại đống nhà cửa đổ nát, gia đình bị chia cắt,
người phụ nữ mất chồng, những đứa trẻ mồ côi cha thật tội nghiệp...


Như vậy, sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi GV nêu ra sẽ giải quyết
được vấn đề: Nhận xét hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu
vực Tây Nam Á ở câu hỏi màu xanh trong mục 2, II. Một số vấn đề của khu vực
Tây Nam Á và Trung Á (bài 5 tiết 3).
Ví dụ 3: Hình 6.5. trang 43.
Chủ thể của hình này là một chiếc máy bay, tiền cảnh là một cánh đồng
xanh tốt...với nhiều học sinh ở Việt Nam đặc biệt là học sinh nông thôn máy bay
là một cái gì đó đang còn rất xa lạ. GV nêu câu hỏi: Máy bay đang làm nhiệm

vụ gì? Em có nhận xét gì về nền nông nghiệp của Hoa Kì? (GV gợi ý HS quan
sát kỹ phần màu trắng đục như mây dưới máy bay gần với cánh đồng). Từ đó,
HS suy luận ra máy bay đang tưới nước cho cánh đồng. Điều này đối với người
Việt Nam chúng ta chỉ mới thấy trong sách vở mà ở Hoa Kì người ta đã áp dụng
vào máy bay (phương tiện hiện đại) trong sản xuất nông nghiệp. HS nhận xét
được Hoa Kì có một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại.
Như vậy, nếu không có tranh ảnh thì học sinh khó có mà mô tả các sự vật
Địa lí được. Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có một số tác dụng giúp học sinh khai thác
được một số đặc điểm và thuộc một số tính chất nhất định về đối tượng. Vì vậy
khi sử dụng tranh ảnh giáo viên phải làm cho học sinh hứng thú, kích thích tính
tò mò của học sinh vào bức tranh đó. Sau đó giáo viên định hướng cho học sinh
tự mình đánh giá vai trò của bức ảnh thì học sinh mới khắc sâu kiến thức. Nếu
làm được như vậy thì đồ dùng trực quan mới đem lại sức truyền cảm và giáo
dục sâu sắc. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng phải có chọn lọc, tránh làm loãng
phần kiến thức trọng tâm của bài học.
4.2.4. Khai thác các sơ đồ
Với 7 sơ đồ trong SGK Địa lí 11, nên để dạy học hiệu quả, phát huy tính
tích cực của học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu
quả dạy học, chúng ta cần xây dựng thêm các sơ đồ để giảng dạy. Trong nội
dung đề tài này tôi không đề xập đến vấn đề xây dựng các sơ đồ mới mà chỉ nêu
các cách sử dụng hiệu quả các sơ đồ có trong SGK.
Sơ đồ Địa lí là hình vẽ sơ lược biểu hiện vị trí, cấu trúc, sự phân bố hoặc
các mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng Địa lí. Giáo viên dựa vào chính
sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp


dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích – phương tiện truyền đạt của giáo viên và
lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Sơ đồ được sử dụng như một phương pháp, phương tiện trong dạy học, nó
được sử dụng trong tất các các bước lên lớp. Với các sơ đồ trong SGK giáo viên

hướng dẫn học sinh dựa vào đó, kết hợp các phương tiện khác (bản đồ, tranh
ảnh…) mà phân tích, so sánh, rút ra các kết luận. Để khai thác tốt các sơ đồ giáo
viên phải hướng dẫn học sinh xem đỉnh của sơ đồ, cạnh của sơ đồ, sơ đồ này
thuộc dạng sơ đồ nào...?
Ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Hình 7.3. Những trụ cột của ngôi nhà chung EU.
Đây là một sơ đồ cấu trúc với đỉnh là EU-Liên minh châu Âu còn các
cạnh chính là ba trụ cột của EU theo hiệp ước Maxtrich. Giáo viên hướng dẫn
học sinh trả lời câu hỏi SGK: Dựa vào hình 7.3 trình bày những liên minh, hợp
tác chính của EU.
Học sinh dựa vào các cạnh của hình 7.3 sẽ trình bày được ba trụ cột của
EU là cộng đồng Châu Âu, chính sách đối ngoại và và an ninh chung, hợp tác
về tư pháp và nội vụ. Khi học sinh trả lời câu hỏi giáo viên có thể phác họa lên
bảng thành các hướng mũi tên với đỉnh là EU-Liên minh châu Âu và các cạnh là
ba tru cột của ngôi nhà chung EU.
Ví dụ 2: Hình 7.8. Sơ đồ đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
Để khai thác tốt sơ đồ này, GV cần phối hợp với bản đồ treo tường hoặc
Tập bản đồ các thế giới và châu lục để cho học sinh thấy vị trí của đường hầm
này. Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích sơ đồ về đường hầm qua eo
biển Măng-sơ với các câu hỏi: Hầm giao thông này được hoàn thành khi nào,
chiều dài? Ý nghĩa của hầm giao thông này? Qua hầm giao thông này hãy cho
biết các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong lĩnh vực giao thông vận
tải?
Như vậy chỉ qua một sơ đồ địa đồ học về hầm giao thông học sinh có thể
khái quát được sự hợp tác của các nước EU trong lĩnh vực giao thông.
Sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy học được coi là một công cụ, phương
tiện, và cũng là cách thức, phương pháp dạy học. Nó có thể được sử dụng cho
người dạy và cả người học ở tất cả các khâu của quá tình dạy học. Đó chính là
quan điểm dạy học mới mà người học đóng vai trò trung tâm. Đối với địa lí thì



sơ đồ chính là công cụ đắc lực để dạy học các mối quan hệ, đặc biệt mối quan
hệ nhân quả.
4.2.5 Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng khác
Với chương trình Địa lí 11 là nội dung chính học về các quốc gia và khu
vực trên thế giới, học về các đối tượng là cả Địa lí tự nhiên và dân cư, kinh tế
xã hội. Hệ thống kênh hình SGK đã góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả
giảng dạy nếu biết khai thác tốt những kênh hình đó. Tuy nhiên, với sự phát
triển của công nghệ thông tin, chúng ta cần biết phát huy để phối hợp với kênh
hình SGK tạo nên các hình ảnh to, rõ nét hơn, sinh động hơn bằng cách phóng
to hệ thông kênh hình SGK lên máy chiếu Projeter. Bên cạnh đó giáo viên phải
biết khai thác tập bản đồ thế giới và châu lục (thường gọi là Atlat thế giới) như
một “cẩm nang” khi lên lớp. Ngoài ra các bản đồ treo tường, sơ đồ, tranh ảnh
phóng to cũng phải được chuẩn bị chu đáo, khai thác tốt để nâng cao hiệu quả
dạy học, phát huy được tối đa các phương tiện dạy học. Tuy nhiên, cần lưu ý
một nguyên tắc cơ bản là cho dù sử dụng kênh hình nào cũng phải đảm bảo tính
chính xác, tính sự phạm và tính khoa học, thẩm mỹ. Tránh tình trạng đưa ra
nhiều kênh hình ngoài SGK mà không khai thác hết các kênh hình đã có. Trong
một bài dạy không phải lúc nào cũng toàn bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh sẽ làm cho
hiệu quả giảng dạy hạn chế. Cần phải đảm bảo nội dung cần truyền đạt cho học
sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo chương trình giảm tải của Bộ GDĐT ban hành.

5. Kết quả
Trong học năm học 2015-2016 vừa qua tôi đã ứng dựng đề tài này vào
giảng dạy 2 lớp 11, qua các tiết giáo viên quan tâm khai thác tốt hệ thống kênh
hình và các tiết giáo viên chưa chú ý đến khai thác kênh hình hoặc không khai
thác tôi đã thăm dò ý kiến và qua kết quả học bài cũ, kết quả học tập thu được
kết quả như sau:
- Hứng thú của học sinh khi giáo viên khai thác tốt kênh hình, giảm viết
bảng:

Hứng thú của học sinh
Lớp
Số HS
Thích
Không có ý kiến
Không thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %


11A4
39
35
89,7
4
10,3
0
0
11A8
41
34
82,9
7
17,1
0
0

Tổng
80
69
86,2
11
13,8
0
0
- Mức độ nắm kiến thức của học sinh sau các giờ kiểm tra bài cũ, kiểm tra
thường xuyên:
Lớp

Số HS

11A4
11A8
Tổng

39
41
80

Lớp

Số HS

11A9
11A3
Tổng


42
41
83

Mức độ nắm kiến thức của học sinh
khi giáo viên khai thác tốt kênh hình SGK
>= 8 điểm
6,5 ->8 điểm
5 ->6,5 điểm Dưới 5 điểm
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
20
51,2
19
48,8
0
0
0
0
10
24,3
15
36,5
16
39,2
0
0
30

37,5
34
42,5
16
20,0
0
0
Mức độ nắm kiến thức của học sinh
ở các lớp chưa chú ý khai thác kênh hình SGK
>= 8 điểm
6,5 ->8 điểm
5 ->6,5 điểm Dưới 5 điểm
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
3
7,1
12
28,5
21
50,0
6
14,4
5
12,1
13
31,7
19
46,3

4
9,9
8
9,6
25
30,1
40
48,1
10
12,2

6. Rút ra bài học kinh nghiệm
Năm học 2015-2016, tôi đã triển khai đề tài giảng dạy Địa lí lớp 11. Vận
dụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh vào từng bài cụ thể. Kết quả
dạy và học của giáo viên và học sinh có chuyển biến tích, chất lượng đại trà được
nâng lên, phát huy tích cực năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Cũng từ đề tài
này tôi cho thảo luận, xây dựng, mở rộng để dạy học cho cả khối 10 và 12.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết Luận: Khai thác hiệu quả kênh hình trong dạy học Địa lí nói
chung và trong dạy học Địa lí 11 nói riêng có ý nghĩa to lớn trong dạy học. Nó
không những mang lại cảm hứng cho học sinh, kích thích học sinh làm việc mà
còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên,
làm cho học sinh yêu thích môn Địa lí hơn. Ngoài ra, học sinh có thể rèn luyện
khả năng tự học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn, giúp cho học sinh có kiến


thức và kỹ năng. Trong dạy học Địa lí, giáo viên cần khai thác tốt các kênh hình
có ở sách giáo khoa và cũng cần biết tăng cường phối hợp các phương pháp và
phương tiện dạy học để tăng cao hiệu quả dạy học Địa lí. Bên cạnh đó, giáo
viên cũng phải phối hợp tốt với các kênh hình ngoài sách giáo khoa như bản đồ

treo tường, hệ thống biểu đồ, sơ đồ và các hình ảnh về tự nhiên, con người, kinh
tế của các quốc gia trên thế giới. Mặt khác, để đảm bảo tính trực quan, tính sư
phạm chúng ta cần phối hợp với các phương tiện hỗ trợ như máy chiếu Projeter
để chiếu các kênh hình này được rõ ràng hơn.
3.2. Kiến nghị: Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã chú ý đến việc
khai thác tốt hệ thống kênh hình trong SGK và năm học này tôi đã nghiên cứu
và thử nghiệm để viết nên đề tài này. Tôi cũng mong muốn rằng đề tài của tôi sẽ
được nhiều giáo viên quan tâm, ứng dụng tốt vào giảng dạy Địa lí 11 và mở
rộng ra các khối lớp ở THPT.
Như Thanh , ngày 28 tháng 4 năm 2017.

Người viết sáng kiến

Lê Văn Tư

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD và ĐT. Dự án Việt-Bỉ
Nghiên cứu khoa học ứng dụng. Hà Nội 2009
2. Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về
“Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
3. Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH 10


4. Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTKHQ theo QD số 79/2006/QĐTTG-CP của Thủ tướng chính phủ.PGS.
5. TS.Nguyễn Phi Hạnh – PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng
Giáo dục môi trường qua môn địa lí. NXBĐHSP 2005
6. Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng.
Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. NXBĐHSP 2003
7. Nguyễn Hải Châu – Vương Thị Phương Hạnh - Phạm Thị Thu Phương
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng . NXBGD 2009

8. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc
Lý luận day học địa lí phần đại cương. NXBĐHQGHN 2007
9. Phạm Thị Sen - Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Đức Vũ
Những vấn đề chung về đổi mới giáp dục trung học phổ thông.NXBGD
2007
10. Lê Thông - Trần trọng Hà - Nguyễn Minh Tuệ…
Sách giáo viên, sách giáo khoa Địa lí lớp 11. NXBGD 2012
11. Mạng Internet: htt://flash.violet.vn: thuvientailieu.bachkim.com;…..

MỤC LỤC

Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trang
1
1


2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Phạm vi, đối tượng áp dụng sáng kiến

2

2. NỘI DUNG


2

1. Cơ sở lí luận đề tài

2

2. Cơ sở thực tiễn

4

3. Thực trạng

5

4. Các giải pháp

5

4.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức

5

4.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành

7

5. Kết quả

21


6. Rút ra bài học kinh nghiệm

21

3. KẾT LUẬN

22


×