Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương 5 – hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.45 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI
ĐỘNG TRONG BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỌC NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY, HỌC CHƯƠNG 5 – HÓA HỌC 10.
.

Người thực hiện: Khương Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HOÁ, NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm.

Trang
1
2
2
2
2
2
3
3
4
5
17
17

2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm

19

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

20
20
20
21



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến
trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương
pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các
hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết
đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.Trong mỗi bài học, theo logic của quá
trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua các hoạt động: Khởi động
nêu vấn đề; hình thành kiến thức bài học; hệ thống hóa kiến thức và luyện tập;
vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi mở rộng [1].
“Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”,… là những câu nói dân gian
của ông cha ta khi nói về thành công của bất kỳ việc gì đều ít nhiều phụ thuộc
vào việc mở đầu như thế nào. Trong giảng dạy cũng vậy, khi bạn khởi động
thành công một bài giảng có nghĩa là bạn đã thắng lợi một nửa [2].
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều cần có
phần khởi động hấp dẫn, lôi cuốn, có hiệu quả vì những phút
mở đầu sẽ dẫn dắt cả bài học.Trong hoạt động khởi động giáo
viên vừa kiểm tra được những kiến thức cũ, kiến thức thực tế
của học sinh cũng vừa dẫn dắt học sinh đến với những kiến thức
mới mà chính học sinh cần giải quyết nó. Nhưng làm thế nào để
tổ chức hoạt động khởi động hay và hấp dẫn“phát huy được
tính tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người
học” [3]? Việc tổ chức thành công hoạt động khởi động nói riêng
và hoạt động học nói chung mang lại hiệu quả rất lớn trong dạy,
học. Tuy nhiên phương pháp dạy học này lại chưa được nhiều
giáo viên quan tâm và chú trọng; chưa hiểu rõ về cách thiết kế
cũng như cách tổ chức hoạt động học trong bài giảng.
Với bản thân tôi là một giáo viên dạy hóa học, sau khi được học tiếp thu các
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động học theo nhóm,

… theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi nhận thấy việc đổi mới cách
giảng dạy của bản thân là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó tôi đã áp
dụng những gì học được vào thực tế giảng dạy, bước đầu đã mang lại được hiệu
quả tôi mong muốn, nâng cao được chất lượng dạy học ở các lớp thực nghiệm.
Hiện nay, chưa có tài liệu nghiên cứu sâu về việc tổ chức hoạt động khởi động
bài dạy nào, bản thân đồng nghiệp của tôi cũng chưa có kinh nghiệm để tổ chức
tốt hoạt động đó. Vì vậy trong năm học này tôi đã chọn đề tài “Một số kinh
nghiệm tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng môn hóa học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học chương 5 – Hóa học 10” làm đề tài sáng kiến
3


kinh nghiệm của mình, hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho đồng nghiệp
của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, sáng tạo và thiết kế các hoạt động khởi động cho các bài dạy nhóm
halogen để tạo sự hứng thú, tích cực, tự giác, kích thích sự ham học, nâng cao
chất lượng dạy và học môn hóa học của học sinh Trung học phổ thông, cụ thể là
học sinh lớp 10.
- Tổ chức các hoạt động khởi động, từ đó rút ra các kinh nghiệm để tổ chức các
hoạt động khởi động đạt hiệu quả cao trong dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận của hoạt động khởi động trong bài giảng.
- Việc thiết kế, tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng chương nhóm
halogen môn hóa học chương trình chuẩn lớp 10 theo định phát triển năng lực
học sinh.
- Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động khởi động rút ra từ thực tế giảng dạy để
nâng cao chất lượng dạy, học.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế tôi chọn hai lớp của

trường THPT Triệu Sơn 4 đó là lớp 10B3 làm lớp đối chứng và lớp 10B2 (năm
học 2017 -2018) làm lớp thực nghiệm. Hai lớp này có sự tương đồng về số
lượng, tỉ lệ nam/nữ trong lớp, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, điều kiện
học tập và có trình độ đầu vào của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến này được nghiên cứu trên một số phương pháp như sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên nghành, truy cập thông tin trên
internet để nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến cách thiết kế và tổ chức hoạt
động khởi động.
+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây
dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phát phiếu điều tra các giáo viên phổ thông về hiểu biết, áp dụng và tổ chức
hoạt động khởi động trong bài giảng.
+ Phương pháp quan sát.
+ Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức hoạt động khởi động trong các bài giảng và
rút ra kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của đề tài
4


- Đề tài đã chỉ ra được cơ sở lí luận về hoạt động khởi động trong bài giảng.
- Việc thiết kế cũng như tổ chức hoạt động học đối với nhiều giáo viên còn mới
mẻ. Trong đề tài này, tôi đã nêu ra được một số kinh nghiệm để tổ chức hoạt
động khởi động thành công và thiết kế, phân tích được 3 chủ đề (bài học) trong
chương halogen hóa học 10.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi hình
thành kiến thức là mục đích chính của phần khởi động trong dạy học theo hướng
đổi mới phương pháp dạy học và mô hình trường học mới VNEN.
Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích trên, người giáo viên có
thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên dù có dưới bất kì hình thức
nào thì giáo viên vẫn phải dùng câu hỏi để kết nối học sinh tham gia vào hoạt
động học.
Giáo viên cũng cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ làm
gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì?
Bằng các câu hỏi, GV giúp HS tự thể hiện những thắc mắc, nhu cầu cần tìm
hiểu về một vấn đề/nhiệm vụ chuẩn bị được học; muốn đào sâu hoặc tìm cách lí
giải cho mình một vấn đề chưa thấu đáo nào đó. Theo hướng này thì sản phẩm
của hoạt động khởi động phải là những câu hỏi có liên quan đến bài học, những
dự kiến về kế hoạch học tập tiếp theo hoặc những dự đoán về kết quả của việc
học…[4].
* Chuẩn bị của giáo viên
- Với nội dung này, TS Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, giáo viên cần nghiên cứu
mục tiêu bài học, nội dung bài học trong sách giáo khoa (SGK) và sách giáo
viên (SGV); hình dung ra kịch bản bài học trên lớp. Cùng với đó, cụ thể hoá
mục tiêu bài học thành những yêu cầu cụ thể (đầu ra) của hoạt động học, nếu
SGK và SGV nêu chưa được cụ thể.
- Tìm hiểu để biết HS đã có những kiến thức, kinh nghiệm gì (từ thực tiễn, từ
các bài đã học ở cùng môn hay môn khác trong chương trình tiểu học hoặc trung
học cơ sở) liên quan đến nội dung học tập trong bài học mới để sẵn sàng gợi ý
cho HS nhớ lại và liên hệ với bài mới, để HS cảm nhận được nhiệm vụ bài học
là nhẹ nhàng, không xa lạ. Từ đó hình dung cụ thể hoạt động khởi động ở trên
lớp và thiết kế câu hỏi phù hợp, kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động
của HS vào bài học mới.
* Thực hiện trên lớp
- Giáo viên yêu cầu HS đọc và làm theo SGK hoặc thực hiện theo thiết kế mới

của GV; nếu cần, GV hướng dẫn thêm nhằm làm cho HS ý thức rõ vấn đề/tình
huống/nhiệm vụ học tập cần phải thực hiện. Ngoài những nhiệm vụ, câu hỏi
5


trong SGK, GV cần dự kiến thêm những câu hỏi để gợi lại các kiến thức, biểu
tượng đã có của HS liên quan đến bài học mới; những câu hỏi cho HS giỏi để
phát triển vấn đề, tìm hiểu vấn đề ở mức cao; những câu hỏi để cụ thể hoá, chia
nhỏ, làm rõ vấn đề đối với những HS còn chưa rõ.
- GV dùng các câu hỏi “mở” để khuyến khích HS nêu các câu hỏi, giải pháp…
khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Không cần trả lời, không cần khẳng
định đúng sai ngay trong hoạt động khởi động. Từ đó, GV cùng HS lựa chọn
những câu hỏi, giải pháp muốn được/cần được trả lời, khẳng định. GV sắp xếp
lại, ghi tóm tắt trên bảng chính để định hướng hoạt động học bài mới và để đối
chiếu với kết quả học vào cuối nhóm hoạt động luyện tập để biết rằng có phải tất
cả HS đã đạt mục tiêu bài học hay chưa?[4].
* Một số hình thức khởi động (mở bài) bài dạy
Theo PGS.TS.Trịnh Văn Biều [5], có thể kể ra 7 kiểu mở đầu bài học sau:
• Hình thức 1: Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic.
• Hình thức 2: Vào bài theo phương pháp kể chuyện.
• Hình thức 3: Vào bài bằng việc liên hệ thực tế.
• Hình thức 4: Vào bài theo phương pháp trực quan.
• Hình thức 5: Vào bài theo phương pháp đặt câu hỏi.
• Hình thức 6: Vào bài bằng phương pháp kiểm tra.
• Hình thức 7: Vào bài bằng phương pháp tổ chức hoạt động tập thể.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã khảo sát thực trạng việc
hiểu biết, áp dụng và tổ chức hoạt động khởi động trong bài giảng của 22 học
viên lớp Đào tạo trình độ thạc sĩ Hóa học K10 năm học 2017-2018 trường ĐH
Hồng Đức bằng phiếu điều tra với các câu hỏi:

1. Hoạt động khởi động chứa nội dung gì?....................................................
2. Việc áp dụng hoạt động khởi động trong giảng dạy? (Thường xuyên, bình
thường, thi thoảng, không bao giờ)……………………………………………..
3. Tổ chức hoạt động khởi động như thế nào để đạt hiệu quả?......................
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Có 6 giáo viên cho rằng khởi động là kiểm tra bài cũ, có 14 giáo viên cho rằng
khởi động là tìm một hình thức nào đó để vào bài cho hay, sát với nội dung
chính của bài dạy. Chỉ có 2 giáo viên cho rằng hoạt động khởi động là tạo ra
những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các
kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận
và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin
để giải quyết.
6


- Việc áp hoạt động khởi động trong giảng dạy: (Theo đúng nghĩa của hoạt động
khởi động)
Thường xuyên: 0 giáo viên; Bình thường: 8 giáo viên; Thi thoảng: 14 giáo
viên; Không bao giờ: 0 giáo viên.
- Về việc tổ chức hoạt động khởi động như thế nào để đạt hiệu quả: Nhiều giáo
viên đều chưa chú trọng tổ chức hoạt động này, mới chỉ đơn thuần là tìm một thí
nghiệm, hình vẽ để dẫn dắt vào bài hay vài câu hỏi đưa ra để kiểm tra kiến thức
cũ.
Thực tế còn cho thấy: Không ít giáo viên cho rằng chỉ cần học sinh chú ý vào
bài giảng và nắm vững kiến thức là được, do đó chỉ tập trung cho nội dung bài
học mà xem nhẹ hoạt động trải nghiệm kết nối (khởi động), tiết học như vậy
chưa thể gọi là thành công. Ngoài ra cũng có trường hợp giáo viên gặp khó khăn
khi không biết khởi động bài dạy như thế nào cho hấp dẫn, vừa huy động được
kiến thức vốn có, kiến thức thực tế vừa tạo ra mâu thuẫn kiến thức cho học sinh
để kích thích các em tìm hiểu kiến thức mới.

Kết quả của thực trạng trên:
- Học sinh cảm thấy không hứng thú, nhàm chán với môn học.
- Không kích thích được tư duy, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, mạnh dạn
trong hoạt động nhóm.
- Học sinh không chờ đón tiết học, chất lượng dạy học không cao.
- Giáo viên không nâng cao trình độ chuyên môn, làm giảm sự tin yêu, uy tín
với học sinh.
Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm để ý tới chủ trương đổi mới giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
- Việc soạn được bài giảng có tổ chức hoạt động học mất nhều thời gian, cần huy
động nhiều nguồn kiến thức, tìm tòi nhiều tài liệu nên giáo viên ngại.
- Công việc giảng dạy khá bận rộn nên cũng chưa có thời gian đầu tư vào
phương pháp giảng dạy.
- Nhiều học sinh có xu hướng thi tốt nghiệp và học nghề nên chưa có ý thức
trong việc học môn Hóa làm giảm động lực phát triển năng lực của bản thân
giáo viên, cho rằng chỉ cần dạy kiến thức cơ bản trong SGK là đủ. Bên cạnh đó
học sinh cũng chưa tập trung, tự giác, tích cực trong hoạt động học nói chung
cũng như hoạt động khởi động nói riêng.
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
Khi tổ chức hoạt động khởi động cần phải phù hợp với nội dung mục tiêu bài
học và thời gian có hạn của tiết học, tránh lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho học
sinh. Trong đề tài này tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm giúp giáo viên tổ chức
hoạt động khởi động có hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học.
7


a. Chia nhóm học tập trong hoạt động khởi động
Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ

giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện
bản thân trong quá trình học tập.
Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi,
chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây
dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi
trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí
nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em, 3 em, tốt nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ
hợp tác với nhau.
Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: Chọn số lượng nhóm quá lớn làm cản
trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong
nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày
ý kiến của mình khi thảo luận; lựa chọn học nhóm không phù hợp với phương
pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn
đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh.
Giáo viên nên: Chia nhóm một cách tối ưu sao cho các em có thể trao đổi
thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình học tập. Có thể mỗi
bàn học 4 em là 1 nhóm, hoặc 2 em cạnh nhau là 1 nhóm... Vị trí đặt bàn ghế các
nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian
trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học. Điều chỉnh
những đồ đạc không cần thiết nếu gây cản trở khi tổ chức hoạt động nhóm.
b. Nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, giáo viên phải dự kiến
được những khó khăn vướng mắc của học sinh
Hoạt động tạo tình huống xuất phát là một hoạt động học tập, nhiệm vụ
chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng
của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo
cáo kết quả.
Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ
chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài”
với cái tên bài học mà ai cũng biết.


8


Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giáo viên tránh: Cho học sinh hoạt động
trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng hội đồng tự quản
(nhóm học sinh) để điều khiển việc này; lựa chọn các tình huống không đắt giá
dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề
đơn giản (vấn đề với câu lệnh what?). Thời gian cho hoạt động này quá ít vì
chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến
của mình; cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này...
Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với
hoạt động tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, SGK của bài
học; coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt
động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày
tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động. Cần dự kiến những khó khăn,
vướng mắc của học sinh khi hoạt động và các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Phần
nhiệm vụ chuyển giao ở phần khởi động có thể giao cho học sinh tham khảo
trước ở nhà (tùy theo chủ đề dạy, bản thiết kế hoạt động học của giáo viên).
c. Khởi động bài dạy có sử dụng thí nghiệm
Đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối với môn Hoá học. Hoạt
động này giúp HS trải nghiệm, học thông qua thực hành, tạo tiền đề cho HS làm
quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Ở đây HS có thể tự làm thí nghiệm,
hoặc làm thí nghiệm theo nhóm. Tuy nhiên không nhất thiết hoạt động khởi
động phải áp đặt sử dụng thí nghiệm, thông thường hay sử dụng thí nghiệm
trong hoạt động hình thành kiến thức mới.
Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần: Chuyển giao nhiệm vụ, cho HS
xây dựng phương án thí nghiệm (bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, mẫu
báo cáo), dự đoán kết quả; hướng dẫn an toàn thí nghiệm, nơi bố trí thí nghiệm
và thu dọn dụng cụ thí nghiệm; hướng dẫn cách thu thập thông tin, phân tích kết
quả và ghi báo cáo, cách trình bày báo cáo; thảo luận, tính khả thi, an toàn thí

nghiệm trước khi làm thí nghiệm. Đối với những thí nghiệm khó thực hiện thành
công hoặc chiếm nhiều thời gian ảnh hưởng đến hoạt động học, giáo viên cần
sử dụng thí nghiệm ảo, hay mô phỏng thí nghiệm.
Giáo viên nên tránh: Thực hành thí nghiệm thay cho HS (trừ thí nghiệm
biểu diễn trên lớp). Áp đặt HS làm thí nghiệm theo kịch bản đã sắp đặt trước của
GV.
d. Kĩ thuật theo dõi học sinh đánh giá quá trình hoạt động của học sinh
9


Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu quan
trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.
Giáo viên cần: Có sổ theo dõi quá trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu
ý, chú ý về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá
trình học tập. Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua
hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy
sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành.
Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát hiện những điểm yếu kém của HS, giúp
đỡ các em giải quyết những khó khăn trong nhiệm vụ được giao, động viên
khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của HS so với bản thân các em
Giáo viên cần tránh: Ghi chép, đánh giá HS theo cảm tính không có minh
chứng kết quả học tập; Thiên vị, không tạo cơ hội cho các em được đóng vai,
nhất là khi tổ chức học hợp tác như làm nhóm trưởng, thư ký nhóm,...; Bỏ qua
những HS bị bỏ rơi, lười học tập mà không tìm hiểu nghuyên nhân, không có sự
trợ giúp kịp thời; Bỏ quên những sản phẩm học tập tự làm ở nhà của HS...
e. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ tổ chức hoạt động khởi động
Dạy học có ứng dụng CNTT giúp GV thuận lợi trong tổ chức hoạt động học.
Những phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình mẫu vật, thí nghiệm mô phỏng,
video... có tác dụng thiết thực trong quá trình dạy học.
Giáo viên chỉ nên sử dụng CNTT để thay thế các thiết bị, thí nghiệm mà thực

tế khó thực hiện, mang tính nguy hiểm... hoặc không có đủ hóa chất để tiến hành
thí nghiệm.
Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, giáo viên cần: Chuẩn bị chu đáo
các thiết bị CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính,.... Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu
khi chuyển giao nhiệm vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi hệ thống hoá
kiến thức bài học.... Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip... phù hợp với
cách tổ chức hoạt động.
Giáo viên nên tránh: Dạy học theo kiểu trình chiếu, thuyết trình cả bài.
Trình chiếu trong lúc học sinh học cá nhân, thảo luận nhóm....
f. Hướng dẫn học sinh ghi vở
Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học
tập. Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên
lớp cũng như ở nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng
10


và kết quả học tập của mình, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹ học sinh biết
được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập của các em trong quá trình
học ở trường phổ thông. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh ghi chép vở theo
những bước sau đây:
- Ghi chép nhiệm vụ của hoạt động mà thầy, cô giáo chuyển giao vào vở. Nhóm
trưởng cùng các bạn hỗ trợ, nhắc nhở bạn bên cạnh trong việc ghi nhiệm vụ này
vào vở cá nhân.
- Ghi chép ý kiến của cá nhân học sinh vào vở. Giáo viên cần cho học sinh đủ
thời gian để các em suy nghĩ độc lập về nhiệm vụ học tập cũng như suy nghĩ cá
nhân cách giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan và trình độ của học sinh. Mỗi
thành viên đều phải có ý kiến ghi vở. Học sinh có thể nhiều ý kiến hoặc ít ý
kiến, nhưng bắt buộc mỗi thành viên phải có tối thiểu một ý kiến ghi vở (dù ý
kiến đó là đúng hay sai) thì sau đó nhóm trưởng mới được quyền cho các bạn
thảo luận nhóm.

- Ghi chép ý kiến thảo luận của nhóm vào vở. Mỗi em sẽ ghi vào vở các ý kiến
đã thảo luận của nhóm về nhiệm vụ được giao. Từ đó phân tích so sánh các ý
kiến để đưa ra ý kiến chung của nhóm trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Ghi chép ý kiến trình bày báo cáo kết quả của nhóm vào vở. Thảo luận và chọn
phương án báo cáo. Ví dụ khi báo cáo dùng giấy A0, giấy A4 và đèn chiếu, các
slide hỗ trợ hay chỉ báo cáo miệng...
Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một học sinh
(một em nào đó, nhất là các em chưa tự tin). Trong quá trình hoạt động nhóm,
giáo viên nên tránh: Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề... làm
mất tập trung hoạt động của nhóm; Nói chung chung và đi lại quá nhiều trong
lớp học không rõ mục đích...
Giáo viên cần: Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng
em, phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo; Bỏ thói
quen “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm
khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm...
g. Kỹ thuật ghi bảng giáo viên
Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực trong quá trình dạy học. Để sử
dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh: Dùng bảng như là bình phong để treo
11


bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng lẽ ra giáo viên hoặc học sinh có thể kẻ, vẽ
nhanh được trên bảng...; chép tất cả nội dung bài học lên bảng...
Giáo viên cần: Ghi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung cả
lớp, tên bài học, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học sinh
(nếu cần thiết), sản phẩm của hoạt động…; tránh ghi trùng lặp kiến thức đã có ở
bảng phụ, slide và các tài liệu khác một cách quá thái không cần thiết...

* Trong chương 5 – nhóm halogen chương trình chuẩn lớp10, đối với tiết luyện
tập thì tập trung vào hai hoạt động chính là luyện tập, củng cố kiến thức và

vận dụng, tìm tòi mở rộng nên trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu một số
bài có hình thành kiến thức mới (lý thuyết). Các tiết dạy dành cho lớp thực
nghiệm thuộc ban cơ bản A. Các bài dạy có tổ chức hoạt động khởi động, đó là:
Bài : CLO (1 tiết)
1. Giới thiệu chung
Do trước khi học bài clo, HS đã được học bài này (ở THCS-Lớp 9) nhưng
với lượng kiến thức cơ bản, ít hơn. Tính chất vật lí, tính phi kim của clo, điều
chế và ứng dụng của clo (bài clo lớp 9) phản ứng oxi-hóa khử (ở HK1-Lớp 10).
GV cần chú ý khai thác triệt để các kiến thức đã học nói trên của HS để phục vụ
cho việc nghiên cứu bài mới.
Hoạt động (HĐ) trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): được thiết kế
nhằm huy động những kiến thức đã được học của HS về clo (ở THCS - Lớp 9),
phản ứng oxi-hóa khử (ở HK1-Lớp 10). Tuy nhiên trong phần tính chất hóa học
của clo sẽ gặp khó khăn và phải chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức.
2. Thiết kế chi tiết hoạt động khởi động (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
+ Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm
hiểu kiến thức mới của HS.
+ Nội dung HĐ: Tìm hiểu tính chất vật lí; dự đoán tính chất hóa học của clo,
khả năng tẩy trùng của nước clo.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
Trước khi tổ chức hoạt động, giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm
gồm 2 học sinh ngồi cạnh nhau trong 1 bàn (hoạt động theo cặp).

12


Giáo viên chiếu một đoạn video về sản xuất nước sạch bằng clo khử trùng
(nguồn youtube) [6]. Học sinh vận dụng những kiến thức đã học, kiến thức thực
tế và xem nội dung đoạn video để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập (HS

hoạt động theo nhóm):
PHIẾU HỌC TẬP
1. Để sát trùng nước người ta dùng hóa chất nào? Lượng dùng chất đó là bao
nhiêu trong 1m3 nước?
……………………………………………………………………………………
2. Nêu tính chất vật lí của khí clo (màu sắc, mùi, tính tan, tỉ khối hơi)?
……………………………………………………………………………………
3. Giải thích tính tẩy màu và sát trùng của nước clo? Nước clo để lâu ngày còn
tác dụng tẩy màu và sát trùng không? Vì sao?
……………………………………………………………………………………
Giáo viên nhắc nhở học sinh cần ghi chép những thông tin cần thiết, quan
trong để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. Học sinh hoạt động cá nhân, nêu ra
ý kiến của bản thân, ghi chép ra vở, sau đó thảo luận nhóm theo cặp tìm ra câu
trả lời đúng nhất (thời gian cho hoạt động này là 7 phút). Giáo viên gọi đại diện
một nhóm trả lời, một hoặc hai nhóm khác nhận xét (thời gian để nhóm chia sẻ
câu trả lời và nhận xét là 3 phút). Giáo viên ghi chép câu trả lời và nhận xét của
học sinh lên bảng. Lưu ý, giáo viên không chốt kiến thức. Trong thời gian học
sinh hoạt động nhóm, giáo viên bao quát lớp, chú ý tới những học sinh yếu kém,
không bỏ rơi các em, giáo viên cần hỏi các em xem có khó khăn ở đâu? Cần
giáo viên giúp đỡ ở phần nội dung nào? Gợi ý, động viên các em để các em luôn
cảm thấy tự tin vào bản thân và gợi được kiến thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ
giáo viên đề ra. Sau tiết dạy, giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của từng học
sinh, nhóm học sinh.
Dự kiến những khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ: Từ
kiến thức học sinh đã học trong bài clo chương trình lớp 9 – THCS và bài khái
quát nhóm halogen chương trình lớp 10 thì học sinh dễ dàng trả lời được câu hỏi
về tính chất vật lí của khí clo. Từ đoạn video học sinh biết được tính sát trùng và
một số ứng dụng của khí clo trong thực tế. Học sinh cũng có thể dự đoán được
tính oxi hóa mạnh của clo dựa vào độ âm điện, số oxi hóa của clo đã học trong
13



bài khái quát nhóm halogen. Học sinh viết được phương trình phản ứng của clo
với nước. Tuy nhiên nhiều học sinh sẽ vướng mắc khi giải thích tính tẩy màu và
sát trùng của khí clo do axit hipoclorơ gây ra. Vì vậy giáo viên cần theo dõi sát
học sinh để kịp thời hỗ trợ giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giáo
viên gợi ý cho các em về tính axit yếu của HClO, tính bền và của axit này và số
oxi hóa của clo trong hợp chất để học sinh suy ra tính oxi hóa của HClO.
Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và
“cái chưa biết” nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu
hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi HS phải tìm hiểu tiếp kiến
thức ở HĐ hình thành kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất
cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải
pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác,
GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần
phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
Nhận xét:
- Chia nhóm theo cặp sẽ giúp giáo viên không mất nhiều thời gian vào việc chia
nhóm và học sinh thì có thể hỗ trợ nhau về kiến thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
- Việc lựa chọn nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh là phù hợp, câu hỏi rõ ràng,
bám vào nội dung đoạn video, kiến thức bài học.
- Nội dung hoạt động có sự liên hệ với thực tế bằng đoạn video là hình thức khởi
động có hiệu quả, vì học sinh đều rất hứng thú với video liên hệ thực tế. Qua
đoạn video các em còn được hiểu thêm về công đoạn sản xuất nước sạch.

- Sau tiết học, giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, biểu dương
khích lệ những em có ý thức học tập tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
khi đó các em phấn khởi, vui vẻ chờ đón những bài dạy sau của giáo viên hơn.

Bài: HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIĐRIC – MUỐI CLORUA
(2 tiết)
14


1. Giới thiệu chung
Do trước khi học bài Hiđroclorua và axit clohiđric, HS đã được học về một
số axit quan trọng (ở THCS-Lớp 9); Liên kết hóa học, liên kết cộng hóa trị phân
cực, tính chất của chất có liên kết cộng hóa trị, phản ứng oxi-hóa khử (ở HK1Lớp 10). GV cần chú ý khai thác triệt để các kiến thức đã học nói trên của HS để
phục vụ cho việc nghiên cứu bài mới.
Hoạt động (HĐ) trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): được thiết kế
nhằm huy động những kiến thức đã được học của HS về một số axit quan trọng
(ở THCS - Lớp 9); Liên kết hóa học, liên kết cộng hóa trị phân cực, tính chất
của chất có liên kết cộng hóa trị, phản ứng oxi-hóa khử (ở HK1-Lớp 10). Tuy
nhiên phần tính chất hóa học của dung dịch HCl sẽ gặp khó khăn và phải chuyển
sang hoạt động hình thành kiến thức.
2. Thiết kế chi tiết hoạt động khởi động (15 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
+ Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm
hiểu kiến thức mới của HS.
+ Nội dung HĐ: Tìm hiểu cấu tạo phân tử → tính tan của hiđro clorua; dự
đoán tính chất hóa học của axit HCl.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
Trước khi tổ chức hoạt động, giáo viên chia lớp thành 12 nhóm, mỗi nhóm
gồm 4 học sinh trong 1 bàn, mỗi nhóm đều được giáo viên sắp xếp hợp lí để có
những bạn học tốt giúp đỡ các bạn trong nhóm.

- Giáo viên cho học sinh quan sát lọ thủy tinh chứa dung dịch HCl.
Chiếu hình ảnh đài phun nước và hình ảnh thí nghiệm tính tan của khí HCl.
Sau đó GV gọi 1 học sinh lên làm thí nghiệm Al tác dụng với dung dịch HCl.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, thí nghiệm, ghi chép lại vào vở
những hiện tượng mà các em quan sát được trong hình ảnh, thí nghiệm. Sau đó
học sinh trao đổi trong nhóm để tìm ra câu trả lời cho phiếu học tập mà giáo
viên giao cho. (Thời gian cho hoạt động này là 12 phút)

15


Hình ảnh đài phun nước

Hình ảnh thí nghiệm: Al tác dụng với dung dịch HCl
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
1/ Viết CTCT, xác định loại liên kết và số oxi hóa của H, Cl trong phân tử HCl?
……………………………………………………………………………………
2/ Dự đoán tính tan của khí hidro clorua? Giải thích nguyên nhân tan của HCl?
Giải thích hiện tượng nước phun vào bình có màu đỏ?
……………………………………………………………………………………
3/ Dự đoán tính chất hóa học của dung dịch axit clohidric?
……………………………………………………………………………………
- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một nhóm báo cáo, các
nhóm khác góp ý, bổ sung. Giáo viên ghi chép ngắn gọn trên bảng các câu trả lời,
nhận xét của học sinh và nhóm học sinh (Thời gian cho hoạt động này là 3 phút)
16


Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ

liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được
giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Dựa vào các thông tin đã cho trong phiếu học tập 1, kết hợp với kiến thức đã
học về một số axit quan trọng (ở THCS-Lớp 9), liên kết cộng hóa trị phân cực,
tính chất của chất có liên kết cộng hóa trị, phản ứng oxi-hóa khử (ở HK1-Lớp
10). HS có thể nêu được cấu tạo phân tử, tính tan của hiđro clorua, một số tính
chất dung dịch HCl. Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GV có thể gợi ý HS
xem lại định nghĩa, phân loại liên kết cộng hóa trị, tính chất của hợp chất có
liên kết CHT, khái niệm và bản chất của phản ứng OXH-K.
Khi viết công thức cấu tạo phân tử HCl, HS cũng có thể gặp khó khăn về
cách xác định loại liên kết CHT của HCl, GV gợi ý về hiệu độ âm điện giữa
H và Cl.
HS có thể không dự đoán được tính oxi hóa của HCl hoặc HS sẽ đưa
phản ứng của HCl với kim loại vào tính axit. GV gợi ý và yêu cầu các HS
trong nhóm tranh luận về nội dung này.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất
cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải
pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác,
GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần
phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
Nhận xét:
- Học sinh tự mình tiến hành thí nghiệm sẽ giúp các em trải nghiệm thực tế hơn,
(“trăm nghe không bằng một thấy”), các em hứng thú với thí nghiệm sẽ nâng
cao hiệu quả tiết học hơn.
- Học sinh vừa tham gia hoạt động cá nhân, vừa tham gia hoạt động nhóm sẽ

giúp các em vừa chủ động trong học tập, vừa rèn luyện kĩ năng hợp tác theo
nhóm.
- Nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh rõ ràng, ngắn gọn, học sinh vừa vận dụng
được kiến thức cũ, kiến thức thực tế vừa tạo mâu thuẫn kiến thức cho học sinh.
17


- Đã ứng dụng công nghệ thông tin, liên hệ thực tế vào hoạt động giúp tăng hứng
khởi học tập cho học sinh.
- Giáo viên đã có sự chuẩn bị dự kiến những khó khăn vướng mắc của các em để
kịp thời giúp đỡ, không bỏ rơi học sinh.

Bài: FLO – BROM – IOT (2 tiết)
1. Giới thiệu chung
Trước khi học bài flo, brom, iot, HS mới học xong các bài: Khái quát nhóm
halogen, bài clo và bài hidro clorua (ở THPT-Lớp 10), những kiến thức trong
các bài đó có liên quan đến nội dung bài học này. Flo, brom, iot và clo lại là các
nguyên tố thuộc cùng nhóm halogen nên có tính chất tương tự nhau: Tính oxi
hóa, tính khử (trừ flo không có tính khử). Học sinh còn học về phản ứng oxi-hóa
khử (ở HK1-Lớp 10). GV cần chú ý khai thác triệt để các kiến thức đã học và
kiến thức mới trong bài để thiết kế hoạt động khởi động có hiệu quả.
Hoạt động (HĐ) trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): được thiết kế
nhằm huy động những kiến thức đã được học của HS. Tuy nhiên trong phần tính
chất hóa học, trạng thái thiên nhiên, sản xuất, ứng dụng của flo, brom, iot sẽ gặp
khó khăn và phải chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức.
2. Thiết kế chi tiết hoạt động khởi động (15 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
+ Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm
hiểu kiến thức mới của HS.
+ Nội dung HĐ: Tìm hiểu tính chất vật lí; ứng dụng của flo, brom, iot. Tìm

hiểu tính chất hóa học và ứng dụng của axit flohidric.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
Trước khi tổ chức các hoạt động học, trong tiết học trước giáo viên đã chuẩn
bị sẵn tài liệu học tập về lịch sử tìm ra các nguyên tố flo, brom, iot (nguồn
internet) [7] giao về nhà cho học sinh đọc, tìm hiểu thêm để chuẩn bị cho bài
học mới. Để tổ chức hoạt động khởi động giáo viên chia lớp thành các nhóm,
mỗi nhóm gồm 2 học sinh ngồi cạnh nhau trong 1 bàn (hoạt động theo cặp).
Để khởi động bài bài giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “đuổi
hình bắt chữ” và trả lời câu hỏi của trò chơi “Tôi là nguyên tố nào? Tôi là chất
nào?”. Học sinh cần giải thích vì sao lại chọn đáp án đó?
18


Thời gian để các hoạt động nhóm là 10 phút. Giáo viên nhắc nhở học sinh cần
ghi chép những thông tin cần thiết, quan trong để trả lời câu hỏi trong phiếu học
tập. Học sinh hoạt động cá nhân, nêu ra ý kiến của bản thân, ghi chép ra vở, sau
đó thảo luận nhóm theo cặp tìm ra câu trả lời đúng nhất. Giáo viên gọi đại diện
một nhóm trả lời, một hoặc hai nhóm khác nhận xét (Thời gian để cácnhóm báo
cáo, nhận xét là 5 phút). Giáo viên ghi chép câu trả lời và nhận xét của học sinh
lên bảng. Lưu ý, giáo viên không chốt kiến thức. Trong thời gian học sinh hoạt
động nhóm, giáo viên bao quát lớp, chú ý tới những HS yếu kém, không bỏ rơi
các em, giáo viên cần hỏi các em xem có khó khăn ở đâu? Cần GV giúp đỡ ở
19


phần nội dung nào? Gợi ý, động viên các em để các em luôn cảm thấy tự tin vào
bản thân và gợi được kiến thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo viên đề ra. Sau tiết
dạy, giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của từng học sinh, nhóm học sinh.
Dự kiến những khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ:
- Đối với câu hỏi: “Tôi là nguyên tố nào?”: Từ kiến thức học sinh đã học trong

bài “Khái quát nhóm halogen” và bài “Clo” chương trình lớp 10 – THPT; cũng
như phần tài liệu giáo viên gửi cho các em trước khi học bài mới về lịch sử tìm
ra các nguyên tố thì học sinh dễ dàng biết được 2 ý “lịch sử, ý nghĩa” để dự đoán
đáp án cho câu hỏi. Nhưng khi nhìn sang ý “ứng dụng” trong trò chơi thì hoàn
toàn là cái mới mà các em chưa biết, các em sẽ vướng mắc ở phần này. Một số
học sinh học tốt trong lớp các em đã chuẩn bị bài từ trước thì các em có thể biết
được ứng dụng của các nguyên tố, còn những học sinh khác thì giáo viên cần
quan sát, theo dõi và chỉ ra những điểm các em còn băn khoăn, những nội dung
cần nghiên cứu thêm sách giáo khoa.
- Đối với câu hỏi: “Tôi là chất nào?”: Học sinh đã học bài axit HCl sẽ dễ dàng
chọn được đáp án hình đầu tiên, còn hình số 2 có điểm giống ở cấu tạo phân tử
nên các em có thể suy đoán được đây cũng là axit HX (X là halogen), nhưng các
em chưa biết axit nào yếu, tính chất và ứng dụng của nó ra sao thì giáo viên có
thể gợi ý cho các em nghiên cứu thêm sách giáo khoa.
Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và
“cái chưa biết” nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu
hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi HS phải tìm hiểu tiếp kiến
thức ở HĐ hình thành kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong trò chơi.
- Đánh giá giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất
cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải
pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác,
GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần
phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
Nhận xét:
- Học sinh vừa học vừa chơi mang lai hiệu quả học tập cao: Các em hứng thú
với trò chơi, không có cảm giác căng thẳng, nhàm chán với môn học.

20


MnO2

- Câu hỏi chuyểnDdgiao
nhiệm
vụsạch
chođểhọc
sinh
HCl đặc
Eclen
thu khí
Clo rõ ràng, bám sát kiến thức cơ bản,
vừa kiểm tra được kiến thức cũ trong các bài đã học về clo, axit clohidric vừa
gợi mở kiến thức để tìm hiểu bài mới.
- Sau tiết học, giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, biểu dương
khích lệ những em có ý thức học tập tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Sẽ giúp các em phấn khởi, vui vẻ chờ đón những bài dạy sau của giáo viên hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào
thực tế giảng dạy, tôi đã cho lớp học sinh đối chứng và thực nghiệm làm cùng
bài kiểm tra trong thời gian 15 phút với nội dung như sau:
Mã đề 101:
Câu 1: Cho 4,35 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng.Thể tích
khí thoát ra (ở đktc) là:
A. 0,112 lít
B. 0,56 lít
C. 1,12 lít.

D. 2,24 lít.
Câu 2: Chất nào tác dụng với dung dịch HI ?
A. KOH
B. Cu
C. N2
D. NaI
Câu 3: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng là
A.Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
B.Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.
C.Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3
D.Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.
Câu 4: Kết tủa hoàn toàn m gam NaCl bởi dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,7 gam
B. 17,1 gam
C. 1,17 gam
D. 1,71 gam
Câu 5: Đặc điểm nào là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
A. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. B. Ở điều kiện thường là chất khí.
C. Tác dụng mạnh với nước.
D. Có tính oxi hóa mạnh.
21


Câu 6: Chất nào sau đây ở thể khí ở điều kiện thường ?
A. F2
B. I2.
C. Al.

D. C.
Câu 7: Dãy nào thể hiện tính oxi hoá các halogen giảm dần theo thứ tự từ phải
sang trái?
A. Br2>Cl2 > F2 > I2 .
B. F2 > Cl2 > Br2 >I2 .
C. I2 >Br2 > Cl2 > F2 .
D. Cl2 > F2 > Br2 > I2 .
Câu 8: Phản ứng nào không xảy ra ?
A. 2NaOH +Cl2




NaClO + NaCl + H2O.

B. 2NaBr + I2





Br2 + 2NaI.

C. Cl2 +2KI 2KCl +I2.
D. 2Fe +3Cl2 2FeCl3.
Câu 9: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl 2 và O2 phản ứng vừa đủ với
11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm
khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%.
B. 24,32%.

C. 51,35%.
D. 48,65%
Câu 10: Các nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. 3s2 3p5 B. 2s2 2p5
C. 4s2 4p5
D. ns2 np5
Mã đề 102:
Câu 1: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng.Thể tích
khí thoát ra (ở đktc) là:
A. 0,112 lít
B. 0,56 lít
C. 1,12 lít.
D. 2,24 lít.
Câu 2: Chất nào sau đây ở thể rắn ở điều kiện thường ?
A. F2
B. I2.
C. Cl2.
D. Br2.
Câu 3: Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện
tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây. Nguyên
nhân gây nên hiện tượng đó là:
A.Do khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình.
B.Do HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C.Do trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước.
D.Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng
Câu 4: Kết tủa hoàn toàn m gam NaBr bởi dung dịch AgNO3 dư thu được 18,8
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,3 gam
B. 13,1 gam
C. 1,17 gam

D. 1,71 gam
Câu 5: Flo không thể hiện tính chất nào sau đây?
A. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. B. Tính oxi hóa mạnh hơn clo.
C. Tính oxi hóa mạnh.
D. Có tính khử.
Câu 6: Br2 không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. O2
B. H2.
C. Al.
D. NaOH.
Câu 7: Dãy nào thể hiện tính khử các hidro halogenua giảm dần theo thứ tự từ
phải sang trái?
A. HBr>HCl > HF > HI.
B. HI>HBr > HCl > HF.
22


C. HF>HCl > HBr > HI.
Câu 8: Phản ứng nào không xảy ra ?
A. 2NaOH +Cl2





D. HCl>HBr > HF > HI.

NaClO + NaCl + H2O.

B. 2NaBr + I2





Br2 + 2NaI.

C. Cl2 +2KI 2KCl +I2.
D. 2Fe +3Cl2 2FeCl3.
Câu 9: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2
chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34g kết tủa. Công thức
của hai muối là
A. NaBr và NaI.
B. NaF và NaCl.
C. NaCl và NaBr.
D. NaF, NaCl hoặc NaBr, NaI
Câu 10: Các nguyên tố halogen có số electron lớp ngoài cùng là:
A. 3
B. 5
C. 2
D. 7
Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
 Kết quả kiểm tra
Lớp HS
Điểm
0
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
10B2 39
0
0
0
0
0
4
6
8
9
10
2
Tỉ lệ
%

100

0,0

0,0

0,0


0,0

0,0

10B3

40

0

0

0

2

6

Tỉ lệ
%

100

0,0

0,0

0,0

5,0


10,3 15,4 20,5 23,1 25,6

10

12

7

15,0 25,0 30,0 17,5

5,1

2

1

0

5,0

2,5

0,0

Phân loại kết quả học tập của HS (%)
Yếu kém
Trung bình
Khá
Giỏi

(0-4 điểm)
(5;6 điểm)
(7;8 điểm)
(9;10 điểm)
LớpTN LớpĐC LớpTN LớpĐC LớpTN LớpĐC LớpTN LớpĐC
(10B2) (10B3) (10B2) (10B3) (10B2) (10B3) (10B2) (10B3)
0,0%
20,0% 25,7% 55,0% 43,6% 22,5% 30,7%
2,5%
Nhận xét: Kết quả bài kiểm tra năng lực học sinh cho thấy hiệu quả của việc áp
dụng các biện pháp tổ chức hoạt động khởi động đem lại hứng thú học tập cho
học sinh, nâng cao chất lượng dạy, học môn hóa học, cụ thể là:
- Lớp đối chứng học sinh có 20% học sinh có điểm yếu, lớp thực nghiệm thì
không có học sinh có điểm yếu.
- Lớp đối chứng học sinh chủ yếu có điểm trung bình (55%), trong khi đó học
sinh lớp thực nghiệm chủ yếu đạt điểm khá, giỏi (khá chiếm 43,6%; giỏi chiếm
30,7%).
23


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Thiết kế các hoạt động học theo định hướng phát triển năng lục học sinh là
việc làm thiết yếu để phát triển toàn diện học sinh. Khởi động (trải nghiệm kết
nối) là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động học, thành công của bài học
phụ thuộc lớn vào hoạt động này. Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động
khởi động và cách tổ chức nó sao cho đạt hiệu quả cao nhất tôi đã áp dụng vào
giảng dạy từ đầu năm học 2017 – 2018. Qua nhiều bài giảng ở nhiều lớp học,
khối lớp khác nhau tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để tổ chức hoạt động
khởi động có hiệu quả cao, giúp học sinh hứng thú với môn học, chờ đón bài

giảng của mình hơn và nâng cao rõ rệt chất lượng dạy học.
3.2. Kiến nghị
- Đối với các cấp quản lí: Cần quan tâm đầu tư các trang thiết bị dạy học hiện
đại phục vụ cho công tác giảng dạy phù hợp với bộ môn. Bởi vì với đề tài này
của tôi nếu trong lớp không có máy chiếu hoặc ti vi màn hình rộng hay không có
hóa chất, thiết bị thí nghiệm thì không thể thực hiện được.
- Đối với giáo viên:
Cần tìm hiểu nhiều hơn nữa về đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, chú trọng đến việc thiết kế và tổ chức các
hoạt động học trong các bài giảng, đặc biệt chú ý đến hoạt động khởi động hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động, việc tổ chức thành công hoạt động
này sẽ giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, sẵn sàng tiếp nhận những
nhiệm vụ khác ở hoạt động sau, nâng cao chất lượng dạy và học.
Người giáo viên cần luôn luôn tự học, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp đặc biệt là những giáo viên giàu kinh nghiệm.
Tham gia đầy đủ các khóa học bồi dưỡng thường xuyên nâng
cao
trình
độ.
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, người
giáo
viên
phải
luôn
cập nhật cái mới, sử dụng các phần mềm dạy học để xây dựng
hệ thống tư liệu dạy học phong phú cho mình.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học. Tôi hy
vọng đề tài này có thể góp thêm một phần nhỏ để nâng cao hiệu quả của công
tác giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giúp cho thế hệ trẻ
Việt Nam phát triển toàn diện.
XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
24


(Ký và ghi rõ họ tên)

Khương Thị Vân

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ThS Nguyễn Trọng Sửu - CVC – Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và
Đào tạo chia sẻ trên trang web của Bộ GD&ĐT.
25


×