Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thiết kế vầ áp dụng các tình huống gắn liền với thực tiễn trong dạy học hóa học trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.16 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ VÀ ÁP DỤNG CÁC TÌNH HUỐNG GẮN
LIỀN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC 10 Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

Người thực hiện: Nguyễn Thị Chinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HÓA, NĂM 2019
0


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu……………………………………………………………………….2
1.1 Lí do chọn đề tài .............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...…….3
2. Nội dung ..........................................................................................................4
1.2. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................... 4
2.2. Thực trạng việc áp dụng các tình huống gắn liền với thực tiễn trong dạy học
hóa hoc....6
2.3. Thiết kế các tình huống gắn liền với thực tiễn trong dạy học hóa hoc 10… 7


2.4. Kết quả đạt được..........................................................................................16
3. Kết luận và kiến nghị....................................................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2. Kiến nghị......................................................................................................17
Tài liệu tham khảo.............................................................................................18
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng SKKN Ngành GD
huyện, tỉnh và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.............................18

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang trên
con đường đổi mới toàn diện xây dựng một đất nước công nghiệp hoá, hiện đại
hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản
trở thành nước công nghiệp, nông nghiệp hiện đại ứng dụng khoa học tiên tiến
có chính xác có hiệu quả cao và hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Nhận thức rõ yêu cầu khách quan trước tình hình mới, phát triển giáo dục
là một trong những mục tiêu quốc sách hàng đầu được Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm và chú trọng. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với
mục tiêu là giúp học sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm
mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo,
hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách
và trách nhiệm công dân; ….(Luật giáo dục 2005). Quyết định số 16/2006/QĐ.
BGD & ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu:
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng

thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Để đạt các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục
từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học
tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện,
khai thác và xử lí thông tin,…Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và
phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách
tự học, sáng tạo, hợp tác,…dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy
cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai…
Giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân
và cho sự phát triển xã hội.
Tuy nhiên việc dạy và học hóa học ở các trường phổ thông hiện nay giáo
viên mới chỉ chủ yếu truyền đạt kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa thực sự
tạo được mối liên hệ giữa kiến thức thực tế và kiến thức khoa học, chưa đáp ứng
được nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan của hóa học đến đời sống và sản
xuất.
Từ những vấn đề trên đây, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế
và áp dụng các tình huống gắn liền với thực tiễn trong dạy học hóa hoc 10 ở
trường THPT Nguyễn Thị Lợi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống một số tình huống hóa học thực tiễn cho các bài giảng
trong chương trình hóa học lớp 10.
- Vận dụng hệ thống các tình huống đã xây dựng để dạy học chương trình hóa
10 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
2


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các tình huống này có thể áp dụng cho tất cả các học sinh cấp trung học
phổ thông học theo chương trình cơ bản. Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp
này đối với học sinh lớp 10C, 10D trường THPT Nguyễn Thị Lợi.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này bản thân tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu:
- Tìm hiểu một số tài liệu, sách, báo, tạp chí trên toàn quốc, tìm hiểu tài liệu trên
mạng internet.
- Phương pháp tổng hợp nêu vấn đề.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của các đồng nghiệp có tâm huyết đã giảng dạy lâu năm
trong nghề dạy học.
- Tìm hiểu thực tế trên các lớp dạy, so sánh và đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê các kết quả thu được.

3


2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Khái niệm tình huống dạy học
* Khái niệm tình huống:
Theo từ điển tiếng việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi,
trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu
đựng ...
* Khái niệm tình huống dạy học:
Tình huống dạy học: mô tả những sự kiện, hoàn cảnh có thực hoặc hư cấu nhằm
đạt những mục tiêu, mục đích dạy học.
Tuy nhiên một tình huống thông thường chưa phải là tình huống dạy học,
khi có sự ủy thác của giáo viên và được sử dụng với dụng ý tạo môi trường làm
việc cho người học, giúp người học có thể hiểu và vận dụng tri thức cũng như
rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo. Tình huống được sử dụng để khuyến khích người
học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình qua đó
từng bước để chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng kiến thức đã học vào những

trường hợp thực tế.
2.1.2. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt
* Về nội dung tình huống:
- Chứa đựng vấn đề mang tính giáo dục, phù hợp với trọng tâm bài học.
- Phù hợp với trình độ, nhu cầu tâm sinh lí của người học
- Có chứa đựng mâu thuẫn, có tính thúc ép, kích thích người học đưa ra quyết
định giải quyết vấn đề.
* Về hình thức trình bày:
- Có sự đa dạng trong việc giới thiệu và giải quyết tình huống.
- Các chi tiết trong tình huống được sắp xếp logic, hợp lí
- Có hành văn ngắn gọn, xúc tích, mạch lạc để tránh gây nhiễu cho người học
khi giải quyết vấn đề
2.1.3. Dạy học tình huống
* Khái niệm dạy học tình huống:
Dạy học qua (bằng) nghiên cứu tình huống: dạy học dựa trên tình huống
có thật hoặc giống như thật, đòi hỏi người học phải tìm hiểu, suy nghĩ, đề ra
được quyết định thích hợp nhất.
Nghiên cứu tình huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp điển hình (case
study) là một trong những phương pháp dạy học chủ động, được sử dụng ngày
càng phổ biến, nhằm khắc phục tình trạng thực tế là trong quá trình học tập,
người học không được tự ra các quyết định; nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng,
thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được quyết định hợp lý khi thực hiện
nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm.
*Yêu cầu khi biên soạn tình huống, phân loại tình huống
Tình huống được biên soạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tình huống phải mang tính thời sự, sát với thực tế; phải chứa đựng thông tin
đầy đủ, buộc người học phải sử dụng thông tin trong tình huống để giải quyết
4



vấn đề. Trong tình huống phải cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết như thời
gian, địa điểm, những nguyên nhân phát sinh sự kiện, vấn đề.
- Tình huống đưa ra phải thể hiện những thách thức thực sự đối với người học,
phải tạo ra khả năng để người học đưa ra nhiều giải pháp, để thu hút sự chú ý,
kích thích tư duy, tình huống phải "có vấn đề" và không có câu trả lời duy nhất
đúng cho vấn đề đó. Các nhân vật, sự kiện trong tình huống có tính hiện thực.
- Tình huống đưa ra phải có tính phức tạp vừa đủ, buộc người học phải suy nghĩ,
vận dụng khả năng trí tuệ để giải quyết. Một tình huống có thể rất dài, phức tạp
hoặc rất ngắn gọn và đơn giản. Độ dài và độ phức tạp của tình huống không phụ
thuộc vào mục tiêu giảng dạy mà giảng viên đề ra. Nói chung, độ dài của tình
huống không quyết định mức độ phức tạp của tình huống. Tuy nhiên, giảng viên
có thể tạo ra các nhân vật, sự kiện, bổ sung thông tin để phục vụ cho mục tiêu
giảng dạy của mình.
- Nội dung tình huống phải phù hợp với trình độ của người học. Khi viết hoặc
lựa chọn tình huống cần lưu ý tới trình độ và kinh nghiệm của người học. Không
nên đưa ra tình huống phức tạp, cao hơn khả năng của người học và ngược lại.
Điều này có thể làm cho người học nản lòng và không muốn tham gia. Giảng
viên cần kiểm tra kỹ các nguồn thông tin trong tình huống, vì có thể người học
có nhiều kinh nghiệm liên quan tới tình huống sẽ có thể nhận ra những thông tin
không chính xác.
* Cách tiến hành dạy học bằng nghiên cứu tình huống
- Nêu chủ đề.
- Xác định mục tiêu học tập.
-Nêu tình huống.
- Nêu câu hỏi (để học viên ra quyết định). Có thể thực hiện theo hai cách:
Câu hỏi mở: Yêu cầu người học tự đề ra biện pháp để giải quyết vấn đề trong
nghiên cứu tình huốn, giúp cho người học được chủ động, thoải mái hơn.
Giảng viên cần dự kiến trước các biện pháp mà người học sẽ đề ra để có thể
hướng dẫn thảo luận hoặc giải đáp với các biện pháp chưa đúng, chưa hợp lý.
Câu hỏi đóng: Đề ra sẵn một số biện pháp để người học chọn ra biện pháp đúng,

thích hợp nhất sau khi đã nghiên cứu, suy nghĩ trên các dữ kiện của tình huống
đã cho.
- Dẫn dắt học viên thảo luận (tổ, nhóm học tập).
- Tổng kết (theo mục tiêu học tập).
* Quy trình biên soạn
- Xác định rõ mục tiêu học tập.
- Dành thời gian quan trọng cho việc thu thập, phân loại, phân tích những tình
huống có thật liên quan đến bài giảng. Trường hợp cần thiết có thể hư cấu,
nhưng cốt lõi của tình huống vẫn phải là có thật, như vậy việc tìm ra phương án
xử lý mới mang tính hấp dẫn đối với người học.
Giảng viên cần cập nhật thông tin mới, thu thập những "tình huống mới có vấn
đề" trong đời sống và trong sách báo nhằm xây dựng "ngân hàng" tình huống có
liên quan đến nội dung bài học.
5


- Để khoảng 50% thời gian giới thiệu lý thuyết hoặc những nguyên tắc cơ bản
của nội dung bài học (có thể hướng dẫn cho học viên tự học, giảng viên khái
quát lại).
- Khoảng 40% thời gian người học nghiên cứu tình huống (nghiên cứu cá nhân
và thảo luận nhóm); sau đó cử ra người trình bày cách xử lý tình huống, trao đổi
ở tổ, lớp.
- Khoảng 10% thời gian, giảng viên tổng kết buổi trao đổi, củng cố nâng cao
phần đã học.
* Lợi ích của việc dạy học bằng nghiên cứu tình huống
- Người học có điều kiện vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống, sự
việc cụ thể xảy ra trên thực tế.
- Giúp người học làm quen với cách giải quyết tình huống cụ thể ngay trong quá
trình học tập ở trường.
Dạy học liên quan đến tình huống hiện đang được áp dụng phổ biến tại các cơ sở

đào tạo. Đây là các bài tập tư duy nhằm hình thành năng lực phân tích, ra quyết
định xử lý của người học. Việc kết hợp các tình huống với công cụ mô phỏng sẽ
làm tăng tính thuyết phục và đẩy nhanh tốc độ hình thành năng lực nghề nghiệp
của người học, giúp người học có cảm giác “trải nghiệm” nghề nghiệp ngay tại
nhà trường và có khả năng thích ứng với công việc ngay khi quá trình đào tạo
kết thúc.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC TÌNH HUỐNG GẮN
LIỀN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HIỆN NAY
*Thuận lợi:
- Nhiệm vụ của môn hóa học là nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất có liên quan
trực tiếp đến môi trường và các yếu tố môi trường nên có nhiều thuận lợi cho
việc triển khai các nội dung có liên quan đến đời sống và sản suất. Hơn nữa đây
cũng là một trong những mục tiêu cần đạt được trong các bài học hóa học có
liên quan.
- Sử dụng hiệu quả đối với các bài học có hình ảnh, phim minh họa hợp lí.
- Gây được sự hứng thú ngạc nhiên với các kiến thức mới lạ,vì vậy dễ dàng lôi
kéo học sinh tham gia vào tiết học, tạo cho học sinh hào hứng làm cho tiết học
sinh động hơn.
*Khó khăn:
- Việc dạy và học hóa học ở các trường phổ thông hiện nay giáo viên mới chỉ
chủ yếu truyền đạt kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa thực sự tạo được mối
liên hệ giữa kiến thức thực tế và kiến thức khoa học, chưa đáp ứng được nhu cầu
giải quyết các vấn đề liên quan của hóa học đến đời sống và sản xuất.
- Phần lớn ý thức về môi trường sống và ý thức bảo vệ môi trường của người
dân Việt Nam còn thấp, chỉ thấy được lợi ích trước mắt, chưa thấy được những
gì mà thế hệ sau phải gánh chịu.
2.3. THIẾT KẾ CÁC TÌNH HUỐNG GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN DẠY
HỌC HÓA HỌC 10
6



2.3.1. Hệ thống các tình huống gắn liền với thực tiễn môn hóa học 10
ST
Tên tình huống
Bài học được áp dụng
Clip
T
minh
họa
1
Vì sao bom nguyên tử Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên
x
có tính hủy diệt
tố hóa học – đồng vị
2
Hoạt động của đèn
Bài 22: Khái quát về nhóm halogen
halogen
3
Dung dịch clo làm
Bài 23: Clo
sạch hồ bơi như thế
nào?
4
Phân biệt muối ăn và
Bài 24: Hiđroclorua – axit clohiđric
muối iot
và muối clorua.
Bài 25: Flo – Brom - Iot
5

Trứng nổi – Trứng
Bài 24: Hiđroclorua – axit clohiđric
x
chìm
và muối clorua.
6
Kính đổi màu
Bài 24: Hiđroclorua – axit clohiđric
x
và muối clorua.
7
Bí mật bình dưỡng khí Bài 29: Oxi - ozon
8
Giàn mưa
Bài 29: Oxi – ozon
9
10
11
12
13
14
15

Máy tạo ozon
Thu gom thủy ngân
Thử tài mua trứng

Bài 29: Oxi - Ozon
Bài 30: Lưu huỳnh
Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh

đioxit – Lưu huỳnh trioxit
Khử mùi hôi cho nước Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh
uống
đioxit – Lưu huỳnh trioxit
Vì sao có hiện tượng
Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh
mưa axit?
đioxit – Lưu huỳnh trioxit
Sương mù ở Luân Đôn Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat
Sốc với những gương Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat
mặt bị tạt axit

x
x

2.3.2. Thiết kế một số tình huống gắn liền với thực tiễn môn hóa học 10
Tình huống 1: Vì sao bom nguyên tử có tính hủy diệt?
- Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên
tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng
trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh
thế giới thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ
nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man"
đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
7


Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả
của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì
lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã

chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là
74.000. Nỗi kinh hoàng mà nó để lại không bao giờ bị lãng quên, một sức mạnh
hủy diệt chưa từng có trước đây cộng thêm sự ảnh hưởng của phóng xạ đã khiến
bom nguyên tử trở thành loại vũ khí hủy diệt đáng sợ nhất từ trước đến nay.
Vậy bom nguyên tử là gì? Tai sao bom nguyên tử lại có khả năng phá hủy và
gây ra tác hại cho con người trong và sau chiến tranh?
Hướng dẫn trả lời:
Phản ứng phân hạch
Bom nguyên tử hay còn gọi là bom hạt nhân bởi sức mạnh hủy diệt của nó bắt
nguồn từ chính những hạt nhân nhỏ bé này. Có hai cách cơ bản để năng lượng
hạt nhân có thể phát ra từ các nguyên tử: phản ứng phân hạch và phản ứng tổng
hợp hạt nhân. Trong đó, phản ứng tổng hợp là sức mạnh tái sinh từ năng lượng
mặt trời, còn phản ứng phân hạch là sức mạnh hủy diệt sử dụng trong bom
nguyên tử.
Bom phân hạch
Trong một quả bom phân hạch, nhiên liệu phải được giữ ở mức dưới khối lượng
tới hạn, ngăn không cho phản ứng dây chuyển xảy ra và tránh các vụ nổ sớm.
Khối lượng tới hạn là mức khối lượng tối thiểu để đảm bảo phản ứng phân hạch
có thể xảy ra và duy trì phản ứng dây chuyển.
Bom nhiệt hạch
Bên trong một quả bom nhiệt hạch bao gồm một quả bom phân hạch nhỏ, một
lõi nhiệt hạch bao gồm một ống U-238 để làm vật liệu can thiệp, bên trong là lõi
Liti - Đơteri làm nguyên liệu chính và một thanh plutoni-239 ở trung tâm.
- Khi kích hoạt sẽ làm nổ quả bom phân hạch trước, giải phóng tia X.
- Tia X cung cấp nhiệt cho lõi chính, tuy nhiên vật liệu can thiệp ngăn chặn vụ
nổ sớm và ép phần lõi vào khoảng 30 lần.
- Phần lõi plutoni-239 bị ép lại đạt mức khối lượng tới hạn và kích hoạt phản
ứng phân hạch tiếp theo.
- Phản ứng phân hạch này tạo ra nhiệt, bức xạ và neutron tự do.
- Các neutron này đi vào phần lõi Lithium - Đơteri, kết hợp với Liti tạo ra Triti.

- Các điều kiên nhiệt độ và áp suất lúc này đủ để Đơteri và Triti kết hợp tạo
thành phản ứng nhiệt hạch, tạo ra nhiều nhiệt và neutron hơn.
- Các neutron này tiếp tục gây ra phản ứng phân hạch trong U-238 và quả bom
phát nổ.

8


Tất cả chỉ xảy ra trong vòng 1 phần 600 tỉ giây, tạo ra một vụ nổ với sức công
phá 10.000 kiloton, mạnh hơn 700 lần so với một quả bom Little Boy.
Hậu quả và sự ảnh hưởng
Một vụ nổ hạt nhân có sức tàn phá ghê gớm, nó có thể phá hủy toàn bộ một
thành phố chỉ trong vài phút. Tại tâm vụ nổ, nhiệt độ có thể lên đến 300 triệu độ
C và làm mọi thứ bốc hơi ngay lập tức. Áp lực từ vụ nổ thổi bay các mảnh vỡ từ
các tòa nhà cũng gây ra thiệt hại lớn cho các khu vực xung quanh bán kính trên
10 km. Tuy nhiên tác hại lớn nhất từ một vụ nổ hạt nhân là do bụi phóng xạ gây
ra. Bụi phóng xạ và các bức xạ từ vụ nổ gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe,
tăng nguy cơ bị ung thư máu, vô sinh và các dị tật bẩm sinh. Sự ảnh hưởng của
bụi phóng xạ có thể kéo dài hàng chục năm.

Vũ khí hạt nhân có sức mạnh hủy diệt, ảnh hưởng lâu dài và vượt quá tầm kiểm
soát, đây cũng là lý do tại sao chính phủ các nước trên thế giới đang cố gắng
9


kiểm soát và hạn chế vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên nếu được sử dụng đúng cách
phục vụ mục đích hòa bình, năng lượng nguyên tử có thể là một nguồn năng
lượng thay thế vô tận.
Tình huống 7 : BÍ MẬT BÌNH DƯỠNG KHÍ
Chúng ta hít thở không khí hàng ngày trong điều kiện thường của môi trường

sống. Tuy nhiên, đối với người thợ lặn khi lặn dưới biển sâu thì phải mang bình
dưỡng khí. Người ta thấy rằng nếu hàm lượng oxi trong bình thấp hơn 10% thì
người thợ lặn sẽ bất tỉnh. Còn nếu ở độ sâu 10-15m mà thở bằng oxi tinh khiết
thì sau 2-3h cũng sẽ bị co giật, bất tỉnh. Vậy thành phần khí trong bình dưỡng
khí gồm những khí gì? Cơ chế hoạt động ra sao?
Hướng dẫn trả lời:
Càng xuống sâu, không khí càng bị nén. Áp suất càng cao thì lượng Oxi trong
không khí thở phải càng giảm, nên người ta thở bằng hỗn hợp khí oxi - heli. Để
pha loãng khí Oxi người ta dùng khí heli vì khí heli không độc, không mùi,
không vị. Ngày nay, người ta thường sử dụng hệ thống tái sinh không khí hô hấp
và khử CO2 hiện đại bằng cách bổ sung lượng Oxi thiếu hụt bằng quá trình :
2Na2O2 + 2 CO2  2Na2CO3 + O2
4NaO2 (Supeoxit) + 2CO2  2Na2CO3 + 3O2
Quá trình này vừa tách khí CO2 vừa sinh khí O2
Tình huống 8 : GIÀN MƯA
Ở những bể cá hoặc trong các đầm nuôi tôm, người ta sử dụng giàn mưa để xử
lý nước ngầm. Do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mưa và các
quá trình phong hóa, sinh hóa trong khu vực nên thành phần đáng quan trọng
trong xử lý nước ngầm là các tạp chất hòa tan (chủ yếu là các ion sắt hoặc ion
mangan). Nước có hàm lượng sắt cao, làm cho nước có mùi tanh và có màu
vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản
xuất. Do đó, khi nước có hàm lượng sắt cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu
chuẩn thì chúng ta phải tiến hành khử sắt. Vậy phương pháp xử lý sắt của giàn
mưa hoạt động ra sao?
Hướng dẫn trả lời: Tùy theo mục đích sử dụng hoặc tùy theo chất lượng nguồn
nước mà người ta thiết kế sử dụng giàn mưa để lọc sắt và mangan. Trong nước
ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt Fe2+ , là thành phần của các muối hoà tan
như: Fe(HCO3)2; FeSO4…Hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường
cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu. Nguyên lý
của phương pháp này là oxi hoá Fe2+ thành Fe3+ và tách chúng ra khỏi nước dưới

dạng Fe(OH)3. Trong nước ngầm, Fe(HCO3)2 là một muối không bền, dễ thủy
phân thành Fe(OH)2 theo phản ứng Fe(HCO3)2 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2H2CO3.
Nếu trong nước có oxi hoà tan, sắt Fe(OH) 2 sẽ bị oxi hoá thành Fe(OH)3 theo
phản ứng: 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 ↓. Sắt (III) hyđroxit trong nước
kết tủa thành bông cặn màu vàng và có thể tách ra khỏi nước một cách dễ dàng
nhờ quá trình lắng lọc. Nước ngầm thường không chứa oxi hoà tan hoặc có hàm
lượng oxi hoà tan rất thấp. Để tăng nồng độ oxi hoà tan trong nước ngầm, biện
pháp đơn giản nhất là làm thoáng.
10


Tình huống 10 : THU GOM THỦY NGÂN
HS xem đoạn video clip “Thu gom thủy ngân”. Nhiệt kế là một dụng cụ quen
thuộc trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên, nhiệt kế rất dễ vỡ, đặc biệt khi vỡ chất
thủy ngân trong nhiệt kế sẽ tràn ra ngoài và đây là một chất độc cực mạnh, có
thể gây ngộ độc cho mọi người. Nêu cách xử trí khi bị vỡ nhiệt kế. Tại sao khi
chúng ta làm vỡ nhiệt kế thủy ngân lại sử dụng bột lưu huỳnh để thu gom?
Hướng dẫn trả lời: Thủy ngân trong cặp nhiệt độ dù với một lượng rất ít nhưng
khí độc của nó có thể ảnh hưởng mạnh đến phổi của mọi người, đặc biệt là trẻ
nhỏ trong nhà. Ngoài ra, chất thủy ngân dễ dàng liên kết với chất béo trong máu
và mô khiến nội tạng của con người bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ thần kinh. Cách
xử trí: Một là, nhanh chóng đưa mọi người trong nhà, nhất là trẻ em sang phòng
khác ngay. Đóng cửa phòng lại để tránh hít phải hơi bốc của thủy ngân. Mở cửa
sổ, bật quạt điện để tăng cường lưu thông không khí trong phòng. Hai là, rắc
một chút bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh và thủy ngân kết hợp thành HgS khó bốc
hơi theo phương trình: Hg + S → HgS. Ở gia đình không có bột lưu huỳnh, có
thể sử dụng lòng đỏ trứng gà sống, cũng đạt được hiệu quả như trên. Ba là, sau
khi thu hồi thủy ngân vào lọ thủy tinh, miệng lọ phải đậy nắp (nút) rồi quấn
chặt, bịt kín bằng băng dính và ghi rõ nhãn ở bên ngoài rồi để vào thùng rác
phân loại. Cuối cùng, phải mở hết cửa để thông gió trong phòng với bên ngoài

trong nhiều giờ mới có thể vào phòng và sinh hoạt bình thuong.
Tình huống 13: VÌ SAO XUẤT HIỆN MƯA AXIT?
“Hôm qua (ngày 15-03-2011), nhiều thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam
nhận một tin nhắn với nội dung cảnh báo về hậu quả các vụ nổ Nhà máy điện
Hạt nhân ở Nhật Bản. Theo tin nhắn này, vụ nổ ở nhà máy điện Hạt nhân ở
Fukushima I (Nhật Bản) có thể gây ra trận mưa axit và khuyến cáo người dân
châu Á, trong đó có Việt Nam không nên đi ra ngoài để tránh mưa axit gây
“cháy da, ung thư”. Vậy, mưa axit là gì? Nguyên nhân nào gây ra mưa axit? Tác
hại của nó ra sao? Ở Việt Nam có mưa axit hay không?
Hướng dẫn trả lời: Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ
Ðiển. Thuật ngữ “mưa axit” được đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972.
Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu
mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí
nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí SO 2, NO2. Các khí này hoà tan
với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuric H 2SO4, axit nitric
HNO3.

11


Khi tri ma, cỏc ht axit ny tan ln vo nc ma, lm pH ca nc ma
gim. Nu nc ma cú pH di 5,6 c gi l ma axit. Cỏc dũng chy do
ma axit vo ao, h s lm pH gim i nhanh chúng, cỏc sinh vt trong ao,
h suy yu hoc cht hon ton v ao, h tr thnh cỏc thy vc cht. Ma axit
nh hng xu ti t do nc ma ngm xung t lm tng chua ca t,
ho tan cỏc nguyờn t trong t cn thit cho cõy nh Ca, Mg,... lm suy thoỏi
t, cõy ci kộm phỏt trin. Ma axit cũn phỏ hu cỏc vt liu lm bng kim loi
nh st, ng, km,... lm gim tui th cỏc cụng trỡnh xõy dng
2.3.3. Mt s bi lờn lp cú s dng tỡnh hung ó thit k
Bi 29: OXI - OZON (tit 1)

I. MC TIấU CN T
1. Kin thc:
- Oxi: V trớ, cu hỡnh lp electron ngoi cựng; tớnh cht vt lớ, phng phỏp
iu ch oxi trong phũng thớ nghim, trong cụng nghip.
- Ozon l dng thự hỡnh ca oxi, iu kin to thnh ozon; Ozon trong t
nhiờn v ng dng ca ozon; Ozon cú tớnh oxi hoỏ mnh hn oxi.
- Oxi v ozon u cú tớnh oxi hoỏ rt mnh (oxi hoỏ c hu ht kim loi,
phi kim, nhiu hp cht vụ c v hu c), ng dng ca oxi.
2. Kúừ naờng
- D oỏn tớnh cht, kim tra, kt lun c v tớnh cht hoỏ hc ca oxi,
ozon.
- Quan sỏt thớ nghim, hỡnh nh...rỳt ra c nhn xột v tớnh cht, iu ch.
- Vit c phng trỡnh húa hc minh ho tớnh cht v phn ng iu ch
oxi.
- Tớnh % th tớch khớ oxi v ozon trong hn hp.
3. Troùng taõm: Oxi v ozon u cú tớnh oxi hoỏ rt mnh nhng ozon
cú tớnh oxi húa mnh hn oxi.
4. Thỏi : Yờu thớch mụn hc; Bo v mụi trng
II. CHUN B
1. Giỏo viờn: sỏch giỏo khoa, sỏch giỏo viờn, giỏo ỏn word, giỏo ỏn in t,
phng tin trỡnh chiu
2. Hc viờn: sỏch giỏo khoa, tp ghi chộp, ti liu son bi
III. T CHC HOT NG DY HC
1. n nh lp
2. Bai mi: Vo bi: GV cho HV xem mt s hỡnh nh, tr li cõu hi, GV dn vo

bi mi

12



Hoạt động của GV và HS

Nội dung

A. OXI
Hoạt động 1:
I. Vị trí và cấu tạo
- Em hãy cho biết vị trí của oxi trong
- Trong bảng tuần hoàn, Oxi:
bảng tuần hoàn?
+ Số hiệu nguyên tử: 8
HV phát biểu, HV khác nhận xét
+ Chu kì: 2
- GV trình bày CTPT, CTCT
+ Nhóm: VIA
Hoạt động 2:
CTPT: O2
CTCT: O=O
- Em hãy cho biết một số tính chất
II. Tính chất vật lí
vật lí của oxi?
- Là khí không màu, không mùi,
- HV kết hợp sách giáo khoa và phát không vị, hơi nặng hơn không khí
biểu
- Tan ít trong nước, hóa lỏng ở nhiệt
độ -183oC
Hoạt động 3:
III. Tính chất hóa học
- Em hãy cho biết số electron ngoài

 O có 6 e lớp ngoài cùng nên:
cùng và độ âm điện của oxi?
O + 2e  O2- GV hướng dẫn HV nhận xét và rút
 O có độ âm điện lớn (3,44) chỉ
ra chú ý
kém F(3,98)
 Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động
hóa học và có tính oxi hóa mạnh
 Trong các hợp chất (trừ hợp chất với
Hoạt động 4:
flo, peoxit), nguyên tố oxi có số oxi
GV gọi Hs lên bảng viết phương
hóa là -2
trình
1. Tác dụng với kim loại
-0Em hãy xác định
-2 số oxi hóa
to
3Fe + 2O2 ��
Fe3O4
của oxi trong các phản ứng trên? - GV

-2
gọi HV0 trình bày
to
2Cu + O2 ��
� 2CuO
- GV cho Hs xem thí nghiệm Fe + O2
Chú ý: Oxi không tác dụng với Ag,
- GV trình bày chú ý

Au, Pt,…
Hoạt động 5:
2. Tác dụng với phi kim
- GV cho HV xem thí nghiệm S +
0
-2
to
O2
C + O2 ��
CO2 (Khí cacbonic)

GV gọi Hs lên bảng
viết phương trình
-2
3. Tác dụng với hợp chất
Hoạt động 6: -2
- GV trình bày lần lượt 2 phản ứng
và liên hệ ứng dụng thực tế
Tình huống 8 : GIÀN MƯA
Hoạt động 7:
- Em hãy cho biết ứng dụng quan
trọng nhất của oxi? – HV phát biểu,

2C2H2 + 5O2

o

t
��



4CO2 +

2H2O
2CO +

O2

o

t
��
� 2CO2

IV. Ứng dụng
- Duy trì sự sống trên trái đất. Oxi có
13


GV diễn giảng
vai trò quyết định đối với sự sống của
- GV giới thiệu chu trình oxi trong tự người và động vật
nhiên
- Mỗi người mỗi ngày cần từ 20 – 30
- GV trình bày Sơ đồ ứng dụng của m3 không khí để thở
oxi trong các ngành công nghiệp
Tình huống 7 : BÍ MẬT BÌNH
DƯỠNG KHÍ
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
1. Củng cố: Học viên làm các câu trắc nghiệm củng cố:

Bài 1: Nguyên tử Oxi có cấu hình electron là
A. 1s22s22p6
B. 1s22s22p2
C. 1s22s22p4
D. 1s22s22p5
Bài 2: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với oxi
A. Cl2, Fe, H2S B. Zn, CO, Au C. C2H5OH, P, Mg D. H2, Pt,
C2H2
2. Dặn dò  Làm bài tập trong sách giáo khoa
 Xem trước bài lưu huỳnh
BÀI 32:

HIDRO SUNFUA
LƯU HUỲNH DIOXI - LƯU HUỲNH TRIOXIT
( Tiết 1)

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- HS biết: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axít yếu, ứng dụng của H2S.
- HS hiểu: Tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh).
2. Học sinh vận dụng:
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S.
- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất của H2S.
3. Trọng tâm:
Tính chất hóa học của hidro sunfua (H2S): tính axit yếu, tính khử mạnh.
II. Phương pháp:
Diễn giảng, nêu vấn đề, kết hợp sách giáo khoa.
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án tốt, sgk, kiến thức tốt.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(10 phút)
- Hãy nêu tính chất vật lí của lưu huỳnh?
- Hãy nêu tính chất hóa học của lưu huỳnh? Tại sao S có cả tính oxi hóa và tính
khử?

14


3. Bài mới: ( 30phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tính chất vật lí
Tình huống 11: Thử tài mua trứng
I. Tính chất vật lí:
- Chất khí, không màu, có mùi trứng thối
- GV: Dựa vào sgk hãy cho biết tính
đặc trưng.
chất vật lí của hidro sunfua?
- Rất độc, ít tan trong nước.
- HS: Dựa vào sgk trả lời.
- Nặng hơn không khí ( d = 34/29≈1.17).
-GV: Viết lên bảng những ý chính.
- GV: Lưu ý cho tính độc hại của H2S
để đề phòng trong cuộc sống.
- HS: Chú ý nghe.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
II. Tính chất hóa học:
- GV: Chú ý H2S dạng khí còn có tên

1. Tính axít yếu:
gọi là khí sunfurơ.
* Hidro sunfua tan trong nước tạo thành
- HS: Lắng nghe.
dung dịch axít sunfuhiđric (H2S):
- GV: Tính axit yếu của H2S đc thể hiện - Là axít 2 lần axit, có thể tạo ra 2 loại
như thế nào?
muối:
- HS: Trả lời.
+ Muối trung hòa chứa ion S2-.
- GV: H2S là axít mấy lần axít? Có thể tạo + Muối axít chứa ion HS-.
ra những muối nào?
Ví dụ:
- HS: Trả lời.
H2S + NaOH  NaHS + H2O
- GV: gọi HS lên bảng viết PTPƯ tạo ra
Natri hidrosunfua
các muối.
H2S + 2NaOH  Na2S + 2H2O
- HS: lên bảng viết PT.
Natri sunfua
- GV: Vì sao H2S lại có tính khử mạnh, 2. Tính khử mạnh:
-2 Tính khử 0 +4
+6
chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu
S
S; S ;
S
nguyên nhân của nó.
a. H2S tác dụng với oxi:

- HS: lắng nghe.
- Ở điều kiện thiếu oxi ( cháy không
- GV: Lưu ý cho HS: Vì -2 là số oxh
hoàn toàn): H2S bị vẩn đục màu vàng khi
thấp nhất của lưu huỳnh nó có thể lên
tiếp xúc với oxi không khí.
mức oxh 0, +4, +6 như vậy nó có tính
khử mạnh.
- HS: Lắng nghe.
- GV: Gọi HS lên bảng viết PTPƯ của
H2S với O2 ở điều kiện thiếu và đủ oxi.
- HS: Lên bảng viết PTPƯ.
- GV: viết PTPƯ khi cho H2S td với dd
nước Brom.

to
-2
0
2H2S + O2 → 2H2O +
2S
- Ở điều kiện đủ oxi( cháy hoàn toàn):
to
-2
0
-2
+4
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
b. Tác dụng với dung dich Br2:
-2


-2

0

0

+6

15


- HS: lên bảng viết PT.

-H2S + 4Br2 +4 H2O
H2SO4 +8 HBr
(Màu vàng nâu )
(Không màu )
=> Là PƯ dùng để nhận biết H2S.

Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên
Tinh huong 12: Khử mùi hôi cho
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế:
nước uống
1. Trạng thái tự nhiên:
- GV: Dựa vào sgk hãy cho biết trạng
H2S có trong một số nước suối, trong khí
thái tự nhiên của H2S?
núi lửa và bốc ra từ xác chết của người
- HS: trả lời.
và động vật.

Hoạt động 5: Điều chế
2.Điều chế:
- GV: Hãy nêu cách điều chế hidro
- Trong công nghiệp: người ta không sản
sunfua trong PTN, viết PTPƯ?
xuất khí hidro sunfua.
- HS: Trả lời.
- Trong PTN: điều chế bằng PƯHH của
- GV: H2S không được sx trong cn do:
dd axit clohdric (HCl) với sắt (II)
khí này rất độc hại và có nhiều trong tự sunfua:
nhiên (khí gas tự nhiên có thể chứa tới
FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S
90% khí này).
4. Củng cố:( 3phút)
* Lý thuyết: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính đáng lưu ý của bài:
- Dung dịch H2S là axít yếu, axít 2 lần axit, có thể tạo ra 2 loại muối trung hòa
và muối axit.
- Là chất khử mạnh.
* Bài tập củng cố : Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S
nhưng lại không có sự tích tụ của khí đó trong không khí? Viết PTPƯ?
TL : Không tích tụ khí này trong không khí vì phản ứng sau xảy ra nhanh:
2H2S + O2 →
2H2O +
2S↓
2.4. Kết quả đạt được :
- Do có phương pháp mới nên thúc đẩy được học sinh lớp 10C, 10D tích cực
hơn trong khi học và hứng thú hơn trong khi làm bài tập, bài kiểm tra
- Kết quả của bài kiểm tra:
Điểm

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
( 9)
(7  < 9)
(5  < 7)
(3  < 5) (0  < 3)
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
(sĩ số)
10A (45)
1
2,2
10 22,2
27
60,0
7
15,6
0

0,0
10B (42)
0
0,0
12 28,6
22
52,4
8
19,0
0
0,0
10C (42)
9
21,4 28 66,7
5
11,9
0
0,0
0
0,0
10D (48)
10 20,8 30 62,
8
16,7
0
0,0
0
0,0
5
10G (41)

0
0,0
18 43,9
17
41,5
6
14,5
0
0,0
16


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Bằng phương pháp và kinh nghiệm qua quá trình dạy học, tôi nhận
thấy việc chọn đề tài: “Thiết kế và áp dụng các tình huống gắn liền với thực
tiễn trong dạy học hóa hoc 10 ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi” là việc cần
thiết cho cả học sinh và giáo viên. đề tài giup những kiến thức khoa học khô
cứng trở nên gần gũi với học sinh thì thông qua việc giải quyết các tình huống
gắn với thực tiễn, học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện tư duy, hoạt hóa năng lực tự
học, tự nghiên cứu, biến họ từ khách thể trở thành chủ thể của quá trình nhận
thức và học tập, từng bước giành lấy tri thức khoa học, phát triển khả năng thích
ứng với các tình huống khác nhau trong học tập cũng như cuộc sống
3.2. Kiến nghị
Trong quá trình giảng dạy và viết sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi có
một số kiến nghị như sau:
* Đối với trường THPT Nguyễn Thị Lợi
Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho
giáo viên trong việc thực hiện đổi mới PPDH, sử dụng các PPDH hiệu quả như:
dạy học tình huống, dạy học nêu vấn đề...

Thành lập câu lạc bộ môn học là nơi để giáo viên và học sinh có cơ hội
trao đổi và bổ sung nguồn kiến thức cho nhau. Vì đề tài này là kinh nghiệm
giảng dạy về một chuyên môn cụ thể theo đặc thù của môn học, cho nên kính đề
nghị Ban Giám hiệu, ban chuyên môn nhà trường cử hội đồng thẩm định nhằm
đánh giá chất lượng của đề tài.
Nhà trường cần trang bị đầy đủ thiết bị dạy học ứng dụng công nghệ
thông tin ở các phòng học để tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính
tích cực cho học sinh.
* Đối với Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
Cần chỉ đạo các nhà trường tập trung hơn nữa về việc viết sáng kiến kinh
nghiệm nhằm tạo ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm tâm huyết với nghề dạy học
hiện nay.
Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các trường
THPT, để học sinh có thể làm bài tập thực hành, vì đây là loại BT rèn năng lực
tư duy và phong cách làm việc khoa học có hiệu quả nhất.
Do điều kiện thời gian có hạn, kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều nên
đề tài không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa hoá học lớp 10 cơ bản.
[2]. Sách giáo viên hóa học 10.
[3]. Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn.
[4]. Tài liệu chủ đề tự chọn chương trình chuẩn.
[5]. Tạp chí hoá học và ứng dụng.
[6] Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, ĐH Sư phạm
TP.HCM.

[7]. Dương Văn Đảm (2009), Hóa học trên cánh đồng, NXB Giáo dục Việt Nam.
[8]. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Sử dụng phương pháp tình huống trong
giảng dạy môn Giáo dục học tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội,
[9]. Tranh ảnh, tài liệu trên mạng internet.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Chinh.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Lợi.

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Thiết kế một số môđun giáo
dục môi trường khai thác từ
sách giáo khoa hóa học lớp
10 cơ bản.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Sở GD và ĐT
Thanh Hóa


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2011-2012

Thanh Hóa, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Chinh

18


19



×