Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng lý thuyết giải các dạng bài tập điện phân dung dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.66 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

1
1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3.Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

17

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

18


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
Do sự đổi mới trong cách tuyển sinh Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo đã tạo
ra những yêu cầu mới cho học sinh. Vì vậy để có kết quả thi tốt, học sinh cần phải
nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt trong khi đó nhiều
phần kiến thức học sinh không tự lĩnh hội được. Do đó giáo viên cần phải có kỹ
thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm, giúp học sinh tiết kiệm được thời gian làm bài
và có kết quả như mong đợi .
Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT, đặc biệt là trong quá
trình ôn luyện cho học sinh thi ở các kì thi học sinh giỏi và các kì thi Đại học- Cao
đẳng, THPT quốc gia chuyên đề điện phân dung dịch là một chuyên đề hay và khá
quan trọng nên các bài tập về điện phân luôn có mặt trong các kì thi lớn .

Thực tế trong giảng dạy thì học sinh lại rất yếu kém về chuyên đề này, qua quá
trình tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều năm tôi đã hệ thống hóa các dạng bài tập điện
phân dung dịch và phương pháp giải các dạng bài tập đó cho học sinh một cách dễ
hiểu, dễ vận dụng, tránh được những lúng túng, sai lầm và nâng cao kết quả trong
các kỳ thi. Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết giải các
dạng bài tập điện phân dung dịch” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hi
vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em
học sinh 12 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện sáng kiến này nhằm mục đích
- Giúp hoc sinh viết được sự phân li của chất điện phân, viết được phương trình
điện phân tổng quát và tính toán theo phương trình đó.
- Giúp học sinh viết được các bán phản ứng xảy ra ở các điện cực anot và catot.
- Giúp học sinh biết áp dụng công thức Faraday vào giải các bài tập điện phân .
- Giúp học sinh có được tư duy nhanh nhạy trong việc giải quyết bài toán trắc
nghiệm để nâng cao kết quả cho học sinh trong các kỳ thi.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
- Bài tập điện phân dung dịch muối của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm.
- Điện phân dung dịch muối của kim loại đứng sau nhôm trong dãy điện hóa.
- Điện phân hỗn hợp các dung dịch muối.
- Điện phân hỗn hợp các dung dung dịch axit vô cơ , hỗn hợp các bazơ.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết bằng cách dựa vào các bài
tập điển hình sgk, trong các sách nâng cao và tài liệu tham khảo khác.
- Từ thực nghiệm giảng dạy cho học sinh ở nhiều năm học với nhiều lớp học
sinh thông qua các bài kiểm tra qua các kỳ thi và quá trình ôn tập cho học sinh có
dạng bài tập liên quan đến điện phân dung dịch.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
-Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay thì việc giải nhanh các bài toán
Hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học cần phải nắm vững kiến thức, mới tìm
ra được phương pháp giải toán một cách nhanh nhất, đi bằng con đường ngắn nhất
không những giúp người học tiết kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyện
được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của người học.
-Trên thực tế tài liệu viết về lí thuyết điện phân dung dịch còn ít nên nguồn tư
liệu để giáo viên nghiên cứu còn hạn chế nội dung kiến thức và kĩ năng giải các
bài tập điện phân cung cấp cho học sinh chưa được nhiều. Do đó, khi gặp các bài
toán điện phân các em thường lúng túng không tìm ra cách giải. Vì thế ,tôi đã
mạnh dạn đưa ra đề tài này giúp các em nắm vững những góc khuất về kiến thức lí
thuyết và vận dụng để giải nhanh các bài toán về điện phân dung dịch để các em
có được một kết quả cao nhất trong các kỳ thi.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Khi chưa áp dụng lí thuyết học sinh giải được rất ít các bài toán và còn vướng
mắc nhiều hoặc làm mất quá nhiều thời gian.
-Trên thực tế học sinh ít sử dụng công thức hệ quả của Faraday (n e trao đổi) để
giải nhanh bài toán điện phân.
- Đa số các bài tập điện phân thường tính toán theo các bán phản ứng ở các điện
cực nhưng học sinh thường chỉ viết phương trình điện phân tổng quát và giải theo
nó.
- Học sinh nhầm lẫn quá trình xảy ra ở các điện cực anot và catot.
- Học sinh lúng túng khi xác định trường hợp H 2O bắt đầu điện phân ở các điện
cực (khi bắt đầu sủi bọt khí ở catot hoặc khi pH của dung dịch không đổi).
- Học sinh viết sai thứ tự các bán phản ứng xảy ra ở các điện cực →tính toán sai.
- Học sinh thường bỏ qua các phản ứng phụ có thể xảy ra giữa các sản phẩm tạo
thành như: điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn tạo ra nước Gia–ven và có
khí H2 thoát ra ở catot ; Phản ứng giữa axit trong dung dịch với kim loại bám trên
catot.Vì vậy ,tôi xin được đưa ra những kiến thức lí thuyết này nhằm giúp các em

giải nhanh và chính xác các bài tập về điện phân dung dịch.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a.Khái niệm về sự điện phân
Sự điện phân: Là quá trình oxi hóa-khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi cho
dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy, hoặc dung dịch chất điện li.[1]
Trong thiết bị điện phân:
- Anot (A) được nối với cực dương của nguồn điện một chiều ở đây xảy ra sự oxi
hóa.
- Catot (K) được nối với cực âm của nguồn điện một chiều ở đây xảy ra sự khử. [2]
-Điện cực trơ là điện cực được làm bằng chất liệu trơ không có khả năng phản ứng
hóa học trong quá trình điện phân như than chì hay Pt. [3]
b. Bản chất sự điện phân


+ Là một quá trình xảy ra trên bề mặt các điện cực. Năng lượng dùng cho
phản ứng là điện năng dòng điện một chiều.
+ Sự cho và nhận electron không xảy ra trực tiếp giữa các ion tham gia phản
ứng, phụ thuộc vào dây dẫn dòng điện.
+ Sự phát sinh dòng điện trong pin điên hóa và sự điện phân là hai quá trình
ngược nhau (một quá trình tạo ra dòng điện, một quá trình nhờ tác dụng dòng điện
nên dấu của các điện cực là ngược nhau).
+ Trong pin thì anôt là cực âm, catôt là cực dương còn trong bình điện phân
thì ngược lại: anôt là cực dương, catôt là cực âm. [1]
c. Những nội dung quan trọng về lí thuyết điện phân
**. H2O bắt đầu điện phân tại các điện cực khi:
+ Ở catot: bắt đầu xuất hiện bọt khí hoặc khối lượng catot không đổi nghĩa là các
ion kim loại bị điện phân trong dung dịch đã bị điện phân hết.
+ Khi pH của dung dịch không đổi có nghĩa là các ion âm hoặc dương (hay cả hai
loại) có thể bị điện phân đã bị điện phân hết. Khi đó tiếp tục điện phân sẽ là H 2O bị
điện phân. [4]

**. Khi điện phân các dung dịch:
+ Hiđroxit của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH) 2,…)
+ Axit có oxi (HNO3, H2SO4, HClO4,…)
+ Muối tạo bởi axit có oxi và bazơ kiềm (KNO3, Na2SO4,…)
→ Thực tế là điện phân H2O để cho H2 (ở catot) và O2 (ở anot) [4].
**. Khi điện phân dung dịch với anot là một kim loại không trơ (không phải Pt
hay điện cực than chì) thì tại anot chỉ xảy ra quá trình oxi hóa điện cực [4].
**. Có thể có các phản ứng phụ xảy ra giữa từng cặp: chất tạo thành ở điện cực,
chất tan trong dung dịch, chất dùng làm điện cực như: Điện phân dung dịch NaCl
không màng ngăn tạo ra nước Gia–ven và có khí H2 thoát ra ở catot; Phản ứng giữa
axit trong dung dịch với kim loại bám trên catot. [4]
**. Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân
bám vào. [4]
**. Viết bán phản ứng (thu hoặc nhường electron) xảy ra ở các điện cực theo đúng
thứ tự, không cần viết phương trình điện phân tổng quát và sử dụng CT:
n=It/F (*). [4]
**. Từ công thức Faraday m=
Trong đó:

A.I.t
n.F

- m là khối lượng chất thu được ở điện cực, tính bằng gam.
- A là khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực
- n là số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận
- I là cường độ dòng điện tính bằng ampe (A)
- t là thời gian điện phân tính bằng giây (s)
- F là hằng số Faraday (F = 96 500 culông/mol) [1]
Ta suy ra số mol chất thu được ở điện cực.



- Nếu đề bài cho I và t thì trước hết tính số mol electron trao đổi ở từng điện
cực (ne) theo công thức: (*) (với F = 96500 khi t = giây và F = 26,8 khi t = giờ).
Sau đó dựa vào thứ tự điện phân, so sánh tổng số mol electron nhường hoặc nhận
với ne để biết mức độ điện phân xảy ra .
**.Nếu đề bài cho lượng khí thoát ra ở điện cực hoặc sự thay đổi về khối lượng
dung dịch, khối lượng điện cực, pH,thì dựa vào các bán phản ứng để tính số mol
electron thu hoặc nhường ở mỗi điện cực rồi thay vào công thức (*) để tính I hoặc
t. [3]
**.Nếu đề bài yêu cầu tính điện lượng cần cho quá trình điện phân thì áp dụng
công thức: Q = I.t = ne.F [4]
**. Có thể tính thời gian t’ cần điện phân hết một lượng ion mà đề bài đã cho rồi
so sánh với thời gian t trong đề bài. Nếu t’ < t thì lượng ion đó đã bị điện phân hết
còn nếu t’ > t thì lượng ion đó chưa bị điện phân hết .[3]
**. Khi điện phân các dung dịch trong các bình điện phân mắc nối tiếp thì cường
độ dòng điện và thời gian điện phân ở mỗi bình là như nhau → sự thu hoặc nhường
electron ở các điện cực cùng tên phải như nhau và các chất sinh ra ở các điện cực
cùng tên tỉ lệ mol với nhau .[5]
**. Trong nhiều trường hợp có thể dùng định luật bảo toàn mol electron (số mol
electron thu được ở catot = số mol electron nhường ở anot) để giải nhanh.
d. Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm.
Dạng 1: Điện phân dung dịch muối.
- Điện phân các dung dịch muối của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
* Ở catot (cực âm)
Các ion kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và ion Nhôm không bị điện phân vì
chúng có tính oxi hóa yếu hơn H2O; H2O bị điện phân theo phương trình:
2H2O + 2e → H2 + 2OH–. [6].
* Ở anot (cực dương):
- Nếu là S2-, Cl-, Br-, I- thì chúng bị điện phân trước H2O theo thứ tự tính khử:
S2->I- > Br- > Cl- > H2O (F- không bị điện phân )

Phương trình điện phân tổng quát: S2- → S + 2e; 2X- → X2 + 2e
Sau khi hết các ion đó, nếu tiếp tục điện phân thì H2O sẽ điện phân theo phương
trình:
2H2O → O2 + 4H+ + 4e . [6]
- Nếu là các ion: NO3-, SO42-, CO32-, PO43-... thì chúng không bị điện phân mà H 2O
bị điện phân. [1]
Ví dụ 1
Điện phân dung dịch NaCl với anot làm bằng than chì. [7]
NaCl → Na+ + ClCatot (-)
Anot (+)
+
Na không bị điện phân
2Cl → Cl2 + 2e
2H2O + 2e → H2 + 2OH
→ Phương trình điện phân:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 [7].


* Xảy ra tương tự khi điện phân các dd : CaCl2, MgCl2 , BaCl2, AlCl3
Không thể điều chế kim loại từ: Na→Al bằng pp điện phân dung dịch. [3]
Ví dụ 2:
Viết PTHH xảy ra khi điện phân dung dịch Na2CO3.
Na2CO3 → 2Na+ + CO32Catot(-):Na+, H2O
Anot (+):CO32-, H2O
Na+ không bị điện phân
CO32-không bị điện phân
2H2O + 2e → H2 + 2OH2H2O → O2 + 4H+ + 4e
→ Phương trình điện phân: 2H2O → 2H2 + O2.
*Xảy ra tương tự khi điện phân các dd:NaNO3, MgSO4, Al2(SO4)3…
Bài tập vận dụng:

Bài 1. Hòa tan 2,34 gam NaCl vào nước rồi đem điện phân (điện cực trơ, có màng
ngăn) thu được 2,4 lít dung dịch có pH = 12. Hiệu suất của quá trình điện phân là:
A. 45%.
B. 50%
C. 60%
D. 75% [6]
Hướng dẫn giải
Ta có pt pư sự điện phân dung dịch:

2NaCl + 2H 2O dp co mn 2NaOH + H 2 ↑ +Cl 2 ↑
Dung dịch có pH = 12 => pOH = 2

=>  OH  = 0,01 M => n OH− = 0,01.2, 4 = 0,024 mol

=> nNaCl = 0,024 mol, mặt khác theo giả thiết bài toán thì
nNaCl = 2,34:58,5 = 0,04 mol.
Vậy hiệu suất H =

0,024
.100% = 60% => C dung
0,04

Bài 2. Khi điện phân 500ml dung dịch CaCl 2 với điện cực platin có màng ngăn thu
được 123ml khí (ở 27oC, 1atm) ở anốt (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Giá trị pH sau điện phân là:
A. 2
B. 12
C. 1,7
D. 12,3 [6]
Hướng dẫn giải

Ta có pt pư sự điện phân dung dịch:
dp
CaCl 2 + 2H 2O 
→ Ca(OH) 2 + H 2 ↑ +Cl 2 ↑
mn

n khi(anot) = n Cl2 =

PV
= 0,005mol , => nOH- =2.0,005=0,01mol
RT

0,01

= 0,02 M => pOH = − lg OH −  = 1,7
=>  OH  =
0,5
=> pH= 14- pOH=14-1,7=12,3 => D đúng.
Bài 3. Hòa tan 1,49g KCl vào nước rồi đem điện phân (điện cực trơ, có màng
ngăn) thu được 500ml dung dịch có pH = 12. Hiệu suất của quá trình điện phân là:
A. 25%
B. 35%
C. 50%
D. 75% [6]


Hướng dẫn giải
Ta có pt pư sự điện phân dung dịch:

2KCl + 2H 2O dp co mn 2KOH + H 2 ↑ +Cl 2 ↑

Dung dịch có pH = 12 => pOH = 2

=>  OH  = 0,01 M => n OH− = 0,01.0,5 = 0,005 mol

=> nKCl = 0,005mol, mặt khác theo giả thiết bài toán thì
nKC l= 1,49:74,5 = 0,02mol.
Vậy hiệu suất H =

0,005
.100% = 25% => A dung
0,02

Bài 4. Điện phân 100ml dung dịch chứa NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn,
cường độ dòng điện I = 1,93A. Tính thời gian điện phân để được dung dịch có pH
= 12, thể tích dung dịch được xem như không thay đổi, hiệu suất điện phân là
100%.
A. 50s
B. 100s
C. 150s
D . 200s. [7]
Hướng dẫn giải
Vì dung dịch có PH = 12 → Môi trường kiềm .
pH = 12 → [H+] = 10-12 → [OH-] = 0,01 → Số mol OH- = 0,001 mol
NaCl → Na+ + ClCatot (-)
Anot (+)
+
Na không bị điện phân
2H2O + 2e → H2 + 2OHCl- → Cl2 + 2e
0,001 ← 0,001
→ Số mol e trao đổi là: n = 0,001 mol.

Áp dụng công thức Faraday : n = It / F → t= n F /I. → Chọn đáp án A.
- Điện phân các dd muối của các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa
*. Ở catot (cực âm)
-Các cation kim loại bị khử theo phương trình:
M n+ + ne → M
Sau khi hết các ion đó, nếu tiếp tục điện phân thì H2O sẽ điện phân theo phương
trình: 2H2O + 2e → H2 + 2OH–. [2]
*. Ở anot (cực dương):
- Nếu là S2-, Cl-, Br-, I- thì chúng bị điện phân trước H2O theo thứ tự tính khử:
S2->I- > Br- > Cl- > H2O (F- không bị điện phân )
Phương trình điện phân tổng quát: S2- → S + 2e; 2X- → X2 + 2e
Sau khi hết các ion đó, nếu tiếp tục điện phân thì H2O sẽ điện phân theo phương
trình:
2H2O → O2 + 4H+ + 4e . [6]
- Nếu là các ion: NO3-, SO42-, CO32-, PO43-...thì chúng không bị điện phân mà H 2O
bị điện phân. [1].
Ví dụ 1 : Viết PTHH xảy ra điện phân dung dịch CuSO4 [1].
CuSO4 → Cu2+ + SO42-


Catot(-):Cu2+

Anot (+):SO42-, H2O
SO42- không bị điện phân .
2H2O → 4H+ + O2+ 4e

Cu2+ + 2e → Cu
→ Phương trình điện phân :
2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
Xảy ra tương tự khi điện phân các dung dịch muối của kim loại từ Zn

→ Hg với các gốc axit NO3- , SO42- .
Ví dụ 2 : Viết PTHH xảy ra điện phân dung dịch CuCl2 [1]
CuCl2 → Cu2+ + 2ClCatot (-)
Anot (+)
2+
Cu + 2e → Cu
2Cl- → Cl2 + 2e
→ Phương trình điện phân: CuCl2 → Cu + Cl2
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Điện phân dung dịch CuCl 2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được
0,32gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thu lượng khí X trên vào
200ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại
là 0,05M (giả thiết dung dịch thay đổi không đáng kể). Nồng độ dung dịch NaOH
ban đầu là:
A. 0,1 mol/lít
A. 0,15 mol/lít
A. 0,2 mol/lít
A. 0,05 mol/lít. [8]
Hướng dẫn giải
Ta có pt pư sự điện phân dung dịch:

CuCl2 → Cu + Cl 2 ↑
.............0,005...0,005mol
Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaCl + H 2O
0,005...0,01mol
Sau pư trên nồng độ NaOH còn lại là 0,05M, nghĩa là NaOH dư.
nNaOH dư = 0,05 . 0,2 = 0,01 mol, nNaOH ban đầu = 0,01 + 0,01 = 0,02 mol

[ NaOH ] =


0,02
= 0,1 M => A dung
0, 2

Bài 2. Đem điện phân 100 ml dung dịch CuSO 4 dùng hai điện cực trơ và dòng điện
một chiều cường độ 1A đến khi catôt thấy xuất hiện bọt khí thoát ra thì dừng lại.
Dung dịch sau điện phân có pH = 1 (xem sự điện phân và các quá trình khác xảy ra
với hiệu suất 100%). Thời gian điện phân và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 lần
lượt là:
A. 965 s và 0,1 M
B. 489 s và 0,5 M
C. 489 s và 0,4 M
D. 965 s và 0,05 M [6]
Hướng dẫn giải


Do điện phân đến khi catô thấy xuất hiện bọt khí thoát ra nên Cu 2+ đã điện
phân xong.
pH = 1 =>
 H +  = 0,1 n H + = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Catot : Cu 2+ + 2e → Cu,

anot : 2H 2O → 4H + + O 2 ↑ +4e

.........0,005...0,01

.....................0,01..............0,01

I.t



n
=
=
0,01
=>
t
=
965
(s),
e


96500


Áp dụng công thức ta có:
n Cu 2+ 0,005


 n Cu 2+ = 0,005mol => C M(CuSO4 ) = V = 0,1 = 0,05 M 

Vậy đáp án D đúng
Bài 3. Đem điện phân 100 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ x mol/lít dùng điện cực
trơ. Sau một thời gian thấy có kim loại bám vào catôt, ở catôt không thấy xuất hiện
bọt khí và thu được 2,16 gam một kim loại. Xem điện phân và các quá trình khác
xảy ra với hiệu suất 100%. Giá trị x là:
A. 0,2 mol/lít
A. 0,3 mol/lít
A. 0,4 mol/lít

A. 0,5 mol/lít [6]
Hướng dẫn giải
Ta có pt pư sự điện phân dung dịch:
dp
4AgNO3 + 2H 2O 
→ 4Ag + 4HNO 3 + O 2 ↑

Sau điện phân thu được 100 ml dung dịch có pH = 1

+
=>  H  = 0,1 = [ HNO3 ] => n AgNO3 = n HNO3 = 0,1mol

Cô cạn dung dịch ta thu được AGNO3 dư, đem nung thu được kim loại Ag
0

t
2AgNO3 
→ 2Ag + 2NO 2 + O 2 ↑

2,16
= 0,02 mol . Vậy số mol AgNO3 ban đầu là:
108
= 0,01 + 0,02 = 0,03 mol

n AgNO3 (du ) = n Ag =
n AgNO3 (bd)

0,03
= 0,3 mol / lit => B dung
0,1

Bài 4. Điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở
catôt thì dừng lại. Để yên dung dịch sau khi điện phân đến khi khối lượng của catôt
không đổi thì thấy có 3,2 gam kim loại bám vào catôt. Nồng độ ban đầu của dung
dịch Cu(NO3)2 là:
A. 2 mol/lít
B. 3 mol/lít
C. 1 mol/lít
D. 0,5 mol/lít [6]
Hướng dẫn giải
Gọi x là số mol ban đầu của Cu(NO3)2
Ta có pt pư điện phân dung dịch:
=> x = [ AgNO3 ] =


dp
2Cu(NO3 ) 2 + 2H 2 O 
→ 2Cu + 4HNO 3 + O 2 ↑ (1)

x mol.......................................x.........2x.mol
Để yên dung dịch sau điện phân đến khi khối lượng của catôt không đổi nên
có pt pư sau:
dp
3Cu + 8HNO3 
→ 3Cu(NO3 ) 2 + 2NO ↑ +2H 2O (2)

3
8

3
8


Từ (2) n Cu(pu ) = .n HNO3 = .2x = 0,75.x < n Cu(1) = x => Cu dư còn HNO3 hết.
Ta có nCu d= x-0,75.x =0,25.x =3,2:64= 0,05 mol => x=0,2 mol
Vậy C MCu ( NO3 )2 =

0, 2
= 1 mol / lit => C dung
0, 2

Bài 5. Đem điện phân 100 ml dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II đến cực
trơ và dòng điện một chiều cường độ 3A. Sau thời gian 1930 giây thấy khối lượng
tăng 1,92 gam. (xem sự điện phân và các quá trình khác xảy ra với hiệu suất
100%). Kim loại hóa trị II với thể tích khí thoát ra ở anôt lần lượt là:
A. Cu và 0,336 lít
B. Cd và 0,224 lít
C. Fe và 0,896 lít
D. Zn và 1,344 lít [6]
Hướng dẫn giải

I.t
3.1930
=
= 0,06mol
96500 96500
Catot : M 2+ + 2e → Cu, anot : 2H 2O → 4H + + O 2 ↑ +4e

Ta có: n e =

.........0,06...0,03
=> M =


.....................0,06....0,015....0,06mol

1,92
= 64 (Cu) va VO2 = 22, 4.0,015 = 0,336 (lit) .
0,03

Vậy A đúng.
- Điện phân hỗn hợp các dung dịch muối
Ở catot: Các cation kim loại bị khử theo thứ tự trong dãy thế điện cực chuẩn (ion
có tính oxi hóa mạnh hơn bị khử trước):
M n+ + ne → M [3]

*. Ở anot (cực dương):
- Nếu là S2-, Cl-, Br-, I- thì chúng bị điện phân trước H2O theo thứ tự tính khử:
S2->I- > Br- > Cl- > H2O (F- không bị điện phân )
Phương trình điện phân tổng quát: S2- → S + 2e; 2X- → X2 + 2e


Sau khi hết các ion đó, nếu tiếp tục điện phân thì H2O sẽ điện phân theo phương
trình:
2H2O → O2 + 4H+ + 4e . [6]
- Nếu là các ion: NO3-, SO42-, CO32-, PO43-...thì chúng không bị điện phân mà H 2O
bị điện phân. [1].
Bài tập vận dụng
Bài 1
Viết PTHH xảy ra điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và Cu(NO3)2 .
NaCl
→ Na+ + ClCu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3Catot(-):Na+, Cu2+, H2O
Anot(+):NO3-, Cl-, H2O

Na+ không bị điện phân
NO3- không bị điện phân
Cu2+ + 2e → Cu
2Cl- → Cl2 + 2e
2H2O + 2e → H2 + 2OH2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Phương trình điện phân: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + O2 + 4HNO3
Phương trình điện phân tổng quát:
2NaCl + Cu(NO3)2 → Cu + Cl2 + 2NaNO3.
Bài 2 Tiến hành với điện cực trơ, màng ngăn xốp dung dịch chứa a mol CúO 4 và b
mol NaCl. Để sau quá trình điện phân thu được dung dịch tác dụng được với
phenolphtalein sang màu hồng thì mối quan hệ của a và b là:
A. 2aB. a = 2b
C. 2a > b
D. 2a = 2. [8]
Hướng dẫn giải
Ta có pt pư sự điện phân dung dịch:

CuSO 4 + 2NaCl dp co mn Cu + Cl 2 ↑ + Na 2SO 4
a..............2a mol
Sau quá trình điện phân thu được dung dịch tác dụng được với
phenolphtalein sang màu hồng chứng tỏ phản ứng trên NaCl còn dư và tiếp tục
điện phân tiếp tạo ra môi trường bazơ. Nên suy ra 2a > b.
Vậy đáp án đúng là C
Bài 3 Cho chất rắn X gồm 1,92 gam Cu và 0,84 gam Fe tác dụng hết với clo dư,
sau đó lấy sản phẩm hòa tan trong nước được dung dịch Y. Điện phân Y với điện
cực trơ tới khi ở anôt thu được 504 ml khí (đktc). (Biết hiệu suất pư điện phân là
100%). Khối lượng catôt tăng lên là:
A. 1,08 gam

B. 0,84 gam
C. 1,12 gam
D. 0,96 gam [6]
Hướng dẫn giải
Dung dịch Y gồm 0,03 mol CuCl2 và 0,015 mol FeCl3.
Tại catôt: Fe3+ + 1e  Fe2+
0,015….0,015…..0,015 mol.
Cu2+ + 2e  Cu
x……..2x……..x


2Cl-  Cl2 + 2e
0,0225…..0,045 mol
Áp dụng ĐLBT E ta có: 0,015 + 2x = 0,045 => x = 0,015 mol < 0,03 mol
nên Cu2+ chưa điện phân hết. Khối lượng catôt tăng lên là do Cu bám vào.
mCu= 64. 0,015= 0,96 gam Đáp án đúng là D.
Bài 4 Điện phân hoàn toàn dung dịch hỗn hợp gồm a mol Cu(NO 3)2 và b mol
NaCl với điện cực trơ , màng ngăn xốp . Để dung dịch thu được sau khi điện phân
có khả năng phản ứng với Al2O3 thì
A. b = 2a
B. b > 2a
C. b <2a
D. b < 2a hoặc b >2a [6]
Hướng dẫn giải
Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3a
a
+
NaCl
→ Na + Clb
b

Catot(-)
Anot (+)
+
Na không bị điện phân
NO3 không bị điện phân.
2+
Cu + 2e → Cu
2Cl- → Cl2 + 2e
→ Phương trình : Cu2+ + 2Cl- → Cu + Cl2 (1)
a
b
2+
Nếu dư Cu sau (1) : a > b/2 ( 2a > b ) thì có phản ứng :
Cu2+ + 2H2O→ Cu + 4H+ + O2
→ Dung dịch thu được có axit nên có phản ứng với Al2O3
Nếu dư Cl- sau (1) : a < b/2 ( b > 2a) → có pư: 2H2O + 2Cl- → 2OH- + H2 + Cl2
→ Dung dịch thu được có môi trường bazơ → Có phản ứng với Al2O3 :
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O → Chọn đáp án D .
Bài 5 Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa Ag2SO4 và CuSO4 một thời gian thấy
khối lượng catot tăng lên 4,96g và khí thoát ra ở anot có thể tích là 0,336 lit (đktc).
Khối lượng kim loại bám ở catot lần lượt là:
A.4,32g và 0,64g. B. 3,32g và 1,64g C. 4,12g và 0,84g D. 3,2g và 4,5g.[6].
Hướng dẫn giải
Ptđp: 2Ag2SO4 + 2H2O

4Ag + O2 +2H2SO4.
amol
2a mol
a/2 mol
2CuSO4 + 2H2O


2Cu + O2 +2H2SO4.
bmol
2b mol
b/2 mol.
Ta có pt: 2a.108 + b.64 = 4,96 và a/2 + b/2 = 0,015 → a= 0,02, b=0,01.
mAg = 0,04 .108 = 4,32g và mCu = 0,01 . 64 = 0,64g. → Đáp án A
Bài 6 Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO 4 bằng dòng điện một
chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng
điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung
dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 2,04 gam Al 2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là
100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
Tại catôt:


A. 9650.
B. 8685.
C. 7720.
D. 9408. [9]
Hướng dẫn giải
Trường hợp 1. Dung dịch X có môi trường bazơ
• Tại catot
Cu2+ + 2e  Cu ; 2H2O + 2e  H2 + 2 OH- và 2 OH- + Al2O3 2AlO2- + H2O
0,05 0,1
0,04 0,02 0,04
0,04
0,02
• Tại anot 2Cl  Cl2 + 2e
0,07 0,14
Tổng số mol khí là 0,105  còn phương trình điện phân nước

2H2O  2H2 + O2
0,01 0,005
Thời gian điện phân tính theo anot gồm (Cl2 và O2)
t = m.n.F/(AI) = số mol .n .F/I = 0,07.2 .96500/2 + 0,005. 4 .96500/2 = 7720
 đáp án C
Trường hợp 2: Dung dịch X có môi trường axit
Tại anot: 2Cl- Cl2 + 2e
2H2O  O2 + 4H+ + 4e và 6H+ + Al2O3 2 Al3+ + 3H2O
0,03 0,12 0,12
0,12
0,02
2+
• Tại catot: Cu + 2e  Cu
0,05
0,1
Số mol e cho lớn hơn số mol e nhận nên loại
Dạng 2: Điện phân dung dịch bazơ.
* Ở catot:
- Nếu tạo bởi các ion kim loại từ Li+ → Al3+ thì H2O sẽ bị điện phân :
2H 2O+2e→H2+2OH–
- Nếu tạo bởi các ion kim loại sau Al trong dãy điện hóa : đó là các bazơ không tan
→ điện li yếu → không xét quá trình điện phân. [7].
*Ở anot: ion OH- điện phân theo phương trình sau:
4OH- → 2H2O + O2 + 4e
Nếu tiếp tục điện phân thì H2O sẽ điện phân: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e.[7].
Bài tập vận dụng
Bài 1
Viết PTHH xảy ra điện phân dung dịch NaOH .
NaOH → Na+ + OHCatot(-)
Anot (+)

+
Na không bị điện phân
2H2O + 2e → H2 + 2OH–
4OH- → 2H2O + O2 + 4e
→ Phương trình điện phân: 2H2O → 2H2 + O2
Bài 2 Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian
268 giờ. Sau khi điện phân còn lại 100 gam dung dịch NaOH có nồng độ 24%.
Nồng độ % của dung dịch NaOH trước khi điện phân là:


A. 4,2%
B. 2,4%
C. 1,4%
D. 4,8%.[6]
Hướng dẫn giải:
Khi điện phân, NạOH không bị điện phân mà nước bị điện phân.
1
H 2O → H 2 + O2
2

Áp dụng định luật Farađay (Định luật II), ta có:
số mol e trao đổi = 10.268.3600/96500 = 100 (mol).
2 H + + 2e → H 2

100..................50
⇒ nH O = 50 mol
⇒ khối lượng nước bị điện phân = 900 g
⇒ khối lượng dung dịch ban đầu = 1000 g.
Khối lượng NaOH trong dung dịch = 100.24% = 24 (g)
⇒ C%(dung dịch ban đầu) = 24/1000.100% = 2,4 %. Chọn đáp án B.

Bài 3 Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến
khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Thể tích khí
ở (đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là:
A.149,3 lít và 74,7 lít
B. 156,8 lít và 78,4 lít
C. 78,4 lít và 156,8 lít
D. 74,7 lít và 149,3 lít [3].
Hướng dẫn giải
mNaOH (trước điện phân) = 20 gam
Điện phân dung dịch NaOH thực chất là điện phân nước
Phương trình điện phân: : H2O → 1/2 O2 (anot) + H2 (catot)
→ mNaOH không đổi → mdd sau điện phân = 80 gam
→ mH2O bị điện phân = 200 – 80 = 120 gam
→ nH2O điện phân = 20/3 mol → VO2 = 74,7 lít và VH2 = 149,3 lít. Chọn đáp án D
Dạng 3: Điện phân dung dịch axit.
*Ở catot: Các ion H+ (axit) dễ bị khử hơn các ion H+ (H2O): 2H+ + 2e → H2
Khi ion H+ (axit) hết , nếu tiếp tục điện phân thì H 2O sẽ điện phân theo phương
trình:
2H2O + 2e → H2 + 2OH–.
*. Ở anot (cực dương):
- Nếu là S2-, Cl-, Br-, I- thì chúng bị điện phân trước H2O theo thứ tự tính khử:
S2->I- > Br- > Cl- > H2O (F- không bị điện phân )
Phương trình điện phân tổng quát: S2- → S + 2e; 2X- → X2 + 2e
Sau khi hết các ion đó, nếu tiếp tục điện phân thì H2O sẽ điện phân theo phương
trình:
2H2O → O2 + 4H+ + 4e . [6]
- Nếu là các ion: NO3-, SO42-, CO32-, PO43-...thì chúng không bị điện phân mà H 2O
bị điện phân. [1].
Bài tập vận dụng
Bài 1 Viết PTHH xảy ra điện phân dung dich HCl .

2


HCl



H+ + Cl-

Catot(-)
Anot (+)
+
2H + 2e → H2
2Cl → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân:
2HCl → H2 + Cl2
Bài 2: Viết PTHH xảy ra điện phân dung dịch HNO3 .
HNO3 → H+ + NO3Catot(-)
Anot (+)
+
2H + 2e → H2
NO3 Không điện phân
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
→ Phương trình điện phân: 2H2O → 2H2 + O2
Dạng 4: Điện phân hỗn hợp các dung dịch điện li ( dung dịch muối, axit, bazơ)
* Ở catot: Thứ tự điện phân: ion có tính oxi hóa mạnh hơn bị điện phân trước:

* Ở anot: Thứ tự điện phân: S2-> I- > Br- > Cl- > OH- > H2O theo các pt sau:
S2-→S+2e
2X- → X2 + 2e

4OH- → 2H2O + O2 + 4e
2H2O → O2 + 4H+ + 4e [4].
Bài tập vận dụng:
Bài 1 Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuSO 4 0,5M bằng
điện cực trơ . Khi ở catot có 3,2 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở Anot là:
A.0,56 lít
B.0,84 lít
C.0,672 lít
D.0,448 lít [10].
Hướng dẫn giải
CuSO4
→ Cu2+ + SO42- và HCl
→ H+ + Cl0,1
0,1
0,02
0,02
Catot(-)
Anot (+)
2SO4 không bị điện phân .
2+
Cu + 2e → Cu
2Cl- → Cl2 + 2e
0,1 ← 0,05
0,02 → 0,01
2H2O → 4H++ O2 + 4e
0,02 ← 0,08 mol
Khi ở catot thoát ra 3,2 gam Cu tức là 0,05 mol → Số mol Cu 2+ nhận 0,1 mol , mà
Cl- cho tối đa 0,02 mol → 0,08 mol còn lại là H2O cho
→ Từ sơ đồ điện phân khí thoát ra tại anot là : Cl2 0,01mol ; O2 0,02 mol
→ Tổng thể tích : 0,03.22,4 = 0,672 lít.→ Chọn đáp án C.

Bài 2 Khi điện phân với điện cực trơ dung dịch hỗn hợp chứa HCl và 7,8 gam
MCl2 đến khi M2+ hết thấy ở anôt có 2,464 lít khí Cl2 và catôt lúc đầu có 1,12 lít khí


H2 thoát ra, sau đó dến kim loại M thoát ra. (Biết hiệu suất phản ứng điện phân là
100% và các khí đều đo ở đktc). Công thức của muối đem điện phân là:
A. CuCl2
B. ZnCl2
C. NiCl2
D. FeCl2. [6]
Hướng dẫn giải

n H2 =

1,12
2, 464
= 0,05 mol, n Cl2 =
= 0,11 mol
22, 4
22, 4

Gọi x là số mol MCl2
Tại catôt: 2H++2e H2
Tại anôt: 2Cl- Cl2 +2e
0,05.2….0,05
0,11…2.0,11
2+
M +2e M
x…..2.x
 x = 0,06 mol

(M + 71).x = 7,8
=> 
Ta có: 
Vậy đáp án C đúng
 2x + 2.0,05 = 2.0,11  M = 59 (Ni)
Bài 3 Điện phân 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm FeCl 31M, FeCl2 2M, CuCl2 1M
và HCl 2M với điện cực trơ có màng ngăn xốp cường độ dòng điện là 5A trong 2
giờ 40 phút 50 giây ở catot thu được:
A.5,6 g Fe
B.2,8 g Fe
C.6,4 g Cu
D.4,6 g Cu [6]
Hướng dẫn giải
Theo : n Fe3+ = 0,1 mol ; n Fe2+ = 0,2 mol ; n Cu2+ = 0,1 mol ; n HCl = 0,2 mol
Sắp xếp tính oxi hóa của các ion theo chiều tăng dần : Fe2+ < H+ < Cu2+ < Fe3+
→ Thứ tự bị điện phân ở catot (-) :
Fe3+ + 1e → Fe2+ (1)
0,1 → 0,1→ 0,1
Cu2+ + 2e → Cu (2)
0,1 → 0,2→ 0,1
H+ + 1e → Ho (3)
0,2→ 0,2
Fe2+ + 2e → Fe (4)
Theo công thức Faraday số mol e trao đổi ở hai điện cực :
n = It/96500 = 5.9650/96500 = 0,5 mol
Vì số mol e trao đổi chỉ là 0,5 mol → Không có phản ứng (4), kim loại thu được
chỉ ở phản ứng (2)→ Khối lượng kim loại thu được ở catot là : 0,1.64 = 6,4 gam
→ Chọn đáp án C.
BÀI TẬP CỦNG CỐ.
Bài 1 Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,15 mol FeCl 3; 0,3 mol CuCl2; 0,1mol

NaCl đến khi catot bắt đầu sủi bọt khí thì ngừng điện phân. Tại thời điểm này, catot
đã tăng:
A. 27,6 gam
B. 8,4 gam
C. 19,2 gam
D. 29,9 gam[6].


Bài 2 Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl 2 0,1M
và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện
5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam
Al. Giá trị lớn nhất của m là
A. 4,05
B. 2,70
C. 1,35
D 5,40[8].
Bài 3 Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl ( với điện cực trơ,
có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang
màu hồng thì điều kiện của a và b là:
A. b = 2a
B. 2b = a
C. b > 2a
D. b < 2a [8].
Bài 4 Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO 4 nồng độ x mol/l, sau
một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so
với dung dịch ban đầu. Cho 16,8g bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị x là
A. 2,25
B. 1,5
C. 1,25

D. 3,25[8].
Bài 5 Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được
0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X
trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ
NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban
đầu của dung dịch NaOH là (cho Cu = 64)
A. 0,15M.
B. 0,2M.
C. 0,1M.
D. 0,05M. [8].
Bài 6 Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số
mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện
phân trên, sản phẩm thu được ở anot là
A. khí Cl2 và O2. B. khí H2 và O2. C. chỉ có khí Cl2.
D. khí Cl 2 và H2.[8]
Bài 7 Điện phân 100 ml dung dịch gồm CuSO4 aM và NaCl 2M (điện cực trơ, màn
ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự
bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong thời gian 193
phút. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 9,195 gam so với dung dịch ban đầu.
Giá trị của a là
A. 0,40.
B. 0,50.
C. 0,45
D. 0,60. [9].
Bài 8 Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO 4 0,3M và NaCl 1M (điện
cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu xuất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong
nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời
gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 9,56 gam so với dung
dịch ban đầu. Giá trị của t là
A. 27020.

B. 28950.
C. 34740.
D. 30880. [9].
Bài 9 Điện phân 100ml dung dịch CuSO4 0.2M với cường độ I = 9.65 A.Tính khối
lượng Cu bám bên catot khi thời gian điện phân t 1 = 200s và t2 = 500s (với hiệu
suất là 100%).


A. 0.32g ; 0.64g B. 0.64g ; 1.28g C. 0.64g ; 1.32g D. 0.32g ; 1.28g [6]
Bài 10 Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO 4 và 0,12 mol
NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650
giây điện phân là
A.2,240 lít.
B.2,912 lít.
C.1,792 lít.
D.1,344 lít. [8]
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục , với bản
thân ,đồng nghiệp và nhà trường.
Đề tài này đã được vận dụng trong thực tế giảng dạy và đạt được một số
kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với
chương trình, SGK. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo
để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm
vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng.. Học sinh có cơ hội để khẳng định
mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học,giờ làm bài, vì thế sự
ham thích làm bài tập trở nên hào hứng hơn và có hứng thú học tập nhiều hơn,
tiết học sinh động và có chất lượng cao hơn. Trong các năm giảng dạy và ôn
luyện thi với việc vận dụng lý thuyết tôi thấy khả năng giải bài tập điện phân
dung dịch của học sinh đã được nâng cao.Kiến thức là vô hạn những gì ta có chỉ
là hữu hạn do đó đề tài này mới chỉ đề cập đến một phần rất nhỏ kiến thức trong
nhiều dạng bài. Vì vậy ,tôi hi vọng rằng nó sẽ có ích cho công tác giảng dạy của

giáo viên trong các tiết giảng , tiết ôn luyện thi THPT Quốc gia.
Sau đây là kết quả đối chứng giữa các lớp được hướng dẫn học và vận dụng
kiến thức lí thuyết vào giải bài tập trắc nghiệm điện phân dung dịch thông qua bài
kiểm tra trên lớp. Học sinh lớp 12C7; 12C8 được củng cố phần lí thuyết để giải các
bài tập, còn học sinh lớp 12C9 thì chưa được giới thiệu
Kết quả
Các lớp

Số HS

Dưới 5

Từ 5 → 6,4

Từ 6,5 → 7,9

Trên 8

Lớp 12C7

42

5,1%

12,8%

21,3%

59,8%


Lớp 12C8

45

7%

18%

33%

42%

Lớp 12C9
43
14,6%
41,6%
26,5%
23,2%
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận: Trên đây là một số dạng bài toán cơ bản về điện phân dung dịch. Quá
trình tìm tòi nghiên cứu tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:
*Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của điện phân dung dịch và các quá trình xảy ra .
* Từ đó rút ra các bước thông thường để giải một bài toán điện phân.


* Sắp xếp một cách có hệ thống các dạng bài tập điện phân dung dịch
* Đưa ra được các dạng bài tập cơ bản nhất và hướng dẫn giải chi tiết, ngắn gọn
các dạng bài tập đó.
Trong các năm giảng dạy và ôn luyện thi với việc vận dụng lý thuyết để giải
các dạng bài tập điện phân dung dịch tôi thấy khả năng giải bài tập điện phân dung

dịch của học sinh đã được nâng cao ; các em hứng thú hơn trong học tập, số học
sinh hiểu và có kỹ năng giải được các dạng bài tập trên là tương đối nhiều.
Do thời gian có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được các dạng bài. Các
ví dụ được đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự điển hình. Rất mong sự đóng
góp ý kiến bổ sung cho đề tài để thực sự góp phần giúp cho việc giảng dạy và học
tập môn hoá học trong nhà trường phổ thông ngày càng tốt hơn.
- Kiến nghị: Nhà trường cần cung cấp thêm những đầu sách tham khảo, sách nâng
cao, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh nghiên cứu và học tập.
Giáo viên nên tham khảo các SKKN của đồng nghiệp thì kết quả giảng dạy
trong nhà trường sẽ thu được kết quả cao hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa,ngày 10 tháng 5 năm 2018.
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình
Không sao chép của người khác.
Người viết

Lê Thị Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Sách giáo khoa Hóa học 12 nâng cao- Lê Xuân Trọng- NXB GD năm 2008
2-Sách giáo viên Hóa học 12- Lê Xuân Trọng – NXB GD năm 2008
3-Cơ sở lý thuyết Hóa học – Đào Hữu Vinh – NXB GD năm 2008
4- Phản ứng oxi hóa- khử và điện phân- Ngô Ngọc An- NXB GD HN năm 2006.
5-Kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Hóa học 12- Lê Thanh Xuân-NXBHN
6-Thư viện violet
7- Chuyên đề bồi dưỡng Hóa học 12- Nguyễn Văn Thoại- NXB ĐHQG năm 2011.
8- Đề thi tuyển sinh Đại học- Cao đẳng khối A,B năm 2007;
2008;2009;2010;2011;2014.
9- Đề thi THPT quốc gia năm 2016 ; 2017



10- Hướng dẫn giải đề thi TSĐH hoá vô cơ theo 16 chủ đề - Phạm Đức Bình-Lê
Thị Tam-Nguyễn Hùng Phương -NXBQG.TP.HCM

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thu Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên trường THPT Hàm Rồng.
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh Kết quả
giá xếp loại đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại
Tỉnh...)
(A, B,

Năm học
đánh giá xếp
loại


1.

Phân loại bài tập về phản ứng

Cấp sở


hoặc C)
C

2.

oxi hóa khử
Phương pháp giải bài toán về

Cấp sở

C

CO2 hoặc SO2 tác dụng với
kiềm dạng R(OH)2

2010-2011
2014-2015



×