Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nâng cao hiệu quả giảng dạy các giờ học tiếng anh cho học sinh lớp 10 thông qua việc đổi mới kiểm tra miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.93 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CÁC GIỜ HỌC
TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA
VIỆC ĐỔI MỚI KIỂM TRA MIỆNG

Người thực hiện: Lê Thị Tuyến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hóa 2
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Anh

THANH HÓA, NĂM 2018


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là
một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến
thức kĩ năng của học sinh.
Đối với học sinh, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra đanh giá
có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm
tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình
ôn tập, củng cố, bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn với hệ thông thao tác tư duy của
chính mình.
Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra, đánh giá giúp mỗi giáo viên tự đánh giá
quá trình giảng dạy của mình. trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện
mình về trình độ chuyên môn, về phương pháp giảng dạy.
Kết quả kiểm tra đánh giá còn giúp các nhà quản lí giáo dục có cơ sở để xây
dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng phương hướng đổi mới nội dung, phương pháp


và hình thức tổ chức cho phù hợp với đặc thù của trường mình
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá
trình giảng dạy và học tập nói chung, cũng như quá trình giảng dạy và học tập môn
Tiếng Anh nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là
hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánh giá là động
lực của đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào
tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công
đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng vì đây là một
hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng là một hoạt động quan
trọng. Hoạt động đó không chỉ diễn ra ở thời gian đầu của mỗi tiết học mà còn có
thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt
việc kiểm tra miệng thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn ,
các em sẽ bị hổng các kiến thức, kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến kết quả của các bài kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ,...) . Trên thực tế việc
kiểm tra miệng trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực
của lượng kiến thức , kỹ năng cần phải truyền tải và tiếp thu trong mỗi tiết dạy nên
thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít, thậm chí có thể bỏ qua. Bên
cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học một cách may móc để đối phó thậm chí
một số em do không có nền tảng nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trước thực tế
đó, tôi đã trăn trở và mạnh dạn“ đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy
Tiếng Anh cho học sinh lớp 10” để giúp các em tích cực chủ động hơn trong học
tập, đón nhận kiến thức, kỹ năng một cách hứng thú, vui vẻ, đồng thời tạo không
khí sinh động trong các giờ học.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà
còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách
có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học
đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách
giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học. Kiểm tra
đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động dạy
và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra
hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra
thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng,
thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ,
thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt
động học và quản lý giáo duc. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về
chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi
mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã
hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp
người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Chính vì vậy,
để thực hiện một cách hiệu quả quá trình kiểm tra đánh giá, mỗi giáo viên cần phải
hiểu rõ và nắm vững một số kiến thức liên quan đến quá trình kiểm tra đánh giá.
I.1. Kiểm tra đánh giá trong qúa trình dạy học là gì?
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối
với người học nhằm thu những thông tin cần thiết để đánh giá. "Đánh giá có nghĩa
là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp
các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một
mục đích nào đó" (J.M.De Ketele)
I.1.1. Kiểm tra
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét
thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại
công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn theo
Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho

việc đánh giá.
Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với
nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để
đánh giá và nhận xét.
I.1.2. Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả
công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục
tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa công việc.
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử
lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào

3


mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong
giáo dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập phân tích và
giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục
tiêu giáo dục về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định
lượng hay định tính.
Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học
sinh. Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải
kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo
lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định. Do
vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật
thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông
qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm
tra- đánh giá.
I.2. Các hình thức kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
I.2.1. Các hình thức kiểm tra

Trong quá trình dạy học, có bốn hình thức kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra miệng
- Kiểm tra 15 phút
- Kiểm tra 45 phút
- Kiểm tra cuối học kì
I.2.2. Các hình thức đánh giá
Trong quá trình dạy học, có ba hình thức đánh giá chủ yếu sau đây:
- Đánh giá chẩn đoán: Được tiến hành trước khi dạy một chương hay một vấn đề
quan trọng nào đó giúp cho giáo viên nắm được tình hình những kiến thức kiên
quan có trong học sinh, những điểm học sinh nắm vững, những lỗ hổng cần bổ
khuyết... để quyết định cách dạy cho thích hợp.
- Đánh giá từng phần: Được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp
nhưng thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và
cách học, ghi nhận xét kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một
cách vững chắc.
- Đánh giá tổng kết và đưa ra quyết định: Được tiến hành khi kết thúc môn học,
khóa học bằng những kì thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với
những mục tiêu đề ra, từ đó quyết định những biện pháp cụ thể để giảng dạy và
giúp đỡ học sinh
I.3. Những yêu cầu sư phạm khi đánh giá kết quả học tập của học sinh
Khi đánh giá cần phải tuân thủ những yêu cầu sau:
Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học.
Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định.
Đánh giá phải mang tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và công khai.
Đánh giá phải đảm bảo tính thuận tiện của việc sử dụng công cụ đánh giá.
I.4. Những nguyên tắc để đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để đánh giá kết quả học tập cần dựa vào những nguyên tắc sau đây

4



- Đánh giá là quá trình tiến hành, có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các
mục tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì.
- Khi đánh giá phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu
hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được.
- Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng
chúng có hiệu quả.
- Khi đánh giá giáo viên phải biết nó là phương tiện để di đến mục đích, chứ bản
thân không phải là mục đích. Mục đích đánh giá là để có nhưng quyết định đúng
đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học.
- Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của học sinh, nghĩa là trước tiên phải
chú ý đến việc học tập của học sinh. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của
học sinh, cuối cùng mới đánh giá bằng điểm số.
- Đánh giá bao giờ cũng đi kèm theo nhận xét để học sinh nhận biết những sai sót
của mình về kiến thức kỹ năng, phương pháp để học sinh nghiên cứu, trao đổi thêm
kiến thức.
- Qua những lỗi mắc phải của học sinh, giáo viên cần rút kinh nghiệm để phát hiện
ra những sai sót trong quá trình dạy và đánh giá của mình để thay đổi cách dạy sao
cho phù hợp với học sinh.
- Trong đánh giá nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau nhằm
tăng độ tin cậy và chính xác.
- Lôi cuốn và khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.
- Giáo viên phải thông báo rõ các loại hình câu hỏi để kiểm tra đánh giá giúp học
sinh định hướng khi trả lời.
- Phải dựa trên những cơ sở của phương phá dạy học mà xem xét kết quả của một
câu trả lời, của một bài kiểm tra, kết hợp với chức năng chẩn đoán hoặc quyết định
về mặt sư phạm.
- Trong các câu hỏi xác định về mặt định lượng, giáo viên thông qua các câu hỏi
yêu cầu học sinh giải thích bằng lời để xác định rõ nhận thức của học sinh.
- Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá phải diễn ra trong hoàn

cảnh thoải mái, học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng hay sợ sệt.
- Không nên đặt những câu hỏi mà bản thân giáo viên không thể trả lời một cách
chắc chắn được.
I.5. Cơ sở đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để đánh giá kết quả học tập của học sinh cần dựa vào những cơ sở sau đây:
- Mục tiêu môn học
- Mục đích học tập
- Mối quan hệ giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả
học tập.
Giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả học tập có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mục tiêu của môn học và mục đích học tập
được xác định đúng đắn thì chúng hỗ trợ cho nhau trong việc đánh giá, đạt được
yêu cầu đề ra của công việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của
môn học và mục đích học tập là cơ sở cho việc xác định nội dung chương trình,

5


phương pháp và quy trình dạy học và học tập. Đồng thời nó cung là cơ sở để chọn
phương pháp và quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá kết quả
học tập dựa trên tiêu chí của mục tiêu dạy học sẽ nhận được thông tin phản hồi
chính xác nhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình giáo dục.
I.6. Quy trình của việc đánh giá kết quả học tập
- Căn cứ vào mục tiêu dạy học và mục đích học tập để xác định mục tiêu đánh giá;
- Lượng hóa các mục tiêu dạy học để đặt ra các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ
năng, thái độ... nhằm xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá;
- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra trên cơ
sở các đặc điểm của đối tượng được đo lượng, thẩm định và trên cơ sở hoàn cảnh
xã hội;
- Soạn thảo công cụ: Viết câu hỏi, đặt bài toán dựa trên mục tiêu đề ra và nội dung

cần đánh giá;
- Sắp xếp câu hỏi, bài toán tù dễ đến khó, chú ý đến tính tương đương của các đề
(nếu có nhiều đề) và duyệt lại đáp án;
- Tiến hành đo lường;
- Phân tích kết quả, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của bài thi;
- Điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện công cụ đánh giá bài thi.Đánh giá trong giáo
dục là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn vì nó mang tính tổng hợp nhiều yếu
tố. Vì vậy để đánh giá chính xác một học sinh, một lớp, hay một khóa học, điều đàu
tiện người giáo viên phải làm là xây dựng quy trình, lựa chọn một phương pháp
cũng như thu thập các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Như vậy, quy trình
đánh giá có thể bao gồm bốn bước: đo, lượng giá, đánh giá và ra quyết định.
II. THỰC TRẠNG.
Với những hiểu biết cụ thể về cơ sở lí luận của quá trình kiểm tra đánh giá,
tôi đã tích cực quan sát và tìm hiểu từ cả giáo viên và học sinh ở trường tôi và cả
những trường lân cận để nhận thức rõ về thực trạng của quá trình kiểm tra đánh giá
hiện nay ở các trường trung học phổ thông.
Thực tế cho thấy: Từ phía học sinh, do đặc thù bộ môn Tiếng Anh được xem là
một bộ môn khó, là bộ môn phải ghi nhớ nhiều. Hơn nữa, đa số học sinh của trường
tôi lại sinh sống ở nông thôn nên quan niệm và điều kiện kinh tế gia đình ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng kết quả học tập, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều
nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác
học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng sách
“Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng,
không có ý thức học bài cũ ở nhà.
Thêm vào đó, trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường
ra) hoặc đề thi THPT Quốc Gia ( do Bộ giáo dục ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ
pháp và kỹ năng đọc hiểu, hơn nữa lại bằng hình thức trắc nghiệm 100% nên nhiều
học sinh đã lơ là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông
mong vào sự may rủi trong việc làm bài trắc nghiệm
Từ phía giáo viên, do nhiều lí do mà việc kiểm tra miệng trong các tiết học

thường không phát huy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của nó trong quá trình

6


dạy học nói chung và quá trình kiểm tra đánh giá nói riêng. Một số giáo viên thì
vẫn thực hiện kiểm tra miệng theo cách truyền thống, thường là gọi 1 hoặc 2 học
sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng
thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì
vậy không thể đánh giá được khả năng của học sinh. Một số giáo viên thì ngày nào,
tiết nào cung lặp đi, lặp lại duy nhất một yêu cầu kiểm tra miệng. Thậm chí có một
số giáo viên dường như bỏ qua công việc kiểm tra miệng trong các tiết học.
Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập,
dẫn đến chất lượng dạy và học không cao.
Từ việc nhận thức rõ thực trạng trên đây, tôi đã dành thời gian tìm hiểu,
nghiên cứu, trăn trở tìm ra những biện pháp mới trong khâu kiểm tra miệng tại các
tiết dạy Tiêng Anh, tạo ra những thay đổi đáng kể trong quá trình đánh giá học sinh,
thúc đẩy quá trình dạy học bộ môn Tiengs Anh theo hướng tích cực, từ đó nâng
cao chất lượng giao dục ở trường tôi nói chung.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Kiểm tra miệng là hình thức kiểm tra đầu tiên, cơ bản trong bốn hình thức
kiểm tra của quá trình kiểm tra đánh giá. Kiểm tra miệng cung cấp cơ sở ban đầu
nhưng lại mang tinh chất thường xuyên cho quá trình kiểm tra đánh giá. Việc đổi
mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà
còn giúp học sinh tránh được việc học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng
dạy và học tập.
Để kiểm tra miệng đạt được hiệu quả tối đa, tôi đã tổ chức thực hiện những
giải pháp sau đây:
III.1. Đổi mới khâu chuẩn bị cho kiểm tra miệng.

- Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác đinh thật chính xác cần kiểm tra những
gì . Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh
đã thu nhận được trong quá trình học tập ở tiết học trước hoặc những tiết học trước.
- Câu hỏi chuẩn bị đặt ra cho học sinh phải chính xác, rõ ràng để học sinh không
hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả lời lạc đề.
- Nếu lấy cơ sở là những yêu cầu, bài tập đã có trong sách giáo khoa, tôi thiết kế
lại các yêu cầu, bài tập đó hoặc ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử
dụng các “keys” trong sách “ Hướng dẫn học tốt Tiếng Anh” nhằm đối phó với
giáo viên.
- Câu hỏi kiểm tra chuẩn bị cho học sinh, tôi có trình bày trong giáo án rồi đọc cho
học sinh hoặc tôi làm những hand-out nhỏ, rồi khi kiểm tra tôi phát cho học sinh tự
đọc.
III.2. Đổi mới thời gian kiểm tra miệng.
Nếu như trước đây, tôi chỉ kiểm tra miệng vào đầu mỗi tiết học, thì trong
năm học 2017 - 2018 tôi đã mạnh dạn áp dụng kiểm tra miệng bất cứ thời gian nào
trong tiết học.

7


Ví dụ: Khi dạy phần " Language Focus" - Unit 1. English 10, sau khi kết
thúc phần " Grammar", tôi đưa ra câu hỏi " Where are adverbs of frequency put in
the sentence?” để kiểm tra miệng học sinh.
III.3. Đổi mới hình thức câu hỏi trong kiểm tra miệng.
Câu hỏi đưa ra để kiểm tra miệng không nên chỉ dùng mình hình thức tự
luận, mà nên áp dụng cả hình thức trắc nghiệm. Tôi đã kết hợp linh hoạt 2 hình
thức câu hỏi này trong quá trình kiểm tra.
Loại câu hỏi tự luận tôi thường dành cho những nội dung kiến thức ngắn,
hoặc để kiểm tra cấu trúc câu và cấu trúc ngữ pháp.
Loại câu hỏi trắc nghiệm tôi thường dùng để kiểm tra những nội dung kiến

thức dài, yêu cầu sự ghi nhớ nhiều và những nội dung kiến thức dễ gây nhầm lẫn
cho học sinh.
Câu hỏi kiểm tra miệng nên kiểm tra nhiều kĩ năng, không nên tập trung vào
bất cứ một kĩ năng nào. Có thể là giáo viên đọc câu hỏi rồi yêu cầu học sinh trả lời,
học sinh vừa thực hiện kĩ năng nghe và kĩ năng nói khi trả lời. Hoặc giáo viên
chuẩn bị hand-out ở nhà, yêu cầu học sinh đọc hiểu rồi trả lời, lúc này học sinh vừa
luyện kĩ năng đọc hiểu, vừa thực hiện kĩ năng nói. Hoặc yêu cầu học sinh viết câu
trả lời lên bảng sau khi nghe câu hỏi, lúc này học sinh vừa luyện nghe, vừa luyện
viết.
III.4. Đổi mới phương thức nhận xét.
- Người thực hiện nhận xét:
Trước đây, tôi thường là người thực hiện đa số nhận xét, nhưng năm học này,
tôi đã mạnh dạn khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. Tôi chỉ
thực hiện vai trò nhận xét đánh giá cho điểm cuối cùng hoặc trong những trường
hợp khó quyết định. Sau mỗi câu trả lời hoặc bài tập mà học sinh được gọi kiểm tra
miệng đã đưa ra, tôi không nhận xét, mà thường khích lệ, dành phần nhận xét đó
cho những học sinh khác. Từ đó vừa đánh giá được học sinh trực tiếp trả lời, vừa
đánh giá được sự chú ý và kiến thức của những học sinh còn lại. Và tôi cho điểm cả
những học sinh trực tiếp trả lời hoặc làm bài, cả những học sinh nhận xét. Đôi khi,
tôi yêu cầu chính những học sinh vừa trr lời nhận xét, đánh giá câu trả lời của mình.
Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều
học sinh : trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh ở
dưới lớp câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm.
- Ngôn ngữ và thái độ nhận xét:
Sau khi học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên phải đưa ra nhận xét và cho
điểm. Nhận xét và điểm số của giáo viên giúp học sinh biết mức độ đúng sai của
câu trả lời, từ đó nhận thức rõ lượng kiến thức mà mình đã nắm được. Hơn thế
nữa, những lời nhận xét của giáo viên góp phần tạo động lực học tập cho học sinh,
vì vậy, sau mỗi câu trả lời (dù đúng hoàn toàn, đúng một phần hoặc không đúng) tôi
vẫn tìm những lời nhận xét mang tính khích lệ học sinh để đưa ra nhận xét cuối

cùng cho học sinh.
Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn trong khi
kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động

8


của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh.
Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong
nhiều trường hợp là những yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ kiến thức
và kỹ năng của học sinh được kiểm tra
Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu không
có lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng là một
sai sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên sửa ngay và sai sót nào thì nên đợi
học sinh trả lời xong
Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây:
khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần
phải làm gì và làm như thế nào. Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu
cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh sau đó đặt các câu hỏi cho cả
lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau:
“ Bạn trả lời như vậy có đúng không?” “Các em có đồng ý với câu trả lời đó của
bạn không?” “ Có điểm nào sai hoặc thiếu không ?”… Ngoài những câu cơ bản,
giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ
những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến
thức của học sinh.
III.5. Đổi mới cách cho điểm và ghi điểm.
Tôi chuẩn bị cho mỗi lớp mình dạy một sổ điểm miệng riêng. Tôi chia sổ
thành 3 cột: M1, M2 và M
- Cột M1 dùng để ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời câu hỏi hoặc
làm bài tập.

- Cột M2 dùng để ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời câu hỏi, nhận xét
hoặc làm bài tập.
- Cột M ghi điểm trung bình cộng của cột M1 và cột M2.
=> Điểm miệng chính thức của học sinh được ghi vào sổ điểm cá nhân do Bộ Giáo
Dục ban hành là điểm trung bình cộng của M1 và M2.
Ví dụ: Sổ điểm miệng riêng của lớp 10 B5 (Học kỳ 2 - năm học: 2017 2018)
Số
Họ và tên học sinh
M1
M2
M
TT
1
Nguyễn Thị Anh
10
10
10
2
Nguyễn Thị Lan Anh
8
10
9
3
Nguyễn Thị Phương Anh
10
10
10
4
Lê Ngọc Ánh
7

9
8
5
Lê Thị Ánh
7
7
7
6
Nguyễn Trọng Chiến
9
9
9
7
Cao Văn Chính
8
10
9
8
Lê Đình Dũng
6
8
7
9
Lê Ngọc Dũng
10
8
9
10
Lê Thùy Dương
8

8
8
…..

9


III.6. Đổi mới cách chọn học sinh kiểm tra miệng.
Trước đây tôi thường lựa chọn học sinh để kiểm tra miệng bằng cách gọi mỗi
tiết học một vài học sinh lần lượt theo danh sách lớp, vì thế có những học sinh
không học bài cũ vì các em biết trước là chưa đến lượ mình, có những học sinh mặc
dù không hiểu bài nhưng vẫn học thuộc lòng theo vở ghi vì thế điểm lại rất cao.
Điều này dẫn đến sự mất công bằng trong đánh giá kết quả học tập của các em và
tính ỷ lại, thiếu tự giác học tập, kết quả học tập thấp.
Trong năm học 2017-2018, tôi đã thay đổi cách lựa chọn học sinh tham gia
kiểm tra miệng với nhiều hình thức mới như tôi chuẩn bị một hộp gồm các mẫu
giấy chứa tên của tất cả các học sinh được gấp kĩ càng, khi nào kiểm tra miệng tôi
sẽ chọn hoặc nhờ một học sinh chọn các mẫu giấy bất kì, học sinh nào có tên trong
mẫu giấy sẽ trả lời câu hỏi kiểm tra miệng.
Việc lựa chọn học sinh tham gia kiểm tra miệng không theo quy luật này đã
phát huy được tính tích cực, chủ động ở tất cả các học sinh, không còn tình trạng
học đối phó, không khí lớp học sôi động, không có học sinh nào là không chuẩn bị
bài cũ.
III.7. Một số cách kiểm tra miệng cụ thể.
Như ta đã biết , kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong
các tiết dạy. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu,
tạo không khí sinh động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn.
Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ
năng mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau:
III.7.1. Đối với việc kiểm tra từ vựng.

Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung
cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn
lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước
Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 10- English 10
Yêu cầu mà GV đưa ra: “ Write a word in English that means : ô nhiễm”
HS 1 : đưa từ (polluted)
HS 2 : xác định từ loại (adjective)
HS 3 : đưa ra từ đồng nghĩa (contaminated)
Hs 4: đưa ra từ trái nghĩa ( clean)
Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được
nhiều sự lựa chọn hơn
Cách 2: Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1
tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở
nháp để ghi các từ do giáo viên yêu cầu
GV đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh ghi
các từ đó tương ứng bằng tiếng Anh
Sau đó thu bài của 8 em này và 1 vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm.
Mỗi từ đúng tương ứng với 1 điểm. Cũng bằng cách này , GV cũng có thể kiểm tra
phần Pronunciation của học sinh bằng cách phát các handouts có một số từ và yêu

10


cầu học sinh chọn từ có phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có
trọng âm khác với các từ còn lại.
III.7.2. Đối với tiết học Reading
Ngay trong các hoạt động While- Reading , giáo viên cũng có thể kiểm tra để lấy
điểm miệng.
Ví dụ 1: Khi dạy phần "Reading" ( Unit 1 - English 10)
Tôi sử dụng ngay phần "task 1" để kiểm tra lấy điểm miệng. Vì hoạt động này

không khó nên tôi đã chọn những học sinh có sức học trung bình để kiểm tra.
Ví dụ 2: Reading Unit 3 – English 10: T- F statements
Tôi phát "hand-outs" cho học sinh, yêu cầu các em đọc kĩ bài đọc và các câu đã
đưa ra để xác định xem những câu đư ra là đúng hay sai so với nội dung bài đọc.
1. Marie went to school in Warsaw
2. Her dream was to become a private tutor
3. She married Pierre Curie in 1894
4. She was the first woman professor at the Sorbonne
Cách thực hiện : Sau khi phát handouts, giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cá
nhân, đọc bài text rồi sau đó làm các bài tập này trong khoảng 8 phút. Trong
khoảng thời gian này giáo viên đi vòng quanh lớp để hỗ trợ cho các em và quan sát
không cho các em nhìn nhau. Sau khoảng thời gian qui định, giáo viên thu bài của
một số em, sau đó yêu cầu cả lớp trả lời và chấm điểm ngay tại lớp. Và cột điểm
này sẽ cho vào cột M2.
III.7.3. Đối với tiết học Speaking
Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nếu thực hiện tốt thì việc kiểm tra miệng học
sinh kỹ năng này sẽ có tác dụng rất lớn đối việc khuyến khích các em học môn
Tiếng Anh. Tuy nhiên tùy theo trình độ của các em mà giáo viên nên có những yêu
cầu phù hợp nhằm khuyến khích và động viên các em thực hành tiếng . Trong giờ
Speaking tùy theo các task mà tôi sẽ yêu cầu các em thực hành theo cặp, nhóm
hoặc cá nhân. Tôi cũng cho học sinh điểm thực hành của kỹ năng này. Đối với kỹ
năng này tôi chỉ áp dụng những task vừa sức với các em. Hoặc có thể cho điểm
cộng cho các em xung phong thực hành trước lớp theo cặp hoặc nhóm
Ví dụ: Task 2- English 10- Unit 14: The World Cup
Works in pair. Ask and answer questions about the World Cup.
1. Where and when was the......World Cup held?
2. Which team played in the final match?
3. Which team became the champion?
4. What was the score of the match?
Sau khi hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu với một học sinh khá trong lớp, tôi yêu

cầu học sinh thực hành theo cặp, một em hỏi và một em trả lời. Trong thời gian các
em đang thực hành, tôi có thể đi quanh để giúp đỡ các em nếu thấy cần thiết. Sau
khoảng 8- 10 phút tôi gọi một số cặp đứng lên thực hành, sau đó nhận xét và cho
điểm
III.7.4. Đối với tiết học Listening:

11


Đây là kỹ năng khó vì vốn từ của các em còn hạn chế và các em cũng không
quen với giọng người bản xứ nên kiểm tra các em kỹ năng này ngay trong giờ bài
mới là rất khó thực hiện. Thay vào đó, tôi sẽ kiểm tra miệng các em thông qua hình
thức vấn đáp để vừa kiểm tra được kỹ năng nghe, nói vừa kiểm tra được kiến thức
mà các em học được từ bài cũ.
Việc kiểm tra này được thực hiện vào đầu của tiết học sau:
Cách thực hiện: Gọi học sinh để trả lời một câu hỏi mà các em đã được học và củng
cố rất kỹ trong tiết trước (5 điểm), câu thứ hai em chọn một bạn ( đang ngồi dưới
lớp) hỏi em một câu trong bài rồi trả lời (2 điểm) , Câu thứ 3 do chính em học sinh
này hỏi một bạn khác ( đang ngồi dưới lớp) (3 điểm). Số điểm mà em học sinh này
đạt được sẽ được ghi vào cột M1, Số điểm mà 2 học sinh khác do đặt câu hỏi đúng
hoặc trả lời đúng sẽ được ghi vào cột M2.
Ví dụ: Kiểm tra miệng tiết Listening Unit 1- English 10.
Các câu hỏi được dùng để kiểm tra miệng( đã học trong tiết trước)
1. What does Mr.Lam do?
2. Who is Mr. Lam’s first passenger?
3. Where does he have lunch?
4. Where does he take a rest?
Rõ ràng cách kiểm tra trên đã theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá: phát huy
tính chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để kích thích tư duy, tính năng
động về mọi hoạt động ở trên lớp, giảm “người thầy là trung tâm” mà tăng cường

“lấy học sinh là trung tâm”. Tuy nhiên giáo viên phải linh hoạt gợi ý cho học sinh
đặt câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần kiểm tra, để không bị lạc đề và đỡ tốn
thời gian vào bài mới.
Cách kiểm tra để tự học sinh đặt câu hỏi này không chỉ áp dụng cho kiểm tra
miệng tiết Listening mà còn có thể áp dụng với cả tiết Reading, Language Focus
Để phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên có
thể ra bài tập về nhà cho các em như sau: Dựa vào phần bài học mỗi em sẽ ra cho
cô 5 câu tương tự ( 2 câu trắc nghiệm khách quan, 3 câu tự luận vừa có vận dụng cả
lý thuyết vừa có bài tập. Đến tiết học tiếp theo giáo viên sẽ thu toàn bộ các bài của
cả lớp và chọn ngẫu nhiên bài của một số em sau đó giáo viên gọi học sinh cầm
những câu hỏi đó để làm bài kiểm tra miệng của mình.
III.7.5. Đối với tiết học Writing.
Kỹ năng này ít được áp dụng vào các bài kiểm tra thường xuyên ở lớp vì
chiếm thời gian lớn và không phù hợp với kiểu đề trắc nghiệm .Vì vậy để giúp các
em tích cực hơn trong việc học kỹ năng Writing, giáo viên có thể thiết kế lại một số
nội dung của bài viết để tránh tình trạng học sinh sử dụng sách tham khảo để đối
phó hoặc đưa ra các dạng bài tập phù hợp hơn như sentence building, sentence
transformation .... để các em làm rồi sau đó giáo viên sửa và cho điểm một số em,
hoặc cho điểm theo nhóm.
III.7.6. Đối với tiết học ngữ pháp ( Language Focus).
+ Đối với tiết học bài mới: Tôi thường thiết kế lại một số bài tập trong sách giáo
khoa (để tránh tình trạng học sinh dùng sách hướng dẫn để trả lời ) đồng thời ra

12


thêm một số bài tập trắc nghiệm trong phần production, sau đó gọi học sinh lên
bảng làm để lấy điểm hoặc thu bài của một số em để chấm
Ví dụ : Ở Unit 16 - English 10, trong phần "Production", tôi chuẩn bị "handouts" ở nhà, đưa vào bài tập trắc nghiệm để kiểm tra mức độ độ nắm bắt kiến thức
của học sinh và lấy điểm miệng.

Exercise 1: Choose the best option
1. He is ……….than his brother
a. tall
b. more tall
c. taller
d. taller than
2. Lan is as............as Mai
a. careful
b. carefully
c. more careful d. careful than
3. This book is………than that one.
a. gooder
b. best
c. better
d. more good
4. Mai is …………….in her class.
a. more hard-working
b. most hard-working
c. the more hard-working
d. the most hard-working
+ Đối với tiết học bám sát ( củng cố và ôn tập)
Áp lực thời gian trong tiết "Language Focus" là rất lớn vì vừa phải đảm bảo
phần "pronunciation" vừa phải đảm bảo phần "Grammar" nên thời gian dành cho
việc kiểm tra học sinh bị hạn chế. Vì vậy tiết học bám sát này là cứu cánh cho tiết
học Language Focus và một số tiết học Writing.Với tiết này sẽ giúp cho học sinh có
điều kiện ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng giải bài tập về ngữ âm và ngữ pháp
cũng như phần biến đổi câu ( đây là phần được gặp rất nhiều trong các đề thi, kiểm
tra định kỳ)
Trong tiết này tôi sẽ phát bài tập gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan cho cả
lớp làm trong 10 phút, đồng thời gọi 2 học sinh lên bảng, mỗi em làm 3 câu tự luận

( thường là biến đổi câu hay viết lại câu dùng từ gợi ý cho sẵn …) Sau 10 phút tôi
thu bài của 5 em học sinh bất kỳ và giao cho 5 em khác chấm, 2 em học sinh trên
bảng vẫn tiếp tục giải trong khi giáo viên sửa 10 câu trắc nghiệm. Sau đó giáo viên
thu lại bài của 5 em được chấm và kiểm tra lại, ghi điểm vào cột M2. Tiếp tục
hướng dẫn cách làm bài tự luận trên bảng và yêu cầu 2 học sinh chấm chéo cho
nhau, giáo viên vừa sửa cho cả lớp vừa quan sát để cho điểm.
Như vậy đây là hình thức kiểm tra phát huy được tính chủ động, tích cực của
học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng trong kiểm tra miệng vừa phát huy được việc
đổi mới kiểm tra đánh giá cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa kiểm tra
miệng, vừa ôn tập.
IV. KIỂM NGHIỆM.
Để đánh giá khách quan và chính xác những đổi mới trong kiểm tra miệng có
ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng điểm miệng, đến kết quả học tập của học
sinh, đến hiệu quả giảng dạy của các giờ Tiếng Anh, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm
những đổi mới này tại lớp 10B5, và so sánh với lớp 10B7, lớp không áp dụng
những đổi mới trong kiểm tra miệng.

13


1. Kết quả ở lớp 10 B7 - Lớp không kiểm nghiệm đổi mới trong kiểm tra miệng.
- Điểm kiểm tra miệng của các em không cao, có nhiều em bị điểm dưới trung bình
và điểm o do các em lười học bài cũ, hoặc do các câu hỏi kiểm tra bài cũ đơn điệu,
hoặc câu hỏi quá khó.
- Điểm trung bình môn học kỳ của các em thấp hơn.
Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ II năm học 2017 - 2018
Lớp
10B7

Tổng số

học sinh
42

8-10
điểm
12

6-7
điểm
25

4-5
điểm
5

1-3
điểm
0

0
điểm
0

Số liệu thống kê điểm trung bình môn học kỳ II năm học 2017 - 2018:
Lớp

Tổng số
8.0 trở 6.5 -7.9 5.0-6.4 3.5-4.9 0-3.4
học sinh
lên

10B7
42
1
10
31
0
0
2. Kết quả ở lớp 10B5 - Lớp kiểm nghiệm những đổi mới trong kiểm tra miệng.
- Sau một năm áp dụng phương pháp mới này, hầu hết học sinh của tôi có điểm
kiểm tra miệng cao hơn năm trước và cao hơn so với các lớp khác cùng khối 10,
không có em bị điểm dưới trung bình và điểm 0.
- Điểm trung bình môn học kỳ cũng được tăng lên rõ rệt.
Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ II năm học 2017-2018
Lớp
10B5

Tổng số
học sinh
42

8-10
điểm
30

6-7
điểm
12

4-5
điểm

0

1-3
điểm
0

0
điểm
0

Số liệu thống kê điểm trung bình môn học kỳ II năm học 2017-2018
Lớp
10B5

Tổng số
học sinh
42

8.0 trở
lên
7

6.5 -7.9
30

5.0-6.4 3.5-4.9 0-3.4
5

0


0

Rõ ràng rằng, những đổi mới mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đã
mang lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh
đối với bộ môn Tiếng Anh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

14


Tóm lại, thực tế cho thấy, vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền
với đổi mới kiểm tra đánh giá trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu vô
cùng quan trọng và mang tính cấp bách mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên
để nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Rõ ràng qua một năm áp dụng những đổi mới
trong kiểm tra miệng, tôi nhận thấy không khí lớp học đã sinh động hẳn, thái độ
học tập của các em mang tính tự giác cao, các em không còn tư tưởng học chỉ để
đối phó, các em thấy hứng thú hơn với mỗi bài giảng, thậm chí có những em từ
trước tới giờ luôn cúi mặt lảng tránh khi tôi đưa câu hỏi kiểm tra miệng, thì sang
năm học này các em đã thấy thật sự thoải mái và có phần thích thú khi ngay giữa
giờ dạy, với một câu trả lời đơn giản cho một câu hỏi không khó, các em được
nhận ngay 8, 9 hoặc 10 điểm. Kết quả học tập của học sinh đã được cải thiện đáng
kể. Chính điều đó cũng là động lực giúp giáo viên nhiệt tình, phấn chấn hơn trong
các giờ dạy.
Thêm vào đó, Thông qua các hình thức kiểm tra miệng thường xuyên này ,
giáo viên sẽ phát hiện được khả năng của học sinh cũng như biết được em nào còn
yếu kém để kịp thời giúp đỡ các em bổ sung kiến thức và kỹ năng. Ngoài ra còn
giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của mình cho phù hợp với trình độ
hiểu biết, nhận thức của học sinh.

Tuy nhiên để áp dụng những cải tiến này một cách hiệu quả, đòi hỏi sự chuẩn
bị rất chu đáo của giáo viên. Giáo viên phải thiết kế lại các Exercise, các Task
trong sách giáo khoa và ra thêm các dạng bài tập sát với các đề kiểm tra, đề thi.
Ngoài ra giáo viên phải đánh giá thật công bằng, khách quan, thái độ cư xử phải tế
nhị, khuyến khích, động viên các em kịp thời và phải nhạy cảm về mức độ khó dễ của cau hỏi khi đưa ra cho từng đối tượng học sinh. Trong khi kiểm tra bài của
học sinh thì giáo viên phải có cách để thu hút được các học sinh khác cùng tham
gia để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng giáo viên hỏi đáp với một người. Giáo
viên đặt hệ thống câu hỏi để cho cả lớp cùng suy nghĩ và huy động kiến thức, như
thế thì có khả năng kiểm tra trình độ hiểu biết của các học sinh trong lớp.
Qua thực tế giảng dạy và thực hiện đề tài này tôi xin được kiến nghị một số
việc như sau:
- Chương trình sách giáo khoa nên được giảm tải để giáo viên có thời gian hơn
trong việc kiểm tra miệng học sinh
- Hình thức đánh giá và thi cử nên được cải tiến, các đề kiểm tra không nên 100%
trắc nghiệm, vì như vậy sẽ không đánh giá được các kỹ năng Speaking, Writing..
của học sinh. Qua đó hạn chế tính ỷ lại, lười nhác của học sinh trong việc tích luỹ
kiến thức, kỹ năng, từ vựng….đồng thời giúp học sinh thấy được kết quả phản ánh
đúng với khả năng thực của các em.
Trên đây là những đổi mới mà tôi đã mạnh dạn áp dụng trong quá trình kiểm tra
miệng cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá nói riêng và chất
lượng dạy học nói chung. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng
nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

15


Hoằng Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Người viết sáng kiến

Lê Thị Tuyến


16



×