Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phương pháp ôn tập nhằm khắc sâu kiến thức giúp học sinh làm tốt bài trắc nghiệm thông qua bài 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.74 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP NHẰM KHẮC SÂU KIẾN THỨC
GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TRẮC NGHIỆM
THÔNG QUA
BÀI 27 “TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000”, LỊCH SỬ LỚP 12
(CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)

Người thực hiện: Lê Thị Vân
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử

NĂM HỌC 2017-2018
1


MỤC LỤC
TT
I
1
2
3
4
II
1


2
3
3.1
3.2
3.3
4
III

2

Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực tiễn giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Những yêu cầu khi tiến hành ôn tập
Phương pháp ôn tập chung
Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập
Kết quả đạt được
Kết luận và đề xuất

Trang
1
1
1

2
2
2
2
3
3
4
4
14
15
16


I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Bài ơn tập, sơ kết, tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu
một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của một
chương trình. Bài ơn tập tổng kết có một vị trí quan trọng trong học tập Lịch sử.
Trước hết là củng cố kiến thức (ghi nhớ và hiểu địa danh, tên người, niên đại các
quá trình của một sự kiện lịch sử quan trọng), sau đó là rèn luyện kĩ năng khắc
sâu kiến thức và viết bài. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể đã học bài ôn
tập tổng kết cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng
hoặc quá trình lịch sử đã học và hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức đã
tiếp thu. Qua đó, giúp cho học sinh làm tốt bài thi trắc nghiệm.
Tổ chức tốt ôn tập bài tổng kết là điều kiện quan trọng nâng cao chất
lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em những hiểu biết khoa học
về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các kĩ
năng được quy định trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông.
Tuy nhiên, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 các em đang học hiện nay được
biên soạn là những bài học liên tục và trong phân phối chương trình cũng là

các tiết nghiên cứu bài mới liên tục, chỉ có hai bài tổng kết: bài 11 “tổng kết
của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000” và bài 27 “tổng kết
lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”. Và những bài này thường bị
giáo viên dạy lướt qua hoặc bị bỏ qua do nhiều nguyên nhân hoặc là giáo viên
cho học sinh về nhà tự nghiên cứu. Nhưng qua giảng dạy tôi thấy đây là những
bài rất quan trọng và rất hữu ích để học sinh có một lơgic về kiến thức của một
giai đoạn, một quá trình hay của một chủ đề lịch sử. Hiện nay, khi môn Lịch sử
được thi trắc nghiệm thì bài ơn tập lại càng phát huy hiệu quả hơn cho học sinh
làm tốt bài thi.
Để bài ôn tập tổng kết được dạy và học có hiệu quả tơi thường xun trăn
trở và tìm ra các phương pháp dạy học. Qua nhiều lần thử nghiệm các phương
pháp và thực hiện giảng dạy bài ôn tập tổng kết của Lịch sử lớp 12, tôi đã đúc
rút được một số “PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP NHẰM KHẮC SÂU KIẾN
THỨC GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TRẮC NGHIỆM THÔNG QUA
BÀI BÀI 27 “TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM
2000”, LỊCH SỬ LỚP 12”.
Với đề tài này, giáo viên phải thực sự sáng tạo linh hoạt trong quá giảng
dạy tiết ôn tập trên lớp, đặc biệt là khả năng trình bày sự kiện Lịch sử một cách
ngắn gọn, dễ nhớ nhưng đảm bảo phải đầy đủ, chính xác. Để đảm bảo hệ thống
kiến thức một cách cụ thể và đầy đủ, thì bài này tơi thực hiện thời gian là 2 tiết.
Phải biết khắc phục những tồn tại ,thiếu sót trong dạy và học, nhất thiết phải bỏ
kiểu dạy “ thầy đọc trò chép ”, “ Trả lời theo sách” mà khơng có những sáng
tạo chủ động trong quá trình lãnh hội kiến thức của trò. Việc khắc hoạ sâu sắc
kiến thức trọng tâm một cách sinh động trong giờ lên lớp cũng là một trong
những biện pháp cách thức để góp phần gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử
đối với học sinh cuối cấp bậc trung học cơ sở nói riêng và ở nhà trường phổ
3


thơng nói chung. Tuy là một vài biện pháp nhỏ nhưng đây là những kinh nghiệm

được đúc kết từ quá trình dạy học, điều tra và tích lũy kinh nghiệm của bản thân
nhằm góp phần vào hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hố trong dạy và
học hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này tơi muốn trình bày một số phương pháp vừa khắc sâu kiến
thức cơ bản, vừa tạo nên sự tư duy lôgic về kiến thức lịch sử trong bài ôn tập, sơ
kết, tổng kết tạo cho học sinh học tập môn Lịch sử một cách hiệu quả và làm tốt
bài trắc nghiệm.
Đồng thời, tôi muốn đề tài này được đưa ra bàn luận, trao đổi, rút kinh
nghiệm và được sử dụng phổ biến trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đưa ra một số phương pháp trong dạy học bài ôn tập: Bài 27 “Tổng
kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”, Lịch sử lớp 12 nhằm khắc sâu
kiến thức để giúp cho học sinh làm tốt bài thi trắc nghiệm. .
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu hỗ trợ
- Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề
- Thao giảng dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp
- Áp dụng phương pháp mới được sử dụng trên lớp
- Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh qua làm bài của học sinh để điều
chỉnh và bổ sung.
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo
dục và phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là
những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ơn tập để
học sinh nắm bắt được những kiến thức lịch sử cụ thể, sinh động, đòi hỏi bên
cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn các phương pháp ôn tập

khác nhau để đạt được hiệu quả cao trong dạy học.
Trước hết, chúng ta phải xác định dược rằng, đối với dạng bài ôn tập – sơ
kết – tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc nghiên cứu một giai đoạn, một
thời kỳ, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Nhiệm vụ của
dạng bài học này trước hết là cũng cố kiến thức, rèn luyên kỹ năng, kỹ xảo, cung
cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng, một quá trình lịch
sử được hệ thống hóa, khái quát hóa. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học
sinh phân tích bản chất những mối quan hệ của các sự kiện Lịch sử, khi thực
hiện quá trình này, giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực
hành bộ môn của học sinh. Vì vậy, khi tiến hành tiết ơn tập – sơ kết – tổng kết,
giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc, cẩn thận về nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng,
phát triển, nội dung và phương pháp tiến hành. Đây là điều kiện nâng cao chất
4


lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em những hiểu biết khoa học
về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, đặc biệt là lịch sử dân tộc
Việt Nam ở chương trình lịch sử lớp 12.
Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy phải đề ra
những phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt
nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét, đánh giá một sự kiện, một
chân dung, một giai đoạn lịch sử... Tạo nên hứng thú trong quá trình chủ động
lĩnh hội kiến thức của học sinh. Qua đó, khi các em vận dụng vào làm bài thực
hành với các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các em nhận biết và vận dụng tốt và
nhanh hơn. Vì vậy phương pháp ơn tập lịch sử có vai trị quan trọng trong q
trình giảng dạy lịch sử ở các lớp THCS nói chung và lớp 12 cuối cấp THPT nói
riêng.
2. Thực tiễn giảng dạy mơn Lịch sử ở trường THPT
Đối với việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay cịn gặp rất
nhiều khó khăn:

* Đối với giáo viên:
- Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các dạng
bài tập trong các tiết dạy lịch sử để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên,
việc sử dụng thường xuyên vẫn chưa được quan tâm và xem trọng.
- Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về
thuyết trình, thầy đọc – trị chép, chỉ sử dụng những kiến thức trong sách giáo
khoa, ít quan tâm tới việc tìm các dạng bài tập khác nhau để cung cấp cho học
sinh.
- Đối với sách giáo khoa lịch sử ở lớp 12 (Chương trình cơ bản) là
những bài học liên tục từ đầu kì tới cuối kì chỉ có hai bài bài ôn tập duy nhất:
bài 11 “Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000” và bài
27 “Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm1919 đến năm 2000”, nên có nhiều khó
khăn cho giáo viên khắc sâu kiến thức và tạo mối liên hệ giữa các giai đoạn
lịch sử cho học sinh
* Đối với học sinh
Đa số các em rất hứng thú đối với những tiết dạy lịch sử mà giáo viên vận
dụng linh hoạt các dạng bài tập. Nhưng còn một bộ phận học sinh cho rằng môn
Sử là môn phụ nên khơng chịu khó đầu tư vào học.
- Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu
hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Phương pháp ơn tập cịn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các
phương pháp trong ơn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao.
- Khi làm bài trắc nghiệm các em cịn gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian
để tìm ra đáp án đúng nhất.
- Kết quả học tập của học sinh còn thấp đặc biệt là ở kỳ thi học sinh giỏi hàng
năm.
Xuất phát từ nhu cầu của học sinh và tình hình mơn học, qua q trình giảng
dạy và tìm tịi phương pháp tơi đã thực nghiệm phương pháp ôn tập tổng hợp, kết quả
5



học sinh học tập chăm chỉ, hứng thú, nắm bắt sử liệu nhanh, quá trình tư duy tổng hợp,
so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã
quyết định chọn đề tài này để nêu lên những kinh nghiệm bản thân, đóng góp một ý
kiến vào q trình đổi mới môn học nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập
môn lịch sử ở lớp 12 cuối cấp THPT.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Những yêu cầu khi tiến hành ôn tập bài tổng kết.
Việc ôn tập sơ kết, tổng kết kiến thức cần chú ý phát triển tư duy, rèn
luyện kĩ năng thực hành bộ mơn của học sinh. Vì vậy, khi tiến hành bài ôn tập
giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc, cẩn thận về nhiệm vụ giáo dục, phát triển về nội
dung và biện pháp tiến hành.
Khác với bài nghiên cứu kiến thức mới, ở đây giáo viên khơng trình bày
kiến thức mới mà hướng dẫn học sinh nhớ lại những điều đã học, uốn nắn những
hiểu biết sai, bổ sung, khái quát hóa, rút ra những kết luận để nhận thức sâu sắc,
toàn diện hơn.
Đối với học sinh việc ôn tập các kiến thức đã học không tăng khối lượng
mà chủ yếu là nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở hai mặt: củng cố kiến thức
đã tiếp thu, nắm vững sự kiện lịch sử một cách hệ thống trong mối quan hệ hữu
cơ của chúng. Cơng việc này hồn tồn khác với quan niệm khơng đúng cịn khá
phổ biến cho rằng ơn tập là để ghi nhớ sự kiện mà không chú ý đến mặt hiểu lịch
sử?
Bài ôn tập, tổng kết muốn đạt hiệu quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà
- Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của các em trên lớp
- Lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, khối lượng tài liệu ơn tập,
tính logic và phương pháp tiến hành ôn tập tổng kết của giáo viên với vai trị
người hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, độc lập tư duy.
Những yêu cầu cơ bản trên giúp cho việc nhận thức lịch sử của học sinh
được vững chắc, sâu sắc, tránh tình trạng “học trước qn sau” hoặc chỉ học

thuộc lịng mà khơng hiểu.
Trong dạy học bài ôn tập – sơ kết – tổng kết, có thể nói có nhiều phương
pháp để giáo viên có thể thực hiện phối hợp để mang lại kết quả cao. Nhưng
quan trọng, giáo viên cần xác định rõ những trọng tâm của các giai đoạn lịch sử, điều
tra những phần học sinh còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để ôn tập.
Giáo viên cũng cần nghiên cứu đối tượng học sinh của mình, cần lưu ý:
- Tính cần cù chịu khó, ham hiểu biết lịch sử.
- Có trí nhớ tốt, khả năng so sánh, nhận xét nhạy bén.
Khi đã xác định được những yêu cầu quan trọng đó, giáo viên có thể áp
dụng nhiều phương pháp phối hợp cho kiểu bài này.
3.2. Phương pháp ôn tập chung:
3.2.1. Các bước trước khi dạy học ôn tập bài tổng kết
Trước khi tiến hành dạy học ôn tập bài tổng kết, giáo viên phải xác định
được mục tiêu của bài học:
6


Học bài này giúp cho học sinh nhận thức một cách hệ thống, khái quát
những sự kiện lịch sử chủ yếu, trong q trình đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân ta, đặc biệt từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất đến nay. Đặc điểm của từng giai đoạn.
- Nguyên nhân phát triển, thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Qua bài học này giáo dục cho các em lòng biết ơn sâu sắc về những công
lao vĩ đại của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân ta. Khẳng
định niềm tin vào thắng lợi tất yếu của sự nghiệp cách mạng mà Đảng ta đã vạch
ra cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
- Tổng kết bồi dưỡng cho học sinh khả năng phân tích, khái quát và so
sánh, từ đó giúp học sinh có điều kiện vận dụng các tri thức đã học trong các
khóa trình lịch sử, lí giải những vấn đề đang diễn ra trong thực tế hiện nay của

đất nước.
Tiếp theo, giáo viên xác định nội dung cơ bản của bài:
- Trọng tâm bài tổng kết cần nêu được một cách khái quát về giai đoạn
phát triển chủ yếu của cách mạng Việt Nam từ 1919 – 1991, từ đó có cơ sở phân
tích những nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi tất yêu của cách mạng Việt
Nam, những bài học kinh nghiệm quý giá được đúc kết từ chính xương máu của
dân tộc ta.
Những nội dung chủ yếu đó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội dung của
phần một là cơ sở của phần hai. Song trọng tâm của bài nên được tập trung phân
tích nguyên nhân thắng lợi và những bài học chủ yếu của cách mạng Việt Nam.
- Kiến thức cơ bản: học sinh cần ghi nhớ và hiểu rõ các kiến thức:
+ Các giai đọan phát triển chủ yếu của Lịch sử Việt Nam từ 1919 -1991:
1919 -1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-1991; 1991- nay.
+ Những sự kiện trọng đại đánh dấu những mốc thắng lợi của cách mạng
Việt Nam
/ Sự thành lập Đảng 3/2/1930: Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt
Nam.
/ Cách mạng Tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
ra đời (19/8/1945, 2/9/1945).
/ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
/ Tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân 1975 đưa đến thắng lợi hoàn
toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
/ Sự nghiệp đổi mới đưa đất nước tiến lên CNXH.
+ Những nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi cuộc cách mạng (truyền
thống của dân tộc Việt Nam được Đảng ta và Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển
đến đỉn cao. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng…)
+ Những bài học quý báu mà cách mạng Việt Nam để lại cho Đảng, cho
dân tộc ta.
Sau đó là chuẩn bị của giáo viên và học sinh

7


- Bản đồ Việt Nam thể hiện những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta
từ 1919 – 1991
- Một số hình ảnh tiêu biểu về sự ra đời của Đảng, về Cách mạng Tháng
Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; về Chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ 1954 và Đại thắng mùa xuân 1975; về Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng; công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bước
đầu đạt được những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới…
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà các vấn đề khi đọc
SGK
+ Lập dàn ý những nội dung chính các giai đoạn trong tiến trình lịch sử
Việt Nam từ 1919 -1991.
+ Xác định những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng nước ta
và rút ra các bài học kinh nghiệm.
3.2.2 Các phương pháp tiến hành dạy học ôn tập bài tổng kết
Ở phần I: “Các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc”, Giáo viên đặt câu
hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời: “Cách mạng Vệt Nam từ sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất cho đến nay đã trải qua những giai đoạn nào”? “Nêu những sự kiện
mốc đánh dấu sự phân chia các giai đoạn đó?”
Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ đường thời gian, phân kì các giai đoạn
chủ yếu từ 1919 đến này:

1919

1930

1945


1954

1975 đến nay

Dưới niên đại ghi các sự kiện tiêu biểu ( 1930 – Đảng cộng sản Việt Nam
ra đời…)
Dựa vào bảng trên, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh lần lượt trình bày:
Về giai đoạn 1919 – 1930, giáo viên nêu vấn đề: “Đặc điểm và nội dung
chủ yếu của lịch sử Việt Nam trong những năm 1919-1930”, “ Sự kiện lịch sử
nổi bật của giai đoạn này là gì”?...
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời được các ý cơ bản sau:
+ Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (quy mô
và hệ thống) dẫn đến sự thay đổi sâu sắc tính chất của xã hội Việt Nam (hoàn
thành việc chuyển biến từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong
kiến, sư phân hóa giai cấp sâu sắc, sự ra đời của giai cấp mới…)
+ Thái độ chính trị của các giai cấp đối với thời cuộc, thể hiện qua nội
dung các phong trào đấu tranh của các tầng lớp trong xã hội
+ Hai khuynh hướng cách mạng cơ bản: Khuynh hướng cách mạng vô sản
(phong trào công nhân, hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc), và khuynh
hướng dân chủ tư sản.
Đối với mục này, giáo viên có thể tóm tắt về hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc từ 1911 đến 1930 bằng đồ thị
8


- Bước 1: Cho học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu sự chuyển biến.
- Bước 2: Vẽ đồ thị

- Bước 3: Cho học sinh nhận xét đánh giá bước phát triển vượt bậc về tư tưởng,
Bước phát triển


Thành lập ĐCSVN
Thành lập "Thanh niên"
Bỏ phiếu tán thành
Quốc tế 3
Tìm ra đường cứu nước
Gửi yêu sách tới Véc Xai
Tìm đường cứu nước
1911

1917

1919

7/1920 12/1920 6/1925

6/1/1930

Sơ đồ về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1930

chính trị và tổ chức đi tới thành lập Đảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Ơn tập bằng lược đồ, đồ thị có thể sử dụng cho một số bài ở lớp 10 và lớp
11, giúp các em nắm vững kiến thức đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi.
Về giai đoạn 1930-1945, giáo viên đạt một số câu hỏi gợi ý:
+ “Đặc điềm nổi bật của giai đoạn này là gì; nó khác với giai đoạn 1919
-1930 ở những điềm nào?”
+ “Từ 1930-1945, cách mạng đã trải qua thời kì chủ yếu nào?”
+ “Những sự kiện lịch sử nổi bật của giai đoạn này”?
Giáo viên hướng dẫn học sinh điền các sự kiện thích hợp vào bảng hệ
thống sau:

Nội dung
1930-1935 1936-1939
1939-1945
Thời kì
1939-1941 1941-1945
Đối tượng cách mạng
Lực lượng cách mạng
9


Khẩu hiệu
Sự kiện nổi bật
Ý nghĩa
Với dạng câu hỏi này sẽ giúp cho học sinh lựa chọn kiến thức cơ bản nhất
để điền vào bảng, rèn luyện kĩ năng lập bảng một cách khoa học để hỗ trợ cho
việc học tập dễ dàng hơn.
Những đặc điểm nổi bật và nội dung chhủ yếu mà học sinh cần nắm để
điền vào bảng trên:
+ Giai đoạn cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
Nam (đề ra đường lối thích hợp cho từng thời kì).
+ Trải qua các thời kì (1930 -1935; 1936-1939; 1939-1945) đã có những cuộc
diễn tập cách mạng, chuẩn bị tích cực cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám 1945 và
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời
* Từ những kiến thức tổng hợp, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi ngắn
nhằm rèn luyện kĩ năng nhớ nhanh và chính xác các mốc sự kiện giai đoanh này.
Những sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ 1930 đến 1945.
- 3/2/1930: ………………….
(Đảng cộng sản Việt Nam ra đời)
- 27/9/1940: …………………

(Khởi nghĩa Bắc Sơn.)
- 5/1941: ………………………..
(Hội nghị Trung ương lần thứ VIII).
- 22/12/1944: …………………………….
(Thành lập đội Tuyên truyền giải phóng quân).
- 19/8/1945: ………………………………….
(Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội).
- 23/8/1945: ………………………………………
(Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế).
- 25/8/1945: ………………………………………..
(Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn)…
Về giai đoạn 1945 – 1954, giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại các sự kiện
cơ bản và phân tích đặc điểm, tính chất qua các câu hỏi:
+ “Nêu đặc điểm nổi bật, nội dung giai đoạn 1945-1954?”
+ “Nội dung cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta?”
+ “Những thắng lợi quân sự của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và can thiệp Mĩ 1946-1954”?
Trả lời các câu hỏi trên, học sin được giáo viên hướng dẫn vừa nêu sự
kiện cơ bản, vừa phân tích để nhận thức:
+ Đây là thời kì đấu tranh nhằm bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng
của Cách mạng tực tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp – can thiệp Mĩ
+ Đường lối chiến tranh nhân dân phát huy cao độ truyền thống dân tộc và
vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, thể hiện ở các tính chất
10


“tồn dân”, “tồn diện”, “trường kì” và “dựa vào sức mình là chính”. Qua 9 năm
đấu tranh gian khổ và anh dũng, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954),
kết thúc thắng lợi.
GV cho học sinh xem lại ba lược đồ chiến thắng Việt Bắc 1947, chiến

dịch Biên Giới 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Giáo viên hỏi học sinh về
“sự phát triển của ta được thể hiện trong các chiến thắng quân sự này như thế
nào?”

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc 1947

11


Lược đồ chiến dịch Biên Giới 1950

12


Giáo viên cho học sinh trình bày ý kiến của minh sau đó nhận xét và chốt ý.
Về giai đoạn 1954-1975, do tính chất phong phú, phức tạp của nó nên cần
nêu các câu hỏi gợi ý sau: “Đặc điểm của giai đoạn cách mạng 1945 -1954 so
với giai đoạn trước?”, “Nhiệm vụ chiến lược chung của cả nước và của mỗi
miền Nam, Bắc là gì?”, “Quan hệ giữa tiền tuyến miền Nam và hậu phương
miền Bắc?”, Nêu những sự kiện lịch sử nổi bật của giai đoạn này?”….
Qua trao đổi, ôn luyện giáo viên tái hiện lại kiến thức giúp các em nhớ lại
những sự kiện chủ yếu và hiểu rõ nội dung của giai đoạn này, tập trung ở các
điểm
+ Sau 1954 mỗi miền Nam, Bắc có nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều
có một nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng trong cả nước.
+ Đảng ta chỉ đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai
miền để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nước- đưa sự nghiệp kháng chiến
13



chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
+ Mối quan hệ giữa hai miền trong những năm 1954 -1975.
+ Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc đấu
tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc ta.
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
Về giai đoạn 1975 đến nay: giáo viên huy động các hiểu biết của học sinh
thu nhận được qua môn lịch sử và từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Việc thảo
luận xoay quanh vấn đề: “Từ sau 1975 đến nay, cách mạng Việt Nam có đặc
điểm nào nổi bật khác với giai đoạn trước?”. “Con đường phát triển tất yếu của
cách mạng Việt Nam là con đường nào?”
Sau khi cho học sinh thảo luận, giáo viên đưa ra các nội dung chính:
+ Hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước
+ Đất nước thống nhất tạo điều kiện để cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
+ Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng từ 1986 bước đầu
thu hoạch được những thành tựu đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng.
Khi tổng kết phần I, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hồn thành bảng
tổng hợp sau:
ND chính
Giai
đoạn

1919-1930/

1930-1945

1945-1954

1954-1975


1975-nay

Việc điền các sự kiện vào các cơt của bảng tổng hợp địi hỏi học sinh
không chỉ nhớ mà phải lực chọn sự kiện cơ bản, tiêu biểu, chính xác. Nếu trên
lớp khơng có thì giờ thực hiện bảng tổng kết này, giáo viên hướng dẫn một số
điểm để học sinh về nhà làm.
Đối với phần II: “Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm”
Những vấn đề này đã được đề cập phần nào khi tiến hành lập bảng tổng
hợp trên. Ở đây giáo viên hướng dẫn học sinh đi sâu hơn
Nguyên nhân thắng lợi
Giáo viên đặt ra các câu hỏi cho học sinh thảo luận: “Những thắng lợi to
lớn của cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay”.
“Phân tích các nguyên nhân cơ bản đưa đến sự thắng lợi đó?”. Tính chất và mục
đích của cuộc đấu tranh cách mạng mà dân tộc Việt Nam tiến hành?”
Học thảo luận, trả lời, giáo viên có thể tóm tắt bằng sơ đồ:

14


Huy động được tối đa sức mạnh đoàn kết, những
phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Nguyên nhân
thắng lợi

Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng phù hợp
với từng giai đoạn.
Huy động được sự giúp đỡ quý báu của các lực
lượng tiến bộ, cách mạng trên thế giới đối với sự
nghiệp của nhân dân ta


Từ các nguyên nhân trên, giáo viên cho học sinh tìm hiểu đâu là nguyên
nhân quan trọng nhất và lí giải tại sao.
Những bài học lịch sử:
Giáo viên có thể tóm lược kiến thức cơ bản giống như phần nguyên nhân giúp
học sinh dễ nhớ, dễ học và khắc sâu kiến thức hơn.
Sau khi hoàn thành bài giảng trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinhị.
học tập và ôn tập ở nhà. Học và làm bài ở nhà cũng có một ý nghĩa quan trọng
đối với việc củng cố những vấn đề cơ bản của khóa trình nói chung của bài tổng
kết nói riêng. Giáo viên căn dặn học sinh về nhà chuẩn bị.
+ Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và đặt các vấn đề để giải quyết.
+ Lập niên biểu chính của cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến 1991
theo mẫu:
Giai đoạn Sự kiện chính
1920-1929
• 1920: Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng cộng sản Pháp
• 1925: Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
• 3/1929:………
• 6/1929……….
• 9/1929………..
1930-1945
• 6/1: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
• …..
• ……
• ……
• 19/8: Khởi nghĩa thành cơng ở Hà Nội
1945-1954
• 2/9: Tuyên ngôn độc lập- nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa
ra đời
• …

• ….
• ….
• 7/5/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ
1954-1975
• 10/10: Tiếp quản Thủ đơ Hà Nội
15


• …
• ….
• 10/3: Chiến thắng Buôn Ma Thuột
1975-1991
• 30/4/1975: Giải phóng miền Nam
• 1976: Nước CHXHCN Việt Nam
• ….
• …
3.3. Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập:
Để các phương pháp ôn tập trên đạt hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phải
tăng khả năng thực hành cho học sinh bằng cách trả lời trực tiếp hoặc câu hỏi
phản biện để phục vụ cho các em làm bài trắc nghiệm có hiệu quả cao. Sau đây
là một số dạng câu hỏi phổ biến để q trình ơn tập của học sinh đạt kết quả cao.
3.3.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Đây là loại câu hỏi học sinh chỉ cần điền Đ, S hoặc dấu X và ô trống
đúng, sắp xếp theo trình tự đúng.
Ví dụ: Điền dấu X vào ô trống em cho là đúng
- Giai cấp công nhân Việt Nam
+ Ra đời trước chiến tranh thế giới thứ nhất
+ Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất
+ Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam
+ Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam

* Sắp xếp nội dung tương ứng:
- "Chiến tranh đặc biệt"
"Tìm diệt" "Bình định"
- "Chiến tranh cục bộ"
"Ấp chiến lược"
3.3.2/ Câu hỏi thông tin sự kiện lịch sử:
* Nêu các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian sau:
1.10.1949; 17.8.1945; 26.1.1950; 1.1.1959; 1.12.1975; 12.1989.
* Nêu thông tin về các sự kiện lịch sử Việt Nam diễn ra tại các thời điểm.
3.2.1930; 19.8.1945; 19.12.1946; 7.5.1954.
* Dạng câu hỏi thông tin sự kiện giúp học sinh cũng cố lại kiến thức về sự kiện
lịch sử, giúp học sinh nhớ các điểm mốc lịch sử quan trọng của thế giới và trong
nước.
3.3.5. Câu hỏi bằng cách lập bảng
Với dạng câu hỏi này sẽ giúp cho học sinh lựa chọn kiến thức cơ bản nhất
để điền vào bảng, rèn luyện kĩ năng lập bảng một cách khoa học để hỗ trợ cho
việc học tập dễ dàng hơn.
Ví dụ: Hồn thành bảng sau:
Nội dung
1939-1945
1930-1935 1936-1939
Thời kì
1939-1941 1941-1945
16


Đối tượng cách mạng
Lực lượng cách mạng
Khẩu hiệu
Sự kiện nổi bật

Ý nghĩa
Sau bài ôn tập, tổng kết này, giáo viên sẽ cho các em làm bài trắc
nghiệm ở tiết sau để các em thể hiện kết quả học tập của mình và giáo viên
đánh giá khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức vào bài làm.
4. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng các biện pháp dạy học ôn tập bài 27, “tổng kết lịch sử
Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”, Lịch sử lớp 12 vào lớp 12C nhằm khắc
sâu kiến thức giúp cho học sinh làm tốt bài thi trắc nghiệm, nâng cao hiệu qua
học tập, tôi thấy học sinh hào hứng học hơn nhiều. Biểu hiện như: tư duy nhiều
hơn, chăm chú hơn, tương tác giữa giáo viên với học sinh cũng nhiều hơn.
Năm học
2016 -2017
Lớp 12A
Lớp 12B
Lớp 12C

Áp dụng
đề tài
Chưa áp
dụng
Chưa áp
dụng
Áp dụng

Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB

Yếu


Kém

4,0 %

22,6 %

43 %

28,4%

2,0 %

4,6 %

22,4%

43,5 %

28,3 %

1,2 %

8,6 %

32,9 %

48,6 %

9,9 %


0%

III. Kết luận và đề xuất
1. Kết luận
Qua q trình thực hiện phương pháp ơn tập, căn cứ vào khả năng học tập
và kết quả đạt được trong việc thực hiện phương pháp tôi đã rút ra được những
kinh nghiệm sau:
- Phương pháp ôn tập được tiến hành một cách phong phú đa dạng trong
phần học, kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phát hiện
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Ôn tập không đánh đố học sinh mà chủ yếu khơi dậy sự suy nghĩ của
học sinh một cách thông minh sáng tạo kết hợp học với hành.
- Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc
nghiệm đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống.
- Ôn tập trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lôgic, tăng cường
thực hành tại chỗ.
- Nắm vững kiến thức sử địa phương, sự kiện lịch sử nổi bật trong năm,
ôn tập theo chủ đề để học sinh hứng thú học tập, nhớ nhanh, nhớ lâu.
17


- Có chế độ ưu tiên khuyến khích trong qúa trình ơn tập, tạo nên sự thi
đua lành mạnh trong học sinh.
- Xây dựng "Ngân hàng đề" luôn tạo nên sự bất ngờ hứng thú, ham tìm
hiểu trong mỗi câu hỏi, mỗi giờ kiểm tra thực hành.
- Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải
mái trong học tập của học sinh.
Tóm lại, “nâng cao hiệu quả trong dạy học ôn tập bài 27, “tổng kết lịch sử

Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”, Lịch sử lớp 12” nhằm cung cấp cho các
em một hệ thống kiến thức lịch sử nhằm trang bị cho học sinh một hành trang để
vượt qua kì thi cuối cấp và hiểu hơn về lịch sử dân tộc. Với phương pháp này
học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và có sức bền hơn. Tuy
nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức
lịch sử, sử dụng thành thục hệ thống phương pháp trong qúa trình giảng dạy.
Trên đây tuy là những ý kiến nhỏ nhưng cũng là một trong những biện
pháp, cách thức để gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh ở
nhà trường phổ thông. Tuy là một vài biện pháp nhỏ nhưng góp phần hoạt động
giáo dục theo hướng tích cực hoá trong dạy và học hiện nay.
2. Đề xuất
Từ những kinh nghiệm rút ra đó, bản thân xin có một số đề xuất:
- Sở Giáo dục cần tổ chức tập huấn cho giáo viên những kỹ năng, phương
pháp cần thiết về phương pháp ôn tập Lịch sử.
- Mỗi năm nên tổ chức một buổi “Dạ hội Lịch sử”, tuỳ theo điều kiện mà
tổ chức vòng trường hay vòng huyện, xen vào các giờ sinh hoạt dưới cờ chương
trình hái hoa dân chủ tìm hiểu kiến thức về bộ mơn.
- Cán bộ thư viện cần sắp xếp đồ dùng một cách khoa học tạo thuận lợi
cho học sinh tìm kiếm tài liệu một cách thuận tiện.
- Cần có các tiết ơn tập sau mỗi giai đoạn trong phân phối chương trình.
Quá trình thực hiện phương pháp là đúc rút từ kinh nghiệm trong thực tế giảng
dạy. Mong muốn của bản thân là góp một phần tiếng nói chung vào q trình đổi
mới môn học để học sinh hiểu rõ lịch sử thế giới và dân tộc một cách hoàn thiện
hơn./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm
2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung

của người khác.

Lê Thị Vân

18


19



×