Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT lê viết tạo bằng đổi mới phương pháp tập luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.65 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY NGẮN CHO HỌC SINH
LỚP 10 TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO BẰNG ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN

Người thực hiện: Lê Văn Năm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Thể dục

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................................................3
1. Mở đầu....................................................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................................2
2. Nội dung của nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Viết Tạo bằng đổi
mới phương pháp tập luyện.......................................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Viết
Tạo bằng đổi mới phương pháp tập luyện.............................................................................................3
Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người . Những đặc điểm
của nền sản xuất và những quan hệ xã hội thời sơ cổ đã quyết định sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo
dục thể chất với ngay quá trình lao động và các hình thức giáo dục khác. Cùng với quá trình lao


động sản xuất, TDTT đã góp phần vào sự tiến hóa của vượn người thành người cổ đại và từ cổ đại
thành con người hiện đại ngày nay. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở
thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội .....................3
2.2. Thực trạng môn chạy ngắn trước khi đổi mới các phương pháp tập luyện...................................4
2.3 Các giải pháp để nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10............................................4
1.Giai đoạn 1:......................................................................................................................................4
2.Giai đoạn 2.......................................................................................................................................6
2.4. Hiệu quả của việc nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Viết Tạo
bằng đổi mới phương pháp tập luyện....................................................................................................7
Sau khi áp dụng đổi mới Phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh
lớp 10 kết quả đạt được đối với:............................................................................................................7
3. Kết luận, kiến nghị...................................................................................................................................8
3.1.Kết luận.............................................................................................................................................8
3.2. Kiến nghị..........................................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................9


TDTT
THPT

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
Cụm từ đầy đủ
Thể dục thể thao
Trung học phổ thông


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài

người . Những đặc điểm của nền sản xuất và những quan hệ xã hội thời sơ cổ đã
quyết định sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thể chất với ngay quá trình lao
động và các hình thức giáo dục khác. Cùng với quá trình lao động sản xuất,
TDTT đã góp phần biến cải vượn người thành người cổ đại và từ cổ đại thành
con người hiện đại ngày nay. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội
TDTT đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và
phát triển xã hội .
Trong phương pháp luận khoa học của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn
mạnh vị trí quan trọng của thể dục thể thao trong việc phát triển con người một
cách toàn diện. Trên cơ sở lý luận chung ấy nước ta cũng không nằm ngoài quy
luật chung của nhân loại . Trong nghị quyết của các đại hội đảng lần thứ VI,
VII,VIII đã nhấn mạnh tầm quan trọng về việc xây dựng và phát triển thể thao
của nước ta trong giai đoạn mới. Và mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta
hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và lao động. Hoạt động thể chất trong trường phổ thông là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục khác. Với mục tiêu là trang bị kiến
thức về thể thao, phát triển thể chất, nền tảng thể lực cho học sinh. Ngoài ra còn
nhằm để phát hiện và bồi dưỡng các tài năng về thể thao.
Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném
đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát triển
về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố NhanhMạnh – Bền trong thể thao. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ quan chức
năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự
nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học tập, lao độngChạy cự ly ngắn là nội
dung đơn giản cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến hành (bàn đạp, đồng hồ).
Chạy cự ly ngắn 100m, đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại nên người tập phải
xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để có tốc độ
cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Là quá trình phối hợp nhuần nhuyễn của 4
giai đoạn: xuất phát - chạy lao sau xuất phát - chạy giữa quãng và về đích. Ngoài
ra chạy ngắn là nội dung được rất nhiều học sinh yêu thích. Bởi vì, môn này thể
hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh, khéo léo và tâm lý muốn khẳng

định mình so với tập thể của học sinh. Từ cơ sở trên nên tôi đã chọn đề tài của
mình là: “Nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT
Lê Viết Tạo bằng đổi mới phương pháp tập luyện”. Để nâng cao thành tích và
đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy của mình.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho đối tượng là học sinh
lớp 10 trung học phổ thông. Đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp để
giảng dạy bộ môn chạy ngắn ở các năm học sau được tốt hơn.
- Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hoàn thiện khả năng vận động và
yêu thích môn học hơn.
- Trang bị những kiến thức cần thiết về môn chạy ngắn cho học sinh. Đưa ra
những phương pháp giảng dạy, những nội dung bài tập phải phù hợp đối với lứa
tuổi, đối tượng cụ thể và đặc điểm tâm sinh lý để nâng cao hứng thú của học
sinh đối với môn học.
- Các nội dung bài tập phải đi từ thấp đến cao, từ động tác đơn giản đến động
tác khó, lượng vận động được tăng từ từ qua từng buổi tập và sắp xếp một cách
chặt chẽ phải đảm bảo tính hệ thống, tính tuần tự và liên tục nó phải hoàn toàn
phù hợp với quy luật của tâm - sinh lý, quy luật phát triển lứa tuổi và quy luật
thích nghi của cơ thể người tập.
- Tổng kết các giai đoạn và phương pháp có tính khả thi cao nhằm đúc rút
kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn về phương pháp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài “Nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường THPT
Lê Viết Tạo bằng đổi mới phương pháp tập luyện”.” được nghiên cứu và viết
dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 10 THPT
Lê Viết Tạo và dựa vào hoạt động dạy của thầy và học của học sinh, nội dung

chương trình môn học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp sử dụng lời nói : phân tích – giảng giải .
- Phương pháp trực quan trực tiếp.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm .
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Tăng cường kết hợp các biện pháp phân tích - giảng giải với các biện pháp
trực quan và thực nghiệm sư phạm nhằm nâng cao thành tích cho học sinh.

2


2. Nội dung của nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10 trường
THPT Lê Viết Tạo bằng đổi mới phương pháp tập luyện.
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10
trường THPT Lê Viết Tạo bằng đổi mới phương pháp tập luyện.
Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài
người . Những đặc điểm của nền sản xuất và những quan hệ xã hội thời sơ
cổ đã quyết định sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thể chất với ngay quá
trình lao động và các hình thức giáo dục khác. Cùng với quá trình lao động
sản xuất, TDTT đã góp phần vào sự tiến hóa của vượn người thành người
cổ đại và từ cổ đại thành con người hiện đại ngày nay. Đối với tiến trình tồn
tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở thành một trong những phương
tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội .
Trong phương pháp luận khoa học của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn
mạnh vị trí quan trọng của thể dục thể thao trong việc phát triển con người một
cách toàn diện. Trên cơ sở lý luận chung ấy nước ta cũng không nằm ngoài quy
luật chung của nhân loại . Trong nghị quyết của các đại hội đảng lần thứ VI,
VII,VIII đã nhấn mạnh tầm quan trọng về việc xây dựng và phát triển thể thao

của nước ta trong giai đoạn mới. Và mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta
hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và lao động. Hoạt động thể chất trong trường phổ thông là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục khác. Với mục tiêu là trang bị kiến
thức về thể thao, phát triển thể chất, nền tảng thể lực cho học sinh. Ngoài ra còn
nhằm để phát hiện và bồi dưỡng các tài năng về thể thao.
Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném
đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát triển
về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố NhanhMạnh – Bền trong thể thao. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ quan chức
năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự
nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học tập, lao động.
Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó
khác các môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc trực
tiếp với điều kiên ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí…
Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức,
điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với
nguyên tắc sư phạm chung . Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt
giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong các nội dung của môn thể dục chạy ngắn
có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác. Sức nhanh nói chung và
sức nhanh khi di chuyển nói riêng đều rất cần thiết cho các hoạt động sống.

3


2.2. Thực trạng môn chạy ngắn trước khi đổi mới các phương pháp tập luyện.
Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó
khác các môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc trực
tiếp với điều kiên ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí…
Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức,
điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với

nguyên tắc sư phạm chung . Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt
giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong các nội dung của môn thể dục chạy ngắn
có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác. Sức nhanh nói chung và
sức nhanh khi di chuyển nói riêng đều rất cần thiết cho các hoạt động sống.
Chạy cự ly ngắn là nội dung đơn giản cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến
hành (bàn đạp, đồng hồ). Chạy cự ly ngắn 100m, đòi hỏi phải chạy với tốc độ
cực đại nên người tập phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy
lao sau xuất phát để có tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Là quá trình
phối hợp nhuần nhuyễn của 4 giai đoạn: xuất phát - chạy lao sau xuất phát chạy giữa quãng và về đích. Ngoài ra chạy ngắn là nội dung được rất nhiều học
sinh yêu thích. Bởi là môn thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh
và khéo léo và tâm lý muốn khẳng định mình so với tập thể của học sinh. Từ cơ
sở trên nên tôi đã chọn đề tài của mình là: “ Đổi mới phương pháp tập luyện để
nâng cao thành tích môn chạy ngắn cho học sinh nam lớp 10”. Để nâng cao
thành tích và đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy của mình.
2.3 Các giải pháp để nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10
1.Giai đoạn 1:
Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho 2 nhóm với cùng
một giáo án theo chương trình chuẩn.
* Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Sử dụng phương pháp sư phạm chung:
- Phương pháp phân tích và giảng giải.
- Phương pháp trực quan trực tiếp.
* Đối với học sinh: thực hiện và tập luyện theo các yêu cầu của bài học, nhiệm
vụ của giáo viên đề ra:
*Trình tự các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành
như sau.
Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của
người học thông qua các biện pháp chủ yếu sau :
- Giáo viên phân tích làm mẫu kỹ thuật .
- Cho xem phim ảnh kỹ thuật.

- Cho người học chạy lặp lại 30-50m giáo viên nhận xét ưu nhược điểm của
từng người.
Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng thông qua các biện pháp sau:
4


- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau , chạy tăng tốc (tăng dần cự
ly, tần số và độ dài bước chạy ).
- Chạy tăng tốc sau đó chạy theo quán tính, từ 60-70m.
- Tập đánh tay (đứng tại chỗ tăng dần tần số và biên độ động tác).
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn 40-60m.
Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy trên đường vòng với những biện pháp sau:
- Giáo viên phân tích và làm mẫu kỹ thuật .
- Chạy tăng tốc từ đường thẳng đến đường vòng 60-80m.
- Chạy tăng tốc độ từ đường vòng ra đường thẳng 60-80m.
Nhiệm vụ 4 : Dạy kỹ thuật xuất phát và chạy lao thông qua các biện pháp kỹ
thuật sau.
- Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp.
- Thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”.
- Xuất phát thấp và chạy lao 30-40m.
Nhiệm vụ 5: Chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng.
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính.
- Xuất phát thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính.
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn 50-60m.
- Chạy 60m xuất phát thấp.
Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật về đích .
- Giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật.
- Chạy chậm 6-10m làm mẫu động tác đánh đích.
- Chạy tăng tốc độ 15-20m làm động tác đánh đích .
- Chạy 50m làm động tác đánh đích.

Nhiệm vụ 7: Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly ngắn .
- Chạy 30m xuất phát thấp (lặp lại).
- Chạy 50-100m xuất phát thấp với toàn bộ kỹ thuật
(từ 80-100% sức mạnh tối đa).
- Chạy 100m với toàn bộ kỹ thuật.
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHAM.
Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề ra giáo viên tiến
hành kiểm tra theo tiêu chuẩn thành tích chạy 100m đối với học sinh lớp 10 của
Bộ giáo dục và đào tạo đối với 2 nhóm thực nghiệm (10D) và đối chứng (10E).
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nữ
20, 20,
19.
19,
19
19,
19,
18,
18,
18

20
00
80
60
,40 20
00
60
20
,00
Nam
18” 18”
17”
17”
17
17”
17”
16”
16”
16
20
00
80
60
”40 20
00
60
20
”00
Kết quả thu được như sau :
Lớp 10D : Giỏi: 6 học sinh(3 Nữ, 3 Nam) - (30%).

Khá : 9 học sinh(4 Nữ, 5 Nam) - (45%).
Trung bình: 5 học sinh(3 Nữ, 2 Nam) - (25%).
Lớp 10E: Giỏi: 7 học sinh(3 Nữ, 4 Nam) - (35%).
5


Khá 9 học sinh(4 Nữ, 5 Nam) - (45%).
Trung bình 4 học sinh(3 Nữ, 1 Nam) - (20%).
Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập test lần đầu của giai đoạn 1
trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá tố chất sức mạnh ban đầu của 2
nhóm. Như vậy ta thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương
đương nhau.
Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng phương pháp giảng dạy để
nâng cao thành tích chạy ngắn.
2.Giai đoạn 2
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện và hệ thống các bài tập nhằm
phát triển sức mạnh tốc độ và nâng cao thành tích tôi tiến hành thực nghiệm sư
phạm trên 2 nhóm đối tượng được quy ước như sau:
Nhóm đối chứng :
Gồm 20 học sinh nam và 10 học sinh nữ lớp 10E các em học theo
chương trình nhà trường và tổ chuyên môn biên soạn, thời gian 1 tháng.
Nhóm thực nghiệm :
Gồm 20 học sinh nam và 10 học sinh nữ lớp 10D các em học theo
phương pháp nâng cao thành tích do tôi biên soạn với thời gian 1 tháng với nội
dung và trình tự như sau:
- Chạy 30m xuất phát cao (giây).
- Chạy 30m tốc độ cao (giây).
- Chạy 60m xuất phát cao (giây).
- Bật cao tại chỗ (cm).

- Bật cóc 20m.
- Chạy lên dốc, chạy trên bậc thang .
- Ngoài ra sử dụng các bài tập giáo dục sức nhanh trong vận động như bài
tập lặp lại liên tục với các tín hiệu tạo phản xạ nhanh, các bài tập nhằm nâng
cao tần số động tác, thực hiện động tác theo nhịp tăng dần đến tối đa. Để phát
triển sức mạnh tốc độ cần lưu ý đến sự luân phiên tập luyện và nghỉ ngơi trong
một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền tảng của
sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120-135 lần/phút.
Thời gian nghỉ trung bình để lặp lại các đoạn chạy 60m khoảng 2,5-3 phút,
100m 3-5 phút.
Cho học sinh tập thể lực tăng cường các bài tập bổ trợ. Nhằm tăng sức
mạnh của nhóm cơ chân.
Quá trình thực nghiệm test :
Nhóm
Đối chứng (10D)
Thực nghiệm (10E)
Nội dung
Số lượng
Thời gian

20 học sinh
1 tháng

20 học sinh
1 tháng
6


Phương pháp tập
luyện


Sử dụng các bài tập
Thức hiện các bài tập
theo chương trình
với phương pháp mới
của tổ chuyên môn
do tôi biên soạn ở trên
Qua thời gian 1 tháng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng kết thúc ta
thu được kết quả của bài test như sau :
Nhóm
Đối chứng
Thực nghiệm
Xếp loại (%)
Giỏi
Khá
Trung bình

7 học sinh (46,7%)
6 học sinh (40%)
2 học sinh (13,3%)

13 học sinh (65%)
7 học sinh (35%)
0 học sinh (0 %)

Như vậy sau một tháng áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao
thành tích môn chạy ngắn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập
phát triển tốc độ, phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động, phù hợp thì
thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng . Từ kết quả trên đã chứng
tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và các bài tập mới để nâng cao

thành tích chạy ngắn ở khối lớp 10 trường THPT Lê Viết Tạo đã phản ánh được
tính hiệu quả và tích cực.
2.4. Hiệu quả của việc nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10
trường THPT Lê Viết Tạo bằng đổi mới phương pháp tập luyện.
Sau khi áp dụng đổi mới Phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích chạy
ngắn cho học sinh lớp 10 kết quả đạt được đối với:
Lớp 10 D ( tổng số 40 học sinh ) như sau:
Xếp loại Trước khi áp dụng phương pháp Sau khi áp dụng phương pháp
(%)
Giỏi
5 học sinh ( 12,5% )
10 học sinh ( 25% )
Khá
10 học sinh ( 25 % )
20 học sinh ( 50 %)
Trung
25 học sinh ( 62,5%)
10 học sinh ( 25 % )
bình
Lớp 10 E ( tổng số 42 học sinh ) như sau:
Xếp loại Trước khi áp dụng phương pháp
(%)
Giỏi
6 học sinh ( 14,3% )
Khá
12 học sinh ( 28,6 % )
Trung
24 học sinh ( 57,1%)
bình


Sau khi áp dụng phương pháp
14 học sinh ( 33,3% )
23 học sinh ( 54,8 %)
5 học sinh ( 11,9% )

7


3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình việc vận dụng phương pháp mới
trong môn chạy cự ly ngắn đã phát huy được tính tích cực. Đã phối hợp được
các phương pháp, phương tiện dạy học và điều kiện sân bãi phù hợp. Nhiều em
đã có ý thức tự rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp tập luyện để nâng cao ý
chí quyết tâm và nghị lực cho bản thân. Phương pháp này cũng đã được một số
giáo viên trong tổ áp dụng có hiệu quả rất cao do đó có thể nhân diện ra ngoài
trường.
3.2. Kiến nghị
Để đạt được những thành tích cao trong các cuộc thi thể thao thì nên tổ
chức thành các đội, nhóm năng khiếu cho các môn thể thao khác nhau để từ đó
có thể tuyển chọn và tập luyện và bồi dưỡng cho các em được tốt hơn.
Trên đây là một số nghiên cứu ở mức độ cá nhân nên cần được những ý
kiến đóng góp bổ sung để hoàn chỉnh hơn. Tôi mong nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của các đồng sự cho bản nghiên cứu của tôi được hoàn thiện
hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó hoàn thành mục
tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về tất cả các mặt trí tuệ,
đạo đức và thể chất .

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 08 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Văn Năm

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình điền kinh ĐH thể dục thể thao I.
Nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000.
2. Giáo trình lý luận và phương pháp Thể dục thể thao.
Đại học thể dục thể thao II . Dương Thế Hiển năm 2002.
3. Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy thể dục thể thao.
Nhà xuất bản giáo dục năm 2001.
4. Sách giáo viên thể dục lớp 10.
Nhà xuất bản giáo dục năm 2006.

9



×