Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 11 trong luyện tập nhảy xa ưỡn thân tiết 39 46, sách giáo khoa thể dục 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRONG TẬP
LUYỆN NHẢY XA ƯỠN THÂN
(Tiết 39-46, Sách giáo khoa Thể dục 11)

Người thực hiện:
Lương Văn Đoài
Chức vụ:
Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh mực: Thể dục

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
2
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
2. NỘI DUNG
3
2 .1. Cơ sở lý luận của đề tài:
3
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
3

2.2.1.Thuận lợi – khó khăn:
3
2.2.2. Mặt mạnh – mặt yếu.
4
2.2.3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
4
2.2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề về trực trạng mà đề tài
5
đã đặt ra.
2.3. Các giải và biện pháp đã tiến hành để nâng cao thành tích
5
nhảy xa:
2.3.1 Cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp
5
2.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp.
6
2.3.3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
8
nghiên cứu:
2.4.. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của
10
vấn đề nghiên cứu:
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
11
3.1. Kết luận.
11
3.2. Kiến nghị.
11
Tài liệu tham khảo


2


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng
được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học
sinh. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức khỏe
cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí tuệ và thể lực,
giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
của Đảng ở nhà trường phổ thông.
Từ khi có hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
tiêu chí Đạt và chưa Đạt, thì bộ môn thể dục thường dạy theo lối cũ, giờ học đơn
điệu, tẻ nhạt, dụng cụ tập luyện thiếu, học sinh vận động quá ít, chưa tích cực
năng động, chơi nhiều nên chưa đạt yêu cầu lượng vận động cần thiết đối với lứa
tuổi học sinh, thành tích thấp. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
cơ thể học sinh, chưa thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở các em, kết quả đạt được
còn thấp, nó thể hiện rõ qua việc đánh giá kết quả học tập ở cuối học kì, cuối
năm học. Và đặc biệt là qua các kì thi học sinh giỏi TDTT cấp tỉnh thành tích
môn thể thao - điền kinh chưa cao.
Trong giáo dục thể chất, điền kinh là môn cơ bản, là nền tảng để phát triển
các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Mà trong đó có nội dung
nhảy xa .Vì vậy để giảng dạy tốt nội dung nhảy xa thì đòi hỏi người giáo viên
phải có kiến thức và phương pháp cần thiết để giảng dạy cho học sinh. Xuất phát
từ thực tế trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài đó là: “Phát huy tính tích cực
cho học sinh lớp 11 trong luyện tập nhảy xa ưỡn thân” Tiết 39-46, Sách giáo
khoa Thể dục 11.
1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu một số kỹ thuật hướng dẫn học sinh luyện tập nhảy xa
ưỡn thân; xây dựng tư liệu chuyên môn cho cá nhân, làm cơ sở cho các giáo

viên khác cũng như huấn luyện viên điền kinh có cơ sở tham khảo thêm về
chuyên môn nhằm phục vụ công tác giảng dạy và huấn luyện cho học sinh lớp
11 trường THPT Lang Chánh.
1. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài nhằm nghiên cứu một số nội dung, phương pháp giảng dạy để tìm ra
nguyên nhân thường mắc phải khi nhảy xa ưỡn thân và xây dựng một số phương
pháp, kỹ thuật huấn luyện để nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh cũng như
đưa ra một số bài tập bổ trợ để nâng cao thành tích cho học sinh khá tốt.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3


- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài
liệu có liên quan, sử dụng phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp và lựa
chọn các phương pháp giảng dạy nâng cao thanh tích nhảy xa cho phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 11 trường THPT Lang Chánh.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Ứng dụng
tính hiệu qủa của phương pháp giảng dạy trên vào thực tế giảng dạy đối với học
sinh lớp 11 của nhà trường thông qua phân phối chương trình giảng dạy ở học kì
II năm hoc 2017 - 2018.
- Phương pháp kiểm tra, phân tích số liệu đề tài và so sánh kết quả với
nhóm đối chứng lớp 11A2 cùng giảng dạy trong cùng một thời gian và giảng
day theo chương trình học qui định. Viết báo cáo và bảo vệ trước hội đồng khoa
học nhà trường.
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Sự phối hợp hoạt động trong nội dung nhảy xa rất đa dạng, phức tạp, tính
chất hoạt động của nội dung nhảy xa là dùng sức mạnh bột phát trong khoảng
thời gian ngắn. Hơn nữa, cơ sở để nâng cao tính tích cực và hoàn thiện kĩ thuật,
thể lực của người tập nhảy phải dựa trên cơ sở tập luyện chạy và các môn thể

thao khác. Trong nhảy xa, sự biến đổi sinh lý trên cơ thể cũng tương tự như môn
chạy cự li ngắn. Thông qua tập luyện nhảy xa, tính linh hoạt của các quá trình
thần kinh tăng lên rõ rệt, các cơ chủ yếu tham gia hoạt động có biểu hiện sức
mạnh và tốc độ co duỗi lớn.
Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy
trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho
người tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động
trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động.
Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải
biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện
nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em
say mê tập luyện. Đối với học sinh phổ thông các em đang trong thời kì phát
triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường
xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích
cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi – khó khăn:
- Thuận lợi: Được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám
hiệu, nhà trường và các ban ngành đoàn thể. Phần lớn học sinh chịu khó học
4


tập, năng động và có sức khỏe tốt. Môn thể dục ngày càng nhận được sự quan
tâm của mọi người. Trong tổ bộ môn có nhiều giáo viên chuyên môn tốt từ đó
tạo môi trường học tập tốt cho giáo viên và học sinh. Đông thời lôi cuốn học
sinh học tập và tập luyện.
- Khó khăn: Học sinh thường không chủ động, tự giác tích cực trong học
tập và luyện tập, do tình trạng lười học, học đối phó đối với môn thể dục vì điểm
5 với điểm 10 là đều xếp loại Đạt yêu cầu. Do tâm lý chung là xã hội không coi
trọng môn thể dục nên các em học sinh cũng không hứng thú trong việc tự giác

tích cực trong tập luyện môn thể dục nói chung và luyện tập nội dung nhảy xa
nói riêng. Sân bãi tập luyện thì chưa được đảm bảo, do đặc thù môn học ở ngoài
trời và học cùng buổi với văn hoá vào buổi sáng nên có nhiều tiết học rất nắng,
nóng nên một số thầy cô giáo ít chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy phù
hợp với từng nội dung trong đó có nội dung nhảy xa. Nên quá trình giảng dạy
học tập cũng gặp nhiều khó khăn nên chất lượng giảng dạy và học tập môn thể
dục chưa cao trong đó có môn nhảy xa.
2.2.2. Điểm mạnh - Điểm yếu:
Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay xu hướng xã hội hóa về phong
trào thể thao nên được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt và đang được
hướng tới đối tượng thanh thiếu niên, đây là nguồn nhân lực quan trọng nhất để
bồi dưỡng và huấn luyện. Môn điền kinh trong đó môn nhảy xa là một môn thể
thao ngày càng được mọi tầng lớp yêu thích, tập luyện và ngày càng có nhiều
giải thi đấu được tổ chức cho học sinh và cán bộ nhân viên trong và ngoài
ngành.
Trên thực tế đối với các môn thể thao tại trường cũng như tại địa
phương của tôi và một số xã trên địa bàn huyện, phong trào tập luyện phát triển
rất mạnh mẽ, nhưng chủ yếu là mang tính tự phát, tập luyện chưa lâu dài và
khoa học, chưa chú ý tới kỹ thuật cơ bản, nên một số giáo viên cũng chưa đưa ra
được các phương pháp giảng dạy và phát huy tính tối ưu của môn nhảy xa. Còn
đối với học sinh chỉ được học một số phương pháp giảng dạy truyền thống nên
chất lượng đem lại còn thấp.
2.2.3. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
Do đặc thù bộ môn hoạt đông ngoài trời, học sinh chưa có ý thức tự giác,
tích cực, chủ động trong quá trình tập luyện ở trường cũng như ở gia đình. Tình
trạng sức khoẻ của học sinh chưa tốt để phát huy tốt tính năng và yêu cầu của bộ
môn.
Ngoài ra điều kiện học tâp chưa tốt và sự yêu thích môn học chưa cao. Nên
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về phương pháp cũng như về khối lượng vận
động.

5


2.2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Đa số các em thực hiện kỹ thuật sai nên nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ học
sinh trong khối, lớp vì các em sẽ bắt chước và làm theo nhau, còn nếu thực hiện
kỹ thuật đúng sẻ hình thành kỹ năng kỹ xảo tốt. Nên trước khi áp dụng các
phương pháp giảng dạy mới nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh, tôi
cho học sinh nhảy xa tự do để kiểm tra thành tích ban đầu của các em. Kết quả :
- Đối với nam từ 3m40 – 4m60 (Lọai khá 19%, Trung bình 67%, Yếu 14%)
- Đối với nữ từ 2m20 – 3m40 ( Loại khá 18%, Trung bình 65%, Yếu 17%)
Nhận xét: Khi chưa học kĩ thuật để các em nhảy tự do thì thành tích thấp,
chủ yếu sai sót ở các em là:
- Chưa xác định được cách chạy đà.
- Giậm nhảy không đúng vào ván giậm nhảy.
- Không tận dụng được quỹ đạo bay của cơ thể ở giai đoạn trên không.
Nên khi giảng dạy giáo viên cần phải nhận biết được các đối tượng học
sinh để có phương pháp giảng dạy và để tìm ra nguyên nhân và đưa ra bài tập bổ
trợ tốt nhất cho học sinh. Thực tế cho thấy khi giảng dạy đến các nội dung một
số giáo viên chưa tìm ra các nguyên nhân mà học sinh thường mắc phải, mà chỉ
cho đó là các em đó không có năng khiếu nên không thực hiện được kỹ thuật
động tác. Xuất phát từ thực trạng nêu, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của
bản thân, của đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác tại trường, để
đưa chất lượng giải dạy và học tập môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa
nói riêng tôi đã mạnh dạn áp dụng và cải tiến phương pháp tập luyện mới nhằm
giúp học tập nội dung nhảy xa đạt kết quả cao hơn.
2.3. Các giải pháp và biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác để nâng
cao thành tích nhảy xa:
2.3.1. Cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp:
Thông qua cơ sở lí luận, những điều kiện cần thiết trong giảng dạy và áp

dụng vào thực tiễn để nâng cao thành tích nhảy xa.
* Kiến thức – kĩ năng:
- Nhằm mục đích phát triển thể lực toàn diện cho học sinh, đặc biệt là phát
triển sức mạnh của chân.
- Phát hiện những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng thi đấu
- Học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng nghe, quan
sát giáo viên làm mẫu
* Phương pháp giảng dạy:
- Giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp làm mẫu động tác, dùng tranh ảnh,
hình vẽ để minh họa, mô phỏng động tác.
6


- Phân nhóm quay vòng, lặp lại, sử dụng trò chơi – thi đấu.
- Lồng ghép các nội dung tự chọn.
- Sử dụng cán sự lớp để đôn đốc, hướng dẫn luyện tập
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Sân tập, hố nhảy đủ cát xốp, ván giậm nhảy, cờ hiệu, thước dây, cầu đá,
dây nhảy, bóng đá, bóng chuyền…
2.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp:
(Áp dụng trong phân phối chương trình phần nhảy xa ưỡn thân của lớp 11, thực
hiện trong 4 tuần học)
Tuần 1: Nêu kiến thức - kĩ năng - nội dung phần học nhảy xa.
- Xây dựng cho học sinh khái niệm về kiểu nhảy xa ưỡn thân với các kiểu
nhảy khác nhau, thành tích đạt được, tác dụng của từng đợt kiểm tra.
- Tìm hiểu năng lực nhảy xa tự nhiên của học sinh bằng cách cho nhảy tự
do. Thông qua đó giúp học sinh xác định được chân giậm nhảy.
- Tập một số bài tập bổ trợ và trò chơi phát triển thể lực chung.
- Luyện tập chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy lăng sau,
chạy tăng tốc độ trên đoạn đường thẳng 30- 40m, bật nhảy cóc 20m, bật nhảy

với vật chuẩn, lò cò tiếp sức...
Tuần 2: Xây dựng khái niệm kiểu nhảy xa ưỡn thân:
- Làm mẫu phân tích kĩ thuật, xem tranh ảnh minh họa động tác, kĩ thuật.

- Tập đo đà xác định điểm giậm nhảy, chân giậm bằng cách ( một bước đà
bằng hai bước thường hoặc chạy nhanh từ ván giậm nhảy về vạch xuất phát sau
đo bằng bước chân xem bao nhiêu bước đà và đã đúng ván giậm nhảy chưa và
có cần chỉnh đà không ).
- Tại chỗ kết hợp đi thường, chạy 3-5 bước thực hiện mô phỏng động tác
trên không (ngoài hố nhảy).
- Phối hợp chạy đà 3 - 5 bước - giậm nhảy - bước bộ trên không (có ván và
không có ván giậm nhảy).
Tuần 3: Hoàn chỉnh chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất
- Chạy tăng tốc độ 30 – 40m từ 3-5 lần trên đường thẳng.
7


- Chạy đà hoàn chỉnh phối hợp giậm nhảy- bước bộ trên không với những
dụng cụ hỗ trợ như ván tập thể dục, qua xà thấp, bóng treo làm chuẩn

Hình ảnh: Đội hình luyện tập với bóng treo làm chuẩn.
(Chú ý nhịp điệu 4 bước cuối cùng).

Hình ảnh: Luyện tập nhảy qua xà thấp.

8


- Tập một số bài tập bổ trợ nhảy xa.
- Tại chỗ kết hợp với đi, chạy mô phỏng phối hợp động tác nhảy xa ưỡn

thân.
- Đứng trên độ cao 40 – 50cm mô phỏng động tác trên không và rơi xuống
đất.
- Phối hợp với chạy đà từ cự li ngắn đến hoàn chỉnh thực hiện động tác ưỡn
thân, có thể lúc đầu sử dụng dụng cụ hỗ trợ cho động tác.
Tuần 4:

Hoàn thiện kĩ thuật các giai đoạn, nâng cao thành tích.

- Tiếp tục chạy đà - giậm nhảy – trên không – tiếp đất hoàn thiện kĩ thuật ở
mức độ vừa phải.

Hình ảnh: Tổ chức khảo sát học sinh.
- Sửa chữa các sai sót mà học sinh mắc phải (nếu sai sót ít thì sửa cá nhân,
nếu sai nhiều thì sửa tập trung và có thể làm mẫu lại kĩ thuật, hướng dẫn lại).
- Phối hợp chạy hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, nâng cao thành tích.
- Giới thiệu một số điều luật thi đấu.
- Tiến hành kiểm tra thử bằng hình thức thi đấu giữa các tổ, nhóm... Bồi
dưỡng trạng thái kiểm tra thi đấu.
Trên đây tôi chỉ giới thiệu phương pháp giảng dạy đối với nội dung của
môn nhảy xa ưỡn thân trong từng tuần. Trong tuần có từng tiết cụ thể và kết hợp
học lồng ghép với những nội dung thể thao tự chọn, chạy bền theo phân phối
chương trình. Do vậy trong từng tiết dạy giáo viên cần phải sắp xếp từng nội
dung cho hợp lí theo những nguyên tắc chung, đảm bảo lượng vận động sao cho
tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
* Từ tuần thứ 1: (Kết hợp giảng dạy theo hướng tích cực, phân nhóm tập
luyện, học lồng ghép).
9



Tổ 1:
- Học bổ trợ kĩ thuật nhảy cao (chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đá lăng
sau, chạy đạp sau, chạy nhanh 20m tốc độ cao...)
Tổ 2:
- Tập xác định đà, xác định chân giậm (nhảy vào hố nhảy).
- Tập tại chỗ kết hợp đi thường, chạy 3-5 bước thực hiện mô phỏng động
tác bước bộ trên không.
- Kết hợp chạy 3-5 bước giậm nhảy thực hiện bước bộ trên không.
Tổ 3:
- Học bổ trợ thể lực, nội dung lồng ghép ( đá cầu, cầu lông...)
Nhận xét:
- Sau tuần học thứ 1 kết quả đã có sự thay đổi, về thể lực của học sinh được
nâng cao, học sinh đã hình thành được kĩ thuật nhảy xa, nhưng thành tích chưa
cao, thậm chí một số học sinh thành tích còn giảm vì đang trong giai đoạn
chuyển giao giữa nhảy tự do với nhảy có kĩ thuật.
- Sử dụng phân nhóm tập luyện, học lồng ghép thu hút học sinh tập luyện,
giảm thời gian nghỉ của học sinh nên lượng vận động được tăng lên rõ rệt.
* Từ tuần thứ 2- 3:
Tổ1:
- Học kĩ thuật chạy đà - giậm nhảy – trên không.
- Chạy đà hoàn chỉnh phối hợp giậm nhảy bước bộ trên không.
Tổ 2:
- Học đứng trên độ cao 40 – 50cm mô phỏng động tác trên không và rơi
xuống đất.
- Học hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật ở mức độ thấp ( kết hợp với dụng cụ
hỗ trợ).
Tổ 3:
- Tập một số bài tập bổ trợ thể lực, học nội dung lồng ghép.

Nhận xét: Trong tuần học thứ 3 đa số học sinh đã nắm được kĩ thuật và
hình thành dần toàn bộ kĩ thuật động tác. Một số học sinh đã hoàn thành tương
đối tốt kĩ thuật. Điều đó cho thấy rằng phương pháp giảng dạy và học tập tích
cực đã tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh.
* Tuần học thứ 4:
Tổ 1:
- Tập hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật, nâng cao dần thành tích.
- Sửa chữa sai sót còn mắc phải trong quá trình luyện tập.
Tổ 2:
- Học một số bài tập phát triển thể lực, nội dung lồng ghép, trò chơi thể
lực, thư giãn.
Tổ 3:
- Giới thiệu một số điều luật thi đấu môn nhảy xa.
- Tổ chức kiểm tra, thi đấu giữa các tổ nhóm.
10


Nhận xét: Sau tuần học thứ 4 đa số học sinh đã hoàn thiện được kĩ thuật,
thành tích đã đựơc nâng lên rõ rệt, một số học sinh đã có thành tích cao.
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
- Trong suốt thời gian qua với tinh thần trách nhiệm cao. Tôi đã kiên trì
thực hiện các giải pháp, biện pháp trên. Sau 4 tuần học, qua kiểm tra nhiều lần,
đặc biệt là lần kiểm tra định kỳ vừa qua thành tích nội dung nhảy xa của các lớp
tôi tham gia giảng dạy như sau:
- Loại giỏi: Chiếm tỉ lệ : 20%
- Loại khá: Chiếm tỉ lệ: 51,4%
- Loại trung bình: Chiếm tỉ lệ: 28,6%
- Loại yếu, kém : Chiếm 0%
- Qua so sánh kết quả với nhóm đối chiếu (nhóm không học theo phương

pháp mới) và có kết quả cụ thể như sau:
BẢNG KẾT QUẢ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NỘI DUNG NHẢY XA
LỚP 11A2 - NĂM HỌC 2017- 2018:
(Lớp không dùng phương pháp mới)
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu , Kém
Lớp/
Số hs
11A2/ 36

Số
lượng
5

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số

lượng

Tỉ lệ %

13,9%

11

30,6%

18

50%

2

5,4%

BẢNG KẾT QUẢ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NỘI DUNG NHẢY XA
LỚP 11A5 - NĂM HỌC 2017- 2018
(Lớp có dùng phương pháp mới)
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu , Kém
Lớp/
Số hs
11A5 / 35


Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

7

20%

18

51,4%

10


28,6%

0

0

Thông qua những hình thức giáo dục riêng biệt, kết hợp với đổi mới
phương pháp dạy học tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, cùng với vai trò
chủ đạo của người giáo viên, hướng dẫn, làm mẫu, phân tích, tổ chức học sinh
tập luyện, thi đấu đã đạt được những kết quả đáng kể, không những trong nội
dung nhảy xa ưỡn thân mà nó còn có tác dụng đối với tất cả các nội dung khác
đều đạt kết quả cao.
Qua kết quả kiểm tra, thi đấu tôi lựa chọn những học sinh có thành tích tốt
để bồi dưỡng và giới thiệu cho đồng nghiệp huấn luyện và tuyể chọn để chuẩn bị
tham dự hội khỏe phù đổng cấp tỉnh và học sinh giỏi TDTT cấp tỉnh trong năm
tới.
11


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Để đạt được thành tích tốt nhất về nhảy xa cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố.
Trong đó cần đổi mới phương pháp dạy học, phải xây dựng được giờ học sao
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, lồng ghép nhiều nội dung vào trong
giờ học một cách hợp lí, phù hợp với lượng vận động của học sinh, chuẩn bị tốt
về dụng cụ học tập, phong phú về chủng loại mới thu hút học sinh lập luyện,
phát huy hết tính tích cực, tự giác học hỏi của học sinh. Bên cạnh đó thì người
giáo viên đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn, làm mẫu, phân tích kĩ tuật
và tổ chức học sinh tập luyện một cách khoa học theo nguyên tắc từ dễ đến khó,

từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng...thì mới đem lại kết quả tốt trong
giảng dạy bộ môn thể dục.
Thông qua kinh nghiệm thực tế từ giảng dạy trong 16 năm, cùng với việc
học hỏi đồng nghiệp, bạn bè tôi đã đúc rút được kinh nghiệm về “Phát huy tính
tích cực cho học sinh trong tập luyện nhả xa ưỡn thân trong trường THPT. Vì
mới ra trường kinh nghiệm chưa nhiều, nên vấn đề tôi đưa ra không thể tránh
khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp
để xây dựng sáng kiến thiết thực hơn, sát với thực tế và đem lại hiệu quả cao
nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho phù hợp với phương pháp đổi
mới giáo dục hiện nay.
3.2. Kiến nghị:
Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng có một số kiến nghị, đề xuất để
nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn thể dục trong trường THPT.
+ Nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất về sân bãi cho học sinh học tập.
+ Trường, cũng như sở giáo dục tạo điều kiện bổ sung, mua sắm thêm
dụng cụ học tập để học lồng ghép với nội dung học khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lương Văn Đoài

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách Phương pháp giảng dạy thể dục thể thao NXB TDTT HÀ
NỘI 1999- Tác giả: PGS. PTS TRỊNH TRUNG HIẾU)
2. NXB Thể dục thể thao Hà Nội năm 2001 - Giáo trình điền
kinh .Sách Giáo viên Thể dục các khối 10, 11,
12.
3. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn thể dục
THPT (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2009)
4. Tham Khảo các tài liệu của đồng nghiệp trong nhà trường và các
đồng nghiệp trong huyện

13



×