Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÁT TRIỂN sức bền CHO học SINH NAM lớp 12 NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY cự LI TRUNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.75 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH NAM LỚP 12 NHẰM
NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LI TRUNG BÌNH.

Người thực hiện: Trịnh Quang Thuyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục

THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC
Nội dung
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
2
2
2
2
3
3
3
5
9
10
10
10
11


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục
tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người
luôn luôn chiếm vi trí quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa” [1]. Trong hình
mẫu và phẩm chất con người, sức khoẻ và thể chất chiếm một vị trí đáng cần
thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là
một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện,
phương pháp nhằm con người phát triển toàn diện, hài hoà, đặc biệt hoạt động

thể dục thể thao là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực phục vụ
cho lao động và các hoạt động khác.
Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa
nền TDTT nước mình lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển những
môn TDTT manh tính bản sắc dân tộc. Kinh nghiệm của các nước phát triển
cho thấy rằng: Truyền thống dân tộc là một trong những động lực thúc đẩy sự
phát triển của đất nước. TDTT là một lĩnh vực của nền văn hoá vì vậy nó cũng
mang tính dân tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trải qua hàng nghìn năm các
môn thể thao dân tộc như: Vật, đua thuyền, đánh đu, vẫn tồn tại và trở thành một
nội dung hấp dẫn trong các dịp lễ hội dân tộc.
Ngày nay đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoa, hiện đại
hoávới khẩu hiệu: “ Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [2]. Hiểu được ý
nghĩa tác dụng của việc tập luyện TDTT đã đem lại sức khoẻ cho con người,
hoàn thiện về thể chất cho nhân dân lao động, có thể nói sức khoẻ con người là
một yếu tố hợp thành quan trọng của lực lượng sản xuất, có sức khoẻ mới có lao
động, có lao động mới có sự sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất, đất nước
mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành trong cả nước TDTT ngày nay
được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu .
Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được
xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn thể
dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ
năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp
sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục
thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều
đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ
trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp.
Trong giáo dục thể chất, điền kinh là nội dung cơ bản, là nền tảng để phát
triển các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Trong đó chạy cự ly
trung bình là một nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực. Trước yêu

cầu này đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy, những

3


bài tập hợp lí phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là
phát triển thành tích môn chạy bền, để nâng cao tố chất thể lực .
Trường tôi nền tảng thể lực của học sinh vẫn còn hạn chế. Đặc biệt thành
tích môn chạy cự ly trung bình của học sinh còn thấp so với thành tích của các
trường trong huyện và của tỉnh .
Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Phát triển sức bền cho học sinh nam lớp 12 nhằm nâng cao thành tích
nội dung chạy cự ly trung bình”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua kết quả nghiên cứu lựa chọn được một số bài tập phát triển sức bền
trong môn chạy cự ly trung bình phù hợp với học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục ở nhà trường .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức bền
- Khách thể nghiên cứu: 30 học sinh nam lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu sau:
a. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu:
Các tài liệu liên quan đến đề tài, nhằm tìm hiểu tình hình phát triển thể
dục thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêng ở các nước và trên thế giới
hiện nay. Hiện nay tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi, tìm hiểu về nguồn
gốc và những tác động của các bài tập phát triển sức bền .
b. Phương pháp quan sát sư phạm
Qua quan sát của các em học sinh lớp 12 để đánh giá tiếp thu lượng vận

động, khải năng phối hợp vận động cũng như sự hứng thú của các em với các
bài tập được đưa ra. Qua đó để sử dụng khối lượng, cường độ và sự phân bố các
bài tập cho hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Sau khi xác định và lựa chọn được một số bài tập tôi tiến hành phân nhóm
thực nghiệm trên 30 em học sinh lớp 12 với điều kiện tập luyện như nhau.
Nhưng chỉ khác là:
- Một nhóm tập luyện bình thường theo PPCT.
- Một nhóm tập luyện theo nội dung đã được tôi lựa chọn luyện tập.
1.5. Những điểm mới của đề tài
Tổng hợp các tài liệu của môn điền kinh để áp dụng vào sáng kiến, sử dụng hình
ảnh minh họa cho các bài tập cụ thể trong sáng kiến. Rút ra những phần hạn chế
từ các sáng kiến kinh nghiệm trước để bổ sung hoàn thiện cho sáng kiến lần này.

4


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay do yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập mà
đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao
sức đề kháng.
-Để giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học sinh.
-Cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp
luyện tập cho học sinh phù hợp.
-Đặc biệt “môn chạy cự ly trung bình” là nội dung luyện tập tương đối đưn điệu
mà lại đòi hỏi người học phải vận động nhiều làm học sinh dể nhàm chán và đôi
lúc không đảm bảo lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn của học sinh cũng như môn học mà tôi đã mạnh

dạn nghiên cứu nội dung này.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Tình hình nhà trường.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các môn học khác thì khá đầy đủ,trang
thiết bị tập luyện của bộ môn thể dục củng tương đối.Tuy nhiên do diện tich
tổng thể của trường Triệu sơn 4 rất hạn chế nên sân bãi để tập luyện nội dung
chạy cự ly trung bình là chưa được tốt. Song những năm qua, nhà trường đã
khắc phục những khó khăn từng bước phấn đấu. Mở rộng sân bãi tập luyện cho
học sinh,nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đẩy mạnh các hoạt động
giáo dục, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
b. Thực trạng ban đầu :
Năm học 2018 - 2019 nhà trường có 23 lớp với tổng số 950 học sinh trong đó
học sinh lớp 12 là 283 học sinh. Cụ thể như sau :
- lớp 12 B1: có 40 hs
- lớp 12 B2: có 41hs
- lớp 12 B3: có 37 hs
- lớp 12 B4: có 40 hs
- lớp 12 B5: có 41 hs
- lớp 12 B6: có 42 hs
- lớp 12B7 : có 40 hs
- lớp 12 B8: có 42 hs
Qua thời gian giảng dạy bộ môn thể dục ở trường, tôi nhận thấy sự phát
triển thể lực nói chung và sức bền nói riêng của các em học sinh còn nhiều mặt
hạn chế dẫn đến kết quả của bộ môn chưa thực sự cao.
c. Nguyên nhân của thực trạng trên:
* Đối với giáo viên

5



- Do nội dung môn học thể dục vẫn xếp sen kẻ với các môn văn hoá ở
những giờ chính khoá nên còn hạn chế về mặt thời gian tập luyện.
- Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp với học sinh, sự kết hợp giữa
các phương pháp giảng dạy chưa thực sự được mềm dẻo, linh hoạt, khoa học.
* Đối với học sinh :
Do đặc thù bộ môn hoạt động ở ngoài trời, học sinh chưa có ý thức tự giác
tích cực, chủ động trong quá trình lập luyện ở nhà trường và gia đình.
- Tình trạng sức khoẻ của học sinh còn chưa tốt để phát huy hết tính năng,
yêu cầu của bộ môn.
- Điều kiện học về thời gian của các em học sinh ở gia đình còn rất hạn
hẹp, do tình hình kinh tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn.
d. Biện pháp tác động :
* Thời gian nghiên cứu:
Giai đoạn 1 :
+ Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu chọn đề tài:
+ Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu đối
tượng nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất.
Giai đoạn 2 :
+ Phân tích tổng hợp tài liệu.
+ Liên hệ địa điểm và đối tượng nghiên cứu.
Giai đoạn 3 :
+ Lựa chọn các bài tập phù hơp với đối tượng nghiên cứu.
+ Thu thập và xử lý số liệu.
+ Viết kết luận và kiến nghị đề tài.
+ Đánh máy hoàn thiện đề tài.
* Biện pháp cụ thể:
+ Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh cho các em
học sinh nam lớp 12.
 Đặc điểm tâm lí:
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy cảm,

có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của các đặc tính nhân cách. Các em
luôn mong muốn thử sức mình theo các phương hướng khác nhau, nên hành vi
của các em phức tạp và mâu thuẫn.
Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ
sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo
điều kiện phát triển tốt các khả năng cho các em
 Đặc điểm sinh lí
- Hệ thần kinh:
Não bộ đang thời kì hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định,
hưng phấn chiếm ưu thế. Do đó khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng
6


nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thì
thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý.
Vì vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ chức
giờ học phải linh hoạt, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm, chính xác. Ngoài ra
cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ và các hình thức vui chơi
khác để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một
cách toàn diện.
- Hệ vận động:
Đối với hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về
chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và
hoàn thiện.
Giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng
phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch
của hệ xương và kìm hãm sự phát triển về chiều dài.
Đối với hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ
xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển. Do sự
phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức

mạnh và chóng mệt mỏi.
Vì vậy cần chú ý tăng cường phát triển cơ bắp và phát triển toàn diện.
- Hệ tuần hoàn:
Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp yếu,
khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt động quá căng
thẳng sẽ chóng mệt mỏi.
Vì vậy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt
động của hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần dần được thích ứng. Nhưng trong
quá trình tập luyện cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng tiến
trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và đột ngột.
- Hệ hô hấp:
Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ hô
hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé.
Vì vậy khi hoạt động các em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn
luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển đến các cơ hô hấp,
hướng dẫn các em phải biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động.
Như vậy mới có thể làm việc, hoạt động được lâu và có hiệu quả.[3].
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
- Nghiên cứu thêm nhiều động tác bổ trợ cho từng nội dung.
- Biên soạn và định lượng hợp lí cho khâu hướng dẫn tự học theo từng nội
dung, cần nghiên cứu hướng dẫn tự học ở những động tác nào (động tác bổ trợ
hay động tác chính) cho từng nhóm đối tượng.

7


- Phân nhóm học sinh theo trình độ thể lực, để áp dụng bài tập cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh.
- Kiểm tra đánh giá nghiêm túc nội dung hướng dẫn tự học trước để có giải
pháp điều chỉnh kịp thời.

- Đánh giá so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài.
* Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong nhà trường.
Hệ quả của giáo dục thể chất gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh lí, tâm lí
học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người, Tác dụng
của giáo dục thể chất là rất lớn, nó không ngừng đem lại sức khỏe cho học sinh
mà còn góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện.
Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ
quan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự tăng
trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn lứa tuổi
khác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể
lực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau.
Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển qua giai đoạn ổn định
theo thứ tự phát triển sau: Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó là tố chất
mạnh và tố chất bền.
 Tố chất nhanh:
Tố chất nhanh phát triển sớm hơn sự phát triển tố chất mạnh, thời kì phát
triển tố chất nhanh quan trọng nhất ở tuổi học sinh Tiểu học và Trung học cơ
sở.
 Tố chất mạnh:
Sức mạnh là năng lực chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờ
những nỗ lực của cơ bắp.
Đối với môn chạy cự ly trung bình chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển
sức bền của người tập. Để phát triển sức mạnh ,sức bền cần xen kẽ tập luyện đúng
mức với phương pháp dùng sức lớn nhất. Như vậy, trong quá trình cho học sinh tập
luyện môn chạy cự ly trung bình chúng ta cần đưa vào các bài tập phát triển sức
bền bột phát của các nhóm chi dưới, giúp cho việc thực hiện động tác chạy thật linh
hoạt hơn.
 Tố chất bền :
Đố với nội dung chạy cự ly trung bình thì tố chất bền là yếu tố rất quan trọng
quyết định nhiều đến thành tích cuối cùng.

* Hệ thống các nội dung tập luyện ban đầu cần đáp ứng yêu cầu:
1- Củng cố và nâng cao sức khoẻ giúp cho cơ thể phát triển cân đối, khắc
phục sửa chữa những sai lệch.

8


2- Hình thành các kỹ năng, kỹ sảo vận động cần thiết và sự phối hợp các
hoạt động khác nhau với độ chính xác ngày càng cao.
3- Giáo dục ý thức kỷ luật, đạo đức, nếp sống văn minh, nhanh nhẹn,
thông minh, sáng tạo và dũng cảm.
4- Khái quát và tích luỹ những tri thức chuyên môn trong tập luyện thể
thao nói chung, điền kinh nói riêng, gây hứng thú say mê tập luyện hàng ngày để
hoàn thiện mình.
5- Phát triển các tố chất thể lực: Sức bền, phát triển thể lực.
Nội dung bài tập phát triển sức bền nhằm nâng cao thành tích môn
chạy cự ly trung bình cho các em học sinh nam lớp 12 được trình bầy ở bảng
sau:
ST
T
1
2
3
4

Bài tập về sức bền tốc độ

STT

Chạy 2000m xuất phát cao.

Chạy 800m biến tốc
Chạy leo bậc cầu thang tính
TG
các bài tập phát triển cơ bắp
chân

Bài tập về sức bền bột phát

4

Nhảy dây

5

Trò chơi lò cò tiếp sức

6

Bật cóc 50m

8

Đi chân vịt quanh sân thể dục

+Tiến trình giảng dạy nội dung các bài tập được trình bày ở bảng sau:
+ Tiến trình giảng dạy bài tập:
STT
1
2
3

4
5
6

Tuần
1
Tên bài tập
Chạy 2000m xuất phát
x
cao.
Chạy 800m biến tốc
x
Chạy leo bậc cầu thang
x
tính TG
Các bài tập phát triển cơ
bắp chân
Nhảy dây
x
Trò chơi lò cò tiếp sức

7
Bật cóc 50m

2

4

x
x


x

x

5

x

x

x

x

x

x

x

x
x

8

9
x

x


x

x
x

7
x

x
x

x

6

x

x

x
x

3

x
x

x
x


x

x
x

x

x
9


8

Đi chân vịt quanh sân thể
dục

x

x

x

x

x

x

Nội dung bài tập:

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Khối lượng
Tên bài tập

Mục đích yêu cầu
Số
Thời
Nghỉ
lượng gian
Chạy 2000m xuất 1-2 lần 25 phút 5phút/1lần Rèn luyện sức bền
phát cao
Yêu cầu : tự giác tích cực
Chạy 800 m biến
tốc
Chạy leo bậc cầu
thang tính TG
Các bài tập phát
triển cơ bắp chân
Nhảy dây


1-2 lần 25 phút 5phút/1lần Rèn luyện sức bền tốc độ
Yêu cầu : tự giác tích cực
1-2 lần 15 phút 5phút/1lần Rèn luyện sức bền tốc độ
Yêu cầu : tự giác tích cực
3-4 lần 15 phút 2phút/1lần Rèn luyện sức mạnh cơ chân
Yêu cầu : tự giác tích cực
50cái/ 10 phút 2phút/1lần Rèn luyện sức bền bột phát
1lần
Yêu cầu : tự giác tích cực
Trò chơi lò cò tiếp 2 lần
10phút 2phút/1lần Rèn luyện sức bền bột phát
sức
Yêu cầu : tự giác tích cực
Bật cóc 50m
4 lần
10phút 1phút/1lần Rèn luyện sức bền bột phát
Yêu cầu : tự giác tích cực
Đi chân vịt quanh 1 lần 5phút
2phút
Rèn luyện sức bền bột phát
sân thể dục
Yêu cầu : tự giác tích cực
*Mục đích yêu cầu, cách tập luyện như sau:
- Dạng bài tập phát triển sức bền tốc độ
+ Chạy 2000m xuất phát cao.
+ Chạy 800m biến tốc
+ Chạy leo bậc cầu thang tính TG
+ Các bài tập phát triển cơ bắp chân
Mục đích: Nhằm rèn luyện sức bền tốc độ trong kĩ thuật chạy cự ly TB.
- Dạng bài tập phát triển sức mạnh bột phát

+ Nhảy dây
+ Trò chơi lò cò tiếp sức
+ Bật cóc 50m
+ Đi chân vịt quanh sân thể dục

10


Mục đích: Nhằm rèn luyện sức bền bột phát trong kĩ thuật chạy cự ly trung
bình.
- Cách thực hiện:
+ Nhóm thực nghiệm: Tập luyện trong các giờ học, chia làm hai hàng
thực hiện các bài tập đưa ra theo đội hình nước chảy.
+ Nhóm đối chứng: tập theo PPCC
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Bảng so sánh trước và sau thực nghiệm khi cho hoc sinh kiểm tra nội dung
chạy 1500m.
TG
Từ 5 phút 00 giây
Dưới 5 phút 00 giây
Trên 5 phút 30 giây
đến 5 phút30 giây
SL
%
SL
%
SL
%
Trước
thực

2
6,7
14
46,65
14
46,65
nghiệm
Sau thực
8
26,7
16
53,3
6
20
nghiệm
Nhận xét:
+ Đối với bộ môn thể dục nói chung và môn chạy cợ ly trung bình nói riêng đã
có những hiệu quả nhất định:
Diễn biến nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
đều tăng sau 9 tuần tập luyện. Kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm có sự tăng
trưởng cao, đồng đều và ổn định hơn so với nhóm đối chứng.
Tóm lại: từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy qua 2 nội dung kiểm tra,
nhóm thực nghiệm đều phát triển hơn nhóm đối chứng, đạt sự khác biệt.
Hệ thống bài tập phát triển sức bền đã thể hiện tính hiệu quả đến việc
huấn luyện nâng cao thành tích chạy cự ly TB cho học sinh nam lớp 12.
Từ kết quả nghiên cứu cho phép nhận xét:
Qua nghiên cứu đã chọn được 8 bài tập phát triển sức bền cho học sinh
nam lớp 12 của trường .
- Qua kiểm tra diễn biến nhịp tăng trưởng thành tích của học sinh ở 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng đều tăng, nhưng nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao,

đồng đều và ổn định hơn nhóm đối chứng.
Sau 9 tuần thực nghiệm sư phạm ở học sinh nam lớp 12 của trường .
- Các bài tập huấn luyện phát triển sức bền có hiệu quả cao và độ tin cậy cần thiết
cho việc giảng dạy.
11


+ Đối với bản thân là: có thêm được những phương pháp ,kinh nghiệm mới
trong việc rèn luyện sức bền cho học sinh THPT.
+ Đối với nhà trường : hiệu quả cao trong việc phối hợp nâng cao sức khỏe để
học môn học khác.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra những kết luận như sau:
1. Qua các bước nghiên cứu đề tài đã xác định được 8 bài tập phát triển sức bền
nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly TB cho học sinh nam lớp 12. Đảm
bảo có giá trị thông báo và đủ độ tin cậy đó là:
ST
T
1

Bài tập về sức bền tốc độ

STT Bài tập về sức bền bộc phát

Chạy 2000m xuất phát cao.

5

Nhảy dây


2

Chạy 800m biến tốc

6

Trò chơi lò cò tiếp sức

3

Chạy leo bậc cầu thang tính 7
TG
các bài tập phát triển cơ bắp 8
chân

4

Bật cóc 50m
Đi chân vịt quanh sân thể dục

2. Sau 9 tuần tập luyện thành tích của cả 2 nhóm đều tăng. Tuy nhiên nhóm thực
nghiệm tăng cao và đồng đều hơn nhóm đối chứng.
3.2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép có một số đề xuất như sau:
- Có thể sử dụng hệ thống các bài tập trên để đưa vào quá trình giảng dạy và
huấn luyện nội dung chạy cự ly trung bình cho các trường THPT trên địa bàn
huyện nói riêng và các trường THPT trong tỉnh nói chung.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi, sử dụng một số bài tập phát triển sức bền
nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly TB cho học sinh lớp 12. SKKN đã đạt

được những kết quả nhất định, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp
để chất lượng bộ môn thể dục trong trường THPT ngày càng đạt hiệu quả cao
hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

12


Trịnh Quang Thuyết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. />[2]. />x?List=d67a9c8b-43ce-4e14-b95f-6ad521548308&ID=74
[3]. />
13



×