Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.82 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1

NG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT – SINH HỌC 11 BẰNG CÁCH HỆ
THỐNG HÓA KIẾN THỨC, SỬ DỤNG CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ
TRẮC NGHIỆM ÔN THI HSG VÀ ÔN THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện: Phạm Thị Hà.
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh.

THANH HOÁ NĂM 2019
0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Hệ thống hóa kiến thức phần chuyển hóa năng lượng ở động vật.
2.3.1.1. Tiêu hóa ở động vật.


2.3.1.2. Hô hấp ở động vật.
2.3.1.3. Tuần hoàn máu.
2.3.1.4. Cân bằng nội môi.
2.3.2. Hệ thống câu hỏi tự luận từ dễ đến khó để học sinh nắm vững kiến
thức cơ bản và hiểu rõ bản chất sinh học của phần chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở động vật.
2.3.3. Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để các em củng cố kiến thức và
rèn luyện tư duy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận.
3.2. kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục

Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
4
5

6
15
19
20
20
21
22

1


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Năm học 2018-2019 chương trình lớp 11 tiếp tục được đưa vào đề thi THPT
quốc gia và thi học sinh giỏi cấp Tỉnh dành cho lớp 11 của Sở giáo dục và đào tạo
Thanh Hóa. Đây vẫn được xem là mảng kiến thức khá mới trong chương trình ôn
thi THPT và ôn thi học sinh giỏi. Đây là phần kiến thức thực nghiệm có tính lý luận
và thực tiễn cao. Muốn học tốt phần này, người học phải nắm vững bản chất Sinh
học của các hiện tượng, quá trình, dụng được các kiến thức cơ bản để giải quyết các
vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Đối với học sinh thì phải nắm vững kiến thức để trả
lời đúng các câu hỏi thi, đặc biệt là vận dụng để trả lời đúng câu hỏi thi trắc nghiệm
là một yêu cầu quan trọng để làm tốt bài thi.
Thực tế, có học sinh nắm kiến thức cơ bản khá tốt nhưng làm bài thi trắc
nghiệm điểm lại không cao, rất bất lợi cho các em khi tham gia làm bài thi THPT
quốc gia. Trong bài thi tự luận các em rất khó lấy điểm tuyệt đối vì thiếu ý. Xuất
phát từ những lý do trên, là giáo viên tham gia và trực tiếp giảng dạy các lớp ôn thi
ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi tỉnh nhiều năm, Tôi đã thu thập, tập
hợp tài liệu và biên soạn theo hướng hệ thống hóa kiến thức, câu hỏi tự luận và trắc
nghiệm giúp cho học sinh có thể tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao. Chính vì vậy
tôi đi sâu vào việc nghiên cứu đề tài: " Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng

lượng ở động vật - Sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức, sử dụng câu hỏi
tự luận và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia và ôn thi HSG"
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh làm được các câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn, chính xác hơn từ đó
tạo được hứng thú cho học sinh với môn học .
- Góp phần cùng với đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo.
- Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất cho học sinh học
sinh thi tốt nghiệp THPT, những học sinh yêu thích môn sinh học có nguyện vọng
thi khối B, những em học sinh ôn thi HSG cấp tỉnh. Phương pháp ôn tập này còn có
thể được ứng dụng trong phạm vị nhất định của việc giảng dạy môn sinh học nói
chung theo hướng đổi mới trong giảng dạy, học tập và thi cử hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu " Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở
động vật - Sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức, sử dụng câu hỏi tự luận
và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia và ôn thi HSG" là các em lớp 12 và các em
lớp 11 ôn thi HSG được phân công giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp giữa phương pháp lí luận và phương pháp phân tích, tổng kết thực tiễn.
- Kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết và phương pháp thống kê
thực nghiệm
2. NỘI DUNG.
2


2.1. Cơ sở lí luận.
Để có thể trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm về phần chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở thực vật thì học sinh cần nắm vững các phần kiến thức sau:
2.1.1. Tiêu hóa ở động vật.
2.1.2. Hô hấp ở động vật.

2.1.3. Tuần hoàn máu.
2.1.4. Cân bằng nội môi.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Trước khi áp dụng phương pháp phân loại các dạng bài tập phần đột biến số
lượng nhiễm sắc thể, khảo sát tại hai lớp 12A 1 và 12A2 là những lớp chọn thi ban
khoa học tự nhiên trường THPT Thạch Thành 1, hầu hết các em tỏ ra khá lúng túng
và làm một cách mò mẫn hoặc đưa ra những phương án trả lời cảm tính và các em
thường làm sai, nhất là những em có lực học trung bình. Do đó các em rất nản và sợ
bài thi môn Sinh khi mà các em phải làm bài tích hợp cả Lí, Hóa , Sinh trong một
bài thi, thi học sinh. Các em đội tuyển lớp 11 thì làm bài chưa chắc chắn do kiến
thức chưa chắc. Vì vậy để làm được thành thạo các câu hỏi phần này cần nắm vững
bản chất kiến thức của phần này để các em có thể trả lời tốt và hiệu quả .
2.3. Các giải pháp thực hiện :
2.3.1. Hệ thống hóa kiến thức phần chuyển hóa năng lượng ở thực vật:
2.3.1.1. Tiêu hóa ở động vật:
2.3.1.1.1. Tiêu hóa là gì?
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những
chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
-Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào(không bào tiêu hóa)và tiêu hóa ngoại
bào(túi tiêu hóa,ống tiêu hóa).
2.3.1.1.2. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
- Động vật : trùng roi, trùng giày, amip …
- Thức ăn được tiêu hóa nội bào.
- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn :
+ Hình thành không bào tiêu hóa.
+ Tiêu hóa chất dinh dưỡng phức tạp thành chất đơn giản.
+ Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất.
2.3.1.1.3 Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa.
- Động vật : Ruột khoang và giun dẹp.
- Cấu tạo túi tiêu hóa :

+ Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào.
+ Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất(hậu môn).
+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
- Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào(hình 15.2)
2.3.1.1.4. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa.
- Động vật : Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
3


- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như : miệng, hầu, thực
quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
- Trong ống tiêu hóa,thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ
tác dụng của dịch tiêu hóa.
2.3.1.1.5. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :
a. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:
- Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, xé thức ăn
- Dạ dày: Dạ dày đơn bào, to chứa nhiều thức ăn và tiêu hóa cơ học, hóa học.
- Ruột ngắn, ruột tịt không phát triển, không tiêu hóa thức ăn.
b. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật:
- Bộ răng : răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng.
- Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).
- Ruột dài, manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.
2.3.1.2. Hô hấp ở động vật.
2.3.1.2.1. Hô hấp là gì?
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O 2 từ bên ngoài vào đẻ ôxi
hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng
thời thải CO2 ra ngoài.
- Hô hấp ở động vật gồm : hô hấp ngoài và hô hấp trong.
2.3.1.2.2. Bề mặt trao đổi khí:
- Bề mặt trao đổi là bộ phận cho O 2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế

bào(máu) và cho CO2 khuếch tán từ tế bào(máu) ra ngoài.
- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí :
+ Diện tích bề mặt lớn.
+ Mỏng và luôn ẩm ướt.
+ Có rất nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí.
2.3.1.2.3. Các hình thức hô hấp:
a. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp : ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
- Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hay bề mặt cơ thể nhờ sự
khuếch tán.
b. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
- Động vật : côn trùng.
- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn
phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông
ra ngoài bằng lỗ thở.
c. Hô hấp bằng mang:
- Động vật : cá, tôm, cua, trai, ốc
- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm
tăng hiệu quả trao đổi khí là :
4


+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu
thông từ miệng qua mang.
+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao
mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của
mang.
2.3.1.2.4. Hô hấp bằng phổi:
- Động vật :Bò sát, Chim, Thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp

bằng phổi và hệ thống túi khí.
- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm
thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực.
- Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
2.3.1.3. Tuần hoàn máu.
2.3.1.3.1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
2.3.1.3.1.2. Cấu tạo chung.- Hệ tuần hoàn gồm :
+ Dịch tuần hoàn.
+ Tim.
+ Hệ thống mạch máu.
2.3.1.3.1.2. Chức năng của hệ tuần hoàn.
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt
động sống của cơ thể.
2.3.1.3.2. Các dạng hệ tuần hoàn.
2.3.1.3.2.1. Hệ tuần hoàn hở.
- Động vật : Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây
máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và
trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2.3.1.3.2.2. Hệ tuần hoàn kín.
- Động vật : Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương
sống.
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua
mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao
mạch.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có
phổi).
2.3.1.3.3. Hoạt động của tim:
2.3.1.3.3.1. Tính tự động của tim.
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
5


- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn
truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.
- Hoạt động của hệ dẫn truyền: (SGK)
2.3.1.3.3.2. Chu kì hoạt động của tim.
- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng
là pha giãn chung.
2.3.1.3.4. Hoạt động của hệ mạch.
2.3.1.3.4.1. Cấu trúc của hệ mạch.
- Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh
mạch.
- Hệ thống động mạch: Động mạch chủ
→ Động mạch nhỏ dần → Tiểu động
mạch.
- Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch→ Các tĩnh mạch lớn dần → Tỉnh mạch
chủ.
2.3.1.3.4.2. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
2.3.1.3.4.3. Vận tốc máu:

- Vận tóc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
-Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch
huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
2.3.1.4. Cân bằng nội môi.
2.3.1.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi.
- Nội môi : là môi trường bên trong cơ thể. Gồm các yếu tố hoá lý,
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho
các hoạt động sống diễn ra bình thường.
- Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được sự
ổn định(mất cân bằng nôi môi) thì sẽ gây ra biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế
bào, các cơ quan, cơ thể gây tử vong.
2.3.1.4.2. Sơ đồ khái quát của cân bằng nội môi.
2.3.1.4.3. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
2.3.1.4.3.1. Vai trò của thận.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao : Thận tăng cường tái hấp thu nước tả
về máu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm : Thận tăng cường thải nước.
- Thận còn thải các chất thải như : urê, crêatin.
2.3.1.4.3.2. Vai trò của gan.
+ Gan điều hoà nồng độ nhiều chất trong huyất tương như : protêin, các chất tan và
glucôzơ trong máu.
6


+ Nồng độ glucôzơ trong múa tăng cao : Tuyến tuỵ tiết ra isullin làm tăng quá
trình chuyển glucôzơ đường thành glicogen dự trữ trong gan, làm cho tế bào tăng
nhận và sử dụng glucôzơ.
+ Nồng độ glucôzơ trong múa giảm : Tuyến tuỵ tiết ra glucagôn tác dụng chuyển
glicôgen trong gan thành glucôzơ đưa vào máu.
2.3.1.4.4. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.

+ Hệ đêm có khả năng lấy đi H + hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong
máu→Duy trì pH trong máu ổn định
+ Có 3 loại hệ đệm trong máu:
- Hệ đệm bicacbonnat : H2CO3/NaHCO3
- Hệ đệm photphat : NaH2PO4/NaHPO4- Hệ đệm prôtêinat(prôtêin).
2.3.2. Hệ thống câu hỏi tự luận từ dễ đến khó để học sinh nắm vững kiến thức
cơ bản và hiểu rõ bản chất sinh học của phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở động vật:
Câu 1. a)Trình bày chiều hướng tiến hóa về hệ tiêu hóa ở động vật (về cấu tạo,
chức năng, hình thức tiêu hóa)?
b)Tại sao cỏ là thức ăn nghèo dinh dưỡng nhưng bò ăn cỏ thì thịt bò lại có nhiều
chất đạm bổ dưỡng cho con người ?
c)Vì sao ruột của động vật ăn cỏ dài hơn động vật ăn thịt ?
d) Hệ tiêu hóa của thỏ thải ra hai loại phân màu xanh và màu đen , thỏ thích ăn loại
phân nào? Tại sao ?
Trả lời:
- Về cấu tạo :
+ Từ động vật không có cơ quan tiêu hóa (động vật đơn bào) đến động vật có cơ
quan tiêu hóa .
+ Từ động vật có túi tiêu hóa (ruột khoang, giun giẹp) đến động vật có ống tiêu
hóa
- Chức năng: lấy thức ăn trực tiếp từ môi trường ngoài qua hình thức thực bào →túi
tiêu hóa đơn giản gồm 1 xoang với đầu vào và ra chung với nhau (thủy tức
chưa có sự phân hóa về chức năng → hệ tiêu hóa phân thành các cơ quan chuyên
biệt như miệng, thực quản, dạ dày (giun đốt, giun tròn) →hệ tiêu hóa với các cơ
quan tiêu hóa chuyên biệt và tuyến tiêu hóa phát triển .
- Hình thức : từ tiêu hóa nội bào →(nhờ enzim do lizoxom) → tiêu hóa nội bào và
tiêu hóa ngoại bào (ruột khoang, thủy tức) → tiêu hóa ngoại bào giúp tiêu hóa
được những thức ăn có kích thước lớn .
- Bò ăn số lượng lớn thức ăn thực vật → hấp thụ lượng lớn chất dinh dưỡng :

+ Trong dạ dày của bò có hệ vi sinh vật sẽ bị tiêu hóa →nguồn bổ sung prôtêin .
+ Vi sinh vật trong dạ dày của bò có khả năng tổng hợp nhiều loại prôtêin cung cấp
cho bò → thịt bò là thức ăn bổ dưỡng .

7


- Động vật ăn cỏ: thức ăn nghèo dinh dưỡng chủ yếu là xenlulozo, thức ăn cứng ,
khó tiêu hóa (tiêu hóa ở miệng xảy ra qua loa) nên ruột phải dài để quá trình tiêu
hóa và hấp thụ được triệt để .
- Động vật ăn thịt : thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng, tiêu hóa cơ
học ở miệng thực hiện mạnh (tạo điều kiện cho tiêu hóa hóa học ở giai đoạn sau)
nên ruột ngắn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn, khối lượng cơ thể giảm
→dễ di chuyển săn mồi .
- Thỏ là thú ăn cỏ, không nhai lại nên :
+ Phân có màu xanh là phân tiêu hóa lần đầu còn xác bã thực vật và vi sinh vật
đường ruột chưa được tiêu hóa. Thỏ thường ăn lại loại phân này nhằm bổ sung
nguồn đạm từ vi sinh vật .
+ Phân có màu đen đã qua tiêu hóa lần thứ hai, thỏ không ăn loại phân này .
Câu 2: a) Vì sao trẻ em mới sinh lại cất tiếng khóc chào đời ?
b) Khi chạy nhanh thì nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp như thế nào? Tại sao ?
c) Nguyên nhân giúp cá xương trao đổi khí hiệu quả ?
d) Nồng độ CO2 trong máu tăng thì nhịp tim và độ sâu hô hấp thay đổi như thế
nào? Tại sao?
e) Mặc dù đều hô hấp bằng ống khí nhưng hiệu quả hô hấp của chim vẫn cao hơn
côn trùng. Giải thích tại sao ?
Trả lời:
a) Vì: Trong thai nhi trẻ trao đổi khí với mè thông qua nhau thai. Khi cắt dây rốn
→không trao đổi khí với mẹ → tăng lượng CO2 trong máu →gia tăng H + trong
máu →kích thích trung khu hô hấp → cơ thở co (cơ hoành co) →phát nhịp hít thở

đầu tiên →Trẻ khóc chào đời .
b) Nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp tăng : vì
+ Khi chạy nhanh → cần nhiều năng lượng →tăng oxi hóa chất hữu cơ →nồng độ
oxi trong máu giảm, nồng độ CO2 trong máu tăng →kích thích thụ thể ở cung
động mạch chủ và xoang cảnh →kích thích trung khu hô hấp →tăng hô hấp .
c) Cá xương trao đối khí hiệu quả (có thể lấy được 80% O2 qua mang) là nhờ mang
cá đáp ứng được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí :
+ Mang cấu tạo từ nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang nên
diện tích trao đổi khí lớn .
+ Hệ thống mao mạch dày đặc, có sắc tố hô hấp Hb →trao đổi và vận chuyển khí
hiệu quả .
+ Dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang đem theo O2 →mang→CO2
→thải ra ngoài .
+ Dòng chảy song song và ngược nhiều với dòng chảy trong các mao mạch → tăng
hiệu quả trao đổi khí .
+ Cá hít vào : cửa miệng mở , thềm miệng hạ thấp xuống →thể tích khoang miệng
tăng → nước vào khoang miệng, nắp mang phình ra →diềm nắp mang đóng lại
→nước tràn qua mang
8


+ Cá thở ra: miệng ngậm, thềm miệng nâng lên rất nhanh → thể tích khoang miệng
giảm → áp lực đẩy nước qua lại mang , hai nắp mang ép vào trong →diềm nắp
mang mở →nước qua khe mang →Ra ngoài
→Hoạt động nhịp nhàng của cửa miệng , thềm miệng và nắp mang, diềm nắp mang
tạo dòng nước chảy qua mang 1 chiều và gần như liên tục
+ Cơ quan thích nghi môi trường nước, màng mỏng, mang có hình răng lược, có
khe hở .
+ Bề mặt mang rộng , khoảng cách ngắn → O2, CO2 có thể khuechses tán giữa
nước và máu .

d) Nồng độ CO2 trong máu tăng thì:
+ Nhịp tim tăng vì nồng độ CO2 trong máu tăng →tăng lượng ion H+ trong máu,
các ion H+ sẽ tác động lên các thụ quan hóa học ở động mạch làm phát xung thần
kinh truyền về trung ương giao cảm , trung ương giao cảm sẽ kích thích hạch xoang
nhĩ tăng tần số phát nhịp làm tăng nhịp tim .
+ Độ sâu của hô hấp tăng vì: trung ương giao cảm sẽ phát xung đến trung khu hô
hấp làm tăng nhịp thở, gây co thắt mạnh cơ hoành và các cơ liên sườn làm thở sâu.
e) Mặc dù đều hô hấp bằng ống khi nhưng hiệu quả hô hấp của chim cao hơn của
côn trùng là do :
+ Cấu tạo đặc biệt của cơ quan hô hấp ở chim làm cho dòng khí đi qua các ống khí
gần nhu liên tục và theo một chiều nên không có khí cặn, chim trao đổi khí theo
nguyên tắc dòng chảy ngược dòng nên hiệu quả rất cao.
+ Đối với côn trùng, hệ thống ống khí chỉ thay chức ăng dẫn khí, sự thông khí diễn
ra gián đoạn (có giai đoạn hít vào và thở ra) trong ống khí vẫn có khí cặn nên hiệu
quả trao đổi khí thấp hơn so với chim.
Câu 3: a) Giải thích tại sao những người mắc bệnh về gan có thể biểu hiện da và
mắt có màu vàng và ăn mỡ khó tiêu?
b) Khi kiểm tra hàm lượng glucôzơ máu sau 3 giờ đồng hồ kể từ khi ăn thức
ăn giàu tinh bột, thì thấy hàm lượng glucôzơ máu của bệnh nhân đái tháo đường
cao gấp 3 lần so với người bình thường. Tuy nhiên không thấy sự khác biệt về hàm
lượng insulin ở bệnh nhân và người bình thường. Hãy giải thích nguyên nhân gây
ra biểu hiện đái tháo đường nêu trên ở bệnh nhân.
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm 2013-2014 )
Trả lời:
a) Những người mắc bệnh về gan có thể biểu hiện da và mắt có màu vàng và ăn mỡ
khó tiêu do:
- Muối mật có trong dịch mật do gan tiết ra, tham gia vào quá trình nhũ tương hóa
lipit thành các giọt mỡ rất nhỏ, làm tăng diện tích tác động của lipaza, nhờ vậy làm
tăng hiệu quả phân giải lipit thành glixêrin và axit béo. Vì vây, nếu gan bị bệnh,
muối mật giảm thì ăn mỡ khó tiêu.

9


- Sắc tố mật có trong dịch mật, có bản chất là bilirubin, là sản phẩm phân hủy của
hemoglobin. Chất này làm phân có màu vàng nâu. Nếu gan bị bệnh thì máu có
nhiều bilirubin làm cho da, mắt có màu vàng.
b) Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường: Do thụ thể tiếp nhận insulin giảm
nhạy cảm đối với insulin hoặc giảm thụ thể tiếp nhận insulin.
Câu 4: Dưới đây là số liệu nhịp thở, nhịp tim và thân nhiệt của 4 loài động vật, từ
A đến D.
Loài động
vật

Nhịp thở (phút)

Nhịp tim (phút)

Thân nhiệt (oC)

A

160

500

36,5

B

15


40

37,2

C

28

190

38,2

D

8

28

35,9

a) Chỉ ra trình tự loài động vật có diện tích bề mặt cơ thể/thể tích cơ thể từ
cao nhất đến thấp nhất.
b) Chỉ ra trình tự loài động vật có tổng lượng máu nhiều nhất đến ít nhất.
c) Hãy rút ra nhận xét về mỗi quan hệ giữa nhịp thở, nhịp tim và khối lượng
cơ thể của các loài động vật.
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm2012-2013 )
Trả lời:
a) Trình tự động vật có diện tích bề mặt cơ thể/thể tích cơ thể từ cao nhất đến thấp
nhất: A > C >B > D.

b) Trình tự động vật có tổng lượng máu nhiều nhất đến ít nhất:
D > B > C >A
c) Nhận xét: Nhịp thở và nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể của các loài
động vật.
Câu 5: a. Một số loài động vật vừa có thể thải sản phẩm bài tiết ở dạng NH 3 vừa
thải ở dạng axit uric trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời. Đây là nhóm
động vật nào và tại sao chúng có khả năng như vậy?
b. Tại sao những người bị xơ gan thường đồng thời biểu hiện bệnh máu khó đông?
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm2014-2015 )
Trả lời:
a) - Đây là động vật có vòng đời vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn (lưỡng cư)
như: cóc có giai đoạn nòng nọc sống dưới nước và giai đoạn trưởng thành sống trên
cạn.
- Khi sống ở dưới nước, do không phải chống sự mất nước nên sản phẩm bài tiết là
NH3; còn khi lên cạn sản phẩm bài tiết là axit uric có tác dụng chống mất nước.
10


b) Trong các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu có nhiều yếu tố do gan tiết ra, bao
gồm fibrinogen, prothombin, yếu tố VII, proconvectin, chrismas, stuart. Khi bị xơ gan
� các yếu tố đông máu trên không được sản sinh � máu khó đông.
Câu 6: a) Một số bệnh ở người do rối loạn về nội tiết. Việc điều trị bằng hoocmôn
trong một số trường hợp đem lại hiệu quả rõ rệt nhưng trong một số trường hợp
khác lại không có hiệu quả. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến các trường hợp
trên.
b) Tại sao tâm thất trái bị suy trong khi tâm thất phải khoẻ mạnh và hoạt
động bình thường có thể dẫn đến bệnh phù phổi và tuần hoàn máu ngày càng suy
giảm?
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm 2014-2015 )
Trả lời: a) - Điều trị bằng hoocmôn đem lại hiệu quả: do người bệnh không sản

xuất được hoocmôn cần thiết nhưng các tế bào đích có các thụ thể tiếp nhận
hoocmôn vẫn bình thường.
- Điều trị bằng hoocmôn không đem lại hiệu quả: do các tế bào đích có các thụ
thể bị hỏng nên không tiếp nhận hoocmôn từ bên ngoài vào.
b) - Tâm thất phải vẫn bơm lên phổi một lượng máu như cũ trong khi đó tâm thất
trái bơm đi một lượng máu ít hơn � làm tăng áp lực trong mao mạch phổi �
nước tràn ra khỏi mao mạch phổi � phù phổi.
- Khi tâm thất trái bị suy � lượng máu đến các cơ quan giảm � giảm thải các
chất qua thận, phổi � hoạt động của các cơ quan đó ngày càng yếu đi
Câu 7: a) Tại sao người bị viêm gan có thể bị loãng xương, giảm thị lực, máu khó
đông?
b) Tại sao trong trường hợp bình thường, các tế bào của thành dạ dày không bị tác
động bởi axit HCl và enzim pepsin?
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm 2016-2017 )
Trả Lời: a) Gan bị tổn thương sẽ giảm khả năng tiết mật dẫn đến giảm tiêu hoá
lipit → giảm hấp thụ các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, K.
Thiếu VTM A gây giảm thị lực.
Thiếu VTM D gây loãng xương.
Thiếu VTM K gây máu khó đông.
b) - Tế bào đỉnh của thành dạ dày tiết ra H + và Cl- theo 2 kênh khác nhau ra khỏi tế
bào mới gặp nhau.
- Bình thường tế bào chính tiết ra pepsinogen ở trạng thái bất hoạt và đổ ra xoang
vị, trong xoang vị nhờ HCl pepsinogen được hoạt hóa trở thành pepsin hoạt động.
- Có lớp chất nhầy do các tế bào nhầy tiết ra bảo vệ.
- Tế bào thành dạ dày phân chia liên tục để bổ sung lớp biểu mô mới với tốc độ
trung bình 3 ngày/lần để thay thế các tế bào tổn thương.
Câu 8: a) Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ
động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì
11



ngược lại, nó nhận được nhiều máu hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn
khi tâm thất co. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt như vậy.
b) Một người luyện tập thể thao thường xuyên sẽ dẫn đến những thay đổi như thế
nào về thể tích tâm thu, nhịp tim và lưu lượng tim?
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm 2016-2017 )
Trả lời: a) - Khi tâm thất co, tạo áp suất máu cao hơn (huyết áp tăng) nên hầu hết
các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm.
Trong khí đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim
nên máu vào tim ít hơn.
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi
xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc
cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so
với khi tâm thất co.
b) Thể tích tâm thu tăng, nhịp tim giảm, lưu lượng tim tăng khi hoạt động tích
cực...
Câu 9. Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống
nhau ở các buồng tim? Ở người, trong 1 chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu
ở hai tâm thất tống đi có bằng nhau không? Giải thích.
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Ninh Bình năm 2013-2014 )
Trả lời:
- Cấu tạo của hai nửa quả tim khác nhau do:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm
nhĩ trái của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất
phải không cao (khoảng 30mmHg), do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng
+ Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng
120mmHg), do đó thành tâm thất rất dày
- Lượng máu đi vào hai vòng tuần hoàn:
+ Là ngang nhau trong trường hợp bình thường,/ vì máu lưu thông trong một vòng

tuần hoàn kín nên đẩy đi bao nhiêu thì sẽ thu về bấy nhiêu (theo quy luật Frank –
Starling)
+ Trong trường hợp bệnh lí (hở van tim, suy tim..), lượng máu đẩy đi từ hai tâm
thất có thể không bằng nhau.
Câu 10: Tại sao nói trong cơ chế đông máu gan có vai trò rất quan trọng trong tạo
ra cục máu đông nhưng đồng thời cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc
duy trì trạng thái lỏng của máu?
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Hà Tĩnh năm 2014-2015 )
Trả lời:
- Gan có vai trò rất quan trọng trong tạo ra cục máu đông vì hầu hết các yếu tố
đông máu được tổng hợp từ gan như fibrinogen, prothombin.
12


- Gan cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái lỏng của máu vì:
+ Các yếu tố đông máu do gan tổng hợp đều ở dạng không hoạt động, chỉ hoạt
động khi được hoạt hoá bởi các yếu tố giải phóng từ quá trình tổn thương mô và
mạch máu.
+ Gan đảm bảo chỉ hình thành cục máu đông xung quanh mạch bị tổn thương nhờ
việc tổng hợp ra các enzim phân giải các yếu tố đông máu khi chúng đã được hoạt
hoá, không cho các yếu tố này khuếch tán khắp nơi trong mạch máu.
Câu 11: a) Trong những trường hợp nào ở người không bị tổn thương mạch máu
mà vẫn gây đông máu?
b) Tại sao những người bị tiểu đường có pH máu luôn thấp hơn người bình thường?
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Hà Tĩnh năm 2014-2015 )
Trả lời:
a) Xảy ra trong trường hợp:
- Truyền máu không đúng nguyên tắc
- Tai biến do bất đồng giữa nhóm máu mẹ với nhóm máu thai nhi ( Mẹ có nhóm
máu Rh- mà con có nhóm máu Rh+)

b) Do những người bị tiểu đường sử dụng chất béo làm nguyên liệu hô hấp, tạo ra
nhiều chất hữu cơ giảm pH máu.
Câu 12: Hãy nêu các chức năng của hồng cầu. Những đặc điểm nào của hồng để nó
đảm nhận được các chức năng này?
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Hà Tĩnh năm 2014-2015 )
Trả lời:
- Vận chuyển O2 và CO2: nhờ Hb của hồng cầu có khả năng kết hợp lỏng lẻo nhưng
dễ dàng đối với Oxi và CO2 tùy theo nồng độ các chất khí này
- Tạo áp suất thẩm thấu thể keo: Do hồng cầu ảnh hưởng tới độ nhớt và thành phần
của môi trường trong
- Đều hòa sự cân bằng axit – bazo của máu: do Hb của hồng cầu có tính đệm, Hb
thường kết hợp với Na+ hay K+ tạo thành muối kiềm (BHb) khi lượng H2CO3 trong
máu tăng, muối kiềm phản ứng tạo thành Bicacbonat
BHb + H2CO3  HHb + BHCO3
- Quy định nhóm máu : Nhờ màng tế bào hồng cầu chứa các hợp chất đóng vai trò
là kháng nguyên
Câu 13. a) Hãy nêu 2 đặc điểm chung và phổ biến của hô hấp ở côn trùng và động
vật có vú.
b) Hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở côn trùng.
(Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Hà Tĩnh năm 2014-2015 )
Trả lời: a) 2 đặc điểm: Bề mặt trao đổi khí lớn; Có sự thông khí.
b) Mô tả: Ở côn trùng, sự trao đổi khí được thực hiện qua hệ thống ống khí. Các
ống khí được phân nhánh thành các ống nhỏ dần. Ống nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp
với TB của cơ thể. Hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài bằng các lổ
thở. Sự thông khí trong các ống khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.
13


Câu 14: Hãy nêu các cơ chế điều hoà giúp cá xương và cá sụn duy trì được áp suất
thẩm thấu của cơ thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu (môi trường

nước ngọt, nước biển).
(Trích đề thi HSG Quốc gia năm 2013 )
Trả lời: - Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước ngọt nên nước
đi vào cơ thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất
thẩm thấu bằng cách thảỉ nhiều nước tiểu qua thận và hấp thu tích cực muối qua
mang.
- Cá xương ở biển có dịch cơ thể nhược trương so với nước biển nên nước đi ra
khỏi cơ thể qua mang và một phần bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm
thấu bằng cách uống nước biển để bù lại lượng nước đã mất đồng thời vận chuyển
tích cực lượng muối thừa qua mang ra bên ngoài.
- Cá sụn tái hấp thu urê qua thận và duy trì nồng độ urê trong dịch cơ thể cao giúp
tăng áp suất thẩm thấu, chống mất nước.
Câu 15: a) Prôtêin trong thức ăn được tiêu hoá như thế nào trong dạ dày người?
b) Cơ chế điều tiết nhũ trấp từ dạ dày xuống ruột non ở người diễn ra như thế nào?
Nêu ý nghĩa của sự điều tiết đó.
(Trích đề thi HSG Quốc gia năm 2013 )
Trả lời: a) - Protein được biến đổi cơ học nhờ các cơ ở thành dạ dày.
- HCl gây biến tính protein về mặt cấu trúc.
- Pepxin xúc tác phản ứng thuỷ phân protêin thành các polypéptit mạch ngắn.
b) - Dạ dày co bóp theo từng đợt đẩy thức ăn về phía môn vị.
- Khi thức ăn chuyển sang dạng lỏng (nhũ trấp) dạ dày co bóp mạnh, đồng thời
trương lực co thắt môn vị giảm làm mở cơ vòng môn vị.
- Nhũ trấp chuyển vào tá tràng có pH thấp gây đóng cơ vòng môn vị, nên chỉ có
một lượng nhỏ thức ăn từ dạ dày xuống được tá tràng.
- pH thấp, độ ưu trương, lipit của nhũ trấp gây tăng tiết dịch tuỵ và dịch mật, làm
trung hoà axit trong nhũ trấp ở tá tràng.
- pH trong tá tràng tăng lên, trương lực co thắt môn vị giảm và đợt co bóp mạnh
tiếp theo của dạ dày đẩy một lượng nhũ trấp từ dạ dày xuống tá tràng.
- Lượng nhũ trấp xuống từng đợt với lượng nhỏ giúp ruột non có đủ thời gian tiêu
hoá và hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Câu 16: a) Các phản ứng phân giải glucôzơ trong điều kiện hiếu khí và kị khí ở
nấm men có thể tóm tắt như sau:
C6H12O6 + 6O2 � 6CO2 + 6H2O (1)
C6H12O6 � 2C2H5OH + 2CO2 (2)
Trong một thí nghiệm, việc sử dụng hoàn toàn 0,5 mol glucôzơ trong điều
kiện hiếu khí một phần và kị khí một phần, thu được 1,8 mol CO 2. Tính hệ số hô
hấp của thí nghiệm trên.
b) Hai lá phổi của một người có khoảng 700 triệu phế nang, mỗi phế nang có
đường kính trung bình là 0,25 mm. Nếu xem mỗi phế nang là một khối cầu thì tổng
14


diện tích trao đổi khí toàn bộ các phế nang ở hai lá phổi của người này theo đơn vị
m2 là bao nhiêu?
(Trích đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm 2019 )
Trả lời: a) Gọi x, y lần lượt là số mol glucozo bị phân giải theo phản
ứng
(1) và (2) Ta có hệ phương trình: x + y = 0,5
6x + 2y = 1,8
Giải hệ phương trình ta có x = 0,2 mol; y = 0,3 mol.
Tổng số mol O2 tiêu thụ : 6 . 0,2 = 1,2 mol
Vậy hệ số hô hấp là: RQ = 1,8 : 1,2 = 1,5
b) - Diện tích của mỗi phế nang là:
4πR2 = 4 . 3,14 . 0,25 2 = 0,785 (mm2)
- Tổng diện tích của 700 triệu phế nang là:
0,785 . 700 . 106 = 5,495.108 (mm2) = 549,5 m2 (1mm2 = 10-6 m2)
Câu 17: a) Các chất độc trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu
nào?
b) Một người bị phù được hội chẩn chính xác là do rối loạn chức năng gan.
Cơ sở sinh học nào giải thích hiện tượng này?

(Trích đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm 2019 )
Trả lời:
a) Theo cơ chế chủ yếu:
- Cơ chế khử độc: Quá trình này thường bao gồm gắn hay kết hợp
các chất độc với
các chất hữu cơ khác tạo thành các nhóm hoạt động như một
phân tử “đánh dấu”. Nhờ đó mà thận có thể nhận biết và đào thải
ra ngoài như những chất cặn bã.
- Cơ chế phân hủy trực tiếp (bởi enzim): Gan phân hủy trực tiếp
các chất độc thành các chất không độc để có thể sử dụng trong
quá trình chuyển hóa.
b)- Hầu hết các dạng protein trong huyết tương được sinh ra và
phân hủy trong gan nên gan có vai trò điều hòa protein trong
huyết tương (làm tăng áp suất thẩm thấu
của huyết tương, giữ nước, giúp dịch mô thấm trở lại máu).
- Khi gan bị rối loạn chức nănggiảm sản sinh ra protein huyết
tương  áp suất thẩm thấu trong máu giảm nước bị ứ đọng lại
trong gian bào  Gây phù nề.
2.3.3. Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để các em củng cố kiến thức và rèn
luyện tư duy:
Câu 1: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không tham gia vào sự vận chuyển
khí?
A. Cá chép.
B. Éch đồng.
C. Châu chấu.
D. Giun đất.
15


Câu 2(THPTQG 2018). Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?

A. Trai sông.
B. Chim bồ câu. C. Ốc sên.
D. Châu chấu.
Câu 3(THPTQG 2018). Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể
và môi trường diễn ra ở mang?
A. Mèo rừng.
B. Tôm sông.
C. Chim sâu.
D. Ếch đồng.
Câu 4(THPTQG 2018). Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu
hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôzzim.
C. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có Thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Câu 5(THPTQG 2018). Khi nói về hô hấp và tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế
nang.
II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu giàu O 2 và máu
giàu CO2.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O 2 hơn máu trong tĩnh
mạch.
IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 6: Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp

thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi tiêu hóa mà chất
dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp
trong khoang túi tiêu hóa) và nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp
trong khoang túi tiêu hóa.
Câu 7: Những động vật ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn là
A. ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
B. ngựa, thỏ, chuột.
C. ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
D. trâu, bò, cừu, dê.
Câu 8: Đặc điểm cấu tạo nào quan trọn nhất của hệ mạch, để máu vận chuyển
trong hệ tuần hoàn qua tim, theo một chiều nhất định?
A. Nhờ lực co bóp của tim rất mạnh.
B. Hệ động mạch có tính đàn hồi rất cao, có thể theo huyết áp đẩy máu đi một
chiều.
C. Nhờ có van tim và hệ thống van tổ chim trong tĩnh mạch.
D. Nhờ lực hút của tim rất mạnh, trong gia đoạn tim nghỉ.
Câu 9: Mao mạch là:
16


A. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu
hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến
hành trao đổi giữa máu và tế bào.
C. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành
trao đổi chất giữa máu và tế bào
D. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến

hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Câu 10: Hệ đệm bicacbonat (H2CO3/NaHCO3) tham gia
A. duy trì cân bằng pH nội môi.
B. duy trì cân bằng lượng đường glucôzơ trong máu.
C. duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
D. duy trì cân bằng nhiệt độ môi trường.
Câu 11: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ
thể nhỏ.
Câu 12: Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao
mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I → III → II B. I → II → III
C. II → III → I D. III → I → II
Câu 13: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 – 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO 2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
Câu 13: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp
A. 1
B. 2

C. 3
D. 4
Câu 14: Một bệnh nhân do bị cảm nên bị nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất
nhiều nước, mất thức ăn và mất nhiều dịch vị. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội
môi theo những hướng nào sau đây?
(1) pH máu tăng.
(2) Huyết áp giảm.
(3) Áp suất thẩm thấu tăng.
(4) Thể tích máu giảm.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
17


Câu 15: Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu,
bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu giải thích sau đây là đúng?
(1)Số lượng thức ăn lấy vào nhiều.
(2)Các vi sinh vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp prôtein cho động vật.
(3)Lượng nitơ được tái sử dụng triệt để không bị mất đi qua nước tiểu.
(4)Các vi sinh vật tiết enzim tiêu hóa xenlulozo cung cấp dinh dưỡng cho động vật
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 16: Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Giảm dần từ động mạch, đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần ở tĩnh mạch.

C. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
D. Luôn giống nhau ở tất cả các vị trí trong hệ mạch.
Câu 17: Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:
1. Có hệ thống tim và mạch.
2. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
3. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào trao đổi chất và trao đổi khí.
4. Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.
Phương án đúng:
A. 1, 2
B. 1, 2, 3
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 2, 4
Câu 18: Động mạch là:
A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan
và không tham gia diều hòa lượng máu đến các cơ quan.
B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan
và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan
C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và
không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan
và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
Câu 19: Đặc điểm cấu tạo nào quan trọng nhất của hệ mạch, để máu vận chuyển
trong hệ tuần hoàn qua tim, theo một chiều nhất định?
A. Nhờ lực co bóp của tim rất mạnh.
B. Hệ động mạch có tính đàn hồi rất cao, có thể theo huyết áp đẩy máu đi một
chiều.
C. Nhờ có van tim và hệ thống van tổ chim trong tĩnh mạch.
D. Nhờ lực hút của tim rất mạnh, trong gia đoạn tim nghỉ.
Câu 20: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?
A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

B. Của miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.
D. Của miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
18


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua việc sử dụng cách dạy trên so sánh với lớp dạy thông thường tôi thu
được kết quả như sau :
- Về giảng dạy lớp kiểm chứng:

Tỉ lệ điểm
Lớp Dạy không phân dạng
Dạy phân dạng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
12A1 0%
15%
65%
10%
60%
35%
5%
0%

12A2 0%
7%
73%
20%
40%
45%
15%
0%
- Về kết quả ôn luyện đội tuyển: Năm học 2018- 2019 tôi đã áp dụng dạy và đạt kết
quả có 01 giải nhất, một giải ba, 03 giải khuyến khích trong kì thi học sinh giỏi
tỉnh.

19


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận :
Từ thực tế trên tôi thấy đề tài đã đem lại những hiệu quả nhất định, giúp các
em học sinh hiểu được bản chất của vấn đề từ đó vận dụng linh hoạt và chính xác
hơn khi trả lời câu hỏi. Đó chủ yếu là những câu hỏi liên quan đến phần chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở thực vật. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này để các
đồng nghiệp cùng tham khảo trong quá trình giảng dạy ôn thi Đại học, ôn thi học
sinh giỏi.
3.2. Kiến nghị:
Qua kết quả trên tôi thấy, trong quá trình giảng dạy bất cứ phần nào trong
môn sinh học đặc biệt là phần sinh lí học trong chương trình sinh học 11 thì việc
đưa ra hệ thống câu hỏi tự luận và trắc nghiệm cho học sinh đều giúp các em nắm
vững kiến thức hơn, và ghi nhớ cũng như vận dung sẽ rất thành thạo. Đặc biệt là
những lớp khối hay ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi thì càng rất cần thiết. Có như
vậy thì mới đạt hiệu quả cao.


20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Kí và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Hà
4. MỘT SỐ SÁCH THAM KHẢO
- Sách giáo khoa sinh học 11 (cơ bản và nâng cao) nhà xuất bản GD
- Sách bài tập sinh học 11
- Đề thi học kì , đề thi thử THPT Quốc gia, đề thi THPT Quốc gia năm 2018.
- Đề thi học sinh giỏi của các tỉnh .
- Đề thi thử THPT quốc gia của các trường nổi tiếng và của Sở giáo dục và đào tạo
Thanh Hóa năm học 2018 - 2019.
- Đề minh họa THPT Quốc gia môn Sinh các năm 2018, 2019.
- Mạng Internet.

21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP

CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: TTCM, Trường THPT Thạch Thành 1.

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá

Kết quả

Năm

xếp loại

đánh giá

học

(Ngành GD cấp

xếp loại

đánh

huyện/tỉnh;

(A, B,


giá xếp

1.

Tỉnh...)
Phân loại các loại bài tập di truyền Ngành GD Tỉnh

hoặc C)
C

loại
2011

2.

học quần thể.
Phương pháp giải các dạng bài tập

Thanh Hóa
Ngành GD Tỉnh

B

2015

3.

về di truyền học quần thể.
Phân loại các dạng bài tập về đột


Thanh Hóa
Ngành GD Tỉnh

C

2017

4.

biến số lượng nhiễm sắc thể.
Dạy học phần chuyển hoá vật chất

Thanh Hóa
Ngành GD Tỉnh

B

2018

và năng lượng ở thực vật - Sinh

Thanh Hóa
22


học 11 bằng cách hệ thống hoá
kiến thức, sử dụng câu hỏi tự luận
và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc
gia và ôn thi HSG
----------------------------------------------------


23



×